1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    503
    Elbit Systems ra mắt phiên bản mới của hệ thống pháo tự hành ATMOS cho quân đội Thái
    http://www.defence-blog.com/?p=631
    [​IMG]

    Hệ thống được gắn trên khung gầm 6x6, sử dụng pháo 155mm/39, kíp điều khiển gồm 3 người, đa số hệ thống đều tự động hóa. Hiện phiên bản thử nghiệm đang bắn thử ở Israel.

    Dự kiến các khẩu pháo đầu tiên sẽ được sản xuất ở "trung tâm sản xuất vũ khí sư đoàn pháo binh thuộc quân đội Thái vào năm 2015.
  2. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Nhìn thằng Indo nó làm hết cái nọ đến cái kia mà thèm quá :(
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển xe tăng hạng trung
    Thứ hai 17/02/2014 08:22
    ANTĐ - Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã ký một hợp đồng hợp tác chế tạo xe tăng hạng trung mới.
    Theo hợp đồng được ký hôm 6-2, công ty FNSS Savunma Sistemeri của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với công ty PT Pindad của Indonesia để phát triển loại xe tăng này cho lục quân Indonesia.
    Loại xe tăng mới này sẽ được chế tạo theo mẫu truyền thống với tháp pháo được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm, súng máy đồng trục 7,62mm kết hợp với một hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính. Để dễ dàng triển khai tại Indonesia, xe tăng dự kiến sẽ có trọng lượng khoảng 25 tấn.
    Giai đoạn phác thảo dự án đã được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia từ năm 2013. Tuy nhiên, các thông tin khác về dự án vẫn chưa được tiết lộ.
    FNSS có kinh nghiệm về thiết kế, phát triển và chế tạo các loại xe bọc thép chiến đấu bộ binh cả bánh hơi và bánh xích, trong đó có dòng xe bọc thép chiến đấu bánh xích ACV, đã được sản xuất với số lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
    [​IMG]
    Xe bọc thép ACV-300 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo
    Tháng 3-2013, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã ký thoả thuận liên chính phủ về việc phát triển xe bọc thép nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội hai nước. Theo các nguồn tin công khai, hai nước sẽ hợp tác chế tạo xe bọc thép hạng nhẹ và hạng trung mới không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn có khả năng xuất khẩu sang nước thứ 3 trong tương lai.

    Trong thời gian qua, Indonesia rất tích cực mua sắm vũ khí, trang bị mới cho lực lượng lục quân. Gần đây nhất, cuối tháng 11-2013, Indonesia đã mua 103 xe tăng hạng nặng Leopard 2A4 phiên bản nâng cấp và 43 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 của Đức. Cùng với việc mua sắm mới, Indonesia cũng tham gia các dự án hợp tác phát triển vũ khí mới với mục đích đa dạng hóa nguồn cung và tự chủ về công nghệ quốc phòng.

    Malaysia loại MiG-29N
    8:30 PM, 17/02/2014, Views: 1017 | By PM
    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Malaysia dự định thuê các tiêm kích mới vì không có đủ tiền để mua đứt.
    [​IMG]
    MiG-29N của Không quân Malaysia (xairforces.net)
    Defense News cho hay, các tiêm kích thuê sẽ thay thế các tiêm kích đã cũ MiG-29N trong Không quân Malaysia vốn có thể bị loại bỏ vào năm 2015. Các máy bay mới sẽ bổ sung cho các máy bay F/A-18D và Su-30MKM của Malaysia.

    Các chào hàng cho thuê đang được các công ty Boeing (Mỹ), BAE Systems (Anh), Saab (Thụy Điển), Dassault Aviation (Pháp) và Rosoboronoexport (Nga) chuẩn bị.

    Các hãng này đã tham gia cuộc đấu thầu của Bộ Quốc phòng Malaysia mua 18 tiêm kích mới. Trước đó, có tin Malaysia đã yêu cầu Saab cung cấp thông tin về chi phí thuê 24-32 chiếc JAS 39 Gripen.

    Malaysia đã mở đấu thầu mua 18 tiêm kích mới vào năm 2010 với sự tham gia của Boeing, Dassault, BAE Systems, Saab, Lockheed Martin và Rosoboronoexport với các máy bay tương ứng là F/A-18 Super Hornet, Rafale, Typhoon, JAS 39 Gripen, F-16 Fighting Falcon và Su-30MKM. Tháng 3/2013, Malaysia công bố lọt vào vòng trong là các hãng BAE Systems, Saab, Dassault, Boeing và Rosoboronoexport.

