1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lộ toàn bộ kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Malaysia (1)
    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Malaysia nỗ lực hiện đại hóa trang bị với việc mua sắm tàu chiến mới, nâng cấp tàu cũ để tăng cường sức mạnh trên biển đối phó với thách thức mới.
    Tạp chí Asian Military Review bình luận, để đối phó với sự nổi dậy của hồi giáo Sulu, vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Malaysia cần phải đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa trang thiết bị quân sự. Trong đó tập trung vào việc xây dựng trang thiết bị của Lục, Hải, Không quân Malaysia và tăng cường hợp tác quân sự quốc tế.
    Tuy ngân sách quốc phòng trọng tâm năm 2014 của Malaysia tăng 6%, đạt 5,1 tỷ USD, nhưng trong chỉ có 868 triệu USD được dùng để mua vũ khí trang bị mới.
    [​IMG]
    Tàu chiến đấu ven biển kiểu mới lớp Gowind sẽ đóng cho Malaysia.
    Hải quân
    Dự án mua sắm lớn nhất của Hải quân Malaysia (RMN) gồm 6 tàu chiến đấu ven biển thế hệ 2 do nhà máy Boustead tại Perak chịu trách nhiệm đóng (dự kiến bàn giao từ năm 2018). Những tàu này được thiết kế trên nền tảng tàu hộ vệ hạng nhẹ Gowind của Pháp.
    Vũ khí trang bị cho tàu chiến này dự kiến gồm: tên lửa đối không phóng thẳng đứng VL Mica của tập đoàn MBDA; tên lửa hành trình chống hạm Excocet MM40 Block III; 2 ống phóng ngư lôi, pháo hạm 57mm Bofors Mk3 của công ty hệ thống BAE và 2 pháo phòng không 30mm MSI. Tàu này còn sẽ trang bị radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình Smart-S Mk2, hệ thống sonar CAPTAS-2 của công ty Thales.
    Malaysia rất cần những tàu chiến như vậy, vì hải quân nước này đang đối mặt với mức độ tác chiến tương đối cao, trong khi số lượng tàu hạn chế không chỉ ảnh hưởng sỹ khí mà còn làm cho hải quân rất khó để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
    [​IMG]
    Tàu huấn luyện Samudera đang được hạ thủy.
    Hải quân Malaysia cũng đã đóng 2 tàu huấn luyện Samudera dài 76m. Các tàu này được nhà máy ở Malaysia chế tạo dưới sự hỗ trợ từ công ty công trình đóng tàu Daewoo Hàn Quốc.
    Vào năm 2011, Hải quân Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 96,1 triệu USD với Daewoo. Căn cứ vào hợp đồng, tàu huấn luyện thứ 2 đã được hạ thủy hồi tháng 2/2013 và chính thức gia nhập vào hàng ngũ Hải quân Malaysia vào giữa năm 2014.
    Ngoài ra, dự án đóng tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah – dựa trên nền tảng công nghệ tàu MEKO 100 của hãng Blohm & Voss (Đức) đã bàn giao tổng cộng 6 chiếc cho Hải quân Malaysia.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra ven biển lớp Kedah.
    Bên cạnh dự án mua mới, Malaysia tích cực thực hiện dự án cải tiến lớp tàu cũ đang phục vụ. Theo đó, nước này đang thực hiện kế hoạch kéo dài tuổi thọ phục vụ 2 tàu hộ vệ lớp Kasturi. Kế hoạch này sẽ bảo đảm tuổi thọ phục vụ của 2 tàu hộ vệ này được kéo dài 15 năm trở lên.
    Tháng 1/2014, tàu hộ vệ Kasturi đã tái gia nhập vào Hải quân Malaysia, chiếc còn lại dự kiến sẽ được thử nghiệm vào cuối năm 2014. Dự án kéo dài tuổi thọ phục vụ bao gồm: sửa chữa động cơ, thay thế hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa (HVAC), lắp đặt sonar DSQS-24C. Tàu hộ vệ này còn được trang bị khác như 2 thiết bị phóng ngư lôi 324mm AS244, 1 pháo hạm 57mm, 2 pháo phòng không 30mm và hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS.
    Trong bước tiếp theo của dự án cải tạo, 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana sẽ được chuyển đổi thành tàu pháo với việc gỡ bỏ tên lửa chống tàu, ngư lôi và chỉ giữ lại pháo 76,2mm và 40mm.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ Kasturi được hoán cải thành tàu pháo.
    Từ khi Malaysia tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo năm 2008 đến nay, luôn có nhu cầu về lượng lớn tàu hỗ trợ đổ bộ đa năng. Sau khi một tàu tác chiến đổ bộ KD Sri Inderapura của Hải quân Malaysia bị nhấn chìm trong biển lửa năm 2009, thì nhu cầu này càng trở lên cấp bách. Dự án tàu hỗ trợ đổ bộ đa năng đã bị trì hoãn từ lâu có thể sẽ được thực hiện trong kế hoạch 11 giai đoạn 2016-2020 của Malaysia.
