1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Trung Quốc: Việt Nam đã sở hữu "mãnh thú" Pantsir-S1
    [​IMG]
    (Soha.vn) - Nhân dân Nhật báo (TQ) mới đây đăng tải một bức ảnh hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 mà họ cho là của Việt Nam.
    Mới đây, tờ Nhân dân Nhật báo (bản tiếng Trung), tờ báo chính thống hàng đầu của Trung Quốc đã đăng tải một bức ảnh về hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Tờ báo này cho rằng đây là hình ảnh của hệ thống Pantsir-S1 tại Việt Nam.
    Qua bức ảnh trên Nhân dân Nhật báo, phiên bản Pantsir-S1 này có thể là phiên bản rời, tức là module chiến đấu được đặc lên một rơ-moóc thay vì đặt trên khung gầm xe tải như các hệ thống mà Nga đang sử dụng và đã xuất khẩu sang một số quốc gia.
    Tuy nhiên, tất cả hình ảnh và thông tin nói trên đều là suy đoán của Nhân dân Nhật báo. Hiện chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22 Greyhound) được chế tạo tại viện thiết kế Tula của Nga. Hệ thống Pantsir-S1 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như: máy bay bay thấp, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình,...
    Vũ khí chính làm nên sức mạnh của Pantsir-S1 là 12 tên lửa đánh chặn 57E6 (phiên bản xuất khẩu là 57E6-E). Tên lửa 57E6-E có tầm bắn hiện quả 20km, tầm cao 15km, tốc độ 900m/s ở tầm bắn 12km và 700m/s ở tầm bắn 18km. Ngoài ra, Pantsir-S1 còn có 2 pháo 2A38 cỡ nòng 30mm, với tốc độ bắn của mỗi pháo lên đến 2.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả lên đến 4km. Radar 1RS2-1E trang bị cho phiên bản Pantsir-S1 xuất khẩu có tầm phát hiện mục tiêu tối đa ở khoảng cách 32-36km.
    Nếu sở hữu các hệ thống Pantsir-S1, Việt Nam sẽ có được lá chắn thép phòng không tầm thấp, bổ sung các hệ thống phòng không tầm thấp cũ của Việt Nam như: ZSU-23-4, Strela-10, pháo phòng không, tên lửa Igla,... Pantsir-S1 có thể được trang bị kèm các hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam để bảo vệ các hệ thống này trước các mối đe dọa từ tên lửa hành trình,... hoặc đặt tại các căn cứ và mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ như sân bay, quân cảng, kho vũ khí,....
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hai kiểu chiến hạm Sigma 9814 của Việt Nam có gì lạ?
    (Kienthuc.net.vn) - Các mô hình tàu hộ vệ Sigma 9814 được Damen đem tới triển lãm Vietship 2014 có thể là 2 trong nhiều phương án để Việt Nam lựa chọn.
    Trong khuôn khổ triển lãm hàng hải quốc tế Vietship 2014 đang tổ chức tại Hà Nội, Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan) lần đầu tiên “hé lộ” 2 mô hình tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
    Theo thông tin được Damen cung cấp tại triển lãm thì Sigma 9814 có chiều dài 99,91m, rộng 14,02m, mớn nước 3,75m, lượng giãn nước 2.150 tấn, số lượng thuyền viên 103 người.
    Về mặt trang bị hỏa lực, hệ thống điện tử hàng hải thì Damen không công bố tại triển lãm, tuy nhiên theo quan sát mô hình thì có thể nói là hệ thống vũ khí - radar của Sigma 9814 rất hiện đại.
    [​IMG]
    Một trong 2 mô hình tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma 9814 được Damen trưng bày tại Vietship 2014.
    Hỏa lực tuyệt vời
    Tàu hộ vệ Sigma 9814 dành cho Việt Nam trang bị biến thể mới của hệ thống pháo hải quân OTO Melara 76mm do Công ty OTO Melara Italy sản xuất. Điểm mới ở đây là tháp pháo được tối ưu cho việc giảm diện tích phản xạ sóng radar (RCS), tăng tính tàng hình chung của tàu trên mặt biển.
