1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines lập căn cứ không quân tăng sức mạnh trên Biển Đông
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Philippines sẽ thiết lập 2 căn cứ không quân mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên khu vực Biển Đông.
    Tờ Phil Star dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Philippines, nước này sẽ xây dựng hai căn cứ không quân mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và tìm kiếm cứu nạn trên biển của lực lượng vũ trang nước này ở khu vực Biển Đông (Philippines gọi là biển tây Philippines) và vùng biển Sulu.
    Hai căn cứ mới này sẽ được chuyển giao cho Lực lượng Không quân Philippines (PAF). Nó sẽ bao gồm một trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển, dự án này có tổng giá trị là 149 triệu Peso và sẽ được xây dựng tại 2 thành phố là Puerto Princesa, thuộc thủ phủ tỉnh Palawan và thành phố Sanga-Sanga thuộc tỉnh Tawi-Tawi.
    Ngoài ra, Bộ quốc phòng Philippines cũng đã ký kết một hợp đồng mua 28 xe bọc thép M113 đã qua sử dụng, trị giá 882 triệu Peso với một công ty của Israel vào đầu tuần trước.
    PAF dự kiến cũng sẽ tiếp nhận những máy bay chiến đấu và trực thăng mới, trong thời gian gần đây lực lượng Không quân Philippines đã được trang bị khá nhiều loại máy bay mới. Và nó đều nằm trong chương trình hiện đại hóa và tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng này trong tương lai của chính phủ nước này trước mối đe dọa về an ninh trên biển từ Trung Quốc.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Thứ trưởng Bộ quốc phòng Philippines Eduardo Batac, quan chức phụ trách các dự án đặc biệt của quân đội nước này cho biết: "Kế hoạch này là để nâng cao khả năng tác chiến của Không quân Philippines và nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách xây dựng các nhà chứa máy bay mới và cùng với đó là đưa vào trang bị các phương tiện hỗ trợ duy trì hoạt động tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ an ninh hàng hải. Các kế hoạch này cũng nhằm bảo vệ các dự án khai thác khí đốt tự nhiên ở Malampaya và các giàn khoan khai thác dầu ở Sulu trong tương lai ".
    Hiện nay cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ở các khu vực được cho là có trữ lượng khí đốt và dầu thô dồi dào này. Chính vì vậy cả 2 nước đều tỏ ra rất cứng rắn trong quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở đây.
    Hai năm trước, hai tàu thuộc lực lượng hàng hải Trung Quốc quấy rối một tàu khảo sát dân sự thuộc Bộ Năng lượng Philippines khi đang thăm dò tài nguyên ở Biển Đông. Ngay sau đó không quân Philippines điều 2 máy bay OV-10 đến khu vực vùng biển trên để hộ tống cho tàu DOE và thủy thủ đoàn của nó.
    Khu vực mỏ khí đốt Malampaya, ở vùng biển Palawan là một dự án năng lượng rất quan trọng của Philippines và hiện nay nó đã đi vào hoạt động, còn đối vùng biển Sulu được các nhà địa chất Philippines dự đoán là khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Theo lời của ông Eduardo Batac, bộ quốc phòng và lực lượng vũ trang của Philippines đang mở thầu cho các dự án xây dựng các nhà chứa máy bay và Trung tâm cứu nạn trên biển cho các nhà thầu đủ điều kiện tham gia. Dự kiến thời gian thông báo về gói thầu chính thức sẽ bắt đầu vào ngày 22/01 tại văn phòng cựu chiến binh tại thành phố Quezon, và thời gian mở thầu sẽ bắt đầu vào ngày 3/2 cũng tại thành phố này.
    Về việc mua lại 28 xe chiến đấu bộ binh từ nhà thầu quốc phòng Elbit Systems của Israel, theo thứ trưởng Batac là nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của các đơn vị thiết giáp của lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines. Bốn trong số 28 xe bọc thép là sẽ là các xe cứu kéo của công binh, và dự kiện lực lượng vũ trang của Philippines sẽ nhận được số xe này trong vòng hai năm tới.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Myanmar bớt tiền dành cho quốc phòng năm 2014
    (Kienthuc.net.vn) - Ngân sách dành cho quốc phòng của Myanmar tuy cao hơn nhiều khoản khác nhưng được cho là thấp hơn so với năm 2013.
