1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Em xin phép được lập nhà mới thay cho nhà cũ đã bị mod lock :)

    1. Lực lượng vũ trang Hoàng gia Cambodge
    Tổng cộng quân số: 124,300
    Ngân sách quốc phòng: 112 triệu USD (năm 2005)
    Lục quân: 90,000, bao gồm 22 sư đoàn thiếu, 180+ tank và thiết giáp, pháo binh, pháo và tên lửa phòng không
    Hải quân: 3,000, bao gồm 1,500 lính thuỷ đánh bộ,4 tàu tuần duyên
    Không quân: 2,000, bao gồm 24 máy bay chiến đấu (1 phi đoàn tiêm kích gồm 19 MiG-21s), 15 trực thăng

    2. Lực lượng phòng vệ Indonesia:
    Tổng cộng quân số: thường trực 323,000, dự bị 400,000
    Ngân sách quốc phòng: 1,300 triệu USD (năm 2007)
    Lục quân: 230,000, bao gồm 2 sư đoàn, 15 đơn vị cấp sư đoàn, 355 tank và thiết giáp, 65 trực thăng, pháo binh, pháo và tên lửa phòng không
    Hải quân: 40,000, bao gồm 13,000 lính thuỷ đánh bộ, 2 tàu ngầm, 17 pháo hạm, 36 tàu tuần duyên, 12 tàu phá mìn, 26 tàu đổ bộ, 18 trực thăng
    Không quân: 27,000, bao gồm 108 máy bay chiến đấu (1 phi đoàn tiêm kích F-5E/F, 5 phi đoàn cường kích A-4s, F-16A/B và Hawk)


    3. Lực lượng vũ trang Malaysia:
    Tổng cộng quân số: thường trực 110,000, dự bị 41,600
    Ngân sách quốc phòng: 1.690 tỷ USD
    Lục quân: 80,000, bao gồm 4 sư đoàn, 26 tank và thiết giáp, 10 trực thăng, pháo binh, pháo và tên lửa phòng không
    Hải quân: 8,000, bao gồm 4 chiến hạm, 41 tàu tuần duyên, 4 tàu phá mìn, 2 tàu đổ bộ, 17 trực thăng
    Không quân: 8,000, bao gồm 84 máy bay chiến đấu (4 phi đoàn cường kích - 42 máy bay, 3 phi đoàn tiêm kích - 26 máy bay)


    4. Lực lượng vũ trang Philippine:
    Tổng cộng quân số: thường trực 113,500, dự bị 131,000
    Ngân sách quốc phòng: 1.348 tỷ USD (năm 2007)
    Lục quân: 66,000, bao gồm 8 sư đoàn, 40 tank và thiết giáp
    Hải quân: 24,000, bao gồm 1 pháo hạm, 60 tàu tuần duyên, 9 tàu đổ bộ
    Không quân: 16,000, bao gồm 47 máy bay chiến đấu (1 phi đoàn tiêm kích - 11 F-5s), 97 trực thăng


    5. Lực lượng vũ trang hoàng gia Thailand:
    Tổng cộng quân số: thường trực 306,600, dự bị 200,000
    Ngân sách quốc phòng: 1.775 tỷ USD
    Lục quân: 190,000, bao gồm 12 sư đoàn, 742 tank và thiết giáp, 131 trực thăng, pháo binh, pháo và tên lửa phòng không
    Hải quân: 68,000, bao gồm 15 chiến hạm (trong đó có 1 hàng không mẫu hạm với 6 Seahawk và 8 AV-8 Harrier), 88 tàu tuần duyên, 5 tàu phá mìn, 9 tàu đổ bộ, 5 trực thăng và 9 máy bay tiêm kích
    Không quân: 43,000, bao gồm 153 máy bay chiến đấu (3 phi đoàn cường kích - 48 máy bay, 3 phi đoàn tiêm kích - 33 máy bay, 2 phi đoàn trực thăng - 42 máy bay)


    6. Quân đội hoàng gia Brunei

    Tổng cộng quân số: chính quy 7000 - dự bị: không có
    Ngân sách quốc phòng: chính thức là 290,700,000 USD(năm 2004)

    Lục quân: bao gồm 5 tiểu đoàn,
    tank và thiết giáp: xe tank hạng nhẹ FV101 Scorpion của Anh, thiết giáp Véhicule de l'Avant Blindé của pháp
    pháo binh:6 khẩu pháo L118 của Anh

    Hải quân: tổng cộng 54 tàu chiến
    3 tàu hộ tống F2000
    3 tàu tuần tra lớp Waspada được trang bị tên lửa chống tàu chiến Exocet
    3 tàu tuần tra lớp Perwira
    2 tàu Amphibious Warfare Craft
    2 tàu đổ bộ
    17 tàu tuần tra nhỏ được vũ trang trang bị cho Special Combat Squadron
    1 tàu Support Launch (chả biết dịch như thế nào)
    23 tàu tuần tra của cảnh sát biển

    Không quân:

    Bell 206B JetRanger:5
    Bell 212 Twin Huey:10
    Bell 214:1
    MBB Bo 105:6
    máy bay vận tải CASA-IPTN CN 235:1
    máy bay huấn luyện Pilatus PC-7 Turbo:4
    Sikorsky S-70 Black Hawk:6


    Những ngôi sao sáng chói

    Indonesia giới thiệu áo giáp đa năng

    Mới đây, Elemental Defense đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu áo giáp hiện đại thiết kế để trang bị cho lực lượng vũ trang Indonesia trong tương lai.

