1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 09/02/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    Va có người bạn hay tiếu lâm giải thích từ "bùng binh" có thể là do ở chổ đó đám cờ bạc ngồi "binh" xập xám dưới "bùn". He he xưa nay Va tui chưa thấy ai đánh bài dưới bùn cả.

    Từ bùng binh nghe nói có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là...cái bùng binh, nghĩa thứ hai là cái ống để dành tiền. Thú thật cái nghĩa thứ hai ở đâu dùng Va tui không biết chứ dân miền Nam chắc không dùng.

    Bùng binh theo nghĩa thứ nhất đích thị là phương ngữ Nam bộ mà dịch ra "tiếng Bắc kỳ: có nghĩa là "vòng xoay". Ra Hà nội mà cứ "bùng binh" thì có khi bị các anh đầu gấu ngoài đó "binh" một phát thành "bùn" luôn.[​IMG]

    Từ bùng binh trong phương ngữ nam bộ chỉ phần đất nằm ở chổ giao nhau của các con đường mà khi xe cộ đến đây buộc phải men theo rỉa bùng binh để đổi hướng qua đường khác.

    Từ bùng binh có tự bao giờ? Theo Va thì cái quy hoạch "bùng binh" không nằm trong sách vở dạy cho quan lại xưa kia ở xứ ta mà do người Pháp mang đến.

    Sau khi chiếm Sài gòn năm 1859 thì người Pháp cũng bắt đầu xem xét quy hoạch lại Bến Nghé xưa theo kiểu Phú lãng sa, theo đó các bùng binh bắt đầu xuất hiện ở xứ Việt Nam.

    Cái bùng binh xưa nhất của Sài gòn ở đâu? Xem lại bản đồ Sài gòn xưa thì chắc Bùng binh Rigault de Genouilly, nơi sau này là công trường Mê Linh với tượng đài hai Bà Trưng, và hiện nay là tượng Trần Hưng Đạo là bùng binh đầu tiên của Sài gòn.

    [​IMG]
    COCHINCHINE - Saigon - Statue de l'Amiral Rigault de Genouilly
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh


    Vài hình ảnh về cái bùng binh đầu tiên ở Việt Nam

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đài kỷ niệm Doudart de Lagrée, nhà ngoại giao và nhà thám hiểm người Pháp, trưởng đoàn thám hiểm sông Mekong của Pháp (1866-1868). Sinh năm 1823, mất năm 1868 tại Vân Nam TQ vì bệnh trên đường thám hiểm. Đài kỷ niệm này nằm phía sau tượng Rigault de Genouilly chỗ quảng trường Mê Linh sau này.

    Tượng đài này có cái hàng rào đặc biệt làm bằng các khẩu súng thần công của thành Phụng, Một cách làm bỉ mặt dân An nam mít của bọn Phú?
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    [​IMG]

    Bản đồ Sài gòn năm 1875 cho thấy kênh Coffyn bị lấp để làm đại lộ Bonard (Lê Lợi ngày nay). Một phần kênh Charner cũng bị lấp để là đâi lộ Charner (Nguyễn Huệ), Chổ giao giữa hai đường Bonard và Charner xuất hiện cái bùng binh thứ hai của Sài gòn. Bùng binh này người Pháp cho xây một cái giếng nước ở giữa nên ban đầu ngã tư này còn gọi là ngã tư Giếng nước hay ngã tư Kênh Lấp. Xây giếng nước làm gì? Va tui đoán chắc để lấy nưới tưới cho cái công viên trước nhà Xã Tây cùng với số cây con đang trồng dọc hai cái đại lộ trung tâm này?

    [​IMG]

    Bản đồ của Favre (capitaine d'infanterie de la Marine), 1881
    cho thấy lúc này Sài gòn đã có khá nhiều bùng binh ở giữa hai con đường
    Bonard và Charner, trước nhà thờ Đức Bà và ở Tháp nước (hồ Conrùa)
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    Không biết lúc ban đầu dân ta gọi mấy cái bùng binh này là gì? Theo tiếng Tây là place hay plaza? hay gọi là vườn hoa, công viên vì ở mấy chổ này người Pháp trồng cây, cỏ và hoa? Trong bản đồ của Fauvre năm 1881 thì cây cối được trồng ở bùng binh giữa hai đại lộ Bonard và Charner, đã khá cao.

