1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines mua hai chiến hạm Mỹ
    (Vũ khí) - Theo tạp chí “"Defence Weekly Jane’s” trích lời Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philiphines, trung tướng Emmanuel T.Bautista, ngân sách dự án được thực hiện trên cơ sở hỗ trợ từ Mỹ. Washington sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 40 triệu đô la theo tuyên bố của ngoại trưởng John Kerry trong chuyến thăm Manila ngày 17.12,2013. Những nguồn tin khác cho rằng, Philipphines sẽ yêu cầu cung cấp thêm hai tàu tuần biển lớp "Hamilton" từ lực lượng tuần tra bảo vệ bờ biển Mỹ hoặc các tàu tuần biển có lượng giãn nước nhỏ hơn.

    Vào đầu năm 2011, bộ tư lệnh hải quân Philiphines trong khuông khổ chương trình “hàng quân sự nước ngoài” đã mua của Mỹ chiếc tàu tuần biển đầu tiên lớp "Hamilton" với giá 450 triệu peso. Tàu được chuyển giao vào ngày 13.05, được đanh danh là PF15 “Gregorio del Pilar" và đưa vào sẵn sàng chiến đấu.
    Khinh hạm hạng nhẹ "Dallas", rút khỏi biên chế ngày 30.03.2012 được chuyển giao cho Hải quân Philiphines ngày 23.05.2013, đưa vào biên chế của hạm đội Philiphines tháng 11.2013 được định danh là PF-16 "Ramon Alkaraz", chi phí mua chiến hạm khoảng 600 triệu peso.
    [​IMG]
    Tàu tuần biển lớp “Hamilton”
    Tiếp nhận các chiến hạm Mỹ là một phần của chương trình hiện đại hóa hải quân, nhằm mục tiêu tăng cường thêm hai hộ tống hạm và 4 tàu tuần biển.
    Theo phát ngôn viên quân đội Philiphines đại tá Ramon Zagala, Mỹ đã đưa ra các đề xuất, bao gồm các tàu tuần biển lớp “Hamilton”, tàu khu trục hạng nhẹ frigates lớp "Oliver Hazard Perry" và tàu tuần biển lớp "Cyclone" từ biên chế lực lượng hải quân Mỹ. Mỹ đã chuyển giao cho Hải quân Philiphines chiếc "Cyclone" đầu tiên vào năm 2004, hiện đang thuộc lực lượng chiến đấu với định danh "General Mariano Alvarez» (PS 38).
    Trong thời điểm nay, chính quyền Philiphines nghiên cứu phương án mua tàu với gói viện trợ như đã hứa của Mỹ là 40 triệu đô la.
    [​IMG]
    Tàu tuần biển hạng nhẽ lớp Cyclone
    Đại tá Ramon nhấn mạnh, Hải quân Philiphines cần có ít nhất 6 chiếc tàu khu trục hạng nhẹ frigate để phát triển lực lượng, đồng thời cũng cần bổ xung các tàu hộ vệ, các tàu tuần tra biển, tầu vận tải đổ bộ tốc độ cao và các tàu phụ trợ khác.
    Loại tàu nào cần mua sắm, Bộ quốc phòng sẽ thống nhất cùng với chính quyền Philiphines. Cũng theo nguồn của tờ Jane’s Văn phòng tổng thống quan tâm đến tàu khu trục hạng nhẹ lớp "Oliver Perry" nhưng chúng quá đắt đối với Hải quân Philiphines nếu như Mỹ không có kế hoạch viện trợ.
    Lực lượng Hải quân Philiphines, từ quan điểm của mình, thiên về các tàu lớp "Cyclone", thuận tiện hơn cho những hoạt động tác chiến ở vùng nước ven bờ. Ngoài ra, hải quân Philiphines cũng có kế hoạch nâng cấp tàu "General Mariano Alvarez”, lắp đặt pháo hạm hiện đại và các tên lửa chống tàu hạng nhẹ.
    Kế hoạch hiện đại hóa cũng được đặt ra với các "Cyclone" tiếp theo, trong trường hợp nhà nước Philiphines quyết định mua. Nhưng khả thi nhiều hơn là những chiếc khinh hạm lớp “Hamilton”, hai trong số chúng đã sẵn sàng cho chuyển giao tại Trân Châu Cảng.
    Hiện thực hóa kế hoạch tiến lên hiện đại của hải quân, không phụ thuộc vào loại chiến hạm nào Philiphines sẽ mua, đều tăng cường sức mạnh của Hải quân nhằm tuần tiễu và kiểm soát vùng nước ven bờ biển, các khu vực đặc quyền kinh tế và bảo vệ những lợi ích quốc gia trên Biển Đông.
    Chính quyền Philiphines nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân nhằm đáp trả sự gia tăng quân sự hải quân của Trung Quốc và những hành động gây căng thẳng, thậm chí gần với xung đột vũ trang dự kiến sẽ hiện hữu trong năm 2014. Sự xuất hiện của cụm tàu sân bay chủ lực Liêu Ninh và những hoạt động của nó đang là bước chuẩn bị cho những hành động tích cực mới, đe dọa những đảo mà Philiphines tuyên bố chủ quyền.
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Thái Lan mua máy bay huấn luyện chiến đấu
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...-may-bay-huan-luyen-chien-dau/20141/53315.vnd

