1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam tặng Thái Lan tiêm kích huyền thoại MiG-21
    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Việt Nam sẽ gửi tặng Không quân Thái Lan một chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21MF để trưng bày trong bảo tàng quân sự ở Don Muang.
    [​IMG]
    Theo trang mạng ThaiArmedForce, Không quân Nhân dân Việt Nam (VPAF) đang chuẩn bị cung cấp một máy bay tiêm kích MiG-21MF cho Không quân Hoàng gia Thái Lan. Đây được coi là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia.
    [​IMG]
    Phía Thái Lan sẽ cử đoàn kỹ thuật viên sang kiểm tra máy bay MiG-21MF cùng cán bộ Việt Nam tại căn cứ không quân ở Đà Nẵng. Trong ảnh là cánh chiếc MiG-21MF 5202 được tháo rời.
    [​IMG]
    Chiếc MiG-21 5202 được chuyển giao cho Không quân Hoàng gia Thái Lan đang trong tình trạng “hoàn hảo” (về vũ khí, động cơ). Ngoài trừ việc khẩu pháo 23mm sẽ được gỡ bỏ. Bên ngoài máy bay được sơn màu ngụy trang, phù hiệu của Không quân Nhân dân Việt Nam.
    [​IMG]
    Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, MiG-21 5202 sẽ được tháo rời từng phần và đưa lên container vận chuyển sang Thái Lan. Việc chuyển giao dự kiến sẽ thực hiện trong tháng 5 năm nay và lắp ráp lại bởi Cục Kỹ thuật Không quân Việt Nam.
    [​IMG]
    Chiếc MiG-21 5202 của Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Hoàng gia tại Don Muang. Ngoài ra, phía Thái Lan cũng sẽ gửi tặng lại Bảo tàng quân sự Việt Nam một chiếc máy bay khác (chưa rõ chủng loại) trong điều kiện tốt nhất.
    [​IMG]
    MiG-21MF ra đời năm 1970, là biến thể xuất khẩu của mẫu MiG-29SM trang bị radar điều khiển hỏa lực RP-22 và động cơ tuốc bin phản lực R-13-300. Máy bay trang bị một pháo 2 nòng cỡ 23mm GSh-23-2L với 200 viên đạn và 4 giá treo trên cánh cho phép mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-3S hoặc R-60, tên lửa không đối đất Kh-66, bom hàng không FAB-100/250/500 và rocket.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bất ngờ về sức mạnh phòng không Thái Lan: quá yếu
    (Kienthuc.net.vn) - Lực lượng phòng không Thái Lan chủ yếu gồm pháo cao xạ và tên lửa vác vai đối không tầm thấp, hoàn toàn không có tên lửa tầm trung, tầm xa.
    [​IMG]
    Gần đây, lực lượng Phòng không Lục quân Thái Lan đã tổ chức cuộc duyệt binh ở căn cứ quân sự. Qua đó đã phô diễn hầu như toàn bộ kho vũ khí đối không của lực lượng quân sự thuộc top đầu Đông Nam Á này.
    [​IMG]
    Qua các bức ảnh cho thấy lực lượng phòng không Thái Lan quá yếu, chỉ gồm pháo phòng không và tên lửa vác vai.
    [​IMG]
    Đoàn xe jeep và xe bọc thép hạng nhẹ dẫn đầu đội hình duyệt binh tiến qua lễ đài.
    [​IMG]
    Đội hình pháo phòng không tự hành M42 Duster tiến qua lễ đài duyệt binh. Hiện Quân đội Hoàng gia Thái Lan chỉ có vẻn vẹn 24 khẩu M42 do Mỹ sản xuất, trang bị 2 pháo 40mm M2A1 (cơ số 336 viên đạn), tốc độ bắn đạn 240 phát/phút, tầm bắn 7-12km.
    [​IMG]
    Pháo phòng không xe kéo 40mm do Thụy Điển sản xuất gồm 2 biến thể: L60 (đạt tầm bắn 7,1km) và L70 (đạt tầm bắn 12,5km) với tổng số 158 khẩu.
    [​IMG]
    Pháo phòng không Type 59 do Trung Quốc chế tạo sao chép mẫu S-60 57mm Liên Xô, Thái Lan hiện có 24 khẩu. Pháo đạt tốc độ bắn 105-120 phát/phút, tầm bắn 6km với radar dẫn bắn hoặc 4km với kính ngắm quang học.
