1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chú ý thì thấy khu vực ĐNA chạy đua vũ trang kinh thật hơn cả 2 khu EU và Nam Mỹ, thua mỗi khu Trung Đông-Bắc Phi-Trung Á
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    “Đưa tàu ngầm Trường Sa ra biển thử nghiệm và chạy luôn!"
    "Đưa tàu ngầm ra biển để thử nghiệm và chạy luôn!" là dự định trong thời gian tới của doanh nhân “quê lúa” Nguyễn Quốc Hòa.
    Ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Cty cơ khí Quốc Hòa, cụm CN Phong Phú (TP. Thái Bình) được báo chí, dư luận nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây với việc làm “gây sốc”: Tự đóng tàu ngầm mini mang tên “Trường Sa”.
    Thử nghiệm thành công: Thấy cũng… bình thường!
    “Rất tốt!”. Đó là lời khẳng định ngắn gọn của ông Hòa khi được phóng viên đề nghị ông đánh giá về kết quả sau 10 ngày thử nghiệm tàu ngầm mini mang tên Trường Sa trong bể.
    “Tàu vận hành theo đúng thiết kế kỹ thuật. Hệ thống AIP (viết tắt của Air Independent Propulsion - mà ông Hòa cho biết là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập) hoạt động hoàn hảo. Thời gian lặn lâu nhất là 30 phút.
    [​IMG]
    Tàu ngầm mini Trường Sa được thử nghiệm ở trong bể.
    Bình thường, nếu hệ thống AIP không hoạt động thì trong vòng 2 phút, người lái sẽ chết vì động cơ tiêu thụ mấy mét khối khí/phút” - ông Hòa nói. Ông cũng cho biết thêm, với chiếc bể thử nghiệm có chiều cao 4m, ông đã yêu cầu công nhân bơm nước ngập tới mức 3,5m; tàu ngầm mini chạy bằng nhiên liệu diesel vận hành trong môi trường ngập nước hoàn toàn (khi lặn) rất êm.
    Ông Hòa cho hay, trong các lần thử nghiệm, ông là người duy nhất điều khiển tàu ngầm lặn xuống, không ai khác. “Bình thường, có thể duy trì lặn lâu hơn 30 phút, nhưng tôi chạy cách quãng như vậy để mỗi lần chạy lại kiểm tra một vài thông số khác nhau” - ông Hòa giải thích.
    [​IMG]
    Doanh nhân quê lúa Nguyễn Quốc Hòa với ý tưởng gây sốc làm tàu ngầm.
    Tuy nhiên, ông Hòa cũng cho hay, trong quá trình thử nghiệm đã xảy ra sự cố: Do tàu so với bể là quá chật chội nên tàu đã va vào thành bể, cánh tàu bị gác lên nên phải làm lại cánh, định vị lại tàu. Sau đó, tàu đã hoạt động bình thường trở lại.
