1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam, Campuchia hợp tác thuận lợi về mặt Quốc phòng
    (Quốc phòng Việt Nam) - Trong năm 2014, quân đội Việt Nam sẽ đào tạo 300 học viên sĩ quan các cấp cho quân đội Campuchia.
    Thực hiện kế hoạch hợp tác thường niên giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Campuchia, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm và làm việc với Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia từ ngày 15 đến 18/6.
    Tại cuộc hội đàm với đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao việc hai bên đã tích cực, chủ động phối hợp thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng. Các lĩnh vực hợp tác thời gian qua đều đạt kết quả tích cực, góp phần tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, tốt đẹp giữa hai nước.
    Trong đó, nổi bật trên các lĩnh vực: Trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu, xây dựng, củng cố thế trận phòng thủ, củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ chỉ huy, tham mưu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu…
    [​IMG]
    Quang cảnh cuộc hội đàm
    Các quân khu, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước đã duy trì tốt chế độ gặp gỡ, trao đổi định kỳ, phối hợp tuần tra trên bộ, trên biển, đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoạt động của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
    Trong năm 2013, sự giúp đỡ tạo điều kiện từ phía Campuchia cũng là yếu tố quan trọng để các lực lượng tìm kiếm của Việt Nam tìm kiếm, cất bốc và hồi hương được 468 bộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia qua các thời kỳ. Đây là cơ sở đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành tìm kiếm và hồi hương toàn bộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia.
    Đến hết năm 2013, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành giải ngân gần 458 tỉ đồng, tương đương hơn 21 triệu USD, cho các gói hỗ trợ dành cho Quân đội Hoàng gia Campuchia trên các lĩnh vực như viện trợ trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, quân y, và đặc biệt là đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực cả về lâu dài cũng như ngắn hạn cho đội ngũ sĩ quan, binh sĩ Quân đội Hoàng gia Campuchia.
    Riêng trong năm 2014 này, các học viện, nhà trường của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp nhận đào tạo dài hạn cho 300 học viên sĩ quan các cấp của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
    Thay mặt Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, Đại tướng Pôn Sa Rươn, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng dành cho Campuchia và hoàn toàn thống nhất với những nội dung thỏa thuận được ghi trong bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng 2 nước.
    Đánh giá về hiệu quả hợp tác giữa quân đội hai nước thời gian qua, Đại tướng Pôn Sa Rươn nói: “Thời gian qua chúng tôi hợp tác bình thường theo thỏa thuận hợp tác ghi trong biên bản ghi nhớ song phương.
    Quá trình thực hiện diễn ra rất tốt. Tôi cho là rất tốt, đặc biệt là trên phương diện đào tạo sỹ quan trẻ nhằm kế tục sự nghiệp. Trong tương lai, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác theo nhu cầu thực tế của 2 nước cũng như theo dự kiến của 2 Bộ.”
    Đại tướng Pôn Sa Rươn nhấn mạnh, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia coi việc triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước là nhân tố quan trọng, góp phần tăng cường các hoạt động huấn luyện, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Hoàng gia Campuchia, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa quân đội Việt Nam và Campuchia.
    Trước đó, nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội Hoàng gia Campuchia do Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 15/1 đến 16/1.
    Hai bộ trưởng nhất trí cho rằng năm 2013 quân đội hai nước đã hợp tác có hiệu quả theo nội dung kế hoạch đã ký kết trong các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt trong việc duy trì hòa bình ổn định trên khu vực biên giới chung giữa hai nước.
    Hai bộ trưởng thống nhất năm 2014, quân đội hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ, đưa hợp tác đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, tập trung vào các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo và hợp tác giữa các quân binh chủng; tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật bắt tay Australia, hình thành khối đồng minh chống TQ?
    (Bình luận quân sự) - Với cam kết chia sẻ công nghệ tàu ngầm AIP với Australia và thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ, Nhật đang xây dựng một khối đồng minh chống TQ.
    Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò
    Nhật Bản và Australia ngày 11-6 thông báo đã đạt được những "kết luận quan trọng" trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng giữa hai nước, dọn đường cho khả năng Tokyo chuyển giao công nghệ tàu ngầm thông thường động cơ AIP cho Canberra.
    Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và bộ trưởng Bộ quốc phòng Itsunori Onodera đã tiến hành hội đàm vòng 5 theo cơ chế “2+2” với ngoại trưởng Julie Bishop và bộ trưởng Bộ quốc phòng David Johnston của Australia tại Tokyo.
    Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thông báo hai bên đã ký kết một thỏa thuận về thiết bị và công nghệ quân sự.
    Bộ quốc phòng Australia cũng đang rất quan tâm tới hệ thống động cơ AIP tối tân giúp tàu ngầm lặn sâu và dài ngày hơn trong tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Đây là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay, được trang bị hệ thống sonar hiệu suất cao và có khả năng tàng hình rất tốt.
    Bắt đầu từ năm 2017, Australia sẽ khởi động dự án SEA 1000, chế tạo 12 tàu ngầm thế hệ mới và bắt đầu trang bị vào năm 2025 để thay thế cho 6 tàu ngầm lớp Collins cũ. Bộ quốc phòng nước này đang cân nhắc hướng phát triển SEA 1000 với 2 phương án: Thiết kế, chế tạo hoàn toàn mới, hoặc phát triển trên cơ sở tàu ngầm lớp Collins.
    Ông David Johnston đã từng nhiều lần khẳng định rằng, tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm động cơ thông thường tốt nhất trên thế giới hiện nay. Phía Nhật cũng đã mời Bộ trưởng quốc phòng Australia lên thăm tàu ngầm lớp Soryu của mình để tận mắt chứng kiến những công nghệ ưu việt của nó.
    Hiện nay, hai bên đã thảo luận các bước chuẩn bị cho dự án nghiên cứu về thủy động lực học sử dụng cho tàu ngầm như là một lĩnh vực đầu tiên của hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước.