    Bộ quốc phòng Myanmar đã đệ trình khoản ngân sách quốc phòng năm 2014 khoảng 2,39 tỷ USD. Khoản ngân sách này chiếm 14% chi phí chính phủ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các bộ của chính phủ Myanmar, nhưng giảm so với năm 2013. Ngân sách quốc phòng mới dự kiến sẽ được thông qua trong tháng 2 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4/2014.
    Theo báo chí Myanmar, phần lớn khoản ngân sách (chừng 2,28 tỷ USD) sẽ dùng cho “kế hoạch quân sự”, phần còn lại dùng để trả lương.
    Hãng truyền thông Eleven Media Group tại Yangon dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Myanmar Wai Lwin cho biết, ngân sách quốc phòng sẽ dùng cho kế hoạch phúc lợi quân sự, bồi dưỡng, huấn luyện, giao lưu và mua sắm vũ khí.
    [​IMG]
    Đội hình pháo tự hành của Quân đội Myanmar trong cuộc duyệt binh.
    Còn theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, ngân sách quốc phòng mà Myanmar công bố không bao gồm quỹ của một số kênh, không bao gồm các doanh nghiệp quân đội, như nguồn quỹ của Tập đoàn Union of Myanmar Economic Holdings Ltd và công ty kinh tế Myanmar, cũng không bao gồm quy thu được thông qua luật vốn đặc biệt (mục đích quỹ đặc biệt là hỗ trợ quân đội Myanmar “thực hiện chủ quyền quốc gia”).
    Trong nhiều năm trở lại đây, ngân sách quân sự của Myanmar có được chủ yếu thông qua trợ cấp từ các nguồn thu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên quốc giá, đặc biệt là dầu khí.
    Căn cứ vào số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), những năm gần đây Myanmar đã mua nhiều loại vũ khí trang bị từ Nga như máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum, trực thăng tấn công Mi-35 Hind E, hệ thống radar 1L117M, máy bay vận tải An-148-100E.
    Ngoài nước Nga, Myanmar đã mua pháo hải quân 76mm từ Italy, pháo 155mm và 105mm của Serbia và xe thiết giáp đa năng MT-LB từ Ukraine.
  3. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Lục quân Indonesia tự nghiên cứu phát triển tên lửa
    http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Luc-quan-Indonesia-tu-nghien-cuu-phat-trien-ten-lua/534404.antd
    Ngày 21-1, lục quân Indonesia và Viện nghiên cứu hàng không và vũ trụ (LAPAN) của nước này đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển tên lửa, rocket và máy bay không người lái.

    LAPAN sẽ phát triển công nghệ cho tên lửa, vệ tinh viễn thám, khoa học và công nghệ khí quyển cho máy bay không người lái phục vụ các hoạt động trinh sát và giám sát nhằm hỗ trợ quốc phòng. LAPAN cũng sẽ giúp lục quân Indonesia phát triển tên lửa tầm xa.
    Bản ghi nhớ đã được tham mưu trưởng lục quân, tướng Budiman và giám đốc LAPAN Bambang S. Tejasukma ký kết tại sở chỉ huy lục quân ở đường Veteran, trung tâm thủ đô Jakarta, hôm thứ 3.

    Ông cho rằng công nghệ cảm ứng từ xa của LAPAN có thể giúp lục quân tiến hành khảo sát và lập bản đồ, tình báo địa vũ trụ, và giám sát. "Chúng tôi sẽ sử dụng một vệ tinh để tiến hành các hoạt động giám sát nhằm bảo vệ các khu vực biên giới", ông nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Hệ thống rocket nhiều nòng R-Han 122mm của lục quân Indonesia
    Theo biên bản ghi nhớ, lục quân Indonesia sẽ chi khoảng 3,5 tỷ rupi (290.000 USD) để tài trợ cho các dự án nghiên cứu của LAPAN.

    Ông Budiman còn cho biết thêm rằng lục quân sẽ triển khai công nghệ của LAPAN để tiến hành hiệu quả các hoạt động như tìm kiếm và cứu nạn, nỗ lực giảm nhẹ thiên tai, và chống khủng bố.