    “Tôi cũng hiểu rất rõ là môi trường trong bể và ngoài biển khác nhau hoàn toàn; nhưng ít nhất tôi cũng tạo ra một số thứ na ná ở ngoài biển. Ví dụ, trong trường hợp vừa rồi, khi tàu chưa được định vị ở chính giữa tâm bể thì nó đã lao lên và đã hích cánh lên cạnh bể.
    Khi đó, tàu đã nghiêng một góc khá lớn, 45 độ thì cũng giống như ở biển bị sóng đánh. Tóm lại, khi ở trong bể, tôi cố gắng tạo ra những điều kiện nghiêng ngả hoặc chìm nổi của tàu cũng gần giống ở ngoài biển, trước khi thử nghiệm ở biển”.
    Khi được hỏi có cơ quan chức năng nào xuống hôm thử nghiệm tàu ngầm không, ông Hòa cho biết: “Việc thử nghiệm diễn ra trong quy mô của Cty, chỉ có một số người quan tâm, các giáo sư già về kiểm tra, xem xét, kiểm chứng; còn không có cán bộ của Sở KHCN vì tôi chưa báo cáo với họ”.
    [​IMG]
    Tàu ngầm mini Trường Sa khi còn trong thời gian chế tạo.
    Được hỏi về cảm giác của mình sau khi kết thúc đợt thử nghiệm, ông Hòa đáp nhẹ nhàng: “Tôi thấy cũng bình thường thôi, vì biết chắc ngay từ đầu là sẽ thành công!".
    Ông Hòa nói tiếp: “Mới đầu tôi xây cái bể (để thử nghiệm) thì mọi người cũng đều chê bai. Thế nhưng thực tế bể vẫn tồn tại và con tàu vẫn thành công. Thực tế, qua các cuộc thử nghiệm, chân vịt quay như thế, tàu va vào vách như thế mà cũng đâu có vỡ bể”.
    Thử nghiệm, cũng là chạy luôn
    Sau khi kết thúc thử nghiệm ở bể trong Cty thì ông sẽ đưa tàu ngầm ra biển để thử nghiệm? Ông Hòa khẳng định: “Tôi sẽ dùng chiếc xe container để di chuyển tàu ngầm và sử dụng cần cẩu 30 tấn để nhấc tàu ngầm xuống biển. Con tàu này tôi thiết kế 9 tấn, vừa rồi cân lại là 9 tấn 50kg, chắc do khối lượng thêm của bulông, ốc vít. Nếu ra ngoài biển, đương nhiên tôi vẫn tiếp tục lái”.
    Tuy nhiên, ông Hòa chưa tiết lộ thời gian và địa điểm ông sẽ đưa tàu ra biển, bởi “tôi có chỉ làm tàu ngầm không thôi đâu, mà còn làm nhiều thứ khác. Khi nào có điều kiện thích hợp thì sẽ tiến hành thôi”.
    Trả lời về việc dự định sau thử nghiệm ở bể sẽ ra thử nghiệm ở biển thì dự kiến sẽ gặp những khó khăn gì, ông Hòa nói: “Tôi chưa nhìn thấy khó khăn như thế nào cả. Vì tôi chưa thấy tài liệu văn bản nào cấm. Chạy trên sông thì chắc chắn là không được, còn chạy trên biển chưa thấy văn bản nào cấm; cũng chưa thấy văn bản nào cấm thử tàu ngầm ở ngoài biển”.