    Bộ Quốc phòng Thái Lan dự định mở thầu mua các máy bay huấn luyện chiến đấu mới cho không quân.
    [​IMG]
    L-15 LIFT (military-today.com)
    Họ dự định chi cho mục đích này tổng cộng gần 400 triệu USD. Ở giai đoạn đầu, quân đội Thái dự định mua 16 máy bay mới, sau khi nhận được số máy bay này, khối lượng mua sắm có thể tăng.

    Hiện chưa biết chính xác khi nào dự định mở thầu. Để xác định được ngày cụ thể, chính phủ Thái Lan cần chuẩn chi kinh phí mua máy bay từ ngân sách quốc gia.

    Dự kiến, tham gia cuộc đấu thầu sẽ có công ty KAI (Hàn Quốc), BAE Systems (Anh), Aero Vodochody (Czech), Alenia Aermacchi (Italia) và Hongdu (Trung Quốc). Họ sẽ chào hàng tương ứng các máy bay T-50 Golden Eagle, Hawk, L-159 ALCA, M-346 Master và L-15 LIFT.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Thái Lan mua nhiều tàu chiến nội địa
    (Kienthuc.net.vn) - Hãng đóng tàu Marsun sẽ đóng một hoặc nhiều tàu tuần tra cỡ lớn M58 cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
    Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, hãng đóng tàu Thái Lan Marsun đã ký hợp đồng dài hạn để đóng một hoặc nhiều tàu tuần tra cỡ lớn M58 cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan vào cuối năm 2013.
    M58 sẽ được xây dựng tại nhà máy Thonburi của Hải quân Thái Lan với sự hỗ trợ kỹ thuật, bản vẽ và toàn bộ tài liệu từ Marsun.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra cỡ lớn M58.
    M58 có chiều dài 58m, rộng 9,3m, lượng giãn nước toàn tải khoảng 520 tấn. Đây là tàu chiến lớn nhất mà Marsun đóng cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan từ trước tới nay. Con tàu trang bị 3 động cơ diesel Caterpillar 3516 cho tốc độ tối đa 24 hải lý/h, tầm hoạt động đến 2.500 dặm.
    Hỏa lực của M58 gồm pháo chính Oto Melara 76,2mm, pháo cao tốc MSI 30mm và 2 đại liên 12,7mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực do Thales cung cấp.
    Ngoài M58, Marsun đã sẵn sàng khởi đóng 3 tàu tuần tra M36 – mang số hiệu T111, T112 và T113. Tàu tuần tra M36 có chiều dài 36m, rộng 7,6m, lượng giãn nước toàn tải 140 tấn. Tàu được trang bị 3 động cơ Cummins KTA50, tốc độ tối đa đạt 27 hải lý/h, tầm hoạt động 1.200 dặm. Hỏa lực của M36 gồm pháo cao tốc 30mm MSI và 2 đại liên 12,7mm.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra nhỏ M21.
    Marsun đã chuyển giao 3 tàu tuần tra nhỏ M21 cho Liên đội tuần duyên bờ biển Hải quân Hoàng gia trong năm 2013 và đang mong chờ hải quân sẽ đặt hàng thêm 6 chiếc trong tháng 2. Tuy nhiên, đại diện của Marsun cho biết là cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Thái Lan có thể khiến việc ký hợp đồng mới chậm trễ vài tháng.
    Marsun đang chế tạo tàu chở dầu 2 thân có lượng giãn nước 1.250 tấn, dài 63,5m, mang tên Matra với sự hợp tác của công ty Bangkok Dock thuộc sở hữu của hải quân. Việc khởi đóng được thực hiện vào ngày 25/5/2012 và dự kiến chuyển giao trong tháng 3.
    Tính tới thời điểm này, Marsun đã chế tạo được 28 tàu hải quân cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan, 24 tàu đổ bộ nhỏ cho Lục quân Hoàng gia và 95 tàu tuần tra cho các cơ quan khác của chính phủ Thái Lan cũng như để xuất khẩu tới Pakistan và Gabon.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không TL-01
    Quote:
    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án chế tạo cấp quốc gia tên lửa phòng không tầm thấp TL-01.
    Đây là thông tin trích dẫn từ bài viết “Bám sát sự phát triển của nghệ thuật quân sự và đối tượng tác chiến” mới đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân.
    “…Bộ Quốc phòng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án chế tạo sản phẩm khoa học – công nghệ quốc gia với 2 sản phẩm, gồm tên lửa phòng không tầm thấp TL-01 và radar cảnh giới biển tầm gần… Toàn quân tiếp tục tổ chức hoạt động khoa học – công nghệ theo hướng đẩy mạnh gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu với công nghiệp quốc phòng; từng bước làm chủ các giải pháp thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật mới nhằm nâng cao sức mạnh, khả năng chiến đấu của quân đội”, bài báo cho biết.