    Về trang bị Không quân Hải quân, Malaysia đã mua sắm và nhận bàn giao 6 trực thăng kiểu mới Super Lynx 300 và 6 chiếc AS555 Fennec. Tuy nhiên, hải quân nước này còn hy vọng tiếp tục mua thêm ít nhất 6 trực thăng hải quân, nhiều khả năng sẽ được mua trong kế hoạch 11 của Malaysia.
    [​IMG]
    Trực thăng hải quân Malaysia.
    Phó Tổng giám đốc bán hàng châu Á của công ty Sikorsky Christophe Nurit khi trao đổi với Tạp chí Asian Military Review cho biết, Malaysia đã bày tỏ yêu cầu đối với trực thăng tác chiến chống ngầm.
    Bên cạnh đó, việc giám sát trên biển đối với an ninh quốc gia là rất quan trọng, cho nên Hải quân Malaysia hy vọng có được máy bay tuần tra trên biển tầm xa. Mặc dù Malaysia đang có 4 chiếc máy bay tuần thám biển B200T, tuy nhiên chúng lại thuộc biên chế của Không quân thay vì Hải quân. Ngoài ra, B200T chỉ có thể mang các khí tài trinh sát mặt nước, không có khả năng tác chiến chống ngầm và mang vũ khí.
    Hiện Malaysia đã có 8 trạm radar giám sát bờ biển được Mỹ giúp đỡ xây dựng tại bờ biển Sabah. Các trạm này có thể giám sát, theo dõi tàu thuyền trong phạm vi 38 hải lý và tương lai có thể được mở rộng hơn nữa.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lộ toàn bộ kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Malaysia (2)
    (Kienthuc.net.vn) - Các chương trình hiện đại hóa không quân chiến đấu của Malaysia gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn tài chính.
    Không quân
    Chương trình hiện đại hóa quan trọng nhất của Không quân Malaysia là mua 18 máy bay chiến đấu đa năng (MRCA) để thay thế 14 tiêm kích lỗi thời MiG-29N. Bốn nhà sản xuất vũ khí đã tham gia triển lãm LIMA 2013 cùng các ứng viên tham gia gói thầu bao gồm: F/A-18E/F Super Hornet của Boeing Mỹ; Typhoon của châu Âu; Rafale-B/C/M của Dassault Pháp và JAS-39C/D Gripen của Saab Thụy Điển.
    [​IMG]
    Tiêm kích đánh chặn MiG-29N Không quân Malaysia.
    Tuy vậy, triển vọng của dự án náy hiện nay rất xấu, vì tài chính Malaysia không đủ. Hiện nay vẫn chưa rõ khi dự án máy bay chiến đấu đa năng bị hủy bỏ và MiG-29N ngừng hoạt động vào năm 2015, Không quân Malaysia sẽ lấy gì bù đắp khoảng trống?
    Trong khi đó, tháng 5/2013 Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia Rodzali Daud cho biết, nếu không có đủ tài chính để mua chiến đấu cơ thay thế MiG-29N, Không quân Malaysia có thể phải thuê các máy bay JAS-39C/D Gripen của Thụy Điển.
    Đại diện của công ty hệ thống BAE Mark Kane chỉ ra, phương án giải quyết của chiến đấu cơ Typhoon châu Âu là sẽ trao cơ hội tham gia cho doanh nghiệp sản xuất Malaysia.
    Chiến đấu cơ mạnh nhất trong lực lượng chiến đấu Không quân Malaysia hiện vẫn là 18 chiếc Su-30MKM. Ngoài ra, năm 2011, công ty Boeing cũng có được hợp đồng trị giá 17,3 triệu USD liên quan đến việc nâng cấp 8 F/A-18D Hornet trang bị cho Không quân Malaysia. Theo hợp đồng này thì đến tháng 4/2015 sẽ hoàn thành việc nâng cấp (gồm thêm thiết bị hiển thị bản đồ di động màu; thiết bị phân biệt bạn thù (IFF) mới; mũ phi công tích hợp hệ thống điều khiển (JHMCS)).
    Trong việc nâng cao chương trình đào tạo thêm phi công, Không quân Hoàng gia Malaysia đã mua 19 máy bay huấn luyện sơ cấp PC-7 MKII của hãng Pilatus. Ngoài ra, ngân sách quốc phòng 2014 Malaysia đã quyết định chi một khoản để mua thêm 12 máy bay huấn luyện PC-7 nữa.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải quân sự hạng nặng A400M.
    Đối với chương trình máy bay vận tải, năm 2005 Malaysia đã ký mua 4 chiếc A400M Atlas – hợp đồng này khiến Malaysia trở thành khách hàng châu Á duy nhất hiện nay mua A400M. Dự kiến, những máy bay vận tải này sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2015-2016 và sẽ được Không quân Malaysia triển khai tại sân bay Subang gần Kuala Lumpur. Trong khi 15 máy bay vận tải C-130H Hercules trang bị cho Không quân Malaysia cùng cần phải được nâng cấp, việc này tập trung chủ yếu ở buồng lái và thiết bị dẫn đường.