    Pháo hải quân OTO Melara 76mm có tốc độ bắn rất cao phù hợp cho tác chiến phòng thủ điểm chống tên lửa tầm ngắn, chống máy bay, tàu mặt nước và đất liền (pháo kích bờ biển).
    Loại pháo này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau (đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh và thậm chí là đạn tự dẫn), tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn xa 16km với đạn nổ phá mảnh hoặc 40km với đạn tự dẫn tăng tầm (đang phát triển).
    [​IMG]
    Tháp pháo OTO Melara 76,2mm và phía sau là 12 ống phóng thẳng đứng VLS.
    Ở ngay phía sau pháo hải quân 76mm là bệ phóng thẳng đứng (12 ống phóng) được cho là trang bị hệ thống tên lửa đông không VL MICA – biến thể dùng trên hạm của tên lửa không đối không MICA do tập đoàn MBDA (Pháp) thiết kế sản xuất.
    Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA nặng 112kg gồm 2 biến thể: MICA RF lắp đầu tự dẫn radar chủ động AD4A với nón nhọn, hoạt động ở dải tần 10GHz tới 20GHz và MICA IR lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động với kiểu mũi nón tròn. Hai hệ thống cảm biến được đánh giá có khả năng kháng nhiễu mạnh.
    Cấu trúc phần thân tên lửa giống hệt biến thể không đối không MICA. Ở trên thân đươc lắp 4 cánh điều khiển hình chữ L. Đầu nổ phân mảnh nặng 12kg được lắp ngay sau khối đầu tự dẫn cùng ngòi nổ.
    Kiến trúc hệ thống điều khiển của VL MICA cho phép nhận dữ liệu mục tiêu từ nhiều hệ thống cảm biến nên VL MICA có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp sâu vào mạng lưới phòng không rộng. Điều này có nghĩa là VL MICA có thể tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ SMART-S MK2 (trang bị trên tàu Sigma 9814) để tấn công mục tiêu trên không, gồm cả máy bay tàng hình.
    Tên lửa lắp động đẩy tăng cường nhiên liệu rắn và động cơ hành trình cho phép đạt tốc độ hơn Mach 3, tầm bắn tối đa 10km (một số nguồn cho là 20-25km), độ cao diệt mục tiêu 9-11km.
    [​IMG]
    Ngay sau đài chỉ huy và cột buồm chính là 2 bệ phóng tên lửa Exocet.
    Hỏa lực diệt hạm chủ lực của Sigma 9814 là hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm MM40 Exocet Block III với 8 ống phóng được chia làm 2 bệ bắt chéo nhau đặt ngay sau đài chỉ huy trên thượng tầng.
    MM40 Exocet được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động có tầm trinh sát 24km (cách mục tiêu như vậy thì radar tự kích hoạt dò tìm, khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp của tàu phóng), bên cạnh radar trong hành trình bay tên lửa có sự hỗ trợ từ hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu.
    Với biến thể MM40 Block III, nhờ áp dụng giải pháp công nghệ động cơ tuốc bin phản lực giúp tăng tầm bắn lên tới 180km, tốc độ Mach 0,9 nhưng trọng lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 750kg, đầu đạn 155kg.
    [​IMG]
    Bệ pháo phòng không tự động trên Sigma 9814.
    Về loại pháo phòng không, quan sát mô hình mà Damen trưng bày thì ụ pháo phòng không đặt ở trước đài chỉ huy và thượng tầng đuôi tàu có thể là loại MARLIN-WS của OTO Melara. Trên bệ có thể lắp các cảm biến trinh sát ngày/đêm, đo xa lade, dùng pháo 25-30mm tùy yêu cầu khách hàng.
    Đáng tiếc là 2 mô hình mà Damen trưng bày tại triển lãm không “tiết lộ” hệ thống ngư lôi chống tàu ngầm được bố trí tại đâu. Tuy nhiên, quan sát kỹ mô hình ở cả 2 mô hình đều xuất hiện cửa “lạ”, không loại trừ khả năng đó là cửa che cụm phóng ngư lôi chứa bên trong tàu. Ở dưới thân tàu đã xuất hiện mái che hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm.
