1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Anh: Việt–Nga liên doanh sản xuất UAV và tên lửa diệt hạm
    Tạp chí QP Anh Jane's Defence Weekly (Anh) số mới ra tháng 6 đưa tin, Nga và VN đã đạt được 3 thỏa thuận quân sự-công nghiệp quan trọng giữa quân đội 2 nước kể từ năm 2012.
    Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga cho biết hôm 23/6, Chính phủ Nga và Việt Nam đã và đang đàm phán về việc thành lập một liên doanh duy tu bảo dưỡng tất cả các loại tàu cả tàu quân sự (tàu chiến mặt nước và tàu ngầm) lẫn tàu dân sự tại Cam Ranh.
    Nếu dự án này được thực hiện thì đây là dự án quân sự công nghiệp lớn thứ ba giữa Nga và Việt Nam.
    Trong tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết hai nước đã và đàm phán về việc thành lập một liên doanh có nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng (MRO) các trang thiết bị quân sự của quân đội Việt Nam (VPA) có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga.
    Bên cạnh đó, ông cũng cho biết liên doanh này cũng phục vụ cho không chỉ các tàu chiến Nga mà còn mở cửa cho các tàu chiến của các nước.
    Trước đó, tháng 3 năm 2012, Tập đoàn Irkut của Nga và Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) đã đạt được một thỏa thuận về việc cùng sản xuất và phát triển tại Việt Nam các loại máy bay không người lái (UAV) dựa trên loại UAV Irkut-200 tầm trung của Nga.
    Ngoài ra, trong năm 2013, hai nước đã nhất trí thành lập một liên doanh sản xuất và phát triển loại tên lửa diệt hạm. Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga sẽ tham gia vào một liên doanh với Việt Nam trong việc sản xuất và phát triển loại tên lửa diệt hạm dựa trên phiên bản Kh-35.
    HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
    Đây là một loạt các giao thức của Nga nhằm hỗ trợ phát triển năng lực quốc phòng của Việt Nam và nhằm đảo bảo, duy trì một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí do Liên Xô/Nga chế tạo trong quân đội Việt Nam.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    SIPRI: Những vũ khí mới Việt Nam sẽ nhận trong năm 2015
    Quote:
    Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa qua đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam.
    Trong bản báo cáo, SIPRI đã lần đầu tiên thống kê những chủng loại vũ khí mới mà Việt Nam sẽ tiếp nhận trong năm 2015 bên cạnh việc nhận đủ 8 chiếc Su-30MK2 còn lại của hợp đồng thứ 3 và 2 tàu ngầm Kilo 636 tiếp theo. Cụ thể như sau:
    1. Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite
    [​IMG]
    Trong năm 2012, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga về việc mua 4 hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 cùng 150 đạn tên lửa 48N6E2, trị giá của hợp đồng được SIPRI ước tính vào khoảng 480 triệu USD.
    S-300PMU2 Favorite (NATO: SA-20B) được giới thiệu lần đầu năm 1997, đây là phiên bản cải tiến của S-300PMU1 với tầm hoạt động mở rộng lên 195 km nhờ được trang bị tên lửa 48N6E2 thế hệ mới. S-300PMU2 có khả năng chống lại không chỉ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.
    S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2 gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 đi kèm radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2, có thể tùy chọn sử dụng radar giám sát mọi độ cao 96L6E và radar bắt thấp 76N6 cùng xe mang phóng tự hành 5P85SE2 hoặc bệ phóng kéo 5P85TE2 như S-300PMU1.

    2. Hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E
    [​IMG]
    Hợp đồng mua 6 hệ thống phòng không tầm trung di động Buk-M2E cùng 200 tên lửa 9M317 được Việt Nam ký với Nga vào năm 2012, giá trị hợp đồng ước tính 400 triệu USD. Phiên bản Buk-M2E của Việt Nam sẽ được đặt trên khung gầm xe bánh hơi chứ không phải bánh xích như của Nga.
    Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom có điều khiển và máy bay, Buk chính là sự kế thừa của 2K12 Kub (SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 (Mỹ và NATO gọi là SA-11 Gadfly). Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 Buk-M2 (SA-17).
    Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe ; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa sẵn sàng phóng và 4 tên lửa dự trữ đi kèm 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội Buk gồm 2 xe mang phóng kèm radar và xe chấp hành phóng. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Tên lửa 9M317 có trọng lượng 720 kg, tầm bắn tối đa 50 km tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 70 kg.