    Nếu Canberra thỏa mãn được một số điều kiện mà phía Tokyo đưa ra thì họ không chỉ có thể chuyển giao công nghệ tàu ngầm lớp Soryu, mà Nhật còn có thể tiến hành cải tiến, nâng cấp công nghệ tàu ngầm hiện có của lớp này hiện đại hơn, để giúp cho Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP lớp Soryu số hiệu SS-505 Zuiryū của Nhật
    Một trong những điều kiện mà phía Nhật đưa ra đó là ký thỏa thuận khung về chính sách an ninh giữa hai nước, xây dựng quan hệ đồng minh hoặc bán đồng minh quân sự giữa hai nước. Hiệp định quân sự giữa Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với an ninh khu vực Đông Á.
    Nhật Bản đã nới lỏng nguyên tắc về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng hồi tháng 4/2014 - một động thái được coi là thay đổi quan trọng đầu tiên, phá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vốn do chính Tokyo soạn thảo từ năm 1967, nhằm tăng cường quan hệ an ninh với các quốc gia khác.
    Được biết, trước đây Nhật Bản đã ký thỏa thuận về hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng với Mỹ và Anh. Dự kiến, Nhật Bản và Australia sẽ ký một thỏa thuận tương tự như vậy trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Australia vào tháng Bảy tới
    Thỏa thuận hợp tác này được ký kết đã đưa công nghệ tàu ngầm, thậm chí cả tàu mặt nước của Nhật Bản xuất hiện trong hạm đội hải quân của Australia, mở ra một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa 2 nước, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.
    Tàu ngầm AIP lớp Soryu: Vũ khí công nghệ cao của Nhật
    Tàu ngầm diesel - điện lớp Soryu được Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Kawasaki thiết kế và chế tạo cho Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF). Soryu là tàu ngầm động cơ điện - diesel đầu tiên của Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP.
    Tàu ngầm lớp Soryu được chế tạo trên cơ sở tàu ngần thông thường lớp “Oyashio” của Nhật. Lực lượng tự vệ trên biển của nước này dự định sẽ chế tạo tổng cộng 10 chiếc tàu ngầm loại này. Đến nay, đã có tổng cộng 6 chiếc được hạ thủy, đánh số lần lượt từ 501-506, chỉ riêng trong năm 2013, Nhật đã hạ thủy liền 2 chiếc mang số hiệu 505 và 506.
    Tàu ngầm lớp Soryu thuộc dòng tàu ngầm động cơ thông thường, có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h. Chi phí cho việc đóng con tàu này là 53,4 tỷ Yên, tương đương với 3,34 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 523 triệu USD).
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP lớp Soryu số hiệu 501 Soryu của Nhật
    Tàu ngầm Soryu thiết kế với 2 cánh ổn định ở 2 bên tháp chỉ huy, đuôi tàu được trang bị hệ thống bánh lái hình chữ X. Thiết kế này được đánh giá là tối ưu, giúp tàu ngầm có tính năng cơ động cao hơn. Nội thất của tàu cũng được thiết kế với khả năng cách âm tốt nhằm ngăn âm thanh từ các hoạt động bên trong tàu lọt ra ngoài.
    Động cơ đẩy không khí độc lập (Air-independent propulsion) là giải pháp công nghệ phi hạt nhân giúp động cơ tàu ngầm có thể hoạt động mà không cần phải nổi lên mặt nước hay sử dụng ống thông khí để hoạt động. Hệ thống động lực AIP giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn dưới nước, giảm tiếng ồn khi hoạt động so với động cơ thường.
    Tàu ngầm Soryu được trang bị 4 động cơ AIP Stirling, đây là một loại động cơ nhiệt hoạt động bằng cách nén tuần hoàn oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Nó bao gồm 2 xy lanh chứa nhiên liệu lỏng, một được duy trì ở nhiệt độ cao, một được duy trì ở nhiệt độ thấp. Hai xy lanh được nối thông với nhau, sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa 2 xy lanh tạo nên quá trình nén và xả trong một chu trình khép kín nên được gọi là động cơ tuần hoàn khép kín.
    Công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên hoặc sử dụng các thiết bị lấy không khí, giảm thiểu khả năng bị các phương tiện trinh sát chống ngầm phát hiện.
    Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn, kết hợp với vỏ tàu được làm bằng thép cường độ cao và bao phủ bằng lớp ngói không phản xạ sóng âm thanh để làm giảm và tán xạ tín hiệu của các hệ thống định vị thủy âm, dùng để phát hiện tàu ngầm.
    Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V25/25SB cùng với 2 động cơ điện chính để cung cấp điện năng cho tàu. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ 23,4km/h (khi nổi) và 36km/h (khi chìm), tầm hoạt động tối đa tới 11.300km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12km/h).
    Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với khả năng tự động hóa cao, gồm: radar trinh sát mặt nước ở độ cao thấp ZPS-6F; hệ thống định vị thủy âm Hughes/Oki ZQQ-7 bao gồm 1 gắn ở phía trước mũi tàu, 4 gắn ở sườn tàu và 1 hệ thống kiểu mảng kéo rê phía sau; hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6; hệ thống phóng mồi bẫy đối phó với ngư lôi.
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon
    Soryu được trang bị 2 loại vũ khí chính là 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon.
    Trong đó, Type 89 là loại ngư lôi dẫn hướng bằng dây dẫn có thể hoạt động ở chế độ chủ động hoặc thụ động, tầm bắn trên 50km, tốc độ tối đa trên 130km/h. Còn tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 có tầm bắn tới 124km dùng để tấn công các mục tiêu tàu mặt nước.
    Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng nếu chia sẻ với Australia, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư nghiên cứu cơ bản; hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia, nước mà Nhật đã xác định sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược về quốc phòng; ba là tăng cường lực lượng và khả năng tác chiến tàu ngầm của các nước đối thủ, hợp sức đối phó với Trung Quốc.
