1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Nga muốn bán "mãnh thú" Pantsir-S1 cho Malaysia
    Thiên Minh - theo Trí Thức Trẻ

    [​IMG]
    Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh: RIA Novosti

    (Soha.vn) - Rosoboronexport hy vọng phía Malaysia sẽ quan tâm hơn tới hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung Buk-M2E, hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1...
    Hãng tin RIA Novosti dẫn thông báo của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport cho biết Malaysia nhiều khả năng sẽ quan tâm tới việc mua các hệ thống phòng không mới nhất của Nga.
    Theo thông báo của Rosoboronexport trước thềm triển lãm vũ khí DSA-2014 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 14-17/4: "Các chuyên gia tại Rosoboronexport kỳ vọng phía Malaysia sẽ quan tâm hơn tới hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung Buk-M2E, hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E/EM và Metis-M1, cũng như các tàu tuần tra lớp Mirazh, Sobol và Mangust"
    Rosoboronexport cho biết sẽ thảo luận các dự án hiện tại và tương lai với đối tác Malaysia trong triển lãm lần này.
    "Sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Malaysia đang phát triển khá sôi động. Nga có triển vọng tốt trong lĩnh vực hàng không, về cơ bản là máy bay chiến đấu đa nhiệm, các loại trực thăng vận tải quân sự, hệ thống phòng không, vũ khí tấn công và tàu tuần tra" - Nikolai Dimidyuk, Giám đốc chương trình Các dự án đặc biệt của Rosoboronexport, dẫn đầu phái đoàn Nga tới tham dự triển lãm DSA-2014 cho biết.
    Thêm vào đó, tại triển lãm DSA năm nay, đại diện Nga sẽ tổ chức một buổi thuyết trình, giới thiệu với các lãnh đạo Malaysia loại trực thăng vận tải/chiến đấu Mi-171Sh. Ngoài ra, sẽ có những cuộc đàm phán giữa 2 bên về hoạt động của một trung tâm sửa chữa và cung cấp dịch vụ cho các máy bay chiến đấu Su-30MKM.
    http://soha.vn/quan-su/nga-muon-ban-manh-thu-pantsir-s1-cho-malaysia-20140414211725454.htm
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Việt Nam trang bị vũ khí hiện đại hàng đầu khu vực
    Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ

    [​IMG]

    (Soha.vn)- "Mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm..."
    Tờ Defense News (Mỹ) có bài viết nhận định phần lớn các nước Đông Nam Á có ngân sách quốc phòng eo hẹp hơn so với những quốc gia láng giềng phía Bắc. Trong khi nhiều quốc gia tại khu vực này đang cố gắng thay thế các trang bị quân sự cũ kĩ của mình thì Việt Nam và Singapore nhìn chung được đánh giá là 2 nước có trang bị tốt và nhiều kế hoạch mở rộng hơn cả.

    Malaysia: Thay đổi kế hoạch mua sắm
    Ngân sách eo hẹp đang buộc Kuala Lumpur thay đổi một số kế hoạch mua sắm đã lên dự định.
    "Nạn nhân của việc thắt chặt chi tiêu quốc phòng là chương trình mua 18 máy bay chiến đấu đa nhiệm. Và Malaysia đang xem xét lựa chọn đi thuê thay vì mua mới 18 máy bay," Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á của Học việc Quốc phòng Úc cho biết.
    Theo ông Tony Beitinger, phó giám đốc phụ trách mảng khảo sát thị trường của công ty phân tích hàng hải AMI International (trụ sở tại Mỹ), một ví dụ khác là việc Malaysia đã chuyển hợp đồng mua tàu chiến tàng hình Gowind của tập đoàn DCNS thành "kế hoạch mua sắm dài hạn do hạn chế ngân sách trong ngắn hạn,"

    [​IMG]
    Tuy nhiên, Hải quân Malaysia được mua sắm các khinh hạm mới thuộc chương trình Tàu tuần tra thế hệ 2 và các lãnh đạo của Malaysia gần đây khẳng định rằng họ cần ít nhất 3 tàu ngầm mới để tăng cường cho đội tàu ngầm gồm 2 tàu Scòrpene của mình.
    Các chương trình hiện đại hoá quân đội của Malysia tập trung vào nhiều trọng tâm lớn hơn là chỉ đối phó với "mối đe doạ từ Trung Quốc," giáo sư Thayer nhận định.
    Trong khi đó, giáo sư Thayer cũng cho biết Malaysia đang tái triển khai các lực lượng hải quân để bảo vệ các giàn khoan dầu và các đảo ở biển Đông (gần đây nhất Malaysia đã thiết lập một đơn vị lính thuỷ đánh bộ tại khu vực này).

    Indonesia: Sắm tàu ngầm
    Theo ông Thayer, Indonesia cũng đang tái triển khai các đơn vị hải quân và không quân nhằm bao quát được các khu vực tranh chấp: đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc cắt ngang qua vùng thềm lục địa của Indonesia và đe doạ đến việc khai thác dầu gần đảo Natuna.
    Trong khi đó, Indonesia đang tăng cường khả năng của mình trong việc tuần tra và giảm sát vùng lãnh hải rộng lớn.
    Indonesia sẽ mua 3 tàu ngầm thông thường Type-209 từ nhà máy đóng tàu DSME, Hàn Quốc.
    "Công ty PT PAL của Indonesia đang hợp tác với DSME trong việc chế tạo tàu ngầm và sẽ đóng chiếc tàu ngầm thứ 3 tại Indonesia nhằm mở ra khả năng đóng 9 tàu ngầm trong nước nằm trong kế hoạch tăng cường đội tàu ngầm," ông Beitinger nói.
    Ông Beitinger cũng cho biết thêm là hiện tại Indonesia đang đặt đóng 3 khinh hạm Sigma 10514 với Damen nằm trong chương trình tàu hộ tống quốc gia. Và đồng thời Indonesia đang xây dựng 3 lớp tàu tấn công nhanh nhằm bảo vệ vùng biển ven bờ.
    Vào năm 2003 và 2007 Indoneisa đặt mua máy bay Su-27 và Su-30MK2 từ Nga, Indonesia còn mua lại 24 máy bay F-16 cũ của Mỹ và số F-16 này sẽ được biên chế tại căn cứ không quân ở Pekanbaru (nơi hiện tại đang được biên chế máy bay chiến đấu hạng nhẹ Hawk 109/209), ông Thayer cho biết.
    "Nhiều công việc đã được hoàn thành tại căn cữ không quân Ranai, bao gồm việc lắp đèn tại đường băng, đường lăn và lắp đặt ra đa. Đường băng sẽ được mở rộng và nhà chứa máy bay sẽ được xây mới," ông Thayer cho biết thêm.

    Philippines: Mục tiêu khiêm tốn
    Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), vốn đang vật lộn với kho vũ khí lỗi thời, có các mục tiêu ngắn hạn khiêm tốn.
    "Bất kỳ nỗ lực hiện đại hoá nào cũng nhằm cải thiện tổng thể AFP hơn là tập trung vào bất kỳ đối thủ cụ thể nào," ông Dean Cheng, một chuyên gia nghiên cứu về quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage (trụ sở tại Washington) cho biết.
    Kể từ năm 2012, Manila đã chi khoảng 41,2 tỷ Peso (tương đương 920 triệu USD) cho 36 dự án hiện đại quân đội. Khoảng 40 tỷ Peso đã được thông qua cho đến năm 2017.
    Vào tháng 3, Tổng thống Benigno Aquino đã công bố kế hoạch mua sắm nhiều loại vũ khí trong đó có 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc, 8 máy bay trực thăng Bell 412 của Canada, 2-3 máy bay trực thăng chống ngầm. Giáo sư Thayer nhận định các máy bay này sẽ làm sống lại các phi đội chiến đấu bj giải tán nhiều năm trước, ông Thayer cho biết.
    Philippines đồng thời cũng công bố mở thầu mua 2 khinh hạm được trang bị các loại vũ khí chống hạm. Các tàu này sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra xung quanh quần đảo Philippines và biển Đông nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
    Giáo sư Thayer cho biết hiện tại Philippines cũng đang cân nhắc việc mua 1 tàu ngầm.

