1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Đông Nam Á mua tàu ngầm thể hiện với ai?

    - Chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam đang trên đường về nước, Indonesia bắt đầu hợp tác chế tạo tàu ngầm với Hàn Quốc, Thái Lan thành lập bộ chỉ huy tàu ngầm... Vì đâu Đông Nam Á bước vào cuộc chạy đua này?

    Lực lượng tàu ngầm của các nước ASEAN

    Đầu tháng 1/2014, chiếc tàu ngầm tấn công đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội, ký hiệu HQ-182, thuộc lớp Kilo cải tiến do Nga chế tạo đã cập cảng Cam Ranh. Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên Hồ Chí Minh cũng đang trên đường về nước. Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc như vậy hồi năm 2009.

    Những chiếc Kilo Nga bán cho Việt Nam có lượng giãn nước 4.000 tấn, chạy bằng động cơ diesel, được Hải quân Mỹ và NATO mệnh danh là "lỗ đen" giữa lòng đại dương. Tàu ngầm này có thể hoạt động lặng lẽ ngoài khơi, mang nhiệm vụ sẵn sàng đánh chặn và đánh chìm bất kỳ kẻ tấn công, xâm phạm nào.

    Tại Đông Nam Á, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên sở hữu tàu ngầm hiện đại. Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại được đưa vào biên chế từ năm 2009. Tàu ngầm lớp Scorpene được đánh giá là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay. Trong chiến lược hiện đại hóa Hải quân của mình, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

    [​IMG]
    Lễ tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam
    Phía Singapore, hải quân nước này đã mua 4 chiếc tàu ngầm loại Challenger từ Hải quân Thụy Điển, biến chúng thành nền tảng triển khai hoạt động chiến đấu dưới mặt nước đầu tiên của nước này. Ngoài ra, Singapore cũng sở hữu 2 tàu ngầm loại Archer từ Thụy Điển.

    Còn Thái Lan cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa hải quân của mình, trong đó mũi nhọn là phát triển hạm đội tấn công ngầm. Thái Lan cũng mới thành lập đơn vị chỉ huy tàu ngầm và giờ chỉ cần trang bị những chiếc tàu ngầm trên thực tế.

    Trong nhóm các quốc gia ASEAN, Indonesia là nước có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất. Indonesia đang tiến hành những bước đàm phán để mua về từ Nga 10 tàu ngầm lớp Kilo hoặc Amur. Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD. Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu ngầm (Năm 1981, Indonesia đã mua 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) mua của Đức).

    Đồng thời, ông Silmy Karim, một trong các nhà lãnh đạo của Ủy ban chính sách quốc phòng thuộc chính phủ Indonesia cho biết, quốc hội Indonesia đã phê duyệt thanh toán 250 triệu USD cho công ty đóng tàu nhà nước PT PAL để xây dựng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Indonesia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) của Indonesia
    Hợp đồng này được ký kết năm 2011 với công ty Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding và công ty Marine Engineering DSME trù định việc chế tạo 3 chiếc tàu ngầm có tổng trị giá vào khoảng 1,07 tỷ USD. Như vậy, Indonesia đã vượt các quốc gia cùng khu vực khi bắt tay vào tự chế tạo tàu ngầm cho mình, thay vì mua toàn bộ của nước ngoài.

    Vì đâu?