    Australia gia nhập khối đồng minh chống Trung Quốc
    Xứ sở Kangoro là một trong những đồng minh quân sự quan trọng nhất và là địa điểm bố trí nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung tuần tháng 2 vừa qua, hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên ngoài khơi bờ biển Australia. Chưa bao giờ người ta thấy Bắc Kinh biểu dương sức mạnh quân sự lãnh thổ gần lãnh thổ Australia như vậy.
    Lực lượng hải quân Trung Quốc bao gồm hai tàu khu trục và 1 tàu đổ bộ tấn công đã đi vòng theo đảo Java phía nam Indonesia và qua gần đảo Giáng sinh của Australia. Đồng thời, các chiến hạm này đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, giễu võ giương oai ngay trước cửa các căn cứ quân sự của Mỹ.
    Một số học giả Trung Quốc đã nói trong cuộc phỏng vấn với báo chí Australia rằng có lẽ đây chưa phải là cuộc tập trận cuối cùng. Cuộc tập trận này đã gây ra phản ứng nghiêm trọng trên báo chí Australia làm dấy lên làn sóng tranh luận về việc nước này sẽ phải sống ra sao trong bối cảnh tiềm lực quốc phòng và các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
    Kế hoạch quân sự của Trung Quốc nhằm mục đích cuối cùng là đối đầu với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nên không có gì lạ là Bắc Kinh sẽ giành nhiều chú ý tới các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Australia, cũng như chính bản thân nước này với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Collins của hải quân Australia
    Sức mạnh quân sự Trung Quốc ngày càng gia tăng, Australia cũng như một số đồng minh khác của Mỹ trong khu vực đang ngày càng nếm trải cảm giác của các nước Tây Âu trong thời Chiến tranh lạnh khi đối đầu với Liên Xô. Hơn nữa, so với một đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc thì Australia có lực lượng vũ trang rất khiêm tốn với vẻn vẹn 57.000 người, bảo vệ một lãnh thổ vô cùng rộng lớn.
    Một trong các mục tiêu đối ngoại quan trọng của Trung Quốc là thuyết phục các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương thấy được sự vô nghĩa trong chính sách thân Mỹ. Để làm điều này, Trung Quốc một mặt chỉ ra cho các nước này thấy lợi ích của việc hợp tác với Trung Quốc, mặt khác sẽ vẽ ra cho những nước này thấy được hậu quả khốc liệt nếu xảy ra cuộc xung đột.
    Bắc Kinh hy vọng, sự thị uy các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc, chẳng hạn như tàu ngầm thế hệ mới và tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên mặt nước và trong lòng biển, sẽ khiến người dân Australia sẽ cảm thấy kém an toàn hơn.
    Báo chí Australia đang thảo luận về các lựa chọn khác nhau để ứng phó với các tàu Trung Quốc xuất hiện tại biên giới biển của đất nước. Người ta nghi ngờ rằng, nếu Mỹ không tăng cường hiện diện và viện trợ, Australia sẽ không có đủ nguồn lực để đối phó với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
    Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Australia chỉ có thể lựa chọn một trong 2 con đường - hoặc làm suy yếu liên minh của họ với Hoa Kỳ để đổi lấy sự cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hoặc hoàn toàn theo đuổi chính sách thân Mỹ trong khi giải quyết các vấn đề an ninh châu Á.
    Con đường đầu tiên tất nhiên không phải là sự lựa chọn ưa thích của Australia và đồng minh lớn Washington cũng không bao giờ để Canberra phải lựa chọn như vậy, nhưng nếu đi con đường sau, chưa đến mức chạy đua vũ trang nhưng tất yếu Australia sẽ bị cuốn vào một cuộc chạy đua tăng cường quân bị rất lớn.
    Và ngay sau đó, cũng trong tháng 2, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, chính phủ nước này đã phê chuẩn kế hoạch mua 8 chiếc máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Boeing P-8A Poseidon. Chính phủ nước này sẽ chi 4 tỷ AUD (đô la Australia - tương đương 3,6 tỷ USD) để mua số máy bay này.
    Boeing P-8A Poseidon là một loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đang được Hải quân Mỹ và Ấn Độ sử dụng. Các máy bay tuần tra mới này sẽ giúp Australia tăng cường khả năng giám sát và tuần tra vùng biển đặc quyền rộng trên 2,5 triệu km vuông của nước này, tương đương 4% diện tích đại dương trên thế giới.
    [​IMG]
    Australia đang đứng trước sức ép cực lớn của hải quân Trung Quốc
    Theo kế hoạch, chiếc Boeing P-8A Poseidon đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2017, và toàn bộ 8 chiếc máy bay này sẽ được biên chế hoạt động trước năm 2021, tại căn cứ Edingurgh. Chính phủ Australia cũng đã phê chuẩn lựa chọn mua thêm 4 chiếc máy bay loại này nữa theo kết quả của việc xem xét lại “Sách trắng quốc phòng”.
    Phi đội P-8A Poseidon của Australia sẽ được triển khai tại căn cứ Edingurgh, thuộc Không quân Hoàng gia Australia ở miền Nam nước này và dần thay thế cho phi đội máy bay cũ AP-3C Orion dự kiến hết hạn hoạt động vào năm 2019. Loại máy bay này có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, gồm hệ thống radar thế hệ mới nhất, bom không điều khiển, ngư lôi, tên lửa chống hạm hiện đại.
    Đồng thời, cuối tháng 4 vừa qua, chính phủ nước này đã bật đèn xanh, cho phép quân đội mua 86 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ, để trang bị cho không quân Hoàng gia Australia.
    Bài báo cho biết, các máy bay này sẽ được lắp ráp ở Fort Worth, bang Texas Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất bàn giao cho Australia từ năm 2018-2020. Tổng chi phí cho toàn bộ dự án lên tới 14 tỷ đô la Australia (tương đương 12,63 tỷ USD), bao gồm cả chi phí huấn luyện và bảo trì.
