1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 09/02/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Góp phần giải thích từ bùng binh

    THeo Va thì cái Bồn Kèn này góp phần quan trọng cho sự ra đời của từ "bùng binh"

    Dân quận 1, quận 3 thì gọi nó là Bồn Kèn nhưng dân các quận khác và Chợ Lớn thì người ta không gọi như vậy mà gọi là Bồn (nhà) Binh vỉ thấy mấy chú lính săng đá đứng ngồi lổn nhổn trên cái bồn đó. "Bùng binh" chỉ là một biến thể của "bồn binh".

    Bạn thấy có lý hơn không?


    [​IMG]

    Bồn kèn trong trường đua Vườn Bà lớn
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chú Ba anh Bảy

    Chú Ba Tàu, anh Bảy Chà là phương ngữ Nam bộ.

    Chú Ba
    Từ Ba Tàu có thể không phải là vì người Hoa đến Việt Nam trên ba chiếc tàu mà có thể vì người Hoa sản xuất và bán một số thứ có tên bắt đầu bằng chữ "tàu": tàu hủ, tàu phớ, tàu vị yểu... hoặc có thể vì nhiều người Hoa ở Việt Nam xưa kia đã gửi người con cả trở về TQ (người con thứ hai theo cách tính của người Nam bộ) để chăm sóc phần mả tổ tiên nên người ở lại Việt Nam trông coi kinh doanh sẽ là người thứ ba. Nhiều tua kê là ông hay bà ba này ba nọ nên từ từ người ta gọi chung là chú ba tàu (kê) chăng?

    Ba và Bảy
    Trong tiếng Việt ba và bảy có duyên đi chung với nhau:
    bánh trôi nước thì "ba chìm bảy nổi với nước non"
    đi nhậu thì "vào ba ra bảy"
    ngược lại tóc thì chải "mớ bảy mớ ba"
    Ngay cả Nguyễn Du cũng sính ba bảy với câu thơ mà chị em ta rất thích còn đàn ông thì không
    "Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường"
    Khuỵên Kim Trọng và Thuý Kiều tái hợp kết duyên xưa, có câu:
    Còn duyên này lại còn người
    Còn vầng trăng bạn còn lời nguyền xưa
    Quả mai ba bảy đường vừa
    Ðào non sớm liệu xe tơ kịp thì


    Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương. Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều lo)...
    Người ta chọn hai số này do chúng bắt đều bắt đầu bằng âm bờ và cộng lại thì bằng 10 là con số mà người ta xem là trọn vẹn, là tổng của các khả năng có thể có được. Mái tóc của bạn được xem là 10 thì bạn có thể chải theo kiểu thường bên 3 bên 7 hay bắt chước cụ Phạm Văn Đồng lấy đường ngôi giữa chia 5:5 cũng được.

    Anh Bảy

    Đầu xóm có chú Ba bán chạp phô thì cuối xóm phải có anh Bảy đen nhem nhẻm suốt ngày đi chăn dê lấy sữa bán cho Tây.Anh Bảy tính tình hiền lành dù có bị chọc ghẹo cở nào thì cũng nhe hàm răng trắng hếu ra cười đến nổi người ta phải chụp hình anh Bảy để quảng cáo trên tuýp kem đánh răng Hynos. Theo cụ Sễnh thì thời Tây chiếm Nam bộ thì nó chia dân không phải Tây mà cũng không phải ta làm bảy bang "sept congrégations". Dân Tàu từ thời Nguyễn đã có "thất phủ" nhưng có hai phủ dân số ít quá nên từ bảy phủ gom lại còn năm bang. Bang thứ sáu là Chà Chetty. Bang thứ bảy là Chà và, ma ní các loại. Chà Chetty cũng là giống dân Chà và nhưng vì bọn này cho vay cắt cổ, giàu có không ai bằng nên được ưu tiên xếp riêng một bang?
    Có thể vì xuất thân từ bang thứ bảy trong "thất bang" nên người Việt gọi các anh Ấn, Mã, Java...này là anh Bảy chăng?



    [​IMG]

    Đền thờ của anh Sáu Tàu kê
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TIẾNG VIỆT GỐC KHMER TRONG NGÔN NGỮ BÌNH DÂN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ -
    NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CA DAO [1]
    Th.S Trần Minh Thương [2]

    1. Đặt vấn đề
    1.1. Không gian văn hoá
    Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng, xen với các vùng trũng như Đồng Tháp Mười ở hai bên sông Tiền, tứ giác Long Xuyên ở phía Tây sông Hậu, là những hồ nước thiên nhiên góp phần điều hoà lưu lượng cho sông Cửu Long vào mùa nước nổi tháng 9, tháng 10. Ngoài khơi là vùng biển nông, có nhiều đảo và quần đảo như Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc..., cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.
    1.2. Chủ nhân văn hóa và ngôn ngữ
    Những năm cuối TK XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính vào kinh lý miền Nam. Đến năm 1779 thì cương vực của phủ Gia Định đã bao trùm toàn vùng Nam Bộ hiện nay. Kể từ thời điểm đó, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp, rồi tiến dần xuống vùng đất Cửu Long.
    Người Khmer ở ĐBSCL hiện nay ước khoảng 1.3000.000 người, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng (khoảng 400 ngàn), Trà Vinh (khoảng 320 ngàn), Kiên Giang (khoảng 204 ngàn), An Giang (khoảng 85 ngàn), Bạc Liêu (khoảng 60 ngàn), Cần Thơ (khoảng 39 ngàn), Cà Mau (khoảng 24 ngàn), Vĩnh Long (khoảng 21 ngàn)…
    Là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Khmer đã sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hoá, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Và chính trong đời sống cộng cư ấy, sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Khmer và tiếng Việt diễn ra như một quy luật tất yếu của ngôn ngữ.
    Trong bài nầy, chúng tôi không có tham vọng gì hơn là chỉ tìm đọc, và học thêm những chữ có liên hệ giữa tiếng của người Kinh và Khmer, liệt kê ra đây một số câu ca – vốn là lời ăn tiếng nói có trong dân gian, hầu truy tầm căn nguyên của chúng.
    2. Tiếng Viết gốc Khmer qua ca dao Tây Nam Bộ
    2.1. Những tiếng Khmer còn giữ nguyên gốc trong tiếng Việt
    Những chữ Việt gốc Campuchia thông dụng trong tiếng Việt. Dân Việt đã ký âm những chữ này bằng cách dùng mẫu tự tiếng Việt. Chúng ta đã dùng những chữ loại nầy vài thế kỷ nay, đến nỗi chúng ta không biết nó từ đâu mà có, chỉ cần hiểu nghĩa và dùng chúng như những chữ Việt thông dụng khác. Song, số lượng những từ ngữ nguyên gốc này xuất hiện trong ngôn ngữ phổ thông của tiếng Việt không nhiều.
    Xneng là dụng cụ đươn bằng nang tre, trúc của người Khmer, có hình như cái xuổng. Người bình dân dùng để xúc cá, tép ở những nơi có nước cạn, cỏ hoang mọc đầy. Câu hát của người nào đó đã cất lên vẳng văng trên cánh đồng thửa ruộng:
    Chiều chiều lấy cái xneng
    Lên đồng xúc cá hái sen một mình
    Ở một câu ca khác:
    Thằn lằn cụt đuôi ai nuôi mày lớn
    Dạ thưa thầy con lớn mình ên

    Khmer có êng: một mình, chuyển sang Việt ngữ mất chữ g thành ên cũng mang nét nghĩa một mình.
    Hay:
    Xa em nhớ vị sim lo
    Xa em nhớ khứa cá kho quê nghèo

    Sim lo (hay sum lo) là món canh của người Khmer nấu bằng bầu, hay lá bình bát dây, đặc biệt nó được nêm bằng mắm bò hóc (prahok), đây là từ người Việt mượn nguyên mẫu để sử dụng.
    Cái nóp đã gắn liền với quân dân Nam Bộ thành đồng. Nóp cũng là tiếng Khmer còn giữ lại nguyên gốc, nó chuyển sang tiếng Việt bằng phiên âm mà thôi:
    Vai mang cái nóp tay xách cái lọp cái lờ
    Về miền đồng chua nước mặn đặng nhờ miếng ăn