    3. Hệ thống tên lửa - pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1
    [​IMG]
    Sau nhiều thông tin cho rằng Pantsir-S1 đã có mặt tại Việt Nam thì trong bản báo cáo trên SIPRI cho biết phải đến 2015 Việt Nam mới có thể nhận được hệ thống đầu tiên trong tổng số 12 hệ thống đã đặt mua.
    Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm ngắn và tầm trung. Module chiến đấu của hệ thống có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một bước phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska (SA-19).
    Hệ thống Pantsir-S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2A38M cỡ 30mm và 12 tên lửa đất đối không cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại, đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
    Một điểm cần chú ý là Pantsir-S1 của Việt Nam sẽ không sử dụng tên lửa 57E6 tiêu chuẩn mà lại dùng 9M311 Sosna-R như trên hệ thống phòng không Palma của 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Tên lửa 9M311 Sosna-R có đặc tính chiến đấu kém hơn 57E6 khá nhiều, đặc biệt là tầm bắn chỉ có 8 km so với 20 km của 57E6. Giá trị 12 tổ hợp Pantsir-S1 và 300 tên lửa 9M311 được SIPRI ước tính khoảng 300 triệu USD.

    4. Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME
    [​IMG]
    Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng có tầm phóng 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 Kazoo) là biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ turbin phản lực. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế tên lửa Kh-59 là để tấn công các mục tiêu trên đất liền nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.
    Tên lửa Kh-59ME có chiều dài 5,7m; sải cánh 1,3m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 930 kg; đầu đạn 320 kg; tốc độ Mach 0,72 - 0,88; tầm bắn 200 km (115 km với bản xuất khẩu). Việt Nam đã có hợp đồng đặt mua 80 tên lửa Kh-59ME (AS-18 Kazoo) để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2, việc chuyển giao thực hiện trong 2 năm 2015 - 2016, giá trị hợp đồng không được tiết lộ.

    5. Máy bay huấn luyện Yak-130
    [​IMG]
    Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi (Italy) hợp tác thiết kế chế tạo. Sau khi không thống nhất được với nhau về các mặt phát triển của máy bay, 2 công ty đã dựa trên thiết kế ban đầu để phát triển 2 mẫu máy bay khác nhau. Phiên bản của Aermacchi là M-346 còn của Yakovlev là Yak-130.
    Yak-130 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thao diễn tốt, có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau. Yak-130 có 1 giá treo ở giữa thân và 8 giá treo khác trên cánh để mang vũ khí, tổng trọng tải vũ khí mà máy bay có thể mang là 3.000 kg.
    Hiện nay chưa có thông tin về việc hợp đồng mua Yak-130 đã được ký, tuy nhiên SIPRI vẫn cho rằng Việt Nam sẽ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc vào năm 2015, điều này cũng có cơ sở vì mới đây Irkut cho biết đã chế tạo sẵn khung thân, chỉ chờ hợp đồng chính thức ký là có thể lắp thiết bị để chuyển giao ngay cho phía Việt Nam.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia mua 2 tàu vẽ bản đồ đáy biển và tác chiến chống ngầm