    [​IMG]
    Bộ đội diễn tập bắn đạn thật với tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (Việt Nam thường gọi là A72).


    Theo một số nguồn tin quốc tế, trong nhiều năm thì Việt Nam đã tự sản xuất thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như 9K32 Strela-2 (NATO gọi là SA-7), 9K38 Igla theo giấy phép sản xuất từ Nga.
    Hiện không rõ TL-01 là sản phẩm tên lửa vác vai hay là tổ hợp phòng không tầm thấp tự hành.
    Ngoài ra, bài báo cũng cho biết rằng trong những năm qua, quân đội ta đã đạt được những kết quả tốt trong nghiên cứu cải tiến hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay, đài điều khiển tên lửa, liều phóng cho động cơ tên lửa; đài trinh sát kỹ thuật, radar cảnh giới; hệ thống điều khiển bắn ngư lôi, thủy lôi; nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí lục quân. Các đơn vị triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cải tiến hệ thống tên lửa phòng không, radar, xe tăng-thiết giáp, diesel hóa xe quân sự.

    [​IMG]
    Các sản phẩm radar do Việt Nam tự chế tạo.

    Đối với vũ khí lục quân tập trung nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động, tăng tầm bắn, bảo đảm tác chiến ban đêm, hoạt động tin cậy, ổn định trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu phức tạp.
    Bên cạnh đó, một số loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mới đưa vào biên chế như tàu ngầm, tàu tên lửa, tàu pháo; tên lửa đối không, tên lửa đối hải; máy bay chiến đấu, chống ngầm; radar tầm xa, các khí tài tác chiến điện tử, thông tin liên lạc, khí tài trinh sát... đang được lực lượng cán bộ khoa học – công nghệ nghiên cứu, biên soạn tài liệu huấn luyện, làm chủ khai thác đồng bộ tính năng kỹ thuật, chiến thuật của chúng.
    Đồng thời, các đơn vị tổ chức nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật nhằm phù hợp với điều kiện tác chiến và bảo đảm kỹ thuật của Quân đội ta.
    Hoàng Lê
    OnlySilverMoon thích bài này.
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia đại tu lớn tàu ngầm Type 209
    (Kienthuc.net.vn) - Chính phủ Indonesia có kế hoạch hợp tác với nhà thầu Đức đại tu, sửa chữa lớn một trong 2 tàu ngầm Type 209.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, Tập đoàn đóng tàu thuộc sở hữu nhà máy PT PAL Indonesia có kế hoạch hợp tác với đối tác nước ngoài để sửa chữa và đại tu lớn một trong 2 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Type 209/1300 (nước này định danh là lớp Cakra).
    Quan chức cấp cao PT PAL nói với Jane’s rằng, tàu ngầm phi hạt nhân KRI Cakra (401) dự kiến sau năm 2014 phải trải qua một chương trình đại tu, sửa chữa lớn để giải quyết vấn đề thân tàu bị ăn mòn.
