1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia tính kế tăng cường an ninh trên biển
    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Hoàng gia Malaysia lên kế hoạch triển khai tại bờ biển phía đông Sabah nhằm ngăn chặn các vụ bắt cóc từ phía các tay súng nổi dậy ở Philippines.
    Hải quân Hoàng gia Malaysia vừa lên kế hoạch triển khai trên biển để đảm bảo an ninh tại bờ biển phía đông Sabah ở Borneo sau khi các tay súng Philippines thực hiện thành công vụ bắt cóc thứ 2 trong năm 2014.
    Tư lệnh Hải quân Malaysia, Đô đốc Aziz Jaafar trả lời hãng tin IHS Jane’s cho biết, bản dự thảo kế hoạch của Hải quân Malaysia đã được gửi lên chính phủ để xem xét. Bản dự thảo xây dựng 2 lựa chọn cho chính phủ Malaysia: xây dựng lực lượng tàu phản ứng nhanh từ tàu mẹ hoặc xây dựng căn cứ tại các đảo nhỏ.
    Hiện tại, các lực lượng an ninh Malaysia đang hoạt động bên ngoài căn cứ và cảng ở bờ biển phía đông Sabah.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra đặc biệt Mark V.
    Hãng tin IHS Jane's dẫn lời Tư lệnh Hải quân hoàng gia Malaysia cho biết, lực lượng này có thể mua thêm tàu tuần tra đặc biệt Mark V từ Mỹ trong một chương trình chuyển giao. Chương trình chuyển giao kể trên sẽ phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có đồng ý có những tàu được đóng lại tại Malaysia để giảm giá thành.
    Đô đốc Aziz từ chối bình luận về việc số tàu Mark V sẽ được mua, tuy nhiên nguồn tin của IHS Jane’s tiết lộ, 12 chiếc sẽ được Mỹ chuyển cho Malaysia. Đội đánh giá tàu của Hải quân Malaysia tại Mỹ cho biết, có 8 tàu có thể hoạt động bình thường trong khi 4 tàu còn lại cần thay thế các phụ tùng.
    "Việc thay đổi cấu trúc Hải quân Malaysia ở Sabah cho phép lực lượng này cắt giảm thời gian phản ứng nhằm chống lại các vụ xâm nhập của các tay súng từ Philippines", Đô đốc Aziz cho biết.
    Ông Aziz cũng cho biết thêm, nếu các căn cứ tiền tiêu được thông qua, nơi này có thể được trang bị các radar giám sát.
    Cả 2 vụ bắt cóc gần đây đều liên quan đến công dân Trung Quốc và là nỗi lo lớn đối với chính phủ Malaysia. Trong vụ bắt cóc đầu tiên diễn ra vào 2/4, 1 nữ du khách Trung Quốc và 1 nhân viên người Philippines đã bị bắt cóc từ một khu nghỉ dưỡng. Trong ngày 6/5, vụ bắt cóc thứ 2 diễn ra khi 1 công dân Trung Quốc bị bắt đi từ trang trại nuôi cá do ông này quản lý.
    Quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Malaysia đã trở nên căng thẳng từ sau vụ mất tích của chiếc máy bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia. Chiếc MH370 mất tích khi đang trên đường bay đến Bắc Kinh với phần lớn hành khách trên khoang có quốc tịch Trung Quốc. Trong khi công chúng Trung Quốc bày tỏ sự giân dữ vì cách Malaysia xử lý vụ mất tích thì cả chính phủ Trung Quốc và chính phủ Malaysia đều tuyên bố rằng quan hệ song phương không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Brunei nhận tàu hiện đại, chuẩn bị tuần tra ở biển Đông
    Thứ ba 13/05/2014 18:30
    ANTĐ - Cộng hòa Liên bang Đức vừa bàn giao một chiếc tàu tuần tra lớp Darussalam mang tên Daruttaqwa cho hải quân Brunei, trong một buổi lễ được tổ chức tại cầu cảng Luerssen ở thành phố Lemwerder của Đức.
    Đây là chiếc tàu tuần tra xa bờ lớp Darussalam thứ 4 được bàn giao cho Brunei. Tàu Daruttaqwa được khởi đóng từ tháng 7-2012 và đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm tại cảng và trên biển vào đầu năm nay.
    Tại buổi lễ, hai bên đã ký kết Giấy chứng nhận bàn giao và chấp nhận, tiếp sau là bàn giao quốc kỳ và cờ hải quân Brunei cho Tư lệnh các lực lượng vũ trang Brunei. Liền sau đó, quốc kỳ và cờ hải quân đã được chuyển cho hạm trưởng tàu Daruttaqwa để làm lễ thượng cờ.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra Daruttaqwa
    Daruttaqwa là biến thể thứ 2 của lớp tàu tuần tra PV80-V2 với chiều dài 80m, chiều rộng 13m và được trang bị pháo hạm hạng nhẹ 27mm. Tàu còn được trang bị radar trinh sát thám hạm và thám không Scanter.