    [​IMG]
    Binh sĩ đứng trên xe cơ giới vác tên lửa đối không 9K38 Igla (Nga) đạt tầm bắn 5,2km, dùng đầu dò hồng ngoại.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không mạnh nhất Thái Lan Starstreak - đây được xem là tên lửa phòng không tầm thấp nhanh nhất thế giới hiện nay (tăng tốc hơn 1.000m/s trong vòng chưa đến 1 giây, tốc độ tối đa Mach 3,5), tầm bắn 300-7.000m, tên lửa sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động bằng 2 chùm laze.
    [​IMG]
    Pháo phòng không tự hành có tốc độ bắn nhanh nhất của Thái Lan M167 Vulcan đặt trên khung bệ xe bọc thép M113. Nó được trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 Vulcan đạt tốc độ bắn 6.000 phát/phút, tầm bắn 2-3km.
    [​IMG]
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore “bắt chước” Việt Nam mua tên lửa vác vai Igla-S
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Singapore có thể sẽ mua hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới Igla-S của Nga.
    Thông tin trên vừa được người đứng đầu bộ phận thiết kế Văn phòng Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia (KBM), ông Georgy Vasilyev cho biết.
    “Singapore chuẩn bị thương lượng về việc mua lại hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S”, ông Georgy Vasilyev cho hay.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S.
    Trước đó, năm 1997, Singapore đã mua tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla (NATO định danh là SA-18) cho Sư đoàn Hệ thống phòng không (ADSD).
    Theo Tạp chí Army Recognition, Singapore mua hệ thống này chủ yếu vì giá cả phải chăng, hiệu quả cao và đơn giản trong sử dụng, Với thương vụ này, Igla sẽ là bổ sung tốt cho các hệ thống phòng không I-Hawk, Rapier, Mistral, RBS-70 và pháo phòng không 35mm đang có mặt trong lực lượng phòng Singapore.
    Không dừng lại ở đó, Singapore còn tự phát triển hệ thống phòng không tầm ngắn tự hành sử dụng tên lửa Igla - được gọi là M113A2 Ultra Mechanised Igla sử dụng khung bệ xe bọc thép M113A2 (Mỹ) lắp radar điều khiển hỏa lực và 6 tên lửa Igla.
    Đạn tên lửa hệ thống 9K38 Igla nặng 10,8kg, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 1,17kg, đạt tầm bắn 5.200m, tốc độ bay 360m/s.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tự hành dùng tên lửa Igla của Singapore.
    Về phần 9K338 Igla-S (NATO định danh là SA-24) - đây là biến thể mới nhất trong họ tên lửa vác vai Igla. Điều khác biệt rõ ràng nhất giữa hệ thống mới và hệ thống cũ của tên lửa Igla là việc Igla-S sẽ có tầm bắn tới 6km, độ cao diệt mục tiêu 10km cùng với thuật toán tiên tiến giúp giảm thiểu khả năng bị đánh chặn cũng như giảm tiếng ồn. Ngoài ra, hệ thống Igla-S cũng sẽ mang theo đầu nổ lớn hơn là 2,5kg.
    Tên lửa vác vai Igla-S thường dùng để tiêu diệt các loại loại máy bay chiến thuật, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái trong điều kiện quan sát thấy và trong điều kiện ban đêm. Igla-S có thể tiêu diệt mục tiêu ở chế độ bắn đón và bắn đuổi, khi có nhiễu nền hoặc nhiễu nhiệt nhân tạo.
    Theo một số nguồn tin, ở khu vực Đông Nam Á hiện chỉ có Việt Nam và Thái Lan sở hữu tên lửa phòng không vác vai thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới Igla-S.
  4. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Giao tranh ác liệt ở Philippines, 15 người thiệt mạng
    (TTXVN/Vietnam+)
    [​IMG]

    Từ tối 29/4 đến sáng 30/4, cuộc giao tranh giữa quân đội Philippines và các tay súng Hồi giáo tại tỉnh miền Nam Sulu đã làm ít nhất 15 người thiệt mạng và 19 người bị thương.
    Người phát ngôn quân đội, Trung tá Ramon Zagala cho biết đụng độ diễn ra do các tay súng cố giành lại khu trại huấn luyện của phiến quân Abu Sayyaf và kho trang thiết bị ở thị trấn Patikul mà quân chính phủ đã kiểm soát từ ngày 28/4.
    Giao tranh ác liệt buộc quân đội phải điều máy bay chiến đấu đến oanh kích và nã pháo vào các tay súng chống đối, và tiếp tục truy bắt các phần tử trốn thoát.
