1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    430
    Thêm ảnh trực thăng Cam

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Z-9 rơi còn nguyên xác, chứng tỏ chưa lên được độ cao lớn.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    'Bí mật' mắt thần trên thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter của Hải quân Việt Nam được tích hợp hệ thống radar và cảm biến tối tân do Israel cung cấp.
    [​IMG]
    Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter của Hải quân Việt Nam được trang bị radar giám sát hàng hải và cảm biến quan sát ngày/đêm tối tân do Israel sản xuất.
    Trong vài năm qua, Hải quân Việt Nam đã hợp tác với công ty GAET của Bộ Quốc phòng Canada để làm việc cùng hãng chế tạo máy bay Virking Air và các công ty địa phương khác là Canam Active Enterprises Inc trong việc thực hiện và phát triển hợp đồng mua 6 chiếc thủy phi cơ lưỡng cư DHC-6-400 Twin Otter, với trị giá mỗi chiếc là 5,6 triệu USD. Trong đó, ba chiếc được trang bị khả năng lưỡng cư (hoạt động trên cả mặt đất và mặt nước) có thể chuyển đổi nội thất bên trong để vận chuyển khách VIP, vận tải hàng hóa và thay đổi không gian linh hoạt. Ba chiếc máy bay còn lại sẽ được thiết kế thành biến thể "Guardian 400" (Người bảo vệ), chuyên tuần tra giám sát hàng hải.
    Theo tiết lộ của truyền thông Canada, thỏa thuận cung cấp 6 máy bay trên bao gồm cả gói cảm biến tùy chọn và một gói hỗ trợ phụ tùng toàn diện.
    Ikhana có trụ sở tại Murrieta, là công ty chuyên chuyển đổi cấu hình cho các thủy phi cơ Guardian 400. Công ty này được trao một chứng chỉ bổ sung RWMI DHC-6-400RG, nhằm tăng cường trọng tải hoạt động tối đa cho thủy phi cơ Twin Otter từ 12.500 pound lên 14.000 pound (6,4 tấn) với hệ thống hạ cánh bằng lốp, hoặc 13.600 pound với phao lội nước.
    Trong chương trình cung cấp 6 thủy phi cơ DHC-6-400 Guardian này, IKHANA đảm nhận việc tích hợp hệ thống radar giám sát hàng hải ELTA ELM-2022A cùng với một hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại (EOIR) MiniPOP do công ty ELTA Systems (ELTA) của Israel cung cấp. Ngoài ra, không gian bên trong máy bay cũng được thay đổi để lắp đặt một trạm điều khiển/giám sát cảm biến và radar, tích hợp một buồng vệ sinh, một nhà bếp, một ghế mát-xa và cả hệ thống giám sát thời tiết nâng cấp.
    [​IMG]
    Hai chiếc Twin Otter cuối cùng của Hải quân Việt Nam đều được trang bị radar và cảm biến mới của công ty ELTA (Israel), dự kiến sẽ được bàn giao đầy đủ trong năm nay.
    Mặc dù không nêu chi tiết về khả năng tuần tra hải quân các thủy phi cơ DHC-6-400 của Hải quân Việt Nam, nhưng với hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP cho thấy, khả năng hoạt động tuần tra của thủy phi cơ Twin Otter sẽ không thua kém so với những máy bay tuần tra hải quân chuyên dụng trên thế giới hiện nay.
    IKHANA nói rằng ELM-2022A là hệ thống radar được Hải quân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Radar này có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Tuy nhiên, nó sẽ gặp phải thách thức thực sự khi hoạt động trên Biển Đông - một vùng biển vốn được đánh giá là "đông đúc" và "tấp nập" bậc nhất trên thế giới.
    Cận cảnh thủy phi cơ DHC-6 lướt sóng Trường Sa
    Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn), và được ELTA nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
    Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân. Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển.
    MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt. Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.