    Indonesia sẽ sớm nhận được 2 tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi của Pháp, có khả năng vẽ bản đồ đáy biển và tác chiến chống ngầm.
    Hải quân Indonesia (TNI-AL) vừa chính thức đặt mua 2 tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi (OSV) có chiều dài 60m mới, do hãng đóng tàu OCEA SA của Pháp chế tạo, Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết hôm 26/6.
    Rachmad Lubis, người đứng đầu Cơ quan Mua sắm Thiết bị Quốc phòng Indonesia nói với IHS Jane's rằng, hợp đồng mua 2 tàu OSV mới có trị giá 100 triệu USD và đã được chính thức ký kết từ hồi tháng 10/2013 sau khi kết thúc các cuộc thảo luận giữa đại diện chính phủ Indonesia và chính phủ Pháp.
    "Tham gia thương vụ đấu thầu của chúng tôi còn có một công ty đóng tàu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng về khả năng cần thiết, bao gồm công nghệ sẽ được lắp đặt trên những con tàu mới, chúng tôi đã quyết định mua tàu tuần tra từ công ty Pháp", ông Lubis phát biểu trong chuyến thăm tới nhà máy đóng tàu ở Les Sables d'Olonne - nơi đang thực hiện công việc đóng tàu OSV.
    [​IMG]
    Thiết kế đồ họa của lớp tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi (OSV) của OCEA SA.
    TNI-AL lên kế hoạch triển khai 1 súng máy 20mm và 2 súng máy 12,7mm trên các tàu OSV sau khi hoàn thành đóng mới, mục tiêu trước mắt là giám sát hàng hải và các hoạt động khảo sát đại dương. "Các tàu tuần tra này sẽ lấp đầy khoảng trống về khả năng vẽ bàn đồ dưới đáy biển của chúng tôi", ông Lubis nói.
    BÀI LIÊN QUAN
    Theo nhà sản xuất thì lớp tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi OSV đóng cho Hải quân Indonesia có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, tốc độ di chuyển tối đa 16 hải lý/giờ và được vận hành bởi đoàn thủy thủ 30 người.
    Mặc dù chưa có thông tin về các thiết bị thủy văn và hải dương học sẽ được trang bị trên tàu OSV của Indonesia. Tuy nhiên, Đại tá Budi Purwanto - người đứng đầu phòng nghiên cứu thủy văn và hải dương học của TNI-AL nói với các phóng viên rằng, các tàu tuần tra mới sẽ có cảm biết hiện đại để lập được bản đồ đáy biển ở độ sâu tới 6.000m, ngoài ra còn được trang bị khả năng tác chiến chống ngầm.
    HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
    Được biết, một đoàn thủy thủ của TNI-AL đã lên kế hoạch đến Les Sables d'Olonne (Pháp) vào tháng 7 này để được huấn luyện điều khiển tàu mới trong vòng 5 tuần. Chiếc OSV đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Indonesia vào tháng 2/2015 và chiếc thứ hai vào tháng 11/2015.
    Theo các chuyên gia quân sự, việc Indonesia đặt mua các tàu OSV cho thấy họ đang nỗ lực tăng cường khả năng vẽ bản đồ đáy biển thuộc vùng nước chủ quyền nhằm cải thiện khẳ năng tác chiến chống tàu ngầm của mình.
    Hạm đội Hải quân Indonesia đang được biên chế 2 tàu ngầm Cakra Type 209/1300 từ năm 1981 nhưng chưa rõ trang thái hoạt động của 2 tàu ngầm này hiện nay ra sao.Trong tương lai họ sẽ nhận thêm vào tàu ngầm hiện đại vào trong hạm đội của mình, trong đó bao gồm việc hợp tác chế tạo 3 tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo với Hàn Quốc và dự kiến sẽ bắt đầu tiếp nhận vào năm 2018.
  4. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Xe bọc thép lật trên cao tốc, 4 binh sĩ thương vong