    Nhóm Abu Sayyaf, có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, hiện có gần 300 tay súng với hoạt động chủ yếu là bắt cóc đòi tiền chuộc.
    http://www.vietnamplus.vn/giao-tranh-ac-liet-o-philippines-15-nguoi-thiet-mang/257462.vnp
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu tên lửa nội địa Việt Nam bắn thử "sát thủ diệt hạm" Uran
    (Kienthuc.net.vn) - Các tàu tên lửa Molniya do Việt Nam tự đóng trong nước đã thực hiện bài bắn thử thành công tên lửa hành trình chống tàu Uran-E.
    Theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 28/4, tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Quốc phòng đã tổ chức nghiệm thu kỹ thuật bắn tên lửa tàu HQ-377, HQ-378 và một số loại tên lửa khác của Hải quân. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và chỉ đạo.
    Kết quả, tên lửa của các lực lượng đều bắn trúng mục tiêu ngay lần bắn đầu tiên, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
    Tàu HQ-377 và HQ-378 là 2 tàu tên lửa hiện đại thuộc lớp Molniya Project 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) ký hợp đồng đóng cho Quân chủng Hải quân. Việc đóng mới và bắn tên lửa thành công đã khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật và đóng mới của ngành công nghiệp đóng tàu Quân đội nói chung và Tổng công ty Ba Son nói riêng trong lĩnh vực đóng tàu chiến đấu quân sự; đồng thời khẳng định năng lực khai thác, sử dụng và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện đại của Quân chủng Hải quân.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tàu tên lửa Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
    Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
    Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
    Tổng cộng Việt Nam có kế hoạch xây dựng 10 tàu Project 12418 Molniya, hợp đồng đóng 6 chiếc trong số đó có giá trị 30 triệu USD. Trước đó, Việt Nam đã nhập khẩu 2 tàu tên lửa Molniya từ Nga và hiện chúng biên chế tại lữ đoàn tàu chiến 167, vùng 2 Hải quân.
    Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Rybinsk Oleg Belkov cho biết, ngoài 2 tàu Molniya đã được hạ thủy và đang chạy thử nghiệm ở xưởng Ba Son thì cặp tàu thứ 2 sẽ hạ thủy vào giữa năm nay, cặp thứ 3 dự kiến trong tháng 12.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân đội ta thu được bao nhiêu vũ khí sau 1975?
    (Kienthuc.net.vn) - Sau ngày giải phóng (30/4), quân đội ta đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa. Xe tăng, pháo
    Theo số liệu từ hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Quân đội Sài Gòn gồm có 1,35 triệu quân (trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân phòng vệ dân sự).
    Về mặt trang bị, theo số liệu quốc tế thì toàn bộ số quân này được Mỹ trang bị có gần 400 xe tăng và trên 1.500 xe bọc thép, 1.500 khẩu pháo kéo và pháo tự hành. Vũ khí cá nhân có súng trường tiến công M-16, súng phóng lựu M-79, súng máy hạng nhẹ.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân M113 được quân đội ta sử dụng trên chiến trường Campuchia sau này.

    Sau chiến thắng 30/4/1975, quân ta đã thu giữ được một số loại vũ khí (không rõ số liệu cụ thể) như: xe tăng hạng nhẹ M41; xe tăng chiến đấu hạng trung M48; xe bọc thép chở quân M113; xe bọc thép trinh sát V-150; xe bọc thép chỉ huy M577…
    Trang bị pháo binh, quân ta thu giữ được lựu pháo 105mm, M114 155mm và pháo tự hành M107 175mm. Trong số này, loại M107 có thể chúng ta chỉ thu giữ được một số lượng rất ít, bởi pháo binh Quân đội Sài Gòn cũng không có nhiều loại này.
    Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính Sài Gòn khoảng 1 triệu khẩu M-16. Vì thế, số lượng mà ta thu giữ được chắc chắn không hề nhỏ. Ngoài ra, ta cũng thu được không ít súng phóng lựu M-79.
    Ngoài ra, ta cũng thu được một số phương tiện xe vận tải như xe vận tải bánh lốp hạng trung M-35, xe vận tải bánh xích M578, xe jeep M151… Máy bay
    Tài liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam viết rằng, tính tới tháng 4/1975, Không quân Quân đội Sài Gòn được xây dựng và trang bị hiện đại. Đây được xem là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
    Ở thời điểm cao nhất, lực lượng này có 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5A/E, 594 trực thăng vận tải UH-1 , 32 máy bay vận tải hạng trung C-130 cùng một số loại khác).