    Twin Otter là loại thủy phi cơ có chi phí hoạt động thấp, bán kính hoạt động lớn, do vậy đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Hải quân Việt Nam. Các máy bay này sẽ mang lại khả năng hoạt động tốt hơn cho chúng ta trong việc nhận biết các tình huống trên biển và trên không. Qua đó, kịp thời có nhữg hành động phù hợp để đảm bảo giữ vùng vùng trời, vùng biển và hải đảo của tổ quốc.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thán phục thiết kế tàu chiến LMV của Singapore

    Tạp chí International Defence Review gần đây đã đề cập đến thông tin hải quân Cộng hòa Singapore đang bắt tay vào chương trình đóng một lớp tàu tuần tra đa nhiệm ven biển mới. Tổng cộng, Singapore sẽ đóng 8 tàu như vậy, chúng được đặt tên là Tàu nhiệm vụ ven biển (LMV). Lực lượng này sẽ được đưa vào phục vụ trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 để thay thế cho 11 tàu tuần tra loại nhỏ Fearless 500 tấn, vốn đã được sử dụng từ những năm 1990.

    Phụ trách thiết kế và xây dựng những chiếc LMV là công ty Công nghệ Hải quân Singapore (ST Marine) thuộc tập đoàn Công nghệ Kỹ thuật Singapore (ST Engineering). Ngoài ra còn có sự hợp tác đến từ Hãng ThyssenKrupp Marine Systems của Đức trong việc phát triển các phần công nghệ cao, đặc biệt là cấu trúc thượng tầng hỗn hợp. Tàu sẽ được đóng tại xưởng Benoi Yard.

    LMV có lượng dãn nước 1.200 tấn, dài 80m, rộng 12m. Nguồn động lực cho tàu là hai động cơ diesel MTU20V 4000M93L, tổng công suất 11.532 mã lực, cho phép đạt tốc độ tối đa tới 27 hải lý/h. Tầm hoạt động của LMV là 5.000 hải lý trên một hành trình với tốc độ 15 hải lý/h.

    [​IMG]
    Mô hình LMV đã gây được chú ý lớn khi lần đầu ra mắt trong triển lãm hàng hải quốc phòng quốc tế IMDEX Asia 2013.
    Nửa sau con tàu là một sàn đáp trực thăng rất lớn, dư sức là nơi hạ cánh cho trực thăng chống ngầm Sikorsky S-70B Seahawk. Dưới sàn đáp là một tầng chứa. Thủy thủ đoàn của mỗi LMV chỉ là 30 người nhưng con tàu hoàn có thể mang hơn số đó.
    Đuôi tàu được thiết kế nghiêng độc đáo để mang theo và triển khai nhanh chóng hai xuồng cao tốc.
    Với phiên bản tàu tuần tra, LMV được trang bị một hệ thống hỏa lực rất tối tân. Pháo chính là loại Oto Melara 76mm tự động có tốc độ bắn cao. Bên cạnh đó là các hệ thống súng máy điều khiển từ xa: hai pháo 25mm (khả năng cao là loại Rafael Typhoon)v à hai súng 12,7 Oto Melara Hitrole.
    Có thể nhận thấy, tàu LMV vẫn còn không gian để tích hợp các hệ thống chiến đấu nguy hiểm hơn như SAM và SCRC.
    [​IMG]
    Radar dua lband Thales NS100AFAR đa nhiệm dự kiến được trang bị trên LMV.
    Tàu sử dụng radar đa chức nặng thế hệ mới Thales NS100AFAR hoạt động đồng thời ở cả băng tần S và X. Radar được đặt trong tháp tác chiến tích hợp. Không thể thiếu hệ thống điều khiển hỏa lực quang-điện tử và hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh Airbus Defence and Space SCOTPatrol.
    Last edited by a moderator: 29/07/2014
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân nhân dân Việt Nam đang sử dụng những loại pháo hạm nào?