    Kế hoạch thay thế trực thăng vận tải đa dụng hạng trung S-61A4 Nuri của Không quân Malaysia cũng đã được tiến hành. Theo đó, nước này đã ký và nhận bàn giào đầy đủ trong năm nay 12 trực thăng vận tải đa năng hiện đại EC725 Puma từ Eurocopter.
    Tuy nhiên, so với nhiệm vụ mà Không quân Malaysia đảm nhận thì 12 EC725 Puma là không đủ, vì vậy nước này vẫn phải nâng cấp trực thăng S-61A4 đã phục vụ hơn 40 năm. Kế hoạch kéo dài tuổi thọ phục vụ của 15 trực thăng đã được xác định, thông qua việc nâng cấp sẽ giúp cho thân máy bay đạt được tuổi thọ sử dụng lâu hơn nữa.
    [​IMG]
    Trực thăng EC725 Puma của Không quân Malaysia.
    Để tăng cường khả năng phòng không của mình, Quân đội Malaysia cần phải tích hợp radar và mạng lưới tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Báo cáo của công ty Raytheon và Kongsberg cho biết, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Malaysia để giải quyết vấn đề phòng không trên đất liền của không quân. “Chúng tôi có thể điều chỉnh sản phẩm của chúng tôi để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của Malaysia”, đại diện cấp cao của công ty Raytheon Patrick Marcoux nói.
    Lục quân
    Quân đội Malaysia hiện tại chủ yếu tập trung vào hiện đại hóa các đơn vị thiết giáp, pháo binh và không quân. Còn trang bị xe tăng thì dường như họ đã hài lòng với vẻn vẹn 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M (Ba Lan sản xuất dựa trên mẫu T-72) trong biên chế.
    Theo đó, Malaysia gần đây đã ký hợp đồng mua tổng cộng 257 xe thiết giáp trị giá 2,4 tỷ USD để thay thế 450 chiếc thiết giáp loại cũ. Các loại xe được lựa chọn mua gồm mẫu AV8 do Công ty nội địa Deftech sản xuất và kiểu ACV-300 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
    [​IMG]
    Xe thiết giáp AV8 của Malaysia sản xuất trong nước.
    Lực lượng pháo binh của Malaysia cũng mong muốn mua xe pháo tự hành cỡ 155mm bổ sung vào trang bị hiện tại.
    Không quân Lục quân Malaysia chủ yếu dựa vào 11 trực thăng A109LOH do công ty Agusta Westland của Italy sản xuất để thực hiện nhiệm vụ máy bay quan sát hạng nhẹ. Tuy nhiên, lực lượng này cho rằng vẫn cần thêm các đơn vị trực thăng tấn công và vận tải chiến thuật mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Các chuyên gia cho biết, trực thăng tấn công EC665 Tiger có thể là một trong các ứng viên sáng giá nhất mà Malaysia sẽ lựa chọn trang bị.
    Xây dựng Thủy quân Lục chiến
    Đáng chú ý là, Malaysia đang có kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng Thuỷ quân Lục chiến. Chi tiết cụ thể dường như không được tiết lộ, nhưng Malaysia đang có xu hướng tham khảo ý kiến từ Mỹ.
    Phần lớn nhân lực của lực lượng này sẽ đến từ Lữ đoàn dù số 10 của Lục quân Malaysia, Lữ đoàn này đã có 2 tiểu đoàn luôn thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ thứ cấp. Hiện nay chưa rõ lực lượng này là thuộc Hải quân hay là thuộc chỉ huy của Lục quân.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam bắn thử vũ khí mới trên xe thiết giáp M113
    Quân khu 9, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã phối hợp bắn thử vũ khí mới do Việt Nam chế tạo trên xe thiết giáp M113 (Mỹ sản xuất).
    Chiều ngày 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9, Cục Khoa học Quân sự, Quân khu 9, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến thay thế vũ khí hỏa lực của Mỹ trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí khí tài do Việt Nam chế tạo. Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và trao đổi về quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT).
    [​IMG]
    Thiết giáp do Mỹ sản xuất M113 trang bị toàn bộ vũ khí do Việt Nam chế tạo gồm súng chống tăng, súng máy hạng nặng.
    Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tuân, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự cho biết: Được sự chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cơ quan đã triển khai thực hiện kế hoạch và xác định mục tiêu, khả năng, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ.
    Thượng tướng Trương Quang Khánh biểu dương các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tham gia chấp hành nghiêm công tác bắn, nguyên tắc bắn thử nghiệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối và phối hợp hiệp đồng tốt trong tổ chức bắn.
    Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất. Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, VKTBKT.
    [​IMG]
    Cận cảnh bệ lắp súng chống tăng 73mm SPG-9 trên M113.