    Trong khi đó, giám đốc LAPAN Bambang S. Tejasukma nhấn mạnh rằng sự hợp tác với lục quân sẽ tập trung vào việc phát triển các phương pháp và sản xuất các nguyên mẫu cho ngành công nghiệp quốc phòng.


    Ngoài lục quân, LAPAN cũng đã hợp tác với hải quân và sẽ hợp tác với không quân để phát triển công nghệ hàng không trong tương lai.

    Đức Hùng
    Theo Antaranews
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia tăng cường phát triển công nghệ quân sự tinh vi
    (Kienthuc.net.vn) - Lục quân Indonesia hợp tác với doanh nghiệp nhà nước để cùng phát triển các loại tên lửa, rocket và UAV.
    Tờ Antara News đưa tin, Lục quân Indonesia (TNI AD) và Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Indonesia (LAPAN) đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác phát triển các loại tên lửa, hỏa tiễn và máy bay không người lái vào ngày 21/1.
    Theo thỏa thuận hợp tác, TNIAD sẽ tài trợ 289.000 USD cho LAPAN trong nghiên cứu công nghệ tên lửa, vệ tinh viễn thám, khoa học khí quyển và công nghệ cho các phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích trinh sát và giám sát các hoạt động để hỗ trợ quốc phòng nhà nước.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tư lệnh TNIAD Budiman cho biết, công nghệ viễn thám do LAPAN phát triển có thể giúp quân đội khảo sát và lập bản đồ, thông tin tình báo địa không gian và giám sát trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
    Ngoài ra, LAPAN còn tập trung vào việc phát triển các loại tên lửa tầm xa, TNI AD sẽ triển khai các công nghệ của LAPAN để nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, giảm nhẹ thảm họa thiên tai và chống khủng bố.
    Viện trưởng LAPAN Bambang S. Tejasukma cho biết, sự hợp tác với TNI AD sẽ đặt trọng tâm vào việc phát triển các phương pháp và chế tạo nguyên mẫu các loại vũ khí hiện đại cho các ngành công nghiệp quốc phòng.
    Trước đó, LAPAN cũng đã có hợp tác tương tự với Hải quân Indonesia (TNI AL) và sẽ hợp tác với Không quân Indonesia (TNIAU) để phát triển công nghệ hàng không trong tương lai.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam đang "làm việc" với vũ khí?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Chắc chắn nhiều chuyên gia quân sự không chỉ của đối thủ tiềm tàng mà cả trên khu vực đang dành sự quan tâm của họ đến sách lược hiện đại hóa quân đội của Việt Nam.

    Đường lối chiến lược thì rõ rồi, Việt Nam ưu tiên, tiến thẳng lên hiện đại các lực lượng Hải quân, Không quân, Thông tin liên lạc, Radar, trinh sát, Tác chiến điện tử…Nhưng “như thế nào” hay nói cách khác, sách lược ra sao để phù hợp với tình hình cụ thể, thực tế mới là chuyện cần bàn.
    Mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị phải như thế nào để không thay đổi nghệ thuật quân sự bản sắc dân tộc mà làm cho nghệ thuật quân sự được thăng hoa, phát triển lên tầm cao mới…chính là nghệ thuật, là sách lược.
    Vũ khí của Việt Nam chỉ để bảo vệ Tổ quốc!
    Trên khu vực châu Á-TBD có quốc gia nào xây dựng quân đội ngoài nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc? Có lẽ chỉ có Trung Quốc và Mỹ, còn lại đều phải như vậy, chỉ là để bảo vệ Tổ quốc.
    Nhưng đâu phải quốc gia nào cũng giống nhau. Có quốc gia liên minh quân sự với nước lớn để trông chờ vào sự hỗ trợ về quân sự từ hướng, lĩnh vực nào đó; có quốc gia bảo vệ Tổ quốc bằng mồ hôi, sức lực (để có tiền mua sắm các loại vũ khí trang bị) và bằng máu của mình…
    Việt Nam nhất quán tuyên bố với thế giới: trang bị vũ khí là để bảo vệ Tổ quốc.
    Đừng sơ sài với điều này khi cho rằng không nói ai cũng biết. Đây thật ra là gốc rễ sâu bền của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong mọi thời đại.
