1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 09/02/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nơi cóp nhặt những mẫu chuyện về những đổi thay của tiếng Việt trong lịch sử
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    饌 soạn
    馔 zhuan4, xuan3
    1. (Danh) Cỗ, tiệc. ◇Luận Ngữ : Hữu thịnh soạn tất biến sắc nhi tác (Hương đảng ) Có thết cỗ to ắt biến sắc mặt mà đứng dậy (tỏ ý cảm kích).
    2. (Động) Ăn uống.
    Thịnh soạn ban đầu có nghĩa là bữa cỗ to nhưng khi ở trong tiếng Việt lâu ngày thì nó chỉ còn có nghĩa "to". "Mâm cỗ thịnh soạn" là ta nói dư hết một chữ cỗ trong đó
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Gốc tích câu: “Vắng như chùa Bà Đanh”
    Ngõ 199 phố Thụy Khuê nhỏ và sâu hun hút. Ngay đầu ngõ có tấm biển đề “Chùa Châu Lâm”. Đi tiếp chừng 50m sẽ thấy hai lối vào chùa gồm số nhà 11 và số nhà 3. Diện tích của ngôi chùa này trước kia rộng tới 3.175m2, gồm cả ruộng nương để cày cấy. Từ thời kỳ chống đế quốc Mỹ, Xí nghiệp giầy Thụy Khuê mượn một phần đất nhà chùa để làm kho. Sau đó, dân cư vào sinh sống, một số đã chuyển đi, còn một số hộ dân hiện vẫn ở trên diện tích 135m2 đất chùa.
    [​IMG]Pho tượng Phật Quan Âm Bồ Tát và tượng Tuyết Sơn.

    Lý giải về tên gọi của ngôi chùa là chùa Bà Đanh hay chùa Châu Lâm, ông Nguyễn Văn Tùng cho biết, Hà Nội xưa nổi tiếng với 4 chùa là chùa Bà Đá ở Nhà Thờ, chùa Bà Nành và Bà Ngô ở Nguyễn Khuyến, Trần Quý Cáp, chùa Bà Đanh ở Thụy Khuê.
    Chùa Bà Đanh được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông. Theo sách Tây Hồ chí, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng một thiền viện (vừa là chùa, vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ nam hồ Tây để cho người Chăm hành đạo gọi là thiền viện Châu Lâm. Chùa được xây dựng ở vị trí gần trường Chu Văn An ngày nay, nhân dân trong vùng quen gọi là chùa Bà Đanh vì gắn liền với tên của vị sư có mặt ngay từ buổi đầu xây dựng và trụ trì chùa. Trong chùa hiện còn lưu tấm bia ghi tên Bà Đanh là vị sư Tổ có công xây cất chùa.
    Vì chùa xây dựng theo quy mô kiến trúc và văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm, phục vụ nhu cầu hành đạo của người Chăm nên từ khi xây dựng xong chùa chỉ có bộ phận người Chăm lui tới lễ bái. Khi những người Chăm di chuyển đến nhiều khu vực khác sinh sống và không lui tới chùa lễ bái nữa thì chùa trở nên hoang phế. Do đó, dân gian mới có câu ví von: “Vắng như chùa Bà Đanh”.
    “Bức tượng say”
    Trong quá trình lịch sử của mình, chùa từng được chuyển đến vị trí gần dốc Tam Đa ngày nay, ở chếch phía cửa đền Voi Phục, trên phố Thụy Khuê. Do xung quanh khu vực này lúc bấy giờ chỉ có mênh mông đồng ruộng, dân cư thưa thớt, vắng vẻ nên cảnh chùa càng thêm cô tịch, hiu quạnh. Bài phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng có câu “Dấu Bố Cái rêu in nền phủ, cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa”. Đến năm Thành Thái thứ 4 (1892), chùa một lần nữa lại được dời về ngõ 199 phố Thụy Khuê, hợp nhất với chùa Phúc Lâm thành chùa “Phúc Châu Tự”. Trên đại tự của chùa có tấm biển đề “Phúc Châu Tự”, còn tấm biển chỉ đường từ đầu ngõ 199 Thụy Khuê đề là “Chùa Châu Lâm” là không chính xác.
    [​IMG]Văn bia cổ còn lưu tại chùa.

    Chùa trước đây nổi tiếng với bức tượng “say”, mô phỏng một người ở tư thế đứng ngả nghiêng như say. Ý nghĩa của pho tượng thể hiện sự linh thiêng, vẻ đẹp như “tiên cảnh” của ngôi chùa khiến chư khách thập phương đến lễ như mê say ngây ngất. Tương truyền bức tượng được chạm khắc tinh tế, sống động, có thần đến mức bất kỳ ai mới nhìn qua cũng giật mình tưởng đó là “người thật việc thật”. Tiếc rằng sau nhiều lần chuyển đổi di dời, pho tượng “say” đã bị thất lạc trong dân gian.
    Hiện nhà chùa còn lưu giữ được 2 văn bia cổ ghi lại di tích lịch sử và quá trình tôn tạo chùa. Toàn bộ tượng trong chùa đều là tượng cổ được giữ gìn, lưu truyền qua nhiều đời Tổ. Phía trên cùng thượng điện là 3 pho tượng Tam Thế. Tiếp đến là pho tượng Phật A di đà, tòa Cửu Long (Phật ngự trên 9 con rồng), tượng Phật Quan Âm Bồ tát nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật Di Lặc… Riêng pho tượng Tuyết Sơn là một bảo vật được tạc từ thế kỷ XV, mang giá trị nghệ thuật hiếm có, chạm khắc tinh xảo.
    Trụ trì chùa hiện nay là Sư Cụ Thích Đàm Dư, 92 tuổi, được biết cụ đã từng làm tiểu ở chùa từ năm 11 tuổi…
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tuy vậy cũng có một chùa tên Bà Đang khác ở Hà Nam cũng tranh chức "đệ nhất thiên hạ vắng"

    Những câu chuyện “rợn tóc gáy“ ở chùa Bà Đanh

    Cập nhật 25/03/2012 09:32 (GMT+7)
    Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
    .

    Lâu nay, dân gian vẫn có câu cửa miệng: “Vắng như chùa Bà Đanh”. Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến hay bởi sự thiêng liêng, kỳ bí...?.
    Kì bí ngôi chùa cổ
    Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…
    Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết: “Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”.
    [​IMG]
    Không gian ngôi chùa khá đẹp và tĩnh lặng “Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị chùa bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…”, cụ Chuyên, một người có uy tín trong làng cho hay.
    Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.
    Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.
    Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này.
    [​IMG]
    Sư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì chùa Bà Đanh Sư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì chùa Bà Đanh cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”?.
    “Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao chùa bà Đanh vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau”, ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn.
    Ngày hô thần nhập tượng cũng là ngày hội của cả làng Đanh Xá. Thời trước, ngày hội được tổ chức rất long trọng nhưng rồi ngày một nhạt phai, khách thập phương ít qua lại và chùa trở nên vắng vẻ cho đến ngày nay dù cho tỉnh Hà Nam cố gắng tổ chức các “tua” du lịch thu hút khách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
    Hiện nay, chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án…
    Danh hiệu "đệ nhất vắng"

    Để lý giải vì sao chùa Bà Đanh lại có danh hiệu “đệ nhất”… vắng kèm theo câu cửa cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh” để ám chỉ sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Chúng tôi gặp nhiều cao niên, nhiều người dân để hiểu hơn về sự việc. Từ đó, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện ly kỳ, hiếm có. Có lẽ, đây cũng là những câu chuyện xưa nay ít người biết đến ngôi chùa vắng khách này.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Tiến Ban - Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bảng, Hà Nam lắc đầu không biết vì sao chùa Bà Đanh lại vắng khách. Chỉ biết rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.
    [​IMG]
    Ngôi chùa đẹp, cổ kính nhưng đặc biệt ít khách viếng thăm
    Đồng tình với ý kiến ấy, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Đừng đổ lỗi cho chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách. Chùa vắng khách cũng có cái lý riêng, vừa xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta sợ… Bây giờ chùa đã được trang trí với không gian rộng, đường đi lại thuận lợi, rất tốt cho khách đến cầu lễ”.
    Lại có câu chuyện khác nói rằng, Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu - một người bình thường trong làng. Từ khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn. Chuyện đến tai Trạng Quỳnh, Trạng bất bình nên đến chùa trách bà, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…?.
    "Phải khẳng định là chùa Bà Đanh rất linh thiêng, tuy nhiên chuyện vắng khách đã có từ lâu. Ngày xưa, vùng này có nhiều thú dữ hại người nên người dân sợ hãi mà không dám đến chùa. Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã có những phương cách thu hút khách du lịch về chùa nhưng không biết bao giờ chùa Bà Đanh mới… hết vắng”, sư thầy Thích Đàm Đam, Trụ trì chùa Bà Đanh tâm sự.
    [​IMG]
    Chùa Bà Đanh luôn rộng cửa đón du khách thập phương “Có lẽ truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo chùa bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. Hiện tại, chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao”, một người dân cho biết.
    Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.
    Theo Giáo dục Việt Nam
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Điểm tâm có nghĩa là ăn sáng?

    Điểm sấm hay Dim sum (theo cách phát âm của người Hoa, tiếng Việt thường gọi là điểm tâm; chữ Hán:點心) là một loại hình ẩm thực Trung Hoa bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại và thường phục vụ cho bữa ăn sáng. Đây là những món ăn truyền thống lâu đời của người Trung Quốc, nhất là tại vùng Quảng Đông, có tổng cộng trên dưới 100 món khác nhau được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu bột gạo, bột mì… và các loại nhân thịt, nhân hải sản được hấp bằng những rổ tre.


    Dim sum Có thể chia làm vài loại như: há cảo, sủi cảo, bánh bao, bánh bao chỉ, xíu mại, bánh bao xá xíu, bánh hẹ, có những món chiên như: bánh khoai môn chiên giòn, bánh cảo cá hồi chiên, các loại bánh cuốn, các loại bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo. Cũng có thể phân loại theo cách chế biến như chưng, hầm, chiên, nướng, hấp. Các món ngọt thì có bánh trứng, rau câu.


    Những món này cũng đã thịnh hành tại miền Nam Việt Nam từ những năm thập niên 60, nhất là tại vùng Chợ Lớn, nơi nhiều Hoa kiều cư ngụ.
    Nghỉa của từ điểm là chấm, tâm là tim, điểm tâm có nghĩa là bồi bổ cho tim vì người Hoa tin rằng ăn vặt có tác dụng bồi bổ tim, chống mệt mõi. Do đó đối với người Hoa, ăn lặt vặt trong ngày ngoài các bữa ăn chính đều là điểm tâm nhưng người Việt lại ngộ nhận xem hai từ "điểm tâm" có nghĩa là ăn sáng. Bữa ăn sáng trong tiếng Hoa là Zhao fang (Tảo Phạn-tảo là sớm, Phạn là cơm). Người Việt sau này ăn cái gì buổi sáng cũng là điểm tâm chứ không cần phải là các món dimsum như hồi mới du nhập qua Việt Nam.