    Chế tạo UAV: “Việt Nam không thiếu người giỏi”
    (Kienthuc.net.vn) - Sự kiện 6 chiếc UAV do Việt Nam chế tạo cất cánh thành công đã khẳng định khoa học Việt Nam không thiếu người giỏi và có thể làm chủ mọi công nghệ.
    Người Việt có thể làm chủ mọi công nghệ
    Sáng 25/5/2013, 6 máy bay không người lái (thuộc hai loại AV.UAV.S1 và AV.UAV.S2) do Viện Công nghệ Không gian chế tạo đã cất cánh tại bãi biển huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, cách TP Nha Trang 100km về phía Bắc bắt đầu chương trình bay phục vụ nghiên cứu khoa học biển trên vùng biển miền Trung. Đây là chương trình nghiên cứu khoa học phối kết hợp giữa Viện Hải Dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Công nghệ Không gian.
    TS Phạm Ngọc Lãng, Chủ nhiệm đề tài, Viện Công nghệ không gian (HTI) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam khoe: “Vậy là anh đã thành công rồi em ạ. Ảnh máy bay chụp về “nét như sony”, không có bất cứ trục trặc nào. Vậy là anh đã chứng minh được người Việt có thể làm chủ mọi công nghệ. Chùm ảnh, phổ tín hiệu thu nhận được trong những chuyến bay đầu tiên đã được máy móc dưới mặt đất tiếp nhận”.
    [​IMG]
    TS Phạm Ngọc Lãng (áo trắng) và các nhân viên bên một trong 6 mẫu UAV "made in Vietnam".
    Theo phân công, máy bay AV.UAV.S1 đảm nhận hành trình bay ghi hình, chụp ảnh đo phổ hệ sinh thái, ngư trường ven biển, thảm thực vật, diện tích san hô, phân bổ các hợp phần nền đáy Vịnh Vân Phong, nhiệt độ mặt nước biển, đo phù sa bồi lắng tại các cửa sông/biển, rừng ngập mặn, vùng sạt lở ven biển, chuẩn hóa ảnh chụp từ vệ tinh... phục vụ chương trình nghiên cứu.
    Máy bay AV.UAV.S2 đảm nhận hành trình bay ra khơi xa trên 100km với nhiệm vụ ghi hình, chụp ảnh đo phổ các loài sinh vật thủy sinh trên thềm lục địa, san hô đáy biển, nhiệt độ, độ mặn nước biển, dòng hải lưu, phát hiện vùng cá tiềm năng phục vụ bà con ngư dân và cung cấp số liệu cho Viện Hải Dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang.
    Các máy bay AV.UAV.S3, AV.UAV.S4, AV.UAV.S5, AV.UAV.S6 có chiều dài, sải cánh, khối lượng, động cơ, thời gian hoạt động khác nhau nhưng cũng nhằm phục vụ các mục tiêu trên.
    Gia nhập thị trường máy bay không người lái
    TS Phạm Ngọc Lãng, Chủ nhiệm đề tài, Viện Công nghệ không gian (HTI) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, 6 máy bay không người lái cho đến thời điểm này đã thực hiện thành công 37 chuyến bay. Đây cũng là dấu mốc để Việt Nam tham gia vào thị trường máy bay không người lái.
    Các máy bay không người lái này có khối lượng từ 4 - 170kg và sải cánh từ 1,2 - 5m. Chiếc nhỏ nhất trong số này có thể bay với vận tốc 70km/giờ, trong vòng bán kính 2km và trần bay 200m, trong khi chiếc lớn nhất có thể bay với vận tốc 180km/giờ, trong vòng bán kính 100km và trần bay 3.000m. Máy bay có thể bay liên tục trong 6 giờ cả ban ngày và ban đêm.
    [​IMG]
    Tất cả các linh kiện cơ bản đều được chế tạo trong nước, chỉ riêng phần động cơ là phải nhập.
    Ứng dụng của máy bay không người lái là rất rộng. Chúng được dùng để giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các vùng sâu, vùng xa; quan sát, liên lạc và tìm kiếm cứu nạn ở vùng biển; thăm dò tài nguyên thiên nhiên, phòng chống cháy rừng; giám sát tình trạng của lưới điện và mạng giao thông quốc gia... Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu để mở rộng tầm bay của máy bay không người lái bằng cách sử dụng đường dẫn qua vệ tinh.
    Để có được những sản phẩm này, TS Phạm Ngọc Lãng cho biết, 36 người phải làm việc, trong đó 24 người là nhóm nghiên cứu làm việc liên tục từ năm 2008 đến nay. Tất cả các linh kiện cơ bản như điện trở, tụ điện, chip set IC, đều tự làm lấy chứ không nhập cả khối máy móc. Phần vỏ máy bay cũng được thiết kết và gia công hoàn toàn. Chỉ riêng phần động cơ và cánh quạt là phải nhập. Những chiếc máy bay này có thể được lập trình sẵn. Khi đó, tự nó sẽ tìm đường về mà không phải điều khiển từ xa như những máy bay không người lái thông thường. Hiện Viện Vật lí Địa cầu đã đặt vấn đề bay để lấy mẫu khí quyển.
