1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    Dìm hàng quá.:D
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Philippines tăng quân, mua vũ khí đối phó TQ
    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Philippines đang thúc đẩy mạnh việc tăng cường sức mạnh với việc tăng quân, mua và nâng cấp vũ khí đối phó Trung Quốc.
    Tăng thêm 4.000 quân
    Hải quân Philippines đang tuyển dụng thêm 4.000 tân binh trong 2 năm tới để đối phó với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc.
    “Hải quân sẽ tuyển ít nhất 100 cán bộ cho Khóa Đào tạo Cán bộ Hải quân (NOCC) và 1.900 ứng viên cho Khóa Đào tạo Thủy thủ Cơ bản (BSC) trong năm nay và năm sau, 2015”, Phát ngôn viên của Hải quân Thiếu tá Gregory Gerald Fabic xác nhận.
    Các cuộc tuyển dụng tân binh cơ động sẽ được thực hiện tại các Bộ Chỉ huy Hải quân như Bộ Chỉ huy Hải quân ở Bắc Luzon ở tỉnh La Union; Bộ Chỉ huy Hải quân ở Nam Luzon thuộc thành phố Legaspi; Lực lượng Hải quân Trung ương ở Cebu…
    Điều kiện cơ bản để đăng ký tuyển quân bao gồm bảng điểm, bằng tốt nghiệp (các loại), giấy khai sinh, là công dân bản địa Philippines, lý lịch trong sạch, có tư cách đạo đức tốt, độc thân và ở trong độ tuổi từ 21 đến 28…
    [​IMG]
    Hải quân Philippines.
    Cũng theo ông Gregory Gerald Fabic, việc tuyển dụng thêm này là nhằm mục đích “giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong lực lượng hải quân”.
    Trong một cuộc phỏng vấn riêng với tờ Inquirer, ông Fabic cho biết, Philippines cần phải nỗ lực bù đắp những yếu kém về mặt quân sự, tăng cường sức mạnh quân đội.
    "Chúng ta cần phải bổ sung thêm đội ngũ cán bộ và nhân viên cho Hải quân. Chúng tôi cần thêm nhân sự để phục vụ trên một loạt tàu, máy bay mới được bổ sung cho lực lượng Hải quân", ông Fabic cho biết.
    Hải quân Philippines sắp được bổ sung thêm 2 máy bay trực thăng tấn công, 2 tàu hải vận chiến lược và 2 khinh hạm. Hiện tại Hải quân Philippines có 20.000 quân thường trực (gồm cả lực lượng lính thủy đánh bộ).
    Mua radar, nâng cấp tàu chiến
    Còn theo tờ Philstar, trong loạt nỗ lực tăng sức mạnh bảo vệ vùng biển nước này trước Trung Quốc, Philippines đang muốn có 3 hệ thống radar trinh sát đường không từ Israel để thúc đẩy hoạt động giám sát ở khu vực Biển Đông (Philippines gọi là biển Tây Philippines).
    “Các quan chức an ninh Philippines hồi cuối tuần trước đã ký thỏa thuận mở đường cho việc mua các hệ thống radar từ hãng Israel Aerospace Industries Ltd.-Elta trị giá 2,6 tỷ Peso”, nguồn tin nói với Philstar.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Việc cung cấp các hệ thống radar dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 2 năm tới và Israel có thể cung cấp một khoản vay giúp Philippines mua sắm.
    “Yêu cầu để bao quát toàn bộ lãnh thổ cần đến 9 radar nhưng vì năng lực tốt của 3 radar, chúng tôi sẽ chỉ cần 7 chiếc”, nguồn tin nói.
    Ngoài việc mua radar của Israel, Hải quân Philippines cũng đang nỗ lực nâng cấp đội tàu lạc hậu của nước này. Theo tờ PNA, 6 tàu tấn công đa nhiệm MPAC sẽ được nâng cấp để tăng cường sức mạnh.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tàu tấn công MPAC do Đài Loan đóng theo đơn hàng của Philippines, tàu có chiều dài 15m, rộng 4,76m, mớn nước 1m, tốc độ tối đa đạt 435 hải lý/h, tầm hoạt động 300 dặm. Tàu được thiết kế hoạt động tốt trong điều kiện sóng gió cấp 3, vũ trang một đại liên 12,7mm và 2 súng máy 7,62mm.
    Theo một số nguồn tin, Philippines muốn nâng cấp các tàu lắp đặt hệ thống radar tiên tiến, cảm biến tối tân và hệ thống vũ khí tầm xa, mạnh hơn.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam thẳng tay "loại" Nga, TQ trong vụ thay thế AK-47
    Ít ai biết rằng, hãng súng trường "huyền thoại" Kalashnikov của Nga lại bị một công ty quốc phòng của Israel đánh bại trong thương vụ đấu thầu cung cấp súng trường tấn công mới, thay thế cho AK-47 trong Quân đội Việt Nam.