    Được biết, gói mua sắm khổng lồ này này sẽ là hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất trong lịch sử của quân đội Australia. Nước này còn đầu tư thêm hơn 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho các máy bay F-35 tại căn cứ Không quân Williamtown ở tiểu bang New South Wales và căn cứ Tindal ở lãnh thổ phía Bắc.
    Quyết định ồ ạt mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon và số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cùng với kế hoạch hợp tác phát triển tàu ngầm động cơ AIP với Nhật Bản cho thấy, dường như Australia đã lựa chọn con đường thứ 2, chuẩn bị sẵn sàng cho một thử thách lớn khi đối đầu với Trung Quốc.
    Về phía Tokyo, kế hoạch hợp tác chia sẻ công nghệ thủy phi cơ US-2 với New Dehli cũng thể hiện rõ ràng là nước này đã sẵn sàng chia sẻ tất cả những công nghệ vũ khí đỉnh cao cho những đối thủ của Bắc Kinh, Nhật Bản đã đưa ra tuyên ngôn rõ ràng là sẽ làm tất cả để xây dựng thế trận bao vây Trung Quốc. Một trục đồng minh mới Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia đã bắt đầu hình thành?
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam sẽ giúp Quân đội Lào cải tiến ô tô quân sự
    (Kienthuc.net.vn) - Việt Nam sẽ có sự phối hợp cùng Tổng cục Kỹ thuật Quân đội Lào diesel hóa ô tô và xây dựng trung tâm phân tích thuốc nổ.
    Chiều 17/6, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Thiếu tướng E-sạ-mẩy Lương-văn-xây, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật Quân đội Nhân dân (QĐND) Lào đang ở thăm, làm việc tại nước ta.
    Tại buổi tiếp, Thượng tướng Trương Quang Khánh bày tỏ tình cảm và sự chia buồn sâu sắc trước mất mát quá lớn của QĐND Lào trong vụ tai nạn máy bay vừa qua, mong rằng QĐND Lào sớm vượt qua tổn thất này, xây dựng quân đội ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, Thượng tướng Trương Quang Khánh chúc mừng QĐND Lào vừa thành lập Tổng cục Kỹ thuật, đây là một bước tiến mới, đánh dấu sự phát triển của QĐND Lào.
    [​IMG]
    Thượng tướng Trương Quang Khánh tiếp thân mật Thiếu tướng E-sạ-mẩy Lương-văn-xây.
    Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục quan tâm, theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ QĐND Lào xây dựng lực lượng này, trước mắt sẽ có sự phối hợp cùng QĐND Lào diesel hóa ô tô và xây dựng Trung tâm phân tích thuốc nổ.
    Trong đó, diesel hóa ô tô (thay động cơ xăng bằng động cơ diesle) là một chương trình cải tiến các xe ô tô vận tải quân sự đã được Tổng cục Kĩ thuật - Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện thành công trong thời gian qua.
    Việc diesel hóa thực hiện bằng việc nhập động cơ đồng bộ, đến hộp số của nước ngoài, các nội dung khác như tính toán thiết kế, sản xuất các chi tiết phụ, cải tiến thân vỏ, hệ thống trợ lực lái, trợ lực ly hợp, lắp đặt.
    Chương trình này đem lại những ưu điểm nổi bật gồm: việc sản xuất động cơ diesel có giá thành thấp tốc độ vòng quay của động cơ được nâng cao rõ rệt (với xe vận tải có thể đạt 4.000vòng/phút và xe du lịch là 6.000vòng/phút); độ an toàn, ổn định cao; công tác bảo quản, bảo dưỡng thực hiện đơn giản, tiết kiệm nhân công, chi phí; đặc biệt là hiệu quả kinh tế do tiết kiệm nhiện liệu. Động cơ diesel tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 40-50% so với động cơ xăng có cùng công suất.
    [​IMG]
    Trong những năm qua, Việt Nam đã cải tiến nhiều xe động cơ xăng sang chạy động cơ diesel, tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu.
    Việc diesel hóa giải quyết yêu cầu giảm chi phí trong mở niêm, chi phí nhiên liệu, tăng độ tin cậy trong khai thác, đồng thời giảm bớt khó khăn trong công tác bảo đảm kỹ thuật. Ví dụ, định mức tiêu thụ nhiên liệu trên 100km, đối với xe GAZ-66 sử dụng động cơ xăng là 32,5 lít, động cơ diesel là 18 lít; xe ZIL-131 sử dụng động cơ xăng là 52 lít, động cơ diesel là 25 lít; xe URAL-375 sử dụng động cơ xăng là 75 lít, động cơ diesel là 32 lít”.
    Hiện nay, Quân đội Nhân dân Lào sử dụng nhiều trang bị ô tô quân sự (vận tải, kéo pháo, kéo khí tài) tương đồng với quân đội ta, cho nên việc diesel hóa sẽ có nhiều thuận lợi.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    "Một F-22 Mỹ có thể đấu 20 tiêm kích thế hệ 4 Trung Quốc"
    (Kienthuc.net.vn) - Đó là nhận định của tạp chí SAPIO (Nhật Bản) trong bài viết về ưu thế của Mỹ, Nhật trước Trung Quốc trong cuộc chiến tiềm tàng ở vùng biển Hoa Đông.
    "Trong cuộc đụng độ trên không ở vùng Viễn Đông, Trung Quốc sẽ thua dưới tay Mỹ khi mà chỉ cần một tiêm kích F-22 của nước này có thể đấu với 20 tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc", SAPIO nhận định.
    Theo đó, hai lực lượng của Trung Quốc gồm Không quân và Hải quân sẽ không thể giành được ưu thế trước sự mạnh mẽ của Không quân Mỹ trong một cuộc đụng độ trên không ở Viễn Đông.
    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ.