    (ĐVO) Loại áo giáp mới được đặt tên SAKTI (Sistem Angkut Kelengkapan Tempur Individu), theo tiếng Indonesia có nghĩa Hệ thống áo giáp chiến đấu cá nhân hoàn chỉnh.

    Dưới đây là những hình ảnh của bộ quân phục mới này:

    [​IMG]
    Áo giáp mới được chia thành hai loại: Giáp chiến thuật (RAS - bên trái) và giáp chống đạn (RBS - bên phải). Binh lính có thể trang bị từng loại giáp độc lập hay kết hợp cả hai loại với nhau.

    [​IMG]
    Giáp chiến thuật (RAS) được làm bằng vật liệu nhẹ và bền có tên 1000D Condura, dùng cho các nhiệm vụ tấn công hoặc hành quân đường xa.

    RAS được trang bị một hệ thống tháo khẩn cấp có tên QRS (Quick Release System) giúp người lính có thể gỡ bỏ bộ giáp bằng một động tác bấm khóa tại thắt lưng.

    Ngoài ra, bộ giáp này còn được trang bị liền một hệ thống túi đựng có thể chứa 10 băng đạn cỡ 5,56 mm; Túi điện đàm cá nhân, túi cứu thương, bản đồ và la bàn gắn liền trên vai.

    [​IMG]
    Giáp chống đạn (RBS) chủ yếu dùng cho các nhiệm vụ phòng thủ. Loại giáp này được làm bằng nhiều lớp vải chống đạn Kevlar có khả năng bảo vệ đến cấp IIIA (có thể chống lại đạn súng lục cỡ .357 (9 mm), .44 Magnum ( 11,2 mm) với sơ tốc từ 400 - 440 m/giây).

    Khác với RAS, RBS không được trang bị hệ thống cởi giáp khẩn cấp và các loại túi đựng để giảm khối lượng

    [​IMG]
    Nếu cần thiết, người ta có thể thêm các tấm composite chống đạn để gia cố cho giáp RBS, khiến nó có thể tăng mức chống đạn lên cấp IV (chịu được các loại đạn súng trường xuyên giáp cỡ lớn như đạn 7,62x51 mm NATO sơ tốc 850 m/giây hay đạn xuyên giáp cỡ .30 của súng trường Springfield.)

    [​IMG]
    Trong các nhiệm vụ đặc biệt, binh sĩ có thể mặc kết hợp RAS với RBS để tận dụng hết ưu điểm của hai loại giáp (tất nhiên, khối lượng cần mang sẽ tăng lên đáng kể)

    [​IMG]
    Cả hai loại giáp đều có thể lắp đặt thêm các thiết bị phụ như túi đựng đạn phóng lựu, túi cứu thương, hộp đạn cỡ lớn của súng máy với hệ thống SULAM (hệ thống lắp đặt thiết bị kiểu mô đun) nhằm thỏa mãn các nhiệm vụ khác nhau của từng binh sĩ (quân y, xạ thủ súng máy, xạ thủ súng phóng lựu...)

    [​IMG]
    Các bộ giáp này cũng được Elemental trang bị hệ thống điều chỉnh cỡ bằng các dây kéo, phù hợp với chiều cao, cân nặng khác nhau của binh sĩ.

    [​IMG]
    Các binh sĩ Indonesia mặc thử nghiệm bộ giáp mới >> Vì sao Indonesia chế tạo được tàu chiến, máy bay?
    >> Indonesia khuyến khích xuất khẩu vũ khí ra thị trường ASEAN





    Indonesia sẽ mua 100 siêu tăng Leopard 2 A6

    Tướng Pramono không giấu giếm, Indonesia phải trang thủ lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở châu Âu hiện nay để mua được vũ khí với giá rẻ
    [​IMG] Tăng Leopard 2A 6 do Đức sản xuất
    Báo Bưu điện Jakarta ngày 12/11/2011 cho hay một quan chức cao cấp của quân đội Indonesia tiết lộ, quân đội nước này sẽ nhận được một khoản ngân sách khổng lồ lên đến 15,5 tỷ USD để nâng cấp các hệ thống vũ khí phòng thủ.
    Nguồn tin này cho hay, quân đội Indonesia sẽ tìm kiếm và ký kết hợp đồng cung cấp vũ khí với các hãng chế tạo của châu Âu.
    “Sau 4 phiên họp nội các, Tổng thống Indonesia đã quyết định ưu tiên cho phát triển và trang bị cho quân đội. Trong vòng 3 năm tới, ngân sách giành cho đầu tư quân đội của Indonesia sẽ là 15,5 tỷ USD” – Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia – tướng Pramono Edy Wibowo tuyên bố tại Magelang, miền trung Java.
    Quan chức này nói rằng Lục quân Indonesia sẽ được trang bị thêm 100 xe tăng tân tiến Leopard 2 A6 (280 triệu USD) và Không quân sẽ nhận 8 chiếc trực thăng tấn công Apache (25 triệu USD).
    Tướng Pramono không giấu giếm khi nói rằng, Indonesia phải trang thủ lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở châu Âu hiện nay để mua được vũ khí với giá rẻ hơn bình thường bởi các quốc gia châu Âu sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí với giá cả có thể chấp nhận được.
    Lê Dũng (theo Jakarta Post)

    Quân đội Indonesia tích cực sưu tầm đồ cũ



    VietnamDefence - Hà Lan đàm phán bán ‘Con báo’ cho Indonesia.