    Hãng tin Interfax của Nga dẫn nguồn kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, nhà máy sản xuất súng Galil đang được xây dựng trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 100 triệu USD với hãng Israel Military Industries Ltd (IMI).
    Theo Interfax thì trong thương vụ trên còn có sự tham gia đấu thầu của cả Nga và Trung Quốc. Mặc dù báo Nga không tiết lộ thông tin về loại súng mà các nhà thầu Nga và Trung Quốc mang tới Việt Nam, nhưng dù sao, việc một công ty quốc phòng của Israel đã xuất sắc đánh bại 2 đối thủ lớn (Nga và Trung Quốc) để nhận được hợp đồng cung cấp 2 phiên bản súng trường tấn công tiên tiến Galil ACE 31 và ACE 32, thay thế cho loại súng trường "huyền thoại" AK-47 trong Quân đội Việt Nam đã là một nỗ lực đáng khen ngợi. Mặc khác, khi xét về phương diện vũ khí tấn công hiện đại thì súng trường Nga, Trung Quốc thường không được đánh giá cao so với vũ khí của phương Tây.
    [​IMG]
    Việt Nam sẽ thay thế AK-47 bằng súng trường Galil ACE 31 và ACE 32
    Theo kênh truyền hình hình Quốc phòng Việt Nam của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, nhà máy sản xuất súng Galil đang được xây dựng trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 100 triệu USD. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận diện được Z111 chính là nhà máy đảm nhận sản xuất 2 phiên bản Galil ACE 31/32 cho quân đội, sau khi hình ảnh 2 phiên bản súng này xuất hiện công khai trong bản tin thời sự về chuyến thăm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đến Nhà máy Z111 ở Thanh Hóa phát sóng lúc 20h ngày 1/1/2014 trên kênh Quốc phòng Việt Nam.
    Như thông tin mà Báo Đất Việt đã đưa tin gần đây, Galil ACE 31/32 thực chất là một phiên bản được hoán cải nhiều lần theo tư duy tác chiến của phương Tây từ loại súng trường huyền thoại AK-47 của Nga.
    [​IMG]
    Bản tin QPVN hôm 1/1/2014 cho thấy, Việt Nam bắt đầu sản xuất súng Galil ACE
    Chính nhờ được áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại mới, Galil mang tất cả những đặc điểm, sức mạnh của dòng súng trường Galil với sự kết hợp giữa sức mạnh hỏa lực, độ tin cậy của súng trường Kalashnikov.
    Việc sử dụng loại đạn cùng cỡ 7,62x39mm và hộp tiếp đạn tiêu chuẩn của AK-47 giúp Galil ACE 31/32 hoàn toàn đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tác chiến hiện đại cũng như khả năng đồng bộ hóa vũ khí cho một quốc gia sử dụng các súng trường tiêu chuẩn Liên Xô trước đây
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Anh sắp bàn giao cho Indonesia corvette F2000 Nakhoda Ragam
    7:30 AM, 06/02/2014, Views: 1952 | By PM
    VietnamDefence - Tại thành phố Barrow, Anh đã bắt đầu chuẩn bị hoàn thiện 3 corvette lớp F2000 Nakhoda Ragam để chuẩn bị bàn cho chúng cho Hải quân Indonesia dự định trong năm nay.
    [​IMG]
    Vài ngày trước, các tàu này đã được lắp các ụ pháo 76 mm nặng 19 tấn của công ty Oto Melara.

    Khi khai mạc hội thảo quốc tế về an ninh biển ở Jakarta vào ngày 10/12/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã xác nhận việc mua 3 tàu corvette F-2000 vốn ban đầu được đóng cho Hải quân Brunei và được cất giữ hơn 5 năm ở Barrow. Báo chí Anh đưa tin về việc Indonesia mua lại các tàu này vào tháng 7/2013, nhưng không có xác nhận chính thức.

    Theo thông tin không chính thức, Indonesia năm 2013 đã trả trước 20% tổng giá trị các tàu này. Dự kiến, chúng sẽ được nhận vào trang bị Hải quân Indonesia vào năm 2014 sau khi giải niêm và tiến hành thử nghiệm.

    Hợp đồng đóng 3 tàu tuần tra (corvette) lớp Nakhoda Ragam cho Hải quân Brunei đã được ký với BAe Systems vào tháng 1/1998. Dự kiến, 3 tàu trị giá 600 triệu bảng Anh này sẽ được bàn giao cho khách hàng vào năm 2004. Tuy nhiên, chính phủ Brunei đã từ chối tiếp nhận chúng với cớ chúng không đáp ứng các yêu cầu nêu trong hợp đồng.