    Thượng tướng Trương Quang Khánh khẳng định, kết quả của buổi bắn thử nghiệm là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các phương án tiếp theo về nghiên cứu sản xuất các TBVKKT phục vụ huấn luyện và SSCĐ nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân đội.
    bailamos_1986 thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines mua thêm 8 máy bay tuần tra đối phó với TQ?
    (Vũ khí) - Theo Bộ Quốc phòng Philippines, hiện Manila đang tiến hành đấu thầu mua 2 máy bay tuần tra tầm xa và 6 máy bay hỗ trợ tiếp cận trên không.
    Philippines tố cáo Trung Quốc lấn biển trên đảo Gạc Ma
    Trong bối cảnh Biển Đông ngày càng căng thẳng do những động thái đơn phương và đi ngược luật pháp quốc tế của Trung Quốc, ngày 22/5, chính phủ Philippines thông báo đang xúc tiến mua thêm 8 máy bay, trong đó có máy bay tuần tra tầm xa, nhằm tăng cường khả năng phòng vệ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    Theo Bộ Quốc phòng Philippines, hiện Manila đang tiến hành đấu thầu mua 2 máy bay tuần tra tầm xa và 6 máy bay hỗ trợ tiếp cận trên không. Dự kiến, chi phí cho thương vụ này là khoảng 11 tỷ Peso (tương đương hơn 250 triệu USD).
    Danh mục gọi thầu cho máy bay tuần tra sẽ bao gồm cả hệ thống cảm biến tổng hợp, hệ thống hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và hệ thống hỗ trợ hợp nhất lực lượng.
    Trong khi đó, máy bay hỗ trợ tiếp cận trên không phải đảm bảo yêu cầu tác chiến trong đêm.
    [​IMG]
    Philippines đang đẩy mạnh hiện đại hóa không lực nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra trong tình hình mới.
    Trước đó, hồi tháng Ba vừa qua, Philippines cũng đã ký với Hàn Quốc hợp đồng mua 12 máy bay tiêm kích hạng nhẹ FA-50 với tổng trị giá 420 triệu USD.
    Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Biển Đông ngày càng căng thẳng do những hành động xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là việc Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây phản ứng mạnh trong dư luận khu vực và quốc tế.
    Trước động thái ngang ngược của Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 19/5 đã cáo buộc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết hồi năm 2002 khi tiến hành cải tạo bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu Cảnh sát biển Việt Nam sẽ lắp pháo 23mm
    (Kienthuc.net.vn) - Trong thời gian tới, các tàu Cảnh sát biển có thể được lắp đặt pháo phòng không tự động ZU-23-2.
    Theo trang thông tin Cảnh sát biển Việt Nam, thực hiện Kế hoạch số 1857/KH-QK ngày 22/4/2014 của Cục Quân khí được Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt, từ ngày 14 - 24/5/2014, Cục Quân khí phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức thành công đợt Tập huấn kỹ thuật pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 tại đơn vị đăng cai K895/CQK cho 14 cán bộ, nhân viên quân khí của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển.
    [​IMG]
    Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển nghe giảng về tính năng pháo phòng không ZU-23-2.
    Chương trình tập huấn kỹ thuật pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 đã hệ thống, cập nhật kiến thức về công dụng, tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo hoạt động của pháo; tập trung rèn luyện nâng cao khả năng thực hành thao tác sử dụng, kiểm tra kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, trong đó đã đi sâu vào thực hành kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa những hư hỏng thông thường của pháo.
    “Đây chính là bước tiền đề cho việc tiếp cận, tiến hành lắp đặt và đưa vào khai thác pháo 23mm trên các tàu Cảnh sát biển trong thời gian tới”, trang tin Cảnh sát biển Việt Nam cho biết.
    ZU-23-2 Sergey (hay gọi một cách ngắn gọn là ZU-23) là kiểu pháo phòng không tự động nòng kép cỡ 23mm do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960 cho tới tận ngày nay. Đây được xem là một trong kiểu pháo phòng không thành công nhất trên thế giới, được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam).
    Hệ thống trang bị 2 pháo tự động 2A14 cỡ 23mm lắp trên xe moóc cỡ nhỏ, nhưng có thể tháo dễ dàng để lắp đặt cố định. Pháo có thể chuẩn bị bắn từ vị trí hành quân chỉ trong 30 giây và có thể bắn khẩn cấp ngay cả khi đang hành quân.
    Với 2 nòng pháo 23mm, ZU-23 có thể đạt tốc độ bắn tối đa đến 2.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km, độ cao 1,5-2km. Nó có thể diệt mục tiêu trên không hoặc hạ nòng bắn thẳng các mục tiêu mặt đất và trên mặt biển (nếu lắp trên tàu chiến).
    [​IMG]
    Tàu cảnh sát biển kiểu TT400 trang bị ụ pháo cỡ nòng nhỏ ở trước kiến trúc thượng tầng.