    Cái lộp theo tiếng Khmer là dụng cụ đan bằng tre, dùng để bắt cá tôm. Một đầu của lộp có hom bện bằng tre vót cỡ chiếc đũa ăn, hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được nhưng không thể ra. Nông dân miệt này ai cũng biết, cũng dùng lộp để bắt thuỷ sản.
    2.2. Những từ Khmer được Việt hoá
    Từ tiếng Khmer nhưng khi đi vào tiếng Việt, người Việt, người Hoa có cách phiên âm của riêng mình. Dần dần nó bị chuyển cả về hình thức ngữ âm, lớp từ này khá phổ biến trong ngôn ngữ bình dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. Có điều người ta nói, người ta viết nhưng ít khi chú ý nguồn gốc của nó có từ đâu.
    2.2.1. Những từ chỉ địa danh
    Trong số 13 tỉnh thành ở vùng đất Chín Rồng thì có đến hơn nửa trong số các danh từ riêng ấy hoặc là có từ gốc Khmer hoặc còn tồn nghi về gốc Khmer của nó. Có thể kể như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau,
    Từ vùng đất mũi còn vang vọng lời ca :
    Cà Mau khỉ khọt trên bưng
    Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um

    Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là Tuk Khmau, nghĩa là nước đen mà thành. Nguyên cớ là vùng rừng U Minh gồm Cán Gáo, Tân Bằng, Trèm Trẹm, Cái Tàu và phía bên hữu ngạn sông Ông Đốc, ..., nước ngập quanh năm, nước tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá mục của dừa nước, tràm, gừa ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn, ... nên nước màu vàng đậm như nước trà, nhiều khi đen, có mùi hôi và vị phèn chua, mặn, ...
    Về đất Ba Xuyên nghe câu hát :
    Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng,
    Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng,
    Chớ không phải anh vì bạc vì vàng mà thương.

    Theo Lê Hương thì Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ Srok Tréang có nghĩa là bãi sậy vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu. Ông còn nêu truyền thuyết khác, theo đó thì đất này (tại ấp Sóc Vồ ngày nay) vào thời Nguyễn, giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua dùng làm kho chứa bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực chống lại triều đình. Do đó Sóc Trăng là do chữ Srok Kh'leang đọc trại mà ra.

    Vương Hồng Sển lại cho rằng: Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vinh Ky thì Sốc Trăng (Sóc Trăng) là tên dân gian của Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc Khmer là Péam prêk sròk khlẵn (di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). Péamvàm, prêksông, sròksốc, khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua Cơ Me (Khmer) có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ sốc biến ra chữ sông, chữ kh'leang ra trăng và đổi thành nguyệt. Nhà học giả này còn khẳng định Sóc phải viết có dấu ô, tức Sốc mới đúng!
    Qua cầu Rạch Miễu đến quê hương Đồng Khởi, xứ dừa :
    Bến Tre nhiều gái má hồng
    Không tin thì xuống Mỹ ***g mà coi
    Theo cụ Vương Hồng Sển thì Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất nhiều cá tôm, cho nên xưa, người Khmer gọi là Srok treay (đọc là sốc tre), nhưng sau này người Khmer gọi theo người Kinh là bến có nhiều tre để phân biệt với địa danh Cần Thơ, cũng có nhiều tre, người Khmer gọi tre là rusei, nên có hai địa danh rành rẽ: prêk rusei (sông tre): chỉ Cần Thơ/ prêk kompong rusei để chỉ Bến Tre. Hội nghiên cứu cổ học Đông Dương, năm 1903 ấn hành quyển khảo cứu đặc biệt (monographia) về tỉnh Bến Tre trong đó có đoạn (lược dịch): Bến Tre xưa, người Khmer gọi là sốc tre … vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Cụ Sển cho biết thêm “theo tôi (tức Vương Hồng Sển) đây là dịch sai hai chữ Bến Tre. Tre đây là treay của Khmer, phải dịch là cá (…). Lẽ đáng gọi Bến TreNgư Tân, hoặc Bến Cá: srok kompong treay”.

    Mỹ ***g là địa danh nổi tiếng với nghề làm bánh tráng ở đây (Bánh tráng Mỹ ***g, bánh phồng Sơn Đốc). Mỹ ***g có nguồn gốc từ chữ Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn.
    Ngược lên vùng Bảy Núi, có câu:
    Anh về xứ Chắc Cà Đao
    Bỏ em ở lại như dao cắt lòng

    Chắc Cà Đao: Tên một con rạch và cũng là tên một chợ nhỏ (nay là thị trấn An Châu) gần thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Học giả Vương Hồng Sển, ghi lại hai giải thích là:
    Theo ông Nguyễn văn Đính, thì địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng nầy xưa kia có nhiều cua. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao do chữ Prek Pedao; Prek = rạch; pédao = loại dây mây; rạch có nhiều dây mây.
    Và ông nghĩ rằng giả thuyết của Nguyễn Văn Đính hợp lý hơn.
    Trở lại Tiền Giang khảo chứng từ Mỹ Tho:
    Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
    Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
    Anh về học lấy chữ nhu
    Chín trăng em đợi mười thu em chờ

    Người Khmer thời trước gọi vùng đất Mỹ Thosrock mé sa, mi so (di cảo Trương Vĩnh Ký trong Le Cisbassac). Nghĩa là xứ (srock) có nàng con gái () có nước da trắng (sa, so). Khi sang Việt ngữ, dân gian gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ srock,chỉ còn giữ lại mi so và biến âm sang mà thôi.
    Vượt cầu Cần Thơ về lại Phong Điền:
    Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng Phong Điền
    Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
    Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê

    Vương Hồng Sển khẳng định chắc chắn rằng Cái Răng là vùng kênh rạch ngày trước có nhiều ghe của người Khmer chở cà ràn đi bán. Cà ràn là lò bằng đất nung, có hai phần, phía trước rộng là chỗ chứa củi đang chụm, vừa là nơi chứa tro và than đỏ để làm thành cái bếp nướng (nướng kẹp tre), và phần lò lửa, trên miệng có gắn 3 cái chấu (ông táo) để bắc nồi ơ. Cà ràn thông dụng trong vùng Tân Châu, Châu Đốc…, ở nhà sàn, đáy của cà ràng giữ vai trò bảo vệ cái sàn chống hoả hoạn. Tương tự, cà ràng cũng rất được dân chài lưới, hoặc những ghe có người sống như nhà lưu động ưa dùng vì tiện lợi. Chính từ cà ràn được các bản đồ thời Pháp phiên âm thanh caran và biến âm dần thành Cái Răng như ngày nay.
    Vàm có nguồn gốc từ tiếng Khmer: péam = cửa sông, nơi một con sông nhỏ (rạch) chảy vào con sông lớn. Ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ có nhiều sông rạch, do đó có rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ vàm như: Vàm Cống (thuộc Đồng Tháp), Vàm Nước Trong (Kiến Hòa), Vàm Sông Thượng (Cần Thơ), Vàm Nao (An Giang), Vàm Tấn ở Sóc Trăng
    Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao
    Cho anh xin chút má đào của em

    Trương Vĩnh Ký có nói chữ péam trong tiếng Khmer có nghĩa là vàm thì theo ông Vương Hồng Sển, dẫn theo La Cochichine et ses habitants của Baurac, trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối 1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn (péam senn), là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ Trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt.... tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối, đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong.... Đại Ngãi là từ Hán Việt của địa danh này.
    Ở một câu ca khác:
    Nước Ba Thắc chảy cắt như dao
    Con cá đao bổ nhào vô lưới
    Biết chừng nào anh mới cưới đặng em

    Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký, Ba ThắcPăm prek Bàsàk. Đây là tên gọi tiếng Khmer của một vị thần hay còn gọi là nặc tà, ông tà của người Khmer, có miếu thờ ở Bãi Xàu cũ. Đại danh Ba Thắc bên Campuchia cũng có. Tương truyền ông Ba Thắc là một vị hoàng tử người Lào đến sống vùng đất trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên ngày nay. Khi ông chết người dân quanh vùng lập miếu thờ. Lúc đầu miếu được cất theo kiến trúc Khmer bằng cây nhưng về sau, năm 1927, ông Lê Văn Quạnh và một số thân hào trong vùng đã cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng bán cổ bán kim và đề là Ba Thắc Cổ miếu. Di tích này đến nay vẫn còn.
    Còn rất nhiều địa danh trong các câu ca dao miệt này, nhưng do khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ liệt kê những địa danh ấy và nguồn gốc Khmer để tham khảo: Bạc Liêu có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Pooeu, nghĩa là cây lâm vồ (cây bồ đề – cây linh thiêng của đồng bào Khmer bởi họ cho rằng dưới gốc cây này Đức Thích Ca hoá Phật), người Triều Châu là chuyển âm thành Pô Léo có nghĩa lính Lèo, lính Lào, (Ai Lao) ; Vĩnh Long ( đất này người cố cựu còn gọi là đất Vãng gần với Vũng. Từ địa danh Vũng LuôngKompong Luông; biến dần ra Vũng Luông, rồi Vãng Luông. Tên Vĩnh Long có từ năm 1832 khi vua Minh Mạng đổi ra Hán tự); Đồng Tháp Mười (tiếng Khmer là Thnor Mo Roy nghĩa là đường lộ (thnor), số 100 (mo roy), Đồng Tháp Mười còn có tên khác nữa là Présah Préam Loveng); tiếng Việt gọi Đồng Tháp Mười tức chỉ vùng đồng có cái tháp mười tầng, hiện tháp đã không còn, chỉ còn lại vết tích của nền đất và trong ký ức của những lão nông tri điền; Châu Đốc (người Khmer gọi là srôk (xóm, xứ) méât (miệng mồm) cruk (heo): xứ miệng heo; Kế Sách, một huyện của Sóc Trăng, nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer: k'sach; Sa Đéc, thị xã của tỉnh Đồng Tháp xuất phát từ Phsar Dek, phsar là chợ, dek là sắt); Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer: Préah trapéang, và gắn liền với sự tích: không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên. Trapéang được Việt hóa thành âm Trà Bang, rồi Trà Vang, sau bị nói trại thành Trà Vinh. Ở vùng Ngã Năm (Sóc Trăng) đi Long Mỹ (Hậu Giang) cũng có địa danh Trà Ban (trapéang: ao vũng) cùng nét nghĩa và nguồn gốc vừa phân tích, …

    2.2.2. Những danh từ chỉ động, thực vật, đồ vật
    Ngoài những địa danh có nguồn gốc từ tiếng Khmer đã được Việt hoá còn có những từ gốc Khmer khác chỉ các loài động, thực vật hay đồ vật cũng đi vào ngôn ngữ tiếng Việt và tham gia bình đẳng trong các hoạt động giao tiếp thường nhật.
    Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
    Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
    Cá chốt, tiếng Khmer là trey kanchos, khi đi vào ngôn ngữ phổ thông nó đã được Việt hóa thành chốt.
    Tương tự là từ cá lóc trong câu ca:
    Trời mưa mát đất, con cá lóc nó thoát khỏi nò
    Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ
    Vậy chớ mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm
    Tiếng Khmer có trêy rot chỉ một loại cá nước ngọt, cá này có rất nhiều ở vùng đồng bằng Cửu Long. Ở Bắc, Trung Bộ gọi là cá chuối, cá quả, cá tràu, …

    Ghe bầu dùng chỉ một loại ghe lớn. Tiếng Khmer có xòm pầu tức ghe bầu; nói chi xòm pầu nghĩa là đi ghe bầu. Ca dao có câu:
    Con quạ nó đứng đầu cầu
    Nó kêu bớ má ghe bầu vô chưa?
    Một loại ghe khác là ghe chài, danh từ ấy cũng được kết hợp hết sức độc đáo:
    Chú tôi trồng mía trồng khoai
    Bớ thím ghe chài lấy chú tôi không?

    Thím ghe chài là hình ảnh hoán dụ chỉ người đàn bà đi trên ghe. Ghe chài là loại ghe có trọng tải lớn. Khmer có từ tuk pokchay. Tuk là tiếng Khmer nghĩa là ghe; còn pokchay nghĩa là chở đủ thứ, đó là tiếng Triều Châu đã được Khmer dùng như là tiếng Khmer. Người Việt dịch chữ tuk ra chữ ghe, nhưng lại mượn chữ pokchay đọc thành chài. Theo Bình Nguyên Lộc người Khmer còn gọi ghe chàithwe.
    Và đây,
    Trắng da vì bởi má cưng
    Đen da vì bởi em lội bưng vớt bèo
    Bưng được Việt hóa từ chữ trapéang : vũng, ao ; lúc đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng lại kết hợp với từ Hán Việt biên (bờ phía ngoài) rồi đọc thành bưng biền,

    2.3. Những từ ngữ không xác định được nguồn gốc
    Đây là những từ vừa đồng âm vừa đồng nghĩa với tiếng Việt. Chúng tôi tra cứu nhiều tài liệu và đồng thuận với nhiều ý kiến cho rằng khó bề xác định những từ này có gốc từ tiếng Khmer được tiếng Việt vay mượn hay ngược lại nó có nguồn gốc từ tiếng Việt, được đồng bào Khmer vay mượn. Xin nêu một số ví dụ tiêu biểu sau đây:
    Chuối non vú ép chát ngầm
    Trai tơ đòi vợ khóc thầm ban đêm
    Ép là đẩy dính sát vào nhau, làm áp lực, người Kinh dùng từ ấy, trong khi người Khmer có tiếng ép, bòng–ep, cùng nghĩa.
    Canh chua điên điển cá linh
    Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon

    Cá linh (không rõ Khmer – Việt hay Việt – Khmer, bởi trong ngôn ngữ Khmer cũng có từ linh: chỉ loài cá!)
    Xuống lên lên xuống đã quen
    Bông tai hai chiếc tòn ten anh mua tặng mình.
    Trong ngôn ngữ Khmer có tòn tenh oi cham, tức lặp đi lặp lại nhiều lần cho dễ nhớ, chuyển sang chữ tòn ten của Việt ngữ có nghĩa là lủng lẳng. Không biết ngôn ngữ nào vay mượn của ngôn ngữ nào ?
    Một số câu hát quen thuộc khác:
    Bình Đông là xứ quê mùa
    Đi thăm cháu ngoại một vùa cà na

    Tiếng Khmer kêu cà nakana. Cà na là loại cây có loại màu đen, có loại màu xanh lợt, có loại màu trắng. Cà na trong tiếng Việt còn được gọi là tráp (Bắc Bộ). Cà na là từ ngữ trở thành tên gọi của một chi trong khoa học thảo mộc (canarium), bắt nguồn từ tiếng Nam Dương (Indonesia), Khmer hoặc Việt?
    Thầy anh lên xuống xuống lên
    Theo anh, em biết xui hên thế nào?
    \
    Hên: may mắn. Khmer có hêng, vừa đồng âm vừa đồng nghĩa. Như vậy hên chắc chắn là từ ngữ của miền Nam, có phải gốc Khmer hay không thì chưa chắc chắn (?)
    Tiếng Khmer có ak hay k–ak là con diều. Người Việt gọi chim ác là là một loại chim săn như ó, diều, có lông trắng, thân hình nhỏ, có giọng la nhức tai mỗi khi chúng chạm trán với nhau.
    Ngó lên con ác lăng xăng
    Có đôi chim sẻ đang quần với nhau

    Người Việt nói ém: dấu mất, Khmer cũng nói ém cùng nghĩa. Chúng ta hãy xem câu ca mang chức năng hài hước sau đây:
    Anh như du kích ém quân
    Chờ khi trăng lặn mới … mần với em!