    “…chỉ là để bảo vệ Tổ quốc” có nghĩa là khu vực tác chiến (chiến trường) chủ yếu xảy ra trên lãnh thổ, lãnh hải và không phận của chúng ta, do vậy tất cả mọi vũ khí trang bị mua sắm, chế tạo phải làm sao phát huy được lợi thế và phù hợp nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
    Nghệ thuật tổ chức xây dựng lực lượng (biên chế, quân số, trang bị) cũng từ đây, xây dựng lối đánh cũng từ đây, chiến thuật kết hợp công nghệ cũng từ đây…
    Chính bắt nguồn từ nguồn gốc này mà Việt Nam luôn tạo ra sự khác biệt mang tính độc đáo hay là sáng tạo như giới phân tích quân sự thường gọi, nhưng, thực ra đây là kết quả tất yếu khách quan mà vào hoàn cảnh như Việt Nam thì quốc gia nào cũng phải có sách lược tương xứng.
    Hiểu được như vậy thì chúng ta không phải đặt câu hỏi tại sao Việt Nam lại quan tâm đến vũ khí loại này mà không loại kia (tất nhiên cũng chỉ hỏi những loại vũ khí trang bị được minh bạch trên báo chí trong thời gian qua thôi).
    Tại sao Việt Nam không mua sắm xe tăng hiện đại?
    Người ta thắc mắc tại sao Quân đội Việt Nam chỉ tiến thẳng lên hiện đại gồm các lực lượng: không quân, hải quân…còn lục quân? Phải chăng Việt Nam đánh giá vai trò của lục quân trong tình hình mới đã giảm bớt hay nguy cơ thách thức an ninh trên bộ không lớn?
    Về lý thuyết cũng có thể là như vậy bởi biên giới trên bộ với các láng giềng chúng ta có thể coi là ổn. Hơn nữa, một thực tế là thế giới đã từng công nhận, dù chưa tiến thẳng lên hiện đại thì lục quân Việt Nam vẫn mạnh nhất khu vực ĐNA, là lực lượng bất bại.
    Lục quân Việt Nam đã từng đối đầu với một lực lượng mạnh nhất (Mỹ) và đặc biệt, đông nhất, bởi vậy, mạnh yếu, sở trường sở đoản của nhau, chiến trường, kinh nghiệm…khiến Việt Nam có đủ sự tự tin. Tuy nhiên, dù không “ồn ào” như không quân, hải quân, nhưng sự chuẩn bị sẵn sàng của lục quân cũng đầy trí tuệ và bản lĩnh.
    Nếu hiện đại hóa lục quân thì chủ yếu 2 mặt là pháo binh, tên lửa các loại và xe cơ giới (xe tăng, xe bọc thép) thì quan điểm, nhận thức chúng ta như thế nào?
    [​IMG]
    Trung Quốc sở hữu khoảng 4.000 xe tăng Type 96 và Type 99.
    Biết rằng chiến tranh hiện đại chủ yếu là các cuộc xung đột quân sự trong thời gian ngắn với cục diện chiến trường được quyết định bằng sức mạnh hỏa lực, do đó, các nước trên thế giới vẫn liên tục cải thiện sức mạnh tác chiến của lực lượng tăng thiết giáp.
    Trung Quốc có hơn 4.000 chiếc xe tăng hiện đại. Nếu đối phương huy động hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại cùng bộ binh cơ động tấn công trên bộ thì lục quân Việt Nam sẽ lấy gì để chống lại chiến thuật xe tăng của đối phương? Và nếu có thì cần có bao nhiêu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại để đối đầu?
    Việt Nam không đủ sức và nếu có cũng chẳng dại gì tổ chức xây dựng lực lượng phòng thủ theo hướng đó cho lãng phí mà thiếu hiệu quả.
    Thứ nhất, trên chiến trường Việt Nam (biên giới), xe tăng nhiều hay ít không quan trọng trong tư duy quân sự của Bộ Tham mưu Việt Nam. Bởi lẽ, không bao giờ có chuyện ào ào hàng trăm, ngàn xe tăng như trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 tràn vào lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không phải là sa mạc và xe tăng dù hiện đại bao nhiêu cũng không thể “leo núi” được.
