1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippine trang bị radar “khủng” cho tiêm kích F/A-50
    (Kienthuc.net.vn) - Máy bay chiến đấu hạng nhẹ F/A-50 của Philippine sẽ được nâng cao sức mạnh chiến đấu với hệ thống radar ngoài tầm nhìn mới.
    F/A-50 tuy là một máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ nhưng được xem là máy bay chiến đấu chủ lực tốt nhất của Không quân Philipine. Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Không quân Philippine đang sở hữu.
    Tuy vậy, tính năng chiến đấu của loại máy bay này được đánh giá khá hạn chế do thiếu radar mạnh. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Philippine đang có kế hoạch lắp đặt các thiết bị điện tử mới cho phép F/A-50 thực hiện các hoạt động chiến đấu ngoài tầm nhìn (BVR) trong đó đáng chú ý là loại radar quét mạng pha điện tử AESA do liên doanh Samsung Thale phát triển.
    [​IMG]
    Philippine đang có kế hoạch nâng cấp các máy bay F/A-50 với radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA.
    BVR là khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không vượt quá phạm vi 37km.
    Trợ lý Ngoại trưởng Philippine Patrick Velez cho biết, đây là một trong những chương trình nâng cấp mà họ đang có kế hoạch thực hiện để giúp mỗi chiếc F/A-50 sở hữu nhiều năng lực hơn nhằm bảo vệ không phận đất nước.
    Tuy nhiên, chi phí cho mỗi đơn vị radar AESA tương đối cao vào khoảng 800 triệu-1 tỷ Peso/chiếc, nên nhiều khả năng chỉ một số F/A-50 được trang bị loại radar mới này. Ông Patrick Velez trao đổi với các phóng viên rằng: “Chúng tôi đang xem xét kế hoạch lắp đặt cho khoảng 3-4 máy bay để cung cấp khả năng đánh chặn tầm xa”
    Ông Velez cho biết thêm, việc lắp đặt các radar BVR mới tương đối đơn giản tương tự như radar điều khiển hỏa lực đã được trang bị trước đó. Radar mới sẽ có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và phù hợp với các tên lửa như AIM-7.
    Philippine và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp 12 chiếc F/A-50 trị giá 18,9 tỷ Peso vào ngày 28/3/2014. Thứ trưởng Quốc phòng Philippine Fernando Manalo cho biết, 2 chiếc F/A-50 đầu tiên sẽ được giao hàng trong vòng 18 tháng sau khi hợp đồng tín dụng được mở, 2 chiếc tiếp theo sẽ được chuyển giao trong vòng 12 tháng, 8 chiếc còn lại sẽ được cung cấp trong vòng 8 tháng tiếp theo.
    [​IMG]
    Với radar mới, F/A-50 của Philippine sẽ có khả năng thực hiện các hoạt động tấn công ngoài tầm nhìn với tên lửa AIM-7 Sparrow.
    Điều cần biết về F/A-50
    F/A-50 có tốc độ tối đa khoảng Mach 1,5 (1.770km/h), tốc độ hành trình tương đương hoặc bằng 1/2 tốc độ âm thanh. Nó được trang bị khả năng không đối không với tên lửa tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại AIM-9 Sidewinder cùng 1 pháo tự động 20mm.
    F/A-50 sẽ hoạt động như một máy bay chiến đấu tạm thời trong Không quân Philippine cho đến khi các phi công nước này có đủ kinh nghiệm trong việc vận hành các máy bay chiến đấu tốc độ cao cũng như chờ đến khi nước này có đủ kinh phí để mua các tiêm kích có nhiều năng lực hơn.
    Thiết kế của F/A-50 phần lớn bắt nguồn từ F-16, hai loại máy bay này có nhiều điểm tương đồng như sử dụng một động cơ duy nhất, tốc độ, kích thước và tầm hoạt động của vũ khí, mặc dù F/A-50 có phần yếu hơn.
    F/A-50 được vận hành bởi 2 phi công, buồng lái kính chế tạo từ sợi các bon thủy tinh do Hankuk Fiber phát triển cung cấp cho phi công khả năng quan sát rất tốt. Buồng lái kính này có thể chống chịu va đập của các vật có trọng lượng 1,8kg ở tốc độ 720km/h.
