1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Những nước nào tại châu Á-TBD được Nga cung cấp trực thăng
    (Vũ khí) - Theo kế hoạch vừa được Chính phủ Nga tiết lộ, trong 2 năm (2014-2015), nước này sẽ cung cấp 35 trực thăng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Thông tin trên được hãng thông tấn ITAR-TASS ngày 11/2 cho biết, theo đó hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể loại máy bay nào sẽ được giao cho khách hàng.
    Được biết, hiện nay trong khu vực có hơn 150 máy bay trực thăng đang hoạt động, trong đó có cả MI-8/17, Mi-26 và Ka-32. Tập đoàn máy bay trực thăng Nga hy vọng sẽ mở rộng việc bán máy bay trực thăng thông qua thúc đẩy các loại hình mới, kể cả máy bay nhẹ Ka-226T, máy bay huấn luyện "ANSAT," máy bay chở khách Ka-62, máy bay đa năng Mi-171A2 và trực thăng vận tải Mi-38.
    [​IMG]
    Trực thăng Ka-28 của Việt Nam
    Tuy nguồn tin không cho biết những nước nào sẽ nằm trong số khách hàng trong kế hoạch này của Nga, nhưng nhìn vào kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dịch vụ bảo dưỡng bao gồm các doanh nghiệp tại Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc của Nga cho thấy, nhiều khả năng những nước này là đối tượng khách hàng nói trên.
    Hiện nay trong quân đội Việt Nam đang có sự phục vụ của số lượng đông đảo trực thăng MI-8/17, Mi-24, Ka-27/28… cùng hàng loạt vận tải cơ và chiến đấu cơ phản lực có từ thời Liên Xô và Nga ngày nay
    Việt Nam đàm phán mua trực thăng không người lái S-100 của Áo
    (Quốc phòng Việt Nam) - Hải quân Việt Nam đang đàm phán với công ty Scheibel của Áo để có thể mua được các hệ thống trực thăng không người lái tiên tiến Camcopter S-100 phục vụ nhiệm vụ tuần tra giám sát lãnh thổ.
    Công ty Scheibel của Áo đang đàm phán với Hải quân Việt Nam để tham gia cung cấp loại máy bay trực thăng không người lái Camcopter S-100, một quan chức công ty này xác nhận với hãng tin IHS Jane's tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow.
    Theo ông Andrew Byrne, Giám đốc kinh doanh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công ty Scheibel nói với tờ IHS Jane's, công ty này đã nộp hồ sơ cho Việt Nam về loại trực thăng không người lái Camcopter S-100, đồng thời cũng đang lên kế hoạch trình diễn khả năng của toàn bộ hệ thống máy bay S-100 tại một số quốc gia trong khu vực (châu Á - Thái Bình Dương) trong năm 2014 này.
    Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều nhận được thông tin về S-100, ông Byrne nói. Ông này nói thêm rằng, giống như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đến nền tảng trực thăng không người lái giám sát biển của Scheibel. Australia và New Zealand cũng đang xem xét về hệ thống này.
    [​IMG]
    Trực thăng không người lái S-100 được giới quân sự nước ngoài đánh giá là có khả năng tuần tra biển rất tốt so với nhiều loại tương tự khác trên thế giới.
    Hệ thống máy bay trực thăng không người lái Camcopter S-100 được công ty Scheibel phát triển trong giai đoạn từ năm 2003 - 2005, mỗi hệ thống bao gồm 1 máy bay trực thăng cỡ nhỏ và 1 trạm kiểm soát mặt đất, trong đó máy bay trực thăng có khả năng cơ động chính xác, tốc độ bay cao, thời gian bay liên tục là 6 giờ, trọng lượng cất cánh tối đa 200kg.
    Camcopter S-100 đạt tốc độ bay tối đa là 220km/h, trần bay 5.500m. Máy bay được trang bị động cơ Diamond đạt công suất 55 mã lực, nó có thể mang cùng nhiều thiết bị cảm biến như cảm biến quang-điện tử, hồng ngoại và có thể lắp đèn chiếu, loa phát thanh, radar khẩu độ tích hợp.