    (Soha.vn) - Mặc dù không còn là vũ khí tấn công chính nhưng pháo hạm ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc cấu thành sức mạnh của tàu chiến mặt nước.
    Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam đang được biên chế một số lượng lớn tàu chiến với nhiều chủng loại đa dạng, kéo theo đó cũng là sự đa dạng của các mẫu pháo hạm. Dưới đây là bài tìm hiểu về một số loại pháo hạm đang được lắp đặt lên các tàu mặt nước của Hải quân nhân dân Việt Nam, các loại pháo được phân loại theo tiêu chí cỡ nòng trên 20 mm.
    1. Pháo 25 mm 2M-3
    [​IMG]
    Được đưa vào sử dụng từ năm 1952, pháo nòng đôi 2M-3 là một trong những mẫu pháo hạm hạng nhẹ lâu đời nhất còn được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Pháo 2M-3 cỡ nòng 25 mm có khối lượng 1,5 tấn, tốc độ bắn 450 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 910 m/s, tầm bắn tối đa 3.000 m, tầm bắn hiệu quả 2.300 m. Pháo được điều khiển bởi 1 pháo thủ thông qua kính ngắm dạng vòng (so kim), nhược điểm lớn của loại pháo này là nòng dễ bị nóng do làm mát bằng không khí.
    Hiện nay pháo 2M-3 đang được lắp trên các tàu pháo 100 tấn, tàu phóng lôi lớp Turya, tàu săn ngầm lớp Petya và tàu quét mìn lớp Sonya.
    2. Pháo 37 mm V-11
    [​IMG]
    Đây cũng là loại pháo hạm "lâu đời" nhất đang được lắp đặt trên các tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam. Pháo hạm nòng đôi V-11 cỡ 37 mm có khối lượng 3,4 tấn, tốc độ bắn 320 - 360 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 880 m/s, độ cao tối đa với mục tiêu trên không là 5.000 m, kíp pháo thủ gồm 4 người (đây cũng là nhược điểm lớn nhất của loại pháo này). Pháo V-11 làm mát bằng nước nên đã tránh được hiện tượng nhanh nóng như pháo 2M-3.
    Hiện nay pháo 37 mm V-11 chỉ còn trang bị trên các tàu pháo 100 tấn và tàu hộ vệ săn ngầm Petya.
    3. Pháo AK-230
    [​IMG]
    AK-230 là mẫu pháo hạm điều khiển tự động hoàn toàn đầu tiên được lắp đặt trên các tàu chiến của Hải quân Việt Nam, AK-230 bao gồm 2 pháo NR-30 cỡ nòng 30 mm. Pháo có khối lượng 1,9 tấn, tốc độ bắn 2.000 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 1.050 m/s, tầm bắn tối đa 6,7 km, nòng pháo được làm mát bằng nước. Pháo AK-230 được điều khiền hoàn toàn tự động bằng radar kiểm soát hỏa lực pháo.
    Hiện nay pháo AK-230 đang được lắp trên các tàu tên lửa lớp OSA, tàu phóng lôi lớp Shershen, tàu quét mìn lớp Yurka và lớp Sonya.
    4. Pháo AK-630M
    [​IMG]
    Pháo ổ quay 6 nòng cỡ 30 mm AK-630M là một trong những hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS) đầu tiên trên thế giới. Pháo có khối lượng 1,8 tấn, tốc độ bắn 5.000 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 900 m/s, tầm bắn tối đa 5.000 m. AK-630M được dẫn bắn bằng radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02, thiết bị quang tuyến hoặc kính ngắm cơ khí. Nhờ được dẫn bắn bằng radar và các thiết bị quang tuyến hiện đại nên AK-630M đóng vai trò lá chắn hữu hiệu cho tàu chiến trước các cuộc tấn công của tên lửa hành trình chống hạm.
    Hiện nay pháo AK-630M đang được lắp trên các tàu pháo Svetlyak, TT-400TP, tàu tên lửa thuộc đề án 1241RE, 1241.8, BPS-500 và tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard.