    Sigma 9814 chắc chắn có “mắt thần” bắt máy bay tàng hình
    Về hệ thống điện tử, cả 2 mô hình Sigma 9814 Damen trưng bày đều có sự xuất hiện của hệ thống radar tối tân SMART-S MK-2 trên cột buồm chính. Như vậy, tàu Sigma 9814 của Việt Nam sẽ có khả năng phòng không rất tốt với sự kết hợp giữa SMART-S MK2 và VL MICA.
    SMART-S MK2 là radar 3D đa chùm tia - mẫu thiết kế mới nhất của Thales Naval được dùng cho nhiệm vụ cảnh giới và giám sát tầm trung – xa, định vị được cả mục tiêu trên không và mục tiêu mặt nước.
    Radar rất hiệu quả khi hoạt động trong điều kiện duyên hải phức tạp, với nhiều mục tiêu trên không và mặt nước, với thời tiết khắc nghiệt, cho phép phát hiện các hạm tàu nhỏ, máy bay trực thăng và tên lửa chống tàu.
    [​IMG]
    Anten radar SMART-S MK2 trên đỉnh cột buồm và ngay dưới là anten hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2.
    SMART-S MK2 là "người cộng sự tuyệt vời" với các đài radar điều khiển hỏa lực, với khả năng cung cấp tham số mục tiêu rất chính xác và nhanh chóng. Ngay cả trong trường hợp mục tiêu khuất dưới đường chân trời, radar vẫn có độ chính xác cao, hỗ trợ rất tốt cho những tên lửa “bắn và quên”. Radar cũng rất mạnh trong khả năng phát hiện mục tiêu bay, nhất là trực thăng.
    SMART-S MK2 hoạt động ở 2 chế độ chính: quét mục tiêu ở tầm xa đến 150km khi anten quay với tốc độ 27 vòng/phút và tầm xa đến 250km khi anten quay với tốc độ 13,5 vòng/phút.
    Radar có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ máy bay cách xa 200km và mục tiêu kích cỡ tên lửa cách xa 50km. Việc phát hiện và theo dõi mục tiêu hoàn toàn tự động, có thể theo dõi đồng thời 500 mục tiêu.
    Đặc biệt nhất, SMART-S MK2 có khả năng phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhờ xử lí Dopler, đo trực tiếp tốc độ xuyên tâm. Theo một số nguồn tin, tầm phát hiện mục tiêu tiêu tàng hình vào khoảng 50km.
    Ngoài SMART-S MK2, trên nóc đài chỉ huy còn có sự xuất hiện của hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2 hỗ trợ hỏa lực pháo, tên lửa.
    Còn theo thông tin từ truyền thông quốc tế thì tàu sẽ còn có hệ thống quản lý chiến đấu TACTICOS cùng nhiều hệ thống định vị, thông tin liên lạc khác.
    Hai phương án Sigma 9814
    Như đã đưa ra ở đầu bài viết, tại triển lãm, hãng đóng tàu Damen đưa tới 2 mô hình Sigma 9814. Điều này dấy lên suy đoán cho rằng, nhiều khả năng đây là 2 phương án để khách hàng (Việt Nam) lựa chọn hơn là mẫu chính thức sẽ được Damen đóng.
    Ở 2 mẫu này, cơ bản thì kích thước cũng như là hệ thống hỏa lực có thể không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, phần thân tàu có nhiều điểm khác biệt, tập trung ở đuôi tàu với nhiều câu hỏi quanh nhà chứa máy bay.
    [​IMG]
    Điểm khác biệt dễ nhận ra ở 2 mô hình Sigma 9814 tại Vietship 2014.
    Theo quan sát của PV, ở đuôi chiếc tàu Sigma 9814 thứ nhất có cửa xếp hangar (nhà chứa máy bay) và cửa hông (chứa xuồng máy cao tốc). Tuy nhiên, kích thước của hangar này lá quá bé so với trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Vì thế, có rất ít khả năng chiếc hanger này là dành cho trực thăng Ka-28.