    Camcopter S-100 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nó không cần phóng khi cất cánh và không cần thu hồi trang bị, tiến hành bay thực hiện nhiệm vụ tự chủ, không cần can thiệp của nhân viên thao tác.
    Tính đến năm 2011, đã có khoảng 130 máy bay trực thăng Camcopter S-100 tiêu thụ ở các nơi trên thế giới, kim ngạch tiêu thụ vượt 100 triệu euro (tương đương 136 triệu USD).
    Một trong những lĩnh vực có triển vọng ứng dụng nhất của S-100 là môi trường trên biển, dùng cho tàu nhỏ, tàu tuần tra duyên hải và tàu chiến của hải quân, đồng thời có tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực bán quân sự, như giám sát biên giới biển…
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hà Lan giúp Indonesia đóng 2 tàu hộ vệ Sigma
    (Kienthuc.net.vn) - Hà Lan có thể sẽ giúp công ty PT PAL Indonesia tự đóng 2 tàu hộ vệ Sigma 10514 theo thiết kế của Tập đoàn Damen.


    Theo tin từ Bộ quốc phòng Indonesia, Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Purnomo Ysgiantoro và người đồng cấp Hà Lan Jeanine Hennis Plasschaert đã ký bản ghi nhớ tại Hà Lan, để hỗ trợ hai nước hợp tác công nghiệp quốc phòng.
    Bản ghi nhớ này bao gồm 6 lĩnh vực lớn, thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực như sản xuất quốc phòng, đảm bảo và hỗ trợ hậu cần, trao đổi thông tin, khoa học công nghệ, đảm bảo bồi dưỡng kỹ thuật cho nhân viên công nghiệp quốc phòng.
    Trong bản ghi nhớ còn mong muốn mở rộng đối thoại chiến lược, trao đổi quân sự, chia sẽ thông tin quân sự, thông qua các chuyến thăm để duy trì quan hệ quân sự và tăng cường hợp tác trong huấn luyện quân sự.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ Sigma 9113 của Hải quân Indonesia.
    Ngoài ra, hai nước còn hy vọng thông qua hợp tác công nghiệp quốc phòng để hỗ trợ công ty PT PAL Indonesia đóng 2 tàu hộ vệ đa năng Sigma Type 10514 trong nước.
    Sigma Type 10514 có lượng giãn nước theo thiết kế 2.365 tấn, dài 105,11m, rộng 14,02m, cao 3,75m, đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 5.000 dặm. Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát có khả năng phát hiện máy bay tàng hình Thales SMART-S MK2, hỏa lực có hệ thống cối chống ngầm, tổ hợp pháo phòng không Phalanx, dùng hải pháo 76,2mm và đặc biệt là sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Aster 15.
    Dự kiến, 2 tàu hộ vệ Sigma 10514 có thể được bàn giao cho Hải quân Indonesia vào năm 2017-2018. Trước đó Hải quân Indonesia năm 2004 mua 4 tàu hộ vệ Sigma Type 9113 của Hàn Lan và đã bắt đầu bàn giao vào năm 2007.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines mua thêm trực thăng AW-109 Power để làm gì?
    (Vũ khí) - Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang trên biển, Philippines vừa ký bản hợp đồng với hãng AgustaWestland của Italia để mua thêm 2 chiếc trực thăng AW-109 Power.
    Theo tiết lộ của công ty AgustaWestland, 2 chiếc trực thăng mới này sẽ được bàn giao cho Hải quân Philippines vào nửa cuối năm 2014 và sẽ được biên chế hoạt động cả ở các căn cứ trên bờ và trên tàu chiến.
    Nhà sản xuất AgustaWestland cho biết, hợp đồng này nối tiếp sự thành công trong ứng dụng quân sự của mẫu máy bay trực thăng này tại Philippines sau hợp đồng cung cấp 8 chiếc AW-109 Power ký với Không quân Philippines năm 2013.