    Những động thái mua sắm, trang bị sức mạnh cho lực lượng ngầm của các quốc gia Đông Nam Á tạo cảm giác cả khu vực đang bước vào một cuộc chạy đua. Vì đâu những quốc gia nhỏ bé này phải tiến hành các bước "tích cốc phòng cơ" như vậy?
    Đọc tiếp nhé:
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Israel lộ pháo tự hành thiết kế riêng cho Thái Lan
    (Kienthuc.net.vn) - Elbit Systems Israel gần đây đã ra mắt phiên bản mới của hệ thống pháo tự hành ATMOS 155 mm/39-calibre, được phát triển dành riêng Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA).
    Đây là kết quả của sự hợp tác của Elbit System (Israel) với nghành công nghiệp quốc phòng của Thái Lan. Quân đội Hoàng gia Thái Lan cũng đang sở hữu 6 hệ thống pháo tự hành CAESAR 155mm/52 của Pháp trong biên chế của mình.
    ATMOS được phát triển để có thể mang theo pháo có cỡ nòng 155mm/52, nhưng sau đó quân đội Thái Lan đã chọn cỡ nòng 155mm/39 và được đặt khung gầm xe tải 6x6. Ngoài ra, ATOMS còn có thể đặt trên khung gầm xe tải 8x8 và có thể mang theo được 54 đầu đạn pháo các loại.
    Thái Lan dự kiến sẽ cho ra mắt phiên bản tiếp theo của hệ thống pháo tự hành này. Nó sẽ được thiết kế với hình dáng nhỏ hơn giúp cho chiếc xe có thể tăng tính ngụy trang khi di chuyển. ATMOS được trang bị hệ thống bắn tự động, vì vậy nó chỉ yêu cầu kíp chiến đấu 3 người trên xe. Cùng với việc tích hợp đầy đủ hệ thống chỉ huy cũng như kiểm soát của Elbit Systems và các hệ thống khác nhau cho phép giảm thiểu khối lượng công việc mà kíp lại phải làm trong suốt quá trình vận hành cũng như tác chiến.
    [​IMG]
    Hệ thống pháo tự hành ATMOS 155mm.
    Nguyên mẫu đầu tiên của ATMOS đã được hoàn thành và thử nghiệm tại Israel trước khi bàn giao cho Quân đội Thái Lan. Dây chuyền sản xuất của hệ thống pháo tự hành này sẽ được xây dựng tại Thái Lan theo một điều khoản trong hợp đồng với hãng Elbit Systems. Thái Lan đã đặt hàng 6 chiếc ATOMS, và đơn hàng này đã được thực hiện từ năm 2012.
    Ngoài ra, tuy đang sử dụng 6 hệ thống pháo tự hành Nexter Systems CAESAR 155 mm/52-calibre, Thái Lan dự kiến sẽ bổ sung thêm 18 chiếc CAESAR đủ để tạo thành một trung đoàn trong tương lai.
    Theo Tạp chí Jane’s, hệ thống pháo tự hành nội địa của Thái Lan sẽ được sản xuất bởi 2 bộ phận là Binh chủng pháo binh và Trung tâm sản xuất vũ khí thuộc Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Những khẩu pháo đầu tiên dự kiến sẽ được cho ra mắt vào năm 2015.
    Trong khi đó tại Ấn Độ, Công ty Elbit Systems và Bharat Forge của Ấn Độ cũng đang hợp tác thúc đẩy một hệ thống pháo tự hành mới tương tự như ATMOS có tên là ATHOS, nhưng đáp ứng theo các yêu cầu hiện đại hóa lực lượng pháo binh của Quân đội Ấn Độ.
    Dự kiến, ATHOS cũng sẽ sử dụng cỡ nòng 155mm/52 và cũng sẽ được đặt trên khung gầm xe tải như ATMOS.ATHOS sẽ được trang bị tích hợp hệ thống định vị tiên tiến, bao gồm cả hệ thống dẫn đường quán tính, định vị GPS nhằm giúp xác định chính xác các mục tiêu trong quá trình tác chiến giúp hệ thống pháo tự hành này hoạt động linh hoạt và hiểu quả hơn.
    Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ khi bắn loạt hạn chế tối đa với việc tiếp xúc giữa kíp tác chiến với khẩu pháo trong suốt quá trình tác chiến.
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Singapore chế tạo súng bullpup ngắn nhất thế giới
    Singapore đã giới thiệu tại triển lãm Singapore Airshow 2014 2 súng trường chiến đấu mới cỡ 5,56 mm, trong đó có súng thiết kế bullpup ngắn nhất thế giới.