    Máy bay này có thể hoạt động ở độ cao 14,6km, khung máy bay được thiết kế với tuổi thọ khoảng 8.000 giờ bay. F/A-50 có tất cả 7 thùng nhiên liệu với 5 ở trong thân và 2 ở hai bên cánh có khả năng chứa 2.655 lít nhiên liệu. Nó có thể mang 3 thùng nhiên liệu bổ sung với dung tích 1.710 lít.
    F/A-50 được trang bị 1 động cơ phản lực F404-102 được sản xuất theo giấy phép tại Samsung Techwin với hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống điều khiển được phát triển chung giữa General Electric và KAI. Với gói nâng cấp mới này, F/A-50 của Philippine sẽ có sức mạnh chiến đấu không thua kém các chiến đấu cơ hiện đại.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thái Lan tậu 2 siêu pháo phản lực của Trung Quốc
    (Vũ khí) - Quân đội Thái Lan đang xem xét khả năng mua 2 loại pháo phản lực phóng loạt đa nòng mới do Trung Quốc sản xuất
    Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review nói rằng, gần như chắc chắn Quân đội Thái Lan sẽ nhập khẩu 2 loại pháo phản lực WS-1B và WS-32 từ Trung Quốc. Các hệ thống pháo này sẽ được đổi tên thành phiên bản xuất khẩu lần lượt là DTI-1 và DTI-1G, tương ứng với khả năng tấn công mục tiêu ở cự li xa 180km và 150km.
    Kanwa lưu ý rằng, để bổ sung cho 2 hệ thống pháo phản lực này, Quân đội Thái Lan cũng sẽ ký thêm một hợp đồng với Trung Quốc để cho phép họ kết nối với hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống định vị này sẽ đảm bảo độ chính xác khi tấn công mục tiêu cho 2 hệ thống pháo TDI-1 và TDI-1G trong vòng bán kính 50m.
    [​IMG]
    WS-1 là loại pháo phản lực cơ động với 4 ống phóng cỡ nòng 302mm, đạt tầm bắn xa lên tới 150km.
    Theo Kanwa, ban đầu Quân đội Thái Lan lên kế hoạch sẽ lắp ráp 6 hệ thống pháo phản lực phóng loạt DTI-1G ở trong nước theo giấy phép mua lại của Bắc Kinh. Nhưng sau đó Băng Cốc đã quyết định mua trực tiếp một loại DTI-1 từ Trung Quốc, còn lại sẽ lắp ráp và mua trực tiếp hệ thống pháp DTI-1G theo tỉ lệ 50/50 (3 lắp ráp trong nước và 3 nhận bàn giao từ Trung Quốc).
    Còn theo báo Jane’s của Anh, quân đội Thái Lan và Viện công nghệ quốc phòng (DTI) đã ký biên bản ghi nhớ phát triển các hệ thống pháo phản lực bắn loạt lớp DTi. Nền tảng sản xuất sẽ là hệ thống pháo WS-1 của Trung Quốc đường kính 302 mili, được Thái Lan mua lại công nghệ vào năm 2012 với giá 1,5 tỷ baht (50,5 triệu USD).
    Trong khuôn khổ dự án Dti, Thái Lan hoạch định sản xuất hai hệ thống pháo bắn loạt là DTi-1 và DTi-1G, với các tên lửa không điều khiển và điều khiển. Sản xuất DTi-1 sẽ được triển khai vào cuối của 2013 đầu năm 2014, hệ thống DTi-1G xuất hiện không sớm hơn năm 2017. Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt phân bổ kinh phí cho các dự án này mặc dù chưa có thông tin về hoạt động giải ngân.
    • Thái
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines mua lá chắn tên lửa cho tên lửa bờ biển
    7:22 PM, 01/04/2014, Views: 0 | By Nam Xương
    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét khả năng mua các biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không Mỹ MIM-23 HAWK (Homing All the Way Killer).
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 HAWK
    Mục đích mua HAWK là để bảo vệ hệ thống tên lửa bờ biển (sẽ mua trong một cuộc thầu riêng) chống các mối đe dọa đường không.