    Singapore: Nhà vô địch trong khu vực
    Singapore là quốc gia sở hữu lực lượng quân đội đáng kể nhất ở Đông Nam Á, thực lực quân đội của Singapore có thể so sánh với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
    Giống như các quốc gia trên, Singapore sở hữu nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 4 và đang quan tâm đến các máy bay F-35 thế hệ 5. Singapore lên kế hoạch nâng cấp phi đội F-16 của mình và trì hoãn việc mua các máy bay F-35B do các vấn đề về ngân sách và mối quan ngại về chương trình phát triển F-35.
    Chiến lược của Singapore là ngăn chặn và tấn công đối phương tầm xa bằng đường hàng không, tàu mặt nước và tàu ngầm. Các máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không của nước này có thể chỉ đạo các cuộc không kích ở khoảng cách đáng kể và khả năng này sẽ được nâng cao với việc Singapore mua các máy bay tiếp dầu trên không A330, ông Thayer cho biết.
    Ông Beitinger cho biết Singapore cũng vừa công bố việc nước này đặt mua tàu ngầm Type 218SG của Đức và kế hoạch phát triển các tàu đổ bộ có thể mang theo máy bay F-35B.
    "Việc mua sắm tàu ngầm nằm trong kế hoạch thay thế các tàu ngầm Chalenger của nước này. Singapore cũng cần thay thế các tàu lớp Fearless và mua các tàu tiếp dầu nhằm hỗ trợ các hoạt động trên biển," ông nói.

    Thái Lan: Thắt chặt ngân sách
    Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tiếp tục nỗ lực nhằm thay thế các tàu chiến cũ bằng các khinh hạm DW3000H mua của DSME, Hàn Quốc. Đồng thời Hải quân Thái Lan cũng lên kế hoạch mua tàu đổ bộ lớn Endurance thứ 2.
    Ông Beitinger cho biết việc thắt chặt ngân sách đã ngăn cản mong muốn của lãnh đạo chính phủ và Hải quân Thái Lan về việc mua tàu ngầm diesel-điện. Bản đề xuất về việc mua các tàu ngầm Type-206A cũ của Đức không bao giờ trở thành hiện thực.

    Việt Nam: Cảnh giác trước Trung Quốc
    Giáo sư Thayer nhận định Việt Nam đang trên con đường hiện đại hoá hạm đội tàu chiến để tiến hành chiến lược "chống tiếp cận".
    Chuyên gia Dean Cheng cho rằng việc nâng cấp hạm đội tàu chiến của Việt Nam bắt đầu vào năm 2009 nhằm phản ứng với việc bành trướng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Theo ông Cheng, mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng gồm: máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm, khinh hạm tàng hình và tàu ngầm thông thường.

    [​IMG]
    Ông Beitinger cho biết Hải quân Nhân dân Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo, các khinh hạm tàng hình Gepard, tàu hộ tống Sigma 9814. Đồng thời, theo ông Beitinger, Hải quân Việt Nam còn có ý định mua các máy bay tuần tra biển (có thể mua các máy bay P-3 cũ).
    Trong khi đó lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị các tàu tuần tra xa bờ DN2000.
    Ông Cheng cho biết Việt Nam đang tiếp tục mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 trang bị tên lửa chống hạm bổ sung cho phi đội gồm 24 chiếc Su-30MK2, 11 Su-27. Việt Nam cũng đã mua các hệ thống phòng không S-300PMU1 và đang đàm phán mua các hệ thống S-300PMU2. Ông Cheng nhận định việc hiện đại hoá hệ thống phòng không của Việt Nam bắt đầu từ trước khi có căng thẳng Việt-Trung gần đây nhưng việc mở rộng mua sắm cho thấy mối quan ngại càng tăng với việc hiện đại hoá của không quân Trung Quốc.
    "Một điều quan trọng nữa là Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng cho máy bay và tàu chiến do Nga chế tạo. Điều này không chỉ cải thiện vấn đề chậm trễ trong việc cung cấp thiết bị bổ sung của Nga mà còn có thể cải thiện khả năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hoạt động nếu có xung đột xảy ra," ông Cheng nói.

    Xem thêm: Dàn vũ khí hiện đại bảo vệ Tổ quốc của Hải - Lục - Không quân Việt Nam.