    Thêm vào đó, trước sự bành trướng trên của Trung Quốc, Nhật Bản đã thành lập 2 tiểu hạm đội tàu hộ tống ở Sasebo và Kure. Hai nhóm tàu này sẽ đảm trách các hoạt động chống xâm nhập trái phép trên biển của kẻ thù ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Ngoài ra, tạp chí SAPIO cũng cho hay, tàu ngầm lớp Soryu và Oyashio tiếp tục tuần tra tại khu vực tranh chấp ở Hoa Đông. Đây được cho là mối đe dọa lớn cho tàu sân bay của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển này.
    Mặc dù vậy, theo bài viết trên SAPIO, Hải quân Trung Quốc cũng có một con át chủ bài - đó là tàu sân bay Liêu Ninh. Tuy nhiên, tiêm kích hạm J-15 gặp nhiều hạn chế về tải trọng mang vác vũ khí khi mà dùng kiểu boong phóng nhảy cầu (không thể mang được đầy đủ theo thiết kế là 6 tấn vũ khí).
    Ngoài ra, Không quân Trung Quốc có thể huy động hơn 100 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 từ các căn cứ mặt đất. Tuy nhiên tạp chí này chỉ ra, Trung Quốc vẫn chưa có đủ lực để đối phó với Nhật Bản.
    Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản (JASDF) có gần 100 chiếc tiêm kích đa năng F-2 và 200 F-15J. Trong số đó, 70 chiếc có khả năng phối hợp với các máy bay chiến đấu của Mỹ trong một hoạt động quân sự chung chống lại Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ sẽ triển khai chiến đấu cơ F-22, mà một chiếc có thể đối phó với 10-20 máy bay Trung Quốc.
    Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu Mỹ và Nhật Bản sẽ có thể phá hủy mạng lưới phòng không của Trung Quốc được tạo ra ở quần đảo tranh chấp này. Theo SAPIO, Hải quân Mỹ và binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) sẽ có thể chiếm lại đảo Senkaku/Điếu Ngư từ trong tay lực lượng chiếm đóng Trung Quốc.
    Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Trung Quốc Liu Jianping đã không đồng tình với nhận định của tờ tạp chí này. Phát biểu với tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, ông cho rằng, bài viết này hoàn toàn sai lầm. SAPIO đã phóng đại khả năng chiến đấu của Mỹ và Nhật Bản trong khi đánh giá thấp sức mạnh và ý chí của quân đội Trung Quốc.
  5. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Tỷ phú Trung Quốc Chen Guanbyao vừa bỏ ra 1 triệu USD để tổ chức bữa tiệc đãi hàng ngàn người Mỹ nghèo ở New York.

    Tỷ phú Trung Quốc Chen Guanbyao, người nổi tiếng với những hành động lập dị của mình, vừa mời hàng ngàn người Mỹ nghèo đến tham dự bữa ăn tối từ thiện tại Công viên trung tâm của New York, để thay đổi suy nghĩ của họ về những người giàu của Trung Quốc, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khám phá vũ khí mới trên tàu PCF VN sau nâng cấp
    (Soha.vn) - Ngày 24/5 tại Kiên Giang đã diễn ra cuộc bắn thử nghiệm các loại vũ khí sau cải tiến trên tàu PCF, đây là tiền đề cho việc nâng cấp, kéo dài tuổi thọ loại tàu này.
    Giang thuyền hay còn được biết dưới cái tên tàu PCF là loại xuồng cao tốc cỡ nhỏ được thiết kế cho Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần tiễu trên vùng sông nước trong Chiến tranh Việt Nam.
    Chiếc tàu PCF đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 10 năm 1965 và chính tại chiến trường Việt Nam người Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ của PCF từ tàu tuần tra ven bờ thành tàu tuần tra và tiến công đường sông. Chiến trường Việt Nam cũng là nơi Mỹ sử dụng tàu PCF nhiều nhất với 110 chiếc trên tổng số 193 tàu PCF được đóng.
    [​IMG]
    Tàu PCF trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất hiện tại dịp kỷ niệm 37 năm Giải phóng Miền Nam ở Hậu Giang
    Tàu PCF có một số ưu điểm sau:
    - Kích thước nhỏ gọn, các tàu PCF Mk1 (chiếm số lượng lớn nhất trong các tàu PCF ở Việt Nam) có chiều dài 15m, rộng 4m, chiều cao mạn 1,5m nên dễ dàng luồn lách trong những khúc sông nhỏ và cạn.
    - Toàn bộ thân vỏ tàu làm bằng nhôm có khối lượng nhẹ và bền. Bên cạnh đó, cánh lái và chân vịt được thiết kế giảm thiểu khả năng mắc cạn, giúp tàu hoạt động được tại những vùng nước rất nông.
    - Tốc độ cao (lên đến 25 hải lý/giờ) và tầm hoạt động xa (tối đa 800 km).
    - Được trang bị radar có tầm quét tối đa 11 km cùng nhiều thiết bị thông tin liên lạc tầm xa, giúp phối hợp hiệu quả với Lục quân và Không quân Mỹ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vũ khí trang bị nguyên bản trên tàu PCF gồm súng máy hạng nặng M2 và cối bắn thẳng kẹp nòng cỡ 81mm.

    Về vũ khí trang bị, hỏa lực của tàu PCF chủ yếu là các loại vũ khí bộ binh bao gồm: 2 súng máy hạng nặng M2 trong đó 1 súng được bố trí ngay trên nóc cabin và 1 súng đặt phía sau tàu, súng máy M2 đặt phía sau tàu PCF còn được gắn thêm 1 cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng. Khẩu cối 81mm kẹp nòng này khá đặc biệt, mặc dù vẫn nạp đạn từ phía trước nhưng không như các loại cối khác kích nổ ngay bằng trọng lực mà kim hỏa của khẩu cối này chỉ hoạt động khi xạ thủ siết cò. Ngoài ra, một số tàu PCF còn được gắn thêm súng máy M60 để tăng cường hỏa lực.