    5. Hệ thống tên lửa-pháo phòng không Palma
    [​IMG]
    Đây là một trong những hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) mới nhất của Nga và cũng là hệ thống CIWS hiện đại nhất đang được lắp đặt trên các tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam. Hệ thống Palma gồm 2 pháo ổ quay 6 nòng AO-18, 8 tên lửa Sosna-R cùng hệ thống quang tuyến tích hợp trên cùng một bệ với khối lượng 3,5 tấn.
    BÀI LIÊN QUAN
    Nhờ sự kết hợp giữa pháo bắn nhanh với tên lửa phòng không tầm ngắn, hệ thống Palma có thể được sử dụng để chống lại các loại mục tiêu gồm máy bay bay thấp, trực thăng và đặc biệt là tên lửa hành trình chống hạm. Palma có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu bay gây nguy hiểm đến tàu mẹ thông qua hệ thống quang tuyến để bám bắt mục tiêu và laser dẫn đường cho tên lửa (xác suất tiêu diệt thành công tên lửa hành trình từ 0,6 - 0,85).
    Không như Kashtan, hệ thống Palma được tinh gọn giúp đơn giản trong việc lắp đặt và vận hành. Phía trên là hình ảnh lắp đặt tên lửa Sosna-R cho hệ thống Palma của tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, đây cũng là hình ảnh đầu tiên cho thấy tên lửa Sosna-R lắp trên hệ thống Palma của tàu chiến Việt Nam. Hiện tại hệ thống Palma có mặt trên 2 tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
    6. Pháo AK-725
    [​IMG]
    Pháo hạm nòng đôi AK-725 cỡ 57 mm được Liên Xô lắp đặt trên các tàu chiến từ năm 1964. Pháo có khối lượng lên đến 14,5 tấn, tốc độ bắn mỗi nòng 100 phát/phút, sơ tốc 1.020 m/s, tầm bắn 8.420 m, nòng pháo được làm mát bằng nước. Pháo AK-725 được dẫn bắn bằng radar kiểm soát hỏa lực MR-103 và có khả năng bắn hạ các tên lửa hành trình chống hạm.
    Hiện nay pháo AK-725 chỉ còn được lắp đặt trên các tàu phóng lôi lớp Turya của Hải quân nhân dân Việt Nam.
    7. Pháo AK-726
    [​IMG]
    Pháo hạm nòng đôi AK-726 cỡ 76,2 mm được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1963. AK-726 có khối lượng 25,24 tấn, tốc độ bắn 45 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 980 m/s, tầm bắn tối đa 15.700 m. Pháo được dẫn bắn bởi radar điều khiển hỏa lực hoặc điều khiển thủ công.
    Hiện tại pháo AK-726 chỉ được lắp đặt trên các tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam.
    8. Pháo AK-176M
    [​IMG]
    Là mẫu pháo hạm cỡ nòng 76,2mm được chế tạo nhiều nhất bởi Liên Xô và Nga, AK-176M còn được lắp đặt trên nhiều tàu chiến hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Pháo có khối lượng 16,8 tấn, sơ tốc đầu nòng 980 m/s, tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn tối đa 15.500 m.
    AK-176M được dẫn bắn bằng radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02, hệ thống quang tuyến hoặc bằng tay. Ngoài khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, AK-176M còn có thể bắn hạ các mục tiêu trên không, thậm chí cả tên lửa hành trình chống hạm.
    Hiện nay pháo AK-176M đang được lắp đặt trên các tàu pháo Svetlyak, TT-400TP, tàu tên lửa thuộc đề án 1241RE, 1241.8, BPS-500, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard.
    bailamos_1986 thích bài này.
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Gần đây máy bay Malaysia hay rơi, có phải vì sự tương đồng này ?