    Hiện nay, trên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam đều được lắp đặt các bệ pháo cỡ nòng nhỏ để tham gia nhiệm vụ quốc phòng – phối hợp cùng Hải quân bảo vệ hải phận.
    “Ngoài kiến thức được tập huấn về lý thuyết và thực hành đối với Pháo cao xạ 23mm, học viên còn được tham quan, tìm hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, công tác bảo đảm kỹ thuật trên các dây chuyền kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa súng pháo khí tài của kho SPKT cấp chiến lược”, trang tin Cảnh sát biển cho biết thêm.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam thử vũ khí mới trên tàu chiến Mỹ chế tạo
    (Kienthuc.net.vn) - Các tàu chiến cỡ nhỏ do Mỹ chế tạo PCF có trong trang bị cho các lực lượng Quân khu 9 đã được hiện đại hóa hỏa lực và thử nghiệm thành công.
    Theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 24/5, tại khu vực xã Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Bộ Quốc phòng tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến một số loại vũ khí trên tàu PCF của Quân khu 9.
    PCF (tên viết tắt của cụm từ Patrol Craft Fast) là loại tàu chiến nhỏ, tốc độ cao dùng cho hoạt động tuần tra, tác chiến vùng sông nước, nông do Mỹ thiết kế và đưa tới sử dụng trên chiến trường Việt Nam. Sau 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều chiếc tàu kiểu này và biên chế sử dụng cho tới tận ngày nay.
    [​IMG] Tàu chiến PCF biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất hiện trong dịp kỷ niệm 37 năm Giải phóng Miền Nam ở Hậu Giang.
    Theo tài liệu nước ngoài, PCF có thân vỏ nhôm, dài khoảng 15m, rộng 4m, mớn nước 1,5m. Tàu trang bị động cơ diesel GM 12V71N có công suất 480 mã lực cho tốc độ tối đa tới 21 hải lý/h đạt tầm hoạt động khoảng 590km. Thủy thủ đoàn chỉ cần khoảng 6 người gồm: sĩ quan chỉ huy; thủy thủ trưởng; 2 điện đài; lái tàu và 2 xạ thủ.
    Hỏa lực của tàu PCF theo thiết kế của Mỹ thường gồm: một đại liên 12,7mm M2 Browning; một trung liên M60 cỡ 7,62mm và súng cối cỡ 81mm. Các thủy thủ có thể trang bị thêm súng trường tiến công và súng phóng lựu.
    “Các đơn vị nghiên cứu, tham gia bắn thử nghiệm đã làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt. Quá trình tổ chức bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT)”, báo Quân đội Nhân dân cho biết.
    Tuy không công bố chi tiết các loại vũ khí mới trang bị cho tàu PCF, nhưng nhiều khả năng đó có thể là các loại súng tương tự cỡ nòng trên mẫu gốc PCF nhưng là do Việt Nam chế tạo dựa theo thiết kế Nga.
    [​IMG]Ụ súng máy ở đuôi tàu PCF mà Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
    “Kết quả của buổi bắn thử nghiệm là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và thực hiện những phương án tiếp theo để hoàn thiện công nghệ, sản xuất VKTBKT phục vụ huấn luyện và SSCĐ, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân khu 9 nói riêng và của Quân đội nói chung”, Thượng tướng Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết.
    Trước đó, chiều ngày 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9, Cục Khoa học Quân sự, Quân khu 9, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến thay thế vũ khí hỏa lực của Mỹ trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí khí tài do Việt Nam chế tạo.
    Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất. Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, VKTBKT.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia muốn lập trung tâm bảo dưỡng trực thăng Nga
    (Kienthuc.net.vn) - Theo hãng thông tấn Itar-Tass, Indonesia đang có kế hoạch mở trung tâm bảo dưỡng để phục vụ trực thăng do Nga sản xuất hoạt động trong các cơ quan nước này.
    “4 trực thăng dân sự Mil Mi-171 đã được chuyển giao cho Indonesia vào đầu tháng 5 vừa rồi”, Đại sứ quán Nga tại Indonesia cho hãng thông tấn Itar-Tass biết hôm 28/5.
    “Việc thiết lập trung tâm bảo dưỡng phục vụ các kiểu máy bay Nga ở Indonesia nằm trong chương trình nghị sự”, quan chức ngoại giao Nga cho biết.
    [​IMG]
    Trực thăng Mi-17V-5 của Không quân Indonesia.
    Hiện nay, Quân đội Indonesia vốn trước đây có truyền thông sử dụng máy bay quân sự Mỹ - phương Tây đang mở rộng nguồn hàng từ Nga.
    Trong lĩnh vực trực thăng, Indonesia đã nhập khẩu nhiều trực thăng vận tải đa năng Mi-17 trang bị cho Không quân Lục quân và các đơn vị dân sự (như Cơ quan quốc gia về tình trạng khẩn cấp). Ngoài ra, Không quân Lục quân Indonesia còn được biên chế 8 chiếc trực thăng tấn công hạng nặng Mi-35.