    [​IMG]

    Do công ty Singapore Technologies Kinetics (STK) phát triển, súng trường bullpup (cái tẩu) có sự tương đồng chung với súng trường tiến công 5,56 mm STK SAR-21. Dĩ nhiên, việc chuyển súng này sang thiết kế mới đòi hỏi phải có sự cải tạo lớn để biến nó thành súng mới.
    Theo hãng thiết kế, STK BMCR (Bullpup Multirole Combat Rifle) và STK CMCR (Conventional Multirole Combat Rifle) được thiết kế để bắn đạn 5,56 mm SS109 của NATO và được trang bị gá tiêu chuẩn Picatiny MIL-STD-1913 lắp tại các vị trí 3, 6, 9 và 12 giờ.
    Súng tiêu chuẩn SAR-21 có chiều dài 805 mm, biến thể rút ngắn của nó là SAR Modular Mounting System nhỏ gọn hơn với chiều dài 680 mm. STK còn chưa công bố kích thước của BMCR, ngoài thông tin chưa được xác nhận nói đây là súng trường bullpup ngắn nhất thế giới.
    Nguồn: kementah.blogspot.com, MP, 20.2.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...ng-bullpup-ngan-nhat-the-gioi/20142/53427.vnd
  4. levitraless

    levitraless Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    43
    Loạt súng mới của Kinetic đều có đặc điểm là rất khó nhìn vào ống ngắm vì nó quá thấp, thậm chí phải nghiêng đầu mới thấy được cái điểm đỏ khá lòe loẹt bên trong ( nhác giống đèn đuôi xe future ).