    Về sau cái bùng binh có giếng nước giữa hai đại lộ Bonard và Charner, theo cụ Sễnh:

    Ngã tư Kinh Lấp đụng với con kinh về sau biến thành Đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) hồi mồ ma thời Pháp, vẫn là xóm sang trọng nhất. Tại chỗ bồn nước ngay ngã tư này, hồi đó có xây một cái bệ cao hình bát giác, vào khoảng 1920 tôi lên học Sài Gòn còn thấy tận mắt. Mỗi chiều thứ bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá trỗi nhạc Tây cho đồng bào ta thưởng thức. Ngày nay, nhạc Pháp, nhạc Mỹ nghe nhàm tai, các rạp chớp bóng, máy hát và máy radiô “dọn ăn” đến chán bứ ê chề, chớ thuở ấy, làm gì mà được nghe nhạc ngoại quốc cho đã con ráy. Họa chăng tụi nào dám lết lại gần nhà hàng “Continental” dành cho “khách Tây” ăn (đường Đồng Khởi), nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard (Lê Lợi), và chỗ ngã tư Bồn Kèn này mới được thưởng thức."

    Như vậy người ta cho lấp cái giếng và xây cái...Bồn kèn lên trên. Lúc nào không biết nhưng chắc sau 1881.

    [​IMG]

    Đây có lẽ là ảnh xưa nhất về cái Bồn Kèn cho thấy lúc đầu nó có mái che theo kiểu kiosque à musique mà người Pháp xây trong Sở Thú và ở CLB Sĩ quan (nay là UB ND Q1 trên đường Lê Duẫn)
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh


    Tấm ảnh dưới đây Crespin chụp khoảng năm 1920 thì không còn thấy cái mái che nữa, nhưng theo cụ Sễnh thì người ta vẫn còn cho lính hòa nhạc chiều thứ 7.

    [​IMG]


    [​IMG]

    Ảnh này chụp cận hơn và ghi chú Le kiosque à musique mà dân ta gọi nôm na là Bồn kèn

    [​IMG]

  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    [​IMG]

    Cổ Bồn Kèn này theo cụ Sễnh có giai thoại:

    Tương truyền ông Huỳnh Mẫn Đạt đã gặp ông Tôn Thọ Tường và hai đàng đối đáp nhau bằng hai bài thơ bất hủ cũng tại chỗ này tục danh “Bồn Kèn”.
    Ông Huỳnh Mẫn Đạt, là người Rạch Giá, thi đỗ cử nhân, làm quan trào Tự Đức, chức đến tuần phủ thì xin hưu trí vì không khứng ở lại giúp Pháp. Một buổi chiều kia, ông lên Sài Gòn chơi, ông đội nón ngựa – thứ nón như nón lá nhưng kết bằng lông chim, dùng khi cưỡi ngựa – ông đứng coi lính Lang sa thổi kèn, xảy gặp ông Tôn Thọ Tường ngồi xe song mã chạy trờ tới, ông lật đật núp gốc cây không cho ông Tường thấy nhưng ông Tường đã lanh mắt nhảy xuống xe mừng rỡ. Hai người ứng khẩu như vầy:
    Huỳnh Mẫn Đạt xướng:
    Cửu mã năm ba đáo cặp kè,
    Duyên sao(duyên đâu) giải cấu khéo đè ne.
    Đã cam bít mặt cùng trời đất,
    Đâu dám nghiêng mình với ngựa xe.
    Hớn hở trẻ dung dường dặm liễu,
    Lơ thơ già núp cội cây hòe.
    Sự đời thấy vậy thời hay vậy,
    Thà ẩn non cao chẳng biết nghe.​
    Tôn Thọ Tường biết ý, ngâm trả lại một bài thơ như sau:
    Tình cờ xảy gặp(gặp gỡ) bạn tiền liêu,
    Thi phú ngâm nga hứng gió chiều,
    Thế cuộc đổi đời càng lắm lắm,
    Thiên cơ mầu nhiệm hãy nhiều nhiều,
    Nước non nhường ấy tình dường ấy,
    Xe ngựa bao nhiêu bụi bấy nhiêu.
    Hăm hở nhạc Tây hơi trỗi mạnh,
    Nghe qua ngùi nhớ giọng tiêu thiều.​
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    Giai thoại trên cũng được chép chi tiết hơn ở Giai Thoại Làng Nho

    HUỲNH MẪN ĐẠT
    (1807 – 1883 ).
    Quán làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, Nam Việt.
    Thuở nhỏ học Võ trường Toản. Đỗ cử nhân năm Tân Mão ( 1831, Minh Mạng 12 ). Ra làm quan triều Tự Đức giữ chức tuần phủ Hà Tiên. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, cáo quan về ở ẩn ở Hà Tiên.
    Ông hay qua Bình Thủy ( Cần Thơ ) đàm luận văn chương với thủ khoa Bùi hữu Nghĩa, rất là thích ý.
    Có lần ông lên chơi Sài Gòn, đang thơ thẩn nơi bồn kèn trước toà Đô chính chợt thấy Tôn thọ Tường, dừng xe bên đường, đi đến ông. Ông muốn tránh, đứng núp vào gốc cây; song Tôn cứ bước lại chào. Ông không làm sao được, đành đứng ra đáp lễ bằng một bài thơ:

    Cừu mã năm ba bạn cặp kè.
    Duyên đâu giải cấu khéo đè ne!
    Đã cam bít mặt cùng trời đất.
    Đâu dám nghiêng mình với ngựa xe.
    Hớn hở, trẻ dong đường dặm liễu.
    Thẫn thờ, già náu cột cây hoè.
    Núp nom cũng hổ, chào thêm hổ.
    Thà ẩn non cao chẳng biết nghe…

    Khi Pháp đến, Huỳnh cáo quan về, Tôn bấy giờ mới ra làm quan. Trước dấy hai bên kết bạn.Nay gặp lại đây, thì Tôn đã may được cơ hội tốt, ra làm quan. Thôi thì một đằng hớn hở dong dặm liễu, nghiêng mình với ngựa xe. Còn một đằng âu đành thẫn thờ núp cội hoè, bít mặt cùng trời đất.
    Tôn nghe xong, nét mặt sượng sùng, bụng nghĩ: trong cơn hoạn nạn gặp nhau giữa đường mà cũng ngâm nga, đúng thật là phong thói nhà nho. Nhưng như thế cũng phải: làm thơ thì dễ nói hơn là đối đáp thường vì thơ nhiều ý mà ít lời, huống chi hai bên tình ý cùng nghẹn ngào cả. Bèn đọc lại mấy vần biện minh cho mình.

    Tình cờ gặp gỡ bạn tiền liêu (1)
    Thi phú ngâm nga hứng gió chiều.
    Thế cục đổi dời càng lắm lắm.
    Thiên cơ mầu nhiệm hãy nhiều nhiều.
    Nước non dường ấy, tình dường ấy.
    Xe ngựa bao nhiêu, bụi bấy nhiêu.
    Hăng hái nhạc Tây hơi thổi mạnh.
    Nghe qua, ngùi nhớ giọng tiêu thiều ( 2 )

    Ý nói thế cuộc đổi thay, đi xe ngựa thế này có sung sướng gì đâu; cũng vì nhạc Tây thổi mạnh, thế Tây đương lớn, đành phải theo chiều, nhưng lòng riêng vẫn nhớ nhạc cũ.
    Tôn ngâm dứt, Huỳnh thấy lập luận bằng hai chữ đổi dời, không chịu, lại đọc tiếp luôn, cốt cho Tôn biết: giấy rách sao không giữ lề, giỏ kia dẫu nát cũng còn lại được cái khung tre chứ.

    Ngoài tai phải quấy vẫn nhàm nghe.
    Cuộc lợi đường danh ỏi giọng ve.
    Chớ nói đổi dời, sao cốt cách?
    Xưa nay giỏ nát vẫn còn tre.

    Từ đó Huỳnh trở về Hà Tiên, tiêu dao nơi non xanh nước biếc, không còn màng gì tới việc đời nữa.
    Năm 1883, ông từ trần thọ 77 tuổi.
    Ông có làm bài ngụ ngôn Chó già để nói tâm sự mình lúc tuổi cao sức yếu.

    Tuy rằng muôn cẩu có ân ba.
    Răng rụng lâu năm nó phải già.
    Bởi đuổi hươu Tần, nên mỏi gối.
    Vì lo khỉ Sở mới chùn da ( 3 )
    Không ai chấn Bắc ngăn bầy cáo.
    Ít kẻ nhờ Tây giữ đứa tà.
    Mạnh mẽ như xưa còn xốc vác.
    Bây giờ yếu đuối hết xông pha.

    Chú thích:
    1. Tiền liêu: bạn làm quan lớp trước.
    2. Tiêu thiều: nhạc đời vua Thuấn.
    3. Đời Tần thủy Hoàng, Triệu Cao chỉ hươu nói là ngựa, thử xem có ai theo mình không - Sở bá Vương thường bị diễu là khỉ đội mũ, không xứng với ngôi cao.


    Theo Va thì giai thoại trên không có thật, nếu có thật thì cũng ở chổ khác chứ không ở Bồn Kèn vì Tôn Thọ Tường chết năm 1877 còn Bồn kèn được xây sau 1881

    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    [​IMG]

    [​IMG]


    Cái Bồn kèn đó tồn tại đến năm 1930, để tăng độ an toàn người ta gắn thêm các trụ đèn quanh nó?

    Đến những năm 1950 thì cái Bồn Kèn đã được thay thế bằng cái bồn nước ngày nay

    [​IMG]

Chia sẻ trang này