    TS Phạm Ngọc Lãng cho hay, nếu được đầu tư bài bản thì các mẫu máy bay quy mô lớn hơn, tốc độ cao hơn là hoàn toàn có thể làm được.
    "Tôi nghĩ khoa học Việt Nam không thiếu người giỏi. Có lẽ một phần họ thiếu sự động viên nào đó của xã hội, một phần vì thiếu kinh phí, khó khăn về tài chính nên họ chưa phát huy được. Ví dụ như trong đề tài của tôi, kinh phí nhà nước cho chỉ đủ để làm cơ bản thôi. Còn lại phải tự thân vận động, bỏ tiền túi ra. Nếu biết động viên, giúp đỡ nhà khoa học, tôi tin là họ làm được nhiều việc lớn". – TS Phạm Ngọc Lãng
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bất ngờ về tàu tên lửa Việt Nam chế tạo đầu tiên
    (Kienthuc.net.vn) - Không phải tàu hộ tống Project 12418 mà BPS-500 mới là tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
    Hiện nay, nhà máy Ba Son (TP HCM) với sự hỗ trợ từ phía Nga đang thực hiện việc đóng các tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây thực sự là bước tiến đáng nể trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam khi chúng ta đã có khả năng đóng tàu tên lửa hiện đại.
    Tuy nhiên, ít ai biết rằng, thực tế thì ngay từ những năm 1990, Việt Nam đã thực hiện đóng tàu tên lửa đầu tiên, tất nhiên là vẫn với sự hỗ trợ từ Nga.
    Khi đề cập tới dự án tàu hộ tống KBO 2000, Nhà thiết kế chính của Cục thiết kế dự án phương Bắc Nga (SPKB) Vladimir Yukhnin nói với Jane’s rằng: “việc hợp tác dự án KBO 2000 đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác đóng tàu quân sự giữa hai nước Nga - Việt, đã chứng minh được hiệu quả trong chương trình tàu tuần tra BPS-500”.
    [​IMG]
    Tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 mang số hiệu HQ-381 tại quân cảng Cam Ranh.
    Dự án KBO 2000 như chúng ta đã biết là thiết kế của SPKB theo yêu cầu của Việt Nam. Còn BPS-500 cũng là thiết kế khác của SPKB, nhưng được đóng tại nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh (có thể là xưởng Ba Son), tất nhiên là với sự hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp linh kiện từ Nga. Theo bài báo Jane’s đăng tháng 3/1999 thì khi đó BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và đang trải qua thử nghiệm trên biển.
    Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
    Hệ thống điện tử trên tàu có radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv ME có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu.
    [​IMG]
    Tàu BPS-500 HQ-381 phóng tên lửa hành trình Uran-E.
    Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.
    Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Nhìn chung cấu hình vũ khí của BPS-500 giống hệt tàu hộ tống Project 12418 Molniya, duy chỉ có số lượng đạn tên lửa Uran-E là thấp hơn.
    Tuy nhiên, nhiều khả năng có thể là tàu BPS-500 khi đó đã gặp phải lỗi kỹ thuật nào đó hoặc nó không đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam, cho nên dự án dường như đã hủy bỏ. Chỉ duy nhất một chiếc tàu BPS-500 được đóng và hiện còn phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân, mang số hiệu HQ-381.
    OnlySilverMoon thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Myanmar sắp nhận tên lửa phòng không KS-1A Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) - Lực lượng phòng không Myanmar sẽ nhận bàn giao 4 hệ thống phòng không tầm trung KS-1A vào tháng 6/2014.
    Theo truyền thông Nga, đầu tháng 11/2013, lực lượng vũ trang Myanmar đã ký hợp đồng với công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác của Trung Quốc mua 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KaiShan 1A (hay gọi là KS-1A hoặc gọi là HQ-12 hoặc Hồng Kỳ-12 với biến thể trong nước) để trang bị cho một trung đoàn phòng không.
    Những vũ khí này sẽ bắt được được bàn giao cho Myanmar từ tháng 6/2014. Vì vậy, Myanmar đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa phòng không KS-1A của Trung Quốc.
    Tên lửa KS-1A do viện nghiên cứu công nghệ quốc tế Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế và sản xuất, là sản phẩm nghiên cứu tự chủ của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không KS-1A (HQ-12) khai hỏa.