    Ngay trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân chủng Phòng không – Không quân đã cử đoàn cán bộ vào tiếp cận các căn cứ không quân Quân đội Sài Gòn nhằm thu giữ máy bay, vũ khí phục vụ công tác bảo vệ tổ quốc sau này.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam trước giờ thực hiện nhiệm vụ bay. Nguồn: tạp chí Văn nghệ Quân đội

    Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay, trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm:
    - Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6
    - Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
    - Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19
    - Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1
    - Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47.
    Riêng ở sân bay Tân Sơn Nhất, ta thu được 76 máy bay vận tải quân sự các loại và 206 máy bay chiến đấu.

    Phần còn lại đã bị phá hủy, bắn rơi hoặc bị lấy làm phương tiện tháo chạy. Ngoài ra, ta còn thu được vô số đạn dược (bom, tên lửa, rocket), máy móc linh kiện máy bay.
    Với số máy bay mới này, không quân ta sau 1975 đã thành lập được thêm một số trung đoàn không quân phục vụ việc bảo vệ tổ quốc. Tàu chiến
    Nếu như các vũ khí lục quân, không quân ta thu giữ được rất nhiều, thì riêng đối với hải quân thì ta chỉ thu được một số lượng hạn chế. Do khi tháo chạy, lính quân đội Sài Gòn đã lấy tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ dùng làm phương tiện bỏ chạy ra nước ngoài.
    Tất nhiên, có một vài loại tàu lớn ta vẫn thu giữ lại và đưa vào sử dụng. Thậm chí, không ít trong số này vẫn phục vụ tích cực cho tới tận ngày nay.
    Về lực lượng tàu chiến cỡ lớn, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ.
    [​IMG]
    Tàu vận tải đổ bộ HQ-505 ta thu được từ hải quân Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988.

    Do đây đều là loại tàu do Mỹ sản xuất, nên hệ thống vũ khí trên tàu có phần không phù hợp với ta. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau 1975, ta đã tự cải tiến một vài tàu thay pháo Mỹ bằng pháo do Liên Xô sản xuất, trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp. Thậm chí, có tàu ta đã thử nghiệm trang bị tên lửa hành trình chống tàu để tăng sức mạnh.
    Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn.
    Điều đặc biệt, chiếc tàu đổ bộ mang số hiệu HQ-505 phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia khoe siêu tàu đổ bộ cao tốc tự đóng
    (Vũ khí) - Indoneisa vừa giới thiệu một thiết kế tàu đổ bộ cao tốc hiện đại, có hình dáng tương tự như loại CB90 nổi tiếng của Thụy Điển.
    [​IMG]
    Cận cảnh tàu đổ bộ cao tốc Komando của Indonesia.
    Hôm 29/4 vừa qua, Quân đội Indonesia vừa giới thiệu một thiết kế tàu đổ bộ cao tốc (FAC) mới được gọi là Kapal Motol Cepat (KMC) Komando, do hãng đóng tàu PT Tesco Indomaritimin chế tạo với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Công nghệ Surabaya.
    Theo tạp chí Navy Recognition, KMC Komando chia sẻ một vài thiết kế tương đồng với lớp tàu đổ bộ cao tốc CB90 của Thụy Điển.
    Tư lệnh Quân đội Indonesia, Tướng Budiman nói rằng, quân đội và đối tác của họ đã chế tạo được 2 nguyên mẫu tàu FAC và lên kế hoạch đóng xong 8 tàu khác trong năm nay.
    Ông Budiman nói rằng, mỗi chiếc FAC mới có giá khoảng 12 tỷ Rp (tương đương 1 triệu USD), mức giá này rẻ hơn khá nhiều so với việc đi mua những tàu tương tự từ nước ngoài.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ cao tốc KMC Komando có thể chở được 31 binh lính trong khoang.
    "Hãng Finland cũng có những thiết kế tàu tương tự nhưng nó có giá đắt gấp đôi, so với mức giá quá rẻ mà Indonesia có thể tự xây dựng". ông Budiman nói. Ông này cũng cho biết rằng, các tàu đổ bộ cao tốc KMC Komando sẽ được sử dụng để tuần tra bảo vệ bờ biển ở khu vực như Natuna, Bangka Belitung, Aceh và Đông Nusa Tenggara.