    3. Kết luận
    Một là, ngoài hệ thống từ Hán Việt, các từ vay mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp thì tiếng Khmer là một bộ phận có mặt và tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt. Có số ít vẫn được dùng được dạng thức phiên âm, số khác được chuyển sang ngữ âm Việt ngữ. Chúng có nguồn gốc từ Khmer, nhưng chúng ta dùng quá lâu đời nên đã hoàn toàn Việt hoá, chúng ta không hề nghĩ đến đó là những chữ ấy có nguồn gốc từ đâu. Nhiều hơn cả là lớp từ vựng mà cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer đều tồn tại, vấn đề ai mượn của ai tức nguồn gốc chính xác của nguyên ngữ là vấn đề được đặt ra những không dễ giải quyết thấu đáo. Hy vọng sẽ đi sâu hơn đề tài này vào một dịp khác.

    Hai là, qua ngôn ngữ, cụ thể hơn là ngôn ngữ ấy ẩn chứa trong những câu ca lời hát của bình dân miền quê Tây Nam Bộ chúng ta có thể nhận định sự giao lưu văn hoá, ngôn ngữ diễn ra một cách tự nhiên của hai chủng tộc sống gần nhau, và là một điểm đặc thù của nền văn hóa các tộc người trên thế giới.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển (2 quyển thượng và hạ), Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1970.
    2. Lê Giang (sưu tầm – sưu tập – biên soạn), Bộ hành với ca dao, Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh, 2004.
    3. Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ, Nguồn Xưa xuất bản, 1971.
    4. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb Văn hóa, tp Hồ Chí Minh, 1993.
    5. Lê Ngọc Trụ, Tầm nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
    6. Nguyễn Hy Vọng, Tự điển nguồn gốc tiếng Việt. CD, Tác giả phát hành. California, USA, 2005.
    7. Trần Minh Thương, Tiếng Việt góc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miền Tây Nam Bộ – nhìn từ góc độ ca dao, http://namkyluctinh.org/




    [1] Bài đăng trên Nguồn sáng Dân gian số 3, 2011
    [2] Cựu sinh viên, lớp Sư phạm Ngữ văn K 15, hiện là giáo viên Trường THPT Mai Thanh Thế, Sóc Trăng
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Qua Tiếng Việt trong lịch sử thật khó tìm ra đuợc 1 bài tổng hợp hơn hẵn bài này:

    Tiếng ta lang thang

    * Trần Chiến


    Ngôn ngữ chứng tỏ gốc văn hóa của một dân tộc, xem nó dày mỏng đến đâu, “ăn cóp” cái gì của nước người.
    Căn cứ vào câu này mà nhìn tiếng Việt ta thì phải rất tự ty. Nam Giao Học Tổ là một ông Trung Hoa, có dễ trước khi Sĩ Nhiếp đem chữ Hán sang thì sử chỉ là huyền thoại, truyền thuyết truyền mồm nhau, ông kể khác cụ, truyền từ bố sang con đã thất bản lắm rồi. Có chữ, tức chữ Hán, sau lại có đạo, tức đạo Khổng đạo Phật đạo Lão, mọi thứ được “chỉnh đốn”. Sự học mới cho phép mở ra khoa thi, chọn người tài nói năng, nghĩ ngợi lắm lúc hệt những khuôn mẫu trong sách vở Bắc quốc.

    Dường như phải ở cạnh một Trung Hoa lắm tham vọng mà nảy nở ra những phản ứng (?) tự tôn, hoặc một nhu cầu tự vệ văn hóa.
    Chữ Nôm được hình thành, rồi chính thức khai sinh, có thể trở thành một “biểu tượng dân tộc” nhưng dường như chưa đủ tầm để thế chữ Hán. “Dòng” Hán Nôm vì thế ra đời chăng?

    Kể ngần nấy ra thì thấy tự ty, không mạnh miệng dân mình có gốc rễ ngôn ngữ sâu xa. Nhất là khi xem phim Tây du Trung Quốc làm, thấy Tôn Ngộ Không cứ “sư phò” mà réo Đường Tăng; từ đấy mà sang “sư phụ” có một téo.

    Nhưng rồi ta lại có chữ “TIẾP BIẾN VĂN HÓA” nó hỗ trợ, chống lưng cho. Lấy này kia trong văn hóa của người thành của mình thì có gì phải xí hổ, nhất là khi “phát huy” chúng lên thành những điểm mạnh còn hơn cả ở đất gốc.
    Sự nhào trộn cả tam giáo được gọi rất khéo là “đồng nguyên”, “phối kết hợp” với đạo Mẫu thuần bản địa vẫn cho ra tâm hồn dân tộc đấy thôi. Kíp khi ông nhà văn Mác-két “tung” ra khái niệm “văn hóa lai” thì mọi thứ ổn cả
    Cả châu Mỹ hợp phối văn hóa da đỏ với những “thức”của châu Âu, do các chị trốn tù anh đào vàng lão quý tộc thất sủng đem sang, chả sống khỏe đây thây, việc gì mà ta xét nét mình quá nó mất cả hồn nhiên đi.

    Trên đây là chút chút mào đầu “ný nuận” cho sự kể tiếng ta trôi thế nào.
    Và cũng chỉ kể những gì được những cái người chứng kiến kể lại thôi, xa xưa nữa đâu có tường…

    *

    Khoảng năm 1915-1917, những hoạt động khoa cử theo Nho giáo cuối cùng diễn ra. Giai đoạn phổ biến tiếng Pháp cho tầng lớp trên, sau đó là Quốc ngữ cho đại chúng bắt đầu. Quốc ngữ, trên một chừng mực, mang theo tinh thần dân tộc, được cách mạng tận dụng triệt để trong công cuộc chống ngoại xâm, đã có sức sống mạnh mẽ. Vả chăng nó có những lợi thế rõ ràng để phổ cập: đánh vần được, âm thanh thì vẫn ta mà con chữ lại “gần gần” của người Tây phương. Tức là học nó rất dễ, nâng cao dân trí, tuyên truyền cách mạng nhanh chóng. Trong thôn hương, bên cạnh những ông đồ lại có trí thức bình dân, trình độ cao hơn cộng đồng nhưng “ăn nói dễ hiểu, ít tầm chương trích cú”.
    Giáo sư Đặng Văn Ngữ kể chuyện khi trở về nước, thấy dân làng nọ phải đánh vần “a bờ cờ” được mới có thể đi qua trạm kiểm soát để vào chợ, ông đã run lên vì cảm động.

    Tuy chả phải độc tôn, chủ yếu ở tầng lớp trên, tiếng Pháp vẫn là tấm “thông hành” để trở thành trí thức thượng lưu hay chiếm vị trí quyền lực thực sự trong bộ máy cai trị (chỉ chữ Nho không thì nhiều khi chỉ có hư quyền).
    Chả thế mà có một tầng lớp làu thông cả Nho lẫn Pháp, như “Tứ hổ Tràng An” Quỳnh - Vĩnh - Tố – Tốn, không chỉ có thể phiên dịch mà còn tư duy được bằng hai ngữ ấy.
    Nhưng chữ Nho “đứt” dần. Văn hoá Pháp, lợi quyền làm quan quyến rũ lớp người trẻ. Người Việt, hình như không có âm “pờ”, bắt đầu làm quen với “pin”, “pích”, “poóc – ba – ga”, “ping – pông”, “pê – nan – ty”...
    Người “có chữ” là phải biết đến chấm, phảy, xuống dòng, mệnh đề, khác hẳn mấy sinh đồ trẻ đố nhau đánh dấu một văn bản. Giới bình dân biết đến những “xà phòng”, “phi dê” đã Việt hóa, hát “Học sinh cao bồi mặc áo sơ mi ca rô” rất thuần thục.

