1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt thừa dấu sắc trong một số trường hợp !

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi thanh786, 28/08/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt thừa dấu sắc trong một số trường hợp !

    Các từ mà có tận cùng là c, ch, t ,p thì khi viết thanh ngang nó cũng giống như nó mang thanh sắc rồi.
    ví dụ: cac_các, cach_ cách, tăt_tắt ,,,
  2. nhn183

    nhn183 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nếu không có dấu thì Cac hiểu là Các hay Cạc đây ? Chắc nếu đọc giọng buồn thì là Cạc, giọng vui là Các à ?
    Không thừa đâu bác ơi, chỉ cần không mâu thuẫn với cách đọc là có thể cho vào để có hệ thống, huống chi là dấu sắc ở đây còn để phân biệt với dấu nặng nữa. OK ? :-bd
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ý của bạn thanh là với các chữ tận cùng bằng p, t, c, ch thì chỉ có 2 trường hợp. Vậy ta có thể dùng dấu cho một trường hợp, còn trường hợp kia là mặc định, không cần dấu (không dấu).

    Cũng như trong tiếng Việt có 6 thanh điệu (theo một số người thì nhiều hơn, nhưng hãy tạm xem là có 6 thanh điệu), nhưng chỉ dùng 5 dấu là sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, là vì sao? Sao lại không dùng 6 dấu cho 6 thanh? Là vì một thanh điệu (thanh ngang) được xem là mặc định khi không có dấu. Trường hợp bạn thanh đưa ra cũng tương tự.
  4. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì cũng có những nguyênâm mặcđịnh là không cần có (chẳng hạn như chữ ơ). Khiđó ta sẽ viết là:
    - Bàn th`(bàn thờ).
    - Hơi th? (hơi thở)
    - Quả m (quả mơ)
    - Nh' (nhớ)
  5. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Các ví dụ này chắc còn chưa thuyết phục nổi các em tiểu học nữa đó, vì tụi nó được dạy đánh vần kiểu "mờ-e-me-nặng-mẹ", "thờ-ung-thung-huyền-thùng", "khờ-ê-khê-sắc-khế",... cơ.
    => theo đó thì tụi nó có thể chấp nhận:
    - Bàn th = "bàn thờ" (khỏi cần thêm dấu huyền thành "th`" làm chi, lại khó đọc/luận)
    - Cà-phê đèn m = "cà-phê đèn mờ" chứ không đọc "quả m" thành "quả mơ" đâu.
    - Nh vả = "nhờ vả"
    - Gã/thằng kh = "gã/thằng khờ"
    .....
    chứ làm sao giải thích cho các em trong "hơi thở" thì "nguyênâm mặcđịnh là không cần có (chẳng hạn như chữ ơ)" nhưng trong chữ "hơi" thì lại phải có, còn trong chữ "thở" thì không?
  6. nhn183

    nhn183 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ không phải toán học mà cứ thừa thì bỏ (hàng đống từ đồng nghĩa đấy, các bác bỏ hết đi cho đỡ trùng lặp). Theo tớ, các yếu tố cấu thành ngôn ngữ chỉ cần không mâu thuẫn, làm rõ ràng thêm, tránh nhầm lẫn, là chấp nhận được, tránh kiểu "Ở đây có bán cá tươi" :D
  7. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Aithuyêtphục ai?
  8. nhn183

    nhn183 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, tớ đang bảo lưu ý kiến là dấu sắc vẫn cần thiết.
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Vậy ta có nên thêm dấu ngang (macron) để biểu diễn thanh ngang, cho nó thống nhất và hợp lý, tránh nhầm lẫn không? Ví dụ "Việt Nām - Hồ Chí Mīnh" chẳng hạn.

    Còn việc sử dụng "nguyên âm mặc định" như bạn voxydent đưa ra ví dụ, được nhiều hệ thống chữ viết sử dụng, ví dụ trong các hệ thống chữ viết ở Ấn Độ. Điều đó cũng không có gì là bất hợp lý.
  10. nhn183

    nhn183 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Không cần thêm vì :
    1/ Không có cũng không gây nhầm lẫn trong MỌI trường hợp.
    2/ Có người cho là "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang", có người lại là "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, không dấu" vì bản thân chữ đánh vần không dấu đã thành âm, ví dụ : am-nờ-am-nam chứ không cần am-nờ-am-nam-ngang-nam. Chính vì vậy thêm vào mới làm mất tính hệ thống.
    3/ Viết tay mà dùng dấu ngang thì chắc phải dùng thước kẻ để tránh nhầm sang sắc hoặc huyền khi viết vội. Như vậy thêm vào làm mất tính đơn giản của chữ quốc ngữ, tăng sự rườm rà.

Chia sẻ trang này