    Hình như chỉ có dân miền Nam hay dùng từ điểm tâm còn dân Bắc thì hay dùng hai từ ăn sáng

    [​IMG]
  6. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Có cái box Tiếng Việt để làm gì nhỉ?
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+2]Từ " chạy nhảy tung tăng "... [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+2]đến " chạy nhảy tứ tung "[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nguyễn Dư[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+3]C[/SIZE]hạy và nhảy... Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi ![/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Dạ ! Chỉ xin được trình bày vài kiểu chạy và nhảy đặc biệt thôi ạ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trẻ con Việt Nam ngày nay, từ thành thị đến thôn quê, đứa nào chả biết trò chơi lò cò. Vừa giản dị, vừa dễ chơi. Chỉ có tên gọi, hơi khó hiểu, mới đáng được mang ra bàn.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tên lò cò có gì mà khó hiểu ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1988) định nghĩa Lò cò là " Co một chân lên và nhảy bằng chân còn lại từng quãng ngắn một. Thí dụ : Đau một chân phải nhảy lò cò. Vịn thành giường lò cò tập đi ".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Theo Từ điển tiếng Việt thì lò cò là một động từ, thể hiện một cách nhảy.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nếu vậy thì chưa chắc cả hai thí dụ đã đúng với định nghĩa.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Người lớn bị đau chân, phải co chân đau lên, nhảy bằng chân còn lại từng quãng ngắn một, là điều vừa đúng vừa thường thấy.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Một đứa bé vịn thành giường tập đi mà lại co một chân lên và nhảy bằng chân còn lại thì quả là chuyện hiếm có và khó làm.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Có ai nói là một đứa bé đâu ? Người lớn bị đau chân thì sao? Người lớn bị đau chân thì chả cần phải vịn thành giường, chỉ việc nhảy lò cò (như thí dụ thứ nhất) là xong ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Phan Kế Bính (Việt Nam phong tục, Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 8) cho biết xưa kia (khoảng 1915) " con nhà nàoba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là hợp vào ca thì dễ nuôi mà mai sau làm nên người ".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Chả lẽ một đứa bé mới được chín tháng đang tập đi mà đã có thể vừa co một chân vừa nhảy được rồi ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Rõ ràng là nhận xét của Phan Kế Bính cũng như thí dụ thứ nhì kể trên, đều không đúng với định nghĩa của Từ Điển Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Phan Kế Bính viết sai hay Từ Điển Việt Nam thiếu sót ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Bắt buộc phải lùi lại thời Phan Kế Bính hay xa hơn nữa để tìm hiểu.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tự điển xưa định nghĩa:[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Cò rò, lò cò : Bộ chậm lụt, dở dang (Huỳnh Tịnh Của, 1895). Lò cò là tính từ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Cò rò : marcher avec lenteur, nonchalance (đi chậm chạp, uể oải).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Đi lò cò : Chanceler en marchant (đi lảo đảo). Tituber (đi chập chững, lắc lư).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Nhắc cò cò : aller à cloche-pied (đi bằng một chân) , clopin-clopant (đi khập khiễng).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Lò cò (tính từ) : idiot, sot (ngu xuẩn) (Génibrel, 1898) .[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Cò, cò rò, lò cò : marcher pas à pas (đi từng bước một, đi chậm chạp). Đi cò rò từng bước (Gustave Hue, 1937).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Mấy định nghĩa trên cho thấy rằng Lò cò vừa là tính từ vừa là động từ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Cuối thế kỉ 19, tính từ lò cò có nghĩa là chậm chạp, dở dang, ngu xuẩn. Động từ đi lò cò, nhắc cò cò là đi bằng một chân, đi khập khiễng (Huỳnh Tịnh Của, Génibrel).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Phan Kế Bính hiểu nghĩa tính từ lò cò giống Huỳnh Tịnh Của và Génibrel. Đứa bé chín tháng còn tập đi, tức là còn đi chậm chạp, vụng về.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]" Vịn thành giường lò cò tập đi "[/FONT][FONT=Times New Roman,Times] nên được hiểu là tập đi một cách chậm chạp, vụng về. Ngày nay thường nói trẻ con " ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi ".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Định nghĩa của Từ điển tiếng Việt chỉ đúng cho động từ chạy lò cò hay nhảy lò cò, nhưng không đúng cho tính từ lò cò(tập đi).[/FONT]
    [​IMG][FONT=Times New Roman,Times]Tên lò cò từ đâu đến ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tự điển Huỳnh Tịnh Của có một số từ nghe lạ tai, có vẻ như là không phải tiếng Việt.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Cờ lờ, cờ rờ : bộ chậm chạp, bộ ngu ngơ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Cờ lơ: bộ bơ vơ. Đi cờ lơ thất thơ(ngày nay nói đi cà lơ thất thểu).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Cờ lờ, cờ rờ, cờ lơ,cò rò, lò cò đều có nghĩa là chậm chạp, dở dang, ngu ngơ, bơ vơ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Từ điển Larousse của Pháp định nghĩa :[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Cloche (tính từ) : maladresse (vụng về), stupide (ngu xuẩn, ngu ngơ), incapable (không có khả năng), ridicule (lố bịch).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Clocher (động từ) : présenter un défaut (có khuyết tật), aller de travers (đi lảo đảo, đi quàng xiên).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Định nghĩa của Huỳnh Tịnh Của tương đương hoặc trùng hợp với Larousse. Điều này cho thấy rằng Cờ lờ, cờ rờ, cờ lơ, cò rò có thể đã được Huỳnh Tịnh Của dùng để diễn tả âm " clo " của cloche hay clopin-clopant.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Từ đơn (Gustave Hue) cũng là âm rút gọn của " clo ". Lò cò, cò cò là từ láy. Chữ lò của lò cò, cũng như chữ lò của các từ lò dò, lò mò, chỉ là láy âm.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nói tóm lại, lò cò ( tính từ) nghĩa là chậm chạp, dở dang, ngu xuẩn. Động từ lò cò nghĩa là đi bằng một chân, đi khập khiễng. Các tác giả xưa thường nói rõ là đi, chạy hay nhắc lò cò.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ngày nay, tính từ lò cò bị bỏ quên, chỉ còn lại động từ lò cò. Vì thế mà đôi khi xảy ra nhầm lẫn ngữ nghĩa.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trẻ con chín tháng lò cò tập đi là đúng. Lớn lên độ năm, sáu tuổi mới bắt đầu chơi chạy lò còhay nhảy lò cò.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tìm hiểu nguồn gốc từ lò cò còn dẫn đến kết luận là trò chơi chạy lò cò là của người Pháp, được đưa vào miền Nam nước ta từ cuối thế kỉ 19.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Về sau, trẻ con bắt chước trò chơi marelle của Pháp, vẽ ô trên sân chơi nhảy lò cò.[/FONT]


