1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc 'vòi tiền' Indonesia với tên lửa C-705
    (Vũ khí) - Bắc Kinh đã yêu cầu Indonesia phải trả thêm tiền sau khi nước này muốn sản xuất tên lửa C-705 và sau đó xuất khẩu ra nước ngoài.
    Theo tờ Want Daily cho biết hôm 3/3, trong một cuộc gặp mặt giữa các lãnh đạo cấp cao trong quân đội Trung Quốc và Indonesia ở thủ đô Bắc Kinh vừa qua, hai quốc gia này đã thảo thuận hàng loạt các vấn đề, bao gồm việc tăng cường hợp tác hàng hải, tập trận chống khủng bố, hợp tác công nghiệp và mua sắm quốc phòng.
    Tờ IHS Jane's có trụ sở ở London (Anh) dẫn lời ông Silmy Karim, Trợ lý Ủy ban Chính trị Công nghiệp Quốc phòng Indonesia nói rằng, Indonesia đã mua khoảng 40 tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc để trang bị trên các tàu tên lửa cao tốc KCR-40. Ngoài ra, Indonesia cũng hy vọng sẽ được phép sản xuất phiên bản nội địa của tên lửa C-705 để sau đó có thể bán sang nước thứ ba.
    [​IMG]
    Trung Quốc đòi Indonesia phải trả thêm nhiều tiền hơn nếu muốn có được dây chuyền công nghệ sản xuất và xuất khẩu sang nước thứ ba.
    Trung Quốc thì đã phù nhận thông tin nước này chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất tên lửa cho Indonesia, bởi vẫn có nhiều quốc gia khác đang thể hiện sự quan tâm đến tên lửa C-705 của họ. Thay vào đó, Bắc Kinh đã yêu cầu Jakarta phải trả thêm tiền để bảo đảm quyền lợi sản xuất tên lửa.
    Indonesia cũng đã được Trung Quốc hứa hẹn cho phép nước này sản xuất loại tên lửa chống hạm tiên tiến hơn C-805 để trang bị trên các tàu tuần tra PB-57. Ngoài ra, Jakarta cũng được phép xuất khẩu tên lửa này ra nước ngoài.
    C-705 là tên lửa hành trình chống tàu cận âm hạng nhẹ do Trung Quốc phát triển dựa trên mẫu C-704, dùng một số thành phần của tên lửa C-602. Loại tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ, tàu hộ vệ, máy bay, bệ phóng mặt đất.
    C-705 có trọng lượng 320kg, lắp đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bắn 140km (độ cao hành trình thấp nhất 12,15m), độ chính xác phát bắn khoảng 95,7%. Đầu tự dẫn của C-705 dùng radar chủ động hoặc quang truyền hình hoặc hồng ngoại.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia rầm rộ phát triển vũ khí nội địa
    (Vũ khí) - Nhằm hiện đại hóa quân đội và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài, Indonesia đang thúc đẩy chương trình vũ khí nội địa của mình.
    Đầu tháng 3/2014 vừa qua, Indonesia đã giới thiệu hình ảnh mẫu chế thử xe tăng hạng trung tương lai tại cuộc họp báo của các quan chức quân đội về kế hoạch hiện đại hóa quân đội Indonesia. Chương trình phát triển tăng này có sự tham gia của công ty FNSS Savunma Sistemieri của Thổ Nhĩ Kỳ và PT Pindad của Indonesia.
    Dự kiến, xe tăng mới sẽ được chế tạo theo thiết kế truyền thống, trang bị 1 pháo nòng rãnh 105 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm, trọng lượng chiến đấu gần 25 tấn. Công tác thiết kế ban đầu xe tăng tương lai đã được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia từ năm 2013, nhưng chi tiết không được tiết lộ.
    [​IMG]
    Hình ảnh tăng hạng trung mới của Indonesia
    Không chỉ phát triển tăng chiến đấu, ngày 21/1/2014 vừa qua, Lục quân Indonesia và Viện nghiên cứu hàng không và vũ trụ (LAPAN) của nước này đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển tên lửa, rocket và máy bay không người lái.