    Trước đó đã có tin Việt Nam quan tâm tới việc mua UAV trực thăng S-100 do Thụy Điển chế tạo. Không loại trừ khả năng, phương án Sigma 9814 này sẽ có cả Kamov và S-100.
    Về phần phương án thứ 2, gần như là hangar biến mất (thực tế vẫn có cửa nhỏ ở đuôi), không có cửa hông mà thay vào đó là “cửa lạ” – có thể là che đi hệ thống ngư lôi chống ngầm (?). Hai xuồng máy được đặt lên trên gần bệ pháo phòng không với các cột buồm thấp lắp cảm biến khác.
    [​IMG]
    "Cửa lạ" (có thể cửa che bệ ngư lôi) ở chiếc thứ 1 nằm gần đài chỉ huy và thứ 2 nằm ở đuôi.
    Với chiếc thứ nhất, “cửa lạ” – che bệ phóng ngư lôi được chuyển lên thân tàu ở phía đầu, dưới thượng tầng.
    Không rõ giữa 2 phương án này thì có ưu – nhược điểm gì và liệu Việt Nam sẽ chọn phương án nào?
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam nhận 2 tàu hộ vệ “Gepard 3.9” trước năm 2017
    Thứ năm 27/02/2014 06:20
    ANTĐ - Nhà máy đóng tàu Zelenodolsky mang tên Gorky sẽ hoàn thành việc chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Việt Nam hai tàu hộ vệ lớp “Gepard 3.9” trước khi kết thúc năm 2017.
    Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS cho biết, ban lãnh đạo Nhà máy đóng tàu Zelenodolsky thông báo là họ sẽ hoàn tất việc thực hiện hợp đồng đóng loạt 4 tàu thuộc dự án này cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017, 2 tàu hộ vệ lớp “Gepard 3.9” thuộc loạt thứ 2 sẽ được bàn giao trước thời hạn này.
    Hai tàu hộ vệ “Gepard 3.9” đầu tiên của dự án đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong các năm 2010 và 2011. Kế hoạch đóng 4 tàu hộ vệ thuộc dự án này cho hải quân Việt Nam được thực hiện theo hai phần hợp đồng, mỗi hợp đồng liên quan đến việc đóng hai chiến hạm, có những sự điều chỉnh nhất định theo yêu cầu của người sử dụng.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng khi còn thử nghiệm ở Nga mang số hiệu 415

    Hợp đồng cho hai chiếc đầu tiên đã được ký kết vào năm 2006 và đã hoàn tất trong năm 2011. Hai tàu hộ vệ này về Việt Nam được gọi là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Lô hai chiếc kế tiếp được ký kết vào tháng 2 năm 2013. Hiện nay, hợp đồng thứ hai đang được thực hiện theo đúng tiến độ.
    Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 có nhiệm vụ săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Ngoài ra, nó còn đảm nhận chức năng bảo vệ, tuần tra đường biên giới, vùng đặc quyền kinh tế quốc gia, chống buôn lậu, đánh bắt thủy sản trái phép và chống cướp biển trên biển và hỗ trợ các tàu gặp nạn.
    Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu mặt nước chiến thuật hoặc trong đội hình tác chiến hỗn hợp tàu mặt nước - tàu ngầm hoặc trong đội hình tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hải quân - không quân và bảo vệ bờ biển.
    [​IMG]
    2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổcủa hải quân Việt Nam

    Tàu hộ vệ lớp Gepard-3.9 có chiều dài 102,4 mét, rộng 14,4 mét, mớn nước 5,6 mét, trọng lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), bán kính tác chiến 4.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 15 ngày, và thủy thủ đoàn 98 người.
    Vũ khí chủ lực của tàu là 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh-35 Uran E, dẫn đường bằng quán tính và radar chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach (gần 1.100 km/giờ). Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống pháo hạm, phòng không, chống ngầm… tiên tiến.