    Hai binh sĩ thiệt mạng và 2 bị thương khi chiếc xe bọc thép chở những người này trượt bánh và lật
    trên đường cao tốc Bắc Nam tại huyện Kuala Kangsar, bang Perak (Malaysia) hôm nay, 4/7.

    [​IMG]

    http://nguyentandung.org/xe-boc-thep-lat-tren-cao-toc-4-binh-si-thuong-vong.html

    em có thắc mắc là lính ngồi trong xe mà sao chết mất 2 người nhỉ :( thấy máu loang ra quá trời giống như bị xe lật rồi đè lên ấy mà bị lật sao mà bay 1 bánh xe còn 1 bánh xe thì bị gãy gập luôn :confused:
    Last edited by a moderator: 29/07/2014
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Sức mạnh Lục quân Singapore khi thêm tăng Israel
    (Vũ khí) - Được đánh giá là lực lượng Lục quân hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, tuy nhiên trước những bất ổn trong khu vực Singapore vẫn không ngừng tăng cường mua sắm.
    Theo nguồn tin từ website IntelligenceOnline.com cho biết Singapore sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel.
    Theo nguồn tin này, Singapore đã ký một hợp đồng mua 50 xe tăng Merkava Mk IV mới với tổng giá trị lên tới 500 triệu USD.
    Dù cả Israel và Singapore chưa đưa ra bình luận chính thức nào về thông tin này, tuy nhiên ngay từ hồi tháng 6/2014, tờ báo Israel Yediot Ahronot, trích dẫn một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Israel thông báo rằng cơ quan xuất khẩu của Bộ Quốc phòng Israel đã ký hợp đồng xuất khẩu xe tăng Merkava Mk IV đầu tiên.
    [​IMG]
    Tăng chiến đấu hạng nặng Merkava
    Nguồn tin cũng không cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào về bản hợp đồng, ngoại trừ thông tin số tiền của bản hợp đồng là "vài trăm triệu USD". Khi đó, có một số ý kiến nhận định đó là Colombia, một số khác cho rằng đó là Singapore. Với thông tin lần này, ngày càng có cơ sở để khẳng định khách hàng đầu tiên của xe tăng Merkava Mk IV là Singapore.
    Trước khi ký kết hợp đồng mua tăng Merkava Mk IV của Israel lần này, Lục quân Singapore được đánh giá là có trang bị hiện đại nhất Đông Nam Á. Hiện Lục quân Singapore hiện có khoảng 70.000 người, với 35.000 người là lính nghĩa vụ. Thành phần lục quân Singapore gồm có lực lượng thiết giáp, pháo, kỹ sư chiến đấu, lính đặc nhiệm, quân cảnh, bộ binh, thông tin.
    Bộ binh nước này sử dụng súng trường tấn công M16S1 sản xuất theo giấy phép của Mỹ hoặc SAR21 do nước này tự nghiên cứu và sản xuất. Họ cũng được sử dụng súng máy đa dụng FN MAG 7,62mm và súng máy hạng nặng CIS 12,7mm sản xuất trong nước.
    Bộ binh Singapore được cơ giới hóa cao, việc chuyển quân có thể diễn ra nhanh nhờ số lượng hơn 900 xe thiết giáp chở quân M113A2 Ultra 40/50 trang bị súng phóng lựu 40mm. Ngoài ra, lục quân Singapore còn trang bị 132 xe tăng Leopard 2A4 với pháo chính 120mm và hơn 700 xe bọc thép vũ trang Bionix AFV.
    Đây là loại xe do Singapore nghiên cứu chế tạo, được lắp hệ thống pháo M242 Bushmaster (pháo 25mm, tốc độ bắn nhanh 180 viên/phút), Mk44 Bushmaster II (pháo 30m, tốc độ 200 viên/phút) hay hệ thống súng phóng lựu CIS 40 AGL & CIS 50HMG.
    Singapore cũng có hơn 135 xe thiết giáp Terrex AV-81 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Chiếc xe này có phần vỏ hình chữ V với thân xe hai lớp, giúp tăng khả năng sống sót và bảo vệ lính ngồi trong xe nếu vấp mìn. Nó có khả năng chiến đấu cả trên bộ lẫn dưới nước.
    Số lượng pháo của Singapore không nhiều, chỉ khoảng 400 khẩu, nhưng có một số khá hiện đại, như 18 pháo phản lực nhiều nòng HIMARS. Các lực lượng trên được sự giúp đỡ của một bộ phận hỗ trợ hùng hậu, gồm tình báo quân đội, quân y, kỹ sư, công binh, vận tải và đạn dược.
    >>>Hình ảnh Israel thử nghiệm siêu pháo mini
    Sức mạnh xe tăng Merkava

    Merkava Mk IV có trọng lượng 65 tấn, dài 9,04 m, rộng 3,72 m và cao 2,66 m được thiết kế đặc biệt phù hợp với yêu cầu tác chiến trong môi trường hỗn hợp của quân đội Israel, đặc biệt là tác chiến đô thị.
    Là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Israel, xe tăng Merkava Mk IV được đánh giá là mẫu xe tăng gần như hoàn hảo hiện nay. Merkava được trang bị lớp giáp module gồm nhiều lớp, giúp dễ dàng sửa chữa trên chiến trường.
    Phần tháp pháo của xe tăng được thiết kế vát giúp giảm góc tác động của các loại vũ khí chống tăng, ngoài ra bên trong tháp pháo của xe không chứa đạn pháo, giúp tránh được việc nổ từ bên trong.
    Đáng chú ý trong vũ khí trang bị của Merkava Mk IV là pháo nòng trơn cỡ 120mm, có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau và súng máy hạng nặng cỡ 12,7mm.
    Merkava Mk IV còn được trang bị nhiều hệ thống điện tử, phòng thủ rất tiên tiến, trong đó có hệ thống kiểm soát hỏa lực thế hệ mới, giúp xe tăng Merkava Mk IV có thể tiêu diệt được các loại trực thăng của đối phương như Mi-24,
    thiết bị BMS giúp thu nhận thông tin truyền về từ các máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ Trophy giúp bảo vệ xe tăng 3600 trước các loại vũ khí chống tăng của đối phương,
    phần cửa xả của động cơ được trang bị bộ hòa khí giúp giảm nhiệt độ tránh bị phát hiện bởi thiết bị hồng ngoại của đối phương vào ban đêm...
  6. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Ủa, ******k 4 nó bắn Mi-24 bằng súng máy à :-?
  7. hoangbidz