    [​IMG]
    Leopard 2A6 của Lục quân Hà Lan (miliatryphotos.net) Bộ Quốc phòng Hà Lan đã bắt đầu đàm phán bán cho Indonesia 60 tăng chủ lực Leopard 2A6 mà họ loại khỏi trang bị. Đàm phán bắt đầu vào cuối tháng 11.2011 sau khi Indonesia đề nghị Hà Lan bán các xe tăng cũ bị thải loại.


    Hiện nay, các bộ kinh tế và ngoại giao đang nghiên cứu khả năng bán các xe tăng này, họ dự định xem xét hợp đồng tương lai xem có vi phạm luật quốc tế về buôn bán vũ khí hay không, cũng như tình hình chính trị Indonesia.


    Căn cứ kết quả điều tra sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có bán số tăng này hay không. Trong khi đó, nhiều chính đảng có đại diện trong nghị viện Hà Lan, trong đó có đảng Xanh và đảng Xã hội dân chủ lên tiếng phản đối bán Leopard 2A6 cho Indonesia. Lý do họ phản đối không được nói rõ.


    Hà Lan đã loại khỏi trang bị 60 chiếc Leopard 2A6 vào cuối tháng 5.2011 theo chương trình cắt giảm 1 tỷ euro chi phí vào đến hết năm 2014. Không lâu sau lễ loại bỏ xe tăng, Hà Lan tuyên bố có ý định bán số Leopard này. Hiện Hà Lan cũng dự định loại bỏ 2 tàu tuần tra, 17 trực thăng AS532 Cougar, 1 máy bay vận tải quân sự DC-10 và 19 tiêm kích F-16 Fighting Falcon.


    Từ năm 1993, Indonesia bị Mỹ áp đặt trừng phạt ngoại giao và kinh tế do những hoạt động quân sự mà Indonesia tiến hành ở Đông Timor, Tây Papua và Aceh. Riêng cuộc nội chiến ở Aceh diễn ra hơn 30 năm, làm chết hơn 15.000 người, trong đó đa số là dân thường. Năm 1999, các biện pháp trừng phạt có thêm sự tham gia của đa số các nước châu Âu đã bị siết chặt.


    Năm 2005, Mỹ nối lại hợp tác với Indonesia, trong khi một số nước châu Ấu tiếp tục duy trì trừng phạt chống Indonesia. Chẳng hạn, trước đây, Anh đã từ chối hủy bỏ trừng phạt Indonesia và bán cho nước này các tiêm kích Eurofighter Typhoon với cớ vũ khí Anh có thể được sử dụng chống thường dân. Do bị cô lập quốc tế lâu dài, kho vũ khí Indonesia bị suy sụp nghiêm trọng.


    Mới đây, Mỹ đã chấp nhận cung cấp cho Indonesia 24 tiêm kích F-16 Fighting Falcon được khôi phục. Bản thân các máy bay sẽ được cho không, nhưng Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ phải chi trả chi phí sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay ở mức 750 triệu USD. Các tiêm kích sẽ được khôi phục sẽ do Indonesia lựa chọn tại sân đỗ của Nhóm bảo dưỡng sửa chữ kỹ thuật hàng không-vũ trụ số 309 (AMARG), nổi tiếng với biệt danh “nghĩa địa máy bay”.

    Hải quân Malaysia: Ba loại chiến hạm chủ lực


    VietnamDefence - Không chịu kém cạnh hải quân các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia..., gần đây, Malaysia tăng cường hiện đại hóa hải quân bằng một loạt hợp đồng mua khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm.

    Khu trục hạm lớp Lekiu
    Lekiu là chiến hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Hải quân Malaysia, được đóng tại nhà máy Yarrow (Glasgow, Anh) theo thiết kế tiêu chuẩn khu trục hạm hạng nhẹ F2000.
    Khu trục hạm Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, chiều dài 106 mét, chiều rộng 12,75 m. Hệ thống động lực của tàu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 8.000 km. Thủy thủ đoàn của tàu là 146 người (18 sĩ quan).

    [​IMG]
    Khu trục hạm hạng nhẹ lớp Lekiu của hải quân Malaysia​

    Lekiu trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn MM-40 Block II Exocet. MM-40 mang đầu đạn phá-mảnh nặng 165 kg, tốc độ hành trình 0,9M, tầm bắn 70 km. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính (INS), giai đoạn cuối sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.
    [​IMG]
    Tên lửa MM - 40 Exocet rời bệ phóng (minh họa)​
    Vũ khí phòng không của Lekiu gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Seawolf tầm bắn 6 km của hãng MBDA, dùng để đối phó với các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu siêu âm và tên lửa hành trình. Tên lửa Seawolf đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (16 ống). Sau khi phóng, tên lửa bay tới mục tiêu với tốc độ 2,5M.

    [​IMG]
    Tên lửa đối không Seawolf phóng thẳng đứng​
    Ngoài ra, trên tàu còn bố trí 2 pháo phòng không 30 mm, tầm bắn 10 km, tốc độ bắn 650 phát/phút; pháo hạm Bofors 57 mm, tầm bắn 17 km.

    Lekiu còn lắp một cụm cơ cấu phóng lôi chống ngầm 324 mm.