    [FONT=Times New Roman,Times]Người lớn không chơi chạy lò cò.[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Bị bắt chạy thì có. Chạy thục mạng, chạy long tóc gáy, chạy bở hơi tai, chạy ba chân bốn cẳng. Chạy vì miếng cơm manh áo.[/FONT]
    [​IMG][FONT=Times New Roman,Times]Đó là những người lính chạy trạm (hay chạy ống) ngày xưa.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trước khi bị người Pháp bảo hộ, công việc thông tin, liên lạc ở nước ta (ngày nay gọi là ngành bưu điện) được tổ chức qua hệ thống trạm. Người lính trạm mang văn thư chạy từ trạm này đến trạm kia. Mỗi địa phương phải tổ chức người, bảo quản công cụ, để đảm bảo việc vận chuyển giấy tờ, đồ vật trên một đoạn đường.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Các nhà trạm được dựng cách nhau độ 15-20 cây số, trên khắp các trục giao thông lớn. Lính trạm do các địa phương tuyển trong số những người chạy giỏi. Thư từ, công văn, đồ vật của nhà nước được lính trạm chuyển liên tục ngày đêm. Các giấy tờ khẩn cấp được chuyển bằng ngựa. Miền biển thì dùng thuyền. Mỗi lần chạy, người lính trạm thường đeo sau lưng vài chiếc ống đựng văn thư. Ống được dán giấy, niêm phong để đảm bảo bí mật của các giấy tờ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Lúc chạy trạm, người lính được đeo một chiếc nhạc đồng, hoặc cầm một lá cờ nhỏ để làm hiệu. Nghe tiếng nhạc hay thấy lá cờ mọi người phải tránh để lính trạm chạy.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Chuyển đệ công văn bằng ngựa thì tuỳ theo mức độ tối khẩn hay thứ khẩn, được cầm cờ khác nhau. Nếu là tin tức quân sự, người lính trạm quấn thêm lông cánh gà lên chiếc ngù đỏ của chóp cờ để làm hiệu.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trên đường chạy trạm, mỗi người lính trạm lại có thể mang thêm một giáo dài hoặc một đao ngắn để bảo vệ văn thư. Ngựa trạm có dẵm chết người không kịp tránh, lính trạm cũng không bị tù tội.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ngược lại, pháp luật trừng trị rất nặng những ai cố tình làm cản trở công việc chạy trạm. Đụng đến tính mạng người lính trạm trong lúc thi hành nghĩa vụ có thể bị tội tới mức tử hình.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times](theo Le service des postes dans l'ancien Empire d'Annam, Bulletin des Amis du Vieux Hué, tháng 1-3/1944, tr. 5-7. Nguyễn Đoàn, Nhà cửa, đường sá và các dụng cụ dùng cho việc thông tin liên lạc của thời Minh Mạng, Nghiên cứu lịch sử, tháng 6, 1968, tr. 61-63).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Công việc vất vả của người lính trạm đã để lại mấy thành ngữ :[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Chạy có cờ : chạy như người lính trạm cầm cờ hiệu chạy.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nghĩa ngày nay là chạy nhanh, chạy gấp.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Chạy hiệu : nghĩa giống như chạy có cờ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nghĩa ngày nay là người lính cầm cờ trên sân khấu tuồng cổ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]- Chạy như cờ lông công : chạy như người lính trạm cầm cờ quấn lông gà, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp. (Lông công là từ láy).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nghĩa ngày nay là chạy tất tả ngược xuôi.[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Times]Chạy và nhảy thường đi đôi với nhau. Đã nói đến chạy thì xin nói luôn đến nhảy.[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]" Nhảy, nhảy, nhảy chúng ta cùng nhảy[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy lấy dài nhảy lấy thật cao[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy dây, nhảy hố, nhảy sào[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy đi chớ để lúc nào ngơi chân... "[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Đấy là mấy món nhảy của phong trào thể dục, thể thao được tung ra vào những năm 1930. Trước đó, chỉ có trẻ con mới rủ nhau chơi nhảy.[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Có một trò được phổ biến khắp nơi.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tranh Oger (1909) gọi là trò chơi nhảy vô ra.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Phan Kế Bính (Việt Nam phong tục, 1915, sđd, tr. 50)cho biết thêm làtrẻ con hay chơi nhảy vô vào dịp Tết Trung thu.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ngô Quý Sơn (1944) (Jeux d'enfants du Vietnam, Sudestasie, Paris, 1985, tr. 21) nói rõ nhảy vô là trò chơi của con trai, chơi tại nhiều nơi ở miền Bắc.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhưng, chỉ cần nghe tên trò chơi thôi, ai cũng có thể nghĩ rằng đây là một trò chơi của trẻ con miền Nam nước ta.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Gốc gác trò chơi này ở đâu ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Huỳnh Tịnh Của mô tả trò chơi nhảy cháng cháng là " cuộc con nít chơi, ngồi xây quanh, giăng tay làm một vòng cho đứa khác nhảy vào, nhảy ra ".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ở một chỗ khác, Huỳnh Tịnh Của lại đưa ra thêm trò chơi nhảy chan chán là " nhảy vòng; cuộc con nít chơi, giăng tay, ngồi xây quanh, làm ra một vòng, đố đứa khác nhảy vào nhảy ra trong vòng ấy cho khỏi đụng chạm".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Xem vậy thì nhảy chan chán haynhảy cháng cháng thật ra chỉ là cùng một trò chơi của trẻ con. Tên gọi hơi khác nhau chỉ vì cách phát âm thôi.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Génibrel gọi là nhảy chang cháng hoặc nhảy chang cháng bông.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trò chơi được tranh Oger và Ngô Quý Sơn diễn tả đều giống trò chơi này.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Vào khoảng 1902, trẻ con ở Nguồn Sơn chơi Nhảy năm tiền một quan(Le jeu du saut à cinq sous et à une ligature).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Luật chơi quy định mỗi lần nhảy vào mà không đụng chạm thì được năm tiền. Nhảy ra cũng không chạm thì được thêm năm tiền. Ngược lại, nhảy ra không được thì mất năm tiền thắng lúc nhảy vào. Cả vào và ra cùng trót lọt mới được một quan. Đứa nào hay phe nào được hai quan là thắng. Mấy đứa thua phải cõng đứa thắng chạy một vòng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times](Léopold Cadière, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, tập 2, EFEO, Paris, 1992, tr. 278).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trò chơi Nhảy năm tiền một quan cũng giống trò nhảy chang cháng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Có thể nói rằng nhảy chan chán, hay nhảy chang cháng, là một trò chơi của trẻ con miền Nam (1895), dần dần được phổ biến ra miền Trung thành Nhảy năm tiền một quan (1902), ra tới miền Bắc được gọi là nhảy vô ra (1909) , và cuối cùng là nhảy vô (1915).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tên gọi chan chán, hay chang cháng từ đâu đến ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Chan chán, chang cháng là từ láy. Chữ chan, chữ chang có thể được đến từ chữ tranh (bộ tẩu) nghĩa là nhảy choi choi (Thiều Chửu).[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Times]Người Pháp đưa nhiều trò nhảy vào nước ta. Nhảy chơi, nhảy thật, nhảy chết người.[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Trò chơi cho trẻ con thì có nhảy bị (saut à sac, người chơi đứng vào trong một cái bị, tay cầm túm miệng bị, rồi nhảy tới đích), nhảy cừu (saute-mouton, nhảy qua lưng người cúi khom làm cừu)...[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Cho người lớn thì có Nhảy đầm, nhảy dù.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy đầm lúc đầu là ông tây ôm bà đầm (dame) nhảy theo điệu nhạc. Du dương, hấp dẫn, gợi cảm...Đừng nói nữa, tao thèm ! (xin lỗi, nhầm với lời nói của Diêm Vương thèm...cờ tây).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy đầm quay cuồng như cơn lốc, lôi cuốn được khá nhiều người Việt trong giới trưởng giả thành thị. Họ rủ nhau đi khiêu vũ, đi đăng-xê (danser).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Kẹt một cái là nhảy đầm phải có đầm để ôm. Không có đầm thật thì ôm đầm lô-can (local) cũng được.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Lải nhải mãi, ngứa phát điên lên rồi đây này ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Đứng trước nạn trai thừa gái thiếu của các vũ trường, đăng-xinh (dancing), một lớp người mới phải nhảy ra gánh vác trách nhiệm. Đó là các cô gái nhảy, các em ca-ve (cavalière).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhất cử lưỡng tiện. Nhảy đầm vừa là giải trí, giải thoát của một số các ông, vừa nuôi sống một số các cô. Hợp tác đôi bên cùng có lợi ! Chỉ thiệt cho mấy bà có chồng ham mê nhảy đầm. Nhảy với bất cứ ai, trừ vợ ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy đầm gây ra nhiều tranh luận. Ông khen nghệ thuật...đầy tính con người, bà chê đú đởn...đầy tính dửng mỡ ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Dầu sao thì nhảy đầm cũng chưa đáng ngại bằng nhảy dù .[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times] là âm nôm của chữ hán du (miếng vải che mưa nắng).[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tuy cùng là một miếng vải nhưng cái dù duyên dáng, dễ thương của các cô, các bà lại khác hẳn cái dù oai hùng của các ông lính tráng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Dù nhà binh là một miếng vải rất to, dùng để cản bớt đà rơi của người lính lúc nhảy từ máy bay xuống mặt đất.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy dù lợi hại ở chỗ bất ngờ, từ trên trời rơi xuống, tránh được các chướng ngại giao thông. Thời chiến, những " bông hoa nở giữa trời " được nhiều người ngưỡng mộ.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ủa ! Hết chiến tranh từ lâu rồi mà sao hầu như ngày nào cũng nghe nói nhảy dù tưng bừng lá sen vậy kìa ? Ngây thơ thế! Nhảy xuống chiếu xôi thịt, bàn mánh mung, mà không có dù cho mà vỡ mặt, gẫy xương à ? Thời bình lắm khi còn dễ chết người hơn thời chiến đấy ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nhảy dù thời bình nguy hiểm như vậy mà còn bị đám dân đen dè bỉu, chửi rủa. Ông có đụng đến mả nhà mày đâu mà mày chửi ông ! Cứ chửi đi, rồi có ngày ông cho biết tay![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ngày nay, chạy và nhảy là hai môn thể thao được giảng dạy, tập luyện khắp nơi. Tuy vậy, tên tuổi các lực sĩ được năm châu bốn biển biết đến thì dường như nước ta chưa có.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tại sao bỏ ra bao nhiêu công sức mà kết quả lại như vậy ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Chả hiểu tại sao. Người thì đưa ra lí do vì khí hậu Việt Nam khắc nghiệt, không tốt cho thể thao, người khác lại cho rằng vì còn " chạy ăn từng bữa toát mồ hôi ", sức đâu mà tập với luyện.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Nói thế mà nghe được à ? Bài học " nước ta rừng vàng biển bạc, được thiên nhiên ưu đãi " cất đâu rồi ?[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Bình tĩnh mà xét thì lực sĩ nước ta chạy, nhảy còn kém có lẽ chỉ vì các nhà dìu dắt, các huấn luyện viên chưa tìm ra được phương pháp thích nghi. Một vài chuyên gia tư vấn phê bình lực sĩ nước ta thiếu cảnh giác. Ra trước đám đông, toàn người lạ mặt ngồi xem, hay bị khớp ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Hy vọng một ngày nào đó chương trình thế vận hội (jeux olympiques) sẽ cho thi đấu hai môn thể thao đặc sản của Việt Nam là chạy làngnhảy bàn độc.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Có nhiều khả năng ta sẽ gặt hái thắng lợi.[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Times]Trong khi chờ đợi...[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times]Số phận con người Việt Nam cứ bị chạy và nhảy quấn quýt như mớ bòng bong.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Đang còn lò cò tập đi mà cha mẹ đã sốt ruột chờ mong con sớm chạy nhảy tung tăng cho vui cửa vui nhà.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Thế rồi, quay đi quay lại... Con gái đến tuổi hay soi gương, tựa cửa nhìn trời xa xa. Con trai đến tuổi chạy nhảy lăng xăng. Nhiều đứa quá trớn chạy nhảy lăng nhăng. Trong nhà, ngoài xóm bắt đầu bối rối, lo phiền.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Một ngày kia tuổi thanh xuân nổi hứng, kháo nhau chạy nhảy đó đâycho phỉ chí. Cứ rụt rè thụ động, chỉ biết chạy kiểu " tẩu vi thượng sách " như cha ông thì bao giờ mới mở mặt ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Tuổi trẻ năng động, tháo vát. Đứa thì khoái chạy tắt, đứa thì thích nhảy rào. " Con hơn cha " chưa chắc đã là " nhà có phúc ".[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Bỗng một hôm, chợt cảm thấy mình mẩy ê ẩm. Ờ nhỉ ! Mình hết chạy, hết nhảy từ bao giờ mà không hay.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Trời chiều chạng vạng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Lẩn thẩn ngồi tính sổ cuộc đời.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Thế là sắp kết thúc một tấn tuồng ![/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times]Ngoài kia thiên hạ thi nhau chạy nhảy tứ tung, loạn xà ngầu.[/FONT]