    Tháng 12/2013, Bộ Quốc phòng Philippines đã công bố ý định mua một hệ thống tên lửa bờ biển trị giá 6,5 tỷ peso (gần 150 triệu USD). Hệ thống này có thể được mua sắm trong khuôn khổ một cuộc thầu với số hãng dự thầu hạn chế.

    Theo dự án này, quân đội Philippines dự định mua sắm 12 bệ phóng tên lửa chống hạm, radar phát hiện mục tiêu, các phương tiện điều khiển và trang thiết bị bổ trợ.

    HAWK là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung được Mỹ phát triển trong thập kỷ 1960, cho phép đánh chặn mục tiêu ở tầm 1,5-40 km và độ cao đến 17,5 km. Hệ thống được phát triển để tiêu diệt máy bay, nhưng sau đó được cải tiến để có thể đánh chặn tên lửa đang bay. HAWK liên tục được hiện đại hóa và hiện vẫn tồn tại trong trang bị của nhiều nước.

    Israel là một trong số các nước đang sử dụng HAWK, đã nâng cấp hệ thống lên chuẩn Phase 2 khi tích hợp thêm vào hệ thống một hệ thống truyền hình phát hiện mục tiêu, cho phép phát hiện mục tiêu ở tầm 30-40 km và nhận dạng mục tiêu ở cự ly 17-25 km, độ cao đánh chặn tăng lên đến 24 km
    Nguồn: Armyrecognition, 31.3, Pacificesentinel, Armstrade, 1.4.2014.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia triển khai tiêm kích Su-27/30 tới Biển Đông?
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Indonesia dự định điều tiêm kích hạng nặng Su-27/30 tới các căn cứ không quân trên khu vực Biển Đông.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly cho hay, Không quân Indonesia đang có kế hoạch thông qua việc nâng cấp căn cứ không quân tại Ranai trên đảo Riau để có thể triển khai máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 tại đây.
    Tướng Hải quân Indonesia Andri Gandy cho biết, công tác nâng cấp hiện đã hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt đèn đường băng, đèn đường lăn và hệ thống radar. Không quân Indonesia còn có kế hoạch kéo dài đường băng, hiện nơi này này chỉ dài 2,5 km.
    Các trang bị mới tại căn cứ này còn bao gồm khu chứa máy bay triển khai tại phía Tây căn cứ không quân. Mục tiêu lâu dài của Indonesia là triển hai 1 trung đội máy bay chiến đấu Sukhoi lâu dài tại quần đảo Riau nằm trong khu vực Biển Đông.
    “Ngoài ra, Jakarta dự kiến cũng sẽ điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E Apache tới quần đảo Natuna”, Janes’ dẫn lời tướng Budiman - tư lệnh Lục quân Indonesia.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27SK của Không quân Indonesia.
    Được biết, đảo Riau và quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau (Indonesia), phía nam Biển Đông, giáp với các vùng biển thuộc Việt Nam, Brunei và Malaysia.
    Mặc dù, Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông, nhưng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chồng lấn một phần vùng biển của quần đảo Natuna.
    Tạp chí Jane’s nhận định việc Indonesia tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo ở Biển Đông là một biện pháp nhằm đối phó với tình hình bất ổn tại vùng biển này.
    Indonesia đang chờ 8 chiếc AH-64E Apache mà đảo quốc này đặt mua của Mỹ vào năm 2013, với tổng trị giá 500 triệu USD.
    Theo tướng Budiman, mặc dù số trực thăng tấn công nói trên sẽ được giao vào năm 2017, nhưng quân đội Indonesia đã tiến hành huấn luyện phi công.
    “Ngoài 4 chiếc Apache được phái đến quần đảo Natuna, 4 chiếc còn lại sẽ đồn trú tại một địa điểm bí mật ở Jakarta”, Jane’s cho biết.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Israel thắng thầu bán pháo tự hành 155mm cho Philippines
    (Vũ khí) - Quân đội Phillipines vừa quyết định chi 8,2 triệu USD để mua 12 hệ thống pháo tự hành 155mm tiên tiến của Israel.
    [​IMG]
    Pháo tự hành 155mm ATHOS 2000 có Israel đạt tầm bắn xa lên tới 41km.
    Công ty Elbit Systems của Israel vừa tuyên bố giành chiến thắng trong một gói thầu cung cấp cho Quân đội Philippines 12 hệ thống pháo tự hành 155mm với trị giá 8,2 triệu USD.
    "Elbit Systems đã đề xuất mức giá 8,2 triệu USD cho 12 hệ thống pháo tự hành 155mm, bao gồm cả các phụ tùng và đạn dược kèm theo", một nguồn tin từ Quân đội Phillipines tiết lộ hôm 28/3.
    Được biết, đề xuất pháo tự hành ATHOS của Elbit đã chính thức chiến thắng trước một đối thủ cạnh tranh của công ty Bosnian sau khi chứng tỏ được khả năng tác chiến hiệu suất cao cũng như giá cả hợp lý trước Quân đội Phillippines.