    Hệ thống vũ khí tên lửa kiểu này bắt đầu được thử nghiệm từ năm 1989 với thời gian dài, đến khoảng năm 1998 mới bắt đầu được vào sản xuất với số lượng hạn chế. Sau đó tên lửa KS-1A cải tiến bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2007. Trong đó tên lửa nhiên liệu rắn KS-1A do công ty công nghiệp hàng không Quý Châu sản xuất, xe chỉ huy và radar mảng pha thụ động H-200 do tập đoàn công nghiệp Thiên Hoà Thiểm Tây sản xuất.
    Về tính năng, tên lửa KS-1A sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép trên cơ sở của tên lửa HQ-2, trọng lượng 886kg. KS-1A có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 500m đến 25km, tầm bắn xa 7-42km, tối đa là 50km, tốc độ bay cao nhất 1.200m/s, với khả năng quá tải lên đến 20G.
    Các radar kiểm soát bắn tên lửa này được thiết kế chủ yếu để chống máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng hạn chế trong chống tên lửa hành trình.
    Một khẩu đội KS-1A bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu, một radar kiểm soát bắn, bốn bệ phóng với 8 tên lửa sẵn sàng phóng và 18 quả đạn dự bị.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore “chơi sang” mua máy bay tiếp dầu Airbus A330
    (Kienthuc.net.vn) - Singapore sẽ mua các máy bay tiếp dầu thế hệ mới A330 MRTT để thay thế cho những chiếc Boeing KC-135R chưa quá lỗi thời.
    Tạp chí Jane’s cho biết, Singapore đã công bố thông tin chính thức về hợp đồng mua máy bay tiếp nhiên liệu đa năng Airbus A330-200 MRTT của Tập đoàn Hàng không Airbus. Những chiếc máy bay này sẽ sớm được trang bị cho lực lượng Không quân Singapore, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động trên không của lực lượng này trong tương lai .
    Theo thông tin từ giới truyền thông Singapore, nước này sẽ mua 6 chiếc A330 MRTT và bản hợp đồng này đã được ký vào năm 2013. Nhưng hiện tại phía Airbus vẫn từ chối bình luận về hợp đồng này.
    Không quân Cộng Hòa Singapore (RSAF) đang sử dụng những chiếc máy bay tiếp dầu Boeing KC-135R đã lỗi thời và chúng được trang bị vào năm 1999. Hợp đồng này nằm trong chương trình mua sắm vũ khí mới trị giá khoảng 1 tỷ USD bắt đầu vào năm 2012. Và RSAF đã lựa chọn được 2 hãng có điều kiện để tham gia vào chương trình này là hãng Boeing của Mỹ và Airbus của Châu Âu, và đại diện của Boeing là chiếc KC-46A được phát triển.
    [​IMG]
    Airbus A330 MRTT.
    Máy bay vận tải - tiếp dầu đa năng A330 được thiết kế dựa trên khung thân máy bay chở khách A330-200 do hãng Airbus Military thực hiện. Máy bay có khả năng chở tối đa 111 tấn nhiên liệu và lắp các bộ phận bơm nhiên liệu ở trên cánh.
    Hiện tại có nhiều lực lượng không quân trên toàn thế giới đang sử dụng MRTT như Australia, A Rập Saudi, Vương quốc Anh, và Các Tiểu Vương quốc A Rập thống nhất (UAE), và tương lai gần là Ấn Độ. Một phát ngôn viên của Airbus nói với Jane’s rằng hãng này đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với Ấn Độ cho bản hợp đồng mua 6 chiếc A330 và mọi việc đang được tiến hành suôn sẻ theo đúng lịch trình .
    Năm 2013, Airbus đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng mua A330 MRTT bao gồm cả với các nước đang sở hữu loại máy bay này là Australia, A Rập Saudi, UAE, và Vương quốc Anh, cũng như các đơn đặt hàng mới từ Algeria, Canada, Chile , Ai Cập, Cơ quan Quốc phòng Châu Âu, Pháp, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, và Hàn Quốc. Về lâu dài, hãng này còn có hy vọng bán dòng máy bay này cho Không quân Mỹ với các phiên bản khác nhau.
  6. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    ^
    đúng là kẽ ăn ko hết, người lần ko ra, trong khi diện tích sin to bằng lỗ mũi mua tiếp dầu là ko quá cần thiết
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đấy chính là câu hỏi cần đặt ra. Sing bé thế, đến ô tô cũng ko cần tiếp dầu để chạy hết cả nc thì mua cả mớ máy bay tiếp dầu làm j? Ngay cả vùng biển trường sa mà sing tuyên bố chủ quyền cũng ko cần tiếp dầu để bay ra (với đầy đủ trang bị), tác chiến và quay về.