    [​IMG]
    Ba chiếc trực thăng AW-109 Power đầu tiên Philippines tiếp nhận hồi cuối năm 2013
    Được biết, bản hợp đồng lần này bao gồm cả việc hỗ trợ hậu cần ban đầu và huấn luyện cho phi hành đoàn và nhân viên bảo dưỡng máy bay. Philippines đã tiếp nhận 3 chiếc trực thăng AW-109 Power đầu tiên vào tháng 12/2013 và số trực thăng này đang hoạt động trong Hải quân Philippines.
    Theo một quan chức quốc phòng Philippines giấu tên cho biết, toàn bộ số trực thăng này sẽ được sử dụng để thực hiện một loạt nhiệm vụ Hải quân, bao gồm: bảo vệ vùng kinh tế đặc quyền, giám sát biển, tìm kiếm và cứu nạn, và an ninh hàng hải.
    Nói về sức mạnh của trực thăng AW-109 Power, đại diện của AgustaWestland cho biết, máy bay được thiết kế rất an toàn với một hệ thống nhiên liệu hoàn toàn tách biệt, hệ thống nâng thủy lực kép, các hệ thống điện kép và hệ thống bôi trơn và làm mát dự trữ cho các động cơ và bộ truyền lực chính.
    AW109 Power chở được 8 người, bao gồm cả tổ lái. Máy bay có tải trọng 3 tấn, có khoang chứa rộng được thiết kế để có thể chứa được nhiều hàng hóa, thiết bị lớn với tổng trọng lượng lên đến 1.400 kg, đồng thời có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi chức năng của khoang chứa.
    Trực thăng AW109 Power được trang bị 2 động cơ Pratt amp; Whitney PW206C, có thể bay với vận tốc 311 km/h với tầm hoạt động là 932 km, trần bay cao 6.000 m. Chiều dài của trực thăng là 13,04 m, đường kính cánh quạt 11 m, chiều cao 3,5 m.
    Trực thăng AW109 Power phiên bản quân sự, có thể được trang bị súng máy 12,7mm, súng máy cố định 7,62mm. Tên lửa gồm: 2 bệ phóng tên lửa (mỗi bệ có từ 2 đến 4 tên lửa), hai pod phóng tên lửa không dẫn đường 81mm treo phía dưới (mỗi pod có 7 hoặc 12 ống phóng).
    Nhà sản xuất AgustaWestland cho biết, khả năng hoạt động vững chắc từ các tàu nhỏ trên biển giúp AW109 Power có thể thực hiện được nhiệm vụ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều trực thăng khác.
    Hơn nữa với tốc độ khá cao và khả năng tác chiến linh hoạt, AW109 là sự lựa chọn đáng tin cậy với các nước không sở hữu các chiến hạm hạng nặng
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia biên chế hoạt động phi đội 16 chiếc T-50 đầu tiên
    Thứ sáu 14/02/2014 08:56
    ANTĐ - Ngày 13-2, Không quân Indonesia đã chính thức biên chế hoạt động 16 chiếc, tức một phi đội máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến T-50 Golden Eagle, sau khi Hàn Quốc hoàn thành bàn giao số máy bay này hồi tháng trước.
    Phi đội máy bay chiến đấu này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro bàn giao cho các sỹ quan cao cấp đại diện cho quân đội và Không quân, trong một buổi lễ có sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, tại căn cứ không quân Halim Perdanakusumah ở thủ đô Jakarta.
    Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro cho biết: "Việc biên chế máy bay chiến đấu T-50 sẽ cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội của chúng ta, trong việc đối phó với những thách thức phức tạp hơn trong tương lai".

    Ông cho biết thêm rằng, trong tương lai, Indonesia dự kiến sẽ biên chế 24 chiếc máy bay loại này cho không quân.
    [​IMG]
    Sau lễ bàn giao, máy bay T-50 Golden Eagle và máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30 đã thực hiện một chuyến bay trình diễn tại căn cứ này.
    Máy bay chiến đấu T-50 Golden Eagle đã được bàn giao theo từng lô cho Indonesia từ tháng 9 năm ngoái. Với việc biên chế số máy bay này vào hoạt động, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên vận hành máy bay T-50 Golden Eagle ngoài Hàn Quốc.