    Ông này nói thêm rằng, một nhóm các công ty nước ngoài đang được lựa chọn để hợp tác với PT PAL. Jane’s cho rằng, hãng Thyssenkrupp Marine Systems (TKMS) – công ty con thuộc Howldtswerke-Deutsche Werft (HDW, Đức) – nơi chế tạo tàu ngầm Cakra Type 209/1300 từ cuối những năm 1970, được coi là đối tác lựa chọn chính của PT PAL.
    [​IMG]
    Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Cakra Type 209/1300 của Hải quân Indonesia.
    Tàu ngầm Type 209/1300 có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 1.285 tấn, dài 55,9m, rộng 6,3m, mớn nước 5,5m, thủy thủ đoàn 33 người. Tàu được trang bị động cơ diesel – điện, một trục cho tốc độ tối đa khi lặn 21,5 hải lý/h, tầm hoạt động xa 20.000km, lặn sâu tối đa 500m, thời gian hoạt động 50 ngày liên tục.
    Type 209/1300 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm với 14 quả ngư lôi và có thể tích hợp phóng tên lửa hành trình chống tàu mặt nước UGM-84 Harpoon.
    Ngoài việc đại tu sửa chữa lớn Type 209, Indonesia đã ký hợp đồng mua 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo (Type 209 cải tiến) do hãng đóng tàu Daewoo Hàn Quốc thiết kế, chế tạo với tổng giá trị 1,1 tỷ USD.
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Không quân Thái Lan nhận tiêm kích nâng cấp F-16AM/BM
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...an-tiem-kich-nang-cap-F16AMBM/20141/53325.vnd
    Tại nhà máy của hãng TAI (Thai Aviation Industries), ngày 24/1/2014, đã tổ chức lễ bàn giao cho không quân Thái 2 tiêm kích nâng cấp đầu tiên trong chương trình nâng cấp giữa vòng đời MLU cho F-16.

    [​IMG]
    F-16A của không quân Thái Lan

    Các máy bay có số hiệu 40308-90021 và 40301-90032 đã được đưa trở lại biên chế chiến đấu của không quân Thái. Các máy bay nâng cấp sẽ mang ký hiệu F-16AM (một chỗ ngồi) và F-16BM (hai chỗ ngồi).

    Tháng 1/2010, chính phủ Thái Lan đã chuẩn chi trong tài khóa 2011 6,9 tỷ baht (228 triệu USD) để tiến hành hiện đại hóa lô đầu tiên gồm 6 chiếc F-16A/B.


    Ngày 13/11/2012, không quân Thái Lan đã giao tiêm kích F-16 đầu tiên số hiệu 40308-90021 từ biên chế Phi đội 403 cho TAI để họ hiện đại hóa với sự hợp tác của Lockheed Martin.

    Nội dung hiện đại hóa gồm trang bị radar APG-68(V)9, các máy hỏi/đáp của hệ thống nhận dạng địch0ta AN/APX-113, các hệ thống điều khiển tác chiến điện tử AN/ALQ-213, các bệ phóng mồi bẫy hồng ngoại và các vật phản xạ góc AN/ALE-47, cung cấp phụ tùng và thiết bị... Dự kiến, việc nâng cấp sẽ cho phép tăng hạn sử dụng máy bay thêm 20 năm, đến năm 2028.