    http://soha.vn/quan-su/bao-my-viet-...en-dai-hang-dau-khu-vuc-20140414124229989.htm
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga được “ưu ái” tham gia nâng cấp hệ thống phòng không VN
    (Kienthuc.net.vn) - Đấy là thông tin được chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko tiết lộ khi bình luận về hợp tác kỹ thuật quân Nga – Việt Nam trong những năm qua.
    Theo Đài tiếng nói nước Nga, ngày 14/4, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đã khai mạc kỳ kế tiếp Triển lãm quốc tế Công nghiệp Quốc phòng châu Á. Họat động này được tổ chức 2 năm một lần với sự bảo trợ của cơ quan quốc phòng, cảnh sát Malaysia và là một trong số triển lãm vũ khí lớn nhất thế giới.
    Nga là thành viên tích cực của triển lãm uy tín này, bởi những khách mua hàng lớn nhất của ngành vũ khí Nga trong giai đoạn 2013-2016 chính là các quốc gia châu Á: Ấn Độ, Iraq và Việt Nam - như thông báo của ông Igor Korotchenko Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới. Đánh chú ý là tỷ lệ của Việt Nam trong cán cân tổng thể nhập khẩu vũ khí Nga ở giai đoạn này sẽ là 9 %, tức là tăng gần gấp đôi so với khoảng thời gian bảy năm về trước.
    [​IMG]
    Nga đã cung cấp cho Việt Nam hàng chục tiêm kích đa năng Su-30MK2 giúp bảo vệ vững chắc biển đảo Tổ quốc Việt Nam.
    Chuyên viên Igor Korotchenko nêu đánh giá: “Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga trong lĩnh vực xuất khẩu kỹ thuật-quân sự và vũ khí. Hiện nay đang ghi nhận sự gia tăng liên tục năng động từ tất cả các tiếp xúc, tạo đà ký kết thêm nhiều thỏa thuận mới để nước đối tác nhận được những vũ khí hạng nhất từ Nga. Đây là điểm cực kỳ quan trọng trong tình hình hiện nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi ngày càng nóng lên cuộc tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực vì lãnh thổ thềm lục địa hàm chứa hydrocarbon và vùng biển đảo phong phú tài nguyên. Nguồn vũ khí cung cấp từ Nga là yếu tố hệ trọng giúp Việt Nam vững tin khi đối phó với bất kỳ diễn biến sự kiện nào”.
    Nhờ những hợp đồng ký với Nga, Việt Nam đã nhận được 2 tổ hợp tên lửa cơ động bảo vệ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị tên lửa hành trình P-800 Yakhont có khả năng đảm bảo quốc phòng cho 600 km bờ biển và kiểm soát vùng biển 200.000 km vuông.
    Ngoài ra, hai tàu tên lửa Molniya mà Nga bàn giao cho Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh chất lượng tốt, tạo cơ sở để phía Việt Nam ký hợp đồng với Nga về sản xuất trong nội địa với giấy phép Nga thêm 10 chiếc tàu như vậy. Bên cạnh đó, Việt Nam đã mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 từ nhà máy AM Gorky, Nga. Hai chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt hàng chế tạo tại Nga đã được chuyển cho Hải quân Việt Nam trong năm 2013-2014.
    [​IMG]
    Việt Nam đang mua thêm 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9.
    Xét trang bị lực lượng không quân, trực thăng Nga chiếm tới 90% tổng số trực thăng trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Đối với đơn vị không quân chiến đấu, Việt Nam đã nhận được từ Nga hàng chục máy bay chiến đấu Su-30MK2 và đang tiếp tục mua thêm. Những chiếc tiêm kích đa năng này đủ sức không những tiêu diệt các mục tiêu trên không mà còn xóa sổ cả những mục tiêu trên đất liền và mặt biển.
    Ông Igor Korotchenko nhận định: “Hợp tác thương mại quân sự-kỹ thuật của Nga và Việt Nam có triển vọng tốt đẹp và rõ ràng. Bởi việc mua một số hệ thống vũ khí riêng biệt cũng đồng nghĩa là cơ sở cho những hợp đồng mới . Ví dụ, việc mua tàu ngầm là cơ hội để nghĩ tới hệ thống trang bị cho căn cứ và phương tiện bảo vệ, bố phòng dành cho những điểm neo đậu tàu ngầm. Suy nghĩ cả về thành lập trung tâm liên lạc, đảm bảo truyền đạt mệnh lệnh chỉ huy đến tàu thuyền đang trên hành trình tuần tra chiến đấu…”.
    [​IMG]
    Nga dành được sự ưu ái đặc biệt từ phía Việt Nam để tham gia vào hiện đại hóa lực lượng phòng không.
    Theo quan điểm của chuyên viên Korotchenko, Việt Nam đã bắt đầu cuộc cải tổ nghiêm túc với cấu trúc quân sự của nước mình. Trong đó, Việt Nam dành quan tâm đặc biệt cho sự tham gia của Nga vào khâu hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không, do Liên Xô cung cấp trước đây. Bổ sung cùng với hệ thống tên lửa S-300 đã mua của Nga, Việt Nam chăm lo tiếp tục mở rộng khả năng của hệ thống phòng không hiện đại. Đồng thời cũng tăng cường cơ số chiến đấu cơ tối tân. Tất cả những điều đó tạo cơ sở để ký kết các hợp đồng mới giữa Moscow và Hà Nội.
    Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga nhận xét: “Đương nhiên Nga luôn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Đối với bất cứ loại hình vũ khí nào mà Việt Nam quan tâm thì Nga cũng sẽ có phương án quyết định tích cực”.
    Ông Igor Korotchenko tin chắc rằng các mẫu hiện vật của Nga trưng bày tại Triển lãm quốc tế Kuala Lumpur sẽ tạo điều kiện để khách hàng Việt Nam và các nước khác có dịp hiểu rõ hơn về khả năng hợp tác kỹ thuật-quân sự với Liên bang Nga.