    Hay sing định bay xa hơn nữa để chơi mấy thằng cảnh báo sớm, tiếp dầu "đối phương" nhể? Ko hiểu VN, Phi, Mã, Inđô có mấy con này để làm "đối thủ" cho sing ko? Nếu ko thì là nc nào?

    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    mình mới xem lại thì có thể do 1 phần lớn máy bay chiến đấu của sin đã gửi ở xa như mẽo và úc trong đó có các máy bay tiếp dầu....Cho nên khi nào cần kíp phải đưa số máy bay gửi này quay về cứu đất nc, thì mấy em tiếp dầu trên ko này sẽ dc đem ra, phát huy tác dụng...1 phần nữa họ giàu nên có thể dư dã trong mua sắm...Máy bay tiếp dầu trên ko cả đná hình như hiện nay chỉ mình sin có, còn awacs thì chỉ có thái....
    Lần cập nhật cuối: 01/02/2014
    OnlySilverMoon thích bài này.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tìm hiểu những con rồng của S-300PMU1 Việt Nam
    (Kienthuc.net.vn) - Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 của Việt Nam có thể bắn nhiều loại đạn tên lửa với tầm bắn từ 40-150km.
    Trong một số tài liệu sách, báo, người ta hay viết đơn giản là “tên lửa SAM-2 bắn hạ pháo đài bay B-52”. Cách viết như vậy khiến nhiều người lầm tưởng SAM-2 chỉ đơn thuần là tên một quả tên lửa.
    Thực tế thì không phải như vậy, SAM-2 (tên của NATO, còn Liên Xô đặt là S-75 Dvina) là tên của hệ thống tên lửa phòng không gồm nhiều thành phần khác nhau như bệ phóng, radar điều khiển, radar trinh sát/giám sát, hệ thống chỉ huy thống nhất, các hệ thống hỗ trợ đi kèm. Ngoài ra, hệ thống tên lửa như vậy cũng sẽ được trang bị nhiều loại đạn tên lửa khác nhau có thể tiêu diệt mục tiêu ở các cự ly khác nhau.
    Ngay từ các thế hệ tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2), S-125 Pechora (NATO gọi là SA-3) thì Liên Xô đã thiết kế cho các hệ thống nhiều loại đạn khác nhau, với cự ly bắn khác nhau để phù hợp trong điều kiện tác chiến đánh địch khác nhau. Đến đời S-300PMU1 cũng vậy, hệ thống được thiết kế để bắn nhiều loại đạn tên lửa từ tầm gần tới tầm xa.
    [​IMG]
    Các xe điều khiển, radar, bệ phóng hệ thống S-300PMU1 thuộc Tiểu đoàn tên lửa 64 hành quân.
    S-300PMU1 (NATO định danh là SA-20 Gargoyle) do Nga thiết kế phát triển từ thế hệ S-300P dùng cho mục đích xuất khẩu, giới thiệu lần đầu năm 1999. Đầu những năm 2000, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá gần 300 triệu USD để mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU1, mỗi tiểu đoàn được biên chế một hệ thống tên lửa.
    Hệ thống S-300PMU-1 được xuất khẩu cho Việt Nam có thể trang bị tới 3 loại đạn gồm: 5V55R, 48N6E và 48N6E2. Trong đó, đạn tên lửa phòng không 5V55R ra mắt năm 1978, dài 7m, đường kính thân 450m, nặng tối đa 1,45 tấn, lắp đầu nổ nặng 133kg, tầm bắn xa 90km, tốc độ hành trình 1.700m/s. Đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
    Đạn 48N6E ra mắt năm 1992, dài 7,5m, đường kính thân 500mm, nặng tối đa 1,78 tấn, lắp đầu nổ nặng 150kg, đạt tầm bắn xa đến 150km, tốc độ độ hành trình 2.000m/s. Còn đạn 48N6E2 có kích thước tương đương nhưng nặng hơn một chút 1,8 tấn, tầm bắn tăng lên 195km.
    Hai loại đạn này dùng kiểu dẫn đường TVM (track-via-missile) hoạt động như sau: Radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở pha cuối bằng cách thu sóng dội từ mục tiêu bị đài mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử mục tiêu về đài điều khiển mặt đất, đài kiểm soát bắn mặt đất sẽ tính toán và hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu và truyền lệnh điều khiển vô tuyến đến tên lửa.
    [​IMG]
    Bệ phóng S-300PMU1.
    Theo một số nguồn tin thì S-300PMU-1 có thể sử dụng 2 loại tên lửa mới là: 9M96E (tầm bắn 40km) và 9M96E2 (tầm bắn 120km). Hai loại đạn này đều có kích thước, trọng lượng nhỏ, lắp đầu nổ nặng 24kg, nhưng dùng công nghệ đầu tự dẫn radar chủ động tiên tiến (ở cự ly nhất định, radar tên lửa sẽ tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần có sự can thiệp từ đài điều khiển).
    Tuy thông số là như vậy, nhưng việc S-300PMU-1 xuất khẩu cho Việt Nam có trang bị đầy đủ các loại đạn trên không còn phụ thuộc vào Việt Nam. Theo thông tin mà báo Quân đội Nhân dân công bố thì nhiều khả năng Việt Nam chỉ trang bị cho S-300PMU-1 đạn tên lửa đối không 48N6E đạt tầm bắn xa đến 150km, cũng có thể là có cả 5V55R.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Myanmar thực sự sẽ mua tàu ngầm?
    11:49 AM, 01/02/2014, Views: 1727 | By PM
    VietnamDefence - Trong 6 tháng qua, báo chí và các trang web chuyên ngành liên tục đưa tin nói rằng, Myanmar đang xây dựng tiềm lực tàu ngầm.
    [​IMG]
    Nếu điều này là đúng, nó sẽ có tác động lớn không chỉ đối với Myanmar và khu vực, mà cả đối với cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.