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân thật sự của việc từ chối là Brunei không có nhân lực có tay nghề để khai thác các tàu và tiền để bảo dưỡng chúng. Sau tranh cãi kéo dài tại tòa trọng tài, vào tháng 4/2007, Brunei vẫn tiếp nhận các tàu này, nhưng ký với công ty Đức Lürssen hợp đồng tìm kiếm khách hàng quan tâm để bán lại chúng.

    Các tàu này đã được niêm cất và để lại Barrow. Công ty James Fisher Defence của Anh đã giành được hợp đồng duy trì các tàu này trong thời gian cất giữ.

    Tàu tuần tra ven bờ lớp F2000 có chiều dài 95 m, chiều rộng 12,8 m, mớn nước 3,6 m, lượng giãn nước đầy đủ 1.940 tấn, thủy thủ đoàn gần 100 người. Hệ thống động lực cho phép tàu đạt tốc độ đến 30 hải lý/h, cự ly hành trình 5.000 hải lý ở tốc độ 12 hải lý/h.

    Vũ khí của tàu gồm 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 2 có tầm bắn đến 70 km, 16 tên lửa phòng không Sea Wolf, các pháo 76mm Super Rapid của OTO Melara, 2 pháo cao tốc 30 mm REMSIG và 2 cụm x 3 ống phóng lôi 324 mm.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quốc gia ĐNA là khách hàng đầu tiên mua tên lửa KS-1A SAM TQ
    Hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM là “sản phẩm nội địa 100% của Trung Quốc”.
    Việc ký kết giữa Myanmar và Tổng công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác của Trung Quốc để mua 4 hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM tiến hành từ tháng 1/2013, nhưng hơn 1 năm sau, thông tin bản hợp đồng mới bị rò rỉ.
    Các trang tin quân sự của Ấn Độ ngày 3/2 cho biết, việc chuyển giao 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A SAM (tên đầy đủ là KaiShan-1A SAM, hay HQ-12 hoặc Hồng Kỳ-12 với biến thể trong nước) thực hiện sau 1,5 năm kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
    Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến hành bàn giao cho Myanmar từ tháng 6/2014. Điều đó đồng nghĩa Myanmar là quốc gia nước ngoài đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa phòng không KS-1A SAM của Trung Quốc.
    Hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghiệp Không gian vũ trụ Trung Quốc thiết kế sản xuất và là “sản phẩm nội địa 100% của Trung Quốc”.
    Hệ thống bắt đầu được thử nghiệm từ năm 1989, đến năm 1998 được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế. Sau nhiều lần cải tiến, năm 2007 KS-1A SAM bắt đầu sản xuất hàng loạt.
    Tên lửa KS-1A SAM sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép trên cơ sở của tên lửa HQ-2, trọng lượng 886kg.
    BÀI LIÊN QUAN
    KS-1A SAM có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 500m đến 25km, tầm bắn xa 7-42km, tối đa 50km, tốc độ bay cao nhất 1.200m/s.
    Các radar kiểm soát bắn tên lửa này được thiết kế chủ yếu để chống máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng hạn chế trong chống tên lửa hành trình.
    Một khẩu đội KS-1A SAM bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu, một radar kiểm soát bắn, bốn bệ phóng với 8 tên lửa sẵn sàng phóng và 18 quả đạn dự bị.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Cung cấp vũ khí: Israel chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam?
    Dưới sức ép mạnh mẽ của Mỹ, Israel sẽ phải dần thay thế thị trường buôn bán vũ khí màu mỡ ở Trung Quốc và thay vào đó là những thị trường vũ khí nhỏ nhưng bền vững, điển hình là Việt Nam.
    Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố ý định tái trang bị loại súng trường tấn công Galil ACE của Israel sau khi xây dựng một nhà máy sản xuất súng ở tỉnh Thanh Hóa. Điều này cho thấy những dấu hiệu mới nhất trong chiến lược tăng cường xuất khẩu vũ khí vào thị trường Việt Nam sau năm 2000 của Israel, sau khi Nhà nước Do Thái buộc phải cắt giảm hợp tác kỹ thuật - quân sự với Trung Quốc dưới áp lực của Mỹ, chuyên gia quân sự Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (trụ sở tại Moscow) cho biết trên Đài tiếng nói nước Nga.
    Theo ông Kashin, mặc dù giá trị của hợp đồng trên là chưa rõ ràng, nhưng nếu Galil ACE trở thành loại súng trường tiêu chuẩn trang bị cho Quân đội Việt nam, thay vì một loại Kalashnikov (AK) nào đó, nhưng nói trên góc độ về việc sản xuất hàng trăm nghìn vũ khí nhỏ.