    Thứ hai, Việt Nam không coi trọng sự hiện đại của xe tăng từ vũ khí tiên tiến của nó như bắn xa, diệt mục tiêu trên 5000m hay “vũ khí lade” như Trung Quốc quảng cáo cho xe tăng của họ… mà coi trọng hơn hiệu quả trên chiến trường.
    Xe tăng T54/55 là thế hệ xe tăng đã chứng minh tính hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tính năng kỹ chiến thuật, trọng lượng, thiết kế khá phù hợp với địa hình nhiều rừng núi, đường xá nhỏ hẹp hoặc đồng ruộng lầy lội như ở Việt Nam. Vì thế nó là thứ vũ khí lợi hại mà chúng ta cần, cho nên, nâng cấp, cải tiến loại xe tăng này là phương án khả thi nhất, khôn ngoan nhất.
    Phủ nhận vũ khí trang bị hiện đại tiên tiến của xe tăng là tự sát, ai chẳng biết, chẳng thích T-90 của Nga và các loại xe tăng hện đại khác, nhưng trong chiến trường Việt Nam, điều kiện Việt Nam thì chúng ta không mua và nếu sản xuất được cũng không sản xuất bởi vì nó rất đắt tiền trong khi đó sản xuất, chế tạo ra vũ khí để diệt nó lại rẻ hơn và…
    Thứ ba là ở chiến trường Việt Nam, xe tăng hiện đại, đắt tiền rất khó sống. Người Việt Nam có quyền tin rằng, tất cả con đường nào mà xe tăng địch có thể đi qua, vị trí nào mà chúng tập trung hay phân tán đều nằm trong dữ liệu pháo binh tầm gần cũng như tầm xa và các bãi mìn chống tăng của các quân khu, quân đoàn chủ lực phòng thủ.
    Chưa cần trúng phải một quả đạn pháo 130 ly, một quả 105 ly thôi thì xe tăng đắt tiền đến mấy cũng trở thành quan tài sắt hoặc mất sức chiến đấu hoàn toàn khi hệ thống cảm biến, kính ngắm bên ngoài xe tăng bị hỏng nặng…
    Pháo binh, mìn là vũ khí thuộc dạng “không thông minh”, không tự tìm đến mục tiêu… nhưng phát huy hiệu lực đạt hiệu quả rất cao khi cấp tập hay cài vào các tọa độ đã định sẵn.
    [​IMG]
    Pháo tự hành 105 ly trên bánh lốp, tầm bắn 11,5 km do Việt Nam chế tạo đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới quân sự nước ngoài.
    Như vậy trong vấn đề xe tăng, Việt Nam quan tâm và ưu tiên mua sắm chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó hơn là mua sắm xe tăng hiện đại để đối đầu.
    Vũ khí “thông minh” và vũ khí do con người thông minh, gan dạ, dũng cảm sử dụng, kết hợp sẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà các loại xe tăng hiện đại của địch phải đối phó. Đây cũng chính là tư tưởng, nghệ thuật chiến tranh du kích được phát triển cao trong chiến tranh hiện đại.
    Nhưng Việt Nam lại mua sắm tàu ngầm…
    Mục tiêu của tàu ngầm Việt Nam trên Biển Đông
    Cho rằng vì Việt Nam đưa lực lượng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại nên phải mua…là hơi khiên cưỡng.
    Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy tư duy về xe tăng khác với tư duy về tàu ngầm của các nhà quân sự Việt Nam.
    Trong khi đối phương có gần trăm chiếc tàu ngầm hiện đại, đủ loại lớn nhỏ thì Việt Nam vẫn mua sắm 6 chiếc tàu ngầm KILO mà không ưu tiên trước cho mua sắm, tổ chức lực lượng săn ngầm… khiến nhiều người (nhà quân sự nước ngoài) cho là “chu trình ngược”.
    Và xem ra nó hoàn toàn ngược với sách lược để đối đầu với xe tăng.
    Tiêu diệt xe tăng hiện đại của địch bằng các phương tiện như pháo binh, mìn chống tăng và các loại vũ khí khác…Việt Nam có vô vàn lợi thế. Bất cứ lực lượng nào trong thế trận chiến tranh nhân dân cũng có thể bắn cháy hoặc làm hư hỏng xe tăng. Nhưng săn ngầm bằng máy bay, bằng tàu mặt nước thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà báo Đất Việt đã đăng trong bài viết “Mục tiêu của tàu ngầm Việt Nam trên Biển Đông”.