    2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard-3.9 thuộc hợp đồng thứ 2 được trang bị hệ thống vũ khí chống ngầm thế hệ mới, động cơ đẩy và hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Với những tính năng được bổ sung trên, 2 chiếc Gepard-3.9 mới sẽ giải quyết phần nào bài toán chống ngầm trên tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam.
  4. totrungdo

    totrungdo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    4
    Các bác cho hỏi các loại pháo 155mm cal 23,39,52 có dùng chung đạn hay không,nếu chung thì tại sao cal 39 và cal 52 lại có tầm bắn xa nhất ngang nhau, tại sao không dùng cal 39 cho gọn mà lại có một số nước dùng cal 52, mà không biết có bao giờ Việt nam đổi qua dùng cỡ đạn 155 hay không, vì tầm nó nhỉnh hơn mà nguồn cung cũng nhiều hơn
  5. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Nòng càng dài bắn càng chính xác và xa hơn. Con cal 39 muốn có tầm xa hơn bình thường chắc phải dùng đạn tăng tầm, bắn nhiều nhanh hỏng súng.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cùng loại đạn thì không bao giờ 39 lần cỡ nòng bắn xa bằng 52 lần cỡ nòng nhé bác.
    Đạn tăng tầm hình như là loại phụt khí phía đuôi, tránh ma sát do xoáy cuộn đít đạn. Nhờ đó mà tăng tầm.

    Đạn 152 tầm bắn không bằng 155 vì Nga hiện tại chưa làm loại 52 lần cỡ nòng. Không biết là do trình độ công nghệ kém, hay không kinh tế, hay nòng nhanh hỏng, hay không có tiền..không biết.
    Chỉ biết rằng loại nòng dài nhanh mòn hơn loại nòng ngắn.
  7. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Năm ngoái nó có đưa tin đúc cho cái nòng dài ra, đạn base bleed loại mới, lên 40km ngang bằng tây rồi, chỉ còn vấn đề là nó đã bỏ tiền trang bị chưa thôi
    OnlySilverMoonmeo-u thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore duyệt ngân sách khủng 10 tỷ USD, nâng cấp mạnh máy bay, tàu ngầm
    Chủ nhật 02/03/2014 05:22
    ANTĐ - Chính phủ Singapore đã công bố dự toán ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2014 là 12,56 tỷ đô la Singapore (khoảng 9,93 tỷ USD), tăng 3,2% so với ngân sách quốc phòng của năm 2013.
    Ngân sách quốc phòng thường niên của Singapore tương đương với 22% tổng chi tiêu của chính phủ hàng năm, chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước. Số liệu này cũng phù hợp với mục tiêu dài hạn trong việc chi tiêu quốc phòng của Singapore, nhằm duy trì khả năng quân sự tương đối cao của lực lượng vũ trang nước này (SAF).
    Mặc dù tỷ lệ ngân sách quốc phòng trên GDP của Singapore cao hơn so với mức trung bình 2% của các quốc gia trên toàn thế giới, nhưng vẫn thấp hơn so với giới hạn cao nhất là 6% mà chính phủ Singapore phê chuẩn.
    Tỷ lệ ngân sách quốc phòng trên GDP của Singapore giảm từ 3,4% trong năm tài khóa 2013 xuống còn 3,3% trong năm 2014, xu hướng giảm tổng thể từ năm 2009 đã được ổn định dần.
    [​IMG]
    Phi đội máy bay chiến đấu F-16D của Singapore
    Trong các khoản dự toán ngân sách quốc phòng năm 2014 bao gồm 12,14 tỷ đô la Singapore (khoảng 9,598 tỷ USD) dành cho chi phí hoạt động quân sự và 429 triệu đô la Singapore (khoảng 340 triệu USD) dành cho các hoạt động khác. Tổng cộng chi phí hoạt động quân sự tăng 3,4 %, chi phí cho các hoạt động khác giảm 2,5% so với năm 2013.

    Về phương diện chi tiêu mua sắm quốc phòng, dự kiến sẽ hỗ trợ một loạt các chương trình của lực lượng vũ trang Singapore, bao gồm mua 2 tàu ngầm Type 218SG của Đức và kế hoạch nâng cấp máy bay F-16C/Ds của hãng Lockheed Martin.