    Giống như các tàu tuần tra trước đó, tàu Daruttaqwa có một bãi đáp trực thăng có thể vận hành cả ngày lẫn đêm. Lớp tàu này còn được trang bị xuồng đệm khí RIC ở phía đuôi, giúp đội tuần tra trên tàu tiếp cận nhanh chóng mục tiêu.
    Theo kế hoạch, chiếc tàu này sẽ bắt đầu hành trình từ Lemwerder, Bremen, Đức về Brunei vào giữa tháng 7 tới. Tàu Daruttaqwa sẽ di chuyển qua biển Bắc, kênh đào nước Anh, Đại Tây Dương, eo biển Gibraltar, Địa Trung Hải, qua kênh đào Suez, vịnh Aden, Ấn Độ Dương về biển Đông trong vòng 46 ngày.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bắt chước Việt Nam, Indonesia lắp pháo Nga cho tàu chiến
    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Indonesia đã lần đầu tiên trang bị cho các tàu chiến của nước này pháo CIWS AK-630 của Nga – loại pháo phòng không tiêu chuẩn trên chiến hạm Việt Nam.
    Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Hải quân Indonesia đã trang bị cho 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp KCR-40 (KRI Clurit và KRI Kujang) hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần CIWS AK-630 do Nga chế tạo. Trước đây, các chiến hạm Indonesia chủ yếu sử dụng các loại pháo phòng không của châu Âu trên tàu chiến.
    AK-630 là hệ thống phòng thủ tầm gần do nhà thiết kế KBP nghiên cứu phát triển trang bị cho các chiến hạm Hải quân Liên Xô/Nga và được xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài. Ở Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều nhất hệ thống AK-630 trang bị cho các tàu chiến hiện đại.
    [​IMG]
    Pháo phòng không cao tốc AK-630.
    Hệ thống AK-630 gồm một pháo AO-18 6 nòng cỡ 30mm và hệ thống điều khiển hỏa lực A-213-Vympel. Pháo đạt tốc độ bắn rất cao 5.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, cơ số đạn tối đa 2.000 viên. Pháo hữu hiệu trong tác chiến chống tên lửa diệt hạm, máy bay, trực thăng bay thấp, UAV.
    Phát ngôn viên nhà máy đóng tàu PT Palindo (PT PAL) cho Jane’s biết, hệ thống CIWS đang được tích hợp lên hệ thống radar trinh sát của tàu và trải qua các bài thử nghiệm trước khi nhận chứng nhận hoạt động đầy đủ. Hệ thống này đặc biệt sẽ thử nghiệm trong khả năng phát hiện và khóa mục tiêu các cuộc tấn công mô phỏng bằng máy bay, tàu cỡ nhỏ và tên lửa hành trình.
    Tùy thuộc vào các đánh giá hiệu suất của AK-630 trên KRI Clurit và Kujang, AK-630 có thể được trang bị cho toàn bộ lớp tàu KCR-40. Jane’s dẫn báo cáo của Hải quân Indonesia tháng 1/2012 cho biết là họ mong đợi sẽ nhận tổng cộng 9 tàu KCR-40 vào năm 2014.
    [​IMG]
    Tàu tấn công nhanh tàng hình KCR-40.
    KCR-40 là lớp tàu tấn công tàng hình do Indonesia tự thiết kế và đóng mới. Tàu có lượng giãn nước khoảng 250 tấn, vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm và thép độ bền cao, trang bị 3 động cơ MAN V12 cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h.
    Cũng theo đại diện công ty, ngoài CIWS AK-630, Clurit và Kujang gần đây được lắp bệ phóng cho tên lửa hành trình chống tàu C-705 do PT Pindad và Tập đoàn Công nghiệp Khoa học Hàng không Không gian Trung Quốc (CASIC) hợp tác sản xuất.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?
    (Kienthuc.net.vn) - Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.
    Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
    Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.
    Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
    Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h, tầm bắn đạt 10-30km tùy từng biến thể.
    [​IMG]
    Tên lửa tấn công đa năng Kh-29.

    Kh-29 được sản xuất với khá nhiều biến thể với các cơ chế dẫn đường khác nhau tạo nên sự đa dạng trong việc thực hiện nhiệm vụ tấn công hiệu quả với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau, gồm:
    - Kh-29L sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng lade bán chủ động có tầm bắn từ 8-10km.
    - Kh-29T sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình thụ động (mục tiêu sẽ được chỉ định bởi phi công từ buồng lái), tăng tầm bắn lên 12km.
    - Kh-29TE là biến thể nâng cấp của Kh-29T, tên lửa vẫn sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình nhưng tầm bắn được mở rộng lên đến 30km, tên lửa có thể phóng từ độ cao 200-10.000m.
    - Kh-29MP là thế hệ thứ 3 của gia đình Kh-29, được dẫn hướng bằng radar chủ động hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”, đạt tầm bắn 12km.
    - Kh-29D là thế hệ thứ 4 của dòng Kh-29, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng hồng ngoại, đây là một loại tên lửa “bắn-quên”, đạt tầm bắn 30km.
    Điểm mạnh của Kh-29 là một tên lửa có tốc độ nhanh và độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-8m. Với đầu đạn nặng tới 320kg đủ sức thổi bay bất kỳ mục tiêu nào.
    [​IMG]
    "Đôi cánh ma thuật" Su-22M4 có thể mang 2 đạn tên lửa Kh-29.

    Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), năm 2004 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 100 tên lửa Kh-29. Theo một số nguồn tin thì loại Việt Nam nhập khẩu có thể là biến thể Kh-29TE với tầm bắn xa đến 30km.
    Hợp đồng này nước ta mua có lẽ là nhằm trang bị cho lô tiêm kích đa năng Su-30MK2. Su-30MK2 có thể mang tới 6 tên lửa không đối đất Kh-29. Tên lửa được thả từ bệ phóng APU-58 hoặc AKU-58, sau đó động cơ đẩy chính sẽ được kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu.
    Ngoài Su-30MK2, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 trang bị nhiều trong không quân ta có thể mang 2 đạn Kh-29 làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển khi cần.
    Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.