    Cuối năm 2013, quân đội Malaysia đã thông báo tạm dừng đấu thầu mua tiêm kích vì ngân sách quốc phòng không đủ tiền. Hiện nay, Không quân Malaysia đang sử dụng các tiêm kích MiG-29N/NUB nhận vào năm 1995. Năm 1999, các máy bay này đã được nâng cấp.
  4. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia phát triển xe tăng, trực thăng tấn công nội địa
    (Vũ khí) - Các công ty quốc phòng Indonesia đang nỗ lực phát triển xe tăng và máy bay trực thăng tấn công nhằm trang bị cho quân đội và giảm sự phụ thuộc từ nước ngoài.
    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro kêu gọi công ty hàng không quốc gia Dirgantara Indonesia tiến hành phát triển và chế tạo một loại trực thăng tấn công nội địa để hợp thành một phi đổi chuẩn cùng với những chiếc AH-64 Apache đặt mua từ Mỹ, thờ Jakarta Globe cho biết.
    [​IMG]
    Đồ họa thiết kế trực thăng tấn công nội địa của Indonesia.
    Theo đó, ông Yusgiantoro nói rằng 8 chiếc trực thăng tấn công Apache được đặt hàng từ Mỹ sẽ chỉ chiếm một nửa phi đội, và Indonesia cần phải bổ sung thành một phi đội trực thăng tấn công hoàn chỉnh.
    "Chúng tôi cần phải cố gắng bổ sung số trực thăng còn lại để thành một phi đội hoàn chỉnh bằng cách tự thiết kế sản xuất", ông Yusgiantoro nói.
    Quan chức cấp cao Quân đội Indonesia hy vọng rằng, loại trực thăng tấn công nội địa do Dirgantara phát triển sẽ có các đặc điểm và khả năng "không thua kém" so với Apache.
    Ông Yusgiantoro nói rằng, kế hoạch dài hạn của chính phủ Indonesia là nhằm nuôi dưỡng ngành công nghiệp quốc phòng nội địa nhằm tiến tới dần dần thay thế các hệ thống vũ khí ngoại bằng vũ khí mới do các nhà sản xuất trong nước tự phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu trước mắt, Indonesia vẫn sẽ nhập khẩu trang thiết bị quân sự ngoại.
    [​IMG]
    Trực thăng nội của Indonesia sẽ được trang bị vũ khí bao gồm 01 súng máy đơn nòng 30mm M230 (cơ số 1.200 viên đạn); rocket 70mm Hydra 70 hoặc CVR 7; tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hoặc tên lửa phòng không AIM-92 Stinger.
    Các tiết lộ ban đầu cho thấy, trực thăng tấn công nội địa của Indonesia sẽ có phi hành đoàn 2 phi công, chiều dài 17,1m; đường kính cánh quạt 14m; trọng lượng rỗng 3.079kg; trọng lượng cất cánh tối đa 5.397kg. Máy bay đạt tốc độ cực đại 259km/giờ; tốc độ hành trình 226km/giờ; tầm hoạt động 745km; trần bay 6.000m.
    [​IMG]
    Thiết kế xe tăng hạng trung của Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
    Trong một thông báo mới khác, tạp chí quốc phòng IHS Jane's của Anh mới đây tiết lộ rằng, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cùng nhau phát triển một thiết kế xe tăng chiến đấu hạng trung. Trong đó, công ty FNSS Savunma Sistemleri của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm việc cùng với công ty PT Pindad (Indonesia) để giúp đỡ đất nước vạn đảo tự chế tạo được xe tăng hiện đại cho quân đội.
    Theo đó, thiết kế xe tăng hạng trung của Indonesia sẽ được trang bị một pháo chính cỡ 105mm và một súng máy đồng trục 7,62mm, cả hai đều được tích hợp vào một hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực chung. Xe tăng mới dự kiến cũng chỉ có trọng lượng nhẹ, vào khoảng 25 tấn.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hình ảnh đầu tiên về thiết bị quân sự công nghệ cao do Viettel sản xuất
    Quote:
    Ngày 20/2/2014, lần đầu tiên Viettel đưa ra triển lãm có quy mô lớn nhất giới thiệu về các thiết bị quân sự do tập đoàn này nghiên cứu chế tạo như thiết bị thông tin liên lạc, ra đa, máy bay không người lái...


    [​IMG]

    Viettel cho biết, trong năm 2013, tập đoàn này đã làm chủ toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công 8 loại khí tài thông tin vô tuyến điện quân sự đảm bảo thông tin liên lạc cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược cho các đơn vị Lục quân, Phòng không - Không quân và Tăng thiết giáp. Hiện Viettel đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng nghìn bộ máy Thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn.