    Các máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến này sẽ được triển khai tại căn cứ không quân Iswahyudi ở Madiun, Đông Java. Chúng sẽ thay thế các máy bay huấn luyện BAE Hawk Mk 53 và máy bay chống nổi dậy OV-10 Bronco mà trước đó đã được loại biên.
  5. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Hàn Quốc chuẩn bị ký hợp đồng bán 12 máy bay FA-50 cho Philippines

    Ngày 14-2, giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) cho biết, tập đoàn này dự kiến sẽ ký một hợp đồng trị giá 450 triệu USD xuất khẩu 12 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 cho Philippines trong nửa đầu năm nay.
    KAI đã hợp tác với Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc để bán 12 chiếc máy bay tấn công FA-50 cho Không quân Philippines thông qua một chương trình liên chính phủ, mặc dù vấp phải sự phẩn đối quyết liệt của Trung Quốc.
    Hai nước đã dự kiến ký kết một hợp đồng cuối cùng trong năm ngoái sau khi Philippines ký một biên bản ghi nhớ, nhưng quyết định này đã phải trì hoãn do siêu bão Hải Yến tàn phá quốc gia Đông Nam Á này hồi tháng 11 năm ngoái.
    Phát biểu tại Triển lãm hàng không Singapore, Giám đốc điều hành KAI Ha Sung-yong cho biết: "Mặc dù kế hoạch đã bị trì hoãn do tình hình tại Philippines, nhưng chúng tôi vẫn có thể sẽ một ký hợp đồng trong nửa đầu năm nay".

    [​IMG]

    FA-50 là một phiên bản tấn công hạng nhẹ của dòng máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle đã được KAI và tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ hợp tác phát triển để thay thế máy bay chiến đấu F-5 đang trong biên chế của Không quân Hàn Quốc.
    Tháng 12 năm ngoái, KAI đã ký một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD để xuất khẩu 24 chiếc máy bay chiến đấu FA-50 cho Iraq. Nhà sản xuất máy bay của Hàn Quốc cũng đang kiếm thị trường xuất khẩu các máy bay thuộc gia đình T-50 sang Peru và Botswana.
    Đức Hùng
    Theo Yonhap/ANTĐ
    http://vndefence.info/tin/tin-qs-the-gioi/2265/Han-Quoc-chuan-bi-ky-hop-dong-ban-12-may-bay-FA-50/
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiết lộ “sốc”: Việt Nam sở hữu radar rất mạnh của Israel
    (Kienthuc.net.vn) - Hệ thống radar EL/M-2228ER của Israel có tầm trinh sát tới 430km, đặc biệt là có thể phát hiện cả mục tiêu tên lửa đạn đạo.
    Cảnh báo sớm đường không luôn là bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện sớm các mối đe dọa từ trên không. Lực lượng này được ví là những “đôi mắt” thần ngày đêm canh giữ bầu trời tổ quốc. Nếu không thể phát hiện sớm mục tiêu để cảnh báo cho các hệ thống vũ khí thì cho dù có được trang bị hệ thống phòng không hiện đại đến mấy cũng trở nên vô nghĩa.
    Nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng radar cảnh báo sớm nên thời gian qua Quân đội nhân dân Việt Nam đã được chú trọng đầu tư nhiều hệ thống radar cảnh báo sớm đường không trên mặt đất hiện đại. Theo một bài báo được đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân thì Sư đoàn phòng không 363, Quân chủng Phòng không-Không quân đã được trang bị hệ thống radar cảnh giới tối tân EL/M-2288ER do Israel sản xuất.
    [​IMG]
    Anten EL/M-2288 AD STAR có kích cỡ không quá lớn dù tính năng của nó thuộc hàng "khủng".
    EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR. Radar này do ELTA Systems thuộc Israel Aerospace Industries(IAI) sản xuất. EL/M-2288 AD STAR là một radar phòng không tiên tiến được thiết kế để cung cấp giám sát đường không, cảnh báo sớm các mối đe dọa từ trên không và hỗ trợ giám sát không lưu trong môi trường lộn xộn.