    Indonesia bắt tay Iran cùng chế tạo radar đối không
    (Kienthuc.net.vn) - Đây được xem như bước tiến trong mối quan hệ hợp tác công nghệ quân sự giữa hai quốc gia Hồi giáo trên, bất chấp một số lo ngại từ Mỹ.
    Theo tờ The Jakarta Post, Viện Khoa học Công nghệ Indonesia (LIPI) và Công ty Công nghiệp điện tử Iran (IEI) sẽ cùng nhau hợp tác để phát triển hai hệ thống radar chủ động và thụ động mới ứng dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự.
    Đây là lần đầu tiên Indonesia và Iran liên doanh trong ngành công nghiệp viễn thông, nhưng xét về mặt thành tựu công nghệ thì Iran có lợi thế hơn khá nhiều so với Indonesia, mặc dù nước này chịu sự cấm vận từ các Phương Tây trong suốt thời gian qua.
    [​IMG]
    Tướng lĩnh Iran trong một buổi lễ giới thiệu mẫu radar chống máy bay tàng hình ASR do nước này sản xuất.
    Mashury Wahab - người đứng đầu bộ phận viễn thông của LIPI trả lời phỏng vấn The Jakarta Post cho biết, LIPI sẽ phối hợp làm việc với IEI để cùng nhau phát triển và sản xuất các hệ thống radar thế hệ mới. Bên cạnh đó cả 2 cũng sẽ hợp tác với công ty hàng không PT Dirgantara Indonesia trong dự án trên.
    Dự án trên sẽ tiến hành nghiên cứu và sản xuất hai hệ thống radar chủ động lẫn thụ động. Với việc thiết kế song song hai kiểu radar trên giúp dự án có tính sử dụng thiết thực cao sau khi hoàn thành.
    Ông Mashury còn cho hay, sau khi hoàn thành, các hệ thống radar trên sẽ được đưa vào sử dụng trong lực lượng Quân đội Indonesia và cả trong các sân bay phục vụ cho mục đích dân sự.
    [​IMG]
    Hệ thống radar Master T của Pháp vừa được Indonesia trang bị.
    Thông tin trên được đưa ra bên lề Hội nghị viễn thông quốc tế lần thứ 3 (ICRAMET) diễn ra tại Batam. Theo đánh giá, Iran là nước có nghành khoa học công nghệ quân sự khá phát triển với hàng loạt thành tựu trong thời gian gần đây, nước này cũng sỡ hữu các công nghệ radar có bán kính hoạt động lên tới 500km.
    Dự kiến quá trình triển khai dự án trên sẽ diễn ra trong năm 2014 và có thể công ty hàng không PT Dirgantara sẽ khởi động dây chuyền sản xuất các hệ thống radar trên trong cùng năm nay.
    LIPI vẫn đang tham vấn các ý kiến từ Ủy ban Chính sách Công nghiệp Quốc phòng Indonesia (KKIP ) về việc đưa hệ thống radar trên vào trong trang bị chính thức của Quân đội Indonesia.
    Trong khi đó, đại diện của IEI ông Ali Nasheer Ahmadi trả lời phỏng vấn tại ICRAMET cho rằng, việc hợp tác giữa hai quốc gia là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với chính sách của hai bên hiện tại hay cả trong tương lai.
    Các chuyên gia Iran khẳng định có thể đảm bảo khả năng bảo mật tốt nhất cho các hệ thống radar hợp tác với Indonesia trước yếu tố bất lợi. IEI hiện là một doanh nghiệp nhà nước của Iran có hơn 5.000 nhân viên, là ngọn cờ đầu trong việc phát triển công nghệ ở Iran với một số sản phẩm công nghệ đáng chú ý trong lĩnh vực quốc phòng và dân sự.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Trung Quốc so sánh sức mạnh quân sự, đe dọa hủy diệt Việt Nam
    Quote:
    (GDVN)- "Hải không quân TQ muốn lấy Việt Nam là một "vật thử nghiệm" để nâng cao bản lĩnh tác chiến lập thể trên biển-trên không, không biết lượng sức sẽ bị hủy diệt"

    [​IMG]
    Tàu chiến của Hải quân Việt Nam (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
    Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 16 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Phân tích: So sánh hải, không quân Trung-Việt cho thấy, Việt Nam còn lâu mới là đối thủ của Trung Quốc".

    Để hiểu rõ báo Trung Quốc đánh giá, nhìn nhận thế nào về hiện trạng của quân đội Việt Nam, báo GDVN xin đăng tải toàn bộ nội dung bài báo để bạn đọc rộng đường tham khảo.

    Theo bài báo, cùng với tình hình đối đầu trên biển giữa Trung-Việt trong giai đoạn gần đây ngày càng căng thẳng, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung-Việt bất ngờ tăng lên.

    Như vậy, giữa Trung-Việt thực sự có khả năng nổ ra chiến tranh? Cán cân sức mạnh quân sự giữa hai nước Trung-Việt như thế nào?

    Cán cân sức mạnh hải, không quân Trung-Việt

    Theo bài báo, nếu Việt Nam và Trung Quốc nổ ra chiến tranh, hải không quân hai nước sẽ đóng vai trò chủ lực trong giao chiến, cho nên so sánh quân sự hải, không quân của hai nước là điều mà báo TQ coi là "rất có ý nghĩa".

    Việt Nam

    1. Thực lực không quân Việt Nam: Trong tình hình không có quyền kiểm soát trên không và quyền chủ động chiến trường hiện nay, Việt Nam đương nhiên không chịu kém người về không quân.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Việt Nam
    Không quân Việt Nam hiện đã trang bị 12 máy bay chiến đấu Su-27SK (tiến hành không chiến tầm xa) và 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 (có thể tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu trên biển) mua của Nga, biên chế cho khoảng 3 trung đoàn bay.

    Trong tương lai, không quân Việt Nam sẽ còn mua rất nhiều máy bay chiến đấu chủ lực. Không loại trừ mua lượng nhỏ máy bay chiến đấu tấn công Su-34 và nhập khẩu rất nhiều máy bay tấn công hạng nhẹ F/A50 của Hàn Quốc để tiến hành phối hợp cao thấp.

    Hai đầu nam bắc lãnh thổ Việt Nam cách nhau 1.600 km, chỗ hẹp nhất của chiều sâu chỉ 50 km. Đặc điểm địa lý "thiếu chiều sâu bảo vệ chiến lược" này quyết định khả năng tự bảo vệ bản thân của không quân Việt Nam khi khai chiến là "có vấn đề", theo tuyên truyền của báo TQ, chỉ dựa vào hơn 20 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba để thực hiện "ý đồ kiểm soát Biển Đông" rõ ràng tạm thời là điều "không thể".

    Nhưng, trong tương lai, sau khi không quân Việt Nam hoàn thành cải tạo hiện đại hóa, khả năng "xâm lược Biển Đông của Trung Quốc" sẽ trầm trọng hơn - báo Trung Quốc xuyên tạc bằng các ngôn từ bẩn thỉu, không ngại ngùng.

    Nhưng, hiện nay, Việt Nam vẫn chỉ là một lực lượng không quân mang tính chiến thuật, lấy phòng không lãnh thổ với tính chất phòng ngự là chính.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam (ảnh tư liệu)
    2. Hải quân Việt Nam: Hải quân Việt Nam hiện có hơn 120 tàu tác chiến các loại, gồm có tàu hộ vệ, tàu tên lửa và tàu ngầm thông thường. Chúng phần lớn là "đồ cũ" do Liên Xô viện trợ trước đây, do thiếu bảo dưỡng và cung ứng linh kiện, thực lực của hải quân Việt Nam thực sự khó mà so sánh với hải quân Trung Quốc - báo Trung Quốc tự tin bình luận.