    Galil ACE được phát triển dựa trên dòng súng trường Galil Israel, mà vốn dĩ lại được phát triển dựa trên súng AK và là một trong những vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Israel đầu những năm 1970.
    Ông Kashin nhấn mạnh rằng, từ lâu Israel đã tìm cách phát triển hợp tác kỹ thuật - quân sự với Việt Nam. Họ đã tham gia cung cấp một số sản phẩm vũ khí hạn chế, thiết bị thông tin liên lạc loại nhỏ, cũng như hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa xe tăng T-54/55 và Type-59 đã lỗi thời.
    [​IMG]
    Súng trường Galil ACE
    Nhà nước Do Thái cũng đã chuyển giao cho Việt Nam một số dây chuyền công nghệ sản xuất một số loại đạn pháo phòng không và pháo mặt đất, cũng như cố gắng thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của họ.
    Trên thực tế, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel chỉ được tăng cường sau năm 2000, khi đó, dưới áp lực của Mỹ, Israel buộc phải cắt giảm hợp tác kỹ thuật - quân sự với Trung Quốc. Một thời gian sau đó, họ đã cố gắng để phá vỡ những hạn chế do Mỹ áp đặt, nhưng lại phải đối mặt với một phản ứng rất gay gắt từ Washington.
    Điển hình như, trong năm 2004, Israel đã tham gia sửa chữa các máy bay do thám không người lái (UAV) Harpy cho Trung Quốc và thương vụ này nhanh chóng tạo ra một vụ bê bối sau khi người Mỹ phát hiện ra và yêu cầu Israel hủy bỏ hợp đồng. Năm 2005, các UAV Harpy được nước này trả lại cho Trung Quốc mà không có bất kỳ chiếc nào được sửa chữa hay hiện đại hóa.
    [​IMG]
    Hải quân đánh bộ Việt Nam được trang bị súng trường tấn công hiện đại Tavor TAR-21 của Israel.
    Các vụ bê bối gần đây giữa Mỹ và Israel cũng liên quan đến việc Lầu Năm Góc cáo buộc Tel Aviv cung cấp công nghệ quân sự cho Trung Quốc. Theo tờ báo Israel Maariv thì người Trung Quốc đã mua được công nghệ liên quan đến việc sản xuất các hệ thống làm mát cho thiết bị quang điện tử và tên lửa dẫn đường của Israel, vụ việc này lại bị Mỹ phát hiện và trước sự tức giận của Washington, Cục trưởng Cục Xuất khẩu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Israel, ông Meir Shalit đã phải tuyên bố từ chức.
    Xuất khẩu vũ khí được đánh giá là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của nền kinh tế Israel và đất nước này không thể bị tách ra trong cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Dưới áp lực của Mỹ về thị trường Trung Quốc, giờ đây, Israel sẽ buộc phải đặc biệt chú ý đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á khác, ví dụ như Việt Nam.
    Vũ khí dẫn đường chính xác, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tên lửa phòng không... của Israel có thể được sử dụng để phục vụ nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á, khi mà ngân sách quốc phòng của các quốc gia như Việt Nam, Phillipines, Indonesia, Singapore, Thái Lan... ngày càng tăng lên.
    Mặt khác, không giống như việc hợp tác với Mỹ và châu Âu, việc mua vũ khí do Israel sản xuất lại không bị giằng buộc bởi những cam kết chính trị nghiêm trọng nào. Tất cả những yếu tố trên sẽ ép buộc Israel phải dần thay thế Trung Quốc bằng các thị trường cung cấp vũ khí mới, điển hình là Việt Nam.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vì sao Việt Nam chưa quan tâm đến tàu ngầm Trường Sa?
    (Vũ khí) - Việc một kỹ sư cơ khí chế tạo thành công (theo như báo chí đăng tải) động cơ AIP có thể làm cho nhiều tiến sỹ khoa học trong nước bối rối, suy nghĩ, nhưng với giới quân sự, AIP cùng với “tàu ngầm Trường Sa” có khả năng lặn, nổi…thành công thì vẫn chưa là vấn đề gì hết.
    Vũ khí trang bị phải phục vụ cho lối đánh nhưng trên hết phải đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, đồng thời phát huy nền nghệ thuật quân sự truyền thống. Chẳng có quốc gia nào đi mua sắm, chế tạo vũ khí mà không phục vụ cho nhiệm vụ của quân đội, hay làm mất đi tính độc đáo nghệ thuật quân sự của mình.
    Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Phòng thủ hướng nào là chính, phòng thủ như thế nào (tư tưởng, chiến thuật) thì vũ khí mua sắm, chế tạo phải phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chiến lược đó. Mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị xa rời các mục tiêu trên coi như tự sát về kinh tế, tự sát về lối đánh sở trường, tất yếu sẽ bị thất bại.
