1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân châu Đại dương chỉ bằng 1 hạm đội Trung Quốc
    (Vũ khí) - Ở châu Đại Dương, Australia và New Zealand quản lý một vùng biển rất rộng, lực lượng tàu mặt nước của họ tuy khá hiện đại nhưng lại rất mỏng.
    Hải quân hoàng gia Australia (RAN) và hải quân New Zealand (RNZN) cùng mua tàu hộ vệ lớp Meko-200 cải tiến của Đức để tăng cường thực lực hạm đội tàu chiến hiện có. Trước kia, họ đã trang bị 4 chiếc tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry và Adelaide. Tất cả những tàu này đều là là tàu hộ vệ đa nhiệm hiện đại đã hoặc đang trong giai đoạn nâng cấp lớn.
    Tàu tuần tiễu lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ (còn được coi là tàu hộ vệ), có chiều dài 136m, lượng giãn nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu có phạm vi hành trình tối đa 8.334 km, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu có một nhà chứa máy bay có thể sử dụng cho 2 trực thăng.
    Tàu hộ vệ lớp này được trang bị tên lửa hành trình chống hạm chủ lực RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) được phóng đi từ bệ phóng Mk-13. Bệ phóng Mk-13 cũng được dùng để phóng tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (dự trữ 40 đạn) có khả năng bắn hạ mục tiêu ở trần bay hơn 24.000m, tầm bắn từ 70-170km.
    Oliver Hazard Perry được trang bị pháo hạm Oto Melara Mk75 cỡ 76mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần ở cự ly tối đa 16km và mục tiêu trên không tầm bắn 12km. Nó được còn trang bị tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Phalanx Mk15 Block 1B (tầm bắn 1.500m) cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm và chống máy bay tầm thấp.
    [​IMG]
    Hải quân 2 nước Australia và New Zealand chỉ được đánh giá ngang với 1 hạm đội của Trung Quốc
    Để thực hiện nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm, Oliver Hazard Perry trang bị 2 cụm ống phóng MK3, phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 11km) và ngư lôi hạng nặng Mk50 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 15km). Với lượng giãn nước lớn và hệ thống vũ khí mạnh mẽ, đến nay Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới.
    Chiến hạm cũ TQ bao vây hạm đội siêu mạnh Ấn Độ
    Hiện nay, hải quân Australia và hải quân New Zealand cùng đồng loạt nâng cấp lớn các tàu hộ vệ lớp Anzac của mình. Đây là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ lớp Meko-200 của Đức nên nó còn được gọi với cái tên MEKO 200 ANZ, từ ANZ là biểu tượng hiệp đồng tác chiến giữa Australia (A) và New Zealand (NZ)
    6 tàu hộ vệ lớp Anzac của Australia sẽ được lắp đặt ra đa mạng pha điện tử quốc nội do công ty CEA Technologies sản xuất. Đồng thời, thông qua việc lắp đặt các thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí mới, các tàu sẽ được tăng cường thêm 1 bước khả năng phòng không và chống ngầm.
    2 hộ vệ lớp Anzac của New Zealand cũng được nâng cấp cải tiến để nâng cao khả năng tác chiến. Tháng 03-2013, Hải quân nước này đã công bố thư mời thầu liên quan đến việc mua sắm và nâng cấp hệ thống mồi nhử tên lửa, các biện pháp chi viện điện tử và tăng cường khả năng phát hiện và đo đạc ngư lôi của hệ thống sonar.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ
    Tàu hộ vệ lớp Anzac có chiều dài 118m, rộng 14,8m, mớn nước 4,3m, lượng giãn nước 3.600 tấn. Nó có tốc độ tối đa 32 hải lý/h (tương đương 59 km/h), phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (tương đương 11.000 km ) với vận tốc tuần tra 18 hải lý/h (33 km/h).
    Tàu hộ vệ lớp Anzac có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối hải, chống ngầm, trinh sát và đánh chặn.
    Tàu được trang bị 8 quả tên lửa đối không cải tiến Rim-7M Sea Sparrow, tên lửa đối hải Harpoon Block2, 1 bệ pháo cao tốc 6 nòng, tốc độ 4.500 phát/phút, 1 pháo 127mm và sáu ống phóng lôi MK32 324mm. Anzac cũng có sàn đỗ cho trực thăng Sea Hawk S-70B-2.
    Các tàu hộ vệ lớp Adelaide của Hải quân hoàng gia Australia cũng đã được cải tiến các thiết bị của hệ thống sonar; mua sắm mới vũ khí và thiết bị tác chiến cho các hệ thống phòng không, chống ngầm cùng với hệ thống quản lý chỉ huy-tác chiến mới, nằm trong khuôn khổ “Kế hoạch số 1390”.
    Tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Adelaide của hải quân Australia được cải tiến tương tự một tàu khu trục với các chức năng phòng không, chống tàu ngầm, trinh sát... Nó có khả năng tác chiến đa nhiệm, bao gồm: Chống hạm, phòng không, chống ngầm rất mạnh mẽ.
    [​IMG]
    Chiến hạm FFG-04 HMAS Darwin lớp Adelaide của hải quân Australia
    Tàu có chiều dài dài 138m, lượng giãn nước 4.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ. Tàu được trang bị tên lửa hạm đối không SM-2, tên lửa hạm đối hạm RGM-84L Harpoon Block 2, súng máy Mk 75 76 mm và hệ thống phòng thủ tầm gần Mk-15 Phalanx 20mm cùng 6 ống phóng lôi Mk 32. Tàu lớp này có sàn cho trực thăng cất hạ cánh và hangar cho 2 chiếc.
    Trong khuôn khổ “Kế hoạch phát triển tàu khu trục phòng không” (Project Sea 4000 hay còn gọi là "dự án AWD"), Hải quân hoàng gia Australia đã đặt mua 3 tàu khu trục được trang bị hệ thống điều khiển quản lý tác chiến Aegis thuộc lớp Hobart.
    Khác với thông lệ, Australia không đặt mua nguyên tàu của Mỹ mà họ ký hợp đồng với công ty Navantia vủa Tây Ban Nha để thiết kế nó dựa trên tàu khu trục Aegis lớp Alvaro de Bazan (F100) của Tây Ban Nha. Dự án này được cấp ngân sách 7,179 tỷ đô la Úc, được tiến hành theo 5 giai đoạn, hiện đã bước vào giai đoạn thứ tư (giai đoạn chế tạo).
    Tây Ban Nha lấy tàu khu trục Aegis Project F-100 của họ làm nguyên mẫu chế tạo tàu khu trục lớp Hobart, các thông số tính năng quan trọng của nó hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của hải quân Australia. Điều quan trọng hơn là, chi phí mua 3 tàu của Tây Ban Nha rẻ hơn 1,07 tỷ đô la Úc so với mua tàu chiến cùng loại của Mỹ, lại có thể giao hàng trước.
    [​IMG]
    Hải quân Australia và New Zealand đều sở hữu tàu hộ vệ lớp Anzac (MEKO 200 ANZ)
    Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Australia, biên chế thủy thủ của tàu lớp Hobart khoảng 180 người, tàu này sử dụng phiên bản 7.1 của hệ thống tác chiến Aegis Mỹ - phiên bản cao nhất mà nước này cung cấp cho đồng minh với loại tên lửa phòng không khu vực, tăng tầm bắn RIM-174 (SM-6), có đầy đủ khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.
    Được biết, hệ thống Aegis phiên bản 7.1 lấy radar mảng pha số hóa AN/SPY-1D (V) hoàn toàn mới làm hạt nhân, có thể đồng thời theo dõi/bám bắt 200 mục tiêu, năng lực dò tìm và bám theo đối với tên lửa hành trình có thể tích nhỏ, tốc độ nhanh, bay sát mặt biển được tăng cường rất mạnh, đồng thời có năng lực dò tìm và đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật.
    Điều quan trọng hơn là, radar này có thể tương thích với "tên lửa phòng không Sea Sparrow phiên bản cải tiến" và tên lửa phòng không khu vực SM-2 của Mỹ, làm cho 2 loại tên lửa này có thể sử dụng trên cùng một tàu chiến, từ đó tăng cường tính bổ trợ cho nhau và tăng sự lựa chọn cho tác chiến.
    Về vũ khí trang bị, Australia lần đầu tiên nhập khẩu 8 hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa MK41 của Mỹ với 48 ống phóng, để tương thích các tên lửa hạm đối không khác nhau, nó được thiết kế thành 2 modul riêng rẽ.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Aegis Project F-100 của hải quân Tây Ban Nha
    Về mặt vũ khí tấn công mặt đất tầm xa, Hải quân Australia chuẩn bị trang bị cho tàu chiến này tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk do Mỹ chế tạo (tầm bắn trên 2.000 km), có thể tiến hành tấn công đối với vùng trung tâm đất liền của kẻ thù, sau khi phóng đi, tên lửa cải tiến có khả năng điều chỉnh đường bay được lập trình, để chuyển sang tấn công mục tiêu mới.
    Về phòng không, tàu khu trục lớp Hobart chủ yếu dựa vào tên lửa hạm đối không SM-2. Tên lửa này có tầm phóng 74 - 170 km, độ cao tối đa khi bắn trên 24km, tốc độ gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh, không chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm xa, mà còn có thể tiến hành đánh chặn cả tên lửa hành trình.
    Tàu khu trục lớp Hobart còn lắp 2 cụm, mỗi cụm 4 ống phóng MK141, dùng để phóng 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84L Harpoon Block 2. Trên tàu lắp đặt ống phóng ngư lôi MK32 Mod9, có thể phóng ngư lôi săn ngầm MU90. Ngoài ra, pháo chính của tàu là pháo cỡ nòng 127 mm MK45 Mod4 của Công ty BAE Systems Anh.
    Được biết, Hải quân Australia đặt tên 3 tàu Aegis này là Hobart (DDGH-39), Brisbane (DDGH-41) và Sydney (DDGH-42). Được biết, chiếc đầu tiên của lớp Hobart sẽ được bàn giao vào tháng 12-2014, hiện RAN đang còn đang cân nhắc điều khoản mở rộng để chọn mua chiếc thứ tư thuộc lớp này.
    [​IMG]
    Mô hình tàu hộ vệ tương lai Type 26 của Anh
    Australia và New Zealand đều mong muốn bảo vệ tuyến bờ biển rất dài của mình. Tuy nhiên hiện nay, do khó khăn về vấn đề kinh tế, RAN chỉ có khả năng đóng 8 chiếc tàu hộ vệ lớp Canberra để thay thế cho các tàu hộ vệ lớp Anzac và Adelaide, còn New Zealand không có kế hoạch thay thế các chiến hạm này.
    Ngoài ra, tháng 01-2013, Australia đã ký một hiệp nghị về hợp tác quốc phòng bí mật với Anh. Điều khoản trong đó quy định, công ty BAE System sẽ đóng tàu hộ vệ tương lai cho Australia dựa trên thiết kế của Type 26 - lực lượng tàu hộ vệ nòng cốt của lực lượng hải quân Hoàng gia Anh trong tương lai.
    Ở châu Đại Dương, Australia và New Zealand là trụ cột, lực lượng hải quân của họ tương đối hiện đại với đầy đủ các chủng loại tàu, chất lượng các tàu cũng vượt trội các chiến hạm Trung Quốc, nhưng với điều kiện địa lý bốn bề là đại dương thì lực lượng này là quá nhỏ nhoi.
    Lực lượng hải quân của 2 quốc gia này hiện được đánh giá chỉ bằng 1 hạm đội của Trung Quốc. Muốn đối chọi lại với sự bành trướng ngày càng gia tăng trên biển của hải quân Trung Quốc, Australia và New Zealand sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho lực lượng hải quân.