    hoangbidz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2009
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    21
    [​IMG]
    Philippines chuẩn bị lập sea base (kiểu giống nhà giàn DK của VN), trên báo mạng nó đăng cái concept này
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Báo mạng Phi thì ko nên tin vội ... nếu việc này là thật, thì TQ ko để yên cho Phi làm đâu, trừ phi cái báse đó nằm sát bờ vài chục km, mà nếu thế thì lập làm gì !?
    Phi cũng chả có khí tài, phương tiện hiệu quả để răn đe TQ .
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    5 vũ khí Việt Nam khiến Trung Quốc có thể ‘sợ’
    > Quân đội Trung Quốc 'hổ báo' đến mức nào?
    > 'Trung Quốc sẽ đánh nhanh rút gọt để giải quyết tranh chấp'
    TG – Tiếp mạch bài vũ khí hàng đầu của các nước trên thế giới trên tờ The National Interest, chuyên gia Robert Farley vừa điểm danh 5 loại vũ khí của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc ‘run sợ’.
    Ông Farley ‘nhắc nhở’ sức mạnh của quân đội Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979, cho thấy quân đội Việt Nam không dễ gì bị Trung Quốc dọa nạt.
    [​IMG]
    Rồng lửa S-300.
    Mặc dù các loại vũ khí đều xuất xứ từ Nga, nhưng chuyên gia quân sự, an ninh và hàng hải nổi tiếng thế giới này nhận định nếu chiến tranh nổ ra Việt Nam sẽ sử dụng chúng một cách hiệu quả.
    Ông Robert Farley cũng nói rằng Việt Nam không muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh nên biết tôn trọng sức mạnh quân sự của Việt Nam. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ trong những năm tới.
    1.Tên lửa hành trình P-800 Onyx – ‘kẻ hủy diệt’
    Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa và phát triển hệ thống phòng chiến lược A2/AD (chống tiếp cận/khu vực cấm). Cũng như Trung Quốc, từ lâu Việt Nam đã xây dựng hàng loạt dàn tên lửa hành trình. Ngày nay, Việt Nam có thể phóng tên lửa từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và từ các hệ thống phòng thủ bờ biển.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trinh P-800 .
    Tác giả nhấn mạnh đến hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam có thể đương đầu và sống sót trước những cuộc tấn công của Trung Quốc nếu xung đột xảy ra trong đó phải kể đến tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Onyx (vũ khí Nga khi xuất sang Việt Nam mang tên là P-800 Yakhont) được gọi là kẻ hủy diệt, cơn ác mộng.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình P-800.
    Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (định danh NATO là SS-N-26) do hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) nghiên cứu phát triển.
    Tên lửa P-800 Yankhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động (kiểu thiết kế này khá giống với máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 1,2).
    P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg. Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
    Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa P-800 sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km.
    [​IMG]
    Tên lửa P-800 .
    Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển từ 5-15m. Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của tên lửa trước các hệ thống phòng không trên chiến hạm địch.
    Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km.
    Kết hợp tốc độ vượt âm thanh và độ cao bay cực thấp, P-800 thực sự là bài toán khó trong đánh chặn tên lửa của chiến hạm thế giới.
    Theo tác giả, cùng thế mạnh về chiến thuật phòng thủ, mạng lưới phòng không, tên lửa với P-800 có thể khiến mọi loại tàu chiến của Trung Quốc gặp phải một ngày rất tồi tệ nếu xung đột xảy ra.
    > 'Rồng lửa' Việt Nam xé toạc bầu trời
    2.Rồng lửa S-300 SAM
    Tác giả cho rằng nếu xung đột xảy ra, không hiểu Trung Quốc làm thế nào để đối mặt với hệ thống phòng không tân tiến của Việt Nam trong đó phải kể đến ‘rồng lửa’, ‘sát thủ’ S-300 nhập khẩu từ Nga.
    Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5. Đoàn Tên lửa 64 (Sư đoàn Phòng không Hà Nội) là đơn vị quản lý tổ hợp tên lửa S – 300PMU1 hiện đại của Việt Nam.
    S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết.
    [​IMG]
    Rồng lửa S-300 của Việt Nam.
    Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot.
    Tổ hợp tên lửa S – 300PMU1 lần đầu tiên xuất hiện với vai trò triển khai trên đất liền và có tất cả các tính năng cải tiến từ phiên bản S300FM gồm gia tăng tốc độ, tầm hoạt động, dẫn đường TVM và khả năng ABM.