    Ngoài ra, Viettel còn nghiên cứu chế tạo thành công hàng loạt các thiết bị hiện đại như: Hệ thống quản lý vùng trời (VQ), rađa, hệ thống báo bia tự động, máy bay không người lái…

    Các nhà khoa học và kỹ sư của Tập đoàn đã làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, phần cứng, phần mềm điều khiển, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng. Kết quả này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà còn mở ra khả năng chủ động sản xuất phục vụ trang bị cho Quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự. Năm 2013, Bộ Quốc phòng cũng đặt hàng Viettel sản xuất hàng nghìn máy điện thoại TA 57-B để cung cấp cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu.

    Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel cho biết, chiến lược lâu dài của Viettel đến 2020 là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư quốc tế để trở thành 1 trong 10 công ty đầu tư quốc tế lớn nhất thế giới; nghiên cứu, sản xuất trang bị quân sự, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước có tên tuổi trong ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao.



    Dưới đây là hình ảnh các thiết bị quân sự công nghệ cao do Viettel sản xuất:


    [​IMG]
    Viettel sản xuất thiết bị ra đa cho phòng không, không quân.


    [​IMG]
    Viettel thiết kế, chế tạo thiết bị liên lạc cho xe lội nước.


    [​IMG]
    Các xc lội nước được trang bị hệ thống liên lạc qua vệ tinh và 3G có thể truyền thoại và video.


    [​IMG]
    Những thiết bị liên lạc hiện đại nhất được trang bị cho các binh chủng như tăng thiết giáp.


    [​IMG]
    Viettel sản xuất các thiết bị điện thoại dã chiến


    [​IMG]
    Một số thiết bị liên lạc sóng ngắn.


    [​IMG]
    Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái.


    [​IMG]
    Hệ thống điều khiển máy bay không người lái.


    [​IMG]
    Viettel nghiên cứu cả hệ thống tập bắn dành cho quân đội.


    [​IMG]
    Triển lãm các thiết bị quân sự của Viettel được ỏổ chức tại Bộ Quốc phòng.
    OnlySilverMoon, usadok, halosun1 người khác thích bài này.
  7. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717

    Indonesia sắp có tên lửa phòng không tầm ngắn nhanh nhất thế giới


    [​IMG]

    Quân đội Indonesia vừa ký kết hợp đồng trị giá 164 triệu USD với hãng Thales của Anh để mua hệ thống phòng không trang bị loại tên lửa tầm ngắn Starstreak.
    Ông David Beatty, Phó chủ tịch phụ trách hệ thống vũ khí hiện đại của tập đoàn Theles cho biết, theo hợp đồng được ký kết, các cơ sở của tập đoàn Thales ở Anh và Pháp sẽ cung cấp cho Indonesia hệ thống phòng không tiên tiến tích hợp Forceshield, trong đó bao gồm các tên lửa phòng không tầm ngắn Starstreak, radar ControlMaster200, các hệ thống điều phối vũ khí, thiết bị phóng đa nòng hạng nhẹ và thiết bị phóng vũ khí RapidRanger, cũng như các hệ thống liên lạc, huấn luyện và hỗ trợ.
    Đây là hợp đồng mới nhất trong hàng loạt hợp đồng mua vũ khí của Indonesia nhằm mục đích hiện đại hóa quân đội. Quân đội của quốc gia Đông Nam Á này đang được bổ sung hàng loạt xe tăng chiến đấu, pháo 155mm, phương tiện chiến đấu bộ binh và các vũ khí khác. Ngoài ra, Indonesia cũng đã mua vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới được sản xuất bởi tập đoàn Saab.
    Hợp đồng mua hệ thống phòng không giữa quân đội Indonesia và tập đoàn Thales trị giá hơn 164 triệu USD, bao gồm thỏa thuận với công ty nhà nước PT LEN Industri của Indonesia làm đối tác tích hợp một số hệ thống trong hợp đồng, cũng như hợp tác tương lai trong lĩnh vực quân sự và dân sự.