    Căng thẳng Biển Đông, Quân đội Indonesia tập trận lớn
    (Kienthuc.net.vn) - Ba quân chủng Hải – Lục – Không quân Indonesia đã bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn tại Asembagus (Đông Java) và Bali vào ngày hôm qua (kéo dài tới 5/6).
    Tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận có Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro, Tổng Tư lệnh Quân đội Moeldoko, Tư lệnh Hải quân Đô đốc Marsetio, Tư lệnh Lục quân Budiman và Tư lệnh Không quân Ida Bagus Putu Dunia.
    Tại buổi lễ, Bộ trưởng Yusgiantoro cho biế,t cuộc tập trận được tổ chức nhằm kiểm tra, nâng cao sức mạnh tổng hợp cũng như hiệu quả phối hợp tác chiến, chỉ huy và thực thi nhiệm vụ chung của ba quân chủng, nhất là trong các tình huống khẩn cấp.
    Quân đội Indonesia huy động nhiều loại vũ khí hạng nặng trong cuộc tập trận năm nay gồm: 32 tàu chiến các loại trong đó có cả tàu đổ bộ với các loại phương tiện dành riêng cho thủy quân lục chiến như xe lội nước, pháo tự hành và pháo phản lực RM 70; 26 xe tăng các loại, 18 xe bọc thép chở quân; 24 trực thăng; 24 pháo các loại; 6 hệ thống tên lửa phòng không; 40 máy bay chiến đấu và 32 máy bay vận tải.
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27/30 Indonesia tập trận.
    Chỉ huy trực tiếp cuộc diễn tập, Tướng Moeldoko đã nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của cuộc tập trận tổng hợp năm 2014, trong bối cảnh Indonesia đang gấp rút đẩy nhanh kế hoạch hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa quân đội, xây dựng sức mạnh phòng thủ quốc gia vào năm 2025 nhằm đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
    Những căng thẳng tranh chấp gia tăng trên Biển Đông hiện nay cùng với an ninh biên giới sẽ là những thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần.
    Trước đó, theo tờ Bloomberg của Mỹ, Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin thông báo rằng, Indonesia sẽ mua thêm 274 tàu chiến, 10 phi đội máy bay và 12 tàu ngầm. Ông nói hiện Indonesia chi chưa tới 1% GDP cho quốc phòng và một số thiết bị quân sự còn già hơn tuổi 61 của ông.
    Nguyên nhân Indonesia tăng cường quân sự chính là hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Lâu nay Indonesia luôn đứng ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc lấn vào vùng đặc quyền kinh tế Indonesia đã khiến nước này ngày càng e ngại Trung Quốc.
    Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tuyên bố nước này muốn nghe Trung Quốc giải thích về đường chín đoạn và yêu cầu Liên hợp quốc giúp làm rõ. Ông Tim Huxley - Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Singapore nhận định, quan điểm của Indonesia là Biển Đông không thể trở thành ao nhà của Trung Quốc.
    Theo Bloomberg, mức độ phản kháng Trung Quốc của Indonesia phụ thuộc vào kết quả bầu cử tổng thống sắp tới. Ứng cử viên hàng đầu Joko Widodo đã cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 1,5% GDP trong 5 năm.

