1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vì sao gói thầu tàu đổ bộ Philippines ế ẩm?
    (Vũ khí) - Philippines vừa quyết định mở thầu mua 8 chiếc tàu tấn công đổ bộ với khoản kinh phí 56 triệu USD. Gói thầu này có hấp dẫn được nhà sản xuất?
    Thông tin này được trang Manila Bulletin dẫn lời Bộ quốc phòng Philippines ngày 21/4 cho biết, khoản tiền 56 triệu USD sẽ được chi ra từ Chương trình hiện đại hóa quân đội của Philippines và việc mua tàu cùng các dự án hỗ trợ hậu cần đi kèm sẽ tiến hành thông qua đấu thầu.
    Điều kiện dự thầu của Philippines được Phó chủ tịch Ủy ban đấu thầu của Bộ quốc phòng Philippines, ông Efren Fernandez cho biết, các nhà thầu phải thỏa mãn điều kiện giao hàng trong thời hạn 910 ngày kể từ khi mở thư tín dụng và những bên tham gia đấu thầu phải là khách đã từng hoàn tất một dự án tương tự với Bộ quốc phòng trong 10 năm qua.
    [​IMG]
    Mô hình tàu đổ bộ Indonesia thắng thầu đóng cho Philippines hồi đầu năm 2014.
    Ông Fernandez, cũng là trợ lý Bộ trưởng quốc phòng, nói cuộc đấu thầu mới sẽ mở từ ngày 15/5. Được biết đây không phải là lần đầu tiên Manila mở gói thầu mua 8 tàu tấn công đổ bộ, gói thầu này từng được gọi thầu lần đầu vào tháng 11/2013, nhưng khi đó chỉ có một công ty mua hồ sơ là Samsung Techwin của Hàn Quốc, nhưng công ty này cũng không dự thầu.
    Lý giải nguyên nhân việc các nhà sản xuất không cảm thấy mặn mà với gói thầu của Philippines, một số chuyên gia quân sự đánh giá, do số lượng tàu Manila mua quá ít, đặc biệt là giá trị hợp đồng thấp nên không thực sự hấp dẫn được các nhà sản xuất.
    Được biết, theo đơn giá mỗi chiếc Gepard 3.9 Việt Nam ký kết với Nga hồi năm 2011đã lên tới khoảng 150 triệu USD, trong khi đó tổng cộng 8 chiếc tàu Hải quân Philippines muốn mua lần này chỉ đạt 56 triệu USD. Điều này đã không hấp dẫn được các nhà sản xuất có tiềm năng kể cả Samsung Techwin của Hàn Quốc đơn vị duy nhất mua hồ sơ trong gói thầu năm 2013.
    Dù Philippines không tiết lộ nước này sẽ đóng loại tàu nào, nhưng nhìn vào khoản kinh phí khiêm tốn cùng với số lượng 8 chiếc tàu cho thấy, đây là những chiếc tàu tấn công đổ bộ cỡ nhỏ, phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến ven bờ hoặc giữa các đảo nhỏ cách nhau không quá xa.
    Nhận thấy điểm kém hấp dẫn của gói thầu, trong gói thầu lần này Philippines đã mở ra cơ hội cho cả các công ty địa phương và nước ngoài. Trong trường hợp các cuộc gọi thầu lại thất bại, Philippines sẽ cân nhắc mở thương lượng trực tiếp để mua tàu từ các chính phủ khác, người phát ngôn Hải quân Philippines, Thiếu tá Gregory Gerald Fabic cho biết.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Campuchia đàm phán với Malaysia nâng cấp xe tăng T-54/55
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Campuchia đang đàm phán với Malaysia để nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, có thể có cả sự hợp tác với Ba Lan.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, công ty Công nghệ Quốc phòng DRB-HICOM của Malaysia đang đàm phán với Lục quân Hoàng gia Campuchia (RCA) về hợp đồng nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 do Liên Xô chế tạo.
    Phát biểu bên lề triển lãm Dịch vụ Quốc phòng châu Á (DSA) ở Kuala Lumpur, quan chức DRB-HICOM cho biết, kế hoạch nâng cấp bao gồm cả hiện đại hóa nội thất và ngoại thất của T-54/55 giúp duy trì hoạt động của xe thêm 15-20 năm.
    Về phần kinh phí, theo thỏa thuận ban đầu thì phía Campuchia sẽ chi ra một phần và có thể có một khoản vay tín dụng từ ngân hàng của Malaysia.
    [​IMG]
    Xe tăng T-54/55 Campuchia trong duyệt binh.
    Cũng theo vị quan chức này thì hợp đồng nâng cấp sẽ được thực hiện với sự hợp tác với công ty quốc phòng Ba Lan BUMAR. Điều này khá dễ hiểu vì chưa bao giờ ghi nhận DRB-HICOM tham gia nâng cấp xe tăng cho đối tác nào trên thế giới, trong khi đó công ty Ba Lan đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cấp xe tăng.
    Hiện vẫn chưa rõ liệu xe tăng T-54/55 dành cho Campuchia nâng cấp theo chuẩn nào, liệu có sự thay đổi nào về mặt hỏa lực hay không?
    T-54/55 là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Lục quân Hoàng gia Campuchia (RCA), theo một số thống kê thì hiện nước này có khoảng 500 chiếc được nhập khẩu từ Liên Xô (qua nguồn viện trợ), Ba Lan, Cộng hòa Czech, Serbia.
    Biến thể hiện đại nhất T-54/55 mà Campuchia có sở hữu là mẫu T-55AM2 được bổ sung thêm giáp yếm quanh tháp pháo, bảo vệ 180 độ; cải tiến động cơ diesel V-55U tích hợp bơm tăng áp cho công suất 620 mã lực; trang bị hệ thống thông tin R-173P và đặc biệt là trên tháp pháo được lắp thêm 8 ống phóng lựu đạn khói.
    Hoàng Lê
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/campuchia-dam-phan-voi-malaysia-nang-cap-xe-tang-t5455-333666.html
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Campuchia đàm phán với Malaysia nâng cấp xe tăng T-54/55