    VN sẽ mua thêm hàng loạt vũ khí mới của Nga
    (Quốc phòng) - (Quốc Phòng Việt Nam) - Những năm tới, Việt Nam sẽ vẫn là khách hàng mua nhiều vũ khí nhất của Nga trong khu vực Đông Nam Á.
    Trong khuôn khổ khai mạc triển lãm quốc phòng Defence Services Asia (DSA) lần thứ 14 diễn ra ở thủ đô Kuala Lumper (Malaysia) từ ngày 14 - 17/4, Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới, ông Igor Korotchenko vừa có bài phân tích và đánh giá về vị trí và triển vọng của Việt Nam trong cán cân thương mại quốc phòng với Nga trong giai đoạn 2013 - 2017.
    Theo ông Korotchenko, trong giai đoạn này, tỷ lệ của Việt Nam trong cán cân tổng thể nhập khẩu vũ khí Nga sẽ là 9 %, tức là tăng gần gấp đôi so với khoảng thời gian bảy năm về trước.
    Chuyên viên Igor Korotchenko nêu đánh giá: “Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga trong lĩnh vực xuất khẩu kỹ thuật-quân sự và vũ khí. Hiện nay đang ghi nhận sự gia tăng liên tục năng động từ tất cả các tiếp xúc, tạo đà ký kết thêm nhiều thỏa thuận mới để nước đối tác nhận được những vũ khí hạng nhất từ Nga. Đây là điểm cực kỳ quan trọng trong tình hình hiện nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi ngày càng nóng lên cuộc tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực vì lãnh thổ thềm lục địa hàm chứa hydrocarbon và vùng biển đảo phong phú tài nguyên. Nguồn vũ khí cung cấp từ Nga là yếu tố hệ trọng giúp Việt Nam vững tin khi đối phó với bất kỳ diễn biến sự kiện nào”.
    [​IMG]
    Việc đặt mua và trang bị các tàu ngầm Kilo là một ví dụ điển hình để Việt Nam tiếp tục mua thêm các hệ thống vũ khí và thiết bị phòng thủ khác cho Hạm đội tàu ngầm hiện đại trong tương lai.
    Nhờ những hợp đồng ký với Nga, Việt Nam đã nhận được hai tổ hợp tên lửa cơ động bảo vệ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình tự dẫn đường Yakhont (đạt tầm bắn xa 300km ở tốc độ siêu âm) có khả năng đảm bảo quốc phòng cho 600 km bờ biển và kiểm soát vùng biển 200.000 km2. Hai tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya mà Nga bàn giao cho Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh chất lượng tốt, tạo cơ sở để phía Việt Nam ký hợp đồng với Nga về sản xuất trong nội địa với giấy phép của Nga thêm 10 chiếc tàu như vậy. Sắp tới, Hải quân Việt Nam cũng sẽ tăng gấp đôi số lượng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga cung cấp, mà trên bong tàu dự trù cơ sở đậu cho máy bay trực thăng. Cũng cần nói thêm, các máy bay trực thăng Nga chiếm 90% tổng cơ số loại trang bị này của QĐND Việt Nam.
    Việt Nam đã nhận được từ Nga hàng chục máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 và Su-30. Những chiếc chiến đấu cơ đa năng này đủ sức không những tiêu diệt các mục tiêu trên không mà còn xóa sổ cả những đối tượng trên đất liền và mặt biển. Hai chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636.1 Kilo mà Việt Nam đặt hàng chế tạo tại Nga đã được kết cấu vào hệ trang bị phục vụ Hải quân Việt Nam.
    Ông Igor Korotchenko nhận định: “Hợp tác thương mại quân sự-kỹ thuật của Nga và Việt Nam có triển vọng tốt đẹp và rõ ràng. Bởi việc mua một số hệ thống vũ khí riêng biệt cũng đồng nghĩa là cơ sở cho những hợp đồng mới . Ví dụ, việc mua tàu ngầm là cơ hội để nghĩ tới hệ thống trang bị cho căn cứ và phương tiện bảo vệ, bố phòng dành cho những điểm neo đậu tàu ngầm. Suy nghĩ cả về thành lập trung tâm liên lạc, đảm bảo truyền đạt mệnh lệnh chỉ huy đến tàu thuyền đang trên hành trình tuần tra chiến đấu…”.
    Theo quan điểm của chuyên viên Korotchenko, Việt Nam đã bắt đầu cuộc cải tổ nghiêm túc với cấu trúc quân sự của nước mình. Trong đó, Việt Nam dành quan tâm đặc biệt cho sự tham gia của Nga vào khâu hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không, do Liên Xô cung cấp trước đây. Bổ sung cùng với hệ thống tên lửa chống máy bay "S -300" đã mua của Nga, Việt Nam chăm lo tiếp tục mở rộng khả năng của hệ thống phòng không hiện đại. Đồng thời cũng tăng cường cơ số chiến đấu cơ tối tân. Tất cả những điều đó tạo cơ sở để ký kết các hợp đồng mới giữa Moscow và Hà Nội.
    Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga nhận xét: “Đương nhiên Nga luôn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Đối với bất cứ loại hình vũ khí nào mà Việt Nam quan tâm thì Nga cũng sẽ có phưong án quyết định tích cực”.
    Ông Igor Korotchenko tin chắc rằng các mẫu hiện vật của Nga trưng bày tại Triển lãm quốc tế Kuala Lumpur sẽ tạo điều kiện để khách hàng Việt Nam và các nước khác có dịp hiểu rõ hơn về khả năng hợp tác kỹ thuật-quân sự.
    PVD (theo VOR)
    Vũ khí tối tân của Nga 'đổ bộ' Đông Nam Á
    (Vũ khí) - (Quốc Phòng) - Nga sẽ giới thiệu 477 mô hình vũ khí và trang thiết bị quân sự tại triển lãm quốc phòng DSA đang diễn ra ở Malaysia.
    Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng DSA 2014 vừa diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur ở Malaysia, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga sẽ thảo luận với nước chủ nhà về hàng loạt các dự án cung cấp vũ khí triển vọng trong tương lai.
    Cụ thể, Giám đốc trọng trách về xuất khẩu của tập đoàn Nga "Rosoboronexport" ông Nikolai Dimidyuk nói với hãng tin ITAR-TASS rằng, Nga sẽ giới thiệu mẫu cải tiến của chiến đấu cơ Su-30MKM tại cuộc đấu thầu mà Bộ Quốc phòng Malaysia dự kiến tổ chức để mua máy bay tiêm kích đa năng.
    [​IMG]
    Hàng loạt những thiết kế vũ khí mới, hiện đại của Nga đang được giới thiệu tới các khách hàng Đông Nam Á.