    Hải quân Indonesia đem tàu vận tải ra làm bia bắn
    (Kienthuc.net.vn) - Indonesia sẽ đưa chiếc tàu chở quân dài 70m KRI Karang Banteng (983) ra làm bia bắn trong các cuộc tập trận tới đây.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết, Hải quân Indonesia đã quyết định cho nghỉ hưu tàu vận tải quân KRI Karang Banteng (983) và sử dụng làm bia bắn trong các cuộc tập trận hải quân tới đây.
    [​IMG]
    Tàu vận tải quân KRI Karang Banteng (983).
    Chiếc tàu này dài 70m, được đưa vào hoạt động năm 1998, sau khi được mua lại từ nhà điều hành phà thương mại và phục vụ trong Hạm đội Đông (Koarmatim). Con tàu được trang bị 2 khẩu pháo 20mm và có thể đạt tốc độ tối đa 38 hải lý/h.
    Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/5, Tư lệnh Hạm đội Đông Phó Đô đốc Sri Mohamad Darojatim cho biết, Hải quân Indonesia sẽ sử dụng chiếc tàu này làm bia bắn để đánh giá khả năng chiến đấu của các tàu chiến.
    Hiện còn 6 tàu loại này được biên chế trong Hải quân Indonesia.
  3. giaminh555