    Tháng 3/2013, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn kinh phí hiện đại hóa giai đoạn 2 chương trình MLU đối với F-16A/B Block 15. Chương trình đã được cấp 5,7 tỷ baht (193 triệu USD) cho giai đoạn 2013-2018. Kinh phí còn cho phép nâng cấp thêm 6 chiếc F-16A/B.
    Premium... thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia "thay máu" quân đội với hàng loạt vũ khí Nga-Mỹ-châu Âu
    (Soha.vn) - Ngoài trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ, Indonesia còn có kế hoạch mua tàu ngầm Kilo, tiêm kích Su-35 của Nga, hệ thống phòng không châu Âu...
    Tờ Antarar News dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Lục quân Indonesia Budiman cho biết lực lượng này sắp tới sẽ được tăng cường sức mạnh với 8 đơn vị trực thăng tấn công AH-64 Apache.
    Số máy bay này dự kiến được chuyển giao cho Indonesia theo từng đợt, bắt đầu từ năm sau cho tới năm 2017 và sau đó sẽ được triển khai tới một số căn cứ đã chuẩn bị sẵn.
    Theo tướng Budiman, Indonesia sẽ mua biến thể mới nhất của trực thăng Apache mà hiện nay mới chỉ được Mỹ và Singapore sử dụng.
    [​IMG]
    Trực thăng tấn công Apache
    Hợp đồng lần này trị giá 600 triệu USD, bao gồm việc cung cấp 8 đơn vị trực thăng với hệ thống vũ khí hoàn chỉnh, huấn luyện phi công và các nhân viên mặt đất.
    BÀI LIÊN QUAN
    Antarar News cho biết Đài Loan, Ấn Độ, Qatar, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã đặt mua biến thể trực thăng AH-64E. New Delhi thậm chí còn đề nghị hãng Boeing (nhà sản xuất trực thăng Apache) chuyển giao công nghệ bằng cách sản xuất một phần linh kiện tại Ấn Độ.
    AH-64 Apache là trực thăng tấn công hiện đại của Mỹ, với vũ khí chính là tên lửa dẫn đường AGM-114 Hellfire, còn được mệnh danh là "sát thủ diệt tăng". Mỗi chiếc AH-64 Apache trang bị 16 tên lửa Hellfire đặt ở 4 giá treo 2 bên cánh.
    Để phòng không, trực thăng được trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder và AIM-92 Stinger. Ngoài ra, Apache còn có thể mang tên lửa chống bức xạ AGM-122 để phá hủy radar của đối phương.
    Trong thời gian gần đây, Indonesia đang tích cực hiện đại hóa thiết bị quân sự để tăng cường tiềm lực quốc phòng. Quốc gia này cũng đang có kế hoạch mua một số tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo do Nga chế tạo.
    Trước đó, Tư lệnh hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio cho biết một đội kỹ thuật đã được cử tới Nga để để khởi thảo một hợp đồng và đánh giá tính năng kĩ thuật của các tàu ngầm Kilo.
    Bên cạnh đó, quân đội Indonesia còn đặt mua một số lượng xe tăng Leopard của Đức, đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực được xếp vào hàng tốt nhất trên thế giới hiện nay.
    Ngoài ra, Indonesia còn dự tính đặt mua hệ thống phòng không từ Anh và Pháp. Cụ thể, quân đội Indonesia vừa ký kết hợp đồng trị giá 164 triệu USD với hãng Thales của Anh để mua hệ thống phòng không trang bị loại tên lửa tầm ngắn Starstreak.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu đa năng Su-35
    Về máy bay chiến đấu, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Moeldoko cho biết quân đội nước này cần trang bị Su-35, loại máy bay hiện đại nhất trong dòng máy bay Sukhoi. Theo các chuyên gia quân sự, với kế hoạch mua sắm Su-35, không quân Indonesia sẽ sở hữu phi đội máy bay chiến đấu mạnh nhất đông nam Á và vươn lên tầm châu Á.
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Myanmar chi 2,3 tỷ USD cho quốc phòng

    Dự thảo ngân sách quốc phòng Myanmar tài khóa 2014-2015 đề xuất 2,3 tỷ USD. [​IMG]

    Các nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar là Trung Quốc và Nga. Trong những năm gần đây, Myanmar đã mua từ Nga tiêm kích MiG-29, trực thăng tiến công Mi-35, radar 1L117M, máy bay vận tải An-148-100; mua từ Trung Quốc 8 máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 Karakorum, xe bọc thép chở quân ZFB-05, tên lửa chống hạm C-802 và 2 frigate Type 053 từ biên chế hải quân Trung Quốc.