    Boong tàu phía sau bố trí một khoang chứa trực thăng và sân đáp cho trực thăng chống ngầm Lynx của hãng AgustaWestland.
    Lekiu được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu Nautis F, tương tự loại sử dụng trên tàu hộ tống Nakhoda Ragam của Brunei cùng các loại radar tìm kiếm, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị.
    Nhìn chung, xét hệ thống chiến đấu thì Lekiu thua kém các khu trục hạm của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Hệ thống tên lửa chống hạm MM-40 Exocet chỉ có tầm bắn 70km, kém xa các hệ thống RGM-84 Harpoon (140 km) và Kh-35 Uran (135 km), thường được trang bị cho các tàu chiến chủ lực như Formidable, Gepard...
    Tàu hộ tống Laksamana

    Năm 1981, chính phủ Iraq ký hợp đồng với Fincantieri mua 6 tàu tên lửa Assad. Tuy nhiên, tàu Assad không được chuyển giao sau khi có lệnh cấm vận quốc tế áp đặt với Iraq (năm 1991). Năm 1995, Malaysia ký hợp đồng mua lại 4 chiếc Assad và đặt tên mới là Laksamana. Từ 1997-1999, công việc chuyển giao số tàu này hoàn tất.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống lớp Laksamana​

    Lớp Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark2/Toseo. Tên lửa lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh 210kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, tầm bắn hiệu quả 150km. Laksamana sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Albatros trang bị tên lửa đối không Aspide để phòng chống máy bay và tên lửa diệt hạm. Aspide được dẫn đường bằng radar bán chủ động, tầm bắn 15km.


    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Otomat rời bệ phóng ​

    Trên tàu Laksamana bố trí 2 pháo tháp: 1 pháo Oto Melara 76 mm ở phía boong trước và 1 pháo Oto Melara 40 mm ở boong sau. Cả 2 pháo đều có khả năng tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, trên đất liền và phòng không. Để hỗ trợ chống ngầm, chống hạm, tàu còn được trang bị thêm 2 cụm cơ cấu phóng lôi ILAS-3 của Whitehead Alenia để phóng ngư lôi chống tàu ngầm A244/S lắp hệ dẫn hỗn hợp chủ động-thụ động, tầm bắn 7 km.
    Hệ thống điện tử của tàu gồm: radar sục sạo trên không-trên biển RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống đối phó điện tử (radar đánh chặn INS-3, radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị siêu âm ASO 94-41.
    Hộ tống hạm lớp Laksamana có tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.300 km.

    [​IMG]
    Ở đuôi tàu Laksamana có bố trí 6 ống phóng tên lửa chống hạm Otomat và pháo tháp 40 mm​

    Tàu ngầm tiến công Scorpene
    Tháng 6/2002, chính phủ Malaysia kí với DCNS của Pháp hợp đồng mua hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene. Chiếc đầu tiên mang tên KD Tunku Abdul Rahman hạ thủy năm 2007. Tháng 9/2009, Scorpene chuyển giao cho hải quân Malaysia.


    [​IMG]
    Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia​
    Tùy từng biến thể, Scorpene có chiều dài 66-76m, lượng giãn nước 1.500-2.000 tấn. Thân tàu làm bằng vật liệu thép ứng suất đặc biệt có độ giãn nở cao cho phép tàu lặn sâu, phần mũi tàu thiết kế mang hình dáng giống mũi cá ngừ có tác dụng giảm tiếng ồn phát ra khi lặn.
    Thủy thủ đoàn của Scorpene gồm 31 người. Bên trong tàu phân thành các phòng điều khiển, phòng nghỉ ngơi của thủy thủ và phòng cách âm. Tất cả các phòng đều lắp điều hòa nhiệt độ cùng hệ thống bảo đảm sinh hoạt, cho phép thủy thủ đoàn tồn tại trong 7 ngày liên tục.
    Scorpene trang bị hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại SUBTICS và các hệ thống sonar dưới nước.
    Tàu ngầm Scorpene được lắp 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở mũi tàu (với cơ số 18 ngư lôi hạng nặng Black Shark) và tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm SM-39 Exocet.
    SM-39 là tên lửa chống hạm tầm ngắn do Pháp phát triển từ năm 1975. Trên tàu ngầm, SM-39 được đặt trong contenơ, phóng từ ống phóng lôi 533 mm. Khi thoát ly mặt nước, SM-39 tách khỏi contenơ ở độ cao 30 m và bay tới mục tiêu.

    [​IMG]
    Contenơ chứa tên lửa SM-39 thoát khỏi mặt nước​

    SM-39 sử dụng hệ dẫn quán tính (INS) và đầu tìm radar chủ động giai đoạn cuối, mang đầu đạn 165 kg, tầm bắn 50 km. Scorpene được trang bị động cơ diesel-điện, hệ thống động cơ không cần không khí (AIP). Tầm hoạt động khi chạy nổi khoảng 12.000 km (tốc độ 8 hải lý/h), chạy ngầm 1.000 km (tốc độ 5 hải lý/h), lặn sâu tối đa 300m, thời gian hoạt động trên biển trung bình 50 ngày. Chiếc tàu Scorpene thứ hai được hạ thủy và đang trong giai đoạn thử nghiệm.



    BBC- Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, mang tên vị thủ tướng đầu tiên Tunku Abdul Rahman.