    giaminh555 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    354
    Mạnh và dũng mãnh chưa
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia có thể mua tên lửa phòng không LY-80 Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đã kí được biên bản ghi nhớ về việc cung cấp tên lửa phòng không tầm trung LY-80 cho Malaysia.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn nguồn cơ quan thông tấn Nhà nước Malaysia-Trung Quốc, Công ty Không gian Vũ trụ Quốc tế Trường Chinh (ALIT) đã ký biên bản ghi nhớ với công ty Aneka Bekal SDn Bhd để cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tới Malaysia.
    Biên bản ghi nhớ được kí trong chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak đến Bắc Kinh (kết thúc từ hôm 1/6).
    Theo hãng tin thì 2 công ty sẽ hợp tác và tiếp thị hệ thống phòng không LY-80 tới Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Malaysia (RMAF). Đáng tiếc là phát ngôn viên 2 công ty không thể liên lạc.
    Theo báo cáo, thỏa thuận này bao gồm việc chuyển giao công nghệ tới Malaysia để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp địa phương sản xuất và bảo dưỡng.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không HQ-16.
    LY-80 là tên gọi biến thể xuất khẩu của hệ thống phòng không HQ-16 do Trung Quốc thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ mẫu tên lửa Buk-M1/M2 của Nga. Mẫu tên lửa này được dùng để tấn công mọi mục tiêu đường không (ngoại trừ tên lửa đạn đạo) ở trần bay cao, tầm bắn trung bình (khoảng giữa hệ thống tên lửa HQ-7 và HQ-9).
    Theo thông tin từ nhà sản xuất, hệ thống LY-80 thường gồm: xe radar trinh sát cảnh giới mạng pha 3 tham số (phạm vi 140km, phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 20km); xe chỉ huy; đài radar điều khiển hỏa lực (kiểm soát từ 2-4 bệ phóng, dẫn đường tối đa 8 tên lửa, tầm trinh sát 80km); xe bệ phóng tự hành cùng các khí tài hỗ trợ khác.
    Bệ phóng tự hành hệ thống LY-80 đặt trên khung bệ xe bánh lốp 8x8 lắp container 6 ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa có tầm bắn tới 40km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 15m tới 18km. Tỉ lệ đánh chặn máy bay chiến đấu đạt 85%, tên lửa hành trình đạt 60%.
    Tên lửa được dẫn tới mục tiêu kết hợp hệ định vị quán tính, chiếu rọi mục tiêu từ radar mặt đất và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ngoạn mục cảnh trực thăng Malaysia phóng tên lửa diệt hạm
    (Kienthuc.net.vn) - Malaysia là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á sở hữu các loại tên lửa diệt hạm có thể phóng từ trực thăng.
    Hiện nay, trong biên chế Hải quân Hoàng gia Malaysia có 6 chiếc trực thăng tuần tra chống tàu ngàm Super Lynx 300. Ngoài nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống tàu ngầm (mang tối đa 2 ngư lôi hoặc 2 bom chìm chống ngầm) thì đặc biệt có thể mang 4 tên lửa diệt hạm Sea Skua.
    [​IMG]
    Super Lynx 300 phóng tên lửa diệt hạm Sea Skua.
    Sea Skua là tên lửa không đối hải tầm ngắm, trọng lượng nhẹ do Tập đoàn British Aircraft thiết kế năm 1972. Tên lửa có trọng lượng 145kg, dài 2,5m, đường kính thân 0,25m, lắp đầu nổ nặng 30kg.
    Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu rắn cùng tầng tăng tốc cho tầm bắn tối đa 25km, tốc độ cận âm Mach 0,8. Sea Skua được trang bị 2 cảm biến chính gồm: radar dẫn đường bán chủ động và radar đo cao AHV-7.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia tập trận cực lớn với vũ khí hạng nặng
    (Ảnh Nóng) - Ngày 2/6, Quân đội Indonesia đã khai hỏa cuộc tập trận đa binh chủng cực lớn với số phương tiện và vũ khí lớn nhất từ trước đến nay.
    [​IMG]
    Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Quốc phòng Yusgiantoro cho biết, cuộc tập trận được tổ chức nhằm kiểm tra, nâng cao sức mạnh tổng hợp cũng như hiệu quả phối hợp tác chiến, chỉ huy và thực thi nhiệm vụ chung của ba quân chủng, nhất là trong các tình huống khẩn cấp. (Trong ảnh: Tàu đổ bộ cao tốc KMC Komando)
    [​IMG]
    Tuy nhiên nguồn tin từ Quân đội Indonesia không nêu rõ có bao nhiêu binh sĩ tham gia cuộc tập trận nhưng liệt kê chi tiết danh sách hệ thống vũ khí sẽ được sử dụng. (Trong bài: Ảnh minh họa)
    [​IMG]
    Về trực thăng, Không quân Indonesia huy động và sử dụng 24 trực thăng, bao gồm 4 trực thăng Mi-35P, bốn chiếc Mi-17 V5, bốn chiếc BO-105, mười chiếc Bell-412, hai chiếc Bell-205A-1 với nhiều loại vũ khí khác nhau". (Trực thăng BO-105)
    [​IMG]
    Về máy bay chiến đấu, Không quân Indonesia huy động "40 máy bay chiến đấu, gồm tám máy bay Su-27/30, sáu chiếc F-16, mười chiếc Hawk 100/200, hai chiếc F-5 Tiger, mười hai chiếc T-50 Golden Eagle và hai chiếc EMB-314 Super Tucano".
    [​IMG]
    Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của 32 máy bay vận tải, gồm "16 chiếc C-130 Hercule, bốn chiếc B-737, ba chiếc F-28 Fokker, bốn chiếc C-295, hai chiếc CN-235, ba chiếc Cassa-212 và 11 chiếc Super Puma".
    [​IMG]
    Trong khi đó, Hải quân Indonesia sẽ triển khai 32 loại tàu thuyền khác nhau để phục vụ cho cuộc tập trận. Lục quân Indonesia sử dụng 81 đơn vị xe chiến thuật, 8 hệ thống pháo tự hành và 8 hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM 70 Grad và hàng chục xe tăng, xe bọc thép khác.
    [​IMG]
    Trong các loại chiến đấu cơ tham gia tập trận lần này thì tiêm kích Su-27 và Su-30MKK là những tiêm kích chủ lực hiện nay của Quân đội Indonesia.
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKK mang được 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối không R-73/27/77; tên lửa chống radar Kh-10P, tên lửa đối đất Kh-29/59 và bom dẫn đường bằng lade KAB-500/1500L.
    [​IMG]
    Trong khi đó tiêm kích Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.
    [​IMG]
    Với 10 giá treo, Su-27 có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27 cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
    [​IMG]
    Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27 đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
    [​IMG]
    Su-27 được trang bị hệ thống vũ khí gồm 1 pháo tự cỡ nòng 30mm với 150 viên đạn, ngoài ra Su-27 còn có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn. (Trong ảnh: Trực thăng Mi-35)
    [​IMG]
    Ngoài ra, Su-27 còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đông Nam Á quan tâm tới máy bay giám sát Thụy Điển
    (Vũ khí) - Các quốc gia Đông Nam Á đang thể hiện sự quan tâm lớn đến các hệ thống máy bay giám sát hàng hải của công ty Saab (Thụy Điển).
    Công ty quốc phòng Saab của Thụy Điển cho biết rằng họ đang nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng về doanh mục các sản phẩm quốc phòng ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong các nhiệm vụ giám sát hàng hải.
    Dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao của Saab tham gia hội nghị Shangri-La ở Malaysia vừa qua, ông Anders Dahl nói rằng các nước Đông Nam Á sẽ cần phải tăng cường hơn nữa khả năng của mình để kiểm soát các khu vực ven biển và biên giới biển một cách tốt hơn.
    [​IMG]
    Máy bay tuần tra hải quân Saab 340 AEW của Thụy Điển.
    Ông Dahl đưa ra nhận xét trên bên lề hội nghị Shangri-La 2014 diễn ra ở Singapore hồi tuần trước - nơi qui tụ các nhà lãnh đạo quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới tham gia để thảo luận về các vấn đề chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó tập trung vào chủ đề lớn là việc Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra quyết đoán và hung hăng xấm lấn biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
    Shangri-La 2014 cũng là lần đầu tiên có sự góp mặt của Saab, trước đó họ cũng đã mang đến triển lãm Singapore Airshow loại máy bay tuần tra hải quân Saab 340 và thảo luận với một vài chính phủ trong khu vực Đông Nam Á về các yêu cầu tuần tra hàng hải của họ, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết cụ thể về những khách hàng tiềm năng này.
    [​IMG]
    Máy bay không người lái Skeldar có thể triển khai được trên nhiều loại tàu chiến khác nhau.
    Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Dahl thì Saab đang nhận được nhiều sự quan tâm lớn trong khu vực về các hệ thống máy bay không người lái như loại Skeldar có thể triển khai trên tàu chiến
    Ông Dahl nói rằng, cả hệ thống máy bay cánh cố định Saab 340 và hệ thống không người lái như Skeldar đều có thể hỗ trợ các nước Đông Nam Á thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trong thời bình và thời chiến. Nhiệm vụ trong thời bình chính là tìm kiếm và cứu hộ, tuần tra chống buôn lậu và giám sát vùng đặc quyền kinh tế.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Huấn luyện dây chuyền sản xuất đạn Tên lửa C75 ở Cam Ranh
    Quote:

    Về Cam Ranh giữa cái nắng nóng gay gắt của những ngày mùa hạ, chúng tôi được chứng kiến một buổi huấn luyện của dây chuyền sản xuất đạn Tên lửa của Tiểu đoàn kỹ thuật Trung đoàn 274, Sư đoàn PK 377.

    Hệ thống kho tàng, đạn, xe kéo, các trang bị vật tư được bảo quản sạch sẽ, ngăn nắp; tác phong cán bộ, chiến sĩ chững chạc nhưng rất khẩn trương, nhanh nhẹn; mệnh lệnh của người chỉ huy to rõ, dứt khoát, thao tác của bộ đội thuần thục, hiệp đồng nhịp nhàng với độ chính xác rất cao; đồng thời cũng rất cẩn trọng khi tiếp xúc với các loại nhiên liệu độc hại “O”, “Γ” … mồ hôi ướt đẫm trên lưng áo của những người lính trẻ, tất cả kíp huấn luyện như bước vào một trận chiến đấu.
    Chỉ sau một thời gian ngắn, việc sản xuất đạn tên lửa đã hoàn thành, những quả đạn nằm kiêu hãnh trên những chiếc xe chuyên dụng (TZM) chờ lệnh tiếp đạn cho các Tiểu đoàn hỏa lực, để từ đó trên bệ phóng những quả tên lửa sẵn sàng bay vút lên vít cổ lũ “giặc trời” khi chúng liều lĩnh xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
    Trân trọng gửi đến bạn đọc hình ảnh huấn luyện sản xuất đạn ở Tiểu đoàn kỹ thuật, Trung đoàn Tên lửa 274.
    VŨ NGỌC HOÀNG (thực hiện)
    [​IMG]
    Đạn được bảo quản, sắp đặt ngăn nắp trong kho.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Mở niêm cất, đưa đạn ra khỏi thùng
    [​IMG]
    Cẩu đạn lên xe đẩy.
    [​IMG]
    Đưa đạn ra vị trí tiếp theo.




    [​IMG]

    [​IMG]
    Kiểm tra hiệu chỉnh các thông số của đạn tên lửa.
    [​IMG]
    Nối tầng xuất phát cho tên lửa.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lắp cánh nâng và cánh ổn định cho tên lửa
    [​IMG]

    [​IMG]
    Lắp đầu đạn cho tên lửa.
    [​IMG]
    Hiệu chỉnh hệ thống điện cho tên lửa.
    [​IMG]



    [​IMG]
    Cẩu và cố định đạn lên xe chuyên dụng.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Nạp nhiên liệu cho tên lửa.
    [​IMG]
    Đạn đã sẵn sàng trên bệ phóng ở đơn vị hỏa lực.
    [​IMG]
    Đạn rời bệ phóng tiêu diệt mục tiêu
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc ngỏ ý tặng tàu chiến cho Philippines'
    Trung Quốc muốn tặng 3 tàu chiến trong đó có tàu hộ tống và tàu vận tải quân sự cũ cho Philippines song Manila phớt lờ bởi họ nghi ngờ lời đề nghị của Bắc Kinh.