    Loại pháo tự hành được Philippines lựa chọn là pháo 155mm ATHOS 2000 do công ty Soltam Systems (thuộc Elbit Systems) phát triển. ATHOS 2000 thuộc loại pháo tầm xa, có thể đạt tầm bắn lên tới 41km và được thiết kế tối ưu cho khả năng cơ động, được tích hợp các hệ thống máy tính đầy đủ, hoạt động tự động.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ngư lôi của tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh cỡ nào?
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị ngư lôi tự dẫn chống tàu mặt nước, tàu ngầm đạt tầm phóng lên tới vài chục km, khó đánh chặn.
    Trong bản báo cáo tình hình mua sắm vũ khí của Viện Nghiên cứu Vấn đề Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), xuất bản ngày 30/3/2014 đã tiết lộ một số thông tin về nhập khẩu vũ khí Việt Nam trong các năm vừa qua.
    Theo đó, năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Canada mua tổng cộng 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter và trong giai đoạn 2012-2013 đã nhận được 3 chiếc. Năm 2012, Việt Nam đã mua 1 bộ radar EL/M-2088 AD-STAR của Israel với tổng trị giá 33 triệu USD và cũng nhận vào năm ngoái. Ngoài ra Việt Nam đã nhận bàn giao toàn bộ 4 hệ thống trinh sát điện từ phát hiện máy bay tàng hình Kolchuga từ Ukraine trong năm 2013.
    [​IMG]
    Khoang phóng ngư lôi trên tàu ngầm Kilo Project 877EKM của Ấn Độ.
    Đặc biệt, báo cáo cũng cung cấp một số thông tin về trang bị vũ khí cho 6 tàu ngầm Kilo Project 636 mà Việt Nam mua của Nga. Theo SIPRI, năm 2009, cùng với thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 80 quả ngư lôi chống hạm nổi 56-65 và 80 quả ngư lôi chống tàu ngầm/hạm nổi TEST-71. Tính đến năm 2013, mỗi loại ngư lôi Việt Nam đã nhận được 13 quả để trang bị cho 2 tàu ngầm Kilo mới nhận gồm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
    Về tính năng kỹ thuật 2 loại ngư lôi, 53-65 (NATO định danh là ET-80) là mẫu ngư lôi có tính năng tự động dò tìm sóng chấn động để tìm - diệt tàu mặt nước do Liên xô thiết kế từ năm 1965 nhưng tới hiện nay vẫn là vũ khí tiêu chuẩn trên tàu ngầm Nga cùng nhiều nước khác.
    [​IMG]
    Ngư lôi chống hạm nổi 53-65.
    Ngư lôi 53-65 có đường kính 533mm, nặng hơn 2 tấn, dài tới 7,94m, đạt tầm bắn hiệu quả 12km với tốc độ bơi 68,5 hải lý/h hoặc 22km với tốc độ kinh tế 44 hải lý/h, lắp đầu nổ nặng 300kg.
    Loại ngư lôi này sử dụng động cơ đẩy tua bin với nhiên liệu dầu hỏa trộn hydro. Thay vì dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động thì loại ngư lôi này được thiết kế để dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước. Nhưng cũng giống với bất kỳ loại ngư lôi dò tìm bằng sóng âm khác nó không phân biệt được đâu là mục tiêu chính trong hạm đội nên sẽ đâm vào bất cứ con tàu nào đang di chuyển gần nhất. Hiện tại chưa có cơ chế đánh lạc hướng loại dò tìm này nên nó rất hữu hiệu khi dùng để tìm và diệt tàu.
    Về phần TEST-71, đây là loại ngư lôi sử dụng để tấn công tàu mặt nước, tàu ngầm, trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm với kết hợp hệ thống dây dẫn. TEST-71 có đường kính 533mm, dài 8,2m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm phóng 20k, độ sâu 400m.
    [​IMG]
    Ngư lôi chống tàu ngầm, hạm nổi TEST-71.
    Ngoài ngư lôi, trong năm 2013, Việt Nam đã nhận bàn giao từ Nga 10 quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E dùng cho hệ thống tấn công đa năng Klub-S trên tàu ngầm Kilo Project 636. Trong các năm tới 40 quả còn lại (ký mua năm 2009 50 quả) có thể được bàn giao cho tới khi Việt Nam nhận được hoàn toàn đủ bộ 6 tàu ngầm.
    Ngoài vũ khí tàu ngầm, Việt Nam cũng đang nhận thêm các hỏa lực hải quân khác đã được ký kết từ nhiều năm trước đó.
    Đối với vũ khí chống tàu mặt nước cho các tàu hộ vệ Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya, giai đoạn 2008-2013, Việt Nam nhận tổng cộng 133/400 quả (theo hợp đồng kỳ năm 2004) tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Giai đoạn 1999-2013, Nga giao 390/400 quả tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1 để trang bị cho các tàu tên lửa nhỏ BSP-500, Molniya.