    Giống như mọi xứ, sự tiếp biến ngôn ngữ ở ta cũng có sắc thái hài hước, tức là pha trộn theo nguyên tắc phải gây cười. Các cụ Nho – Tây làm thơ tứ tuyệt bằng âm “tây” rất đúng âm luật:

    Đờ puy cờ giơ tơ cổn nét (# Depuis que je te connait)

    Giuýt ki xì xít xết an nê (# jusque ici six sept année)

    Ẳng tăng đồng xíp lê xà lúp (# Entendont sipplet chaloupe)

    Tú xơ là xà cúp mông cơ (# Tout cela ca coupe mon coeur)

    (Từ khi em biết anh đến nay đã sáu bẩy năm rồi, (giờ) nghe tiếng còi tầu thuỷ thét vang như xé tim em)

    Đây chắc là “cõi lòng” của một “me” khi gã “quỷ hồng mao” “ngược” về trời tây.
    Có những câu khác, mang sắc thái chế giễu nhiều hơn, nhắc lời bồi ta tả con cua cho chủ tây:
    “Luý to cẩm manh, luý a uýt cẳng đơ càng, (Lui To comment, Lui a huit cẳng deux càng)
    luý cắp đau chết cha, rô ti luý thơm cẩm nước hoa,
    măng giê luý bố cu bồng quên chết”, tức là
    “nó to bằng bàn tay, tám cẳng hai càng
    nó cắp đau chết cha, rán nó lên thơm như nước hoa,
    ăn nó ngon quên chết”.
    Lại có những “từ” được phiên sang âm Hán, chả biết nghiêm túc đến đâu, như gọi máy chữ là “cơ khí tự”, đánh máy chữ là “đả cơ khí tự”, người đánh máy là “đả cơ khí tự viên”.

    Rồi đánh Pháp, tinh thần dân tộc, tinh thần giai cấp trên hết, tiếng Tây lắm lúc như hủi. Những đốc tờ thầy cãi theo kháng chiến gặp nhau nói tiếng Tây như ăn cắp, chỉ sợ bị đánh giá. Chiến dịch Biên giới nổ ra, cùng với những ảnh hưởng của Trung Quốc, âm Hán (bạch thoại?) hoặc trở lại hoặc tràn vào, như “phương vị” của pháo binh, “thổ cải” thời cải cách ruộng đất. Những “hoả xa”, “lý trình” của ngành giao thông còn mãi đến ngày nay.

    Tiếng Nga có vị thế từ những năm sáu mươi, lưu học sinh mang về, nhà trường cũng dậy. Văn hoá Nga làm thổn thức bao thế hệ, lính đánh Mỹ ra trận nhiều người trong ba lô có thơ tình Ôn – ga Béc – gôn. Nhưng quá khó, và việc dậy dỗ cũng tam khoanh tứ đốm, nó chưa kịp mọc rễ đã bị tranh chỗ khi thời thế thay đổi.
    Phải nói là trong khoảng ba chục năm của thế kỷ trước, từ ’60 đến ’90, việc dậy ngoại ngữ trong trường phổ thông, đại học ở Hà Nội tạo ra một lớp trí thức “kinh qua” cả Trung Nga Anh Pháp văn nhưng ngữ nào cũng ngọng.
    Chữ Hán thì hoàn toàn mù tịt rồi, thành thử vươn ra thế giới hiện đại thì khó quá, mà quay về với quá khứ lại tắc tị. Nghĩa là nẻo vào các nền tri thức khác bít kín. “Tắm ao ta” nghìn phần trăm, tù đọng.

    Tiếng Nga nay còn lại trong người vui tính, có lẽ là những “Tình hình xây chác (сейчас) (bây giờ) có gì nố vưi (новое) (mới)?”, hay “I a tôi cũng tố gie”.

    Vụt cái đã sang thời của tiếng Anh. Nói thế vì bao người “sôi Nga nấu Pháp”, thoắt cái thấy mình lạc hậu. Tài liệu, thông tin, MÔI TRƯỜNG làm ăn, giao tiếp..., đâu đâu cũng là “thằng” Ăng lê. Cách chuyển ngữ tạo ra những thắc mắc kiểu sao cái nhà cao lại gọi “tháp”, cái nhà thật to gọi “thành phố”… Thế kỉ XXI sập đến với những “com piu tơ”, “lép tóp”, mạng “gút gồ”, chả biết tiếng Anh thì “thôi rồi nghỉ cho khoẻ”.
    Những chuyên gia lành nghề phải nhả suất du học cho đứa trẻ ranh. Những bộ trưởng về hưu cố một học bổng Anh quốc. Những giáo viên tiếng Nga đang nuôi con nhỏ giằn lòng chuyển sang tiếng Anh.
    Không chỉ là chìa khoá mở vào tri thức, văn hoá, nó còn là phương tiện sinh nhai hay tiến thủ đến quyền lực.

    *# Từ “nấu Pháp, sôi Nga” đến đụng "ANH", em ỏn ẻn

    Lại giống cách nay dăm bẩy chục năm, con đường phổ biến tiếng Anh cũng có sắc thái hài hước. Học sinh, thanh niên, do nhu cầu học mà chơi, chơi mà học, “sáng tạo” ra những “giải pháp thông dịch” đánh đố nhau.
    Sugar you you go, sugar me me go là gì ? (# Ngày nay Ng Anh hay nói Honey you you go, Honey me me go " rất gần tiếng việt: Có lẻ nọc ong & Cá.. **** gặp nhau thì fải " & “Rùng rợn” hơn:
    I love toilet you go go là gì ?
    I love toilet you go with me là .
    Nhả nhớt, nghịch ngợm, dường như là một phẩm chất không thể thiếu của sự TIẾP BIẾN VĂN HOÁ nghiêm túc.

    *
    Trôi giữa các dòng chẩy không thể nói là hiền hoà, tiếng Việt ta đã tiếp nhận, biến đổi thật nhanh. Sinh ngữ như một cơ thể hồn nhiên, chịu ảnh hưởng của thời thế - cái liên tục thay đổi.
    Và càng là đô thị thì thay đổi càng chóng mặt. Có cái cảm giác người Việt tiếp nhận những ảnh hưởng ngôn ngữ rất hồn nhiên, và bộc lộ luôn sự tự ty về văn hoá. Thứ tiếng cổ, thuần khiết chỉ còn nơi những bà còng tỉ mẩn gà qué ở quê, cụ mà lên tỉnh khéo lắm khi thành ra đi nước ngoài.
    Lắm nhà văn, lắm ông nghiên cứu ngôn ngữ thích đôi hồi với các cụ là vì sợ tuột mất những nôm na, phương ngữ...

    “Trôi” về đâu, như thế nào, thì rất bộn bề, và nó dành cho nhà nghiên cứu. Trên phương diện một nhà báo, người viết cứ “dựng” tạm lên mấy xu hướng sau:

    - BÌNH DÂN HOÁ. Cách nói, viết không cần chuẩn, cốt hiểu được. Từ mới phát sinh theo những “quy luật” thật vui: “vấn nạn”, “cảnh báo”, “hơi bị hay”... Do tiếng Việt dậy trong trường phổ thông, thậm chí trường báo chí khá nham nhở, nhiều tòa soạn dùng bài sử dụng từ sai, câu không đủ thành phần. Quy tắc viết hoa, phiên âm dường như không có.
    Nhiều hàng ăn, có lẽ nghĩ đến câu “ăn cơm Tàu”, dựng biển có chữ “quán” sau cùng, thậm chí cả “DÂN TỘC QUÁN” dù cách ghép từ này chả hề dân tộc. Văn viết là vậy, văn nói – chủ yếu trên truyền hình – lại càng lơ lớ. Lơ lớ nhưng lại là thời thượng.