    LAPAN sẽ phát triển công nghệ cho tên lửa, vệ tinh viễn thám, khoa học và công nghệ khí quyển cho máy bay không người lái phục vụ các hoạt động trinh sát và giám sát nhằm hỗ trợ quốc phòng. Ngoài ra LAPAN cũng sẽ giúp Lục quân Indonesia phát triển tên lửa tầm xa.
    Ông Bambang S. Tejasukma, giám đốc LAPAN cho rằng công nghệ cảm ứng từ xa của LAPAN có thể giúp Lục quân tiến hành khảo sát và lập bản đồ, tình báo địa vũ trụ, và giám sát. "Chúng tôi sẽ sử dụng một vệ tinh để tiến hành các hoạt động giám sát nhằm bảo vệ các khu vực biên giới", ông nhấn mạnh.
    Được biết việc phát triển xe tăng và tên lửa của Indonesia là nằm trong chương trình ưu tiên phát triển 7 loại vũ khí chủ chốt của quân đội Indonesia trong năm 2014. Theo ông Silmy Karim, thành viên Ủy ban Chính sách Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia Indonesia (KKIP), ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia sẽ ưu phát triển và chế tạo bảy loại vũ khí chủ chốt, bao gồm tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng hạng trung, tên lửa, radar, nhiên liệu đẩy và thiết bị thông tin liên lạc.
    Hiện chương trình phát triển tàu ngầm của Indonesia do Công ty đóng tàu nhà nước PT PAL của Indonesia đảm nhiệm. Theo đó, PT PAL sẽ hoàn thành việc chế tạo một tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo vào năm 2018, Ủy ban Chính sách Công nghiệp Quốc phòng Indonesia (KKIP) cho biết hôm 19/1.
    Theo hãng tin IHS Jane's, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Chang Bogo đã được PT PAL lên kế hoạch cung cấp vào năm 2017, cả hai tàu này hiện đang được đóng tại nhà máy đóng tàu của Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc với sự tham gia ngày càng tăng các kỹ sư và kỹ thuật viên từ PT PAL. Tàu ngầm Chang Bogo thứ ba sẽ được DSME chuyển giao dây chuyền cho PT PAL Indonesia để họ tự đóng.
    Tính tới thời điểm hiện tại, KKIP đã gửi 206 nhân viên và kỹ sư sang Hàn Quốc để cùng làm việc, tiếp thu công nghệ từ DSME. Đô đốc Purnawirawan Sumardjono, người đứng đầu KKIP nói rằng, hình ảnh lớn nhất đằng sau thỏa thuận này là Indonesia sẽ có được khả năng phát triển để hoạt động 12 tàu ngầm.
    [​IMG]
    Máy bay tuần tra CN-235 đầu tiên Indonesia tiếp nhận
    Được biết, hồi tháng 10/2013, Bộ Quốc phòng Indonesia đã được tiếp nhận chiếc máy bay tuần tra biển CN-235 đầu tiên từ hãng PT Dirgantara Indonesia (PTDI). Hãng tin Antaranews trích lời Budi Santoso, Giám đốc của hãng PTDI cho hay, CN-235 là máy bay hạng trung được trang bị những thiết bị sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra và có khả năng kiểm soát một vùng biển rộng lớn.
    Về vũ khí, CN-235 được trang bị hai hệ thống ngư lôi mk46 hoặc các tên lửa chống hạm Exocet M-39. Những trang bị khác của máy bay gồm hệ thống định vị toàn cầu Trimble TNL7900 Omega, hệ thống phân biệt bạn-thù, camera hồng ngoại phía trước và hệ thống định vị con quay hồi chuyển laser LN92 của hãng Northrop Grumman. CN-235 sử dụng hai động cơ tuabin cánh quạt CT&-9C3, bên cạnh đó nó còn được gắn thêm các cánh nhỏ để tăng độ ổn định.
    Được biết sản phẩm của nghành công nghiệp quốc phòng Indonesia không chỉ được trang bị trong nước mà còn hướng đến thị trường trong khu vực và trên thế giới. “Hiện nay, Indonesia đã xuất khẩu vũ khí sang một số nước Đông Nam Á. Đã đến lúc chúng tôi mở rộng thị trường và tăng lượng vũ khí xuất khẩu”, Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin khẳng định.