    Trước đó, hồi tháng 12/2013, chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD cho kế hoạch mua sắm tàu ngầm, trong tháng 01/2014 Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cũng công bố hợp đồng lên tới 2,4 tỷ USD để nâng cấp máy bay F-16 cho Singapore.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore phát triển 'sát thủ' diệt tàu ngầm Biển Đông
    (Vũ khí) - Singapore đang thử nghiệm một tàu mặt nước không người lái, có khả năng tìm và diệt tàu ngầm.
    Công ty quốc phòng Singapore Technologies (ST) Electronics của Singapore đang bắt đầu thử nghiệm một phương tiện không người lái mặt nước (USV) Venus, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ chống tàu ngầm (ASW).
    Phát biểu với hãng tin IHS Jane's trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow diễn ra trong tháng 2 vừa qua, Phó Chủ tịch tiếp thị của ST Electronics, ông Ng Tee Guan nói rằng công ty này đã tích hợp được một nền tảng USV Venus có chiều dài 16,5m, có thể thả và khôi phục một hệ thống sonar thủy âm để dò tìm, phát hiện tàu ngầm và sử dụng vũ khí mang theo để tiêu diệt.
    [​IMG]
    'Sát thủ' diệt tàu ngầm Venus được Singapore giới thiệu tại triển lãm Singapore Airshow 2014 vừa qua.
    Theo ông Guan, hiện nay Venus đang trải qua hàng loạt thử nghiệm, bao gồm cả khả năng hoạt động được ở nhiều vùng biển khác nhau.
    Phương tiện không người lái mặt nước Venus (tên của thần tình yêu) là một trong những nỗ lực nội địa hóa điển hình cho ngành công nghiệp quốc phòng của Singapore, khái niệm USV Venus được ST Electronics dựa trên chương trình Trình diễn Khái niện Công nghệ Tìm kiếm Spartan (ACTD) của Hải quân Mỹ.
    [​IMG]
    Mô phỏng khả năng diệt tàu ngầm của USV Venus.
    Các nhiệm vụ mà Venus có thể thực hiện được, bao gồm:

    - Rà phá mìn - trang bị một sonar khẩu độ mở tổ hợp và một hệ thống phá mìn.
    - Tự bảo vệ - trang bị các cảm biến quang-điện tử và radar kết hợp với một trạm vũ khí điều khiển từ xa.
    - Tác chiến chống ngầm - trang bị một sonar nhúng chủ động và ống phóng ngư lôi.
    - Tác chiến điện tử - trang bị các sensor tác chiến điện tử.
    - Giám sát hàng hải.
    - Tấn công chính xác - trang bị một hệ thống tên lửa tầm ngắn.
    Phát triển phương tiện không người lái mặt nước Venus được xem là một chiến lược hợp lý của Singapore, khi mà các hoạt động chanh chấp hàng hải trên Biển Đông cũng như hoạt động trên eo biển Malacca ngày càng trở nên phức tạp. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại tàu ngầm hiện đại của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay, Venus được các chuyên gia quân sự đánh giá là giải pháp chống ngầm hiệu quả của Singapore.
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Ảnh hưởng quan điểm "đa năng" theo kiểu "nhồi nhét" của Gấu oài:mad:

    Năm ngoái nó giới thiệu con này: pháo tự hành "tinh vi" 2S35 Coatlition SV, một phiên bản được hiện đại hóa từ hệ thống pháo 2S19 MSTA-S. 2S35 Coatlition SV mới sử dụng loại đạn dẫn đường tầm xa, có sức công phá cực mạnh, có thể vươn tới mục tiêu ở khoảng cách 70km với độ chính xác cao. 2S35 có thể được trang bị loại đại bác mới cỡ 152mm 2A88 mà hiện nay đang trong quá trình phát triển. Pháo tự hành 2S35 có thể hoạt động ở chế độ bắn hoàn toàn độc lập mà không cần sự điều khiển của kíp xe trong tháp pháo.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 03/03/2014
    nobita1102 thích bài này.

Chia sẻ trang này