    [​IMG]
    Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa
    Thông qua việc một kỹ sư cơ khí người Việt Nam của một doanh nghiệp tư nhân đã tự chế tạo và thử nghiệm thành công công nghệ AIP, công nghệ được coi như là “bí mật quốc gia” của bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu, thì người Việt chúng ta có quyền tự hào về trí tuệ của mình. Người viết bài này đã từng mong mỏi cho cuộc thử nghiệm “tàu ngầm Trường Sa” thành công, nhưng đó chỉ là vần đề tình cảm. Tình cảm và lý trí là 2 vấn đề khác nhau.
    Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay, với công nghệ tiên tiến phát triển nhanh đến chóng mặt thì không chịu tiếp thu, sử dụng thành quả nền công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới là sẽ bị tụt hậu, đó không phải sách lược khôn ngoan. Việt Nam phải đầu tư tiền của, trí tuệ tiếp thu công nghệ mới, cải tiến, phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam. Đó chính là sách lược đi tắt, đón đầu khôn ngoan nhất.
    Nghiên cứu để chế tạo ra một chiếc máy bay để bay được trên bầu trời hay một chiếc tàu ngầm có thể đi ngầm dưới biển thì với tất cả quốc lực và trí lực, vấn đề đó không khó với Việt Nam hay quốc gia nghèo nào khác. Nhưng chắc chắn, chiếc máy bay, tàu ngầm đó không thể như SU-30, KILO của Nga. Vậy thì tại sao Việt Nam lại đầu tư nguồn lực, tài lực vào một việc không thực tế, lãng phí như vậy khi không dành nguồn đó để sở hữu SU-30, tàu ngầm KILO…rồi tiếp thu công nghệ đó, cải tiến, phát triển cho riêng mình…
    Vì thế vai trò, ý nghĩa của “tàu ngầm Trường Sa”, do vậy, cũng chỉ dừng tại đó, tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả…
    Lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam?
    Phải công nhận rằng lực lượng tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên dù không hiện đại tiên tiến bằng các quốc gia khác nhưng trên chiến trường Triều Tiên lại là lực lượng đáng gờm và nguy hiểm nhất cho Hàn Quốc và Mỹ.
    Khi “tàu ngầm Trường Sa” thử nghiệm trong bể nước…có vẻ như chắp cánh cho ý tưởng 2 trong 1(đặc công và tàu ngầm mini), một lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam trong tương lai... Tuy nhiên, điều đó dành cho những người có trí tưởng tượng cao, là sản phẩm tư duy của chiến tranh giải phóng Tổ quốc.
    Trên chiến trường Biển Đông, trong tư duy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đáng tiếc là nó không phù hợp như chiến trường Triều Tiên.
    Như sử dụng một thanh kiếm, Việt Nam không cần một thanh kiếm quá ngắn, quá nhỏ, quá nhẹ, cũng không cần một thanh kiếm quá dài, quá lớn quá nặng, Việt Nam cần một thanh kiếm mà độ dài vừa đủ để công thủ toàn diện, độ lớn, độ nặng vừa đủ để điều khiển dễ dàng theo ý muốn. Và, trên chiến trường Biển Đông, tàu ngầm KILO hoàn toàn đáp ứng.
    Tàu ngầm KILO, sự lựa chọn hoàn hảo.
    Để đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường (loại trừ động cơ hạt nhân và AIP) người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: độ ồn (tính bí mật), độ nhìn (khả năng phát hiện của hệ thống quan trắc) và tầm hoạt động. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng chiến thuật là: sức mạnh của hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm.
    Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo đều thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.
    Nhưng điều đó chưa phải là điều quyết định mà điều quyết định với Việt Nam là 5 tiêu chí đó hoàn toàn phù hợp đến từng chi tiết với địa hình, khu vực phòng thủ, tư tưởng tác chiến, lối đánh sở trường, nghệ thuật quân sự…giống như tàu ngầm KILO là do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo vậy.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam-lực lượng đáng gờm trên Biển Đông
    Nếu Nhật Bản bán cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu giá cả như tàu ngầm KILO, thì nhà kinh doanh sẽ mua ngay vì nó quá hiện đại, quá rẻ so với KILO, nhưng là nhà quân sự thì có cho thì lấy nhưng không mua hoặc mua thì sẽ đem bán lại ngay cho…Trung Quốc kiếm lời rồi mua ngay KILO sau đó.
    Điều này có nghĩa, ít nhất trong tương lai gần, Việt Nam chưa cần tàu ngầm AIP hiện đại cỡ như lớp Soryu của Nhật Bản, bởi lẽ, trong vùng biển gần phòng thủ của Việt Nam, tàu ngầm KILO phát huy sở trường, sự lợi hại hơn nhiều loại tàu ngầm trang bị động cơ AIP.