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Campuchia đang đàm phán với Malaysia để nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, có thể có cả sự hợp tác với Ba Lan.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, công ty Công nghệ Quốc phòng DRB-HICOM của Malaysia đang đàm phán với Lục quân Hoàng gia Campuchia (RCA) về hợp đồng nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 do Liên Xô chế tạo.
    Phát biểu bên lề triển lãm Dịch vụ Quốc phòng châu Á (DSA) ở Kuala Lumpur, quan chức DRB-HICOM cho biết, kế hoạch nâng cấp bao gồm cả hiện đại hóa nội thất và ngoại thất của T-54/55 giúp duy trì hoạt động của xe thêm 15-20 năm.
    Về phần kinh phí, theo thỏa thuận ban đầu thì phía Campuchia sẽ chi ra một phần và có thể có một khoản vay tín dụng từ ngân hàng của Malaysia.
    [​IMG]
    Xe tăng T-54/55 Campuchia trong duyệt binh.
    Cũng theo vị quan chức này thì hợp đồng nâng cấp sẽ được thực hiện với sự hợp tác với công ty quốc phòng Ba Lan BUMAR. Điều này khá dễ hiểu vì chưa bao giờ ghi nhận DRB-HICOM tham gia nâng cấp xe tăng cho đối tác nào trên thế giới, trong khi đó công ty Ba Lan đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cấp xe tăng.
    Hiện vẫn chưa rõ liệu xe tăng T-54/55 dành cho Campuchia nâng cấp theo chuẩn nào, liệu có sự thay đổi nào về mặt hỏa lực hay không?
    T-54/55 là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Lục quân Hoàng gia Campuchia (RCA), theo một số thống kê thì hiện nước này có khoảng 500 chiếc được nhập khẩu từ Liên Xô (qua nguồn viện trợ), Ba Lan, Cộng hòa Czech, Serbia.
    Biến thể hiện đại nhất T-54/55 mà Campuchia có sở hữu là mẫu T-55AM2 được bổ sung thêm giáp yếm quanh tháp pháo, bảo vệ 180 độ; cải tiến động cơ diesel V-55U tích hợp bơm tăng áp cho công suất 620 mã lực; trang bị hệ thống thông tin R-173P và đặc biệt là trên tháp pháo được lắp thêm 8 ống phóng lựu đạn khói.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam trang bị pháo/tên lửa Palma cho 2 tàu Gepard-3.9 mới
    (Quốc phòng Việt Nam) - Hai tàu hộ tống tên lửa Gepard mới của Việt Nam sẽ sớm được lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Palma.
    [​IMG]
    Palma sẽ là trụ cột trong tuyến phòng thủ cuối cùng của 4 tàu chiến Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
    Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ ba và thứ tư, được trang bị hệ thống pháo và tên lửa phòng thủ hải quân tầm gần ZM89E Palma sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong tương lai gần, Giám đốc hoạt động kinh tế đối ngoại của Viện thiết kế Cơ khí Chính xác Nudelman (KB Tochmash), ông Sergey Ignatov cho biết hôm 22/4.
    "Hai hệ thống phòng thủ hải quân Palma được lắp đặt trên 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục được chuyển giao để lắp đặt trên 2 con tàu mới", ông Ignatov cho biết thêm.
    Cụ thể, giống như 2 tàu Gepard 3.9 trước đây, mỗi tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới sẽ được lắp đặt một hệ thống Palma, nhưng chưa rõ vị trí bố trí.
    Theo vị quan chức của KB Tochmash, tại triển lãm quốc phòng DSA 2014 ở Malaysia vừa qua, đã có rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù chưa từng sử dụng hệ thống vũ khí của Tochmash nhưng cũng đã thể hiện sự quan tâm lớn đến hệ thống pháo/tên lửa phòng thủ hải quân tiên tiến Palma.
    "Chúng tôi lên kế hoạch trong tương lai gần sẽ thúc đẩy khả năng xuất khẩu của hệ thống Palma", ông Ignatov nói.
    Ông này cũng nhấn mạnh rằng các đại diện một số nước Đông Nam Á đã thể hiện sự quan tâm đến việc tích hợp phiên bản xuất khẩu của hệ thống vũ khí này lên các tàu chiến đang hoạt động của họ.
    Palma là hệ thống phòng không đặt trên tàu chiến được thiết kế để tiêu diệt các loại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm, các tàu có lượng giãn nước nhỏ và các mục tiêu ven biển. Đây là một phát triển mới nhất từ hệ thống phòng không Kashtan.
    Palma là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm cực gần (CIWS) và tên lửa tầm ngắn, đó là 2 pháo phòng không 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD và tối đa 8 ống phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Sosna-R. Nhờ vậy, hệ thống Palma đã thiết lập đồng thời đượchai phòng tuyến vững chắc cho các chiến hạm trang bị nó. Tầng thứ nhất, tên lửa siêu âm Sosna-R đánh chặn từ khoảng cách trên dưới 10km, một tầm đủ xa để không gây nguy hiểm cho tàu. Nếu vượt qua Sosna-R, tên lửa đối hạm sẽ vấp phải tầng phòng thủ thứ hai, đó là "lưới lửa" của hai pháo AO-18KD.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    F-16C/D sắp đến Indonesia
    6:52 PM, 21/04/2014, Views: 953 | By VNH
    VietnamDefence - Tư lệnh Không quân Indonesia, nguyên soái Ida Bagus Putu Dunia đã thăm căn cứ không quân Mỹ Hill và tìm hiểu việc thực hiện chương trình sửa chữa và hiện đại hóa F-16 sẽ chuyển giao cho Không quân Indonesia.
    [​IMG]
    Tư lệnh Không quân Indonesia đã thăm dây chuyền lắp ráp F-16, nơi 13 chiếc F-16C và D đang được sửa chữa và nâng cấp cho Không quân Indonesia.