    Nguyễn Dư
    (Lyon, 2/2004)
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [SIZE=+2]Con sít, con nít và con nhít[/SIZE]
    [FONT=Times New Roman,Times]___________[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Nguyễn Dư[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]" Quan họ bộ đội " ngoài Bắc có bài Trống cơm :[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Trống cơm khéo vỗ nên vông,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Một bầy con sít lội sông đi tìm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Thương ai con mắt lim dim,[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Một bầy con nhện đi tìm chăng tơ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Thương ai duyên nợ tang bồng.[/SIZE][/FONT] [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1](Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Văn Hóa, 1962, tr. 182).[/SIZE][/FONT] [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Trong Nam, vào những năm 1960 cũng có bài Trống cơm, lời ca đại khái là :[/SIZE][/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Tình bằng có cái trống cơm[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Khen ai khéo vỗ (ớ mấy bông mà) nên bông...[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Một bầy tang tình con nít ( ớ mấy lội, lội) lội sông[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Đôi con mắt (ớ mấy là) lim dim...[/SIZE][/FONT] [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Lời hát hơi khác nhau. Đặc biệt là một bên có con Sít, bên kia có con Nít.[/SIZE][/FONT] [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Trong Nam ca con nít là... đúng điệu quá trời rồi, phải không tía ? Nhưng phiền một điều là Trống cơm là Dân ca Quan họ. Tại sao con nít trong Nam lại chạy tuốt ra Bắc Ninh lội sông làm chi vậy à?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]" Quan họ bộ đội " không chơi với con nít, hát con sít cho xong chuyện, khỏi thắc mắc. Khoan khoan hò ơi... Có người hỏi con sít là con gì thế nhỉ?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Tiếng Việt có con bọ xít và con sít.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Bọ xít là một loài bọ cánh nửa, thân hình năm góc, có vòi châm hút nhựa cây, tiết chất rất hôi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Con sít là một loài chim cỡ bằng con gà, chân cao, mỏ đỏ, lông đen ánh xanh, hay phá hoại lúa (Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê).[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Bọ xít và sít bay trên trời, đỗ trên cây, thỉnh thoảng đáp xuống đất hay xuống ruộng nước để kiếm ăn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Bọ xít và sít không có khả năng kéo bầy lội sông. Hát rằng " Một bầy con sít lội sông đi tìm " là sai.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Rốt cuộc cả hai lời hát đều... có vấn đề à?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]***[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Con nít rủ nhau lội sông nô đùa, nghe rất hợp lí, nhưng không đúng đất dụng võ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) định nghĩa chữ Nít (chữ Nôm) là trẻ con.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Tự điển Génibrel (1898) có từ Nhít (từ địa phương miền Bắc) nghĩa là trẻ con. Từ Nhít (trẻ con) này không có trong các từ điển khác.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Chữ Nít được Huỳnh Tịnh Của viết bằng chữ Niết (Niết bàn).[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Chữ Nhít được Génibrel viết bằng chữ Niết + chữ Tiểu (nghĩa là nhỏ).[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]NítNhít có nghĩa giống nhau, có âm (Niết) giống nhau.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Nhít (miền Bắc) hay Nít (miền Nam) là một, tương đương với chữ Nhi (chữ Hán, nghĩa là trẻ con).[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Chúng ta còn giữ được một dấu vết hiếm hoi của chữ Nhít.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Bộ tranh Oger (1909) có một tấm vẽ cái tiểu sành đựng hài cốt trẻ con. Tên tranh được nghệ nhân dân gian ghi là Cái tiểu " nhị ". Chữ Nhị có kí hiệu của chữ Nôm. Nếu đọc chữ Nhị theo nghĩa (nhì hoặc hai) thì tên tranh không có nghĩa. Chữ Nhị phải được đọc theo âm thành Nhít. Tên tranh là Cái tiểu nhít, tức là Cái tiểu trẻ con.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Trở lại bài dân ca quan họ Trống cơm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Ngoài hai chữ Nhít và Nít nghĩa là trẻ con, chữ Lội cũng cần được phân biệt.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Lội của miền Bắc nghĩa là đi trên mặt nền ngập nước (Từ điển tiếng Việt). Trẻ con (xắn quần) lội qua chỗ sông cạn nước. Giống như ngày xưa, lúc mực nước sông Hồng xuống thấp, trẻ con rủ nhau lội sang bãi Phúc Xá mót khoai lang ![/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Lội của miền Nam nghĩa là bơi. Con nít lội sông là trẻ con bơi qua sông. Trò chơi này nguy hiểm quá.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Nói tóm lại, lời của bài dân ca quan họ Trống cơm đúng ra phải là Một bầy con nhítlội sông đi tìm. Lâu nay, chữ nhít đã bị nhầm thành sít, bị đổi thành nít.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Ngày nay, nhiều ông dửng mỡ có bồ nhí, nhiều căn hộ lụp xụp có chuột nhắt. Có lẽ nhínhắtcó bà con với nhít (nghĩa rộng là nhỏ, bé) chăng ?[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]***[/SIZE][/FONT]


    [FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1][/SIZE][/FONT]
    Trước đây, khi Huỳnh Tịnh Paulus Của chưa cách tân biên soạn ngữ pháp tiếng Việt, thì "con xít" nếu đúng từ của ông phải là "con xích" nhưng vì dân gian đã quá quen thuộc với chất khẩu ngữ giọng "nôm" nên khó thay đổi. "con xích" theo hàm nghĩa của tác giả nêu là "những lũ trẻ" nối đuôi như bầy đàn lội qua sông (số nhiều), theo trò chơi dân gian dìu dắt nối đuôi nhau "xích" là những mắc xích, dây xích. Ở miền nam sau này hát là "con nít" cho gần nghĩa hơn cho tới bây giờ là vậy.
    Tóm lại: Tiếng Việt rất phong phú, qua quá trình lịch sử...trong dân gian khẩu ngữ đọc trại đi nhiều lắm...

    Nguồn: tạp chí kiến thức ngày nay, nhưng không nhớ rõ từ năm nào, có lẽ tầm khoảng trước năm 97.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TIẾNG VIỆT GỐC KHMER TRONG NGÔN NGỮ BÌNH DÂN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ -
    NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CA DAO [1]
    Th.S Trần Minh Thương [2]

    1. Đặt vấn đề
    1.1. Không gian văn hoá
    Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng, xen với các vùng trũng như Đồng Tháp Mười ở hai bên sông Tiền, tứ giác Long Xuyên ở phía Tây sông Hậu, là những hồ nước thiên nhiên góp phần điều hoà lưu lượng cho sông Cửu Long vào mùa nước nổi tháng 9, tháng 10. Ngoài khơi là vùng biển nông, có nhiều đảo và quần đảo như Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc..., cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.
    1.2. Chủ nhân văn hóa và ngôn ngữ
    Những năm cuối TK XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính vào kinh lý miền Nam. Đến năm 1779 thì cương vực của phủ Gia Định đã bao trùm toàn vùng Nam Bộ hiện nay. Kể từ thời điểm đó, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp, rồi tiến dần xuống vùng đất Cửu Long.
    Người Khmer ở ĐBSCL hiện nay ước khoảng 1.3000.000 người, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng (khoảng 400 ngàn), Trà Vinh (khoảng 320 ngàn), Kiên Giang (khoảng 204 ngàn), An Giang (khoảng 85 ngàn), Bạc Liêu (khoảng 60 ngàn), Cần Thơ (khoảng 39 ngàn), Cà Mau (khoảng 24 ngàn), Vĩnh Long (khoảng 21 ngàn)…
    Là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Khmer đã sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hoá, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Và chính trong đời sống cộng cư ấy, sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Khmer và tiếng Việt diễn ra như một quy luật tất yếu của ngôn ngữ.
    Trong bài nầy, chúng tôi không có tham vọng gì hơn là chỉ tìm đọc, và học thêm những chữ có liên hệ giữa tiếng của người Kinh và Khmer, liệt kê ra đây một số câu ca – vốn là lời ăn tiếng nói có trong dân gian, hầu truy tầm căn nguyên của chúng.
    2. Tiếng Viết gốc Khmer qua ca dao Tây Nam Bộ
    2.1. Những tiếng Khmer còn giữ nguyên gốc trong tiếng Việt
    Những chữ Việt gốc Campuchia thông dụng trong tiếng Việt. Dân Việt đã ký âm những chữ này bằng cách dùng mẫu tự tiếng Việt. Chúng ta đã dùng những chữ loại nầy vài thế kỷ nay, đến nỗi chúng ta không biết nó từ đâu mà có, chỉ cần hiểu nghĩa và dùng chúng như những chữ Việt thông dụng khác. Song, số lượng những từ ngữ nguyên gốc này xuất hiện trong ngôn ngữ phổ thông của tiếng Việt không nhiều.
    Xneng là dụng cụ đươn bằng nang tre, trúc của người Khmer, có hình như cái xuổng. Người bình dân dùng để xúc cá, tép ở những nơi có nước cạn, cỏ hoang mọc đầy. Câu hát của người nào đó đã cất lên vẳng văng trên cánh đồng thửa ruộng:
    Chiều chiều lấy cái xneng
    Lên đồng xúc cá hái sen một mình
    Ở một câu ca khác:
    Thằn lằn cụt đuôi ai nuôi mày lớn
    Dạ thưa thầy con lớn mình ên

    Khmer có êng: một mình, chuyển sang Việt ngữ mất chữ g thành ên cũng mang nét nghĩa một mình.
    Hay:
    Xa em nhớ vị sim lo
    Xa em nhớ khứa cá kho quê nghèo

    Sim lo (hay sum lo) là món canh của người Khmer nấu bằng bầu, hay lá bình bát dây, đặc biệt nó được nêm bằng mắm bò hóc (prahok), đây là từ người Việt mượn nguyên mẫu để sử dụng.
    Cái nóp đã gắn liền với quân dân Nam Bộ thành đồng. Nóp cũng là tiếng Khmer còn giữ lại nguyên gốc, nó chuyển sang tiếng Việt bằng phiên âm mà thôi:
    Vai mang cái nóp tay xách cái lọp cái lờ
    Về miền đồng chua nước mặn đặng nhờ miếng ăn

    Cái lộp theo tiếng Khmer là dụng cụ đan bằng tre, dùng để bắt cá tôm. Một đầu của lộp có hom bện bằng tre vót cỡ chiếc đũa ăn, hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được nhưng không thể ra. Nông dân miệt này ai cũng biết, cũng dùng lộp để bắt thuỷ sản.
    2.2. Những từ Khmer được Việt hoá
    Từ tiếng Khmer nhưng khi đi vào tiếng Việt, người Việt, người Hoa có cách phiên âm của riêng mình. Dần dần nó bị chuyển cả về hình thức ngữ âm, lớp từ này khá phổ biến trong ngôn ngữ bình dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. Có điều người ta nói, người ta viết nhưng ít khi chú ý nguồn gốc của nó có từ đâu.
    2.2.1. Những từ chỉ địa danh
    Trong số 13 tỉnh thành ở vùng đất Chín Rồng thì có đến hơn nửa trong số các danh từ riêng ấy hoặc là có từ gốc Khmer hoặc còn tồn nghi về gốc Khmer của nó. Có thể kể như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau,
    Từ vùng đất mũi còn vang vọng lời ca :
    Cà Mau khỉ khọt trên bưng
    Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um

    Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là Tuk Khmau, nghĩa là nước đen mà thành. Nguyên cớ là vùng rừng U Minh gồm Cán Gáo, Tân Bằng, Trèm Trẹm, Cái Tàu và phía bên hữu ngạn sông Ông Đốc, ..., nước ngập quanh năm, nước tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá mục của dừa nước, tràm, gừa ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn, ... nên nước màu vàng đậm như nước trà, nhiều khi đen, có mùi hôi và vị phèn chua, mặn, ...
    Về đất Ba Xuyên nghe câu hát :
    Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng,
    Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng,
    Chớ không phải anh vì bạc vì vàng mà thương.