    Tàu ngầm trạng động cơ AIP có 2 ưu thế là: dùng để nạp điện cho acquy mà không cần nổi lên và duy trì tính bí mật khi bám sát, theo dõi mục tiêu thường xuyên, dài ngày trên một khu vực biển rộng. Tuy nhiên hạn chế của nó là tốc độ di chuyển chậm (Vmax từ4-5 M/h) nên khi tấn công và rút lui khỏi khu vực tác chiến đều phải dùng động cơ chạy bằng năng lượng điện. Mặt khác khi trang bị hệ thống động cơ AIP thì tàu ngầm buộc phải “phình” to ra nên cơ động tàu hạn chế.
    Tàu ngầm KILO của Việt Nam, căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật và với yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến, khu vực tác chiến được giao…trong một thế trận phòng thủ chung thì giới quân sự khi lên phương án tác chiến không phải bị cản trở bởi vấn đề KILO thiếu năng lượng điện để tác chiến.
    Nếu ở vùng biển gần, xét về tiêu chí "chi phí-hiệu quả” thì các tàu ngầm có động cơ AIP có ưu thế hơn cả các tàu ngầm nguyên tử, nhưng xét về nhiệm vụ của KILO Việt Nam mà nó phải hoàn thành thì KILO ưu thế hơn tàu ngầm có động cơ AIP.
    Chiến lược tàu ngầm hiện đại ngày nay thì việc triển khai các tàu ngầm chủ yếu không phải trên các tuyến giao thông đại dương mà ở gần bờ biển của mình hoặc của nước khác. Cho nên với nền tài chính hiện có, với tình hình khu vực Biển Đông, với đối tượng tác chiến tiềm tàng…KILO Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo.
    KILO sinh ra như là để cho Việt Nam và chỉ có trong tay Việt Nam, KILO mới lợi hại hơn vốn có bội phần.
    Rốt cuộc, nếu cần đầu tư vật lực, trí lực thì mục tiêu là làm sao cho KILO Việt Nam có tính năng kỹ chiến thuật phát triển hơn nữa, độc đáo hơn nữa hoặc tự sản xuất ra cỡ như nó khi được bàn giao công nghệ. “Tàu ngầm Trường Sa” chỉ là chuyện nhỏ.


    Ấn Độ 'khoe khéo' thông tin tàu tuần tra bán cho Việt Nam?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ấn Độ vừa tiết lộ thêm một thiết kế tàu tuần tra mới, có các đặc điểm tác chiến mạnh mẽ và nhắm vào mục đích xuất khẩu sang những quốc gia thân thiện.
    [​IMG]
    Mô hình thiết kế của tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) mới của Ấn Độ được trang bị cả tên lửa chống hạm và trực thăng hải quân.
    Tại triển lãm quốc phòng Defexpo-2014 diễn ra ở thủ đô New Delhi hôm 6 - 9/2 vừa qua, hãng đóng tàu Goa Shipyard Limited của Ấn Độ lần đầu tiên giới thiệu một thiết kế tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) 75m mới.
    Theo một đại diện của hãng này, OPV mới được phát triển cho mục đích chính là xuất khẩu và được thiết kế dựa trên lớp tàu tuần tra dài 105m Saryu hiện đang phục vụ.
    Thiết kế tàu tuần tra mới nhất của Goa Shipyard đạt chiều dài 75m với đầy đủ kết cấu thiết kế bên trong. Tàu chiến này có thể tham gia tuần tra, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện quyền hành pháp trong mọi điều kiện cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, thiết kế phần đuôi tàu còn có một bãi đáp cho trực thăng nặng 5,5 tấn có thể cất, hạ cánh để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tầm xa.
    [​IMG]
    OPV dành cho xuất khẩu được Ấn Độ tiết lộ có chiều dài tổng thể 74,8m; rộng 11,50m; mớn nước 3,6m; lượng giãn nước 1440 tấn; thủy thủ đoàn gồm 64 sỹ quan và thủy thủ.
    Được lắp đặt 2 động cơ diesel, mỗi hệ thống chân vịt đẩy được điều khiển thông qua một hộp số và cung cấp cho con tàu khả năng đạt tốc độ cực đại 25 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.000 dặm. Tàu được trang bị một hệ thống quản lý thủy lực và một hệ thống đài chỉ huy tích hợp.
    Về vũ khí trang bị, tàu tuần tra mới được lắp một ụ pháo 76mm, 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 ở trên nóc nhà chứa trực thăng, cùng một số tùy chọn lắp đặt vũ khí khác, bao gồm cả 8 tên lửa chống hạm lắp ngay sau tháp pháo.
    Trong năm 2013, tờ The Hindu của Ấn Độ cũng từng đưa tin, nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng 100 triệu USD để sử dụng để mua 4 tàu tuần tra.