    Bài báo cho rằng, trang bị tương đối tiên tiến là tàu tên lửa lớp Tarantul (người Việt Nam gọi là lớp Molniya/Tia chớp) của Cục thiết kế trung ương Almaz Nga.

    Tàu này có lượng giãn nước trên 500 tấn, tốc độ lớn nhất trên 40 hải lý/giờ, trang bị hệ thống phóng tên lửa chống hạm 3M-95 Uran và 16 quả tên lửa chống hạm, 4 quả tên lửa phòng không vác vai Igla (phóng từ bệ phía sau tàu).

    Nga đã sản xuất 4 tàu cùng loại cho Việt Nam, sau đó, Việt Nam sẽ nhận được giấy phép sản xuất loại tàu này, chế tạo 6 chiếc ở nhà máy Quang Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngoài tàu tên lửa tốc độ nhanh Tarantul, Nga còn chế tạo 2 tàu hộ vệ lớp Gepard cho Việt Nam, tổng kim ngạch là 350 triệu USD, hiện nay hai tàu này đã phục vụ trong hải quân Việt Nam.

    Còn có 2 tàu chiến tương tự đang lắp ráp ở thành phố Hồ Chí Minh, Nga sẽ cung cấp linh kiện cho chúng. Tàu hộ vệ lớp Gepard chủ yếu dùng để chống tàu ngầm, tấn công tàu nổi và mục tiêu trên không.

    [​IMG]
    Tàu tên lửa lớp Molniya của Hải quân Việt Nam, trang bị tên lửa chống hạm Kh-35
    Ngoài ra, Nga còn cung cấp hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển Bastion. Hệ thống tên lửa chống hạm kiểu cơ động này của Nga có tính năng tiên tiến, tốc độ bay lớn nhất đạt 3 Mach, uy lực to lớn, có thể phá hủy tàu chiến tất cả các lớp và chủng loại, trong đó có tàu sân bay, bất kể là mục tiêu biên đội hay mục tiêu độc lập. Nó có thể bảo vệ tuyến đường bờ biển trên 600 km, ngăn chặn quân địch đổ bộ tác chiến.

    Đồng thời, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm diesel-điện Type 636M (NATO gọi là lớp Kilo) của Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga, trị giá hợp đồng lên tới 3,2 tỷ USD. Nga đã bàn giao 2 tàu ngầm loại này cho hải quân Việt Nam, lần lượt là tàu ngầm Hà Nội số hiệu HQ-182 và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh số hiệu HQ-183. Tàu ngầm Hải Phòng số hiệu HQ-184 hạ thủy vào tháng 8 năm 2013, dự kiến sẽ về Việt Nam vào tháng 11 năm 2014.

    [​IMG]
    Hải quân Việt Nam hôm nay
    Nhưng, tàu tên lửa lớp Tarantul của hải quân Việt Nam trang bị tên lửa Moskit - loại tên lửa được Nga gọi là sát thủ tàu sân bay, song người Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Uran tốc độ cận âm - cơ bản giống với tên lửa chống hạm YJ-83 hiện sử dụng cho tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

    Trên các phương diện như tầm bắn xa nhất và trọng lượng đầu đạn, nó còn chưa bằng tên lửa chống hạm YJ-83 của hải quân Trung Quốc. Trong khi đó, tàu tên lửa lớp Osa hiện có của hải quân Việt Nam sử dụng tên lửa chống hạm Styx kiểu cũ, đây là một loại tên lửa chống hạm rất dễ bị gây nhiễu.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng HQ-011 lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam
    Còn về tàu hộ vệ lớp Gepard của hải quân Việt Nam mua của Nga - đây chính là một loại tàu chiến có khả năng săn ngầm nhất định thích ứng với tác chiến biển gần. Nếu lấy nó so sánh với tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 của hải quân Trung Quốc (đã trang bị 5 chiếc cho Hạm đội Nam Hải), tàu hộ vệ lớp Gepard của hải quân Việt Nam không được coi là có khoảng cách.

    Báo TQ bình luận như phim hoạt họa cho rằng, nhưng xem ra nếu tách rời sự hỗ trợ của không quân Việt Nam, tàu hộ vệ loại này của hải quân Việt Nam chỉ có thể trở thành "bia ngắm sống" của máy bay chiến đấu Phi Báo (JH-7) của lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc.

    Tàu ngầm lớp Kilo sắp trang bị quy mô lớn của hải quân Việt Nam là mối đe dọa lớn nhất. Là một loại vũ khí mang tính tấn công, tàu ngầm nếu sử dụng thích hợp thì có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay, hải quân Việt Nam có thể thông qua huấn luyện 1 - 2 năm là có thể thành thạo điều khiển một chiếc tàu ngầm diesel-điện hiện đại hóa cao, và sử dụng vũ khí của tàu.

    [​IMG]
    Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam
    Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là có thể nhanh chóng điều khiển thuần thục tàu ngầm, cũng không có nghĩa là có thể phát huy tác dụng trong giao chiến với kẻ địch mạnh có khả năng tác chiến hệ thống tương đối hoàn thiện - báo Trung Quốc đe dọa.

    Đối với một lực lượng hải quân chưa từng trang bị, sử dụng tàu ngầm, sử dụng thành thạo tàu ngầm có thể sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp. Trước hết là xây dựng hạ tầng đồng bộ.

    Tác chiến tàu ngầm phụ thuộc rất lớn vào sự chi viện hệ thống từ bên ngoài. Bỏ ra 5 - 6 năm xây dựng một biên đội tàu ngầm là điều có thể, nhưng hình thành sức chiến đấu toàn diện e rằng còn khó hơn. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, tàu ngầm có thể chưa được đưa ra khỏi cảng đã bị bắn chìm.