    Sau giải phóng, quân đội ta thu được nhiều tàu PCF từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau đó, các tàu PCF đã nhanh chóng tham gia chiến dịch giải phóng đảo Thổ Chu (23/04/1975) và các đảo khác thuộc vùng biển phía Nam của đất nước.
    Đến nay sau thời gian dài sử dụng, các tàu PCF đã xuống cấp nhiều và tồn tại vấn đề lớn nhất là vũ khí trang bị trên tàu không đồng bộ theo tiêu chuẩn của quân đội Việt Nam. Vì vậy phương án nâng cấp, cải tiến vũ khí trên tàu PCF đã được đặt ra.
    [​IMG]
    Vũ khí sau khi nâng cấp trên các tàu PCF.
    Theo đó, chúng ta đã thay thế súng máy hạng nặng M2 bằng súng máy hạng nặng NSV do Việt Nam sản xuất. Việc thay thế súng máy M2 là do loại súng này sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm vốn còn rất ít trong các kho dự trữ và có nhược điểm dễ bị kẹt đạn.
    Trong khi đó, súng máy hạng nặng NSV sử dụng cỡ đạn 12,7x108mm rất phổ biến và hiện nay loại súng này đã được sản xuất trong nước nên việc vận hành và nguồn phụ tùng thay thế được đảm bảo. Với phương án nâng cấp trên, khẩu cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng vẫn được giữ lại. Ngoài vũ khí, tàu còn được thay thế một số hệ thống thông tin liên lạc, điện tử để phù hợp với điều kiện tác chiến hiện nay.
    [​IMG]
    Việc nâng cấp, cải tiến tàu PCF nói chung và vũ khí trên tàu PCF nói riêng giúp kéo dài thời gian hoạt động cũng như đảm bảo khả năng chiến đấu lâu dài cho loại tàu này.
    hiraly, NhatKiemThienmeo-u thích bài này.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines muốn mua “quái vật” lưỡng cư BMP-3F Nga
    (Kienthuc.net.vn) - Philippines có thể đã đạt được một số thỏa thuận với Nga về việc mua xe chiến đấu bộ binh lội nước tối tân BMP-3F.
    Tờ VPK (Nga) đưa tin, bên lề triển lãm quốc phòng Eurosatory 2014 - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport Igor Sevastyanov cho hay, Philippines và Nga đang thảo luận và đạt đã được một số thỏa thuận nhất định về hợp đồng mua sắm các xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trang bị cho Quân đội Philippines.
    Hiện nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về hợp đồng trên, nhưng đây có thể xem là động thái tăng cường khả năng quân sự của Manila ở các khu vực xảy tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.
    Ông Sevastiyanov cũng nhấn mạnh rằng, hiện xe chiến đấu bộ binh đa năng BMP-3F là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga ở khu vực Đông Nam Á.
    [​IMG]
    Một chiếc BMP-3F thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Indonesia.
    Trước đó mẫu xe này của Nga đã được trang bị cho lực lượng Hải quân Indonesia. Trong năm 2010, Quân đội Indonesia đã tiếp nhận 17 chiếc BMP-3F và được bàn giao cho căn cứ hải quân lớn nhất của nước này tại thành phố Surabaya, ước tính Indonesia sẽ sỡ hữu ít nhất 37 chiếc BMP-3F sau khi được phía Nga thực hiện xong hợp đồng.
    BMP-3F là một phiên bản xe chiến đấu bộ bính đa năng được thiết kế dành riêng cho các lực lượng tác chiến trên biển.
    Vũ khí chính của BMP-3F là một pháo chính 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng cùng một pháo tự động đồng trục 30mm và súng máy 7,62mm. BMP-3F có kíp lái gồm 3 người và có thể chở theo 7 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhà máy Ba Son hạ thủy 2 tàu tên lửa cho hải quân
    (Kienthuc.net.vn) - Nhà máy đóng tàu Ba Son vào ngày hôm nay đã hạ thủy thành công 2 tàu tên lửa Project 12418 Molniya mang số hiệu tạm thời M3, M4.
    Theo báo Quân đội Nhân dân, trong ngày hôm nay (24/6), Tổng công ty Ba Son tiến hành hạ thủy thành công cặp tàu tên lửa M3, M4 và đấu giáp tổng thành chiếc thứ 5 của cặp tàu thứ 3 trong dự án đóng mới loạt tàu tên lửa hiện đại.
    Đây là loại tàu tên lửa đa năng, cơ động, hiện đại nhất được đóng ở trong nước và kịp thời trang bị bổ sung cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực hiện bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
    [​IMG]
    Chuẩn bị hạ thủy tàu tên lửa Molniya.
    Trong quá trình thực hiện đóng loạt tàu này, Tổng công ty Ba Son đã tập trung mọi nguồn lực, hoàn thành đúng tiến độ, bàn giao đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng của từng con tàu và cả loạt tàu; thực hiện tốt việc học tập, chuyển giao công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, các điều kiện, yếu tố bảo đảm sản xuất.
    Trước đó, nhà máy đã đóng và hạ thủy thành công cặp tàu đầu tiên M1, M2 – sau được đặt phiên hiệu HQ-377 và HQ-378. Ngày 28/4 tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Quốc phòng đã tổ chức nghiệm thu kỹ thuật bắn tên lửa tàu HQ-377, HQ-378 và một số loại tên lửa khác của Hải quân.
    Cả 4 tàu đều thuộc lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa Molniya HQ-377 ra biển thử nghiệm.
    Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
    Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
    Tổng cộng Việt Nam có kế hoạch xây dựng 10 tàu Project 12418 Molniya, hợp đồng đóng 6 chiếc trong số đó có giá trị 30 triệu USD. Trước đó, Việt Nam đã nhập khẩu 2 tàu tên lửa Molniya từ Nga và hiện chúng biên chế tại lữ đoàn tàu chiến 167, vùng 2 Hải quân.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Toàn cảnh kho tên lửa chống tăng đa quốc gia của Việt Nam
    (Soha.vn) - Trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng có cả tên lửa chống tăng do Mỹ sản xuất bên cạnh những loại tên lửa của Liên Xô/Nga.