    Đối với Không quân Indonesia, lực lượng này được biên chế các máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27SK/SKM, Su-30MK/MK2. Tương lai, có thể còn nhiều mẫu tiêm kích Sukhoi nữa tới với Indonesia.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kho tên lửa hành trình đối hạm hàng đầu Đông Nam Á của Việt Nam
    (Soha.vn) - Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đang sở hữu kho tên lửa hành trình đối hạm phong phú hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
    1. Tên lửa P-15 Termit (SS-N-2 Styx)
    [​IMG]
    P-15 Termit là loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga của Liên Xô những năm 1950. Cục Tên lửa và Pháo binh (GRAU) gọi thiết kế này là 4K40, tên báo cáo trong các tài liệu của NATO là Styx hay SS-N-2 nên thường gọi thành SS-N-2 Styx. Hiện tại chúng đôi khi được gọi là Rubezh trong quân đội Nga.
    Mặc dù có kích thước lớn nhưng hàng ngàn tên lửa P-15 đã được chế tạo để gắn trên nhiều lớp tàu chiến mà đa phần là cỡ nhỏ cũng như các bệ phóng trên đất liền. P-15 khá thành công trong một số cuộc xung đột mà nó được mang ra sử dụng ví dụ như cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 hay chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971.
    BÀI LIÊN QUAN
    Hiện trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam, P-15 Termit được trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Osa II, Tarantul 1241RE và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh.
    Thông số cơ bản: Dài 5,8m; đường kính 0,76m; trọng lượng phóng 2.300 kg; đầu đạn 454-513 kg HE (tùy phiên bản); tầm bắn 80 km; tốc độ Mach 0,9.
    2. Tên lửa P-35 Progress (SS-N-3 Shaddock)
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35 là biến thể chống hạm của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyorka. GRAU gọi thiết kế này là 4K44, ký hiệu của NATO là SS-N-3 Shaddock.
    Đây là loại tên lửa cỡ lớn với chiều dài 10,1m; đường kính thân 0,9m; sải cánh 5 m; trọng lượng phóng 4,5 tấn. P-35 lắp đầu đạn nặng 800 - 1.000 kg TNT đem lại sức công phá khủng khiếp, thừa sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7.000 tấn chỉ với 1 phát bắn duy nhất và thậm chí có thể đánh chìm cả tàu sân bay . Shaddock sử dụng 2 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng cho phép đạt tới tốc độ tối đa Mach 1,4; tầm bắn đạt 460 km (550 km ở phiên bản P-35B).
    Hiện tại, P-35B Shaddock được trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa Redut-M của Hải quân Việt Nam, đây cũng chính là tên lửa đối hạm có tầm bắn xa nhất Việt Nam hiện nay.
    3. Tên lửa 3M-24 Uran (SS-N-25 Switchblade)
    [​IMG]
    Theo một quyết định được đưa ra vào tháng 4/1984, OKB Zvezda bắt đầu tiến hành nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa chống tàu đa năng thế hệ mới có thể phóng đi từ tàu mặt nước, máy bay hoặc từ xe phóng trên đất liền. Loại tên lửa này sau đó được định danh là Kh-35 (phiên bản phóng từ máy bay) hay 3M-24 (phiên bản phóng từ tàu chiến). Nó gần như là bản copy tên lửa chống tàu AGM/RGM-84 Harpoon của Mỹ khi giống từ ý tưởng đến hình dạng và các đặc tính kỹ chiến thuật.
    Kh-35/3M-24 Uran được thiết kế để tấn công các tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như tàu tên lửa, tàu phóng lôi của kẻ thù và cũng có thể sử dụng để tấn công tàu vận tải có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn. Loại tên lửa này được dùng để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit lỗi thời cũng như xuất khẩu.
    Việt Nam đang sử dụng tên lửa 3M-24 cho các tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya 1241.8, BPS-500, và tàu hộ vệ tên lửa cỡ trung Gepard 3.9. Gần đây nhất đã có tin Việt Nam được Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, hệ thống này cũng sử dụng tên lửa 3M-24 Uran.
    Thông số cơ bản: Dài 3,85m; đường kính 0,42m; trọng lượng phóng 610 kg; đầu đạn 145 kg; tầm bắn 130 km; tốc độ Mach 0,8.
    4. Tên lửa P-800 Yakhont (SS-N-26)
    [​IMG]
    P-800 Oniks (Bạch ngọc trong tiếng Nga) và phiên bản xuất khẩu Yakhont (Hồng ngọc) là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh do NPO Mashinostroyeniya phát triển. Đây là phiên bản sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng của P-80 Zubr, Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) gọi nó là 3M55.
    Việc thiết kế loại tên lửa này theo báo cáo là bắt đầu từ năm 1983 đến năm 2001. Nó có thể phóng từ đất liền, tàu mặt nước, trên không hay từ tàu ngầm, mã NATO của P-800 là SS-N-26. Loại tên lửa này theo báo cáo là để thay thế cho P-270 Moskit-M nhưng cũng có thể thay thế cho cả P-700 Granit . P-800 Oniks/Yakhont đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.