    S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2.
    [​IMG]
    S-300PMU-1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ. Hệ thống 83M6E được tích hợp radar giám sát/phát hiện 64N6E (BIG BIRD). Radar kiểm soát bắn/nổ và dẫn đường là 30N6E(1), có thể lựa chọn thích hợp với một radar thám sát thấp 76N6 và một radar thám sát mọi cao độ 96L6E.
    Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 12 TEL, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE. Nói cung các phương tiện hỗ trợ cũng gồm trong hệ thống, như xe kéo 40V6M, được dùng để kéo trạm ăng ten.
    > S-300 - 'Mũi tên thần' canh trời Tổ quốc, gác biển quê hương
    > 'Rồng lửa' S-300 Việt Nam tác chiến diệt mục tiêu cách 200 km
    > Súng 'Made in VN' khắc tinh chiến thuật 'biển người'
    3.Tàu ngầm Kilo Việt Nam lợi hại hơn Trung Quốc
    Từ năm 2009 Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) từ Nga. Hợp đồng bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD.
    Việt Nam hiện sở hữu hai tàu ngầm Kilo 636 và Nga sẽ tiếp tục bàn giao 4 chiếc còn lại theo hợp đồng trong thời gian tới. “Tàu ngàm Kilo 636 của của Việt Nam có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến và các cơ sở quân sự ven biển của Trung Quốc”, ông Farley viết.
    Theo tác giả, mặc dù Trung Quốc từng cố gây áp lực khiến Nga giao chậm tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam, nhưng Nga không tuân theo. Trên thực tế, tiến trình thực hiện hợp đồng nhiều khi còn sớm hơn. Chiếc tàu ngầm Kilo thứ 6 của Việt Nam được Nga thực hiện sẽ cập bến Việt Nam trong năm nay.
    [​IMG]
    Thủ tướng và các lãnh đạo Việt Nam trên tàu ngầm Kilo có sức mạnh vượt trội hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng có tàu ngầm Kilo, nhưng tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) vào năm 2013 nhận định rằng những tàu ngầm lớp Kilo mà Nga cho đóng cho Việt Nam có thể tân tiến và "lợi hại" hơn của Trung Quốc.
    Trung Quốc là nước mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga và đến năm 2006, Nga đã bàn giao tất cả tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc.
    Theo hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm trị giá 2 tỷ USD giữa Việt Nam và Nga, hai chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên đã được Nga giao cho Việt Nam, chiếc tàu ngầm thứ ba đang chạy thử ngoài biển, chiếc tàu ngầm thứ tư được hạ thủy vào cuối tháng 3 vừa qua, và con tàu thứ 5 và thứ 6 hiện đang được đóng.
    "Chúng tôi đã tổ chức buổi lễ khởi công con tàu ngầm thứ 6 cho Việt Nam", một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết. "Hai con tàu ngầm đã được chuyển giao cho hải quân Việt Nam. Con tàu ngầm thứ ba sẽ được chuyển giao trong năm nay, và ba con tàu còn lại sẽ được giao trong năm 2015-2016".
    Số tàu ngầm nói trên được đóng tại Admiralty Shipyards, nhà máy hàng đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga. Sản phẩm của các nhà máy này bao gồm nhiều loại chiến hạm, trong đó có tàu ngầm chạy diesel và tàu ngầm hạt nhân, cũng như tàu phụ trợ cỡ lớn.
    Tàu ngầm Kilo mà Nga cung cấp cho Việt Nam được trang bị tên lửa đối hạm Club-S. Độ ồn của những con tàu ngầm này được xem là thấp nhất trong số tất cả các loại tàu ngầm của Nga.
    Ngoài ra, biên bản kỹ thuật bàn giao cho Hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm thứ ba đã được ký kết vào tháng 3/2014. Cuối tháng 3, tàu ngầm thứ tư cũng đã được hạ thủy.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo 'hố đen đại dương' của Việt Nam.
    Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Kính tiềm vọng, một trong những “con mắt” của tàu ngầm, là một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m.
    Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
    Tàu Kilo 636 còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54), có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
    > Vũ công Nga tại lễ khởi công chế tạo tàu ngầm Kilo Việt Nam
    > Sắp thêm một tàu ngầm Kilo cập bến Việt Nam
    > Đô đốc Hải quân VN hé lộ sức mạnh tàu ngầm Kilo trên Biển Đông
    > Điểm mặt 'át chủ bài' VN đi săn trên Biển Đông (kỳ II)
    > 'Át chủ bài' phòng thủ biển Đông (kỳ I)
    4.Tiêm kích Su-27
    Tác giả cho biết quân đội Việt Nam và Trung Quốc đều nâng cấp các chiến đấu cơ đáng chú ý nhất là tiêm kích Su-27 Flanker.