    1. 3M11 Fleyta (AT-2 Swatter)
    [​IMG]
    Thông số cơ bản: Dài: 1,16m; Đường kính: 0,148m; Sải cánh: 0,68m; Trọng lượng: 27 kg (đầu đạn 5,4 kg HEAT); Tầm bắn: 0,5 - 2,5 km (Mod B: 3,5 km; Mod C: 4 km); Sức xuyên: 500mm giáp đồng nhất.
    3M11 Fleyta là loại tên lửa chống tăng dẫn đường thủ công (MCLOS - Manual Command Line Of Sight) do Liên Xô sản xuất, NATO định danh cho loại tên lửa này là AT-2 Swatter. AT-2 được phòng thiết kế Nudelman OKB-16 phát triển với vai trò như một loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM - Anti Tank Guided Missile) hạng nặng nhằm trang bị cho cả trực thăng và phương tiện mặt đất.
    AT-2 gặp phải cùng một số vấn đề như của 3M6 Shmel (AT-1 Snapper) như tầm bắn ngắn và có độ tin cậy không cao. Loại tên lửa này được điều khiển qua sóng vô tuyến thay vì dẫn hướng bằng dây, kiểu điều khiển này cho phép tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại rất dễ bị gây nhiễu. Tên lửa 3M11 được giới thiệu cho Khrushchev vào tháng 9/1964 và được chấp nhận trang bị cho quân đội ngay sau đó.
    [​IMG]
    AT-2 Swatter gắn trên trực thăng Mi-24A của Việt Nam
    HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
    Tên lửa chống tăng AT-2 xuất hiện tại Việt Nam khá lâu sau khi AT-3 được đưa vào sử dụng, nó chủ yếu được trang bị cho trực thăng vũ trang Mi-24A và đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia những năm đầu thập kỷ 1980.
    2. 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger)
    [​IMG]
    Thông số cơ bản: Dài: 0,86m; Đường kính: 0,125m; Sải cánh: 0,393m; Trọng lượng: 10,9 kg (đầu đạn 2,5 kg HEAT); Tầm bắn: 0,5 - 3,0 km; Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.
    Tổ hợp tên lửa 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (tên định danh NATO: AT-3 Sagger, tên Việt Nam: B-72) là loại tên lửa chống tăng điều khiển thủ công (MCLOS) bằng dây của Liên Xô. AT-3 là loại tên lửa chống tăng mang vác có điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất. Trong thời gian từ 1962 - 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao là 25.000 quả mỗi năm. Nhiều phiên bản sao chép AT-3 Sagger đã được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.
    Được sản xuất dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ AT-1/2 nên Malyutka có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn hơn nhưng sức xuyên vẫn được đảm bảo. Theo biên chế của Liên Xô, mỗi trung đội AT-3 có 2 tổ, mỗi tổ có 2 khẩu đội. Trong mỗi khẩu đội, ngoài xạ thủ chính điều khiển tên lửa còn có 1 xạ thủ phụ sử dụng súng chống tăng RPG-7 để khống chế khoảng cách 500m mà tên lửa không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên khi vào Việt Nam năm 1972, kiểu biên chế này bị bãi bỏ mà không hề làm giảm sức chiến đấu của AT-3.
    [​IMG]
    AT-3 Sagger trên thiết giáp BMP-1 trong lễ duyệt binh năm 1985
    AT-3 có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2... Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.
    3. 9K111 Fagot (AT-4 Spigot)
    [​IMG]
    Thông số cơ bản: Dài: 1,03m; Đường kính: 0,12m; Trọng lượng: 11,5 kg; Tầm bắn: 0,07 - 2,0 km (2,5 km với AT-4B); Sức xuyên: 500mm giáp đồng nhất (550mm với AT-4B).
    BÀI LIÊN QUAN
    9M111 Fagot (Tên NATO AT-4 Spigot) là loại tên lửa chống tăng bán tự động (SACLOS - Semi Automatic Command Line Of Sight) dẫn hướng bằng dây do Liên Xô sản xuất. 9M111 là tên định danh GRAU của tên lửa.
    AT-4 được phát triển bởi Phòng thiết kế máy Tula (Tula KBP), công việc bắt đầu vào năm 1962 và được đưa vào trang bị năm 1970. 9M111 Fagot được phát triển cùng lúc với 9M113 Konkurs (AT-5 Spandrel), cả hai loại tên lửa này đều dùng chung một công nghệ chỉ khác nhau ở kích thước.
    Theo biên chế của Quân đội Liên Xô, một trung đội AT-4 gồm 2 khẩu đội, mỗi khẩu đội có 3 người, ngoài xạ thủ chính mang ống phóng và giá 3 chân là 2 xạ thủ phụ mang 4 tên lửa trong ba lô chuyên dụng. AT-4 còn được gắn trên các loại thiết giáp như BMP-1/2 hay BRDM-1/2.
    [​IMG]
    AT-4 Spigot của Việt Nam
    Tên lửa chống tăng AT-4 Spigot vào Việt Nam từ năm 1987 và giống như AT-3 nó cũng được Việt hóa với tên định danh B-87 hay còn được gọi bằng tên gốc là Fagot.
    4. 9K113 Konkurs (AT-5 Spandrel)
    [​IMG]
    Thông số cơ bản: Dài: 1,15m; Đường kính: 0,135m; Sải cánh: 0,468m; Trọng lượng: 14,6 kg; Đầu đạn: 2,7 kg HE; Tầm bắn: 0,07 - 4,0 km; Sức xuyên: 600mm giáp đồng nhất.
    9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) là tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây bán tự động (SACLOS) do Liên Xô sản xuất, 9M113 là tên gọi theo quy định của GRAU.