    Ngoài ra, trong 5 năm qua, bán vũ khí trang bị cho Myanmar còn có Italia (pháo tàu 76 mm), Serbia (pháo 105 mm và 155 mm) và Ukraine (hiện đại hóa xe bọc thép MT-LB).
    Chi tiết:
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia nhận 37 BMP-3F
    8:49 AM, 28/01/2014, Views: 0 | By PM
    VietnamDefence - Ngày 27/1/2014, tại trung tâm huấn luyện của Thủy quân lục chiến Hải quân Indonesia (Korps Marinir di Pusat Latihan Tempur - Puslatpur) ở Asembagus, tỉnh Đông Java đã diễn ra lễ bàn giao 37 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F do Nga cung cấp.
    [​IMG]
    Các xe BMP-3F trong lô 37 chiếc bàn giao cho Thủy quân lục chiến Indonesia ngày 27/1/2014 (Hải quân Indonesia)
    Các xe này được biên chế cho trung đoàn kỵ binh Thủy quân lục chiến (Resimen Kavaleri Marinir) để thay cho các xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76 của Liên Xô nhận được từ đầu những năm 1960.

    Dự buổi lễ có Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro và các tướng lĩnh cao cấp quân đội nước này.

    Hiện tại, Thủy quân lục chiến Indonesia được trang bị 17 chiếc BMP-3F. Lô xe BMP-3F này đã đến căn cứ hải quân Indonesia ở thành phố Surabaya vào tháng 11/2010, còn đầu tháng 5/2013, Jakarta đã ký hợp đồng thứ hai mua 37 xe BMP-3F tổng trị giá 114 triệu USD.

    Phía Nga hy vọng sau khi bàn giao lô BMP-3F thứ hai cho Indonesia sẽ ký được hợp đồng bán lô lớn hơn các xe này. Một hướng triển vọng khác để thảo luận là khả năng xây dựng tại Indonesia trung tâm khu vực bảo dưỡng xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân do Nga sản xuất.

    Việc huấn luyện các chuyên gia Indonesia được tiến hành tại trung tâm huấn luyện mới được khai trương vào tháng 6/2013 tại công ty Kurganmashxavod. Hợp đồng với Indonesia bao gồm việc huấn luyện thợ máy, chuyên gia về vũ khí và thợ điện.
    Không quân Thái Lan nhận tiêm kích nâng cấp F-16AM/BM
    9:02 AM, 28/01/2014, Views: 0 | By VNH
    VietnamDefence - Tại nhà máy của hãng TAI (Thai Aviation Industries), ngày 24/1/2014, đã tổ chức lễ bàn giao cho không quân Thái 2 tiêm kích nâng cấp đầu tiên trong chương trình nâng cấp giữa vòng đời MLU cho F-16.
    [​IMG]
    F-16A của không quân Thái Lan
    Các máy bay có số hiệu 40308-90021 và 40301-90032 đã được đưa trở lại biên chế chiến đấu của không quân Thái. Các máy bay nâng cấp sẽ mang ký hiệu F-16AM (một chỗ ngồi) và F-16BM (hai chỗ ngồi).

    Tháng 1/2010, chính phủ Thái Lan đã chuẩn chi trong tài khóa 2011 6,9 tỷ baht (228 triệu USD) để tiến hành hiện đại hóa lô đầu tiên gồm 6 chiếc F-16A/B.

    Ngày 13/11/2012, không quân Thái Lan đã giao tiêm kích F-16 đầu tiên số hiệu 40308-90021 từ biên chế Phi đội 403 cho TAI để họ hiện đại hóa với sự hợp tác của Lockheed Martin.

    Nội dung hiện đại hóa gồm trang bị radar APG-68(V)9, các máy hỏi/đáp của hệ thống nhận dạng địch0ta AN/APX-113, các hệ thống điều khiển tác chiến điện tử AN/ALQ-213, các bệ phóng mồi bẫy hồng ngoại và các vật phản xạ góc AN/ALE-47, cung cấp phụ tùng và thiết bị... Dự kiến, việc nâng cấp sẽ cho phép tăng hạn sử dụng máy bay thêm 20 năm, đến năm 2028.

    Tháng 3/2013, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn kinh phí hiện đại hóa giai đoạn 2 chương trình MLU đối với F-16A/B Block 15. Chương trình đã được cấp 5,7 tỷ baht (193 triệu USD) cho giai đoạn 2013-2018. Kinh phí còn cho phép nâng cấp thêm 6 chiếc F-16A/B.
    Tiêm kích F-16 hiện là nòng cốt không quân chiến đấu Thái Lan. Hiện nay, trong biên chế không quân Thái có gần 60 chiếc F-16A/F-16B Block 15, những chiếc đầu tiên được nhận vào trang bị vào giữa thập kỷ 1980 và cần hiện đại hóa. Trong số này, có 36 chiếc được chuyển giao mới hoàn toàn, 18 chiếc cũ lấy từ biên chế Không quân Mỹ. Bộ Quốc phòng Singapore theo hiệp định hợp tác quốc phòng đã chuyển giao 7 chiếc trong năm 2005.
    Myanmar chi 2,3 tỷ USD cho quốc phòng
    9:19 AM, 28/01/2014, Views: 0 | By PM
    VietnamDefence - Dự thảo ngân sách quốc phòng Myanmar tài khóa 2014-2015 đề xuất 2,3 tỷ USD.
    [​IMG]
    flot2017.com