    Chỉ cần phân tích 2 vấn đề tàu ngầm và xe tăng và đương nhiên sẽ còn nhiều loại vũ khí trang bị bí mật khác nữa…chúng ta đã thấy được phần nào sự chuẩn bị cho sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc đầy trí tuệ, bản lĩnh của các nhà quân sự Việt Nam.
    Vũ khí tiên tiến hiện đại dù không phải do mình tự sản xuất chế tạo, nhưng trong tay Việt Nam nó hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam, nó phát huy tác dụng theo nghệ thuật quân sự Việt Nam.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lục quân Indonesia tự nghiên cứu phát triển tên lửa
    Thứ năm 23/01/2014 12:34
    ANTĐ - Ngày 21-1, lục quân Indonesia và Viện nghiên cứu hàng không và vũ trụ (LAPAN) của nước này đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển tên lửa, rocket và máy bay không người lái.
    LAPAN sẽ phát triển công nghệ cho tên lửa, vệ tinh viễn thám, khoa học và công nghệ khí quyển cho máy bay không người lái phục vụ các hoạt động trinh sát và giám sát nhằm hỗ trợ quốc phòng. LAPAN cũng sẽ giúp lục quân Indonesia phát triển tên lửa tầm xa.
    Bản ghi nhớ đã được tham mưu trưởng lục quân, tướng Budiman và giám đốc LAPAN Bambang S. Tejasukma ký kết tại sở chỉ huy lục quân ở đường Veteran, trung tâm thủ đô Jakarta, hôm thứ 3.
    Ông cho rằng công nghệ cảm ứng từ xa của LAPAN có thể giúp lục quân tiến hành khảo sát và lập bản đồ, tình báo địa vũ trụ, và giám sát. "Chúng tôi sẽ sử dụng một vệ tinh để tiến hành các hoạt động giám sát nhằm bảo vệ các khu vực biên giới", ông nhấn mạnh.
    [​IMG]

    Hệ thống rocket nhiều nòng R-Han 122mm của lục quân Indonesia

    Theo biên bản ghi nhớ, lục quân Indonesia sẽ chi khoảng 3,5 tỷ rupi (290.000 USD) để tài trợ cho các dự án nghiên cứu của LAPAN.
    Ông Budiman còn cho biết thêm rằng lục quân sẽ triển khai công nghệ của LAPAN để tiến hành hiệu quả các hoạt động như tìm kiếm và cứu nạn, nỗ lực giảm nhẹ thiên tai, và chống khủng bố.
    Trong khi đó, giám đốc LAPAN Bambang S. Tejasukma nhấn mạnh rằng sự hợp tác với lục quân sẽ tập trung vào việc phát triển các phương pháp và sản xuất các nguyên mẫu cho ngành công nghiệp quốc phòng.
    Ngoài lục quân, LAPAN cũng đã hợp tác với hải quân và sẽ hợp tác với không quân để phát triển công nghệ hàng không trong tương lai.
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Philippines mua hai chiến hạm Mỹ..

    Theo tạp chí “"Defence Weekly Jane’s” trích lời Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philiphines, trung tướng Emmanuel T.Bautista, ngân sách dự án được thực hiện trên cơ sở hỗ trợ từ Mỹ. Washington sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 40 triệu đô la theo tuyên bố của ngoại trưởng John Kerry trong chuyến thăm Manila ngày 17.12,2013. Những nguồn tin khác cho rằng, Philipphines sẽ yêu cầu cung cấp thêm hai tàu tuần biển lớp "Hamilton" từ lực lượng tuần tra bảo vệ bờ biển Mỹ hoặc các tàu tuần biển có lượng giãn nước nhỏ hơn.


    [​IMG]
    Thằng phi mua sắm nhãm thật, mua 2 con oliver hazard thì còn có lý, định mua thêm 2 con hamilton nữa thì rõ hài...
    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/philippines-mua-hai-chien-ham-my-2365142/
  8. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    VN không mua thêm xe tăng, xe bọc thép hiện đại vì đơn giản nước ta còn nghèo, cần tiền cho nhiều việc khác
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Xe tăng T-54/55 Việt Nam bắn được loại đạn nào?