    Theo lời ông Dimitduyk, Bộ Quốc phòng Malaysia có kế hoạch công bố đấu thầu về việc cung cấp 1-2 phi đội máy bay chiến đấu đa năng cho Không quân nước này. Ông Dimidyuk nói rõ rằng diện mạo cuối cùng của mẫu máy bay sẽ được xác lập sau khi nhận yêu cầu chính thức và phân tích các đòi hỏi kỹ thuật của hồ sơ dự thầu.
    Tại triển lãm, phía Nga cũng sẽ thảo luận với Malaysia về các vấn đề liên quan đến các hợp đồng quân sự hiện tại, vì lợi ích của lực lượng vũ trang Malaysia, bao gồm cả việc mở một trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM mà không quân nước này đang sử dụng.
    Ngoài ra, các chuyên gia tại Rosoboronexport kỳ vọng phía Malaysia sẽ quan tâm hơn tới hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung Buk-M2E, hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E/EM và Metis-M1, cũng như các tàu tuần tra lớp Mirazh, Sobol và Mangust.
    "Sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Malaysia đang phát triển khá sôi động. Nga có triển vọng tốt trong lĩnh vực hàng không, về cơ bản là máy bay chiến đấu đa nhiệm, các loại trực thăng vận tải quân sự, hệ thống phòng không, vũ khí tấn công và tàu tuần tra" - ông Dimidyuk cho biết tại triển lãm DSA.
    Thêm vào đó, tại triển lãm DSA năm nay, đại diện Nga sẽ tổ chức một buổi thuyết trình, giới thiệu với các lãnh đạo Malaysia loại trực thăng vận tải/chiến đấu Mi-171Sh.
    Triển lãm DSA được coi như một nền tảng, bước đệm để các công ty vũ khí Nga tăng cường sự hiện diện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, tại triển lãm cũng dự kiến diễn ra các cuộc gặp gỡ của các chuyên gia Rosoboronexport với đại diện của quân đội các nước Việt Nam, Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka và các đối tác khác trong khu vực.
    Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, sự quan tâm lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sẽ tập trung vào việc giới thiệu biến thể hiện đại hóa của xe tăng T-90S là T-90MS, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, trực thăng tấn công đa năng Mi-28N, trực thăng Ka-52, các hệ thống tên lừa phòng thủ bờ biển và tàu ngầm Amur-1650.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Mỹ: Việt Nam trang bị vũ khí hiện đại hàng đầu khu vực
    (Soha.vn)- "Mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm..."
    Tờ Defense News (Mỹ) có bài viết nhận định phần lớn các nước Đông Nam Á có ngân sách quốc phòng eo hẹp hơn so với những quốc gia láng giềng phía Bắc. Trong khi nhiều quốc gia tại khu vực này đang cố gắng thay thế các trang bị quân sự cũ kĩ của mình thì Việt Nam và Singapore nhìn chung được đánh giá là 2 nước có trang bị tốt và nhiều kế hoạch mở rộng hơn cả.
    Malaysia: Thay đổi kế hoạch mua sắm
    Ngân sách eo hẹp đang buộc Kuala Lumpur thay đổi một số kế hoạch mua sắm đã lên dự định.
    "Nạn nhân của việc thắt chặt chi tiêu quốc phòng là chương trình mua 18 máy bay chiến đấu đa nhiệm. Và Malaysia đang xem xét lựa chọn đi thuê thay vì mua mới 18 máy bay," Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á của Học việc Quốc phòng Úc cho biết.
    Theo ông Tony Beitinger, phó giám đốc phụ trách mảng khảo sát thị trường của công ty phân tích hàng hải AMI International (trụ sở tại Mỹ), một ví dụ khác là việc Malaysia đã chuyển hợp đồng mua tàu chiến tàng hình Gowind của tập đoàn DCNS thành "kế hoạch mua sắm dài hạn do hạn chế ngân sách trong ngắn hạn,"
    [​IMG]
    Tuy nhiên, Hải quân Malaysia được mua sắm các khinh hạm mới thuộc chương trình Tàu tuần tra thế hệ 2 và các lãnh đạo của Malaysia gần đây khẳng định rằng họ cần ít nhất 3 tàu ngầm mới để tăng cường cho đội tàu ngầm gồm 2 tàu Scòrpene của mình.
    BÀI LIÊN QUAN
    Các chương trình hiện đại hoá quân đội của Malysia tập trung vào nhiều trọng tâm lớn hơn là chỉ đối phó với "mối đe doạ từ Trung Quốc," giáo sư Thayer nhận định.
    Trong khi đó, giáo sư Thayer cũng cho biết Malaysia đang tái triển khai các lực lượng hải quân để bảo vệ các giàn khoan dầu và các đảo ở biển Đông (gần đây nhất Malaysia đã thiết lập một đơn vị lính thuỷ đánh bộ tại khu vực này).
    Indonesia: Sắm tàu ngầm
    Theo ông Thayer, Indonesia cũng đang tái triển khai các đơn vị hải quân và không quân nhằm bao quát được các khu vực tranh chấp: đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc cắt ngang qua vùng thềm lục địa của Indonesia và đe doạ đến việc khai thác dầu gần đảo Natuna.
    Trong khi đó, Indonesia đang tăng cường khả năng của mình trong việc tuần tra và giảm sát vùng lãnh hải rộng lớn.
    Indonesia sẽ mua 3 tàu ngầm thông thường Type-209 từ nhà máy đóng tàu DSME, Hàn Quốc.
    "Công ty PT PAL của Indonesia đang hợp tác với DSME trong việc chế tạo tàu ngầm và sẽ đóng chiếc tàu ngầm thứ 3 tại Indonesia nhằm mở ra khả năng đóng 9 tàu ngầm trong nước nằm trong kế hoạch tăng cường đội tàu ngầm," ông Beitinger nói.
    Ông Beitinger cũng cho biết thêm là hiện tại Indonesia đang đặt đóng 3 khinh hạm Sigma 10514 với Damen nằm trong chương trình tàu hộ tống quốc gia. Và đồng thời Indonesia đang xây dựng 3 lớp tàu tấn công nhanh nhằm bảo vệ vùng biển ven bờ.
    Vào năm 2003 và 2007 Indoneisa đặt mua máy bay Su-27 và Su-30MK2 từ Nga, Indonesia còn mua lại 24 máy bay F-16 cũ của Mỹ và số F-16 này sẽ được biên chế tại căn cứ không quân ở Pekanbaru (nơi hiện tại đang được biên chế máy bay chiến đấu hạng nhẹ Hawk 109/209), ông Thayer cho biết.