    Tóm lại, cho dù máy bay chiến đấu, tàu chiến của hải quân Việt Nam mua của Nga được triển khai toàn bộ thì hải quân Việt Nam cũng không thoát khỏi phạm trù hải quân tác chiến-phòng thủ gần bờ. Đây cũng là khó khăn của hải quân Việt Nam, một lực lượng lấy tàu hộ vệ làm tàu chủ lực của biên đội tác chiến trên biển.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam, mua của Nga
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam sắp nhận tiếp 12 Su-30MK2
    2:08 PM, 12/05/2014, Views: 15278 | By PM
    VietnamDefence - Việt Nam và Ấn Độ sẽ nhận được từ Nga 10 tiêm kích trước cuối năm nay, tờ Kommersant, ngày 12/5 đưa tin.
    Trong khuôn khổ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, các xí nghiệp thuộc Tổng công ty Chế tạo máy hống nhất (OAK) của Nga trong nửa cuối năm 2014 sẽ bàn giao cho Việt Nam 4 máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MK2 và 6 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB cho Ấn Độ.

    Trong kế hoạch giao hàng năm nay còn có việc bàn giao lô Su-30K đầu tiên cho Angola. Nhưng các máy bay này cần phải sửa chữa và nâng cấp nên việc giao lô Su-30K đầu tiên đã bị lùi sang năm 2015.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam (số hiệu 8540, số hiệu sản sản xuất 79810387410), tháng 8/2013 (Andreas Zeitler / airliners.net)

    Lịch trình giao máy bay xuất khẩu năm 2014 có việc bàn giao 10 máy bay cho Việt Nam và Ấn Độ, một nguồn tin thân cận với hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport của Nga cho biết.

    “Dự kiến vào tháng 11 và 12 sẽ bàn giao cho Không quân Việt Nam mỗi tháng 2 chiếc Su-30MK2 do nhà máy chế tạo máy bay Komsolmolsk trên sông Amur sản xuất. Hải quân Ấn Độ sẽ được bàn giao 6 máy bay MiG-29K/KUB do Tổng công ty MiG sản xuất: tháng 8 và 9, mỗi tháng 1 chiếc; tháng 10 và 11, mỗi tháng 2 chiếc”. Như vậy, với Việt Nam Nga sẽ bắt đầu thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký trước đó, còn với Ấn Độ là tiếp tục thực hiện hợp đồng. Từ phía Rosoboronoexport, người ta từ chối bình luận thông tin này.

    Hợp đồng mới nhất của Việt Nam mua 12 Su-30MK2 tổng trị giá gần 600 triệu USD đã được ký vào tháng 8/2013. Đây là hợp đồng thứ ba, các hợp đồng trước đó mua 8 và 12 chiếc đã được nhà máy Komsolmolsk trên sông Amur hoàn thành tốt đẹp. Năm 2015, Không quân Việt Nam dự kiến sẽ nhận được 8 Su-30MK2 còn lại.

    Việc bàn giao cho Ấn Độ 6 MiG-29K/KUB sẽ được thực hiện theo hợp đồng bán 29 máy bay ký tháng 3/2010. Năm 2013, theo ông Sergei Korotkov, Tổng giám đốc RSK MiG, tổng công ty này đã gửi cho khách hàng 7 chiếc.

    Hợp đồng trước đó mua bán 16 MiG-29K/KUB được Nga và Ấn Độ ký vào năm 2004 trong hiệp định liên chính phủ cả gói hiện đại hóa tàu sân bay Vikrama***ya. Nga bắt đầu bàn giao các máy bay này vào năm 2009 và hoàn thành hợp đồng vào cuối năm 2011.

    Lịch trình giao hàng năm 2014 còn có cả nội dung bàn giao Su-30K cho Không quân Angola: tháng 9 và 11, mỗi tháng bàn giao 3 chiếc, nhưng do phải tiến hành sửa chữa và nâng cấp nên thời hạn giao hàng phải lùi lại. Do đó, lô hàng này sẽ được giao cho Angola vào năm 2015. Hợp đồng bán lại cho Angola các máy bay Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng đã được ký trong chuyến thăm Angola của Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin vào tháng 10/2013.

    Lần đầu tiên, thương vụ này được xác nhận chính thức bởi Tổng giám đốc Rosoboronoexport, ông Anatoly Isaikin trong cuộc phỏng vấn với tờ Kommersant (số 27/1). Sau đó, Chủ tịch hãng Irkut, ông Oleg Demchenko nói rằng, Angola sẽ được cung cấp 12 tiêm kích nâng cấp Su-30K, còn 6 chiếc còn lại hiện ở Nhà máy sửa chữa máy bay 558 tại Baranovichi, Belarus sẽ được chào bán cho nước khác. Trước đó, Belarus và Việt Nam cũng đã xem xét khả năng mua số Su-30K này, nhưng theo ông Isaikin, vấn đề thiếu tiền đã đóng vai trò then chốt: “Kể cả sau khi sửa chữa và nâng cấp, giá của chúng cũng không phải nước nào cũng chịu được”. Angola sẽ mua Su-30K bằng khoản tín dụng 1 tỷ USD do Nga cấp.
    Nguồn: Kommersant, bmpd, 12.5.2014.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga có thể mở trung tâm bảo dưỡng vũ khí tại Việt Nam, Indonesia
    9:50 PM, 15/05/2014, Views: 2221 | By PM
    VietnamDefence - Tại Indonesia và Việt Nam có thể xuất hiện các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa dịch vụ vũ khí trang bị của Nga, Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FS VTS) của Nga, ông Aleksandr Fomin cho biết.
    [​IMG]

    Các trung tâm này dự kiến sẽ được thành lập với tỷ lệ góp vốn 50/50 với sự tham gia trực tiếp của Liên bang Nga.

    Ông Fomin nhắc lại rằng, vào tháng 10/2012, tại căn cứ không quân Gong Kedak, trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa máy bay Su-30MKM của Không quân hoàng gia Malaysia đã được đưa vào hoạt động.

    “Khả năng tổ chức các trung tâm tương tự dành cho trực thăng và tăng-thiết giáp ở Cộng hòa Indonesia với sự tham gia của các xí nghiệp quốc phòng Indonesia, cũng như dành cho tàu ngầm và tàu nổi, máy bay Sukhoi tại CHXHCN Việt Nam cũng đang được nghiên cứu”, ông Fomin nói.