    [​IMG]
    Hệ thống phóng tên lửa Starstreak của quân đội Anh.
    Tên lửa Starstreak có tầm bắn khoảng 7 km, có khả năng tiêu diệt các máy bay tấn công mặt đất, trực thăng tấn công, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Tên lửa Starstreak sẽ thay thế các hệ thống tên lửa Rapier đang được sử dụng trong các đơn vị phòng không Indonesia.
    Theo Defense News, với tốc độ Mach 3 và có khả năng hành trình hơn 1km/s, Starstreak là tên lửa đất đối không tầm ngắn nhanh nhất thế giới. Anh, Nam Phi và Thái Lan là những nước đang sử dụng loại tên lửa này.
    Hệ thống phóng và điều khiển hỏa lực RapidRanger được trang bị 4 ống phóng tên lửa Starstreak. Hệ thống này sẽ được tích hợp trên xe bọc thép Vamtac (có hình dạng giống xe Humvee của Mỹ) mà Indonesia mua từ Tây Ban Nha.
    Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 16/01/2014 08:33
    http://soha.vn/quan-su/indonesia-sa...gan-nhanh-nhat-the-gioi-20140115101022062.htm
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia chi 250 triệu USD xây nhà máy đóng tàu ngầm
    (Kienthuc.net.vn) - Khoản ngân sách 250 triệu USD giúp công ty PT PAL (Indonesia) xây nhà máy, đào tạo nhân viên vận hành phục vụ cho việc đóng tàu ngầm Chang Bogo.
    Theo Defense-Aerospace cho hay, để hoàn chỉnh hệ thống quốc phòng, chính phủ Indonesia sẽ chi 250 triệu USD cho công ty đóng tàu PT PAL của nước này dùng cho dự án phát triển tàu ngầm trong nước.
    Ngày 17/2, tại cuộc họp Hạ viện Indonesia, Thứ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Bambang Brodjonegoro tiết lộ, trong khoảng chi 250 triệu USD sẽ có 150 triệu USD dùng để xây dựng nhà máy đóng tàu, 30 triệu USD dùng cho “tư vấn kỹ thuật”, còn 70 triệu USD sẽ dùng để trả cho chuyên gia và nhân viên kỹ thuật, trong đó 180 triệu USD sẽ được hỗ trợ trong năm nay.
    Khoảng vốn nhà nước này là một phần của sửa đổi ngân sách chính phủ Indonesia 2014 (APBN-P), Bộ các doanh nghiệp nhà nước của Indonesia (BUMN) sẽ đảm nhận giám sát vấn đề này.
    [​IMG]
    Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Chang Bogo.
    Để nghiên cứu phát triển tàu ngầm, công ty PT PAL đã hợp tác với nhà máy đóng tàu DSME của Hàn Quốc. Theo hiệp định ký kết giữa công ty DSME với Bộ quốc phòng Indonesia thì công ty PAL sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở vào tháng 11/2014 và bắt đầu có khả năng sản xuất.
    Hiệp định này đồng thời còn quy định, việc đóng 2 tàu ngầm đầu tiên theo hợp đồng đã ký với Indonesia sẽ hoàn toàn được hoàn thành tại nhà máy đóng tàu của công ty DSME ở Hàn Quốc, tàu thứ 3 được đóng tại PT PAL thông qua việc chuyển giao công nghệ và kĩ thuật.
    Mặc dù dự án đang bị chậm tiến độ nhưng Tư lệnh hải quân Indonesia Đô đốc Marsetio khẳng định rằng 2 chiếc tàu ngầm đóng tại DSME sẽ hoàn thành vào năm 2017, trong khi chiếc tàu thứ 3 đóng tại PT PAL sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2019 hoặc 2020.
    Indonesia đã ký với Hàn Quốc mua 3 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Chang Bogo (biến thể của lớp Type 209 do Đức thiết kế), có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 61m, rộng 6,3m, trang bị động cơ diesel-điện cung cấp năng lượng để tàu chạy xa tới 20.000km nếu nổi ở tốc độ 20km/h, hoặc 740km với tốc độ 7km/h khi lặn, dự trữ hành trình 50 ngày, lặn sâu tối đa 500m.
    Lớp Chang Bogo trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép phóng ngư lôi SUT (tối đa 14 quả) và tên lửa hành trình Harpoon.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia thay MiG-29N bằng chiến đấu cơ… đi thuê
    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Malaysia sẽ cho nghỉ hưu 18 tiêm kích MiG-29N vào năm sau và sẽ bổ sung số máy bay thiếu bằng việc thuê thay vì mua mới.