    Tàu đổ bộ cao tốc Komando có thể hoạt động ở ngoài biển khơi, bờ biển, sông và những khu vực lầy lội. Mỗi tàu có thể chở được 31 binh lĩnh và kíp điều khiển 3 người. Hiện tại, Komado chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ nhưng Indonesia sẽ tiếp tục cải tiến để con tàu có thể chạy nhanh đến 45 hải lý/giờ.
    KMC Komado, được trang bị một trạm súng máy điều khiển từ xa 12,7mm được tích hợp một radar tự động có thể theo dõi, phát hiện và khóa các mục tiêu mặt nước ở khoảng cách xa 2km.
    Indonesia tậu 16 trực thăng săn ngầm AS565
    (Vũ khí) - (Quốc Phòng) - Hải quân Indonesia sẽ mua 16 máy bay trực thăng chống ngầm AS565 để tăng cường khả năng tác chiến trên Biển Đông.
    Hải quân Indonesia sẽ tăng cường khả năng tuần tra chống ngầm của mình bằng việc mua sắm 16 máy bay trực thăng chống ngầm AS565 Panther từ công ty Airbus Helicopter, một chi nhánh của tập đoàn hàng không Airbus của châu Âu.
    "Hợp đồng trên đang bước vào giai đoạn thỏa thuận cuối cùng của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa ra được thời điểm cụ thể khi nào các máy bay trực thăng mới sẽ bắt đầu được cung cấp", Đô đốc Hải quân Indonesia Untong Suropati cho biết.
    Ông Suropati cũng nói thêm rằng, việc mua các máy bay trực thăng chống ngầm AS565 cũng nằm trong kế hoạch bổ sung trang bị cho các tàu chiến tên lửa lớp SIGMA 10514 do hãng đóng tàu Damen của Hà Lan cung cấp.
    [​IMG]
    Trực thăng săn ngầm AS565 Panther.
    Theo Hải quân Indonesia, quyết định mua trực thăng AS565 được thực hiện theo đề nghị của công ty sản xuất máy bay nội địa PT Dirgantara Indonesia (PTDI) để công ty này tham gia sản xuất máy bay. Trước đây PTDI cũng đã làm việc cùng Airbus để sản xuất loại máy bay vận tải tầm trung CN235.
    Một phát ngôn viên PTDI nói với tờ IHS Jane's hôm 2/5 rằng, công ty này sẽ làm việc cùng với Airbus Helicopters để sản xuất phần khung thân và sonar cho 16 máy bay trực thăng AS565 tại một cơ sở ở Bandung. Các chi tiết về thỏa thuận tham gia hợp tác sản xuất này sẽ hoàn thành sau khi hợp đồng được chính thức ký kết.
    Trực thăng AS565 Panther là dòng trực thăng đa nhiệm được chế tạo dựa trên mẫu trực thăng nổi tiếng AS 365 Dauphin nhưng vật liệu bên ngoài được thay thế chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm nhảm trọng lượng và giảm độ bộc lộ radar.
    AS565 Panther có chiều dài 13,68m, cao 3,97m, máy bay được trang bị 2 động cơ Turboméca Arriel 2C giúp đạt được tốc độ tối đa 306km/giờ, tầm hoạt động 820km. Hiện nay, AS565 Panther có 2 phiên bản bay biển là AS565MB và AS565SB.
    Phiên bản AS565SB là phiên bản có vũ trang, máy bay có thể được trang bị các loại vũ khí chống ngầm như ngư lôi và vũ khí chống hạm như tên lửa chống hạm AS 15 TT (AS565SB có thể mang đến 4 tên lửa chống hạm AS 15 TT). Phiên bản AS565MB là phiên bản không vũ trang nhằm phục vụ cho nhiệm vụ vận chuyển, tìm kiếm cứu nạn, máy bay có thể trang bị các khí tài tìm kiếm cứu nạn như radar tuần thám, FLIR, tời cứu hộ,...
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kanwa: “Việt Nam nắm được tử huyệt của hải quân Trung Quốc”
    Tạp chí Quốc phòng Kanwa ngày 25/4 cho biết việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN/SSN) tại đảo Hải Nam là một "sai lầm chết người".
    Theo lý giải của tờ Kanwa (Hán Hòa), toàn bộ căn cứ trên đảo Hải Nam này nằm gọn trong tầm khống chế của các lực lượng tấn công dưới nước, trên bộ tương đối mạnh mà Hải quân Việt Nam đang sở hữu.