    [​IMG] [​IMG]

    Hai chếc tàu ngầm của Malaysia thuộc dòng Scorpène Con tầu được đóng ở Cherbourg, và giao nhận tại cảng hải quân của Pháp ở Toulon.
    Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak dự kiến cũng sẽ được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha.
    Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m.
    Sau khi được biên chế vào đội ngũ, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.
    Vấn đề là phòng thủ trước ai?
    Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).
    Ông Najib Razak cũng là con trai của vị thủ tướng thứ nhì của Malaysia.
    Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều khí tài cho cả không quân, hải quân và bộ binh.

    [​IMG] [​IMG]

    Phó thủ tướng Najib Razak là người khởi xướng công cuộc hiện đại hóa quốc phòng Malaysia. Nhiều ngân sách cũng được dành cho lực lượng huấn luyện ở trong nước và ngoài nước, đồng thời trường Cao đẳng quốc phòng - cơ sở đào tạo cao nhất trong ngành quân sự của Malaysia - được nâng cấp lên thành đại học.
    Nói ngắn gọn, nếu thủ tướng Mahthir Mohammad nổi tiếng là người xây dựng vị thế kinh tế và ngoại giao cho Malaysia, thì Najib Razik thuộc nhóm người tập trung vào quả đấm sắt.
    Kinh tế sang quân sự
    Cách đây chừng mười năm, Malaysia mới vừa thoát khỏi cơn suy thoái kinh tế trong vùng trong hai năm 1997-98, từ bỏ tư duy truyền thống chỉ tập trung vào nội địa, bắt đầu nhìn ra khu vực.
    Nhân vật nhiều ảnh hưởng trong khu vực là tổng thống Suharto của Indonesia khi đó không còn nắm quyền và đất nước của ông cũng không còn ở vị trí lãnh đạo ASEAN có hiệu quả.
    Sau vụ va chạm máy bay do thám giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư năm 2001, mối quan hệ Trung - Mỹ xấu đi và hai bên leo thang cả về ngôn từ lẫn quân sự, bất an khu vực thêm trầm trọng.
    Nhưng mối quan hệ khi yêu khi ghét giữa Malaysia và Singapore mới có thể là nguyên nhân chính khiến Kuala Lumpur có quyết định chiến lược đầu tư cho quân sự.
    Đầu những năm 2000, quốc gia nhỏ thứ nhì nhưng giàu nhất và kỹ thuật hiện đại nhất của ASEAN là Singapore đặt ra một chương trình tạo ra khác biệt rất lớn với các nước láng giềng bằng kế hoạch xây dựng nền kinh tế kỹ thuật cao, đầu tư nhiều vào vật lý, sinh học ứng dụng trong y khoa và các ngành khoa học xã hội, mời khoa học gia và nhà đầu tư từ các nước trong vùng và bên ngoài vào làm việc, thiết lập quan hệ thương mại, kỹ thuật và quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
    ASEAN
    Khả năng của Singapore trong quá trình tăng quan hệ quốc tế trong thời điểm các lãnh đạo truyền thống của ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan có vẻ như bị đi xuống đã đánh thức Malaysia.

    [​IMG] [​IMG]

    Mahmud Ali (bên phải) là chuyên gia về các vấn đề quân sự trong vùng Xét trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng trong lịch sử giữa Singapore và Kuala Lumpur, có thể thấy quyết định của Malaysia là không thể tránh khỏi.
    Các khung hợp tác vùng như ASEAN, ARF và Thượng đỉnh Đông Á bảo đảm cho Malaysia và các nước láng giềng giữ tình hữu nghị.
    Tuy nhiên, các vấn đề về sắc tộc và văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình tạo dựng lịch sử và bản sắc dân tộc riêng biệt.
    Dù có quan hệ trong kinh tế và hành chính, Malaysia vẫn chưa giải quyết hết các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ với cả Indonesia lẫn Singapore.
    Mâu thuẫn đó không kéo theo bạo động nhưng không thể nào không tính đến nguy cơ tiềm ẩn khiến đối đầu gia tăng.
    Mà cũng cần nhắc tới câu nói của phó thủ tướng Najib Razak trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho đài BBC: "ngoại giao cần được tiềm lực hậu thuẫn".
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    S-300 Việt Nam diễn tập

    (ĐVO) Mặt trời ló rạng, bầu không khí sôi nổi của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PKKQ chuẩn bị diễn tập bắn đạn thật năm 2011 xua tan tiết trời giá lạnh.

    Thời gian diễn tập từ 1 - 5/12, tại Trường bắn TB1, đặc biệt tham gia diễn tập năm nay của Quân chủng Phòng không-Không năm nay đặc biệt có tổ hợp tên lửa hiện đại S-300.

    Mục đích của việc diễn tập là để kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 và khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp, bắn nghiệm thu khí tài tên lửa S125-2TM, 9K35 Strela 10 (Việt Nam gọi là A89) cải tiến.

    Dưới đây là một số hình ảnh độc quyền của VOV Online tại buổi diễn tập:

    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa đối không tầm cao S-75M, sẵn sàng bắn hạ mục tiêu.​

    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa đối không S-125-2TM, hệ thống S-125 được các chuyên gia nước ngoài cải tiến đạt tầm bắn xa hơn, chính xác hơn, ổn định hơn. (>> xem thêm)

    [​IMG]
    Đạn tên lửa S-125-2TM khai hỏa...​

    [​IMG]
    ...bay tới bắn hạ mục tiêu.​

    [​IMG]
    Đài radar điều khiển hỏa lực tên lửa S-75M sục sạo mục tiêu.​

    [​IMG]
    Khẩu đội pháo cao xạ 2 nòng 37mm.​

    [​IMG]
    Các pháo thủ luôn tập trung cao độ xác định chính xác mục tiêu.​

    [​IMG]
    Khẩu đội pháo 37mm trong bài bắn đêm.​

    [​IMG]
    Trận địa pháo 57mm hạ mục tiêu ngay loạt đạn đầu.​

    [​IMG]
    Kíp xe tên lửa đối không tầm thấp 9K35 Strela 10 (A89) chuẩn bị cơ động vào trận địa.