    "Nhiều công việc đã được hoàn thành tại căn cữ không quân Ranai, bao gồm việc lắp đèn tại đường băng, đường lăn và lắp đặt ra đa. Đường băng sẽ được mở rộng và nhà chứa máy bay sẽ được xây mới," ông Thayer cho biết thêm.
    Philippines: Mục tiêu khiêm tốn
    Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), vốn đang vật lộn với kho vũ khí lỗi thời, có các mục tiêu ngắn hạn khiêm tốn.
    "Bất kỳ nỗ lực hiện đại hoá nào cũng nhằm cải thiện tổng thể AFP hơn là tập trung vào bất kỳ đối thủ cụ thể nào," ông Dean Cheng, một chuyên gia nghiên cứu về quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage (trụ sở tại Washington) cho biết.
    Kể từ năm 2012, Manila đã chi khoảng 41,2 tỷ Peso (tương đương 920 triệu USD) cho 36 dự án hiện đại quân đội. Khoảng 40 tỷ Peso đã được thông qua cho đến năm 2017.
    Vào tháng 3, Tổng thống Benigno Aquino đã công bố kế hoạch mua sắm nhiều loại vũ khí trong đó có 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc, 8 máy bay trực thăng Bell 412 của Canada, 2-3 máy bay trực thăng chống ngầm. Giáo sư Thayer nhận định các máy bay này sẽ làm sống lại các phi đội chiến đấu bj giải tán nhiều năm trước, ông Thayer cho biết.
    Philippines đồng thời cũng công bố mở thầu mua 2 khinh hạm được trang bị các loại vũ khí chống hạm. Các tàu này sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra xung quanh quần đảo Philippines và biển Đông nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
    Giáo sư Thayer cho biết hiện tại Philippines cũng đang cân nhắc việc mua 1 tàu ngầm.
    Singapore: Nhà vô địch trong khu vực
    Singapore là quốc gia sở hữu lực lượng quân đội đáng kể nhất ở Đông Nam Á, thực lực quân đội của Singapore có thể so sánh với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
    Giống như các quốc gia trên, Singapore sở hữu nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 4 và đang quan tâm đến các máy bay F-35 thế hệ 5. Singapore lên kế hoạch nâng cấp phi đội F-16 của mình và trì hoãn việc mua các máy bay F-35B do các vấn đề về ngân sách và mối quan ngại về chương trình phát triển F-35.
    Chiến lược của Singapore là ngăn chặn và tấn công đối phương tầm xa bằng đường hàng không, tàu mặt nước và tàu ngầm. Các máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không của nước này có thể chỉ đạo các cuộc không kích ở khoảng cách đáng kể và khả năng này sẽ được nâng cao với việc Singapore mua các máy bay tiếp dầu trên không A330, ông Thayer cho biết.
    Ông Beitinger cho biết Singapore cũng vừa công bố việc nước này đặt mua tàu ngầm Type 218SG của Đức và kế hoạch phát triển các tàu đổ bộ có thể mang theo máy bay F-35B.
    "Việc mua sắm tàu ngầm nằm trong kế hoạch thay thế các tàu ngầm Chalenger của nước này. Singapore cũng cần thay thế các tàu lớp Fearless và mua các tàu tiếp dầu nhằm hỗ trợ các hoạt động trên biển," ông nói.
    Thái Lan: Thắt chặt ngân sách
    Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tiếp tục nỗ lực nhằm thay thế các tàu chiến cũ bằng các khinh hạm DW3000H mua của DSME, Hàn Quốc. Đồng thời Hải quân Thái Lan cũng lên kế hoạch mua tàu đổ bộ lớn Endurance thứ 2.
    Ông Beitinger cho biết việc thắt chặt ngân sách đã ngăn cản mong muốn của lãnh đạo chính phủ và Hải quân Thái Lan về việc mua tàu ngầm diesel-điện. Bản đề xuất về việc mua các tàu ngầm Type-206A cũ của Đức không bao giờ trở thành hiện thực.
    Việt Nam: Cảnh giác trước Trung Quốc
    Giáo sư Thayer nhận định Việt Nam đang trên con đường hiện đại hoá hạm đội tàu chiến để tiến hành chiến lược "chống tiếp cận".
    Chuyên gia Dean Cheng cho rằng việc nâng cấp hạm đội tàu chiến của Việt Nam bắt đầu vào năm 2009 nhằm phản ứng với việc bành trướng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Theo ông Cheng, mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng gồm: máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm, khinh hạm tàng hình và tàu ngầm thông thường.
    [​IMG]
    Ông Beitinger cho biết Hải quân Nhân dân Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo, các khinh hạm tàng hình Gepard, tàu hộ tống Sigma 9814. Đồng thời, theo ông Beitinger, Hải quân Việt Nam còn có ý định mua các máy bay tuần tra biển (có thể mua các máy bay P-3 cũ).
    Trong khi đó lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị các tàu tuần tra xa bờ DN2000.
    Ông Cheng cho biết Việt Nam đang tiếp tục mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 trang bị tên lửa chống hạm bổ sung cho phi đội gồm 24 chiếc Su-30MK2, 11 Su-27. Việt Nam cũng đã mua các hệ thống phòng không S-300PMU1 và đang đàm phán mua các hệ thống S-300PMU2. Ông Cheng nhận định việc hiện đại hoá hệ thống phòng không của Việt Nam bắt đầu từ trước khi có căng thẳng Việt-Trung gần đây nhưng việc mở rộng mua sắm cho thấy mối quan ngại càng tăng với việc hiện đại hoá của không quân Trung Quốc.
    "Một điều quan trọng nữa là Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng cho máy bay và tàu chiến do Nga chế tạo. Điều này không chỉ cải thiện vấn đề chậm trễ trong việc cung cấp thiết bị bổ sung của Nga mà còn có thể cải thiện khả năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hoạt động nếu có xung đột xảy ra," ông Cheng nói.
  5. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Nó khen VN có VK hàng đầu đông nam á thì khác chó gì cách đây mấy năm nó bẩu VN KT phát triển nhanh, nợ công trong ngưỡng an toàn... giờ thì sao nhỉ?
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Malaysia và Brunei quan tâm đến hệ thống tên lửa "Club" của Nga
    [​IMG]
    © Flickr.com/.ET./cc-by-sa 3.0