    Ngoài khả năng thực hiện những sứ mạng phòng thủ không đối không, chiến đấu cơ Su-27 được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc ở đất liền. Ông Farley cho rằng cả hai bên sẽ đều sử dụng Su-27 nếu chiến tranh xảy ra.
    Kết hợp với hệ thống phòng không của Việt Nam, Su-27 cùng những chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như Mig-21 không những sẽ bảo vệ vững chắc không quân phận Việt Nam mà còn phản công lại Trung Quốc.
    Ông Farley cho hay Quân đội Việt Nam có khoảng 40 chiếc Su-27 Flanker nhiều loại khác nhau, và đang đặt hàng mua thêm 20 chiếc nữa từ Nga.
    Su-27 bắt đầu về Việt Nam từ giữa những năm 1990, giữ vai trò quan trọng cho tới ngày nay.
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27.
    Hiện Không quân Việt Nam được trang bị 3 biến thể của Su-27; bao gồm tiêm kích Su-27SK, biến thể huấn luyện Su-27UBK và Su-27PU, sau này được đổi tên thành Su-30.
    Dù là biến thể nhưng tất cả các chiến đấu cơ Su-27 trong biên chế Không quân Quân đội Nhân Nam đều thừa hưởng những tính năng đặc trưng của loại chiến đấu cơ hạng nặng tốt nhất và thành công nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
    Được viện nghiên cứu OKB của Sukhoi phát triển, Su-27 (phương Tây vẫn gọi là "Flanker" - kẻ tấn công sườn) được ra đời nhằm chiếm ưu thế trên không và đối trọng với F-15 Eagle của không quân Mỹ. Trên thực tế, những yêu cầu thiết kế đối với Su-27 được dựa trên cơ sở là khả năng chiến đấu của F-15 Eagle nhưng được gia tăng thêm 10%. Trên thực tế, Su-27 vượt trội so với yêu cầu của các nhà sản xuất và trở thành vũ khí làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường.
    Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Su-27 được phát triển với nhiều biến thể khác nhau nhằm phục vụ các mục đích sử dụng và xuất khẩu. Khả năng nhào lộn tuyệt vời của Su-27 được biết đến ở nhiều triển lãm vũ khí thế giới, trong khi những hợp đồng mua bán Su-27 cũng liên tiếp được kí kết.
    [​IMG]
    Su-27.
    Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia. Hiện vẫn còn 11 quốc gia sử dụng chiến đấu cơ tinh nhuệ, có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích này.
    Góp mặt trong không quân Việt Nam từ gần 2 thập kỉ trước, những chiến đấu cơ Su-27 đang ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ bầu trời, chủ quyền đất liền và biển đảo của đất nước. Những biến thể Su-27 mà Việt Nam đang sở hữu đều có sức mạnh tác chiến không thua kém so với phiên bản nội địa trang bị cho Không quân Nga.
    Được triển khai sản xuất từ năm 1991, Su-27SK (Việt Nam đang có) là loại chiến đấu cơ đa nhiệm dành cho xuất khẩu. Với khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công, tiêu diệt các loại chiến đấu cơ có và không có người lái, cũng như bắn hạ các loại tên lửa hành trình, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển... Su-27SK được xem là át chủ bài trong tác chiến tầm trung.
    Su-27SK sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.
    Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
    Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27SK đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
    Hệ thống kiểm soát mục tiêu Optronic của Su-27SK bao gồm các thiết bị định vị quang điện và HMS, hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Hệ thống quang điện tử bao gồm các thiết bị tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại và laser để đo khoảng cách và kích thước của mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
    Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân. Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
    Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
    Bên cạnh Su-27SK, Việt Nam còn sở hữu loại chiến đấu cơ Su-27UBK, phiên bản xuất khẩu của Su-27UB. Là loại chiến đấu cơ được sử dụng với mục đích huấn luyện chiến đấu, Su-27UBK được trang bị nhiều hệ thống mà các biến thể chiến đấu cơ Su-27 khác không có như hệ thống truyền thông hợp nhất trên các tần số radio VHF và HF, hệ thống dẫn đường cũng như cảnh báo mục tiêu mặt đất ở phạm vi gần, ghi nhớ lịch trình bay….
    Hệ thống vũ khí giống hệt với những phiên bản Su-27, trong khi những chiếc Su-27UBK được bổ xung thêm 1 máy tính chuyên trách, một kênh kiểm soát vũ khí, một màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái và một radar xung điện NIIP N-001 cho phép theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