    Ông Fomin giải thích rằng, hệ thống bảo dưỡng hậu mãi cho sản phẩm quân dụng đã xuất khẩu ra nước ngoài đang được hình thành không chỉ bằng cách thành lập các xí nghiệp liên doanh về sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí trang bị Nga, mà còn thành lập trên lãnh thổ các khách hàng nước ngoài các trung tâm dịch vụ kỹ thuật tương ứng.

    Liên quan đến việc tổ chức dịch vụ bảo dưỡng trên lãnh thổ Nga thì khả năng đó theo Giám đốc FS VTS trước hết dành cho các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể OKDB.

    Việt Nam hoàn thành nghiên cứu hệ thống lái xe tăng T-54/55
    Binh chủng Tăng-Thiết giáp đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp và hộp số xe tăng T-54”.
    Hệ thống điều khiển ly hợp và hộp số xe tăng T-54 là hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí. Để điều khiển ly hợp và hộp số, người lái phải mất nhiều sức lực do lực bàn đạp ly hợp chính và lực kéo cần gài số tương đối nặng, gây mệt mỏi cho lái xe, làm giảm tính năng cơ động của xe.
    [​IMG]
    Lắp đặt hệ thống lên xe tăng T-54.
    Từ thực tiễn trên, các cán bộ kỹ thuật của Cục Kỹ thuật Binh chủng Tăng-Thiết giáp đã nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp và hộp số xe tăng T-54 để giải quyết khó khăn trên.
    Trên cơ sở khảo sát đo đạc, xác định các thông số của hệ thống cơ khí điều khiển ly hợp và hộp số trên xe tăng T-54 nguyên bản, cán bộ nghiên cứu đã tiến hành phân tích lựa chọn sơ đồ nguyên lý, sơ đồ bố trí hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp chính và hộp số và chế tạo các cụm của hệ thống. Quá trình tính toán, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp chính và hộp số, lắp đặt trên xe T-54 bảo đảm không làm giảm các tính năng kỹ thuật, chiến thuật của xe. Sản phẩm chế tạo được lắp đặt trên giá thử và trên xe tăng T-54 của Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp để chạy thử nghiệm.
    [​IMG]
    Chạy thử nghiệm hệ thống trên bãi lái ở Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp.
    Kết quả, hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp chính và hộp số bảo đảm làm việc tin cậy, có độ bền cao. Lực bàn đạp ly hợp chính từ 50-55 kg giảm xuống 10-15 kg, bảo đảm ly hợp đóng, mở êm dịu. Lực kéo cần gài số từ 25-30 kg xuống đến 8-12 kg, người lái xe có cảm giác điều khiển rõ ràng. Đề tài thành công có ý nghĩa hết sức quan trọng, nâng cao tính năng cơ động của xe, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Tăng-Thiết giáp.
    Tháng 5/2014, hội đồng khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng đã tiến hành nghiệm thu đề tài; hội đồng đánh giá cao kết quả đạt được của đề tài và nhất trí nghiệm thu; kết quả đạt loại khá.
    Sau nghiệm thu, Binh chủng Tăng-Thiết giáp tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép triển khai chế tạo loạt 0 để hoàn thiện công nghệ và phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Tăng-Thiết giáp.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam tăng cường nghiên cứu-phát triển quốc phòng với nước ngoài
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang đi đúng hướng phát triển bằng cách hợp tác với các đơn vị nước ngoài.
    Việt Nam đã tái khẳng định cam kết sẽ tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc phòng thông qua việc đầu tư và hợp tác với các tổ chức nước ngoài, IHS Jane's cho biết hôm 18/5.
    Cam kết này đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết hôm 18/5 trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng để đánh dấu ngày khoa học và công nghệ quốc gia.
    Thứ trưởng Trương Quang Khánh nhấn mạnh rằng, những nỗ lực của Việt Nam để tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong những năm gần đây đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa để cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam những công nghệ chủ chốt và những hệ thống liên quan đến giám sát, tuần tra, thông tin cũng như phương tiện bọc thép và sức mạnh chiến đấu.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa Molniya là một minh chứng điển hình cho hoạt động hợp tác chuyển giao công nghệ quốc phòng tiên tiến giữa Nga và Việt Nam.
    Cũng cần lưu ý rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng hợp tác kỹ thuật quân sự với rất nhiều nước khác nhau, thông qua các thỏa thuận mua giấy phép sản xuất và chuyển giao dây chuyền công nghệ quân sự.
    Điển hình là hợp đồng mua và đóng mới 6 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya của Nga theo giấy phép ở trong nước, hợp tác nghiên cứu và chế tạo phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kh-35EV với Tập đoàn Tên lửa chiến thuật KTRV (Nga), chế tạo theo giấy phép tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S, hợp tác phát triển máy bay không người lái với công ty Irkut và Thụy Điển...
    Song song với các hoạt động đó, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng đối tác hợp tác sang các nước có nền khoa học công nghệ quân sự tiên tiến như Hà Lan (đóng tàu Cảnh sát biển và kiểm ngư lớp DN-2000, tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814...), với Pháp (cho hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL MICA và hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh Exocet Block 3... cho các tàu hộ vệ tên lửa SIGMA tương lai), với Israel (cho hệ thống radar cảnh giới tầm xa EL/M-2288ER, súng trường tấn công TAVOR, súng trường tấn công IMI Galil ACE 31/32...).
    Ở châu Á, Việt Nam cũng không ngừng tăng cường hợp tác với những nước phát triển như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, qua đó vừa học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ phát triển và chế tạo những hệ thống vũ khí tiên tiến để tiến tới dần tự trang bị cho quân đội.
    Với một lực lượng vũ trang đang trên đường phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song lại phải chịu nhiều áp lực trước nhiều mối đe dọa an ninh quốc phòng từ bên ngoài. Quân đội Việt Nam đang từng bước được hiện đại hóa để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước và việc hợp tác cùng phát triển hay mua giấy phép sản xuất những trang thiết bị quốc phòng nước ngoài sẽ là một giải pháp và hướng đi đúng đắn, giúp ngành công nghiệp quốc phòng nước ta từng bước lớn mạnh.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Những vũ khí "khủng" của Pháp trong biên chế QĐND Việt Nam