    - Quốc tế hoá. THỜI TIẾNG TÂY, người đô thị học nói “phi dê”, “gác đờ bu”, “sếp”. Sang thời nay, câu bị động sử dùng nhiều: “Nàng bị quấy rối ******** bởi giám đốc”, “hội ăn thịt chó dẫn đầu bởi kẻ vừa trúng mánh...”. Chả biết đến một lúc người ta có nói “mắm tôm dậy mùi bởi chanh” không? “Đến từ” là một cách nói sành điệu thì vừa rối rắm lại rất đáng ngờ về sự chính xác. “A. xếp sau B. trong danh sách phá lưới với 3 bàn ít hơn” thật lơ lớ nhưng rất được ưa dùng.
    Sắc thái, tiếng vang trong âm nước ngoài thấy rõ trong những “xâu (show) diễn”, “đi toa lét”, “nâu (no) vấn đề”... Lối thoại cộc, ít từ phái sinh kiểu “à ư nhỉ nhé”, có lẽ ảnh hưởng từ văn hoá bình dân Mỹ được dùng nhiều. Và một điều không thể không lan đến tiếng ta là cách xưng hô dân chủ, ít tôn ty, chỉ dùng có vài đại từ nhân xưng của người Âu Mỹ.
    Có thể vì điều này mà những người của công chúng, khi xuất hiện trước đám đông thường xưng tên, vừa giản tiện vừa không mất khiêm nhường. Cái cách xưng tên này cũng được đã vài lão sáu mươi sử dụng, đã sinh ra hiệu quả hài hước.

    - Cá thể hoá. Những tập người khác nhau về tuổi tác, văn hoá, tầm mức kinh tế... có cách “lập ngôn” khác nhau rõ ràng. Rõ nhất là trong câu thoại, diễn ra trong cộng đồng của họ. Văng tục đa phần bị cho là thiếu văn hoá, nhưng nhiều người bảo không thể trộn nó với cách nói tục; “nói” khác với “văng”, có chọn lựa, để thể hiện một nội dung không có cách thể hiện khác.
    Báo “Người cao tuổi” không “híc híc” như “Hoa học trò”, báo Đảng nghiêm trang, giọng giầu chính luận hơn báo đoàn thể. Cùng một báo, chuyên mục này luôn phải giữ tính định hướng, giáo huấn, trong khi chuyên mục khác cứ phải bông phèng mới xong.
    Lứa 8X nói khác lứa 9X. Lại có loại “văn” chít chát, nhắn tin, tất nhiên lấy ngắn gọn làm đầu, tỉ như “j” là “gì”, “ko” là “không”, “k” là “nghìn (đồng)”. Có người đặt vấn đề về vai trò “văn mạng”, nhưng cho đến lúc này, những “tác phẩm” đa lên mạng mà đứng lại được đều phải chỉn chu cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
    Còn đâu, do chả ai biên tập, chả phải chịu trách nhiệm nhiều lắm, đa phần mỏng manh trước thử thách trường tồn; nghĩa là giá trị chính của mạng vẫn là ở chỗ “ai đến ai đi cũng được”, nghĩa là còn lâu nó mới trèo được đến vị trí của “văn học giấy”.

    *

    Tiếng Việt dễ tiếp nhận các ảnh hưởng, và người Việt cũng hồn nhiên giữa các tiếp biến. Vì thế, rất khó đoán các xu hướng trên phát triển đến đâu.
    Nhưng chúng ở ngoài ta, ghét hay thích chúng cứ độc lập vận động. Sinh ngữ là vậy, luôn luôn mở, ngọ nguậy đón chào không nghỉ, cái vừa là mới đã có thể thay bằng cái khác. Có lẽ vì thế mà sách, tạp chí, nhất là báo (báo mạng thì “thôi rồi”) không ai có thể chuẩn hoá được việc viết hoa, ĐỂ NGUYÊN HAY PHIÊN ÂM tiếng nước ngoài...
    Không ổn định tức là không định hình, thì chuẩn hóa thế nào, dù ai ai cứ gào lên mãi.

    Tác giả gửi cho viet-studies

    * fần # là của Ng Post
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngọt sắt hay ngọt sắc?

    Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?
    22/03/2014 02:30 (GMT + 7)


    TT - Một số phụ huynh lớp 4 ở Tiền Giang đang hoang mang vì dạy con học chính tả theo sách giáo khoa nhưng khi thi đáp án lại khác với trong sách.

    Chị N.T.K.T. kể ngày 20-3, con chị thi môn chính tả, sau đó về khóc cho biết làm bài theo sách giáo khoa và giống như mẹ dạy nhưng cô giáo nói sai rồi. “Theo lời con tôi kể, trong bài thi chính tả, cô giáo có đọc đoạn: “... Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắc, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt” (Trái vải tiến vua, Vũ Bằng). Khi cô giáo đọc thì phát âm là “sắc” nhưng vì trong sách giáo khoa dạy là “sắt” nên dù nghe “sắc” nhưng con tôi vẫn làm theo sách giáo khoa đã dạy. Đến khi hỏi giáo viên đáp án là gì thì câu trả lời là “sắc”. Tôi tra từ điển Tiếng Việt cũng là “sắc”. Vậy tôi có nên tiếp tục tin và dạy con theo sách giáo khoa không?” - chị T. hỏi.

    Bà Trần Thị Quý Mão, phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết trường hợp này là do sách giáo khoa sai chứ không phải do đề sai. Tuy nhiên không hiểu sao trong lúc dạy giáo viên không phát hiện. Sở đã có văn bản báo về các trường, yêu cầu các trường lập biên bản giải quyết vấn đề theo hướng dù học sinh có viết sai đáp án vẫn được hưởng trọn điểm của từ đó. Đồng thời sở cũng đã chỉ đạo các phòng giáo dục, yêu cầu các trường lưu ý giáo viên trong quá trình giảng dạy nếu gặp bất kỳ trường hợp sai nào phải báo ngay với bộ phận chuyên môn của sở để kịp thời nghiên cứu sửa chữa, bổ sung. “Trách nhiệm của giáo viên là nhắc ngay cho học sinh và cho các em sửa ngay vào sách giáo khoa” - bà Mão nói thêm.

    THÚY HẰNG

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/599212/sach-giao-khoa-sai-hay-giao-vien-sai.html
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc”?


    TT - Sau bài báo “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” (Tuổi Trẻ ngày 22-3), chúng tôi nhận được thư của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

    Báo Tuổi Trẻ ra ngày 22-3 có đăng bài “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” của tác giả Thúy Hằng, phản ánh thắc mắc của một số phụ huynh học sinh lớp 4 ở tỉnh Tiền Giang về việc đáp án bài thi chính tả “Trái vải tiến vua” của nhà trường khác với sách giáo khoa (SGK). Cụ thể như sau:

    - SGK viết: “Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (Tiếng Việt 4, tập hai, tr. 51)

    - Đáp án bài chính tả của nhà trường lại là “ngọt sắc”.

    Là chủ biên SGK Tiếng Việt 4, tôi xin báo cáo quý tòa soạn và độc giả là đoạn văn “Trái vải tiến vua” được dẫn từ cuốn Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng (NXB Kim Đồng, 1999, tr. 49; biên tập sách: Nguyễn Quang Lập). Nhà văn viết là “ngọt sắt”, chứ không phải “ngọt sắc”. Khi chọn đoạn văn vào SGK, chủ biên, tác giả và biên tập viên đã bàn thảo khá kỹ về từ này.

    Theo chúng tôi, nhà văn Vũ Bằng là người Bắc, do đó ông không thể lẫn “sắt” với “sắc” như người sử dụng phương ngữ Nam bộ. Giả sử có lỗi của nhà in thì Vũ Bằng cũng phải yêu cầu đính chính và khắc phục trong những lần in sau, bởi vì đây là cuốn sách tâm huyết mà ông “thành mến tặng” người vợ thân yêu ở Hà Nội “để thay lời ai điếu”.

    Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không có các từ “ngọt sắc” và “ngọt sắt”. Nhưng đặt trong văn cảnh, có lẽ viết “ngọt sắt” (“sắt” có nghĩa là “sắt lại”) phù hợp hơn với cảm nhận “nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”.

    Trong lần xuất bản gần đây nhất (năm 2007), NXB Kim Đồng vẫn giữ là “ngọt sắt” (tr. 77-78).

    Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý báo và quý độc giả.

    GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/599647/ngọt-sát-hay-ngọt-sác.html
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tôi nghĩ rằng từ đúng là “ngọt sắc”
    Tuổi Trẻ - 26/03/2014 07:57

    TT - Đó là ý kiến của GS-TSKH Nguyễn Đức Dân sau bài phản hồi của chủ biên SGK Tiếng Việt 4 của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc” - Tuổi Trẻ 25-3).
    [​IMG]
    SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, trang 51 (NXB Giáo Dục - 2005) vẫn dùng từ “ngọt sắc”


    Trong Trái vải tiến vua của Vũ Bằng có câu “... Đặt lên lưỡi cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (SGK)

    Phương ngữ Nam bộ không phân biệt hai âm cuối ~c và ~t. Nghĩa là trong các cặp tiếng bác/bát, cúc/cút, sắc/sắt... người Nam bộ phát âm như nhau. Vậy thì ngọt sắc hay ngọt sắt? Vũ Bằng người Bắc không viết lẫn lộn sắc/sắt, nhưng thợ đánh máy, sắp chữ hẳn là người miền Nam nên vẫn có thể lầm hai từ này.

    Cho nên, trong trường hợp này cần căn cứ vào vị rất ngọt của trái vải thiều xưa được dùng để tiến vua mà đoán nhận.

    Để nói về vị ngọt đặc biệt, tiếng Việt có các từ ngọt lịm, ngọt lừ, ngọt lự. “Sắc thuốc” sẽ làm nước thuốc cô lại. Nước thuốc cô lại sẽ có vị đặc biệt, khác thường. Trong tâm thức người Việt, ở các từ đặc sắc, xuất sắc thì sắc mang nghĩa “đặc biệt, khác thường” theo hướng “tốt”. Nhà văn tài năng luôn luôn tìm ra những từ mới. Vũ Bằng đã đặt ra một từ mới ngọt sắc.

    Còn động từ sắt cũng làm vật teo nhỏ lại nhưng với nghĩa theo hướng “trở nên khô cứng, rắn chắc” như “da thịt sắt lại vì mưa nắng” rồi chuyển thành những nghĩa trừu tượng “cứng rắn, đanh thép”: nét mặt sắt lại, giọng sắt lại. Ngọt sắt thì khó mà mềm và giòn. Tôi nghĩ rằng từ đúng là ngọt sắc.

    GS-TSKH NGUYỄN ĐỨC DÂN
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội

    Ngay khi đọc qua bài trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-3 về hai từ nói trên, theo cách hiểu và cũng là sự dùng quen thuộc lâu nay, tôi cho dùng “sắc” là đúng (“sắc” ở đây như trong “sắc sảo”, “sắc nét” - chỉ ấn tượng mạnh, nổi bật...)

    Đọc ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, trước hết tôi hoan nghênh việc những người làm sách giáo khoa đã thận trọng - dù chỉ là một chữ cái “c” hay “t”; và khi khẳng định việc dùng “sắt”, ông cũng thận trọng viết thêm hai từ “có lẽ”. Tuy vậy, tôi xin có ý kiến như sau:

    1. Trong Từ điển tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977 - in lần 2 có chỉnh lý, bổ sung), trang 554, có từ ngọt sắc với định nghĩa: “Ngọt đến khé cổ.” Xin lưu ý cuốn này do những nhà khoa học xã hội nhân văn hàng đầu đất nước biên soạn như Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Lê Khả Kế, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp, Hoa Bằng...

    2. Sách giáo khoa cần tôn trọng nguyên bản của nhà văn, nhưng nhà văn cũng vẫn có sai sót như mọi ngành nghề khác. Đó là chưa kể trường hợp nhà in xếp chữ sai, mà nhà văn không có điều kiện (hay sơ sót khi xem lại bản in) để sửa chữa.

    3. Do đó, tiêu chí hàng đầu chọn chữ trong trường hợp có nghi vấn, theo tôi, phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội. Nếu cần, có thêm chú thích bản gốc đã dùng từ nào...

    Quyết định cuối cùng xin dành cho các nhà làm sách giáo khoa.

    NGUYỄN KHẮC PHÊ
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Phải là “ngọt sắt”

    TTO - Xung quanh tranh luận “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?”, Tuổi Trẻ Online tiếp tục nhận được bài viết của luật sư NGUYỄN TIẾN TÀI. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    [​IMG]

    SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, trang 51 (NXB Giáo Dục - 2005) vẫn dùng từ “ngọt sắc”

    Theo tôi, nhà văn Vũ Bằng đã sử dụng rất tinh tế và chính xác từ “ngọt sắt” để nói về đặc sản trái vải Hải Dương trong bài “Trái vải tiến vua”.

    Quê tôi ở miền Trung. Hồi nhỏ, món tôi cực kỳ khoái là cá trích kho. Cá mua về rửa sạch ướp muối, nước mắm, hành tăm kèm vài muỗng mật mía. Dụng cụ kho thường là cái nồi đất. Khi phụ mẹ nấu, mẹ luôn dặn nhớ chú ý giữ lửa nhỏ, liu riu để cá chín từ từ mà không bị khét. Lâu lâu tôi lại sốt ruột mở vung ra hỏi: “Thế này được chưa hả mẹ?”. Mặc dù nồi cá đã bốc mùi thơm ngào ngạt nhưng mẹ tôi vẫn thong thả: “Chưa đâu. Muốn con cá cứng, thấm thịt thì con phải rim cho đến khi nước trong nồi sắt lại thì mới được, con ạ”. Cá trích kho theo kiểu của mẹ tôi thật tuyệt cú mèo. Thịt cá vừa săn, thơm, vừa đủ vị mặn, ngọt, béo, bùi, ăn cơm bao nhiêu cũng không đủ, nhất là vào những ngày mùa đông giá rét.

    Còn về mùa hè quê tôi nóng kinh khủng, mấy cây nhãn cổ thụ trong vườn trái trổ từng chùm. Tôi và thằng bạn hàng xóm thường leo lên hái ăn. Thỉnh thoảng, nó giơ chùm nhãn kêu lên: “Trái của tao ngọt sắt đi, mày ơi”. Cái vị ngọt mà chúng tôi cảm nhận khi ấy giống như cái vị ngọt của mật được cô lại bởi cái nắng nóng kinh khủng của miền Trung. Cho nên khi Vũ Bằng dùng từ “ngọt sắt” để đặc tả về trái vải Hải Dương, tôi hiểu ngay tắp lự.

    Giờ nói là “ngọt sắc” nghe sao ngờ ngợ. Có ý kiến cho rằng “ngọt sắc” là bởi xuất phát từ “sắc thuốc”, vì sắc thuốc là làm cho nước thuốc cô lại. Tôi thấy ý này hơi gán ghép vì để làm cho một vật chất cô lại thì đâu chỉ có sắc (thuốc), mà có thể còn nhiều cách khác nữa như rim, nấu, chế biến, phơi nắng… Nếu theo ý trên thì chẳng lẽ ta sẽ phải có các loại ngọt: “ngọt rim”, “ngọt nấu”, ngọt chế biến, “ngọt phơi nắng”, “ngọt cô lại”…?

    Mặt khác, theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Văn Hóa Sài Gòn, năm 2005), một trong những nghĩa của từ “sắt” là “Khô cứng và rắn chắc lại: cá kho cho sắt lại ăn mới ngon, da thịt sắt lại vì mưa nắng”. Nếu là “sắc” thì chẳng lẽ phải viết là “Cá kho cho sắc lại ăn mới ngon”, “Da thịt sắc lại vì mưa nắng” nghe nó sao sao ấy.