    Bộ Quốc phòng Myanmar đã đệ trình dự thảo ngân sách quốc phòng tài khóa 2014-2015 trị giá 2,2 ngàn tỷ kyat (gần 2,3 tỷ USD), cao hơn nhiều ngân sách của các bộ ngành khác.

    Theo nguồn tin DVB.no, tại kỳ hợp thứ 9, Quốc hội Myanmar đã nghe đề xuất dự thảo ngân sách tài khóa tới của các cơ quan chính phủ và 18 bộ.

    Theo số liệu thống kê của Myanmar, nguồn thu ngân sách tài khóa 2013-2014 là 16,5 ngàn tỷ kyat, còn chi là 19,3 ngàn tỷ kyat.

    Theo Bộ trưởng Quốc phòng Wai Lwin, ngân sách quốc phòng tài khóa 2014-2015 sẽ cân đối về các khoản chi. Kinh phí sẽ được chi để bảo đảm đời sống binh sĩ, đào tạo (kể cả ở nước ngoài), huấn luyện chiến đấu, mua sắm vũ khí trang bị. Dự định tiếp tục xây dựng đường sá tại các khu vực có căn cứ quân sự, cũng như duy trì đường sá và cầu cống ở tình trạng tốt để bảo đảm tiến hành các chiến dịch quân sự và tiếp vận tại các vùng chiến sự.Theo Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar, ngân sách quốc phòng đề xuất thấp hơn 6 tỷ kyat so với năm ngoái. Nhưng quân đội cần Bộ Tài chính cấp thêm 83 tỷ kyat, khiến tổng ngân sách quốc phòng tăng lên đến 2,36 ngàn tỷ kyat (2,39 tỷ USD). Nhìn chung, tỷ trọng chi phí quốc phòng trong cơ cấu ngân sách nhà nước tài khóa 2014-2015 sẽ là gần 12,2%, tức là cũng thấp hơn so với tài khóa 2013-2014 (13%). Trong khi chi phí cho y tế và sức khỏe sẽ là từ 3-5%.

    Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng của Myanmar thấp hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Thái Lan (5,38 tỷ USD) và Malaysia (4,2 tỷ USD).

    Dự kiến, ngân sách sẽ được thông qua vào tháng 2/2014 (năm tài chính ở Myanmar bắt đầu vào tháng 4).

    Theo luật pháp Myanmar, ngoài kinh phí từ ngân sách nhà nước, Bộ Quốc phòng không cần chuẩn chi của Quốc hội có thể sử dụng kinh phí tích lũy trong các quỹ đặc biệt. Các nguồn kinh phí này dùng để “duy trì chủ quyền quốc gia” và được chi khi có phê chuẩn của Tổng tư lệnh quân đội.

    Ngoài ra, Bộ Quốc phòng có thể sử dụng nguồn thu của các xí nghiệp quốc phòng, trong đó có Union of Myanmar Economic Holdings và Myanmar Economic Corporation.

    Các nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar là Trung Quốc và Nga. Trong những năm gần đây, Myanmar đã mua từ Nga tiêm kích MiG-29, trực thăng tiến công Mi-35, radar 1L117M, máy bay vận tải An-148-100; mua từ Trung Quốc 8 máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 Karakorum, xe bọc thép chở quân ZFB-05, tên lửa chống hạm C-802 và 2 frigate Type 053 từ biên chế hải quân Trung Quốc.

    Ngoài ra, trong 5 năm qua, bán vũ khí trang bị cho Myanmar còn có Italia (pháo tàu 76 mm), Serbia (pháo 105 mm và 155 mm) và Ukraine (hiện đại hóa xe bọc thép MT-LB).

Chia sẻ trang này