    Theo Lê Hương thì Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ Srok Tréang có nghĩa là bãi sậy vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu. Ông còn nêu truyền thuyết khác, theo đó thì đất này (tại ấp Sóc Vồ ngày nay) vào thời Nguyễn, giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua dùng làm kho chứa bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực chống lại triều đình. Do đó Sóc Trăng là do chữ Srok Kh'leang đọc trại mà ra.

    Vương Hồng Sển lại cho rằng: Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vinh Ky thì Sốc Trăng (Sóc Trăng) là tên dân gian của Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc Khmer là Péam prêk sròk khlẵn (di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). Péamvàm, prêksông, sròksốc, khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua Cơ Me (Khmer) có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ sốc biến ra chữ sông, chữ kh'leang ra trăng và đổi thành nguyệt. Nhà học giả này còn khẳng định Sóc phải viết có dấu ô, tức Sốc mới đúng!
    Qua cầu Rạch Miễu đến quê hương Đồng Khởi, xứ dừa :
    Bến Tre nhiều gái má hồng
    Không tin thì xuống Mỹ ***g mà coi
    Theo cụ Vương Hồng Sển thì Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất nhiều cá tôm, cho nên xưa, người Khmer gọi là Srok treay (đọc là sốc tre), nhưng sau này người Khmer gọi theo người Kinh là bến có nhiều tre để phân biệt với địa danh Cần Thơ, cũng có nhiều tre, người Khmer gọi tre là rusei, nên có hai địa danh rành rẽ: prêk rusei (sông tre): chỉ Cần Thơ/ prêk kompong rusei để chỉ Bến Tre. Hội nghiên cứu cổ học Đông Dương, năm 1903 ấn hành quyển khảo cứu đặc biệt (monographia) về tỉnh Bến Tre trong đó có đoạn (lược dịch): Bến Tre xưa, người Khmer gọi là sốc tre … vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Cụ Sển cho biết thêm “theo tôi (tức Vương Hồng Sển) đây là dịch sai hai chữ Bến Tre. Tre đây là treay của Khmer, phải dịch là cá (…). Lẽ đáng gọi Bến TreNgư Tân, hoặc Bến Cá: srok kompong treay”.

    Mỹ ***g là địa danh nổi tiếng với nghề làm bánh tráng ở đây (Bánh tráng Mỹ ***g, bánh phồng Sơn Đốc). Mỹ ***g có nguồn gốc từ chữ Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn.
    Ngược lên vùng Bảy Núi, có câu:
    Anh về xứ Chắc Cà Đao
    Bỏ em ở lại như dao cắt lòng

    Chắc Cà Đao: Tên một con rạch và cũng là tên một chợ nhỏ (nay là thị trấn An Châu) gần thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Học giả Vương Hồng Sển, ghi lại hai giải thích là:
    Theo ông Nguyễn văn Đính, thì địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng nầy xưa kia có nhiều cua. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao do chữ Prek Pedao; Prek = rạch; pédao = loại dây mây; rạch có nhiều dây mây.
    Và ông nghĩ rằng giả thuyết của Nguyễn Văn Đính hợp lý hơn.
    Trở lại Tiền Giang khảo chứng từ Mỹ Tho:
    Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
    Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
    Anh về học lấy chữ nhu
    Chín trăng em đợi mười thu em chờ

    Người Khmer thời trước gọi vùng đất Mỹ Thosrock mé sa, mi so (di cảo Trương Vĩnh Ký trong Le Cisbassac). Nghĩa là xứ (srock) có nàng con gái () có nước da trắng (sa, so). Khi sang Việt ngữ, dân gian gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ srock,chỉ còn giữ lại mi so và biến âm sang mà thôi.
    Vượt cầu Cần Thơ về lại Phong Điền:
    Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng Phong Điền
    Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
    Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê

    Vương Hồng Sển khẳng định chắc chắn rằng Cái Răng là vùng kênh rạch ngày trước có nhiều ghe của người Khmer chở cà ràn đi bán. Cà ràn là lò bằng đất nung, có hai phần, phía trước rộng là chỗ chứa củi đang chụm, vừa là nơi chứa tro và than đỏ để làm thành cái bếp nướng (nướng kẹp tre), và phần lò lửa, trên miệng có gắn 3 cái chấu (ông táo) để bắc nồi ơ. Cà ràn thông dụng trong vùng Tân Châu, Châu Đốc…, ở nhà sàn, đáy của cà ràng giữ vai trò bảo vệ cái sàn chống hoả hoạn. Tương tự, cà ràng cũng rất được dân chài lưới, hoặc những ghe có người sống như nhà lưu động ưa dùng vì tiện lợi. Chính từ cà ràn được các bản đồ thời Pháp phiên âm thanh caran và biến âm dần thành Cái Răng như ngày nay.
    Vàm có nguồn gốc từ tiếng Khmer: péam = cửa sông, nơi một con sông nhỏ (rạch) chảy vào con sông lớn. Ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ có nhiều sông rạch, do đó có rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ vàm như: Vàm Cống (thuộc Đồng Tháp), Vàm Nước Trong (Kiến Hòa), Vàm Sông Thượng (Cần Thơ), Vàm Nao (An Giang), Vàm Tấn ở Sóc Trăng
    Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao
    Cho anh xin chút má đào của em

    Trương Vĩnh Ký có nói chữ péam trong tiếng Khmer có nghĩa là vàm thì theo ông Vương Hồng Sển, dẫn theo La Cochichine et ses habitants của Baurac, trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối 1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn (péam senn), là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ Trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt.... tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối, đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong.... Đại Ngãi là từ Hán Việt của địa danh này.
    Ở một câu ca khác:
    Nước Ba Thắc chảy cắt như dao
    Con cá đao bổ nhào vô lưới
    Biết chừng nào anh mới cưới đặng em

    Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký, Ba ThắcPăm prek Bàsàk. Đây là tên gọi tiếng Khmer của một vị thần hay còn gọi là nặc tà, ông tà của người Khmer, có miếu thờ ở Bãi Xàu cũ. Đại danh Ba Thắc bên Campuchia cũng có. Tương truyền ông Ba Thắc là một vị hoàng tử người Lào đến sống vùng đất trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên ngày nay. Khi ông chết người dân quanh vùng lập miếu thờ. Lúc đầu miếu được cất theo kiến trúc Khmer bằng cây nhưng về sau, năm 1927, ông Lê Văn Quạnh và một số thân hào trong vùng đã cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng bán cổ bán kim và đề là Ba Thắc Cổ miếu. Di tích này đến nay vẫn còn.
    Còn rất nhiều địa danh trong các câu ca dao miệt này, nhưng do khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ liệt kê những địa danh ấy và nguồn gốc Khmer để tham khảo: Bạc Liêu có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Pooeu, nghĩa là cây lâm vồ (cây bồ đề – cây linh thiêng của đồng bào Khmer bởi họ cho rằng dưới gốc cây này Đức Thích Ca hoá Phật), người Triều Châu là chuyển âm thành Pô Léo có nghĩa lính Lèo, lính Lào, (Ai Lao) ; Vĩnh Long ( đất này người cố cựu còn gọi là đất Vãng gần với Vũng. Từ địa danh Vũng LuôngKompong Luông; biến dần ra Vũng Luông, rồi Vãng Luông. Tên Vĩnh Long có từ năm 1832 khi vua Minh Mạng đổi ra Hán tự); Đồng Tháp Mười (tiếng Khmer là Thnor Mo Roy nghĩa là đường lộ (thnor), số 100 (mo roy), Đồng Tháp Mười còn có tên khác nữa là Présah Préam Loveng); tiếng Việt gọi Đồng Tháp Mười tức chỉ vùng đồng có cái tháp mười tầng, hiện tháp đã không còn, chỉ còn lại vết tích của nền đất và trong ký ức của những lão nông tri điền; Châu Đốc (người Khmer gọi là srôk (xóm, xứ) méât (miệng mồm) cruk (heo): xứ miệng heo; Kế Sách, một huyện của Sóc Trăng, nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer: k'sach; Sa Đéc, thị xã của tỉnh Đồng Tháp xuất phát từ Phsar Dek, phsar là chợ, dek là sắt); Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer: Préah trapéang, và gắn liền với sự tích: không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên. Trapéang được Việt hóa thành âm Trà Bang, rồi Trà Vang, sau bị nói trại thành Trà Vinh. Ở vùng Ngã Năm (Sóc Trăng) đi Long Mỹ (Hậu Giang) cũng có địa danh Trà Ban (trapéang: ao vũng) cùng nét nghĩa và nguồn gốc vừa phân tích, …

    2.2.2. Những danh từ chỉ động, thực vật, đồ vật
    Ngoài những địa danh có nguồn gốc từ tiếng Khmer đã được Việt hoá còn có những từ gốc Khmer khác chỉ các loài động, thực vật hay đồ vật cũng đi vào ngôn ngữ tiếng Việt và tham gia bình đẳng trong các hoạt động giao tiếp thường nhật.
    Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
    Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
    Cá chốt, tiếng Khmer là trey kanchos, khi đi vào ngôn ngữ phổ thông nó đã được Việt hóa thành chốt.
    Tương tự là từ cá lóc trong câu ca:
    Trời mưa mát đất, con cá lóc nó thoát khỏi nò
    Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ
    Vậy chớ mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm
    Tiếng Khmer có trêy rot chỉ một loại cá nước ngọt, cá này có rất nhiều ở vùng đồng bằng Cửu Long. Ở Bắc, Trung Bộ gọi là cá chuối, cá quả, cá tràu, …

    Ghe bầu dùng chỉ một loại ghe lớn. Tiếng Khmer có xòm pầu tức ghe bầu; nói chi xòm pầu nghĩa là đi ghe bầu. Ca dao có câu:
    Con quạ nó đứng đầu cầu
    Nó kêu bớ má ghe bầu vô chưa?
    Một loại ghe khác là ghe chài, danh từ ấy cũng được kết hợp hết sức độc đáo:
    Chú tôi trồng mía trồng khoai
    Bớ thím ghe chài lấy chú tôi không?