    Tên lửa Yakhont đang được sử dụng trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P của Hải quân Việt Nam và trong tương lai gần chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được lắp đặt trên tàu chiến.
    Thông số cơ bản: Dài 8,9m; đường kính 0,67m; trọng lượng phóng 3.000 kg; đầu đạn 250 kg; tầm bắn 120-300 km (tùy chế độ bay); tốc độ Mach 2,5.
    5. Tên lửa P-900/3M-54 Klub-S (SS-N-27 Sizzler)
    [​IMG]
    P-900/3M-54 Klub là một tổ hợp tên lửa đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển, tên ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler. Hiện nay Klub đã có các phiên bản phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm và trên đất liền.
    Tổ hợp trên được thiết kế với nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép nó được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các tàu chiến hải quân như tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như các mục tiêu cố định trên đất liền. Đối với biến thể “dài” 3M-54E, ở pha cuối tên lửa bay với vận tốc siêu âm Mach 2,9, khiến cho các hệ thống phòng thủ của mục tiêu không có đủ thời gian kịp phản ứng. Phiên bản “ngắn” 3M-54E1 có vận tốc cận âm Mach 0,8 với tính năng tương đương với tên lửa hành trình Tomahawk và ASROC của Mỹ, nhưng nó nhỏ hơn và có tầm bắn ngắn hơn.
    Việt Nam đang triển khai các tên lửa Klub-S trên tàu ngầm Kilo 636 (chưa rõ loại đạn cụ thể là 3M-54E hay 3M-54E1) và tương lai có thể thêm cả phiên bản Klub-N.
    Thông số cơ bản: Dài 6,2-8,22m; đường kính 0,533m; trọng lượng phóng 1.780-2.300 kg; đầu đạn 200-400 kg; tầm bắn 220-300 km; tốc độ Mach 0,8-2,9.
    6. Tên lửa Kh-31A (AS-17A Krypton)
    [​IMG]
    Kh-31A (Mã NATO AS-17 Krypton) là một loại tên lửa chống tàu mặt nước của Nga được trang bị cho các máy bay như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker. Tên lửa có chiều dài 4,7m; đường kính 0,36m; tầm bắn 50 km; mang đầu đạn 94 kg và có khả năng đạt vận tốc Mach 3.5. Đây cũng là tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.
    Kh-31 có một vài biến thể trong đó biến thể nổi tiếng nhất là tên lửa chống radar (ARM) Kh-31P. Hiện nay, Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, nhằm trở thành "kẻ tiêu diệt AWACS".
    Theo thông tin từ SIPRI, trong giai đoạn 2010-2013 Việt Nam đã đặt mua từ Nga 80 tên lửa Kh-31A để trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam làm chủ công nghệ hàn ti-tan trong đóng tàu quân sự
    Quote:
    [​IMG]
    Nhà máy đóng tàu Ba Son đã không chỉ chủ động sản xuất, khắc phục sự lệ thuộc chuyên gia nước ngoài, mà còn nâng cao năng lực công nghệ, đưa trình độ đóng tàu quân sự của nước ta lên trình độ mới.

    [​IMG]
    Các tàu pháo của hải quân Việt Nam được triển khai đóng trong nước
    [​IMG]

    Trong ngành công nghiệp đóng tàu nước ta, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu quân sự, có nhiều nguyên công, trong đó có nguyên công ứng dụng công nghệ hàn ti-tan thường do các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc hỗ trợ. Ở Nhà máy Đóng tàu Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) trước đây, công nghệ hàn ti-tan cũng phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, điều đó đã ảnh hưởng đến sự chủ động tiến độ thực hiện nhiệm vụ và chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao. Trước khó khăn trên, kỹ sư Thái Văn Chân và các cán bộ kỹ thuật Nhà máy Đóng tàu Ba Son đã xây dựng và được Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phê duyệt thực hiện hai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN). Đó là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti-tan trong đóng tàu chiến và nghiên cứu hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong hàn ti-tan.
    [​IMG]
    Tàu quân sự của Nhà máy Đóng tàu Ba Son đóng mới được ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti-tan. Ảnh: Dương Hà
    Ti-tan và hợp kim ti-tan có đặc tính cơ học ưu việt nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và các ngành công nghiệp nặng khác. Song trong quá trình gia công cơ khí, đặc biệt là hàn ti-tan cần phải tuân thủ quy trình công nghệ đặc thù và phức tạp. Khó khăn nhất khi hàn ti-tan là ở nhiệt độ cao từ 7000C trở lên, ti-tan dễ hút các loại khí trong môi trường dẫn đến xuất hiện sự kết tinh trở lại, làm cho cơ tính vật liệu giảm đi rõ rệt. Ở thể lỏng, hợp kim ti-tan hút tạp chất rất nhạy, nếu tạp chất trộn lẫn vào mối hàn dù với một lượng nhỏ cũng gây cho mối hàn bị giòn, dẫn đến nứt. Hơn nữa, mối hàn ti-tan bị khuyết tật rất khó sửa chữa và cũng chỉ sửa chữa một lần duy nhất.