    Tờ Zaobao (Singapore) cho biết, 5 công ty đang có kế hoạch hoặc đã nộp đơn cho thuê máy bay chiến đấu. Có phân tích cho rằng, cách làm này có thể sẽ trở thành “phương án giải quyết lâu dài” của Malaysia.
    Tạp chí quốc phòng của Anh Jane's Defence Weekly chỉ ra, mặc dù việc cho thuê máy bay dân sự đã là ngành kinh doanh lớn, nhưng việc cho thuê máy bay chiến đấu vẫn là một điều rất hiếm.
    Giám đốc phát triển doanh nghiệp Tập đoàn hàng không vũ trị Anh cho biết, chính phủ Malaysia hy vọng có được một phương án giải quyết với giá cả phải chăng.
    Trước đó, Không quân Malaysia đều muốn tìm kiếm khoảng kinh phí lớn để mua máy bay chiến đấu mới thay thế 18 máy bay chiến đấu MiG-29N cũ. Tuy nhiên, việc này đã không thành do ngân sách không đủ.
    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-29N của Không quân Malaysia.
    Đại diện chính phủ Malaysia cho biết, chính phủ nước này cho phép cắt giảm ngân sách tài khóa năm 2014, trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, không thể đầu tư vào việc mua thiết bị quốc phòng.
    Theo vị quan chức này, thực tế thì quan chức cấp cao của chính phủ nước này không quan tâm đến vấn đề quốc phòng này, nhưng họ có thể làm chậm việc vô hiệu hóa máy bay chiến đấu MiG.
    Giám đốc phát triển doanh nghiệp Tập đoàn hàng không vũ trụ Anh cho rằng, do trong tương lai Không quân Malaysia sẽ cần phải đầu tư vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cho máy bay được thuê như căn cứ, linh kiện và huấn luyện. Vì thế việc Malaysia thuê máy bay chiến đấu cuối cùng có thể sẽ trở thành “phương án giải quyết lâu dài”.
    Cũng theo nguồn tin, máy bay chiến đấu F/A-18 công ty Boeing của Mỹ và JAS-39 Gripen của Saab Thụy Điển chế tạo được coi là một trong những lựa chọn thuê tiềm năng của Không quân Malaysia.
    Hiện nay, trong biên chế Không quân Hoàng gia Malaysia có 5 loại máy bay chiến đấu với tổng cộng 70 chiếc gồm: 18 tiêm kích đa nặng hạng nặng Su-30MKMl; 18 tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không MiG-29N (nhưng chỉ còn 10 chiếc phục vụ do thiếu phụ tùng); 8 tiêm kích đa năng F/A-18D Hornet; 13 cường kích hạng nhẹ BAE Hawk và 13 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ kiêm máy bay trinh sát F-5/RF-5E.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore tiết lộ radar đối không theo dõi 200 mục tiêu
    (Kienthuc.net.vn) - Hệ thống radar Shrika của Singapore được thiết kế dựa trên mẫu GM 200 với tầm trinh sát đạt tới 250km, theo dõi 200 mục tiêu cùng lúc.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, tại triển lãm hàng không Singapore năm 2014 Không quân Singapore lần đầu tiên tiết lộ hệ thống radar phòng không Shrika.
    Hệ thống Shrika là biến thể được phát triển cải tiến dựa trên radar phòng không 3D tầm trung GM 200 băng tần S do công ty Thales Raytheon Systems thiết kế, tùy chỉnh theo thông số kỹ thuật yêu cầu của Singapore.
    Phạm vi giám sát tối đa của radar Ground Master 200 là 250 km, có thể theo dõi 200 mục tiêu trên không ở độ cao 25 km và ngoài khoảng cách 100km. Mỗi lần anten radar quay có thể bao phủ khu vực toàn thời gian với góc nghiêng -7-70 độ. Tốc độ quay anten trong chế độ giám sát kiểm soát của GM 200 là 20 vòng/phút, nhưng trong chế độ giao chiến đạt tới 40 vòng/phút.
    [​IMG]
    Hệ thống radar đối không Ground Master 200.
    Hệ thống radar Shrika tại triển lãm hàng không lần này được lắp đặt trên xe vận tải cơ động 8x8 của công ty MAN của Đức, trục được lắp đặt thiết bị ổn định, có thể cải thiện tính ổn định của radar.
    Kíp vận hành hệ thống radar Shrika 4 người, hoặc có thể chỉ cần 2 người là đủ. Công ty Thales cho rằng, hệ thống radar này có thể hoàn thành việc triển khai trong vòng 15 phút.
    Số lượng hệ thống radar Shrika mà Không quân Singapore mua còn phải xác định, nhưng hệ thống này sẽ thay thế radar tầm ngắn AB Giraffe của Không quân Singapore mua của công ty Ericsson Microwave đã cũ.

Chia sẻ trang này