    Thím ghe chài là hình ảnh hoán dụ chỉ người đàn bà đi trên ghe. Ghe chài là loại ghe có trọng tải lớn. Khmer có từ tuk pokchay. Tuk là tiếng Khmer nghĩa là ghe; còn pokchay nghĩa là chở đủ thứ, đó là tiếng Triều Châu đã được Khmer dùng như là tiếng Khmer. Người Việt dịch chữ tuk ra chữ ghe, nhưng lại mượn chữ pokchay đọc thành chài. Theo Bình Nguyên Lộc người Khmer còn gọi ghe chàithwe.
    Và đây,
    Trắng da vì bởi má cưng
    Đen da vì bởi em lội bưng vớt bèo
    Bưng được Việt hóa từ chữ trapéang : vũng, ao ; lúc đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng lại kết hợp với từ Hán Việt biên (bờ phía ngoài) rồi đọc thành bưng biền,

    2.3. Những từ ngữ không xác định được nguồn gốc
    Đây là những từ vừa đồng âm vừa đồng nghĩa với tiếng Việt. Chúng tôi tra cứu nhiều tài liệu và đồng thuận với nhiều ý kiến cho rằng khó bề xác định những từ này có gốc từ tiếng Khmer được tiếng Việt vay mượn hay ngược lại nó có nguồn gốc từ tiếng Việt, được đồng bào Khmer vay mượn. Xin nêu một số ví dụ tiêu biểu sau đây:
    Chuối non vú ép chát ngầm
    Trai tơ đòi vợ khóc thầm ban đêm
    Ép là đẩy dính sát vào nhau, làm áp lực, người Kinh dùng từ ấy, trong khi người Khmer có tiếng ép, bòng–ep, cùng nghĩa.
    Canh chua điên điển cá linh
    Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon

    Cá linh (không rõ Khmer – Việt hay Việt – Khmer, bởi trong ngôn ngữ Khmer cũng có từ linh: chỉ loài cá!)
    Xuống lên lên xuống đã quen
    Bông tai hai chiếc tòn ten anh mua tặng mình.
    Trong ngôn ngữ Khmer có tòn tenh oi cham, tức lặp đi lặp lại nhiều lần cho dễ nhớ, chuyển sang chữ tòn ten của Việt ngữ có nghĩa là lủng lẳng. Không biết ngôn ngữ nào vay mượn của ngôn ngữ nào ?
    Một số câu hát quen thuộc khác:
    Bình Đông là xứ quê mùa
    Đi thăm cháu ngoại một vùa cà na

    Tiếng Khmer kêu cà nakana. Cà na là loại cây có loại màu đen, có loại màu xanh lợt, có loại màu trắng. Cà na trong tiếng Việt còn được gọi là tráp (Bắc Bộ). Cà na là từ ngữ trở thành tên gọi của một chi trong khoa học thảo mộc (canarium), bắt nguồn từ tiếng Nam Dương (Indonesia), Khmer hoặc Việt?
    Thầy anh lên xuống xuống lên
    Theo anh, em biết xui hên thế nào?
    \
    Hên: may mắn. Khmer có hêng, vừa đồng âm vừa đồng nghĩa. Như vậy hên chắc chắn là từ ngữ của miền Nam, có phải gốc Khmer hay không thì chưa chắc chắn (?)
    Tiếng Khmer có ak hay k–ak là con diều. Người Việt gọi chim ác là là một loại chim săn như ó, diều, có lông trắng, thân hình nhỏ, có giọng la nhức tai mỗi khi chúng chạm trán với nhau.
    Ngó lên con ác lăng xăng
    Có đôi chim sẻ đang quần với nhau

    Người Việt nói ém: dấu mất, Khmer cũng nói ém cùng nghĩa. Chúng ta hãy xem câu ca mang chức năng hài hước sau đây:
    Anh như du kích ém quân
    Chờ khi trăng lặn mới … mần với em!

    3. Kết luận
    Một là, ngoài hệ thống từ Hán Việt, các từ vay mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp thì tiếng Khmer là một bộ phận có mặt và tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt. Có số ít vẫn được dùng được dạng thức phiên âm, số khác được chuyển sang ngữ âm Việt ngữ. Chúng có nguồn gốc từ Khmer, nhưng chúng ta dùng quá lâu đời nên đã hoàn toàn Việt hoá, chúng ta không hề nghĩ đến đó là những chữ ấy có nguồn gốc từ đâu. Nhiều hơn cả là lớp từ vựng mà cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer đều tồn tại, vấn đề ai mượn của ai tức nguồn gốc chính xác của nguyên ngữ là vấn đề được đặt ra những không dễ giải quyết thấu đáo. Hy vọng sẽ đi sâu hơn đề tài này vào một dịp khác.

    Hai là, qua ngôn ngữ, cụ thể hơn là ngôn ngữ ấy ẩn chứa trong những câu ca lời hát của bình dân miền quê Tây Nam Bộ chúng ta có thể nhận định sự giao lưu văn hoá, ngôn ngữ diễn ra một cách tự nhiên của hai chủng tộc sống gần nhau, và là một điểm đặc thù của nền văn hóa các tộc người trên thế giới.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển (2 quyển thượng và hạ), Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1970.
    2. Lê Giang (sưu tầm – sưu tập – biên soạn), Bộ hành với ca dao, Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh, 2004.
    3. Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ, Nguồn Xưa xuất bản, 1971.
    4. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb Văn hóa, tp Hồ Chí Minh, 1993.
    5. Lê Ngọc Trụ, Tầm nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
    6. Nguyễn Hy Vọng, Tự điển nguồn gốc tiếng Việt. CD, Tác giả phát hành. California, USA, 2005.
    7. Trần Minh Thương, Tiếng Việt góc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miền Tây Nam Bộ – nhìn từ góc độ ca dao, http://namkyluctinh.org/




    [1] Bài đăng trên Nguồn sáng Dân gian số 3, 2011
    [2] Cựu sinh viên, lớp Sư phạm Ngữ văn K 15, hiện là giáo viên Trường THPT Mai Thanh Thế, Sóc Trăng
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ - NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HỌC ĐBSCL, CẦN LƯU GIỮ

    LÊ XUÂN
    (Hội Nhà văn TP Cần Thơ)


    Phongdiep.net

    1- “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc” (Bác Hồ). Vì thế việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các vùng, các miền, các nước… một bộ phận ngôn ngữ cũng bị “cải cách” theo, hoặc bị biến dạng, biến thể theo chiều hướng có lợi, hoặc có hại. Nó sẽ làm rối thêm, làm mất đi bản sắc dân tộc của từng vùng, từng miền trên một đất nước từ lâu đã có sự thống nhất về chữ viết và ngôn ngữ.

    Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều thứ có thể “hòa tan”, “hòa hợp”, “biến màu”, “biến chất”, thì ngôn ngữ liệu có thoát khỏi guồng quay đó? Song, chúng ta cũng không đáng lo ngại lắm về sự “xâm thực” của ngôn ngữ ngoại lai, nhất là thứ ngôn ngữ “chát” trên mạng của thế hệ 8x, 9x… Bởi dân tộc ta từ lâu đã có quá trình giữ gìn và phát triển vốn ngôn ngữ của toàn dân. Bằng chứng rõ nhất là chữ Hán của Trung Hoa một thời gian dài mấy thế kỷ được dùng làm văn tự, nhưng sau đó ông cha ta cũng chỉ “mượn” để sáng tạo ra chữ Nôm. Một số từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… khi vào Việt Nam cũng bị “biến đổi” cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Những người có công trong việc “Việt hóa” một số từ ngữ đó, phần lớn là tầng lớp trí thức có trình độ cao. Và chúng ta không thể không kể đến vai trò của các nhà văn, nhà thơ, những người đã dùng ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ bác học để đưa vào tác phẩm văn chương, phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và xã hội. Riêng ở Nam Bộ, phương ngữ thể hiện khá rõ trong các tác phẩm văn học, trên các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt

    2- Về mặt địa lý, Nam Bộ được tính từ các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh đến Cà Mau. Phương ngữ Nam Bộ có những nét khu biệt với phương ngữ Bắc Bộ hay Trung Bộ, mà những phương ngữ khác khó xâm nhập. Nếu ở miền Bắc tiếng Hà Nội khác tiếng Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… thì ở Nam Bộ tiếng Sài Gòn và tiếng 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL nói chung không khác nhau mấy. Nghĩa là chúng có sự thống nhất tương đối cao. Nếu phần lớn các tỉnh phía Bắc gọi cái bát, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái đọi, thì ở Nam Bộ gọi là cái chén. Nếu ở các tỉnh phía Bắc nơi thì gọi cha- mẹ, bố- mẹ, thầy- u, nơi gọi là cậu -mợ, bố- bầm, thầy- bu, ải- êm (người Thái)… thì ở Nam Bộ gọi là ba- má, tía- dú. Ngược lại, có một số từ ngữ ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tên, như: thuyền hay đò thì ở Nam Bộ lại có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng, công dụng, kích cỡ của mỗi loại khi tham gia giao thông thủy, như: tàu, ghe. Riêng loại “ghe” có tới hơn chục tên gọi: ghe chài, ghe be, ghe bầu, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe ***g, ghe lườn, ghe ngo, ghe tam bản, rồi xuồng ba lá, vỏ lãi, tắc ráng, trẹt… Chỉ ghe thương hồ của người Gia Định, ca dao có câu:
    Ghe ai đỏ mũi xanh lườn
    Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.
    Gọi nước lên hay xuống, ở Nam Bộ có tới mấy chục từ ngữ để diễn tả, như: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương, nước đổ, nước ngập, nước nổi, nước quay, nước lụt, nước giựt, nước rút, nước chảy, nước trôi, nước nhảy, nước bò… Riêng nước ròng còn được phân biệt: nước ròng cạn, nước ròng sát, nước ròng rặc, nước ròng kiệt, hay còn gọi tắt là nước cạn, nước sát, nước rặc, nước kiệt.
    (* Xem phụ lục: Bảng đối chiếu so sánh ba nhóm phương ngữ tiếng miền Bắc, miền Nam)
    Trong quá trình giao lưu giữa các vùng, miền, các dân tộc trong và ngoài nước thì một số phương ngữ Nam Bộ đã có sự vay mượn làm phong phú thêm vốn từ ngữ của cộng đồng cư dân ở xen lẫn nhau, như: nói “sáng say, chiều xỉn, tối xà quần” thì đều chỉ người say rượu ở những mức độ khác nhau (người Kinh gọi là say, người Hoa gọi là xỉn, người Khmer gọi là xà quần).

    Trong các tác phẩm văn học của Nam Bộ, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, từ ngữ dùng cũng khác nhau. Một số từ ngữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh những năm đầu thế kỷ XX nay ít dùng.
    Ví dụ: Ông miêu tả cảnh ngoài đồng ruộng chỉ bằng vài nét đơn sơ mà gây ấn tượng: Một bữa nọ nhằm tiết tháng bảy, trời mưa lu ầm, lu ỳ. Ngoài đồng nông phu làm lăng xăng, người thì phát cỏ, kẻ thì lo trục đất. Mấy đám mạ gió thổi dợn sóng vàng vàng, trong hào ấu trái già cuống đỏ đỏ (Phụ nữ Tân văn – số 32, trang 31). Và đây là cảnh ngoài đồng với bao màu sắc âm thanh ở một vùng quê Nam Bộ cách ta gần thế kỷ: Mặt trời chen lặn, ếch uệch oạc kêu vang mé hào, trâu no nần đi lần về xóm. Lúa cấy đã giáp đông hết rồi, đám nào chưa bén thì coi vàng khè, đám nào đã nở thì coi xanh mướt. (Phụ nữ Tân văn số 35, trang 30).