    Nhóm cán bộ nghiên cứu đã khảo sát các quy trình công nghệ, điều kiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật; nghiên cứu tài liệu công nghệ hàn ti-tan trên thế giới và được đối tác chuyển giao. Trên cơ sở đó, các cán bộ lựa chọn phương án ứng dụng công nghệ hàn ti-tan trong đóng tàu chiến bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với trình độ công nghiệp đóng tàu nước ta. Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH-CN ở giai đoạn đầu, các cán bộ kỹ thuật đã tiến hành các nội dung: Xây dựng mặt bằng công nghệ hàn, thiết kế, chế tạo các đồ gá, mỏ hàn; bộ phận cấp khí bảo vệ mỏ hàn; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống khí xả động cơ hành trình và động cơ tăng tốc của tàu chiến; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống của hệ thống kỹ thuật tàu chiến.
    Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã thử nghiệm trên các tàu đóng mới, tàu sửa chữa, cải tiến tại Nhà máy Đóng tàu Ba Son. Kết quả đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, được Hội đồng KH-CN Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghiệm thu, cho phép áp dụng và triển khai nhiệm vụ tiếp theo là hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong công nghệ hàn ti-tan. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hàn tự động và bán tự động, các nhà kỹ thuật đã chọn thiết bị, đó là loại xe đặc chủng để phục vụ nguyên công hàn tự động đường thẳng và đường vòng, chế tạo bộ gá hàn tự động đường thẳng, đường vòng, xây dựng bộ tài liệu chế tạo thiết bị và bộ quy trình công nghệ hàn tự động ti-tan. Qua các bước thử nghiệm, ứng dụng thực tế, sản phẩm đều đạt chất lượng cao, ổn định, bảo đảm yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật, chiến thuật đặt ra.
    Hoàn thành hai nhiệm vụ KH-CN ứng dụng công nghệ hàn ti-tan, Nhà máy Đóng tàu Ba Son đã không chỉ chủ động sản xuất, khắc phục sự lệ thuộc chuyên gia nước ngoài, mà còn nâng cao năng lực công nghệ, đưa trình độ đóng tàu quân sự của nước ta lên trình độ mới. Sản phẩm đã được tặng giải ba Giải thưởng Sáng tạo KH-CN Việt Nam năm 2013.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia sắp trang bị ASTROS II Mk.6
    Quote:
    Tháng 8/2014, Indonesia sẽ nhận được 13 bệ phóng đầu tiên của hệ thống rocket phóng loạt ASTROS II Mk.6 và ngày 5/10, chúng sẽ xuất hiện trong lễ kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội nước này.

    [​IMG]
    ASTROS II

    Thứ tưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin mới đây đã thăm Brazil, còn ngày 27/5 đã có mặt tại cuộc thử nghiệm hệ thống rocket phóng loạt Astros II Mk.6 bắn đạn thật tại trường bắn ở *******.

    Công ty Avibras Industria Aeroespacial (Brazil) ngày 30/9/2013 đã ký hợp đồng bán cho Lục quân Indonesia pháo phản lực ASTROS II Mk.6 (ASTROS – Artillery SaTuration ROcket System). Hiệp định liên chính phủ giữa hai nước đã được ký vào ngày 8/11Hợp đồng bao gồm cung cấp 10 xe bệ phóng bánh lốp (cộng với 2 xe bệ phóng huấn luyện), các xe tiếp đạn, xe điều khiển hỏa lực, xe sửa chữa cơ động, xe khí tượng cơ động, xe chỉ huy của đại đội trưởng. Trị giá hợp đồng là 402,54 triệu USD. Avibras cũng sẽ cung cấp các phương tiện huấn luyện, thiết bị huấn luyện và gói phụ tùng.

    Theo lịch trình, việc giao hàng sẽ tiến hành từng giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2016. Hai tiểu đoàn pháo phản lực trang bị ASTROS II sẽ được triển khai ở Bogor và Malang trong biên chế Bộ chỉ huy dự bị chiến lược quân đội Indonesia.

    ASTROS II Mk.6 sử dụng các loại đạn rocket của họ AV có tầm bắn 9-90 km, trong đó có AV-SS-60 cỡ 300 mm (đến 60 km) và AV-SS-80 cỡ 300 mm (đến 90 km). Các hệ thống điều khiển hỏa lực pháo phản lực hiện đại sẽ được chuyển giao cho quân đội Indonesia cũng sẽ cho phép sử dụng các loại đạn phản lực có điều khiển tiên tiến hiện đang được thử nghiệm ở Brazil.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintu...0145/53702.vnd

Chia sẻ trang này