    Nga nâng cấp tàu tên lửa 'độc nhất' BPS-500 cho Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Cục thiết kế phương Bắc (Nga) đang sửa chữa, đại tu và nâng cấp chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam.
    [​IMG]
    HQ-381 - chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất của Hải quân Việt Nam đang được sửa chữa và nâng cấp.
    BPS-500 - chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ của Nga, sau một thời gian dài phục vụ, bắt đầu được sửa chữa và khôi phục toàn diện để tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.
    Theo hợp đồng với Công ty cổ phần Rosoboronexport, trong năm 2013, Cục thiết kế phương Bắc của Nga đã bắt đầu công việc tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong sửa chữa tái tạo và nâng cấp chiếc tàu tuần tra tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam, thông tin này đã được xác nhận trong báo cáo tài chính năm 2013 của công ty.
    Như vậy, có thể khẳng định chiếc tàu tên lửa duy nhất BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990 đang được đại tu và nâng cấp để có thể khôi phục khả năng hoạt động và sức mạnh chiến đấu mới.
    [​IMG]
    Tàu HQ-381 phóng tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E trong một cuộc diễn tập của Hải quân Việt Nam.
    Cần nhớ lại rằng, KBO 2000 là một dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB), trong dự án này, SPKB đã tham gia thiết kế ra đề án tàu hộ tống tên lửa BPS-500 theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam.
    Chiếc tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên sau đó được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh (có thể là xưởng Ba Son) với sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị, linh kiện phụ tùng từ Nga. Theo bài báo Jane’s đăng tháng 3/1999 thì khi đó BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và đang trải qua thử nghiệm trên biển.
    Tuy nhiên, sau khi đóng xong chiếc tàu BPS-500 đầu tiên, Việt Nam đã dừng hẳn chương trình đóng tàu này, nguyên nhân được một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho là thiết kế của BPS-500 đã lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu mà Việt Nam đề ra hoặc không thể so sánh được với khả năng của lớp tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya nên dự án đã bị hủy bỏ. Chiếc BPS-500 duy nhất được đóng và đang phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân mang số hiệu HQ-381.
    Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
    Hệ thống điện tử trên tàu có radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.
    Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm.
    [​IMG]
    Biến thể hiện đại hóa tàu tên lửa BPS-500 do viện thiết kế Severnoe (Nga) giới thiệu gần đây.
    Cần lưu ý rằng, viện thiết kế Severnoe của Nga gần đây cũng vừa giới thiệu biến thể mới của tàu hộ tống BPS-500 với cấu hình vũ khí mạnh hơn so với tàu HQ-381 của Hải quân Việt Nam. Theo đó, biến thể tàu mới được trang bị pháo hạm A-190E cỡ nòng 100 mm thay vì pháo hạm AK-176 mm và được trang bị hệ thống chống ngầm phóng ngư lôi Paket-E (hệ thống ngư lôi mới và hiện đại nhất của hải quân Nga). Với các cải tiến này, biến thể tàu hộ tống BPS-500 mới sẽ có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn thay vì chỉ có chức năng chống tàu nổi.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khám phá khinh hạm hàng đầu Đông Nam Á của Myanmar
    Thứ bảy 05/04/2014 08:33
    ANTĐ - Trong 3 ngày cuối tháng 3 vừa qua, Myanmar đã hạ thủy và đưa vào biên chế cho hải quân 2 chiếc khinh hạm tàng hình mang tên lửa điều khiển thuộc loại mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
    Ngày 31-3, hải quân Myanmar đã chính thức biên chế hoạt động chiếc khinh hạm tàng hình lớp Aung Zeya thứ 2 mang số hiệu F-12 UMS Kyansitthar, tại căn cứ hải quân Thanlyin ở gần Yangon. Buổi lễ hạ thủy được chủ trì bởi phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Myanmar là Đại tướng Soe Win, và tư lệnh hải quân - Đô đốc Thura Thet Swe.
    Lễ biên chế này là một cột mốc quan trọng trong chương trình đóng tàu nội địa đang phát triển rất nhanh của hải quân nước này, nhằm nỗ lực hướng tới phát triển khả năng tác chiến xa bờ để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và nguồn lợi năng lượng ngoài khơi của họ.
    Trước đó, ngày 29-3, hải quân Myanmar cũng đã hạ thủy chiếc khinh hạm tàng hình thứ 3 mang tên UMS Sin Phyu Shin, số hiệu F-14. Cả hai chiếc khinh hạm này đều được đóng tại nhà máy đóng tàu hải quân Thilawa, với sự hỗ trợ tích cực về kỹ thuật và công nghệ từ phía Trung Quốc.
    Khinh hạm F-14 sử dụng vỏ tàu và động cơ đẩy, cũng như kế thừa công nghệ tàng hình của khinh hạm F-12. Trong khi F-12 sử dụng các hệ thống vũ khí của cả Nga và Trung Quốc thì khinh hạm F-14 chủ yếu sử dụng các hệ thống vũ khí Trung Quốc, ngoại trừ một số hệ thống cảm biến.
    [​IMG]