    EL/M-2288 AD STAR là radar 3D hoạt động ở băng tần S, nó được trang bị bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số có khả năng tự động theo dõi và phân loại mục tiêu. Radar này có những tính năng nổi bật như sau:
    - Khả năng cơ động cao
    - Thống nhất trong xử lý xung Doppler
    - Khả năng định hình chùm tia kỹ thuật số hoàn toàn ở độ cao
    - Tự động phân loại mục tiêu
    - Khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo
    - Khả năng kháng nhiễu ECCM tiên tiến
    - Hệ thống nhận dạng bạn-thù IFF tích hợp
    - An-ten và phòng điều khiển được thiết kế chung trên một container giúp hệ thống gọn nhẹ hơn
    - Triển khai một cách nhanh chóng và dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng xe tải hay máy bay
    - Có thể hoạt động một cách độc lập hoặc một phần trong hệ thống phòng không tích hợp.
    [​IMG]
    Biến thể EL/M-2288ER xuất khẩu cho Việt Nam có thể phát hiện mục tiêu cách xa 430km.
    An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 480km với biến thể EL/M-2288 AD STAR, biến thể EL/M-2288ER mà Việt Nam đang sử dụng có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
    Sự xuất hiện của một hệ thống radar cảnh giới do Israel sản xuất trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam là một bất ngờ. Điều bất ngờ hơn nữa là hệ thống radar cảnh giới này mới được ELTA Systems giới thiệu trong năm 2011.
    Trước đó, theo một nguồn tin được đăng tải trên Airforce-technology vào tháng 3/2012 ELTA Systems đã ký hợp đồng trị giá 33 triệu USD cung cấp hệ thống radar cảnh báo sớm tối tân EL/M-2288 AD STAR đầu tiên cho một khách hàng nước ngoài giấu tên.
    Dựa vào thông tin trên cùng với sự xác nhận của báo Quân đội Nhân dân thì có thể nhận định rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chính là khách hàng đầu tiên của hệ thống radar cảnh báo sớm tối tân này. Sự có mặt của radar cảnh báo sớm tối tân EL/M-2288 AD STAR sẽ nâng cao đáng kể khả năng cảnh giới của Việt Nam.
    Cùng với các hệ thống radar cảnh giới hiện đại khác như Kolchuga, 55Zh6UE NEBO-UE, Vostock-E, P-18M, 36D6M … sẽ cho phép lực lượng phòng không Việt Nam đối phó hiệu quả với mọi mục tiêu đường không.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam cải tiến “sát thủ” bắt máy bay tàng hình
    (Kienthuc.net.vn) - Các cán bộ Sư đoàn Phòng không 363 đã thực hiện nhiều cải tiến góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
    Kolchuga là hệ thống trinh sát điện từ thụ động do Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspet***port.
    Đây được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ.
    Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.
    [​IMG]
    Các thành phần hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga.
    Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6.
    Tính toán trên lý thuyết, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.
    Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012.
    Một trong số các hệ thống Kolchuga đã được giao cho Sư đoàn Phòng không 363 (Quân chủng Phòng không – Không quân) khai thác sử dụng. Không những duy trì hoạt động tốt các khí tài trinh sát tối tân này, trong những năm qua Sư đoàn 363 còn thực hiện các đề tài cải tiến nâng cao khả năng hoạt động của Kolchuga. Điều này đã được tiết lộ trong bài viết đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân với tựa đề: Chủ động nghiên cứu cải tiến, đồng bộ và tích hợp sử dụng vũ khí, khí tài phòng không.
    [​IMG]
    Việt Nam đã mở rộng bộ nhớ Kolchuga hạn chế tối đa việc "treo máy" khi khai thác sử dụng.
    “… Đề tài mở rộng dung lượng bộ nhớ radar Kolchuga do Trung tá Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn radar 295 chủ trì; cải tiến hệ thống điều khiển máy lạnh radar Kolchuga do Đại úy Nguyễn Trung Hậu, Phó chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn radar 295 thực hiện…”, bài báo cho biết.