    Tờ China Chinhua News đưa tin, Trung Quốc có ý định cung cấp 3 tàu chiến cho Philippines giống như việc Hàn Quốc đã thông báo tặng tàu hộ tống nhỏ lớp Pohang cũ cùng thuyền cao su và máy tính cho Hải quân Philippines vào cuối năm nay.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Type 052 (định danh NATO là Luhu - Lữ Hỗ) là lớp tàu khu trục tên lửa tự hành đa nhiệm hiện đại đầu tiên và được xem là biểu tượng cho sự lớn mạnh của hải quân và ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Ảnh: Chinese Military Review.
    Tàu khu trục Type 052 (định danh NATO là Luhu - Lữ Hỗ) là lớp tàu khu trục tên lửa tự hành đa nhiệm hiện đại đầu tiên và được xem là biểu tượng cho sự lớn mạnh của hải quân và ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Ảnh: Chinese Military Review.
    Một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ và tặng tàu khi Hải quân Philippines thiếu khí tài quân sự. Đây là thời điểm thích hợp và cơ hội tốt để họ nhận những chiếc tàu này bởi nhiều năm trước, 3 chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã ngừng hoạt động và đang được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu quân sự”.

    Vị quan chức này nhấn mạnh: "Chính phủ Philippines cũng có thể neo 3 chiếc tàu này ở bất cứ nơi nào họ muốn, miễn không ở trên lãnh hải của chúng tôi. Có lẽ Manila nên đặt ở bãi nổi Benham, nơi trước đó Liên Hiệp Quốc đã trao lại cho Philippines. Chúng sẽ là tiền đồn quân sự tốt tại vị trí này”.

    Theo Manila Live Wire, Philippines đã phớt lờ “thiện chí” của Trung Quốc vì theo họ, động thái của Bắc Kinh chỉ là thái độ "giả vờ thân thiện".

    'Trung Quốc chuẩn bị cho các tình huống ở Biển Đông'
    Trong bản báo cáo hàng năm gửi quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực quân sự và lên phương án cho các tình huống ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Philippines và Trung Quốc thường “chạm trán” trên Biển Đông. Sau khi đệ đơn vào năm ngoái và theo yêu cầu của Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực (PCA), Philippines đã nộp Bộ hồ sơ 4.000 trang gồm Bản ghi nhớ và các bằng chứng phản đối Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế vào ngày 30/3/2014. Tòa án đã cho phép Bắc Kinh tới ngày 15/12 phải phúc đáp vụ kiện quốc tế đầu tiên phản đối Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp tại Biển Đông.

    Tuy nhiên, Trung Quốc ngày 4/6 mạnh mẽ khước từ yêu cầu gửi phản biện về vụ kiện “đường lưỡi bò” gây tranh cãi với Philippines, quyết không chấp nhận phân xử tranh chấp lãnh thổ với Manila qua Tòa án trọng tài quốc tế. “Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường không chấp nhận hoặc tham gia vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines”, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố tại Bắc Kinh.



    Phản ứng của Trung Quốc không nằm ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia. Ông Rommel Banlaoi, chủ tịch Viện nghiên cứu khủng bố, bạo lực và hòa bình của Philippines ngày 4/6 nhấn mạnh: “Dựa trên những hiểu biết của tôi, Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ qua các yêu cầu (của Tòa án quốc tế). Ngay cả khi tòa án ra phán quyết cuối cùng về vấn đề này, Bắc Kinh tiếp tục làm ngơ, đặc biệt là nếu phán quyết không có lợi cho Trung Quốc”.

    Tuy nhiên, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện nhưng nếu càng nhiều nước ủng hộ Philippines đưa vụ việc ra Toà án trọng tài quốc tế thì càng có nhiều khả năng Trung Quốc ít nhất sẽ phải tính đến cái giá về uy tín quốc tế mà họ phải trả trong những vụ việc như thế.