    Không dừng lại ở chức năng đào tạo, quá trình phát triển Su-27UBK giúp các nhà thiết kế hoàn thiện các chức năng để nâng cấp Su-30 thành Su-30KN, chuyển từ nhiệm vụ giành ưu thế trên không sang chiến đấu đa nhiệm và tấn công các mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác cao.
    Không quân Việt Nam còn đang Su-27PU trong biên chế, vốn được coi là mẫu Su-30 đầu tiên. Chính thức được không quân Nga đưa vào hoạt động năm 1996, Su-27PU có khả năng thực hiện hầu hết các nhiệm vụ bao gồm chiếm ưu thế trên không và cường kích. Su-27PU ra đời trong bối cảnh Su-27 truyền thống không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Nga. Chính vì lẽ đó, Su-27PU có khả năng tác chiến như tiêm kích đánh chặn hay "sở chỉ huy trên không".
    Nó cũng được thừa hưởng nhiều chức năng ưu việt từ loại chiến đấu cơ dành cho huấn luyện Su-27UB, tiền thân của Su-27UBK. Để phục vụ việc hoạt động trên phạm vi rộng, Su-27PU có thể tiếp nhiên liệu trên không cùng với hệ thống radar được nâng cấp NIIP N001. Ngoài ra, buồng lái 2 phi công giúp máy bay có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ tầm xa.
    Nhờ hệ thống kết nối dữ liệu và duy trì liên lạc tối tân nên Su-27PU được sử dụng như một máy bay chiến đấu kiểm soát trên không. Ngoài ra, nó vẫn được trang bị các loại vũ khí tối tân theo đúng thiết kế của một chiếc Su-27 để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.
    > Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó
    > Mạng Sina đo sức mạnh quân sự Việt - Trung
    5.Chiến thuật và lợi thế 'sân nhà'
    Vũ khí thứ 5 không phải là một loại vũ khí nào mà theo chuyên gia quân sự, an ninh Farley, đó chính là chiến thuật và lợi thế 'sân nhà'.
    Tác giả nhắc lại chiến tranh biên giới năm 1979 khi Trung Quốc cố ‘trừng phạt’ Việt Nam bằng một cuộc tấn công bộ binh ồ ạt, quy mô lớn vào các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, theo tác giả, quân đội Việt Nam đã sớm nhận ra ý đồ của Trung Quốc là tìm diệt các đơn vị quân đội thiện chiến nhất nên họ đã tránh đối đầu quy mô lớn.
    Chờ đến khi các đơn vị quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực mai phục họ mới tấn công và cuối cùng quân Trung Quốc đã phải nhanh chóng rút lui.
    [​IMG]
    Bộ đội Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979 .
    Theo tác giả, so với năm 1979, quân đội hai nước đã phát triển mạnh, chuyên nghiệp hơn, được trang bị vũ khí hiện đại hơn, tổ chức tốt hơn. Mặc dù, theo tác giả, không thể so sánh quy mô, tiềm lực quốc phòng giữa hai nước, nhưng quân đội Việt Nam được đánh giá cao, đặc biệt là các sĩ quan chỉ huy được đào tạo, huấn luyện cả ở nước ngoài. Các đơn vị được trang bị những loại vũ khí tân tiến nhất.
    Tác giả nhắc lại chiến tranh biên giới 1979, khi quân đội Việt Nam dùng chiến tranh du kích và lấy lợi thế địa hình ‘sân nhà’ để nhanh chóng đẩy lùi quân Trung Quốc. Theo tác giả, ít có cả năng Trung Quốc sẽ lại tấn công Việt Nam trên bộ, nhưng dù điều này có xảy ra thì Trung Quốc sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề. “Quân đội Trung Quốc rất lớn, nhưng quân đội Việt Nam sẽ tiếp tục chứng tỏ khả năng trong việc phát huy lợi thế sân nhà”, Robert Farley viết.
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Trực thăng quân sự Campuchia rơi, 5 người chết
    5 binh sĩ Campuchia thiệt mạng và một người bị thương nghiêm trọng khi chiếc trực thăng của quân đội nước này gặp nạn trong cuộc huấn luyện sáng nay.
    [​IMG]
    Vụ tai nạn xảy ra lúc 9h30 (giờ địa phương) ở Dangkor, một quận phía tây thủ đô Phnom Penh. Theo AP, chiếc trực thăng bị rơi xuống một cái ao rồi lún dưới bùn. Xung quanh ao là đồng ruộng và đất nông nghiệp.

    Lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường. Chhay Bunna, cảnh sát trưởng tại một sân bay quốc tế gần đó, cho hay các phi công mới của không quân Campuchia đang tham gia một chuyến bay huấn luyện.

    "Chúng tôi đang điều tra để tìm ra nguyên nhân vụ việc", Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói.

    Trực thăng trên là một trong 12 chiếc mà Campuchia mua của Trung Quốc hồi năm ngoái để tăng cường năng lực quân sự.

    Năm 2008, một chiếc trực thăng Campuchia cũng gặp nạn trong thời xấu, khiến cảnh sát trưởng Hok Lundy cùng phó tư lệnh quân đội khi đó và hai phi công thiệt mạng.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/truc-thang-quan-su-campuchia-roi-5-nguoi-chet-3017353.html
    chắc thầy làm phép không linh rồi :mad:
    [​IMG]
    tombuys thích bài này.

Chia sẻ trang này