    (Kienthuc.net.vn) - Ít ai biết rằng, xe tăng T-54/55 của Việt Nam có thể bắn được cả tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser qua nòng.
    Hiện nay, xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 và T-55 được coi là “xương sống” của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. Xe tăng T-54B được trang bị pháo chính 100mm D-10T2S, với hệ thống ổn định tầm hướng hai trục dọc – ngang STP-2 Tsyklon, có tầm bắn thẳng hiệu quả 1.000m.
    Pháo chính D-10T của T-54 và T-55 có thể sử dụng nhiều loại đạn gồm:
    Đạn nổ phá mảnh UOF-412
    UOF-412 và UOF-412U là hai loại đạn nổ phá mảnh cũ từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, nặng 30,2kg, mang đầu đạn OF-412 và OF-412G, chứa 15,6kg thuốc nổ mạnh F-412.
    Đạn nổ phá mảnh UOF-412 và UOF-412U được xe tăng T-54/55 sử dụng chủ yếu để chế áp các công sự, bộ binh địch, hơn là để chống tăng.
    [​IMG]
    Những chú "voi sắt" T-54/55 của Việt Nam.
    Đạn xuyên giáp UBR-412
    Trong nhiệm vụ chống tăng, xe tăng T-54/55 sử dụng các đạn xuyên giáp UBR-412 và UBR-412D.
    Đạn xuyên giáp UBR-412 nặng 30,1kg, có thể mang đầu đạn xuyên giáp nổ mạnh (APHE) BR-412, hoặc đầu đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo (APBC) BR-412B nặng 15,88kg.
    Đạn xuyên giáp UBR-412D nặng 30,4kg, có thể mang đầu đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo BR-412D nặng 15,88kg.
    Qua thử nghiệm, với góc chạm 60 độ, đầu đạn BR-412 với sơ tốc 880m/s, có thể xuyên 500mm giáp RHA ở cự li 125m, xuyên 1.000mm giáp RHA ở cự li 110m, xuyên 1.500mm giáp RHA ở cự li 95m, xuyên 2.000mm giáp RHA ở cự li 87m. Với góc chạm 90 độ, con số trên lần lượt là 155m, 135m, 115m và 100m. Ở cự li này, 80% số phát bắn đều xuyên giáp thành công.
    Như vậy, trước các xe tăng hiện đại có vỏ giáp dày, xe tăng T-54/55 của Việt Nam sẽ gặp bất lợi lớn, khi đạn UBR-412 chỉ có thể xuyên giáp ở cự li gần, nên phải mai phục, bất ngờ áp sát đối phương để tấn công bằng pháo chính.
    [​IMG]
    T-54/55 Việt Nam khai hỏa pháo 100mm trong cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2013.
    Đạn lõm chống tăng (HEAT) 3UBK4
    Đây là loại đạn không xuyên giáp bằng động năng, mà sử dụng liều nổ lõm, thuận tiện cho cả chống tăng và chế áp các công sự kiên cố của địch. Đạn lõm chống tăng 3UBK4 mang đầu đạn 3BK5M, là loại đạn có ổn định cánh đuôi. Sau đó, đạn lõm chống tăng 3UBK4 được thay thế bằng đạn 3UBK9 với đầu đạn 3BK17M.
    Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng vạch đường (APDS-T) 3UBM6
    Đây là loại đạn thiết kế với một mũi tên xuyên KE (Kinetic energy penetrator) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đnạ văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có liều cháy dẫn đường.
    Đạn APDS-T dành cho T-54/55 được Viện Nghiên cứu NII-24 phát triển vào năm 1964, mang đầu đạn 3BM6, có khả năng xuyên 260mm giáp RHA ở cự li 1.000m. Sau đó, đầu đạn 3BM6 được thay bằng loại đầu đạn 3BM8 với lõi tungsten carbide.
    Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) 3UBM11
    Đạn APFSDS ra đời nhằm khắc phục điểm yêu trên APDS. Do thanh xuyên KE trên đạn APDS có đường kính nhỏ và dài nên quán tính quay nhỏ, hiệu ứng con quay đạt được trong không khí nhỏ nên các nhà thiết kế chuyển sang ổn định cánh đuôi thay cho ổn định con quay.