    Chia sẻ quan điểm này, thạc sĩ luật Nguyễn Hùng Cường ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, vụ kiện cho thấy Philippines rất khôn ngoan khi mọi giải pháp ngoại giao đã thất bại. Mục tiêu của họ là công khai hóa, thể hiện lẽ phải trong khi Trung Quốc không tuân thủ luật pháp, không có chính nghĩa.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Điểm yếu lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á
    (Vũ khí) - So với TQ, các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông có lực lượng tàu mặt nước mỏng yếu, mà khiếm khuyết lớn nhất là khả năng phòng không hạm.
    Đối với các quốc gia ở khu vực Biển Đông, nỗi lo về khả năng phòng không hạm đang hiển hiện khi không một nước nào có lấy 1 tàu khu trục phòng không thực thụ. Đây là điểm yếu lớn nhất làm cho các quốc gia này đau đầu, vì giá của tàu khu trục thường rất đắt, có loại lên tới hàng tỷ USD.
    Năm 2002, cường quốc số 1 về hải quân Đông Nam Á là Singapore đã ký hợp đồng với hãng DCNS của Pháp đóng mới 6 khinh hạm tàng hình lớp Formidable, được thiết kế dựa trên lớp tàu hộ vệ La Fayette, được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Aster-15 và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Aster-30 do châu Âu sản xuất.
    Trong đó, chiếc đầu tiên được đóng tại Pháp, số còn lại phía DCNS chuyển giao công nghệ để Singapore tự đóng. Năm 2009, toàn bộ 6 tàu hộ vệ tiên tiến lớp Formidable đã được hoàn tất và đưa vào trang bị trong Hải quân Singapore.
    Lớp Formidable trang bị 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 (công suất 8.200kW/động cơ) cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 50km/h, tầm hoạt động 7.780km. Tàu chỉ cần 70 thủy thủ và sĩ quan, điều đó chứng tỏ nó có tính tự động hóa cực cao.
    [​IMG]
    6 khinh hạm tàng hình lớp Formidable của Singapore được xếp hạng mạnh nhất đông nam Á
    Hệ thống vũ khí trên tàu hộ vệ lớp Formidable có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển, trên không, dưới mặt biển, đứng đầu trong số các chiến hạm mặt nước đông nam Á hiện nay về cả uy lực, phạm vi sát thương và mức độ hiện đại.
    Nó được trang bị 1pháo hạm bắn nhanh Oto Melara 76mm; hệ thống phóng tên lửa phòng không tầm trung phóng thẳng đứng Aster-15/30; 8 tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon tầm bắn 130km; 4 súng máy phòng không 12,7mm; 2 cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm A-244 Mod-3.
    Ngoài Formidable, trong Hải quân Singapore còn có 6 tàu hộ tống tên lửa lớp Victory, tuy lượng giãn nước có 600 tấn, dài 62m, nhưng sức mạnh tương đương các tàu hộ vệ tên lửa, với tổ hợp tên lửa RGM-84 Harpoon, tên lửa đối không tầm ngắn Barak 1, ngư lôi chống ngầm A244-S Mod 3.
    Hải quân Thái Lan đã được trang bị 6 tàu hộ vệ đa nhiệm của Trung Quốc (thuộc lớp Naresuan và Chao Praya), 2 tàu hộ vệ lớp Knox mua của Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ tên lửa Makut Rajakumarn, đã qua sử dụng của Hải quân Anh hiện đảm nhận chức năng là tàu huấn luyện.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Knox của hải quân Mỹ
    Tàu hộ vệ đã qua sử dụng thuộc lớp Knox của Hải quân Mỹ có chiều dài 134m, lượng giãn nước 4.260 tấn, thủy thủ đoàn 240 người. Hai chiến hạm Knox của Thái Lan mang tên HTMS Phutthaloetla Naphalai (mua năm 1993), HTMS Phutthayotfa Chulalok (mua năm 1999).
    Tàu được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh như: Tổ hợp tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung RIM-7, pháo hạm 127mm, pháo phòng không Phalanx 6 nòng cỡ 20mm, ngư lôi chống ngầm Mark-46 (Mk-46) và tên lửa chống ngầm tầm ngắn RUR-5 ARSOC.
    Tàu hộ vệ lớp Knox chủ yếu làm nhiệm vụ chống ngầm, có khả năng nhất định trong tác chiến mặt nước. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đã cũ cho nên từ nay đến năm 2015, tàu hộ vệ lớp này sẽ được thay thế bằng 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải (Type 054) của Trung Quốc.
    Tàu hộ vệ lớp Giang Khải của Đại lục đã đánh bại nhiều nhà thầu đến từ phương Tây, kể cả loại tàu tác chiến ven bờ tiên tiến (Littoral Combat Ship Class - LCS) của Lockheed Martin và tàu hộ vệ cũ lớp Bremen (F122) của Đức.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Naresuan mang số hiệu 421 HTMS Naresuan
    Hiện nay, Thái Lan phải tiến hành nâng cấp lớn để tăng cường khả năng phòng không cho các tàu hộ vệ lớp Naresuan, là chiếc HTMS Naresuan (421) được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin (422) mua về giữa năm 1995, là các chiến hạm cũ Type 053H2 của Trung Quốc.
    Mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không còn bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đã quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab tiến hành.
    Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.
    Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng còn gì xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ.
    [​IMG]
    Mô hình tàu hộ vệ lớp DMSE DW-3000H của Đức
    Trước đây, ý định ban đầu của Hải quân Thái Lan (RTN) là sẽ đặt mua thêm tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ. Nhưng sau đó họ đã chọn mua 1 tàu hộ vệ mới lớp 3000-4000 tấn do công ty Deawoo Shipbuilding và Marine Engineering (DMSE) của Hàn Quốc liên danh chế tạo và nhiều khả năng sẽ đặt đóng thêm chiếc thứ hai.
    Theo các tiết lộ ban đầu, tàu hộ tống được Thái Lan lựa chọn là loại tàu hộ vệ DMSE DW-3000H, có chiều dài 114m; rộng 13,8m; lượng giãn nước 3.000 - 4.000 tấn; tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.
    Tàu được trang bị pháo hạm 76mm; 8 ống phóng tên lửa phòng không ESSM đặt trong các silo thẳng đứng; tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần 20 mm CIWS; Cannon 30 mm MSI DS30; các ống phóng ngư lôi; cấu trúc thượng tầng có thiết kế tàng hình của hãng Thales I-Mast 400/I-Mast 500.