    (Soha.vn) - Radar Coast Watcher 100, tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block 3 và tên lửa phòng không VL MICA là những vũ khí "khủng" của Pháp đã và sắp có mặt tại Việt Nam.
    Vũ khí của Pháp luôn được đánh giá cao trên thế giới vì những tính năng chiến đấu rất ưu việt của mình. Trong quá khứ, Việt Nam từng quan tâm và muốn đặt mua 24 máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Pháp nhưng rất tiếc do điều kiện lúc đó không cho phép nên thương vụ này đã không thành.
    Những năm gần đây, do tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi, quan hệ hợp tác của Việt Nam với thế giới đã rộng mở hơn rất nhiều khiến cho việc mua sắm vũ khí không chỉ giới hạn từ nguồn cung duy nhất là Nga. Trong số những vũ khí được Việt Nam đặt mua thời gian qua, nhiều loại đã có nguồn gốc từ Israel, Đông Âu và từ cả những nước thuộc NATO trong đó có Pháp.
    Có thể kể ra một số vũ khí tiêu biểu của Pháp đã và sắp có mặt trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những chủng loại sau đây:
    1. Radar giám sát biển Coast Watcher 100
    Theo bức ảnh xuất hiện trong bài viết trên báo Quân đội Nhân dân thì Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 do Tập đoàn Thales - Pháp chế tạo.
    [​IMG]
    Hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 của Trung đoàn radar 451 (Vùng 4 Hải quân). Nguồn: qdnd.vn
    Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. CW-100 được đánh giá là một trong những hệ thống radar giám sát biển hiện đại hàng đầu thế giới. Điểm đặc biệt của hệ thống radar này là có khả năng xóa bỏ “giới hạn đường chân trời”.
    BÀI LIÊN QUAN
    Các radar giám sát thường hoạt động theo nguyên lý truyền sóng bức xạ điện từ, nhưng sóng này lại có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, trái đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của trái đất được gọi là “giới hạn đường chân trời”.
    Giới hạn đường chân trời khiến các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài vùng này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa. Đây điểm yếu “chí tử” của các radar giám sát và cảnh giới, điểm yếu này luôn được đối phương khai thác triệt để.
    Để vượt “giới hạn đường chân trời”, Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.
    Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 h/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.
    Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300 MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170 km ở góc phương vị 900. Nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản xạ radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45 km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản xạ radar 25m2 bay ở độ cao 170m ở cự ly 90 km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145 km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170 km.
    Trong tương lai với quan hệ ngoại giao đang tiến triển ngày càng tốt đẹp, việc Việt Nam mua phiên bản hiện đại hơn là Coast Watcher 200 để nâng cao năng lực giám sát biển là hoàn toàn khả thi, thậm chí chúng ta có thể nghĩ tới việc sẽ được chuyển giao công nghệ để tự sản xuất loại khí tài hiện đại này trong nước.
    2. Tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block 3
    [​IMG]
    Tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block 3
    Tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block III là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống tàu tiên tiến Exocet và được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong tương lai, loại tên lửa đối hạm cực kỳ tối tân và dày dạn chiến công này sẽ được trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 của Hải quân nhân dân Việt Nam.
    Exocet có chiều dài 5,79m; đường kính thân 0,35m; sải cánh 1,13m; trọng lượng phóng 875 kg, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 155 kg. Tên lửa được lắp một động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9).
    Theo nhà phát triển MBDA, cấu hình tên lửa mới Exocet MM40 Block 3 đã mở rộng đáng kể tầm bắn (từ 70km của phiên bản Block 2) lên tới 180 km. MM40 Block 3 có thể tiếp cận đến mục tiêu theo một quỹ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp. Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng một đầu dò radar chủ động băng J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục về mục tiêu để phân biệt giữa các mục tiêu trên biển và mục tiêu ở căn cứ ven biển do hệ thống GPS chỉ điểm sau đó lựa chọn để tấn công.
    Thiết kế khung của tên lửa Exocet MM40 Block 3 giảm thiểu tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu radar, giúp nó có khả năng tàng hình nhẹ. Tầm bắn được tăng lên gấp 2,5 lần so với phiên bản Block 2 nhờ động cơ đẩy mới, bao gồm một động cơ phụ và một động cơ turbin phản lực, 4 cửa hút khí giúp tên lửa có được khả năng cơ động tuyệt vời trong giai đoạn cuối.
    Có thể nói, Exocet MM40 Block 3 được đánh giá là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Hy vọng, với những công nghệ quân sự tiên tiến của phương Tây được tích hợp trên 2 tàu chiến Sigma 9814 sẽ góp phần tạo ra sức mạnh mới cho Hải quân Việt Nam.
    3. Tên lửa đối không tầm ngắn VL MICA
    [​IMG]
    Tên lửa VL MICA
    MICA là dòng tên lửa phòng không tầm ngắn được phát triển bởi Pháp, vốn được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước, tương lai có thêm cả Việt Nam. Tên lửa MICA có khối lượng 112 kg gồm hai phiên bản sử dụng radar chủ động MICA RF ra mắt năm 1996 và phiên bản đầu dò ảnh nhiệt MICA IR ra mắt năm 2000. Kết cấu gọn của tên lửa cũng dễ hiểu với nguồn gốc từ tên lửa đối không gắn trên máy bay, bốn cánh đuôi điều hướng của tên lửa cũng có thể tháo lắp.
    [​IMG]
    Tên lửa MICA RF (Trái) và MICA IR (Phải)