    Đạn 3UBM11 được đưa vào sử dụng trong thập niên 1980, với đầu đạn 3BM25 có lõi tungsten carbide.
    [​IMG]
    Pháo chính 100mm của T-54/55 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tăng tầm diệt tăng đến 4-6km.
    Đạn chống tăng có điều khiển (ATGM)
    Để gia tăng sức mạnh cho các xe tăng - thiết giáp của quân đội Nga, hàng loạt tổ hợp tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo đã được chế tạo. Các xe tăng T-55, T-62, pháo chống tăng MT-12 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 đều có thể sử dụng các tổ hợp này, nhưng với các loại đạn khác nhau.
    Xe tăng T-55 có thể được trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng bắn qua nòng, lái bám chùm laser sau:
    - 9M117 Bastion: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK10-1, xuyên 600mm giáp RHA từ cự li 4.000m
    - 9M117M Kan: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK10-M1, xuyên 650mm giáp RHA từ cự li 4.000m
    - 9M117M1 Arkan: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK23-1, có đầu đạn tandem, xuyên 750mm giáp RHA từ cự li 6.000m
    - 9M117M2 Boltok: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK23M-1, xuyên 850mm giáp RHA từ cự li 6.000m.
    Về mặt lý thuyết thì xe tăng T-55 và T-62 mà Việt Nam có trong trang bị có thể trang bị đạn chống tăng có điều khiển.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lính thủy đánh bộ Indonesia sắp có thêm “hàng nóng”
    (Kienthuc.net.vn) - Ukraine đã giành gói thầu cung cấp 5 xe bọc thép chở quân hiện đại BTR-4 cho Hải quân Indonesia.
    DHZP Spetstehnoeksport – bộ phận của Tập đoàn Ukroboronprom (Ukraine) đã giành chiến thắng trong gói thầu của Bộ Quốc phòng Indonesia, để cung cấp cho Hải quân Indonesia 5 chiếc xe bọc thép BTR-4.
    Dự kiến, hợp đồng sẽ được ký kết trong quý đầu năm 2014. Trước đó, trong tháng 8/2013, một phái đoàn của Bộ Quốc phòng Indonesia đã thăm chính thức Ukraine để quan sát đánh giá BTR-4.
    Quân đội Indonesia đã giành lời tán dương, ca ngợi dành cho hiệu suất và khả năng của xe bọc thép hiện đại của Ukraine.
    Theo một báo cáo trước đó, BTR-4 Ukraine được tạp chí quốc tế uy tín xếp vào top 10 xe bọc thép tốt nhất trên thế giới, đánh giá dựa trên các tiêu chí hỏa lực, bảo vệ và cơ động.
    [​IMG]
    BTR-4.
    BTR-4 do Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv mang tên O.O Morozova thiết kế phát triển, được sản xuất tại nhà máy mang tên V.O. Malysheva, đã được chấp nhận bởi lực lượng vũ trang của Ukraine.
    Thiết kế BTR-4 có sự đổi khác rất nhiều so với dòng xe bọc thép BTR truyền thống của Liên Xô mà nước này thừa hưởng. Theo đó, xe được bố trí bên trong có phần giống với thiết kế phương Tây. Ví dụ như, khoang lái được đặt ở phía trước thân, khoang động cơ đặt giữa và khoang lính đặt sau. Còn trước đây, họ xe BTR Liên Xô đặt khoang động cơ phía sau khiến binh lính phải ra ở cửa sườn khiến họ dễ “ăn đạn” đối phương khi ra khỏi xe.
    Hỏa lực của BTR-4 đa dạng, tùy từng biến thể: với mẫu tiêu chuẩn được trang bị pháo 30mm + súng máy 7,62mm + 4 tên lửa chống tăng; biến thể chỉ huy có đại liên 12,7mm; biến thể hỗ trợ hỏa lực có pháo 120mm và đại liên 12,7mm.
    Ngoài ra, khách hàng có thể tùy chọn trang bị các module hỏa lực khác cho BTR-4 như: module GRM có pháo 30mm, súng phóng lựu 30mm, súng máy 7,62mm và 4 tên lửa chống tăng; module BAU có 2 pháo 23mm và một súng 7,62mm.

Chia sẻ trang này