    Trong các câu hò, điệu lý Nam Bộ thì phương ngữ khi chân chất, mộc mạc, khi gồ ghề, gai góc. Hãy nghe lời một chàng trai Nam Bộ chọc ghẹo cô gái: Con cò nó mổ con lươn/ Bớ chị ghe lườn muốn tía tôi hôn? Hay: Anh thương em từ đầu tới đít/ Đêm anh muốn nằm khít bên em. Hoặc: Gío đưa buồn ngủ lên bờ/ Mùng em có rộng cho qua ngủ nhờ một đêm? Hay: Xắn quần em lội qua lung/ Quần em lỡ tụt anh hun chỗ nào?/ Anh hun thì hun má đào/ Quần em lỡ tụt cắm sào ngủ luôn.

    Sau Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà văn Nam Bộ là bậc thầy sử dụng phương ngữ, như: Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Anh Đức, Trang Thế Hy, Anh Động… Lớp kế tiếp có: Lương Hiệu Vui, Nguyễn Thanh, Võ Đắc Danh, Nguyễn Lập Em, Hồ Tĩnh Tâm, Phan Trung Nghĩa, Ngô Khắc Tài, Phạm Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai, Anh Đào, Trầm Nguyên Ý Anh…
    Nhưng sử dụng phương ngữ Nam Bộ hiện đại thì nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư thành công hơn cả. Cũng tả cảnh, tả người và sự việc nhưng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn đã khác xa thời Hồ Biểu Chánh và các anh chị trước mình. Nhiều từ ngữ Nam Bộ được chị đưa vào đúng lúc đúng chỗ, khắc họa chiều sâu tâm lý nhân vật và cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước. Ví dụ: Ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng cố chao liệng để khỏi phải rơi như lá… Ngôn ngữ trong các truyện ngắn, ký, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư vừa dân dã, mộc mạc vừa gần gũi, tươi tắn.

    Đến với văn của chị, độc giả có thể hình dung rất rõ về vùng đất Nam Bộ. Từ những mé đìa lục bình, đám trâm bầu, chòm quao, trái giác nấu canh chua bông súng đến cách gọi tên nhân vật: anh Hai Nhớ, dì út Thu Lý, dì Tư, út Thà, Sáu Tâm… hay lời ăn tiếng nói thường ngày: trời đất, chèn ơi, đúng chóc hà, nói gì lãng xẹt vậy ta, nói chơi hoài, như vầy, chút đỉnh, mình ên… đều gợi lên dáng hình thiên nhiên, con người xứ sở miền Nam. Có lần chị đã tự bộc bạch về văn mình một cách rất thật thà trước các đối tượng độc giả Đôi lúc ví văn của mình như quả sầu riêng, người thích thì nói nó thơm, người không thích thì chê rằng thúi.
    Văn của Nguyễn Ngọc tư có nhiều so sánh, miêu tả độc đáo: Những trái dưa hấu bóng mẩy thẳm xanh chất tầng tầng trên chợ (Giao thừa). Tả dòng sông như một người bạn tâm tình với nhiều từ láy: Đêm sông trăng, ngồi trên nhà có thể nhìn thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách bụp rất đều.Có những câu văn kể xen tả thật ấn tương, gợi cảm: Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp cánh đồng bất tận. Ven các bờ ruộng, bông cỏ mực như những đường viền nhỏ liu riu làm dịu lại mảng rực vàng của lúa.

    Chất giọng đặc sệt của miệt vườn Nam Bộ không lẫn vào đâu được: Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống ao tắm táp thứ nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm dùng để rửa rau, rửa rau xong dành rửa cá. Cảnh sắc Nam Bộ tràn vào trong tác phẩm cứ gần gũi, tự nhiên như chính vùng đất ấy: Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi.
    Còn đây là miêu tả tâm lý nhân vật có số phận hẩm hiu, éo le:: Bữa kia mới ác, thấy Bi lon ton chơi một mình ngoài sân, bỗng không kìm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần dừng sững lại, kêu lên hai tiếng, trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy…(Duyên phận so le)
    Chị luôn khám phá những suy tư, trăn trở, dằn vặt trong tâm hồn nhân vật: Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưa. Hết cười lớn, nói lớn, ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về… Nhiều câu văn giàu cảm xúc, chứa chất hoài niệm: Ra tới lu nước bà tựa người vào đó, mặt soi xuống nước, bật khóc. Ước gì nước đừng trong như vậy để khỏi phát hiện một nhan sắc tàn phai. Với những lời độc thoại nội tâm sâu sắc có sức cuốn hút: Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại? (Biển người mênh mông).

    Ở “Cánh đồng bất tận” giọng văn thật day dứt, trăn trở: Sau giấc ngủ dài, bản năng nó không trở dậy. Trái tim nó chỉ là hòn than nhỏ, không thể hâm nóng lại cơ thể đã ngã màu tro. Sợi dây xúc cảm như lối đi lâu lắm không người lui tới, cỏ dại mọc bít mất, đường đứt, cầu gẫy. Ở đó luôn ẩn chứa những trăn trở, suy tư và nỗi niềm yêu thương: Đàn bà, với cha, càng trải nghiệm càng chán chường. Càng gieo rắc càng đau. Vết thương cũ mở miệng toang hoác, không da thịt nào có thể lấp đầy…Với ký ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài… Hàng loạt câu hỏi tu từ buông ra như tiếng kêu thống thiết trước cuộc đời đa đoan: Có ai chờ chúng tôi trên những cánh đồng khơi, Đêm nay tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư? Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang… Mà, đã ngấm, đã xé toang lòng với nỗi đau chia cắt rồi chưa sợ sao?.
    Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét về văn Nguyễn Ngọc Tư: Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào như các tác giả Nam Bộ đi trước…

    Nói đến phương ngữ Nam Bộ ta không thể không nhắc đến tác giả viết ký xuất sắc Võ Đắc Danh trong những năm gần đây. Hãy chầm chậm đọc một đoạn văn trong bài ký “Mẹ tôi” của anh để thưởng thức chất Nam Bộ ấy: Mẹ tôi phải ra đồng từ lúc hừng đông cho đến khi hàng xóm lên đèn, tấm thân gầy lần mò trên bờ mẩu giữa tiếng nhái bầu đồng thanh một khúc nhạc buồn trên đồng nước bao la khi trời chạng vạng. Đêm đêm, tôi ngủ bằng điệu ru của tiếng ống bả chấp chân trong căn nhà dột nát, mẹ phải che cho tôi bằng những tấm lá chầm.
    Hay trong bài ký “Rơm rạ dại khờ”, văn của Võ Đắc Danh như “thơ văn xuôi”, rất giàu so sánh liên tưởng, nhịp điệu: Chị mặc bộ bà ba màu đen, cái dáng cao cao,... từng cơn gió lùa qua, chị nghiêng vành thúng, lúa hột tuôn xuống, lúa lép bay bay, bụi rơm bay bay, tà áo chị cũng bay bay,... ngược theo chiều gió là..., những đường nét cong của vòng eo, vòng ngực căng tròn. Tôi cứ nhìn ngẩn ngơ... và, tôi không ngờ khi mình không còn “dại khờ” như chị nghĩ thì đó lại là mùa lúa cuối cùng tôi được gần gũi chị... khi tôi biết được tình yêu thì hình ảnh người con gái trong tôi là chị. Là chị với những giấc ngủ trưa trong chòi rạ giữa đồng, là chị với đôi thùng nước, chiếc đòn gách oằn vai đi giữa đồng rạ khô trong bóng chiều thấp thoáng, quần áo ướt mem bó sát thân gầy, là chị ngồi dưới cây rơm quấn từng con cúi làm bếp um trâu, là chị ngồi đốt rơm sáng bừng cả một khúc sông,... là chị..., ngực căng tròn đứng trên giàn giê lúa…

    Còn thơ thì nhiều tác giả đưa phương ngữ Nam Bộ vào khá thành công. Trong đó phải kể đến các nhà thơ: Lê Chí, Nguyễn Bá, Kim Ba, Vũ Hồng, Trịnh Bửu Hoài, Phù Sa Lộc, Đinh Thị Thu Vân, Song Hảo, Thu Nguyệt, Thai Sắc, Hữu Nhân, Trương Trọng Nghĩa, Lê Ái Siêm, Võ Tấn Cường, Huỳnh Thúy Kiều… Xin dẫn đôi câu thơ Vũ Hồng trong bài “Người phương Nam” để bạn đọc rõ hơn một nét tính cách của người Nam Bộ - những người mang trong mình dòng máu của Đồ Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị…rất hào phóng, hào hiệp, điệu nghệ, bao dung:
    Người phương Nam khá sắc
    Người phương Nam ngày xưa áo tơi
    Dòng Hàm giang cuộn sóng không lời
    Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu
    Rượu say tim bốc đến tận trời
    Người phương Nam say thì say trọn
    Người phương Nam buồn thì buồn sâu.