    Tuyên bố giật gân trên Hán Hòa rằng trong năm 2014, Việt Nam đã nhận được hai tàu ngầm Kilo-636MV (Đề án 636.1), với những máy bay hiện có cùng tàu ngầm Kilo, xét trên lý thuyết, thì lực lượng quân sự này đủ khả năng để phong tỏa căn cứ tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
    Bên cạnh việc đặt căn cứ hải quân và tàu sân bay ở đảo Hải Nam chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 272 km, thì hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mới của Việt Nam Bastion-P với tầm tiêu diệt hiệu quả trong phạm vi bán kính 300 km sẽ khiến tàu sân bay không thể rời cảng.
    Ngoài ra, Tạp chí Hán Hòa còn cho biết các máy bay chiến đấu Su-22, Su-30MK2 cũng có thể tập kích hiệu quả căn cứ tàu sân bay và căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc tại đây. Cũng cần phải lưu ý rằng, quân đội Việt Nam đã bắt đầu trang bị một loại tàu ngầm mini tự chế, và đây là một bước tiến lớn của quân đội Việt Nam.
    [​IMG]
    Căn cứ của Hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
    Hán Hòa cũng cho biết thêm rằng chỉ với một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud-C, là đủ để có thể thổi bay toàn bộ đảo Hải Nam.
    Với tình hình hiện trạng như hiện nay thì căn cứ tàu ngầm khổng lồ và tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã trở thành một tử huyệt mà Việt Nam đã nắm bắt được, từ nay trở đi khi Trung Quốc giải quyết các vấn đề quan trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, họ đã và sẽ phải khá thận trọng.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Bastion-P
    Đặc biệt là ở vùng biển đang có tranh chấp, một trong những lý do chính mà cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thành lập Khu vực nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chính là thái độ thận trọng. Tàu sân bay, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của một quốc gia lại được xây dựng trong tầm ngắm của một trong những "đối thủ tiềm năng", với các loại vũ khí công nghệ cao thì đây là một đòn chí tử đối với Trung Quốc.
  9. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    Thales Australia has won two orders for its Bushmaster MRAP from Indonesian and Japan SDF.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2 bảo vệ Biển Đông
    (Quốc phòng Việt Nam) - Không quân Việt Nam sắp nhận thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2, tăng cường sức mạnh phòng thủ.
    HD 981 vào vùng biển Việt Nam,Trung Quốc đang trả giá đắt!
    [​IMG]
    Việt Nam sắp nhận thêm Su-30MK2
    Đến cuối năm nay, Không quân Việt Nam sẽ nhận thêm được 4 máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến Su-30MK2 mới trong hợp đồng được ký kết năm 2013.
    Báo Kommersant dẫn nguồn tin thân cận trong Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport hôm 12/5 cho biết, Công ty Cổ phẩn liên hiệp sản xuất máy bay UAC của Nga sẽ bắt đầu cung cấp 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 cho Không quân Việt Nam vào cuối năm nay.
    Theo nguồn tin này, UAC sẽ bàn giao 4 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam theo hai đợt, mỗi đợt 2 chiếc tương ứng vào tháng 11 và tháng 12/2014.
    Nguồn tin cũng nhắc lại rằng, số 4 máy bay Su-30MK2 này được bàn giao trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này, trị giá khoảng 600 triệu USD được Nga và Việt Nam ký kết hồi tháng 8/2013. Đây là hợp đồng mua máy bay Su-30 lần thứ ba của Việt Nam (hai hợp đồng trước ký năm 2009 để mua 8 chiếc Su-30MK2 và năm 2010 mua 12 chiếc).
    Theo Kommersant, trong năm 2015, Không quân Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được 8 chiếc Su-30MK2 còn lại.
    Su-30MK2 là máy bay chiến đấu phản lực đa năng thế hệ 4+ với khả năng chiến đấu mạnh. Máy bay có hiệu quả tác chiến cao, không chỉ các mục tiêu trên không mà còn cả các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển. Máy bay được trang bị các loại tên lửa hàng không và bom có điều khiển.
    Su-30MK2 được trang bị một hệ thống điện tử hàng không (avionics) tiên tiến, các hệ thống thông tin liên lạc và dẫn đường, kiểm soát hoạt động của trang thiết bị và các hành động của tổ lái mới. Khí tài đối kháng điện tử (EW) cho phép tự động chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa chống radar Kh-31P nằm trong thành phần vũ khí của máy bay.

Chia sẻ trang này