    Luật sư NGUYỄN TIẾN TÀI
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2014
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Học giả An Chi giải đáp

    Sắc hay sắt?
    07:00 | 05/04/2014
    Bạn đọc: Báo Tuổi trẻ ra ngày 22/3/2014 có đăng bài “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” của tác giả Thúy Hằng, phản ánh thắc mắc của một số phụ huynh học sinh lớp 4 ở tỉnh Tiền Giang về việc đáp án bài thi chính tả “Trái vải tiến vua” của nhà trường khác với sách giáo khoa (SGK). Bài báo viết: “Chị N.T.K.T kể ngày 20/3, con chị thi môn chính tả, sau đó về khóc cho biết làm bài theo sách giáo khoa và giống như mẹ dạy nhưng cô giáo nói sai rồi. “Theo lời con tôi kể, trong bài thi chính tả, cô giáo có đọc đoạn: “...Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắc, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt” (Trái vải tiến vua, Vũ Bằng). Khi cô giáo đọc thì phát âm là “sắc” nhưng vì trong sách giáo khoa dạy là “sắt” nên dù nghe “sắc” nhưng con tôi vẫn làm theo sách giáo khoa đã dạy. Đến khi hỏi giáo viên đáp án là gì thì câu trả lời là “sắc”. Tôi tra từ điển Tiếng Việt cũng là “sắc”. Vậy tôi có nên tiếp tục tin và dạy con theo sách giáo khoa không?” - chị T hỏi”. Xin ông An Chi cho biết ý kiến của ông: đây là “sắt” hay “sắc”? Phạm Xuân Vinh (Hưng Yên)

    Học giả An Chi: Về chuyện “ngọt” này, GS Nguyễn Minh Thuyết, người chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, đã trả lời trên Tuổi trẻ ngày 25/3/2014 như sau:

    “Theo chúng tôi, nhà văn Vũ Bằng là người Bắc, do đó ông không thể lẫn “sắt” với “sắc” như người sử dụng phương ngữ Nam Bộ. Giả sử có lỗi của nhà in thì Vũ Bằng cũng phải yêu cầu đính chính và khắc phục trong những lần in sau, bởi vì đây là cuốn sách tâm huyết mà ông “thành mến tặng” người vợ thân yêu ở Hà Nội “để thay lời ai điếu”.

    GS Thuyết nói như thế chứ khoảng cách giữa nhà văn và nhà xuất bản không phải lúc nào cũng gần, mà khoảng cách giữa lần in trước với lần in sau có khi cũng xa. Cho nên chuyện in đúng, in sai ở đây (“sắt” hay “sắc”) chỉ có thể giải quyết nếu ta có được trong tay nguyên cảo của nhà văn Vũ Bằng. Mà ngay cả nếu ta có được thủ bút của Vũ Bằng viết chữ đang xét với phụ âm “t” cuối (“sắt”) thì không phải lúc nào ta cũng nên theo cách dùng chữ lạ của nhà văn. Thơ Xuân Diệu nhiều người mê nhưng khi nhà thơ viết “Hôm nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm” thì cá nhân chúng tôi không mê được và mạo muội nghĩ rằng nhà trường không nên khuyến khích học trò viết “mặt trời đi ngủ” thay cho “mặt trời lặn” cả vì đây là tâm thức của Tây, không phải của ta. Đó là còn chưa nói đến chuyện Xuân Diệu dịch “se coucher” thành “đi ngủ” thì cũng giống như có người từng dịch “brûler” thành “đốt” thay vì “cháy”! “Se coucher” mà nói về mặt trời thì chỉ có “lặn” thôi chứ chẳng có đi ngủ, đi ngáy gì cả!

    Nhưng GS Thuyết còn viết tiếp:

    “Trong từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không có các từ “ngọt sắc” và “ngọt sắt”. Nhưng đặt trong văn cảnh, có lẽ viết “ngọt sắt” (“sắt” có nghĩa là “sắt lại”) phù hợp hơn với cảm nhận “nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”.”

    Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không ghi nhận “ngọt sắc” không có nghĩa là nó không tồn tại. Thực ra, cách đây gần nửa thế kỷ, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967) đã ghi nhận và giảng “ngọt sắc” là “ngọt đến rát cổ”. Đó là còn chưa kể lời biện luân của GS Thuyết rất hời hợt. Ông nói “sắt” có nghĩa là “sắt lại”. Nghĩa là ông chỉ giảng từ “sắt” bằng chính nó. Khác gì kiểu giảng “ghế là ghế để ngồi”, “nước là nước để uống”, “cháo là cháo để húp”, v.v... Tức là không giảng gì cả. Và chúng tôi cũng ngờ rằng ông còn chưa hiểu đúng nghĩa của từ “sắt” nữa! “Sắt” là “ở trạng thái trở nên khô cứng và rắn chắc” (Từ điển Tiếng Việt của Vietlex). Quyển từ điển này cho hai thí dụ: - Rang cho thịt sắt lại. - Mỗi năm qua đi người chị càng sắt lại (…). Cứ như trên thì “sắt” hiển nhiên là một tính từ (theo cách phân từ loại của Vietlex) chỉ dùng cho những danh từ chỉ đồ vật có hình dạng cụ thể, có thể sờ mó được chứ không thể dùng để chỉ một khái niệm phi hình thể liên quan đến vị giác. Ở đây, chính từ “sắc” mới thực sự thích hợp. “Sắc” là cô đặc lại như đã được đun thật lâu cho ra hết chất ngọt hoặc chất bổ. “Ngọt sắc” là một cấu trúc có hàm ý so sánh, giống hệt như “cao vút”, “đen thui”, “êm ru”, “trắng xóa”, v.v… “Cao vút” là cao như vút (lên không), “đen thui” là đen như bị thui qua lửa, “êm ru” là êm như tiếng mẹ ru con, “trắng xóa” là trắng như đã được xóa vết bẩn, v.v… Còn “ngọt sắc” là ngọt như đã trải qua việc sắc kiểu sắc thuốc. Cứ như trên thì nếu thực sự Vũ Bằng có viết “ngọt sắt”, ta cũng chẳng nên theo ông mà xài chữ như thế và những nhà tu thư có lẽ cũng cần sáng suốt để lường trước chuyện rắc rối có thể xảy ra.

    Trong bài “Phải là ngọt sắc” (Tuổi trẻ, 1/4/2014) LS Nguyễn Tiến Tài cũng cùng một cách hiểu như GS Nguyễn Minh Thuyết. Trong câu “Muốn con cá cứng, thấm thịt thì con phải rim cho đến khi nước trong nồi sắt lại thì mới được”, ông Tài đã viết chữ “sắt” với “t” cuối. Nhưng đây chính là chữ “sắc” trong “sắc thuốc” nên phải viết với “c” cuối mới đúng. Chẳng qua trong “sắc thuốc” thì động từ có ý nghĩa tác động còn trong “nước sắc lại” thì động từ chỉ ý nghĩa kết quả mà thôi. “Lược cà phê” có ý nghĩa tác động còn “Cà phê đã lược xong” thì chỉ ý kết quả. Thế thôi. Cho nên trong thí dụ của ông Nguyễn Tiến Tài, chữ đang xét cũng phải viết thành “sắc” mới đúng. Và vì không phân biệt được nghĩa của “sắc” với nghĩa của “sắt” nên ông Tài mới kết luận:

    “Nếu là “sắc” thì chẳng lẽ phải viết là “Cá kho cho sắc lại ăn mới ngon”, “Da thịt sắc lại vì mưa nắng” nghe nó sao sao ấy”.

    Thực ra, trong câu kết luận trên đây, ta đang có hai từ khác nhau: “sắc” và “sắt”. Trong “cá kho cho sắc” thì chữ “sắc” dùng đúng lại bị ông phủ nhận còn trong “da thịt sắc lại” thì chữ “sắc” của ông phải được sửa thành “sắt”.

    Với ý kiến trên đây, chúng tôi đã tỏ đồng tình với ý kiến chính của GS Nguyễn Đức Dân trong bài “Tôi nghĩ rằng từ đúng là “ngọt sắc” (Tuổi trẻ, 26/3/2014). Cuối cùng thì xin dẫn lời của nhà báo Thúy Hằng trên Tuổi trẻ ngày 26-3, ghi lại ý kiến của ông Trần Văn Dũng, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục & Đào tạo Tiền Giang, người trực tiếp ra đề thi hữu quan. Bái báo viết:

    “Ông Dũng khẳng định trong SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 2 ông sử dụng để ra đề chính xác đã dùng từ “ngọt sắc”. Từ này nằm trong đoạn văn “Trái vải tiến vua” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.51). Và quyển sách này cũng do tác giả Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên (sách của NXB Giáo dục - in và nộp lưu chiểu năm 2005)”.

    Hy vọng là các nhà tu thư sẽ vui lòng trả lời cho ra lẽ.

    A.C

Chia sẻ trang này