    Các máy bay này mới đây đã được đưa đến xí nghiệp của Cụm cất giữ và phục hồi máy bay 309 (AMARG) ở că cứ không quân Davis Monthan, bang Arizona, nơi chúng được cất giữ lâu dài sau khi bị loại khỏi trang bị.

    Dự kiến, chiếc F-16C được phục hồi đầu tiên sẽ bắt đầu thử nghiệm mặt đất và bay thử trong mấy ngày tới, điều đó sẽ cho phép chuyển giao cho Indonesia 4 máy bay đầu tiên vào tháng 7/2014.

    Cục Hợp tác quốc phòng và an ninh DSCA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 16/11/2011 đã thông báo Quốc hội Mỹ về dự định bán cho Indonesia theo chương trình bán hàng quân sự cho nước ngoài 24 tiêm kích F-16C/D Block 25 Fighting Falcon, 28 động cơ F100-PW-200 hoặc F100-PW-220E trong số trang bị thừa của Bộ Quốc phòng Mỹ, cũng như các trang thiết bị, phụ tùng và dịch vụ liên quan đến hợp đồng. Tổng trị giá hợp đồng ước 750 triệu USD.

    Tháng 10/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã cho biết, các tiêm kích mua của Mỹ sẽ được nâng cấp lên chuẩn Block 52. Các máy bay sẽ được Mỹ viện trợ, Indonesia thanh toán chi phí sửa chữa và nâng cấp.

    Tư lệnh Không quân Indonesia vào tháng 12/2013 đã cho biết, Không quân Indonesia vào năm 2014 sẽ nhận được 8 chiếc F-16 đầu tiên, 16 chiếc còn lại sẽ chuyển giao vào năm 2015.