    Khinh hạm tàng hình thứ 3 mang tên UMS Sin Phyu Shin, số hiệu F-14

    Lớp tàu Aung Zeya có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn, dài 108m, tốc độ tối đa 56km/giờ và tầm hoạt động trên 6.100km. Tàu được trang bị tên lửa đối hạm C-602 có tầm bắn 280 km, một nhà chứa máy bay trực thăng ở phía sau và một bãi đáp cho một chiếc trực thăng Ka-28-A hoặc Z-9.
    Hiện có thông tin cho rằng, khinh hạm F-14 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ phòng không, và sẽ được trang bị radar Type 346 và các hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc.
    Nếu được trang bị các hệ thống vũ khí như kể trên, thì khinh hạm F-14 của hải quân Myanmar sẽ soán ngôi lớp khinh hạm Formidable của Singapore và trở thành mẫu khinh hạm hiện đại nhất và mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
    Tuy nhiên, điều này là không thực tế bởi lớp tàu này có lượng giãn nước quá nhỏ, các tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa thường được trang bị trên các tàu khu trục phòng không có lượng giãn nước tầm 6.000 tấn trở lên, chứ không phải là các tàu hộ vệ hạng trung như lớp Aung Zeya.
    Hơn nữa, tàu hộ vệ mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc thuộc lớp 054A có lượng giãn nước tới 4.000 tấn cũng mới chỉ được trang bị các hệ thống phòng không tầm trung HHQ-16. Nếu được trang bị HHQ-9, tàu hộ vệ của Myanmar còn mạnh hơn cả tàu khu trục phòng không chính hiệu thuộc các Type 051/051B và 052/052B của chính Trung Quốc.
    [​IMG]