    Trước những áp lực về nguồn ngân sách ít ỏi, một quốc gia Đông Nam Á khác là Malaysia đang từ bỏ xu hướng sử dụng tàu hộ vệ hạng nặng, tầm xa để chuyển sang dùng tàu hộ vệ hạng nhẹ.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ đa năng Type F2000, lớp Lekiu của Malaysia
    Hải quân nước này được trang bị 2 tàu hộ vệ đa năng Type F2000, lớp Lekiu của Anh, chúng lần lượt được chuyển giao trong các năm 1994-1995. Đây là lớp tàu hộ vệ do nhà máy đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo, dựa trên nguyên mẫu tàu F2000 của Hải quân Anh.
    Mặc dù Lekiu có khả năng phòng không và khả năng tác chiến mặt nước mạnh, nhưng lô thứ 2 gồm 2 tàu hộ vệ mà Malaysia đặt mua đã phải hủy bỏ do cuộc khủng hoảng tài chính và phải chuyển hướng sang mua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gowind do Pháp chế tạo.
    Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106 mét, rộng 12,8 mét. Số lượng thủy thủ đoàn lên tới 146 người (trong đó có 18 sĩ quan). Mặc dù là sản phẩm của Anh nhưng toàn bộ hệ thống điện tử, vũ khí, động cơ của tàu là sự kết hợp của nhiều công ty khác nhau, nên có thể coi Lekiu là sản phẩm “đa quốc gia”.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gowind do Pháp chế tạo
    Boong tàu đằng trước thiết kế một pháo hạm Bofor 57mm do công ty Bofor của Thụy Điển chế tạo (hiện Bofor đã trở thành một công ty con của BAE System). Pháo 57mm bắn đạn nặng 2,4kg, tầm bắn xa 17.000 mét, tốc độ bắn lên tới 220 viên/phút.
    Vũ khí chống hạm chủ lực của khinh hạm Lekiu là 8 tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Exocet Block II, có tầm bắn tối đa 70km do MBDA sản xuất (MBDA là công ty liên doanh giữa Anh, Pháp, Đức và Italia). Tuy nhiên, lớp chiến hạm này hoàn toàn có thể sử dụng các tên lửa MM-40 thế hệ mới nhất có tầm bắn xa hơn.
    MM-40 có chiều dài 5,8 mét, đường kính thân 0,35m, tổng trọng lượng phóng 870kg. Tên lửa được thiết kế với bốn cánh tam giác ở giữa thân, 4 cánh tam giác điều khiển ở đuôi. Nó mang đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 165kg với tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9).
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ KRI Oswald Siahaan thuộc lớp Ahmad Yani phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm của Nga Yakhont
    Hỏa lực phòng không của Lekiu có 16 tên lửa hải đối không tầm thấp Sea Wolf chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launch System - VLS). Sea Wolf do BAE System thiết kế sản xuất.
    Indonesia dường như cũng đi theo xu hướng của Malaysia. Tháng 01-2013, Jakarta đã tuyên bố kế hoạch mua 3 tàu hộ vệ của Anh, có thể là tàu hộ vệ đa nhiệm Type 22, loạt thứ 3 Cornwall, có lượng giãn nước tới hơn 5000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay không ai còn nghe thấy bất cứ thông tin gì về kế hoạch này.
    Hạm đội hải quân của Indonesia hiện nay được trang bị 6 chiếc tàu hộ vệ cũ mua lại của Hà Lan thuộc lớp Ahmad Yani. Những tàu này đóng dựa trên mẫu tàu hộ vệ săn ngầm lớp Leander dùng trong hải quân Anh và Hà Lan (tên Hà Lan là lớp Van Speijk), khả năng phòng không yếu.
    Tàu lớp Ahmad Yani có lượng giãn nước 2.850 tấn, vũ khí trang bị trên tàu có 1 pháo hạm OTO Melara 76mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không Mistral, 2x3 ống phóng ngư lôi chống ngầm.
    [​IMG]
    Khinh hạm Sigma 9113 của hải quân Indonesia
    Trong tổng số 6 tàu lớp Ahmad Yani của mình, Indonesia đã cải tiến lắp 4 tên lửa chống hạm C-802 lên 5 tàu và tàu còn lại, tàu KRI Oswald Siahaan được lắp 4 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của Nga, nâng cấp mạnh khả năng chống hạm cho các tàu chiến này.
    Năm 2010, Bộ Quốc phòng Indonesia ký thỏa thuận với hãng Damen Hà Lan đóng mới khinh hạm tàng hình Sigma 10514, dài 105m. Tàu trang bị pháo hạm 76mm, tổ hợp tên lửa đối hạm MM-40 Exocet Block II, tổ hợp tên lửa đối không tầm trung MICA phóng thẳng đứng, tổ hợp pháo bắn nhanh, ngư lôi và hệ thống radar tiên tiến.
    Như vậy, nếu hoàn thành mua sắm 4 chiến hạm Sigma 10514, hạm đội tàu hộ vệ của Indonesia cũng khá hiện đại với số lượng đông đảo. Vì trước đó, Indonesia đã đặt mua 4 tàu hộ tống tàng hình SIGMA 9113 của Damen, đóng hoàn toàn tại Hà Lan. Chiếc cuối cùng được chuyển giao cho Hải quân Indonesia năm 2009.
    Quốc đảo Philippines được đánh giá có lực lượng tàu mặt nước yếu nhất trên thế giới chứ không chỉ trong khu vực đông nam Á. Hiện họ chỉ có 2 tàu hộ vệ PF-15BRP Del Pilar và PF-16 BRP Ramon Alcaraz, là 2 tàu tuần tra cũ lớp Hamilton của Mỹ, nhưng không hề có bất cứ loại vũ khí hiện đại nào như tên lửa, mà chỉ có mỗi pháo hạm.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ PF-16 BRP Ramon Alcaraz, là tàu tuần tra cũ lớp Hamilton của Mỹ
    Các tàu tuần tiễu lớp Hamilton có lượng giãn nước tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của chúng không hề thua kém nhưng hệ thống vũ khí thì không có gì đáng nói. Tàu chỉ được trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, không được trang bị bất cứ loại tên lửa hay ngư lôi nào.
    Hiện nay, trước sức ép cực lớn của hải quân Trung Quốc và yêu cầu cấp bách để bảo vệ chủ quyền trên biển, hải quân nước này đang cân nhắc việc lắp đặt tên lửa chống hạm Harpoon cho 2 tàu hộ vệ này. Ngoài ra, tháng 04-2013, Philippines tuyên bố sẽ mua thêm 2 tàu hộ vệ mới có chiều dài trên 100m, lượng giãn nước trên 2000 tấn.
    Tuy nhiên, kể cả sau khi hoàn tất kế hoạch nâng cấp 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton và mua sắm 2 tàu hộ vệ mới, lực lượng hải quân Philippines cũng không thể có sự biến đổi mạnh về chất, mà nó chỉ giúp họ thêm tự tin trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Chia sẻ trang này