    24 F-16C/D này sẽ được triển khai tại căn cứ không quân Roesmin Nuryadin ở Pekanbaru, Riau.
    Nguồn: Armstrade, 18.4.2014.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kết quả trong nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo TLPK tầm thấp
    Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo: Từng bước nội địa hóa các cụm khối tên lửa do VN chế tạo, tiến tới làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo TLPK tầm thấp mang thương hiệu Việt.
    Ngày 22-4, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án nghiên cứu khoa học (NCKH) “Nghiên cứu, làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp (PKTT)”. Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng.
    [​IMG]
    Các đại biểu tham quan sản phẩm của đề án.
    Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch nền công nghiệp tên lửa từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của quân đội, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Đề án NCKH “Nghiên cứu, làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo tên lửa PKTT”, do Thiếu tướng, TS Khuất Việt Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công Nghiệp Quốc phòng là chủ nhiệm đề án. Quá trình thực hiện đề án đã tập hợp và huy động được các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài quân đội, cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn tham gia. Sau 3 năm thực hiện, đề án đã triển khai 39 đề tài nghiên cứu, đang tổ chức đánh giá nghiệm thu các cấp 8 đề tài theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Các đề tài nghiên cứu bảo đảm đúng hướng, thu được kết quả cao. Thiếu tướng, TS Khuất Việt Dũng cho biết: Đề án thực hiện đúng mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đã nghiên cứu, chế tạo thành công một số cụm khối tên lửa PKTT. Qua kiểm tra, thử nghiệm các sảm phẩm đã đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và có thể áp dụng kết quả nghiên cứu, chế thử vào thực hiện giai đoạn 2 của dự án...
    Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban chủ nhiệm đề án xác định: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đào tạo về thiết kế, huấn luyện, chuyển giao công nghệ; tổ chức nghiệm thu các đề tài đã mở các năm từ năm 2011 đến 2013; mua vật tư, linh kiện phục vụ tổng hợp lắp đồng bộ tổ hợp tên lửa PKTT; tổ chức tổng lắp đồng bộ các cụm khối, tổng lắp tổ hợp tên lửa PKTT; kiểm tra, thử nghiệm, bắn thử nghiệm và nghiệm thu sản phẩm do đề án chế tạo. Theo chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, tiếp tục triển khai đề án theo hướng kết nối với sản phẩm quốc gia TL-01 đảm bảo tính kế thừa, hoàn thiện và phát triển, từng bước nội địa hóa các cụm khối của tên lửa do Việt Nam chế tạo, tiến tới làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo tên lửa PKTT mang thương hiệu Việt Nam.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam trang bị Palma CIWS khủng cho 2 tàu Gepard 3.9 mới
    Thứ sáu 25/04/2014 06:24
    ANTĐ - Ngày 22-4, Cục thiết kế cơ khí chính xác Nudelman của Nga xác nhận trong một tuyên bố rằng, Hải quân Việt Nam sẽ trang bị hệ thống vũ khí cận chiến (CIWS) Palma cho 2 chiếc tàu hộ tống Gepard 3.9 (Dự án 11661) thứ 3 và thứ 4 do Nga chế tạo.
    Theo kế hoạch, Hải quân Việt Nam sẽ tiếp nhận 2 chiếc tàu hộ tống biến thể tác chiến chống ngầm (ASW) này vào năm 2017, nâng tổng số tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam lên 4 chiếc.
    Hợp đồng mua 2 chiếc đầu tiên đã được ký kết vào năm 2006 và đã hoàn thành và được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 3 và tháng 8 năm 2011, với tên gọi là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Lô 2 chiếc kế tiếp được ký kết vào tháng 2 năm 2013 và được khởi đóng vào tháng 9 cùng năm.
    Hệ thống Palma có thể coi như là một biến thể của hệ thống vũ khí cận chiến Kashtan, cũng được thiết kế để phòng vệ trước các cuộc tiến công đường không của đối phương. Hệ thống có thể tiêu diệt được các tên lửa đối hạm, máy bay cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước và trên bờ.
    [​IMG]
    Hệ thống Palma

    Hệ thống vũ khí cận chiến pháo/tên lửa Palma, bao gồm các tên lửa phòng không siêu âm 9M311 Sosna-R, 2 bệ pháo tự động 6 nòng AO-18KD 30mm và hệ thống kiểm soát hỏa lực đối phó điện tử đa kênh quang-điện 3V-89. Hệ thống điều khiển chủ yếu là quang điện tử với được trang bị radar.