    [​IMG]
    9K35 Strela 10 trong bài bắn đêm.​

    [​IMG]
    Trung tâm chỉ huy trường bắn.​

    [​IMG]
    Xe mang ống phóng tên lửa hệ thống S-300 hiện đại tham gia diễn tập.​

    [​IMG]
    Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra tổ hợp tên lửa S-300 tác chiến.​

    [​IMG]
    Bếp Hoàng Cầm sử dụng trong diễn tập.​

    [​IMG]
    Xe pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4 cơ động về đơn vị.​

    Việt Nam nâng cấp máy bay L-39C

    Các máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39C của Không quân Việt Nam sẽ được nâng cấp hiện đại hơn.

    (ĐVO) Theo thông báo báo chí của Công ty Aero Vodochody, Việt Nam từng mua máy bay L-39C của Aeo Vodochody, Cộng Hòa Séc để huấn luyện phi công chiến đấu. Tuy nhiên đến nay các máy bay này đã khá già cỗi, các thiết bị trên máy bay cần được thay thế và nâng cấp. Vì vậy, Aeo Vodochody là đối tác đáng tin cậy để thực hiện việc nâng cấp các máy bay huấn luyện L-39C cho Không quân Việt Nam.

    Sau thời gian đàm phán kéo dài 8 tháng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và công ty Aero Vodochody, một hợp đồng cung cấp các thiết bị mới đã được hai bên ký kết. Công ty con của Aero Vodochody sẽ thực hiện việc nâng cấp máy bay huấn luyện L-39C cho Việt Nam.

    Cuối tháng 6/2011, các quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã sang thăm nhà máy sản xuất máy bay của công ty Aero Vodochody. Và trong tháng 11/2011, Aero Vodochody bắt đầu cung cấp cho Việt Nam 300 phụ tùng, thiết bị để thay thế và sửa chữa cho các máy bay huấn luyện L-39C.

    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39 của Không quân Việt Nam.
    Thỏa thuận còn bao gồm việc Aero Vodochody sẽ cử các chuyên gia và kỹ sư sang Việt Nam để kiểm tra và sửa chữa những bộ phận quan trọng nhằm kéo dài thời gian phục vụ của L-39C và huấn luyện, đào tạo nhân viên kỹ thuật Việt Nam

    Không quân Việt Nam hiện có khoảng 34 máy bay huấn luyện L-39C. Theo thông tin không chính thức, Việt Nam cũng đang có một hợp đồng mua 8 máy bay huấn luyện/chiến đấu hiện đại Yak-130 của Nga để dần thay thế cho các máy bay L-39C (>> chi tiết) Tuy nhiên, số lượng 8 máy bay Yak-130 là chưa đủ cho nhu cầu huấn luyện.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngân sách quốc phòng Thái Lan gấp đôi Việt Nam

    Dù bị khốn đốn bởi nạn lụt vừa qua, Thái Lan không định cắt giảm chi phí quân sự.

    (ĐVO) Chủ trương chi tiêu quốc phòng của giới lãnh đạo Thái Lan hầu như không thay đổi tuy phải chi những khoản tiền lớn để khắc phục hậu quả đợt lụt kinh hoàng mới đây.

    Theo Jane’s Defence Weekly, Thái Lan sẽ chi 167,5 tỷ baht (5,5 tỷ USD) cho nhu cầu quốc phòng cho tài khóa 2012, vốn bắt đầu từ ngày 1/10, tức chỉ giảm vẻn ven 1 tỷ baht so với năm 2011.

    Như vậy, ngân sách quốc phòng Thái Lan tài khóa 2012 sẽ lớn gấp đôi chi phí quốc phòng Việt Nam (2,27 tỷ USD, chiếm gần 8% tổng ngân sách nhà nước và 2% GDP).

    Theo một báo cáo do chính phủ Thái Lan công bố, chi tiêu quốc phòng tài khóa 2012 sẽ chiếm 7% tổng chi ngân sách nhà nước và gần 1,4% GDP của Thái Lan.

    [​IMG]
    Dù bị thiệt hại nặng vì lũ lụt nhưng Thái Lan vẫn mạnh tay chi cho quốc phòng năm 2012.
    Lục quân Thái trong tài khóa 2012 dự định chi 81,7 tỷ baht, hải quân và không quân sẽ nhận được tương ứng 32,9 tỷ baht và 32,1 tỷ baht.

    Báo cáo không tiết lộ cụ thể kinh phí chi cho mua sắm vũ khí và nghiên cứu phát triển. Nhưng theo ước tính của Jane’s các khoản chi này tương ứng sẽ là gần 31 tỷ baht và 4 tỷ baht.