    Theo tờ Tempo Interactive xuất bản tại Jakarta hồi đầu năm 2013 cho biết, các sản phẩm áo chống đạn, mũ sắt, giày, đồng phục, súng trường SS-2 và xe thiết giáp hạng nhẹ Anoa do Indonesia sản xuất đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Iraq và một số nước châu Phi.
    Ngoài ra, theo Tempo Interactive các máy bay CN-235 và NC-212 cũng sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nghành công nghiệp quốc phòng nước này trong tương lai.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia 'hùng hồn' tuyên bố có tàu ngầm nội địa năm 2018
    (Vũ khí) - Indonesia lên kế hoạch sẽ hoàn thành chế tạo chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên do nước này tự đóng vào năm 2018.
    Công ty đóng tàu nhà nước PT PAL của Indonesia sẽ hoàn thành việc chế tạo một tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo vào năm 2018, Ủy ban Chính sách Công nghiệp Quốc phòng Indonesia (KKIP) cho biết hôm 19/1.
    KKIP được thành lập vào tháng 10/2010 để chính thức hóa các chính sách mua sắm và sản xuất quốc phòng nội địa, họ đã thảo luận về quyết định của chính phủ Indonesia để đầu tư khoảng 250 triệu USD cho ngành đóng tàu ngầm nội địa. PT PAL cũng đã được phân bổ vốn, cho phép họ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm tiến tới sản xuất và hỗ trợ tàu ngầm.
    [​IMG]
    Indonesia tự tin sẽ có tàu ngầm nội địa đầu tiên vào năm 2018.
    Theo hãng tin IHS Jane's, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Chang Bogo đã được PT PAL lên kế hoạch cung cấp vào năm 2017, cả hai tàu này hiện đang được đóng tại nhà máy đóng tàu của Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc với sự tham gia ngày càng tăng các kỹ sư và kỹ thuật viên từ PT PAL. Tàu ngầm Chang Bogo thứ ba sẽ được DSME chuyển giao dây chuyền cho PT PAL Indonesia để họ tự đóng.
    Tính tới thời điểm hiện tại, KKIP đã gửi 206 nhân viên và kỹ sư sang Hàn Quốc để cùng làm việc, tiếp thu công nghệ từ DSME.
    Đô đốc Purnawirawan Sumardjono, người đứng đầu KKIP nói rằng, hình ảnh lớn nhất đằng sau thỏa thuận này là Indonesia sẽ có được khả năng phát triển để hoạt động 12 tàu ngầm.
    "Với diện tích vùng biển rộng 5 triệu km2. Ở thời điểm này, chúng tôi chỉ có 2 tàu ngầm", ông Sumardiono nói. Hải quân Indonesia đang hoạt động 2 chiếc tàu ngầm Type 209 được Đức chế tạo từ những năm 1970.
    Đô đốc Sumardjono nói thêm rằng, mục đích cuối cùng của Indonesia là kế hoạch thoát khỏi tình trạng phải nhập khẩu vũ khí, trang bị quốc phòng, thay thế vào đó là việc sản xuất nội địa bao gồm cả lĩnh vực dưới mặt nước. "Nếu chúng tôi có bị cấm vận, chúng tôi cũng không lo sợ", ông Sumardjono tự tin nói. Ông này còn tuyên bố rằng "một đất nước muốn thay đổi được tiếng nói trên chính trường thế giới, họ cần phải nội địa hóa được ngành công nghiệp quốc phòng".
    Lạc quan quá mức?
    Tuy nhiên, với mức độ kinh nghiệm hiện tại của Indonesia trong ngành công nghiệp đóng tàu ngầm, lộ trình mà họ đưa ra (hoàn thành tàu ngầm nội địa đầu tiên trong năm 2018) cho thấy, có vẻ như KKIP đã quá lạc quan. Bởi các báo cáo cho thấy, mới chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên được Indonesia gửi đi làm việc ở Hàn Quốc.