    Được thử nghiệm năm 1962 và chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô năm 1974. Ban đầu, các nhà thiết kế tính toán sẽ lắp đặt AT-5 trên các loại xe bọc thép như: BMP-2, BRDM-2, tuy nhiên sau đó tên lửa cũng sử dụng những bệ phóng cải tiến kiểu 9P135M của AT-4 để có thể mang vác.
    Thời điểm mới ra đời, AT-5 được coi là có tính năng tương đương với những loại tên lửa chống tăng khác của Pháp và Ý như HOT hoặc MILAN nhưng gọn nhẹ và đa năng hơn. Sau này khi hệ thống phòng thủ bị động của xe tăng được tăng cường với giáp ERA thì AT-5 có phiên bản cải tiến AT-5B Konkurs-M với đầu nổ tandem. Tên lửa Konkurs-M hiện vẫn được sử dụng trong Quân đội Nga.
    [​IMG]
    AT-5 Spandrel gắn trên BMP-2 của Việt Nam
    Hiện chưa có thông tin về việc AT-5 xuất hiện tại Việt Nam vào thời điểm nào và hình ảnh về nó cũng rất ít, ở trên là một bức ảnh hiếm hoi về tên lửa chống tăng AT-5 trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.
    5. BMG-71A TOW
    [​IMG]
    Thông số cơ bản: Dài: 1,16m; Đường kính: 0,152m; Sải cánh: 0,46m; Trọng lượng: 18,9 kg; Đầu đạn: 3,9 kg (2,4 kg HE) HEAT; Tầm bắn: 0,065 - 3,75 km; Sức xuyên: 430mm giáp đồng nhất.
    BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng có điều khiển được chế tạo lần đầu vào năm 1970 và đã trải qua thử nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam. Tên lửa được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, điều chỉnh đường bay thông qua các cánh lái. TOW có độ linh hoạt khá cao khi có thể được bắn đi từ giá phóng lắp trên xe quân sự và trực thăng chiến đấu.
    Ở biến thể BMG-71A sử dụng trên chiến trường Việt Nam, sau khi khai hỏa xạ thủ phải luôn giữ kính ngắm theo dõi mục tiêu và truyền lệnh thông qua dây dẫn để đảm bảo tên lửa bay trúng đích. Phương thức điều khiển đó khá thô sơ nên hiệu quả mang lại chưa phải là cao. Đặc điểm tác xạ còn buộc xạ thủ phải phơi mình trên chiến trường nên kíp chiến đấu không được đảm bảo an toàn.
    [​IMG]
    Tên lửa BMG-71A TOW trong bảo tàng
    Sau chiến tranh, quân ta đã thu được một số tên lửa TOW nhưng do số lượng không nhiều cùng với chế độ sử dụng khác biệt nên hầu hết đã được niêm cất, một phần được chuyển giao cho Liên Xô để nghiên cứu. Hiện nay, toàn bộ số tên lửa TOW của Việt Nam đã hết hạn sử dụng và vị trí của chúng bây giờ là ở trong bảo tàng.
    macay3 thích bài này.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam tăng hợp tác QP với Hà Lan và Nam Phi
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa có buổi tiếp Đại tá Maria Pals, Tùy viên Quân sự Hà Lan và Đoàn tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi.
    Ngày 26/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã lần lượt tiếp Đại tá Maria Pals, Tùy viên Quân sự Hà Lan đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác và Đoàn tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, do Trung tướng Derick Mgwebi, Tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến hỗn hợp làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam.
    Tại buổi tiếp Đại tá Maria Pals, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định quan hệ hai nước Việt Nam và Hà Lan có những bước phát triển đáng kể và có lòng tin chiến lược với nhau; quan hệ quốc phòng cần phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của quan hệ hai nước đang ngày càng phát triển.
    [​IMG]

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Đại tá Maria Pals.

    Thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các quân, binh chủng…, hai bên sẽ trao đổi các vấn đề cùng quan tâm, nhất là vấn đề an ninh biển mà Thủ tướng hai nước đã bày tỏ lo ngại trong thời gian qua. Hai bên cần mở rộng quan hệ trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, không chỉ ở lĩnh vực đóng tàu như hiện nay. Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan trong lĩnh vực rà, phá bom, mìn, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, gìn giữ hòa bình…

    [​IMG]

    Bày tỏ nhất trí với những đề xuất hợp tác của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đại tá Maria Pals khẳng định, trong nhiệm kỳ công tác của mình, sẽ nỗ lực để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước, nhất là trên các lĩnh vực mà Thượng tướng đề xuất.
    [​IMG]

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Trung tướng Derick Mgwebi

    Tại buổi tiếp Đoàn tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định tầm quan trọng của chuyến thăm đối với việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng hai nước Việt Nam và Nam Phi. Trung tướng Derick Mgwebi bày tỏ ấn tượng với công tác tổ chức lực lượng chuyên nghiệp của một số đơn vị quân đội mà đoàn tới thăm như Lữ đoàn 671 và Bộ tư lệnh Hải quân.

    [​IMG]
    Trung tướng cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chiến lược quân sự tài ba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cho rằng, quân đội Nam Phi có thể học tập được nhiều kinh nghiệm của Việt Nam. Nhấn mạnh ý nghĩa của việc trao đổi đoàn các cấp và trao đổi các học viên quân sự hai nước, Trung tướng Derick Mgwebi đề xuất cách thức tăng cường quan hệ quốc phòng thông qua trao đổi các chuyến thăm của tàu quân sự hai nước và tập trận chung.
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ với Nam Phi, đặc biệt là quan hệ quốc phòng. Qua các chuyến thăm làm việc tại Nam Phi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định hai bên có nhiều điểm tương đồng để thúc đẩy hợp tác, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng. Hai bên đều phải đối mặt với những thách thức, đe dọa an ninh nên nhu cầu hợp tác càng tăng lên.

Chia sẻ trang này