    Tuy nhiên, chưa có bất cứ xác nhận nào về việc trang bị vũ khí này từ phía Bộ Quốc phòng Việt Nam.
    Theo tài liệu của viện thiết kế Nudelman, hệ thống vũ khí này có thể đồng thời tấn công 6 mục tiêu ở khoảng cách lên đến 8 km phụ thuộc vào số lượng các module bắn được lắp đặt. Nhà sản xuất cho rằng một quả đạn pháo của hệ thống có thể tiêu diệt được một mục tiêu trong phạm vi từ 200m đến 4km ở độ cao 3.000m và một tên lửa có thể tiêu diệt được mục tiêu trong phạm vi từ 1,6 đến 10km ở độ cao 5.000m.
    [​IMG]
    2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 đầu tiên của hải quân Việt Nam

    Tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu mặt nước chiến thuật hoặc trong đội hình tác chiến hỗn hợp tàu mặt nước - tàu ngầm hoặc trong đội hình tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hải quân - không quân và bảo vệ bờ biển.
    Tàu hộ tống lớp Gepard-3.9 có chiều dài 102,4 mét, rộng 14,4 mét, mớn nước 5,6 mét, trọng lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), bán kính tác chiến 4.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 15 ngày, và thủy thủ đoàn 98 người.
    Vũ khí chủ lực của tàu là 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh-35 Uran E, dẫn đường bằng quán tính và radar chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach (gần 1.100 km/giờ). Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống pháo hạm, phòng không, chống ngầm… tiên tiến.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    VN lọt top nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới
    Website danh tiếng Global Firepower đã công bố bảng xếp hạng và các chỉ số đo lường quân sự của 106 nước trên thế giới - Global Firepower’s 2014 Power Index - Việt Nam lọt top 25.
    Dựa trên 50 khía cạnh thu thập được từ CIA, báo cáo truyền thông, có ý nghĩa quyết định về khả năng đương đầu với chiến tranh theo kiểu truyền thống trên các mặt trận như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh hải quân, hậu cần, dân số, Global Firepower đo lường sức mạnh quân sự của mỗi nước.
    Cũng theo Global Firepower, thì tất cả các chỉ số đều được quy ra điểm (PwrIndx). Điểm “PwrIndx” lý tưởng là 0,0000.
    Dẫn đầu bảng xếp hạng là Mỹ với số điểm là 0,2208. Nga xếp thứ hai và Trung Quốc xếp thứ ba với số điểm lần lượt là: 0,2355 và 0,2594.
    [​IMG]
    Việt Nam đứng thứ 23 trong số 106 nước về sức mạnh tiềm lực quân sự.
    Việt Nam đứng thứ 23 với số điểm 0,8962, cao hơn một số nước trong khu vực như Malaysia (1,3143 điểm), Philippines (1,3042), Thái Lan (0,9287).
    Theo như số liệu Global Firepower lấy làm căn cứ để đánh giá, thì Việt Nam được xem là nước có số tiền đầu tư cho quốc phòng khá lớn, khoảng 3,4 tỷ USD, là nước đang sở hữu 3.200 xe tăng, 413 phi cơ (209 máy bay chiến đấu, 141 máy bay lên thẳng), sở hữu 65 tàu chiến, 2.100 phương tiện có khả năng chiến đấu và 1.300 hệ thống rocket.
    Ngoài ra Việt Nam cũng được đánh giá là nước có lực lượng dự phòng khá lớn với hơn 41 triệu người phù hợp để phục vụ quân sự trên tổng số hơn 92 triệu dân.
    Tuy nhiên, những yếu tố như vũ khí, hạt nhân hay chế độ lãnh đạo không được tính đến trong bảng xếp hạng của Global Firepower, và được trang này lý giải là để cho phép so sánh một cách cân bằng giữa những nước nhỏ, nhưng có công nghệ tiên tiến với những nước lớn nhưng không đầu tư nhiều vào quân sự.
  9. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Nghe đồn Việt Nam sắp nhận được vũ khí mới đặt mua từ Ấn Độ. Các bác có hóng được gì không? Cá nhân tôi thì muốn có tên lửa đối đất tầm xa, vì ta chưa có thứ răn đe xứng đáng trong khi bị đe dọa rất lớn từ phía các tên lửa tầm xa của "bạn".
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    ??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????? Bác này đã đạt đến độ không phân biện nổi là mình đã post cái gì!!:cool:

Chia sẻ trang này