    Theo báo cáo, trong tài khóa 2013, chính phủ Thái dự định tăng 10% ngân sách quốc phòng (lên đến 185 tỷ baht), song trong các tài khóa 2014 và 2015, chi phí quân sự sẽ giảm xuống còn 183,18 tỷ baht. Báo cáo không nêu lý do sự cắt giảm này. Có lẽ đó là do chính phủ đã hứa cắt giảm thâm hụt ngân sách đến năm 2015.

    Theo đánh giá của các chuyên gia Thái Lan, chi phí cho các biện pháp khắc phục hậu quả trận lụt làm hơn 530 người chết vừa qua sẽ không dưới 130 tỷ baht.
  3. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Thằng nào càng mạnh càng dễ bị ăn đấm.
    Cứ như anh Bờ-ru-nây lại hay, quả đấm thì thiếu, đá thì lại thừa. Nên chẳng anh nào thèm bắt nạt, mang tiếng. Mà anh nào cả gan bắt nạt thì lại dính bẫy của anh lớn hơn, anh này nó cứ từa tựa như anh Cô-oét ở Trung đông ấy nhỉ. Cho nên cứ ung dung mà sống. => Bruney mạnh nhất ĐNA, chả ai dám động đến [:D]
    [r2)]
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam đâu có thua kém các nước trong khối là bao, tiếp tục khẳng định vị thế tự cường quốc phòng


    Việt Nam chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp

    Các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ, Tổng cục CNQP đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm.

    (ĐVO) Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

    Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược. Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ...

    Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta.

    [​IMG]

    Việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp sẽ là một bước đệm quan trọng để có thể tiến tới tự sản xuất và sửa chữa được một số loại tên lửa phòng không cho quân đội. Ảnh minh họa.

    Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195...

    Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm, nhằm phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam chế tạo sơn hấp thụ sóng radar
    ĐVO
    Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar để có thể ứng dụng vào các tàu chiến, máy bay...

    Sơn hấp thụ sóng radar là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương.

    Quân đội nhiều nước rất chú trọng nghiên cứu sản xuất các loại sơn hấp thụ sóng radar mới thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng... Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật.

    Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kỹ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz).

    [​IMG]
    Các máy bay của Việt Nam sẽ có khả năng chiến đấu cao hơn, nếu được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar.

    Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit.

    Sơn có màu đen. Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm.

    Khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...

    Nguyên liệu để sản xuất sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có thể chủ động trong nước, trong khi công nghệ chế tạo không quá phức tạp. Qua thực tế cho thấy, sơn có thể ứng dụng tốt trong một số lĩnh vực với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập ngoại, nên việc sản xuất thành công có ý nghĩa rất quan trọng, cần tiếp tục mở rộng.

    Như vậy, trong một tương lai gần, các máy bay chiến đấu, tàu chiến...của quân đội ta sẽ sớm được ứng dụng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar để tăng cường khả năng chiến đấu cũng như tàng hình với radar đối phương.
  6. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Những hình ảnh của Hải Lục Không Quân Phi Anh Hùng ,từng đuổi đánh bọn Tầu Khựa tơi bời khói lửa


    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2520x1800 and weights 857KB.[​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 2520x1800.[​IMG]
    090421-N-0120A-035 SOUTH CHINA SEA (April 21, 2009) The Armed Forces of the Philippines Navy logistics support vessel BRP Dagupan City (LC 551) maneuvers into position in a formation exercise with the amphibious assault ship USS Es*** (LHD 2) during exercise Balikatan 2009. Artemio Ricarte is participating in Balikatan 2009, an annual combined, joint-bilateral exercise involving U.S. and Armed Forces of the Philippines personnel, as well as subject matter experts from Philippine civil defense agencies. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Mark R. Alvarez/Released)

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 3000x2143 and weights 816KB.[​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 3000x2143.[​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    BRP Apolinario Mabini
    [​IMG]
    BRP Bacolod City
    [​IMG]

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2520x1800 and weights 719KB.[​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 2520x1800.[​IMG]
    090421-N-9950J-062 SOUTH CHINA SEA (April 21, 2009) The Armed Forces of the Philippines Navy destroyer escort BRP Rajah Humabon (PF 11) steams ahead during an exercise with the forward-deployed amphibious assault ship USS Es*** (LHD 2) and the amphibious dock landing ship USS Tortuga (LSD 46), as part of exercise Balikatan 2009 (BK09). Es*** and Tortuga are participating in Balikatan 2009, an annual combined, joint-bilateral exercise involving U.S. and Armed Forces of the Philippines personnel, as well as subject matter experts from Philippine civil defense agencies. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Greg Johnson/Released)

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2520x1800 and weights 699KB.[​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 2520x1800.[​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]

    APC:
    [​IMG]

    up-armored M35 guntruck:
    [​IMG]

    V-150
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    1st Scout Ranger Regiment on Parade

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Women in the AFP

    [​IMG]

    [​IMG]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    From Carat:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]




    [​IMG]



    [​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1024x768.[​IMG]

    [​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1024x768.[​IMG]

    [​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1024x768.[​IMG]

    [​IMG]Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1024x768.[​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia sắp mua 3 Su-27SKM và 3 Su-30MK2



    VietnamDefence - Theo thông tin mới nhất, Indonesia vẫn sẽ mua 6 tiêm kích Sukhoi, nhưng thuộc 2 loại Su-27SKM và Su-30MK2, chứ không phải 6 Su-30MK2.