    Mấy ku sale còn nói cùn rằng mày dùng 1 thời gian sẽ ... quen , bó tay

    Cảm giác cầm súng vỏ nhựa nó cũng khác, không mát tay như súng thường.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vũ khí Israel thâm nhập thị trường Thái Lan
    (Vũ khí) - Những bất ổn trong khu vực khiến Đông Nam Á trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới, nắm bắt được đặc điểm đó, vũ khí Israel đã bắt đầu thâm nhập thị trường Thái Lan bằng nhiều hợp đồng vũ khí lớn.
    Bắt đầu bằng bản hợp đồng giữa hãng Elbit System của Israel với doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Thái Lan sản xuất pháo tự hành ATMOS 155mm. Điều này cho thấy quan hệ của doanh nghiệp hai nước thông qua triển lãm an ninh quốc phòng Bangkok năm 2013 đã có thêm một bước phát triển mới.
    Căn cứ vào bản hợp đồng được hai bên ký kết, Thái Lan mua 6 hệ thống pháo tự hành ATMOS 155mm, trong đó Elbit System sẽ chế tạo hệ thống đầu tiên, trong khi 5 hệ thống còn lại sẽ do cơ quan sản xuất pháo và súng cối thuộc trung tâm sản xuất vũ khí RTA (Lục quân Hoàng Gia Thái Lan) sản xuất sau khi được Israel chuyền giao công nghệ.
    [​IMG]
    Pháo tự hành ATMOS 155mm
    Theo thông tin mới nhất về bản hợp đồng này cho biết, hãng Elbit Systems đã ra mắt phiên bản mới của hệ thống pháo tự hành ATMOS 155 mm/39-calibre, được phát triển dành riêng Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA).
    ATMOS được phát triển để có thể mang theo pháo có cỡ nòng 155mm/52, nhưng sau đó quân đội Thái Lan đã chọn cỡ nòng 155mm/39 và được đặt khung gầm xe tải 6x6. Ngoài ra, ATOMS còn có thể đặt trên khung gầm xe tải 8x8 và có thể mang theo được 54 đầu đạn pháo các loại.
    ATMOS được trang bị hệ thống bắn tự động, vì vậy nó chỉ yêu cầu kíp chiến đấu 3 người trên xe. Cùng với việc tích hợp đầy đủ hệ thống chỉ huy cũng như kiểm soát của Elbit Systems và các hệ thống khác nhau cho phép giảm thiểu khối lượng công việc mà kíp lại phải làm trong suốt quá trình vận hành cũng như tác chiến.
    Nguyên mẫu đầu tiên của ATMOS đã được hoàn thành và thử nghiệm tại Israel trước khi bàn giao cho Quân đội Thái Lan. Dây chuyền sản xuất của hệ thống pháo tự hành này sẽ được xây dựng tại Thái Lan theo một điều khoản trong hợp đồng với hãng Elbit Systems. Thái Lan đã đặt hàng 6 chiếc ATOMS, và đơn hàng này đã được thực hiện từ năm 2012.
    Ngoài sự hợp tác với hãng Elbit System, hiên nay, các dự án hợp tác quốc phòng khác giữa hai nước cũng đang trong quá trình thực hiện gồm: hợp tác sản xuất đạn súng cối cỡ 81mm và 120mm, cũng như đạn trang bị cho pháo 155 mm giữa Israel với Công ty Thuốc nổ Quân sự thuộc Lục quân Hoàng Gia Thái Lan (MEF).
    Công ty Công nghiệp Quốc phòng Israel cũng hợp tác với Trung tâm sản xuất vũ khí Lục quân Hoàng Gia Thái Lan và cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng Bộ quốc phòng Thái Lan sản xuất đạn xe tăng M156 cỡ nòng 105 mm và hệ thống hỏa tiễn.
    Những dự án hợp tác này cho thấy, Israel đang dần tiến vào thị trường quốc phòng của Thái Lan. Những hiệp định khác mà hai bên đã ký trong những năm gần đây bao gồm Không quân Hoàng Gia Thái Lan mua hệ thống máy bay không người lái chiến thuật do công ty G-Force và công ty Innocon của Israel hợp tác sản xuất.
    Lục quân Hoàng Gia Thái Lan còn tiếp nhận hơn 1.000 súng máy hạng nhẹ Negev cỡ nòng 5,56 mm và 15.000 súng trường tiến công thế kỷ 21 TAR-21 (Tavor) cỡ nòng 5,56 mm do Israel chế tạo.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ sẽ bán vũ khí hiện đại nhất cho Indonesia
    (Kienthuc.net.vn) - Mỹ đã tuyên bố sẽ giúp Indonesia các loại vũ khí hiện đại nhất, động thái này được cho là nhằm đối phó với căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
    Tờ Jakarta Globe cho hay, Mỹ sẽ tiếp tục giúp Indonesia hiện đại hoá quân đội (bao gồm bán vũ khí) và tổ chức tập trận quân sự chung với nước quân đội nước này. Có phân tích cho rằng, hoạt động này của Mỹ là để đối phó với căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
    Ngày 21/2, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Robert O. Blake Jr cho rằng, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Quân đội Indonesia (TNI) với các cuộc diễn tập song phương và cung cấp cho quân đội Indonesia với các thiết bị hiện đại.
    Khi được hỏi về những gì Mỹ đang làm để giúp an ninh của Indonesia, ông Blake nói: “Chúng tôi đang mở rộng phạm vi của cuộc diễn tập song phương với quân đội Indonesia, và chúng tôi rất hài lòng với điều đó. Hiện tại, 2 nước đã có những hợp tác an ninh tuyệt vời. Chúng tôi đang làm việc để giúp Indonesia hiện đại hóa quân đội, giúp Indonesia với tất cả các loại hình đào tạo và các nhu cầu thiết bị khác, và chúng tôi vui mừng về những triển vọng”.