    Thông tin về loại tàu tuần tra nào sẽ được Ấn Độ đóng cho Việt Nam cũng chưa được tiết lộ. Nhưng hồi đầu tháng 8/2013, hãng đóng tàu PSU Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) của Ấn Độ đã hạ thủy chiếc tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) đầu tiên mang tên Barracuda trong đơn hàng xuất khẩu cho Mauritius, đánh dấu chiếc tàu hải quân đầu tiên được Ấn Độ xuất khẩu ra nước ngoài.
    [​IMG]
    Barracuda có lượng giãn nước 1.300 tấn, dài 74,1m; rộng 11,4m; tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ.
    Như vậy, về thiết kế và khả năng trang bị vũ khí, tàu tuần tra 75m mới và Barracuda là tương tự nhau. Các đặc điểm về tải trọng, khả năng tuần tra xa bờ, vũ khí trang bị và khả năng tác chiến đối kháng địch của 2 lớp tàu trên đều đáp ứng tốt yêu cầu của tàu hải quân hiện đại. Mặt khác, đây cũng là 2 lớp tàu hải quân đầu tiên được Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa với khả năng cao, 4 tàu tuần tra mà New Delhi bán cho Việt Nam theo ngân sách tín dụng có thể sở hữu những đặc điểm thiết kế tương tự.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    áo thế giới quan tâm tới việc Việt Nam thay súng AK
    (Kienthuc.net.vn) - Các tờ báo uy tín của Nga, Trung Quốc và Anh đều đồng loạt đăng tải thông tin liên quan tới việc Việt Nam thay súng AK-47 bằng Galil ACE Israel.
    Trong bản tin mới đây của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã đăng tải hình ảnh về nhà máy Z111 đang sản xuất súng trường tấn công Galil ACE (do Israel thiết kế). Sau đó, báo chí nhiều nước đã đồng loạt đăng tải thông tin này.
    "Israel Weapon Industries (IWI) đã thành lập tại Việt Nam một cơ sở để sản xuất cung cấp súng trường tiến công Galil ACE 31/32 cho Quân đội Nhân dân Việt Nam (Vietnam People's Army-VPA)", Tạp chí Jane's Defence Weekly (Anh) dẫn nguồn báo chí Việt Nam.
    Còn Đài tiếng nói nước Nga thì viết rằng: “Hãng Israel Weapon Industries (IWI) của Israel đã khởi động tại Việt Nam một nhà máy sản xuất súng trường tấn công Galil mô hình ACE 31 (nhỏ gọn) và ACE 32, sản phẩm trong tương lai sẽ được trang bị thay thế các súng trường Kalashnikov”.
    [​IMG]
    Súng trường tiến công Galil ACE 31/32 trưng bày tại Z111.
    Mạng thông tin công nghệ quốc phòng Trung Quốc
    viết, công ty công nghiệp vũ khí Israel (IWI) đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, để đảm bảo việc cung ứng súng trường Galil ACE 31/32 cho Quân đội Việt Nam. Nhà máy sản xuất này sẽ cung cấp số lượng súng trường ACE khác nhau, để “dần thay thế” súng trường AK-47 mà quân đội Việt Nam đang sử dụng. Những súng trường này đang được sản xuất tại nhà máy Z111 của Bộ quốc phòng Việt Nam tại tỉnh Thanh Hóa.
    Ngoài ra, trang mạng Trung Quốc này cũng cung cấp thêm thông tin khá giá trị về dự án vũ khí này.“Trị giá hợp đồng mà Việt Nam ký với công ty IWI của Israel khoảng 100 triệu USD, bao gồm xây dựng nhà máy sản xuất cung ứng súng trường. Hợp đồng này là do công ty IWI thông qua tranh thầu có được, công ty Nga và của một nước khác cũng tham gia tranh thầu này. Việt Nam trở thành vị khách xuất khẩu nổi tiếng thứ 2 của súng trường ACE”.
    [​IMG]
    Các đơn vị Quân đội Việt Nam hiện nay dùng chủ yếu súng trường tiến công AKM, AK-47 (hoặc là mẫu Type 56 mà Trung Quốc sản xuất dựa theo AK-47).
    Những năm gần đây, Việt Nam và Israel tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự và công nghiệp liên quan. Dự án sản xuất súng trường của Israel tại Việt Nam là thành quả của sự hợp tác này.
    Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực hợp tác cùng phát triển một số dự án quân sự khác với Nga, Thụy Điển gồm: hợp tác phát triển tên lửa chống tàu mới dựa trên mẫu Kh-35 Uran; hợp tác phát triển UAV Ikrut-200 (với Nga); phát triển UAV Magic Eye 1 (với Thụy Điển); sản xuất theo giấy phép Nga tàu tên lửa Project 12418 Molniya; có thể mua giấy phép sản xuất tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 (Hà Lan).