    Theo thông tin bổ sung hiện có, hợp đồng sắp tới bán 6 tiêm kích Sukhoi sẽ không được chia sẻ giữa công ty KnAAPO và Tập đoàn Irkut như báo chí đã đưa tin sai mà giữa 2 loại máy bay: thực tế Nga sẽ cung cấp 3 chiếc tiêm kích một chỗ ngồi Su-27SKM và 3 tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30MK2 (giống như hợp đồng trước đó).

    Ngoài ra, đảm nhiệm sản xuất cả 6 máy bay sẽ là KnAAPO.

    Nguồn: bmpd, 12-13.12.2011.
  8. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Philippines xin F-16 hàng bãi để 'răn đe' Trung Quốc

    12/19/2011 8:02:24 AM | Lượt xem: 9587 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Philippines đã đề nghị Mỹ cho không các tiêm kích F-16 Fighting Falcon đã qua sử dụng.

    [​IMG] Philippines làm như thế vì không có tiền mua máy bay mới. Song Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố sẵn sàng thanh toán chi phí sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay. Không quân Philippines cần khoảng 12 chiếc F-16.

    Hiện nay, Không quân Philippines chỉ có 12 cường kích OV-10 Bronco, 21 máy bay huấn luyện-chiến đấu SF-260/F và 6 chiếc S211, cũng như 20 trực thăng tiến công MD520.

    Các tiêm kích F-5 Freedom Fighter cuối cùng đã bị nước này loại khỏi trang bị vào năm 2005. Philippines đã sử dụng S211 làm tiêm kích hạng nhẹ cũng như để tuần tra vùng biển ven bờ.

    Bộ Quốc phòng Philippines giải thích họ cần các máy bay chiến đấu mới là để bảo vệ vùng biển chủ quyền, trong đó có các điểm khai thác dầu khí chống sự xâm phạm từ phía Trung Quốc.

    Năm 2010, Bộ Quốc phòng Philippines thông báo về việc thực hiện chương trình đổi mới trang bị trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với Trung Quốc.

    Philippines cũng cần máy bay chiến đấu để trấn áp quân nổi dậy ở đảo Mindanao.

    Cục Hợp tác quân sự DSCA của Lầu Năm góc hiện chưa thông báo cho Quốc hội Mỹ về khả năng cung cấp các tiêm kích đồ cũ cho Philippines.

    Manila là đồng minh của Mỹ từ năm 1935.

    Nếu được chuẩn thuận, việc chuyển giao máy bay cho Philippines có thể sẽ được tiến hành theo kiểu như với Indonesia. Mỹ đã tặng không cho Indonesia 24 chiếc F-16 với điều kiện Indonesia phải thanh toán chi phí sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay.


    • Nguồn: Lenta, 19.12.2011.
  9. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    top này trùng chủ đề rồi.bạn chịu khó tìm trong mục GDQD hoặc là KTQSNN.lock thôi mõ ơi
  10. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Philippines sẽ mua tên lửa đất đối hải
    Cập nhật lúc :4:26 PM, 03/01/2012
    Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét khả năng mua các loại vũ khí chống tàu mới và tăng cường năng lực giám sát hàng hải.

    (ĐVO) Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2018, Bộ quốc phòng nước này cho rằng an ninh hàng hải là thách thức lớn nhất, việc bảo vệ chủ quyền phải đối mặt với các thách thức phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy và buôn bán phụ nữ...

    Philippines cảm thấy lo lắng khi khả kiểm soát bờ biển dựa vào các thiết bị quân sự do Mỹ hỗ trợ là không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Bộ quốc phòng Philippines đang nghiên cứu khả năng mua các tổ hợp tên lửa chống hạm cơ động có tầm xa tấn công mục tiêu khoảng 167 km, có thể hoạt động độc lập trong thời gian dài. Tuy nhiên, giới quân sự không tiết lộ thông tin về loại tên lửa mà họ nhắm tới.

    [​IMG]

    Philippines sẽ mua tên lửa chống tàu di động. Ảnh minh họa.
    Ngoài ra, quân đội Philippines cũng sẽ tăng cường khả năng giám sát bờ biển bằng việc mua lại các tàu tuần tra, máy bay tuần thám biển tầm xa cùng với các hệ thống hỗ trợ khác.

    Để hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Hải quân, trong tương lai, Bộ quốc phòng Philippines dự kiến mua lại một phi đội F-16 của Mỹ với số lượng từ 12–24 chiếc.

    Ngoài tên lửa chống tàu, máy bay, tàu chiến, Lực lượng phòng không Philippines sẽ có được các hệ thống radar giám sát không phận mới, việc quyết định lựa chọn loại radar nào đang được xem xét.

    Theo kế hoạch mới được đưa ra, Philippines quyết định tăng cường lực lượng quân đội triển khai trên khu vực biển Đông.

    Trong giai đoạn từ năm 2013–2015, số lượng số lượng binh sĩ, sĩ quan phục đang vụ trong quân đội sẽ bị cắt giảm (chủ yếu là lục quân) để có tinh giảm biên chế và và dành ngân quỹ quốc phòng mua các trang thiết bị vũ khí mới.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bọn Phi với Mỹ đúng là xướng hơn vua Cam hay tướng Pak, chẳng phải động tay động chân gì cả, cứ lâu lâu mua vài món của bọn đế quốc Mỹ nó bán rẻ như cho, bù lại được bảo vệ miễn phí lại còn được đóng tiền bảo an hằng năm quá xướng, dễ gì mà có thằng lính Tây nó chết thay cho mình :))

Chia sẻ trang này