    Malaysia và Brunei bày tỏ sự quan tâm đến các hệ thống tên lửa "Club" của Nga.

    Hôm thứ Tư, Hãng thông tấn ITAR -TASS dẫn lời thư ký báo chí tập đoàn "Morinformsystem - Agat" (nhà thiết kế và sản xuất các hệ thống tên lửa) cho biết tại diễn đàn vũ khí quốc tế Kuala Lumpur "DSA – 2014." Phát ngôn viên nói thêm, các cuộc đàm phán được tổ chức với sự tham gia của chuyên gia kỹ thuật và đại diện của nhóm "Rosoboronexport", một trong các vòng đàm phán có em trai vua Malaysia Tunku Annuar tham dự. Đến lượt mình, tổng chỉ huy lực lượng Hải quân Brunei mời phái đoàn của "Morinformsystem - Agat" đến thăm đất nước để tiến hành giới thiệu hệ thống tên lửa và đàm phán về hợp tác.
    http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_16/271263720/
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia muốn hệ thống tên lửa Club-M của Nga
    (Vũ khí) - Malaysia có thể là một trong những khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ tối tân Club-M của Nga.
    [​IMG]
    Một hệ thống Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng (SPU); xe vận tải tiếp đạn (TZM); các tên lửa hành trình 3M54E, 3M54E1 và 3M14 chứa trong các ống phóng (TPK); xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển.
    Malaysia và Brunei được xem là 2 khách hàng quốc tế đầu tiên muốn mua loại tên lửa Club tiên tiến của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát ngôn viên Morinformsystem - Agat (nhà thiết kế và sản xuất các hệ thống tên lửa), bà Maria Vorobyov cho biết tại triển lãm quốc phòng DSA 2014 ở Malaysia.
    "Các cuộc đàm phán với người đứng đầu lực lượng vũ trang Malaysia Mohd Zulkifli Bin Zine và Tư lệnh Hải quân Abdul Aziz bin Jaafar. Chúng tôi đã thảo luận về khả năng cung cấp cho Malaysia các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất Club-K và Club-M", bà Vorobyov nói.
    Đại diện của nhà phát triển tên lửa Nga cho biết thêm, các cuộc đàm phán được tổ chức với sự tham gia của chuyên gia kỹ thuật và đại diện của nhóm Rosoboronexport, một trong các vòng đàm phán có em trai vua Malaysia Tunku Annuar tham dự. Ông Annuar đã được phía Nga giới thiệu về khả năng tác chiến của các hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển và các đặc điểm chiến thuật độc đáo của nó.
    Đến lượt mình, tổng chỉ huy lực lượng Hải quân Brunei mời phái đoàn của "Morinformsystem - Agat" đến thăm đất nước để tiến hành giới thiệu hệ thống tên lửa và đàm phán về hợp tác.
    Theo tiết lộ của bà Vorobyov, Đô đốc Hải quân Malaysia đã đến thăm gian hàng trưng bày mô hình và thiết kế sản phẩm của Morinformsystem - Agat và đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với hệ thống tên bờ Club-M.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chiến hạm tàng hình Indonesia 'nói không' với tên lửa Trung Quốc
    (Vũ khí) - Indonesia đã cải tiến thiết kế chiến hạm tàng hình 3 thân Trimaran mới, không sử dụng tên lửa C-705 Trung Quốc.
    [​IMG]
    Thiết kế FMPV Trimaran mới được Saab và Indonesia giới thiệu tại DSA 2014.
    Tại triển lãm quốc phòng DSA lần thứ 14 diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), công ty đóng tàu North Sea Boats (PT. Lundin) của Indonesia và Tập đoàn quốc phòng Saab của Thụy Điển đã tiết lộ một biến thể cải tiến thiết kế tàu tên lửa tàng hình 3 thân FMPV Trimaran mới cho Hải quân Indonesia.
    Phát biểu tại DSA 2014, một đại diện của Saab giải thích rằng, công ty Thụy Điển đang lên kế hoạch sẽ tích hợp một hệ thống radar Sea Giraffe 1X 3D lên phần tháp thượng tầng cho chiến hạm FMPV Trimaran cải tiến của Indonesia.
    Radar mới được cho là có khả năng dò tìm, phát hiện mục tiêu cực nhạy với vùng không gian phủ rộng lớn và gần như không bị giới hạn bởi đường cong bề mặt trái đất. Việc tích hợp radar mới lên thiết kế chiến hạm 3 thân FMPV của Indonesia là hoàn toàn khả thi bởi nó nặng chỉ 150kg.
    [​IMG]
    Có thể thấy, cấu hình hệ thống và vũ khí trên chiến hạm FMPV cải tiến sử dụng toàn hàng châu Âu.
    Theo Saab thì ngoài việc tích hợp radar mới, họ cũng sẽ tham gia trang bị hệ thống ESM và thông tin liên lạc lên phần tháp thượng tầng cho FMPV. Do đó, hình dạng thiết kế phần kiến trúc thượng tầng của FMPV Trimaran trở nên khá độc đáo, trông thon nhọn và nhô cao hơn nhiều so với thiết kế trước đó.
    Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn đáng tiếc đối với chiếc tàu đầu tiên trong dự án FMPV là KRI Klewang (được hạ thủy trong năm 2012) khiến con tàu bị thiêu dụi hoàn toàn, Saab và North Sea Boats đã ký kết một dự án đối tác. Trong đó, công ty của Thụy Điển sẽ được đưa ra giải pháp chìa khóa cho cả hai thiết kế dự án FMPV cải tiến là TNI AL (Hải quân Indonesia) và một biến thể dành cho xuất khẩu với tên gọi Stealth FAC (Tàu tàng hình tấn công nhanh).
    Theo vị đại diện của Saab, FMPV Trimaran mới sẽ được lắp đặt các hệ thống vũ khí "toàn châu Âu", bao gồm 4 tên lửa chống hạm RSB15 MK3; 01 pháo hạm tàng hình 40mm MK4 của BAE Systems; hệ thống quản lý chiến đấu 9LV; hệ thống theo dõi quang học và radar Ceros 200 và hệ thống thông tin chiến thuật TactiCall đều của Saab.
    [​IMG]
    FMPV mới với phần tháp thượng tầng thon nhọn và nhô cao, tăng cường đáng kể hiệu suất.
    Thiết kế ban đầu của tàu tên lửa KRI Klewang được Hải quân Indonesia lắp đặt chủ yếu là các hệ thống và vũ khí của Trung Quốc, trong đó đáng chú ý là tên lửa chống hạm C-705. Tuy nhiên, có thể thấy ở biến thể cải tiến, tất cả các thiết bị điện tử và vũ khí này đều được thay thế bằng những giải pháp đến từ châu Âu. Nhưng Hải quân Indonesia nói rằng họ vẫn đánh giá cao các hệ thống điện tử và vũ khí Trung Quốc nên được lắp đặt trên thiết kế Trimaran cải tiến.
    RBS15 MK3 là loại tên lửa hành trình chống hạm cận âm, hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", có khả năng tác chiến trong mọi điện kiện thời tiết và đạt tầm bắn xa lên tới 200km. RBS15 MK3 được xem là đặc điểm đáng chú ý nhất trên thiết kế chiến hạm Trimaran cải tiến của Indonesia.
    BAE Systems cũng cho biết rằng, Indonesia có thể là khách hàng xuất khẩu đầu tiên cho hệ thống pháo hải quân mới 40Mk4 của họ, mặc dù công ty này cũng đang đàm phán thêm một số khách hàng khác. Theo dự kiến, Indonesia có thể sẽ mua 4 hệ thống pháo 40Mk4 cho 4 tàu, nhưng tổng cộng con số này có thể lên đến 30 đơn vị nhưng chỉ cho riêng Hải quân Indonesia.
    Tàu chiến Indonesia sắp có radar tàng hình độc đáo
    (Kienthuc.net.vn) - Hệ thống radar tàng hình trên tàu chiến Indonesia có thể theo dõi đối phương mà không bị phát hiện.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, Hải quân Indonesia sẽ nâng cấp trang bị radar mới cho tổng cộng 4 tàu khu trục nhỏ lớp Van Speijk và tàu hộ tống tên lửa Kapitan Pattimura (định danh của Indonesia dành cho lớp tàu săn ngầm Project 133 Parchim của Liên Xô). Radar mới là một loại radar đánh chặn xác suất thấp LPI (một công nghệ radar có tính năng tàng hình).
    Hệ thống radar mới được phát triển bởi nhà sản xuất cảm biến hàng đầu Indonesia PT Infra. Các quan chức công ty này trao đổi với Jane's rằng, radar IRCS LPI hoạt động ở băng tần X, có khả năng biến thiên tần số một cách liên tục.
    Prihatno Susanto Cố vấn kỹ thuật của PT Infra cho biết: “Nó (radar mới) tiêu tốn lượng điện năng chỉ 10W làm cho nó cực kỳ yên tĩnh và trở nên vô hình với các máy thu cảnh báo radar trên các tàu chiến đối phương. Điều này cho phép các tàu chiến của chúng tôi có thể theo dõi các tàu chiến đối phương mà không bị phát hiện".
    [​IMG]
    Các tàu chiến của Hải quân Indonesia sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với loại radar tàng hình mới.
    Radar IRCS LPI có tầm hoạt động 38,4km và được trang bị kèm theo phần mềm điều khiển được gọi là Maritime. An-ten của radar có khả năng quét 20 vòng/phút, độ bức xạ ở mức 30dB. Radar mới có thể hoạt động một cách độc lập hoặc tích hợp để hiển thị ở dạng biểu đồ trên màn hình hệ thống quản lý chiến đấu của tàu.
    Các tàu chiến đầu tiên được trang bị radar mới là tàu khu trục nhỏ mang tên lửa điều khiển KRI Ahmad Yani và KRI Abdul Halim Perdanakusuma (lớp Van Speijk). Cả hai tàu chiến trên đã bắt đầu quá trình nâng cấp vào năm 2013.
    Các tàu hộ tống gồm KRI Yos Sudarso, KRI Oswald Siahaan và Kapitan Pattimura (lớp Van Galen) và tàu hộ tống KRI Sultan Taha(lớp Parchim-I) cũng đã được nâng cấp với hệ thống radar mới.
    Bên cạnh việc phát triển hệ thống radar LPI, PT Infra còn nhận được hợp đồng phát triển và trang bị cho các tàu Oswald Siahaan và Yos Sudarso hệ thống hỗ trợ điện tử ESM có khả năng phát hiện bức xạ điện tử trên các tàu chiến, thiết bị liên lạc, thiết bị gây nhiễu và các tên lửa đang nhắm mục tiêu của đối phương.
    Các hệ thống ESM có thể nhận dạng tín hiệu phát ra từ tàu chiến đối phương trong phạm vi 144km thông qua radar thụ động. Một khi tín hiệu được nhận dạng, phần mềm điều khiển đi kèm với hệ thống sẽ nhận dạng, phân loại và xác định chính xác vị trí phát tín hiệu để tiến hành các hoạt động tác chiến cần thiết.
    PT Infra đang nỗ lực để tiến hành các hoạt động tiếp thị hệ thống radar mới ra thị trường quốc tế bên cạnh việc sử dụng cho các tàu chiến trong nước.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tham vọng đóng tàu ngầm của Indonesia
    6:38 PM, 15/04/2014, Views: 859 | By Nam Xương
    VietnamDefence - Công ty đóng tàu quốc doanh PT PAL của Indonesia sẽ tham gia đóng tàu ngầm điện-diesel lớp Chang Bogo dự kiến đưa vào biên chế vào năm 2018, Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Indonesia cho biết.
    [​IMG]