    [​IMG]
    Mỹ đã cung cấp cho Indonesia những chiếc trực thăng chiến đấu hiện đại nhất AH-64 Apache.
    Indonesia đang lên kế hoạch để mua trang bị vũ khí quân sự từ nước ngoài, bao gồm cả tàu ngầm từ Nga và Hàn Quốc. Indonesia cũng sẽ mua thiết bị từ Pháp và Anh, và 8 máy bay trực thăng tấn công Apache trị giá 600 triệu USD từ Mỹ. Những chiếc máy bay này sẽ được chuyển giao theo từng đợt cho đến năm 2017.
    Aleksius Jemadu – trưởng khoa Khoa học Xã hội và Chính trị tại Đại học Pelita Harapan nói rằng, do nền kinh tế Indonesia phát triển mạnh mẽ, nhờ đó ngân sách quốc phòng chi cho mua sắm vũ khí tăng theo, nên Mỹ nỗ lực nhắm vào để thu lợi.
    “Mỹ không muốn bị bỏ lại phía sau, thị trường đang phát triển rất nhanh và nhìn vào những năm tới, Mỹ muốn xâm nhập sâu vào thị trường vũ khí Indonesia” ông Aleksius nói.
    Ông cho biết thêm, bên cạnh việc Mỹ sẽ thu lợi nhuận từ doanh số bán vũ khí, Mỹ còn muốn sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á, và Indonesia đóng vai trò lớn trong việc đạt được điều này của Mỹ. Tuy nhiên, thái độ dân tộc ngày càng tăng từ các nước Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản có thể làm suy yếu sự ổn định trong khu vực.
    “Indonesia đóng vai trò trong việc giữ an ninh quân sự ở Đông Nam Á. Nhưng với việc chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng tăng ở Nhật Bản và Trung Quốc xoay quanh tranh chấp trên biển Hoa Đông, đó là một mối đe dọa cho sự ổn định cho khu vực nói chung”, ông Aleksius nói.
    Hikmahanto Juwana - Giáo sư Luật quốc tế tại Đại học Indonesia lại cho rằng, mặc dù Hải quân Trung Quốc tăng cường hoạt động tranh chấp trên Biển Đông nhưng mối quan tâm thực của Indonesia là các tàu tuần tra Australia xâm nhập vào vùng biển nước này.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nghiên cứu chế tạo môđun phóng đạn rải nhiễu PK10 cho tàu hải quân
    Quote:
    Đó là một trong 151 đề tài nghiên cứu của học viên, sinh viên tham dự Hội nghị Tuổi trẻ sáng tạo khoa học của Học viện Kỹ thuật quân sự (KTQS), sáng 24-2. Đây lần thứ 35 Học viện KTQS tổ chức chấm các đề tài nghiên cứu khoa học của học viên và sinh viên; là hoạt động truyền thống, nằm trong phong trào Tuổi trẻ sáng tạo khoa học của Học viện KTQS được tổ chức hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5).
    Năm nay, thời gian tổ chức Hội nghị được Học viện điều chỉnh vào ngày 26-3 cho phù hợp với thực tiễn và hoạt động của Tháng Thanh niên. Giám khảo ở 21 Tiểu ban sẽ chấm thi, lựa chọn ra các đề tài nghiên cứu có tính sáng tạo và khả năng ứng dụng tiêu biểu để tiếp tục đưa đi tham dự Hội nghị Tuổi trẻ sáng tạo khoa học của Học viện.
    151 đề tài của các học viên, sinh viên ở 10 lĩnh vực nghiên cứu tham gia các đề tài nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển, công trình quốc phòng và vô tuyến điện tử chiếm số lượng đáng kể (mỗi lĩnh vực có hơn 20 đề tài khoa học).
    [​IMG]
    Học viên Khoa Vũ khí báo cáo đề tài khoa học Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Quang Huy, Phó chủ nhiệm Khoa Vũ khí cho biết, năm 2014, Khoa Vũ khí có 12 đề tài nghiên cứu của học viên tham dự Hội nghị TTSTKH của Học viện. Số lượng đề tài so với các năm trước có giảm hơn, nhưng chất lượng vẫn được giữ vững và có mặt được nâng lên đáng kể. Trong đó có một số đề tài, như: Nghiên cứu thiết kế chế tạo môđun phóng đạn rải nhiễu PK10 cho tàu hải quân; Tính toán, thiết kế cơ cấu phát hỏa cho súng ngắn bắn dưới nước 4 nòng tự động bắn phát một; Tính toán thiết kế cơ cấu tách rải nhiễu của tên lửa rải nhiễu PK10; Nghiên cứu và chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa dùng cho tên lửa mô hình Aerotech RMS được đánh giá cao về phương pháp nghiên cứu và tính ứng dụng trong thực tiễn.
    Hiện nay, phong trào nghiên cứu khoa học trong học viên, sinh viên Học viện KTQS phát triển rất mạnh, trên nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động quân sự, quốc phòng, kinh tế. Theo Đại tá Mai Quang Huy, hoạt động này giúp các học viên, sinh viên hình thành phương pháp tư duy, nắm chắc hơn các kiến thức chuyên ngành đã được trang bị, tạo ra sự say mê sáng tạo, từ đó vững vàng hơn và có cơ sở phát triển tốt hơn khi ra trường và về đơn vị công tác.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-doi/nghien-cuu-che-tao-modun-phong-dan-rai-nhieu-pk10-cho-tau-hai-quan/288979.html
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Mỹ: Tàu ngầm Kilo Việt Nam tiên tiến, mạnh nhất nhất dòng Kilo
    Quote:
    Theo trang mạng quốc phòng Mỹ “Defence News”, Kilo 636MV Việt Nam là phiên bản xuất khẩu mới nhất, được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn các tàu ngầm đã xuất khẩu trước đây.