    Đại tá Lê Ngọc Bảo, Chủ nhiệm Kỹ thuật Sư đoàn Phòng không 363 đánh giá: “….Việc mở rộng dung lượng bộ nhớ radar Kolchuga đã khắc phục được tình trạng "treo máy" của khí tài do bộ nhớ của hệ thống thấp. Cán bộ kỹ thuật của Trung đoàn 295 đã tìm các giải pháp kỹ thuật phù hợp, từ lắp thêm RAM song song, tiến tới thay thế hoàn toàn RAM mới. Quá trình thực hiện có khảo sát, thử nghiệm, bảo đảm được sự tích hợp hệ thống để radar hoạt động ổn định, khắc phục những khó khăn phát sinh từ thực tế sử dụng. Đối với việc cải tiến hệ thống điều khiển máy lạnh radar Kolchuga có ý nghĩa lớn về kinh tế, vì nếu hệ thống máy lạnh không hoạt động, dẫn đến các thiết bị, linh kiện của ra-đa nhanh chóng hư hỏng. Cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã nghiên cứu, tìm hiểu, tổ chức thiết kế lắp đặt, thay thế hệ thống điều khiển máy lạnh của radar”.
    Qua thực tế hoạt động, hệ thống mới cải tiến có độ ổn định cao, phù hợp điều kiện khai thác, sử dụng của quân chủng. Hệ thống Kolchuga cải tiến được nghiệm thu, đưa vào sử dụng từ tháng 7/2013.
  8. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Bọn Ị xà này nó giúp TQ cải tiến Kh-31P thành YJ-91 đấy :D bài học đầm già Pháp bán đứng Ác khen còn đó, các đồng chí chớ có dại
  9. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Nhiều nước châu Á quan tâm máy bay săn ngầm của Indonesia
    Tùy thuộc vào các biến thể, máy bay trinh sát chống ngầm CN235-220 có giá vào khoảng 33-35 triệu USD.
    Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly mới đây đưa tin Không quân Hoàng gia Brunei dự định sẽ mua của công ty Indonesia PT Dirgantara Indonesia 3 máy bay CN235-220 để sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Theo Jane's, các thông số của hợp đồng có thể sẽ được thỏa thuận sớm.
    Máy bay CN235-220 được trang bị hai động cơ CT7-9C, một cảm biến hồng ngoại và radar tìm kiếm ở phía trước. Máy bay có khả năng đạt tốc độ lên đến 437 km/h và tầm hoạt động 4.200 km.
    CN235-220 có thể mang nhiên liệu lên tới 4 tấn, hoạt động liên tục trên không từ 8-10 tiếng đồng hồ. Nó có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn với tải trọng tối đa khi cất cánh là 16 tấn.

    [​IMG]
    Brunei tính hiện đại hóa không quân bằng máy bay trinh sát CN235.

    PT Dirgantara Indonesia thông báo rằng công ty cũng đang cân nhắc đề nghị mua các máy bay CN235-220 của Hải quân Malaysia và Myanmar.
    Trước đó, vào năm 2011, công ty PT Dirgantara cũng đã cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc 4 máy bay tuần thám biển CN235-220 theo một hợp đồng được ký kết năm 2008 trị giá 100 triệu USD.

    [​IMG]
    Một chiếc CN235-220 của Không quân Tây Ban Nha.

    Không quân Hoàng Gia Brunei ngoài nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia còn có nhiệm vụ giám sát bảo vệ tuyến biên giới trên bộ, trên biển. Hiện nước này đang nỗ lực hiện đại hóa Không quân cũng như Hải quân để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyển lãnh hải và lãnh thổ đất nước.
    Brunei đang có kế hoạch thay thế các trực thăng đã lỗi thời Bell 212 bằng việc mua các trực thăng hiện đại S-70I. Dự kiến các trực thăng này sẽ được chuyển giao trong năm 2014. Ngoài ra, nước này từng có chương trình mua các máy bay huấn luyện/chiến đấu phản lực BAE Hawk. Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy bỏ vì một số lý do.
    http://www.datviet.com/baodatviet/t...-bay-săn-ngầm-của-indonesia.html#.UwEqzc45uE0
  10. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    503

Chia sẻ trang này