    Khinh hạm tàng hình lớp Aung Zeya thứ 2 mang số hiệu F-12 UMS Kyansitthar

    Theo kế hoạch, chiếc khinh hạm F-14 sẽ được biên chế cho hải quân Myanmar vào năm 2015 và chiếc thứ 4 (F-15), đã được khởi đóng từ cuối năm 2013, sẽ được biên chế trong năm 2016.
    Myanmar có kế hoạch sẽ đóng tổng số 6 chiếc khinh hạm tàng hình lớp Aung Zeya và 4 chiếc khinh hạm lớp Aung Zeya cải tiến (dài 122m) tại nhà máy đóng tàu hải quân Thilawa. Ngoài ra, hải quân Myanmar còn đang vận hành 2 chiếc khinh hạm hạng nhẹ F-771 và F-772.
    Theo trang mạng Chinamil của Trung Quốc, với sự xuất hiện của lớp tàu hộ vệ này, sức mạnh của lực lượng hải quân Myanmar sẽ được cải thiện đáng kể và trở thành một thế lực mới tại khu vực Đông Nam Á.
    Báo chí Trung Quốc đặc biệt coi trọng sự hợp tác về công nghệ quốc phòng với Myanmar và khẳng định sự hợp tác này sẽ giúp Myanmar có thể bảo đảm tự sản xuất được những khí tài quân sự hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện tại hóa quốc phòng của nước này.
  9. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Hàng đầu mới vãi lái :D
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia hâm nóng cuộc đua chiến hạm tàng hình trên biển Đông
    Chủ nhật 06/04/2014 17:36
    ANTĐ - Ngày 4-4, Tập đoàn công nghiệp nặng Boustead (BHIC) của Malaysia cho biết, họ dự kiến sẽ chế tạo chiếc tàu chiến tuần duyên tàng hình đầu tiên vào đầu năm 2015, để biên chế cho hải quân vào năm 2017-2018.
    Để tăng cường sức mạnh cho hải quân, năm 2013, Bộ quốc phòng Malaysia đã tuyên bố, đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind, do tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp chế tạo cho chương trình Tàu chiến tuần duyên (LCS) của nước này. Giá trị mỗi chiếc khinh hạm tàng hình này khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD.
    Ông Tan Sri Ahmad Ramli Mohd Nor, giám đốc điều hành BHIC, cho rằng chương trình tàu LCS của Malaysia đang được tiến hành nhanh hơn kế hoạch và công việc thực tế tại nhà máy đóng tàu ở Lumut, Perak của tập đoàn, dự kiến sẽ bắt đầu ngay khi hợp đồng dự án LCS được ký kết.
    “Chúng tôi đã thực hiện được khoảng 35% công việc. Rất nhiều công việc đang được thực hiện trước kế hoạch,” ông nói và cho biết thêm rằng, 80% hợp đồng với các nhà cung cấp trang thiết bị đã được triển khai.
    Hồi tháng 10-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, 6 chiếc tàu LCS mới của Malaysia sẽ bắt đầu được biên chế hoạt động vào năm 2018 và là phương tiện chiến đấu chính của Hải quân Hoàng gia Malaysia trong việc bảo vệ chủ quyền và các vùng biển của nước này.
    [​IMG]

    Các khinh hạm lớp Gowind có hỏa lực mạnh và thiết kế tàng hình tối ưu

    Theo ông Hishammuddin Tun Hussein, 6 chiếc tàu chiến tuần duyên lớp Gowind mà Malaysia đang triển khai chế tạo theo điều khoản đặt mua từ Pháp, sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng kinh tế đặc quyền trên biển của nước này, đặc biệt là tại những khu vực có hoạt động kinh tế cao.
    Khinh hạm lớp Gowind do Cục công nghiệp đóng tàu Pháp thiết kế và do tập đoàn DCNS chế tạo. Các tàu lớp này được thiết kế để có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ như: tuần tiễu ven bờ, chi viện tác chiến, tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.
    Theo kế hoạch, thiết kế của các tàu lớp Gowind thuộc chương trình LCS của Malaysia sẽ lớn hơn các tàu trước đó với dài 111m, chiều rộng 16m và trọng lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, sử dụng động cơ MTU.
    Theo giám đốc phụ trách quốc phòng và an ninh BHIC Anuar Murad tại Triển lãm hải quân và không quân quốc tế Langkawi (LIMA) 2013, tất cả 6 chiếc khinh hạm lớp Gowind đều sẽ được trang bị pháo hạm 57mm Mark 3 có tháp pháo tàng hình của BAE Systems, hệ thống quản lý chiến đấu SETIS của DCNS, hệ thống kiểm soát hỏa lực sẽ do Tập đoàn Rheinmetall cung cấp.
    [​IMG]

    Khinh hạm tàng hình P275 FS L'Adroit lớp Gowind của hải quân Pháp

    Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không VL MICA, 8 tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block III, hệ thống radar mạng pha SMART-S Mk2, có khả năng "bắt sống" máy bay tàng hình; hệ thống ngắm quang điện/radar TMEO Mk2 - TMX/EO; và hệ thống trinh sát chống ngầm.
    Tàu còn được thiết kế một bãi đáp trực thăng phía đuôi cho một chiếc máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.
    Đặc biệt, Gowind có khả năng tàng hình nhờ thiết kế vỏ tàu có tác dụng làm giảm diện tích phản xạ radar và tản nhiệt động cơ. Ngoài ra, hệ thống radar và cảm ứng được lắp đặt trong một cột thẳng đứng ở giữa tàu giúp tăng góc nhìn lên 360 độ.

Chia sẻ trang này