    Theo Defence News, vào một ngày cuối năm 2013, Việt Nam đã nhận được chiếc đầu tiên trong loạt 6 tàu ngầm Kilo 636 mua của Nga.

    “Defence News” cho biết, Việt Nam mua 6 tàu ngầm này theo một hợp đồng được ký kết vào năm 2009. Cùng với nó, căn cứ tàu ngầm đã được xây dựng tại cảng Cam Ranh - một quân cảng nước sâu có vị trí chiến lược trọng yếu mà quân đội Mỹ đã từng khai phá vào đầu thập niên 60 - thế kỷ 20, trong thời gian Hoa Kỳ hiện diện tại miền nam Việt Nam.
    Mỹ đã biến quân cảng này thành một căn cứ hậu cần và kỹ thuật thuộc dạng lớn nhất Đông Nam Á. Tiếp theo đó, sau khi Việt Nam thống nhất, quân đội Liên Xô và Nga cũng đã hiện diện ở đây 23 năm. Sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh năm 2002, nhiều chuyên gia quân sự Nga đã bày tỏ sự nuối tiếc và cho rằng “đây là một sai lầm”.
    Tàu ngầm lớp Kilo 636MV cải tiến thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3, là loại tàu ngầm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất của Nga. Nó có hỏa lực mạnh, khả năng tấn công đối thủ tầm xa. Đặc điểm nổi bật nhất của tàu là khả năng vận hành êm, gần như không tạo ồn, giúp tàu có khả năng phát hiện địch trước khi bị chúng phát hiện. Vì vậy, nó được NATO đặt cho biệt danh là Black Hole (lỗ đen) của đại dương.
    [​IMG]

    Tàu ngầm Kilo Hà Nội thuộc Project 636MV của Việt Nam
    Tàu có lượng giãn nước tối đa khi lặn là 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/h, độ sâu lặn bình quân 240m, tối đa 300m, thời gian hành trình tối đa trên biển 45 ngày với phạm vi hành trình khoảng 9.600km, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có thể hành trình ngầm liên tục 700 km mới cần nạp dưỡng khí, ở chế độ giảm tạp âm về mức 0, tàu có thể di chuyển lập lờ với tốc độ 5 km/h.
    Kilo 636MV được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, với cơ số 18 quả ngư lôi và 24 quả thủy lôi thủy lôi đồng thời có thể phóng tên lửa hành trình thế hệ Club-S thông qua hệ thống phóng ngư lôi này. Tàu được trang bị tên lửa hành trình chống hạm SS-N-27 3M-54E có tầm phóng 230km, hoặc có thể dùng tên lửa 3M-54E1 có tầm phóng 300km với đầu đạn nặng tới 400kg.
    [​IMG]

    Một tàu ngầm Kilo của Trung Quốc
    Đặc biệt là tàu ngầm Kilo 663MV được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, có tầm bắn lên tới 290km. Đây là loại tên lửa đối đất tiên tiến nhất của Nga, một đòn tiến công tàng hình cực kỳ lợi hại từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ngay cả Trung Quốc hiện cũng không có tàu ngầm thông thường nào có uy lực tấn công đối đất như 636MV.
    Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636 còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không SA-N-8 với 8 quả tên lửa tầm thấp Strela-3. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 4,1km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 30m tới 2,3km, chuyên dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định và trực thăng săn ngầm, UAV bay thấp.
    [​IMG]