    Tuy nhiên, những câu chuyện không kém ấn tượng về Myanmar từng xuất hiện trong quá khứ, chỉ là đánh lạc hướng hoặc tin giả.

    Đây không phải là lần đầu tiên Myanmar có liên quan đến việc mua bán tàu ngầm. Vào năm 2003, có tin chính phủ quân sự nước này đã đàm phán với Bắc Triều Tiên về việc mua 1 hoặc 2 tàu ngầm nhỏ. Các lớp tàu ngầm Yugo 110 tấn và Sang-O 370 tấn đã được đề cập. Mặc dù cả hai thiết kế này đều có những hạn chế, sự quan tâm của Myanmar đối với các tàu ngầm này được cho là phản ánh mong muốn giám sát lãnh hải của họ và giúp răn đe xâm lược.

    Theo Jane’s Defence Weekly (JDW), Myanmar cuối cùng đã chọn mua 1 tàu ngầm lớp Sang-O, nhưng buộc phải từ bỏ thương vụ này vào cuối năm 2002. Có ý kiến cho rằng, dự án đã bị đình chỉ do giá của tàu, và có lẽ do lãnh đạo quân sự Myanamar hiểu ra một cách muộn màng những khó khăn kỹ thuật trong việc duy trì tàu ngầm hoạt động đầy đủ.

    Những tin tức này chưa bao giờ được xác nhận, nhưng những diễn biến khác đã khiến chúng có vẻ đáng tin. Ví dụ, sau cuộc nổi dậy năm 1988, chính phủ quân sự mới của Myanmar đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa và tăng cường quân đội, bao gồm một chương trình trang bị lại cho hải quân. Năm 1999, có tin các sĩ quan hải quân Myanmar đã được “huấn luyện tàu ngầm” ở Pakistan.

    Một việc có liên quan khác là trong những năm 1990, Myanmar bắt đầu mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Bắc Triều Tiên. Nếu các vị tướng Myanmar quan tâm đến việc mua các loại vũ khí khác từ Bình Nhưỡng, có thể gồm tên lửa đường đạn, vì vậy theo logic, thì tại sao đó không phải là một vài tàu ngầm? Nếu Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị để bán tàu ngầm lớp Yugo cho Việt Nam (điều họ đã làm vào năm 1997), thì tại sao họ không lại không bán cho Myanmar?

    Trong thập kỷ sau đó, Hải quân Myanmar đã mua một số tàu mới, một số được trang bị các hệ thống vũ khí chống ngầm, nhưng trọng tâm rõ ràng là tác chiến chống tàu mặt nước. Tuyên bố của một nhóm nhà hoạt động trong năm 2010 nói rằng, Ấn Độ đã huấn luyện thủy thủ Myanmar trên một tàu ngầm lớp Foxtrot, và Naypyidaw đang xem xét việc mua 2 tàu lớp Foxtrot từ Nga là không thể xác minh.

    Tuy nhiên, trong chuyến thăm Nga vào tháng 6/2013, Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing được cho là đã bắt đầu hội đàm về việc mua 2 tàu ngầm diesel 3.000 tấn lớp Kilo. Có tin ông đã bí mật thăm xưởng đóng tàu hải quân ở St. Petersburg. Một số nhà bình luận đã nói rằng, Myanmar hy vọng sẽ thành lập lực lượng tàu ngầm vào năm 2015.

    Myanmar được là đã chọn tàu ngầm Kilo của Nga thay vì các tàu Agosta-70 lỗi thời của Pakistan. Tháng 4/2013, khoảng 20 sĩ quan hải quân và thủy binh Myanmar đã bắt đầu khóa học làm quen tàu ngầm cơ bản và huấn luyện ở Pakistan, có thể là ở Trung tâm huấn luyện tàu ngầm PNS Bahadur. Điều đó đã khiến JDW đoán rằng, “Myanmar đang có những bước đi cụ thể cuối cùng tiến tới phát triển một năng lực tàu ngầm”.

    Các thông tin này nêu lên một số vấn đề cần được xem xét.

    Một là, không hề có thông báo chính thức cả của Nga hay Myanmar về một thương vụ Kilo có thể xảy ra. Đây không phải là bất thường, nhưng nó tạo đất cho những tin tức chưa được xác nhận trên báo chí và trang web. Hầu hết các nguồn tin này chỉ đơn giản là đưa lại những thông tin trước đó mà không nêu nguồn hoặc cung cấp bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào. Quả thật là rất khó để xác định câu chuyện bắt nguồn từ đâu.
    Hai là, dường như các nước khác không hề có phản ứng đối với những tin tức này, điều này một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính chính xác của chúng. Trong hoàn cảnh bình thường, có thể dự kiến việc Myanmar có thể mua tàu ngầm sẽ thúc đẩy xuất hiện những bình luận ít nhất từ các nước láng giềng, chứ chưa nói đến các cường quốc có quan tâm như Anh và Mỹ.