    Và đây là những câu thơ đầy ám ảnh của nhà thơ trẻ Huỳnh Thúy Kiều ở Cà Mau:
    Cá lìm kìm rượt nhau xé dòng vọng tưởng
    Châu thổ buồn
    thèm vực khúc đỗ quyên.
    (Theo em về vùng cổ tích)
    Đồng ngửa cổ
    Ào ào cơn ngực sấm
    Dẫm cuồng phongVác cuốc bửa màu chiều.
    Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng
    Lẻ ******** nước mắt chảy trăng non.
    (Nói với quê hương)

    Nghiêng vạt gió hứng ánh trăng từ đỉnh trời rơi xuống
    Chuông thời gian gõ vỡ đêm thượng tuần
    Anh đã gặt xong mùa bão táp
    Thu vào mây bóng kinh thành buốt nụ sao hoa.
    (Cổ tích cho em)

    Mùa hạ run nỗi niềm giáp hạt
    Cỏ ngậm đầy
    nụ đắng cánh đồng xưa …
    (Thiên đường cây xanh lá)
    3- Tuy nhiên, khi lạm dụng phương ngữ Nam Bộ quá nhiều thì sẽ làm cho câu văn, câu thơ thêm rối rắm, khó hiểu đối với nhiều người ở những vùng, miền khác, làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong phương ngữ Nam Bộ nói riêng và ngôn ngữ nói chung là một điều cần thiết trước sự xâm thực của ngôn ngữ ngoại lai trong thời hội nhập quốc tế. Ngày nay, trước sự bùng nổ về thông tin trên các phương tiện truyền thông như báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử trên internet… nhiều người dùng “ngôn ngữ lóng” để buôn bán, hay “ngôn ngữ chát” của giới trẻ để giao lưu, và sáng tác trên các website, blog làm mất đi bản sắc của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là điều đáng báo động! Để kết thúc bài viết nhỏ này, tôi xin dẫn một đoạn trong bài thơ vui Tình yêu tin học của tác giả Văn Thông đăng trên báo QĐND với những từ ngữ của giới Tin họcđã bước vào văn chương:
    Miền domainanh vẫn mãi đi tìm
    Lạc chốn nào trong hàng triệu website
    Đến thăm em bằng địa chỉ email
    Niềm thương nhớ trải dài trên keyboard.
    Chân tình em chẳng thể nào download…
    L.X
    ----------------------------------------------------------------------------------
    * BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CẶP TỪ PHƯƠNG NGỮ BẮC- NAM


    DANH TỪ - NGỮ DANH TỪ

    Tiếng Bắc
    Tiếng Nam

    Thầy U
    Ba Má

    Anh Cả
    Anh Hai

    Đàn
    Đờn

    Cầy
    Chó

    Rọ
    Giỏ

    Lọ
    Chai

    Lạc
    Đậu phộng

    Củ sắn
    Khoai mì

    Củ đậu
    Củ sắn

    Ngô
    Bắp

    Dứa
    Khóm

    Na
    Mãng cầu

    Lá mơ
    Lá thúi ***

    Ngan
    Vịt xiêm

    Hoa
    Bông

    Ngọn
    Đọt

    Bát
    Chén

    Phong bì
    Bao thơ

    Cái chõng
    Bộ vạt

    Xe đạp
    Xe máy

    Chăn
    Mền

    Có chửa
    Có bầu

    Cốc
    Ly

    Cây bút
    Cây viết

    Cây trứng gà
    Cây lê-ki-ma

    Hồng xiêm
    Sa-bô-chê

    Đậu phụ
    Đậu hủ

    Cái xẻng
    Cái leng

    Mộc nhĩ
    Nấm mèo

    Cái màn
    Cái mùng

    Vành xe
    Cái niềng

    Bà nội
    Bà tía

    Cá chuối, cá quả
    Cá lóc

    Ai ngờ
    Ai dè

    Quần đùi
    Xà lỏn



    TÍNH TỪ - NGỮ TÍNH TỪ

    Tiếng Bắc
    Tiếng Nam


    Béo
    Mập

    Gầy
    Ốm

    Ốm
    Bịnh

    Ngậy
    Béo

    Phét, phịa, khoác lác
    Dóc

    Quên


    Muộn
    Trễ

    To
    Bự

    Gượm đã
    Từ từ

    Điên
    Khùng

    Hãi quá
    Sợ ghê

    Hài lòng
    Rất ưng

    Dối quanh
    Lòng vòng

    Vướng họng
    Mắc cổ

    Buồn nôn
    Muốn ói

    Xinh cực
    Đẹp hết chê

    Thế thôi
    Vậy đó

    Len lén
    Tròm trèm

    Chòi gác
    Chốt gác

    Một mình
    Mình ên

    Thích đùa
    Dỡn chơi

    Khoe mẽ
    Chảnh

    Trắc trở
    Trặc trẹo

    Quá dại
    Quá khờ, quá ngu

    Sướng quá
    Phê quá

    Thích quá
    Đã quá

    Lắm mồm
    Lét chét

    Hết sạch
    Hết trơn, hết trọi

    Bệnh phong
    Bệnh cùi

    Nổi trội, ưu tú
    Gạo cội

    Không có kết quả gì
    Ăn trớt

    Gỉa vờ
    Ngó lơ

    Cai sữa
    Dứt sữa

    Nghiện
    Ghiền

    Không từ chối
    Chịu chơi

    Cằn nhằn
    Cà riềng

    Chơi tới cùng
    Chơi tới bến



    ĐỘNG TỪ - NGỮ ĐỘNG TỪ

    Tiếng Bắc
    Tiếng Nam


    Kỳ
    Cọ

    Bơi
    Lội

    Vặt
    Bẻ

    Vồ
    Chụp

    Véo
    Ngắt

    Chắn
    Che

    Điêu
    Ngoa

    Cố ăn
    Ăn ráng

    Xơi cơm
    Mời cơm

    Đắp
    Trùm

    Bổ đôi
    Xẻ nửa

    Ăn chấm
    Ăn vụng

    Đánh chén
    Nhậu nhẹt

    Trụng
    Nhúng

    Bê xô
    Xách thùng

    Lải nhải
    Nói dai

    Hãm phanh
    Đạp thắng

    Xoè ô
    Mở dù

    Lánh mặt
    Đi trốn

    Giỏi mắng
    Chửi hay

    Đi phà
    Qua bắc

    Làm bộ kiêu kỳ
    Chãnh chọe

    Làm dáng
    Làm duyên

    Đâm
    Thọt

    Ăn nhờ
    Ăn ké

    Bắt nạt
    Ăn hiếp

    Vay nợ
    Hỏi bạc

    Làm lấy lệ
    Làm sơ sơ

    Tán gái
    Dê gái

    Lệ tuôn trào
    Chảy nước mắt

    Cãi lấy được
    Cãi bai bãi

    Đối xử đẹp
    Chơi ngon

    Nói vắng mặt
    Nói lén

    Lật mặt kẻ khác
    Chơi móc lò

    Nhìn
    Ngó

    Nói nhảm
    Làm xàm

    Giành giật
    Chụp giựt

    ---------------------------------------------------------------
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1- Đào Duy Anh: Hán - Việt từ điển - NXB Trường Thi - Sài Gòn, 1957.
    2- Nguyễn Văn Ái chủ biên: Từ điển phương ngữ Nam Bộ - NXB TP HCM, 1984.
    3- Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân ĐBSCL, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1990.
    4- Nguyễn Du: Truyện Kiều - NXB Văn học, Hà Nội, 1980.
    5- Mạc Đường: Qúa trình phát triển dân cư và dân tộc ở ĐBSCL từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX – Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 (204)/1982.
    6- Nguyễn Đình Khoa: Loại hình nhân chủng và nguồn gốc lịch sử người KhmerNam Bộ- Tạp chí Dân tộc học số 9/1981.
    7- Trần Ngọc Lang: Phương Ngữ Nam Bộ - NXB KHXH, Hà Nội, 1995.
    8- Sơn Nam: Nói về miền Nam, cá tính miền Nam, thuần phong mỹ tục Việt Nam - Biên khảo - NXB Trẻ, 2007.
    9- Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam- NXB Sài Gòn, 1973.
    10- Lưu Văn Nam: Người Khmer Nam Bộ xưa và nay - NXB TP Hồ Chí Minh, 1999
    11- Vũ Ngọc Phan: Ca dao, dân ca, tục ngữ Việt Nam - NXB KHXH, Hà Nội, 1980.
    12- Vương Hồng Sển: Từ vị Tiếng Việt miền Nam - NXB Văn học, 1993.
    13- Huỳnh Công Tín: Từ điển Từ ngữ Nam Bộ - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 2009
    14- Huỳnh Công Tín: Cảm nhận bản sắc Nam Bộ - NXB Văn hóa - Thông tin, 2006
    15- Ngô Đức Thịnh: Người Khmer ĐBSCL là thành viên của cộng đồng dân tộc Việt Nam- Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 3 (216)/1984.
    16- Bùi Đức Tịnh: Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ - NXB Văn Nghệ TP
    Hồ Chí Minh, 1999.
    17- Phan Thị Yến Tuyết: Tín ngưỡng cúng việc lễ- một tâm thức về cội nguồn của cư dân Việt khẩn hoang tại Nam Bộ - Tạp chí Dân tộc học số 1(101)/1999.
    18- Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ: Ca dao - dân ca ĐBSCL - NXB Văn Nghệ, 2001.
    19- C.Mac- Ph.Ăng-ghen - V.I Lê-nin: Về Văn học và Nghệ thuật - NXB Sự thật, TP Hồ Chí Minh, 1977.
    20- Vũ Ngọc Phan: Ca dao, dân ca, tục ngữ Việt Nam - NXB KHXH, Hà Nội, 1980.
    21- Vương Hồng Sển: Từ vị Tiếng Việt miền Nam - NXB Văn học, 1993.
    22- Nhiều tác giả: Cơ sở Lý luận văn học - 3 tập - giáo trình ĐH Sư phạm Hà Nội, 1984.
    23- Nhiều tác giả: Văn hóa sông nước Cần Thơ - NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2009.
    24- Nhiều tác giả: Từ điển Văn học - Tập I & II -NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội, 1983.
    25- Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ: Từ điển Tiếng Việt - Hà Nội - Việt Nam, 1992.
    26- Một số bài trên Internet của các tác giả: Phạm Văn Tình, Đông La, Chu Thị Thơm, Võ Tấn Cường, Ngô Khắc Tài, Nguyễn Thị Hoa, Bùi Thị Ngọc Ánh, Hồ Trường, Lê Văn Thảo, Tiểu Quyên, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phạm Đình Minh, Tiêu Đình, Thái Phan Vàng Anh, Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Trần Nhương, Nguyễn Ngọc Tấn…
    27- Một số bài trên Tạp chí: Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ và Đời sống, Tạp chí Văn học, Tạp chi Xưa và Nay, Tạp chí Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Tạp chi Kiến thức ngày nay, Tạp chí Tài hoa trẻ, Tạp chí Thế giới mới, Tạp chí văn nghệ của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL
    28- Một số bài trên báo: Văn Nghệ, Văn Nghệ trẻ, Tuần báo Văn Nghệ TP HCM, báo địa phương của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
    29- Văn của các tác giả: Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Thảo, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam, Anh Đức, Trang Thế Hy, Anh Động, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Đắc Danh, Nguyễn Thanh, Nguyễn Lập Em, Hồ Tĩnh Tâm, Phan Trung Nghĩa, Ngô Khắc Tài, Phạm Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Diệp Mai, Anh Đào, Trầm Nguyên Ý Anh…
    30- Thơ của các tác giả: Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Lê Chí, Nguyễn Bá, Đinh Thị Thu Vân, Nguyễn Đình Bổn, Vũ Hồng, Kim Ba, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Thúy Kiều, Trịnh Bửu Hoài, Phù Sa Lộc, Đinh Thị Thu Vân, Song Hảo, Thu Nguyệt, Thai Sắc, Hữu Nhân, Trương Trọng Nghĩa, Lê Ái Siêm, Võ Tấn Cường… Nhà thơ Nga Raxum Gazatop và Maiacopski…

Chia sẻ trang này