    Tàu ngầm Kilo của hải quân Iran
    Bài viết của Defence News cho biết, hiện nay Trung Quốc, Iran và một số nước cũng trang bị các tàu ngầm Kilo mua của Nga, tuy nhiên chúng đều là các phiên bản đời đầu, tính năng và hệ thống hỏa lực đều kém hơn so với thế hệ Kilo 636 cải tiến (Improved Kilo). Trung Quốc còn đang phát triển các tàu ngầm quốc nội lớp Tống (Type 039) được cho là “nhái” của Kilo và phiên bản nâng cấp của nó là tàu ngầm lớp Nguyên (Type 041), nhưng tính năng của chúng cũng không thể so sánh.
    Ngoài ra, so với loạt 2 tàu ngầm Kilo Project 877 và 8 chiếc Project 636MK của Trung Quốc, tàu ngầm 636MV của Việt Nam được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn, đồng thời còn có nhiều cải tiến về kính tiềm vọng, trang bị trinh sát điện tử, ngói khử âm... Về cơ bản, tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam được áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn và hỏa lực mạnh hơn lớp tàu ngầm Kilo Trung Quốc.
    [​IMG]

    Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Type 041 của Trung Quốc
    Theo tin cho biết, Việt Nam không đề nghị trang bị hệ thống động lực tuần hoàn độc lập AIP (hệ thống động lực không cần không khí). Nếu được lắp đặt loại động cơ này, tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể lặn liên tục vài tuần mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí, nâng cao rất mạnh khả năng chống trinh sát, phát hiện và phạm vi hoạt động liên tục.
    Mua sắm các tàu ngầm Kilo này cũng là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu tàu ngầm, mở rộng phạm vi hoạt động từ gần ra xa bờ, từ trên mặt nước xuống tận đáy biển. Việc trang bị tàu ngầm Kilo đối với hải quân Việt Nam là một bước ngoặt thực sự, giúp hải quân Việt Nam có khả năng khống chế những vùng biển rộng hơn mà không cần tăng cường quá nhiều tàu mặt nước, giúp hải quân Việt Nam có đủ khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển từ xa.

    http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong...lo/538114.antd
  9. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Singapore "khoe" tên lửa phòng không Igla trên khung gầm M113


    [​IMG]

    Tại triển lãm tại Singapore Airshow 2013, Singapore đã "trình làng" hệ thống tên lửa phòng không Mechanised Igla trên khung gầm xe M113.


    [​IMG]
    Hợp đồng cung cấp cho Singapore 12 giá phóng Dzhigit với tên lửa Igla và thực hiện lắp đặt các mô-đun MANPADS Igla trên các khung gầm của nước ngoài đã được ký kết vào tháng 3 và tháng 5 năm 1997.


    [​IMG]
    Hệ thống được trang bị 2 mô-đun giá phóng Strelets với 2 MANPADS Igla, radar phát hiện và hệ thống quang điện tử đa kênh đảm bảo cho MehIgla có khả năng hoạt động chiến đấu vào bất cứ lúc nào cả ngày lẫn đêm.

    [​IMG]
    Bốn MANPADS Igla, radar và hệ thống quang điện tử được đặt trên một thiết bị quay. Để tự vệ, tổ hợp được lắp đặt một súng máy bên trái mô-đun phòng Strelets.

    [​IMG]
    Tổ hợp có khả năng phát hiện các máy bay chiến đấu ở khoảng cách 14 km, phát hiện trực thăng ở khoảng cách 8 km và tiêu diệt mục tiêu cách vị trí triển khai 5 km.

    [​IMG]
    Đáng chú ý, trong các lực lượng vũ trang của Singapore, có 3 loại MANPADS của các nhà sản xuất khác nhau. Bên cạnh những tổ hợp tên lửa Igla của Nga, trong các biến thể của MANPADS và Mechanised Igla, còn có MANPADS Mistral của Pháp và MANPADS hạng nặng RBS-70 của Thụy Điển.
    Tuân Việt - theo Trí Thức Trẻ
    http://soha.vn/quan-su/singapore-kh...gla-tren-khung-gam-m113-20140223203621538.htm
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Cái này là "khoe" chứ "trình làng" gì nữa, nó có từ đời nảo đời nao rồi, lều báo VN dạo này loạn ngôn lắm bác đừng tin kẻo sụp hầm!
    Jake_2.0 thích bài này.

Chia sẻ trang này