    Ba là, quân đội Myanmar lớn hơn nhiều, cân bằng hơn, được trang bị tốt hơn và có sức mạnh hơn nhiều so với năm 1988. Họ cũng đã phát triển một loạt học thuyết chiến tranh thông thường hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, họ vẫn còn có những vấn đề nghiêm trọng và rất khó hình dung Myanmar có thể phát triển một lực lượng tàu ngầm có sức sống trong tương lai gần, chứ chưa nói đến vào năm 2015.

    Hai trở ngại lớn sẽ là thiếu nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn.
    Lĩnh vực quốc phòng của Myanmar nhận được khoảng 14 % ngân sách nhà nước chính thức, nhưng khoản phân bổ này có thể bị cắt giảm. Thậm chí nếu ngân sách quốc phòng không bị cắt giảm, thì một lực lượng tàu ngầm sẽ gây ra căng thẳng lớn cho ngân sách quân sự Myanmar. Ngoài ra, tác chiến tàu ngầm có tính chuyên môn cao, đòi hỏi công nghệ tiên tiến, các cơ sở bảo đảm riêng và nhân lực có đào tạo. Không có dấu hiệu nào cho thấy hạ tầng này đã được phát triển.

    Các quốc gia khác có thể giúp đỡ ở một số trong các lĩnh vực này, nhưng ngay cả các lực lượng hải quân hiện đại ở các nước phát triển cũng coi những thách thức như vậy là khó vượt qua.

    Vấn đề này cũng đặt ra những câu hỏi về các ưu tiên của chính phủ và mối quan hệ giữa Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội, Tướng Min Aung Hlaing, người đã nhấn mạnh Myanmar cần một quân đội “hùng mạnh, được hiện đại hóa và yêu nước”. Tổng thống Thein Sein đồng ý, nhưng lĩnh vực quốc phòng vẫn còn phải cạnh tranh để chia xẻ các nguồn lực hạn chế so với nhu cầu của chương trình cải cách diện rộng của chính phủ và các nhu cầu bức xúc của danh mục những đầu tư khác.

    Việc mua 1 hoặc 2 tàu ngầm cũng sẽ có tác động đối với quan hệ đối ngoại của Myanmar.

    Một số lực lượng hải quân Đông Nam Á đã hoặc đang mua tàu ngầm thông thường. Sau tranh chấp trên biển gần đây với Myanmar, Bangladesh dự định mua 2 tàu ngầm Trung Quốc. Nói đến “một cuộc chạy đua vũ trang dưới mặt nước” có thể còn quá sớm, nhưng những diễn biến này không nghi ngờ gì nữa đã thu hút sự chú ý của Naypyidaw. Môi trường chiến lược của Myanmar đang thay đổi.

    Mỹ và Anh đang thúc đẩy phát triển quan hệ quân sự với quân đội Myanmar. Australia vừa bổ nhiệm một tùy viên quốc phòng đến Rangoon, và Hải quân Hoàng gia Australia đã thực hiện chuyến thăm ghé cảng đầu tiên đến Myanmar kể từ năm 1959. Bất chấp hoạt động ngoại giao hải quân gần đây của Myanmar, những nước này và các quốc gia khác khó lòng chào đón những tin tức nói rằng Naypyidaw đang tìm cách sở hữu một lực lượng triển khai sức mạnh đắt tiền và có khả năng gây mất ổn định.

    Các nhà phân tích chiến lược thường thấy Myanmar là quốc gia khó hiểu. Ví dụ, người ta đã đinh ninh là Trung Quốc có một căn cứ quân sự lớn ở Myanmar. Điều này sau đó được chứng minh là sai. Tương tự như vậy, người ta đưa tin rộng rãi là Myanmar đã trên đường tiến tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2014. Điều này đã không bao giờ là một viễn cảnh thực tế. Tin đồn rằng, Naypyidaw đang tìm cách có được tên lửa đường đạn đạo thoạt tiên dấy lên những hoài nghi, nhưng nay có vẻ là được khẳng định là đúng.

    Với tất cả những yếu tố này, những tin tức về một vụ mua bán tàu ngầm bí mật cần được xem xét cẩn thận. Myanmar luôn có khả năng tạo bất ngờ cho các nhà quan sát, nhưng cho đến khi có bằng chứng cuối cùng về một chương trình tàu ngầm có thực, hoặc sự chứng thực việc mua tàu ngầm từ một nguồn chính thức có uy tín, ta cần có sự thận trọng nào đó.

Chia sẻ trang này