    Tên lửa MICA RF sử dụng đầu dò radar xung Doppler AD4A với chóp nhọn bảo vệ ở đầu, được cung cấp bởi liên doanh Thales và Alenia Marconi, hoạt động trong nền từ 10GHz đến 20GHz. Đây là loại đầu dò với thiết kế và hiệu suất đã được chứng minh và cũng được sử dụng trên tên lửa phòng không Aster mạnh hơn.
    Tên lửa MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem với nắp kính ở đầu tên lửa. Khối lượng đầu đạn của MICA nặng 12 kg, được đặt ngay sau đầu dò sử dụng cơ chế chạm nổ hay radar kích nổ. Tên lửa MICA có thể cơ động với khả năng chịu quá tải lên tới 50G.
    Dữ liệu về mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, nguồn dữ liệu có thể được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học. Sau khi được phóng từ bệ phóng thẳng đứng, tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối đầu dò sẽ dẫn đường để tên lửa bắn trúng mục tiêu.
    Tốc độ được cung cấp bởi động cơ nguyên liệu rắn giúp MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa 20 km với độ cao tối đa là 9km, tốc độ bắn giữa hai loạt cách nhau chỉ 2 giây.
    Phiên bản tên lửa phòng không MICA đặt trên tàu chiến như Sigma được tích hợp với hệ thống tác chiến của con tàu, cấu hình cơ bản là tổ hợp 8 hoặc 12 tên lửa MICA (Trên Sigma 9814 của Việt Nam là 12 quả). Thông tin mục tiêu được cung cấp qua radar hoặc cảm biến quang-điện tử của tàu và sau khi được khai hỏa, tên lửa sẽ hoàn toàn tự động bay đến mục tiêu (phương thức “bắn và quên”).
    Với 12 tên lửa VL MICA trang bị trên Sigma 9814 sẽ giúp con tàu này trở thành chiến hạm có khả năng phòng không tốt nhất của Việt Nam.
    Có thể thấy chủng loại vũ khí Pháp trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam còn khá ít, tuy nhiên trong chuyến thăm gần đây, Chuẩn đô đốc Pháp Pascal Ausseur cho biết Pháp sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ vũ khí với các cơ quan Quân đội và Quân sự Việt Nam nếu nhận được yêu cầu. Với diễn biến mới này việc các loại vũ khí Pháp sẽ xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam trong tương lai là hoàn toàn có thể xảy ra.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam làm chủ một phần công nghệ chế tạo tàu chiến
    Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ hàn hợp kim ti tan phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu quân sự thay vì nhận sự hỗ trợ nước ngoài.
    Trong ngành công nghiệp đóng tàu nước ta, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu quân sự, có nhiều nguyên công, trong đó có nguyên công ứng dụng công nghệ hàn ti tan thường do các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc hỗ trợ. Ở Nhà máy Đóng tàu Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) trước đây, công nghệ hàn ti-tan cũng phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, điều đó đã ảnh hưởng đến sự chủ động tiến độ thực hiện nhiệm vụ và chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao. Trước khó khăn trên, kỹ sư Thái Văn Chân và các cán bộ kỹ thuật Nhà máy đóng tàu Ba Son đã xây dựng và được Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phê duyệt thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN). Đó là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti tan trong đóng tàu chiến và nghiên cứu hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong hàn ti tan.
    [​IMG]
    Tàu quân sự của Nhà máy đóng tàu Ba Son đóng mới được ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti tan.
    Ti tan và hợp kim ti tan có đặc tính cơ học ưu việt nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và các ngành công nghiệp nặng khác. Song trong quá trình gia công cơ khí, đặc biệt là hàn ti-tan cần phải tuân thủ quy trình công nghệ đặc thù và phức tạp. Khó khăn nhất khi hàn ti-tan là ở nhiệt độ cao từ 7000 độ C trở lên, ti-tan dễ hút các loại khí trong môi trường dẫn đến xuất hiện sự kết tinh trở lại làm cho cơ tính vật liệu giảm đi rõ rệt. Ở thể lỏng, hợp kim ti tan hút tạp chất rất nhạy, nếu tạp chất trộn lẫn vào mối hàn dù với một lượng nhỏ cũng gây cho mối hàn bị giòn, dẫn đến nứt. Hơn nữa, mối hàn ti-tan bị khuyết tật rất khó sửa chữa và cũng chỉ sửa chữa một lần duy nhất.
    Nhóm cán bộ nghiên cứu đã khảo sát các quy trình công nghệ, điều kiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật; nghiên cứu tài liệu công nghệ hàn ti tan trên thế giới và được đối tác chuyển giao. Trên cơ sở đó, các cán bộ lựa chọn phương án ứng dụng công nghệ hàn ti-tan trong đóng tàu chiến bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với trình độ công nghiệp đóng tàu nước ta. Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH-CN ở giai đoạn đầu, các cán bộ kỹ thuật đã tiến hành các nội dung: Xây dựng mặt bằng công nghệ hàn, thiết kế, chế tạo các đồ gá, mỏ hàn; bộ phận cấp khí bảo vệ mỏ hàn; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống khí xả động cơ hành trình và động cơ tăng tốc của tàu chiến; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống của hệ thống kỹ thuật tàu chiến.
    Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã thử nghiệm trên các tàu đóng mới, tàu sửa chữa, cải tiến tại Nhà máy đóng tàu Ba Son. Kết quả đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, được Hội đồng KH-CN Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiệm thu, cho phép áp dụng và triển khai nhiệm vụ tiếp theo là hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong công nghệ hàn ti tan. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hàn tự động và bán tự động, các nhà kỹ thuật đã chọn thiết bị, đó là loại xe đặc chủng, để phục vụ nguyên công hàn tự động đường thẳng và đường vòng, chế tạo bộ gá hàn tự động đường thẳng, đường vòng, xây dựng bộ tài liệu chế tạo thiết bị và bộ quy trình công nghệ hàn tự động ti tan. Qua các bước thử nghiệm, ứng dụng thực tế, sản phẩm đều đạt chất lượng cao, ổn định, bảo đảm yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật, chiến thuật đặt ra.
    Hoàn thành 2 nhiệm vụ KH-CN ứng dụng công nghệ hàn ti tan, Nhà máy đóng tàu Ba Son đã không chỉ chủ động sản xuất, khắc phục sự lệ thuộc chuyên gia nước ngoài, mà còn nâng cao năng lực công nghệ, đưa trình độ đóng tàu quân sự của nước ta lên trình độ mới. Sản phẩm đã được tặng giải ba Giải thưởng sáng tạo KH-CN Việt Nam năm 2013.

Chia sẻ trang này