    Hơn nữa, việc đóng một tàu ngầm như vậy có thể mất từ 4 - 5 năm ngay cả khi họ được hỗ trợ bởi một hệ thống dây chuyền và sự hiểu biết cơ bản. Hoặc lạc quan hơn, họ có thể thực hiện công việc là lắp ráp một con tàu trong nước (các thành phần thiết bị được chế tạo ở mọi nơi) thì tốt cũng phải là năm 2020, còn với tàu ngầm được đóng hoàn toàn nội địa cũng phải đến năm 2022.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia thử thành công bệ phóng pháo phản lực
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Indonesia đã thực hiện cuộc bắn thử đạn rocket 122mm từ bệ phóng tự hành do nước này tự chế tạo.
    Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) đã bắn thử thành công đạn phản lực từ xe quân sự chiến thuật sản xuất trong nước mang tên gọi là Kenderaan Taktis 6x6 (Rantis) vào ngày 6/3.
    Thông cáo báo chí Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết, cuộc bắn thử thực hiện gần bờ biển Santolo Indah, ở Garut, Tây Java.
    Khung bệ phóng pháo phản lực 6x6 Rantis được Công ty sản xuất vũ khí nhà nước PT Pindad hợp tác với doanh nghiệp địa phương và cơ quan nghiên cứu – phát triển Bộ Quốc phòng Indonesia cùng thiết kế, sản xuất.
    [​IMG]
    Bệ pháo phản lực nội địa của Indonesia.
    Cuộc thử được thực hiện với đạn R-Han 122 được sản xuất tại Indonesia, đây là đạn phản lực tự dẫn GPS cỡ 122mm, đạt tầm bắn 122mm. Đạn được trang bị động cơ đẩy hydroxyl ammonium nitrate (HAN) được sản xuất bởi PT Pindad.
    Chuẩn tướng Yul Afiandi – giám sát phát triển vũ khí tại cơ quan nghiên cứu – phát triển Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố, cuộc thử đã thành công, nhưng cơ quan này đang tìm cách mở rộng khả năng của bệ phóng.
    Vị này cho biết thêm rằng, biến thể đầu của bệ phóng pháo phản lực 5 tấn này được triển khai cho lực lượng lính thủy đánh bộ Indonesia (KOMAR). Biến thể sau này có thể triên khai cho các lực lượng pháo binh với các cải tiến khác.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore, Thái điều thêm phương tiện tìm máy bay Malaysia
    (Kienthuc.net.vn) - Singapore và Thái Lan đồng loạt triển khai thêm các tàu chiến, máy bay tăng cường hỗ trợ tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích.
    Theo truyền thông Singapore, không quân nước này sẽ triển khai thêm 2 máy bay vận tải C-130, hải quân sẽ điều tàu hộ vệ cỡ lớn RSS Steadfast cùng trực thăng hải quân S-70B, một tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm và một tàu tên lửa RSS Vigour.
    Thông báo của Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) cho hay nỗ lực trên được thực hiện một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen đề nghị hỗ trợ thêm với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ RSS Steadfast thuộc lớp Formidable (trong ảnh).
    Về phía Thái Lan, phát ngôn viên Hải quân Hoàng gia nước này cho biết rằng, nước này sẽ gửi trực thăng Super Lynx và tàu chiến HTMS Pattani tới tham gia việc tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích. Các tàu này đã rời Thái Lan vào lúc 7h30 tối 9/3 (giờ địa phương) và dự kiến tới khu vực tìm kiếm vào 2h sáng ngày hôm nay.
    Như tin đã đưa, chiếc Boeing 777-200ER của Hãng hàng không Malaysia đang trong hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 hành khách và phi hành đoàn thì mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu từ rạng sáng 8/3 tại vùng biển cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300km), vùng tiếp giáp giữa hải phận Việt Nam – Malaysia.
    Hiện các nước đang nỗ lực tìm kiếm, xác định vị trí máy bay gặp nạn. Trong ngày tìm kiếm thứ 3 (10/3), Việt Nam đã huy động 5 tàu và 5 máy bay (2 An-26; một trực thăng Mi-171; 2 thủy phi cơ DHC-6) của không quân, không quân hải quân, cảnh sát biển.
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    sao nhà thái dúi ko cử con tsb chakri naruebet đi tìm kiếm nhỉ, con này oánh nhau thì rõ khá chán chứ mấy khi có chuyện như thế này đem đi cứu hộ, tìm kiếm, thả 1 bầy trực thăng tỏa đi tìm thì ngon hơn đám khu trục chở 1,2 trực thăng phải biết....thay vào đó là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani do Thái dúi thiết kế, khựa ghẻ đóng vỏ ráp vũ khí âu - mẽo...anh thái hay mua tàu của khựa thế ko biết
    OnlySilverMoon thích bài này.