    SS 062 Lee Chun lớp Chang Bogo (lớp Type 209/1200 của Đức) - tàu ngầm đầu tiên do Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đóng theo giấy phép của Đức. Guam, 19.3.1999 (Craig P. Strawser / Hải quân Mỹ)
    Được thành lập vào tháng 10/2010 để xây dựng chính sách quốc gia trong lĩnh vực mua sắm và sản xuất quốc phòng, Ủy ban này phản ứng như vậy với tranh cãi xung quanh quyết định của chính phủ Indonesia đầu tiên tiếp 250 triệu USD vào hãng đóng tàu nội địa.
    PT PAL đã được cấp kinh phí để hiện đại hóa cơ sở sản xuất để đóng và bảo dưỡng tàu ngầm.
    Hiện nay, 2 tàu đầu tiên lớp Chang Bogo bán cho Indonesia đang được DSME đóng với sự huy động từng bước các kỹ sư và kỹ thuật viên của PT PAL và dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
    Hiện tại, 206 chuyên gia Indonesia đang có mặt ở Hàn Quốc. Dự kiến, tàu ngầm thứ ba sẽ do PT PAL đóng theo giấy phép tại Indonesia.
    Theo Chủ tịch Ủy ban chính sách công nghiệp quốc phòng, Đô đốc Purnawirawan Sumardjono, mục tiêu chính của toàn bộ hoạt động này là tạo các điều kiện và khả năng để khai thác 12 tàu ngầm. “Chúng tôi cần tuần tra 5 triệu km2 vùng biển. Về tình trạng, hiện tại chúng tôi chỉ có tất cả 2 tàu ngầm để làm việc này”, vị đô đốc nói.
    Hải quân Indonesia hiện có 2 tàu ngầm lớp Type 209/1300 đóng trong những năm 1970.
    Đô đốc Purnawirawan Sumardjono cũng nói thêm rằng, Indonesia dự định chấm dứt tình trạng phải nhập khẩu. “Nếu như chúng tôi bị cấm vận, chúng tôi sẽ hết đời”, ông nói. “Chỉ nước nào có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của mình bằng các nỗ lực của công nghiệp quốc phòng của mình mới có thể có lời nói có trọng lượng trong nền chính trị thế giới”.
    Xét tới kinh nghiệm hiện tại của các xí nghiệp Indonesia trong đóng tàu ngầm, thời hạn do Ủy ban công bố xem ra quá lạc quan.
    Chưa có công việc nào được thống nhất nhằm hiện đại hóa hạ tầng được tiến hành, còn các báo cáo hiện chỏ cho thấy rằng, chỉ có một nhóm nhỏ chuyên gia đóng tàu được gửi đi học ở Hàn Quốc. Ngoài ra, việc đóng một tàu ngầm như vậy có thể mất 4-5 năm mà đó là với điều kiện có cơ sở kiến thức nhất định và dây chuyển sản xuất. Xét tới yếu tố này, thời hạn hoàn thành lắp ráp tàu ngầm nội địa đầu tiên của Indonesia bằng linh kiện nhập khẩu có thể là năm 2020, còn tàu ngầm hoàn toàn do Indonesia đóng thì phải vào năm 2022.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam sản xuất Kh-35UV để hiện đại hóa lực lượng tên lửa bờ?
    (Soha.vn) - Phần lớn lực lượng tên lửa bờ của Hải quân nhân dân Việt Nam đã cũ kỹ lạc hậu, cần nhanh chóng nâng cấp bằng tên lửa Kh-35UV sắp được sản xuất.
    Hiện nay, lực lượng tên lửa bờ của Hải quân nhân dân Việt Nam gồm 3 lữ đoàn: Lữ đoàn 681 trang bị 2 hệ thống K-300P Bastion-P; lữ đoàn 680 trang bị hệ thống 4K51 Rubezh và lữ đoàn 679 với hệ thống 4K44 Redut trong biên chế. Có thể dễ dàng nhận thấy trong 3 đơn vị trên, ngoài lữ đoàn 681 được trang bị vũ khí - khí tài mới, hiện đại có sức chiến đấu cao thì 2 đơn vị còn lại chỉ được trang bị những hệ thống đã cũ, sức chiến đấu không cao, cần sớm được thay thế.
    [​IMG]
    Tên lửa P-15 của hệ thống Rubezh
    Hệ thống tên lửa bờ 4K51 Rubezh trang bị cho lữ đoàn 680 do Liên Xô nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng từ thập niên 1980. Tổ hợp 4K51 gồm 1 xe mang phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543) sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161 mang 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15 M.
    Mặc dù hệ thống Rubezh có tuổi đời chưa quá cao nhưng lại sử dụng đạn tên lửa quá cũ, tên lửa P-15 Termit (SS-N-2 Styx) ra đời từ những năm 1950 có tầm bắn 80 km, tốc độ tối đa Mach 0,9 và mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg. P-15 có kích thước khá lớn, bay hành trình cao (giai đoạn cuối tên lửa vẫn còn ở độ cao trên 100m), tốc độ chậm, khả năng cơ động kém nên rất dễ bị đánh chặn bởi các chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến, ngoài ra nó còn rất dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.
    [​IMG]
    Tên lửa P-35B của hệ thống Redut
    Tương tự Rubezh, hệ thống Redut của lữ đoàn 679 cũng đã rất cũ kỹ lạc hậu khi ra đời từ những năm 1950. Thành phần của 4K44 gồm: xe radar điều khiển 4R45 Skala và xe mang phóng SPU-35B hoặc SPU-35V (mỗi xe mang 1 tên lửa). Thông thường tổ hợp Redut gồm 1 xe radar Skala và 3 xe mang phóng tên lửa.
    Tổ hợp 4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35 (SS-N-3 Shaddock). Đây là loại tên lửa cỡ lớn dài 10,2m; đường kính thân 1m; sải cánh 5m; trọng lượng phóng 5,4 tấn; mang đầu đạn nặng 800 kg. Tên lửa có tốc độ Mach 1,4; dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động pha cuối có tầm bắn lên tới 460 km (550 km với phiên bản P-35B). Mặc dù có tầm bắn xa và đầu đạn lớn nhưng tên lửa P-35 vẫn không tránh khỏi những hạn chế của thế hệ tên lửa được Liên Xô phát triển vào thời kỳ này như dễ bị gây nhiễu, tính cơ động kém và nhất là kích thước cùng độ cao hành trình quá lớn (P-35 bay hành trình ở độ cao 4.000-7.000m và 400m ở giai đoạn cuối) khiến nó trở thành mục tiêu quá lý tưởng cho các hệ thống phòng không trên chiến hạm tập bắn.
    Có nhiều ý kiến cho rằng mặc dù không còn thích hợp để tấn công tàu chiến nhưng 2 loại tên lửa trên vẫn hữu dụng khi mục tiêu của chúng không có khả năng phòng thủ tốt, chẳng hạn như tàu vận tải. Tuy nhiên, phải lật ngược lại vấn đề rằng liệu kẻ địch có ngây thơ đến mức cho tàu vận tải hay tàu đổ bộ đi hiên ngang trong tầm bắn của P-35 hay là chúng sẽ tránh ra xa hoặc sẽ cử tàu hộ vệ đi kèm. Nếu gặp trường hợp đó thì hệ thống Rubezh hay Redut chỉ có tác dụng kéo dãn đội hình và tăng chi phí chiến tranh cho kẻ địch mà thôi.
    [​IMG]
    Tên lửa Kh-35 Uran E của hệ thống Bal-E
    Với những hạn chế lớn nêu trên, việc thay thế các hệ thống tên lửa bờ đã cũ là điều cần sớm được triển khai. Ngoài việc tăng cường mua thêm các tổ hợp K-300P Bastion thì có lẽ Việt Nam cũng đã tính tới khả năng tự phát triển một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển dựa trên hệ thống Bal-E của Nga để hỗ trợ cho Bastion do giá thành các tên lửa Yakhont là rất đắt.
    BÀI LIÊN QUAN
    Gần đây, có thông tin từ Tập đoàn tên lửa Chiến thuật KTRV của Nga cho biết việc hợp tác với Việt Nam để phát triển 1 loại tên lửa đối hạm mới dựa trên Kh-35E có tên gọi Kh-35UV đã gần hoàn thành và sẽ sớm chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt. Tên lửa Kh-35UV sẽ có tầm bắn lên tới 300 km và mang được đầu đạn nặng 300 kg. Với những thông số trên, có thể đây là 1 loại tên lửa mới hoàn toàn chứ không phải là biến thể của tên lửa Kh-35UE như những nguồn tin trước đó dự đoán.
    Theo thông tin từ SIPRI, Việt Nam đã có hợp đồng với Nga đặt mua 400 tên lửa Kh-35E để trang bị cho các tàu mặt nước Molniya, Gepard và BPS-500. Khi đội hình tàu mặt nước trên được triển khai đầy đủ thì cơ số tên lửa Uran-E phục vụ trực chiến trên tàu sẽ là xấp xỉ 200 quả, số còn lại đóng vai trò nguồn dự trữ bổ sung. Trong tương lai không xa, sau khi hoàn thành những dự án mua sắm và đóng tàu trên, hải quân Việt Nam đã cho thấy ý định khá rõ ràng về việc sẽ trang bị các tàu chiến thế hệ mới mang vũ khí diệt hạm phương Tây hoặc tên lửa diệt hạm siêu âm của Nga, do đó con số 400 tên lửa Uran-E đặt mua có thể coi là đã đủ để trang bị cho đội hình tàu mặt nước.
    Thêm vào đó, các đơn vị tên lửa bờ hiện nay của hải quân Việt Nam đều mới được nâng cấp từ trung đoàn lên lữ đoàn. Biên chế tổ chức được nâng lên trong khi vũ khí trang bị thì vẫn vậy nên rất có thể những đơn vị trên sẽ sớm được tăng cường các loại vũ khí - khí tài mới.
    Sau khi phân tích những thông tin trên thì có thể đưa ra nhận định là có khả năng tên lửa KH-35UV sắp được Việt Nam sản xuất để trang bị cho lực lượng tên lửa bờ nhằm sớm bổ sung/ thay thế các tổ hợp Redut hay Rubezh hiện có vì tên lửa KH-35UV mới chắc chắn sẽ có kích thước lớn hơn tên lửa KH-35E cũ nên sẽ không thể lắp vừa các bệ phóng KT-184 trên tàu được.
    Tên lửa KH-35UV nếu được tích hợp với các thành phần của hệ thống Bal-E sẽ tạo ra 1 lá chắn phòng thủ bờ biển tin cậy, sánh ngang với 2 tổ hợp Bastion-P đang được triển khai trong khi lại có giá thành thấp hơn nhiều. Hy vọng những suy đoán trên là chính xác và lực lượng tên lửa bờ của Việt Nam sẽ sớm có sự thay đổi cả về chất và lượng để làm tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.

Chia sẻ trang này