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc tiếp tục viện trợ quân sự cho Campuchia
    Chủ nhật 09/02/2014 16:11
    ANTĐ - Ngày 7-2, Trung Quốc đã bàn giao 26 chiếc xe tải quân sự và 30.000 bộ quân phục dưới hình thức tài trợ cho Campuchia để giúp giảm bớt những khó khăn về trang thiết bị của quân đội nước này.
    Buổi lễ bàn giao được tổ chức tại tiểu đoàn vận tải số 99 ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, với sự tham dự của Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Bu Jianguo và thư ký Bộ Quốc phòng Campuchia, kiêm tư lệnh Lữ đoàn số 70, tướng Moeung Samphan.
    Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Đại sứ Bu Jianguo cho biết số xe tải quân sự và quân phục này là hàng viện trợ của lục quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc cho các Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia.
    [​IMG]

    Trực thăng Z-9 Trung Quốc viện trợ cho Campuchia

    "Trung Quốc hy vọng rằng lô hàng viện trợ này sẽ giúp giảm bớt những khó khăn của các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia, và sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ và hợp tác giữa quân đội và nhân dân hai nước," bà Bu Jianguo nói.
    Tướng Moeung Samphan đã bày tỏ sự cám ơn đến chính phủ Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã liên tục hỗ trợ Campuchia.
    [​IMG]

    Đại sứ Trung Quốc Bu Jianguo bàn giao hàng viện trợ cho Campuchia

    Ông nói: "Sự viện trợ này rất kịp thời khi mà Campuchia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trang thiết bị quân sự. Điều này phản ánh đúng sự quan tâm giúp đỡ Campuchia của Trung Quốc và nó sẽ tạo nên mối quan hệ hữu nghị và đoàn kết chặt chẽ hơn giữa quân đội hai nước."
    Ngày 22-1 vừa qua, Campuchia cũng đã tiếp nhận 600 bộ máy phát vô tuyến do Trung Quốc viện trợ. Trước đó, vào cuối tháng 11-2013, nước này cũng mới nhận 12 chiếc máy bay trực thăng quân sự Z-9 từ Trung Quốc, được thanh toán bằng một khoản vay trị giá 195,5 triệu USD của Trung Quốc, được ký kết năm 2011.
  10. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Ấn Độ bác tin Việt Nam muốn có siêu tên lửa BrahMos
    (Kienthuc.net.vn) - Lãnh đạo liên doanh BrahMos Aerospace đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc Việt Nam quan tâm mua tên lửa siêu thanh BrahMos.
    Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng quốc tế Defexpo 2014, Tạp chí RIR đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai (liên doanh giữa Nga - Ấn hợp tác sản xuất tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos) về mẫu tên lửa nổi tiếng mà hãng này đang phát triển, sản xuất.
    Đặc biệt, trong cuộc phỏng vấn này, khi phóng viên RIR đề cập tới việc “Việt Nam thể sự quan tâm đến việc mua tên lửa BrahMos”, ông này đã tuyên bố rằng: "Không hề có tin gì như vậy. Hiện nay, chúng tôi chưa có thêm ý định gì cả. Bạn có thể cho tôi biết tin tức mà bạn có là gì không?.
    [​IMG]
    Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace Sivathanu Pillai.
    PV: Có nghĩa là không hề có bất kỳ cuộc thảo luận nào với các khách hàng nước ngoài về tên lửa BrahMos thưa ông?
    Ông Pillai: Chính phủ Ấn Độ không tham gia cuộc thảo luận với bất kỳ quốc gia nào về tên lửa BrahMos, kể cả Chính phủ Nga cũng vậy”.
    Như vậy, vị lãnh đạo cấp cao của BrahMos Aerospace đã khẳng định chính thức rằng không hề có việc đàm phán cung cấp BrahMos giữa Việt - Ấn như tin đã đưa trước đó.
    Tuy nhiên, ông Pillai cũng nói một thông tin đầy ẩn ý khi phóng viên RIR hỏi “Điều đó có nghĩa là, trong một hoặc hai năm tới, sẽ không có khách hàng nước ngoài nào mua tên lửa BrahMos thưa ông?”.
    Ông Pillai trả lời rằng: “Không, không phải như vậy. Tôi chưa hề kết luận như bạn nói. Chúng tôi sẽ mang tới cho bạn một sự ngạc nhiên. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Bạn hãy nhớ rằng, chúng tôi sẽ cho bạn một sự ngạc nhiên, nhưng không phải ngay bây giờ”.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ vượt âm thanh BrahMos.
    BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
    Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
    Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
    BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.

Chia sẻ trang này