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Cho tàu kéo lai dắt Chakri naruebet ra hả bác:rolleyes:
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore mua tàu đổ bộ cỡ lớn và trực thăng S-70B Seahawk
    Thứ tư 12/03/2014 06:18
    ANTĐ - Bộ trưởng quốc phòng Singapore-Ng Eng Hen đã có cuộc thảo luận trước Quốc hội nước này, về việc lực lượng vũ trang Singapore (SAF) có kế hoạch mua tàu vận tải đổ bộ đa năng cỡ lớn (LPDM) cùng máy bay trực thăng S-70B Seahawk.
    Trong cuộc họp bàn về vấn đề ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2014 của Singapore, ông Ng Eng Hen đánh giá rất cao lực lượng tàu vận tải đổ bộ hiện có của quân đội nước này trong những năm gần đây họ đã làm tốt vai trò tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo.
    Các tàu đổ bộ tấn công của Singapore hiện đang là trụ cột vững chắc, có vai trò rất quan trọng trong thực thi các nhiệm vụ giải cứu, tìm kiếm cứu nạn, một khi có các thảm họa sóng thần xảy ra ở Ấn Độ Dương, ở phía Bắc biển Ả Rập hoặc các khu vực khác cần cứu trợ.
    Hiện tại số lượng tàu vận tải đổ bộ của hải quân nước này còn thiếu. Do đó, năng lực vận tải bị hạn chế nhiều. Việc mua thêm tàu vận tải đổ bộ đa năng cỡ lớn và máy bay trực thăng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa là điều cần thiết.
    [​IMG]

    Singapore hiện có 4 tàu vận tải đổ bộ đa năng lớp "Endurance"

    Singapore hiện có 4 tàu vận tải đổ bộ đa năng lớp "Endurance". Đây là lớp tàu vận tải đổ bộ quốc nội lớn nhất và hiện đại nhất của Singapore, do Singapore Technologies Marine thiết kế và chế tạo, nhằm thay thế 5 tàu đổ bộ xe tăng lớp County phục vụ trong Hải quân Singapore từ những năm 1970.
    Tất cả 4 chiếc nằm trong liên đội tàu 191 Hải quân Singapore. Chiếc đầu tiên mang tên Endurance (số hiệu 207), chiếc thứ hai là Resolution (208). Cả hai chiếc này đều được biên chế cho lực lượng hải quân vào năm 2000. Hai chiếc còn lại là Persistence (209) và Endeavour (210) cùng được đưa vào phục vụ năm 2001.
    Tàu lớp Endurance có lượng giãn nước tối đa là 8.636 tấn, thủy thủ đoàn 65 người (8 sĩ quan và 57 thủy thủ), boong tàu có thể chứa cho 2 trực thăng "AS 332M Super Puma".
    [​IMG]

    Hải quân Singapore sẽ mua thêm trực thăng S-70B "Seahawk"

    Tàu có khả năng vận chuyển khá lớn, gồm: 4 tàu đổ bộ trang bị và binh lính dài 13m, 2 tàu đổ bộ chuyên chở thiết bị kỹ thuật chiến đấu dài 25m, 18 xe tăng, 20 xe vận tải và 350 binh lính.
    Ông Ng Eng Hen còn cho biết thêm, hải quân Singapore sẽ mua thêm ít nhất 2 chiếc trực thăng S-70B "Seahawk" của hãng Sikorsky, có khả năng tác chiến chống ngầm, được trang bị hệ thống định vị chủ động tầm xa L-3 để phát hiện các vật thể dưới nước và ngư lôi. Ngoài ra còn được dùng vào việc tìm kiếm, cứu nạn, vận chuyển thương binh và tiếp tế.
  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Kế hoạch quân bị của các bạn Sing đến 2030:

    Lúc đó chắc mình cũng bắt kịp nhỉ ... :D

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 13/03/2014
    arrow2tombuys thích bài này.

Chia sẻ trang này