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/07/2014
  7. hoangbidz

    hoangbidz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2009
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    21
    Biểu tượng nhỏ vậy và nằm phía trên, làm sao radar và mắt thường phát hiện thế nào được mà nhầm lẫn.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines muốn mua vũ khí "khủng" của Nga
    Cập nhật lúc: 09:00 22/07/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (Kiến Thức) - Quân đội Philippines đang muốn đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa bằng cách mua sắm hàng loạt vũ khí "khủng" của Nga.
    Tờ Manila Bulletin đưa tin hôm 20/7, Quân đội Philippines đang tiến hành đàm phán với các công ty quốc phòng Nga về thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự, trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn tăng cao.
    Trả lời phỏng vấn tờ Manila Bulletin - Phó giám đốc phụ trách các vấn đề hợp tác quân sự của Nga, ông Konstantin Biryulin cho hay, phía Nga hoàn toàn hiểu được những khó khăn mà chính phủ Philippines gặp phải trong vấn đề bảo vệ lợi ích của Manila trên các vùng biển đang tranh chấp.
    Ông này cũng cho biết rằng, Nga hoàn toàn có kinh nghiệm trong các vấn đề trên và biết xử lý các vấn đề đó như thế nào. Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng tăng cường khả năng hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển bằng các trang bị thiết bị chuyên dụng nhằm kiểm soát được tình hình trong khu vực.
    [​IMG]
    Quân đội Philippines đang quan tâm tới mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-3F của Nga.
    Bên cạnh đó, việc cải thiện mối quan hệ hợp tác kinh tế và quốc phòng giữa Nga-Philippine cũng là mối ưu tiên của hàng đầu trong chuyến thăm đến Manila lần này của ông Biryulin. Với những thông tin trên có thể thấy việc Nga bán các thiết bị quân sự cho Philippines hoàn toàn có khả năng trong thời gian sắp tới.
    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các thương vụ mua bán vũ khí giữa Nga và Philippines thường không mấy suôn sẻ, khi Nga tuột mất hợp đồng trang bị máy bay chiến đấu mới cho Không quân Philippines vào tay Hàn Quốc.
    Theo Biryulin, cả hai bên đều đang tiến tới một cuộc gặp gỡ song phương về hợp tác quân sự. Cả Nga và Philippines đều muốn đạt được một số bước tiến trong quá trình thảo luận ở Moscow. Hiện tại việc hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn cần sự đồng ý của các cơ quan chính phủ của Philippines, và phạm vi trách nhiệm của bộ quốc phòng của hai nước cũng hoàn toàn khác nhau.
    Trong các phiên thảo luận gần đây cả hai bên đã thống nhất một số các trang thiết bị quân sự mà Nga có thể chuyển giao cho Philippines bao gồm: các hệ thống radar cảnh giới, hệ thống tên lửa đánh chặn và một số trang bị khác nằm trong danh mục.
    Bên cạnh đó, Nga cũng đồng ý rằng các thiết bị quân sự chuyển giao cho Philippines sẽ được chỉnh sửa để có thể phù hợp với hệ thống vũ khí theo tiêu chuẩn Phương Tây mà nước này đang sử dụng
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam mua vũ khí của Séc nhiều nhất trong năm 2013
    (Quốc phòng Việt Nam) - Cộng hòa Séc vừa đưa ra báo cáo xuất khẩu quốc phòng năm 2013 của nước này, trong đó nhấn mạnh vị trí người mua số 1 là Việt Nam.
    [​IMG]
    Trong năm 2013, Việt Nam trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của CH Séc, trong đó tập trung chủ yếu vào súng trường tự động, súng lục và súng ngắn ổ quay. Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra khẩu súng trường tấn công thế hệ mới CZ-805 do Cộng hòa Séc chế tạo.
    Xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự của Cộng hòa Séc ra nước ngoài trong năm 2013 đã tăng lên 6% (so với năm 2012) để đạt mức 7,85 tỷ Kc (385 triệu USD), tờ Ctk.cz trích dẫn báo cáo thường niên về việc giám sát xuất khẩu thiết bị quân sự và vũ khí nhỏ của nước này cho biết hôm 9/7.
    Theo đó, trong năm 2013, Cộng hòa Séc đã xuất khẩu được tổng cộng 67.300 khẩu súng ngắn và súng lục ổ quay, trên 10.000 khẩu súng máy hạng nhẹ, 142 khẩu súng máy hạng nặng, 32.500 khẩu súng trường tự động, 11 xe tăng, 3 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39ZO và 5 xe bọc thép.
    Đặc biệt, trong báo cáo vừa qua, Cộng hòa Séc cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam chính là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của họ trong năm 2013. Trong đó, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá 1,19 tỷ Kc (khoảng 58,3 triệu USD), bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay.
    Các khách hàng nhập khẩu vũ khí quan trọng khác của Cộng hòa Séc là Mỹ (với giá trị xuất khẩu 38 triệu USD) và Ai Cập (khoảng 32,6 triệu USD).
    Song song với việc cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự. Trong năm 2013, Cộng hòa Séc cũng đã chấp nhận hơn 1.100 giấy phép xuất khẩu vũ khí cho cho các khách hàng nước ngoài. Đối với thị phần vũ khí dân sự như súng săn và đạn dược, nước này cũng đã bán được 2,26 tỷ Kc, người mua chủ yếu đến từ Mỹ.
    Trong những năm gần đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc chúng ta đã đặt mua một lượng khá lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình VERA-E , nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410.
    Tháng 4/2012, trong chuyến thăm đến Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đã đề xuất việc bán vũ khí, nhất là loại công nghệ cao, cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Vondra cũng đánh giá rằng Việt Nam là thị trường 'giàu tiềm năng' cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Cộng hòa Séc
    Theo ông Vondra, các công ty của Séc có thể tham gia mạnh trong quá trình hiện đại hóa không quân Việt Nam mà ông nói đã sở hữu 20 phiên bản máy bay huấn luyện L-39 và nhiều xe thiết giáp do Séc sản xuất.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Indonesia sắp nhận thêm 4 tàu tên lửa mới
    (Vũ khí) - Hải quân Indonesia sắp được trang bị thêm 4 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc dự án KCR-40.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc dự án KCR-40 của Hải quân Indonesia.
    Hai công ty đóng tàu PT Palindo Marine Industry và PT Citra Shipyard của Indonesia đã bắt đầu chế tạo 4 chiếc tàu tên lửa cao tốc KCR-40 cho Hải quân Indonesia (TNI-AL), phát ngôn viên TNI-AL, Đại tá Suradi Agung Slamet cho biết hôm 17/7 vừa qua.
    Việc chế tạo tất cả 4 tàu chiến loại này đã được thực hiện theo kế hoạch, việc hạ thủy dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
    Hiện tại, 3 tàu tên lửa KCR-40 đang được đóng tại nhà máy đóng tàu PT Palindo,
    còn chiếc thứ tư được đóng tại nhà máy PT Citra. Cả hai nhà máy đóng tàu này đều nằm trên đảo Riau, tỉnh Batam.
    KCR-40 là lớp tàu tên lửa cao tốc do ngành công nghiệp đóng tàu Indonesia tự nghiên cứu phát triển. Tàu có chiều dài 44m và có thể đạt tới tốc độ di chuyển 30 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 35 người.
    Theo IHS Jane's Fighting Ships thì các tàu chiến KCR-40 được thiết kế để mang được 4 ống phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất, 01 pháo 20mm Denel Vektor G12 và 02 súng máy 12,7mm.
    Hồi tháng 5/2014 vừa qua, TNI-AL đã lắp đặt cho hai tàu tên lửa KRI Clurit và KRI Kujang với hệ thống pháo phòng thủ tầm gần AK-630 của Nga nhằm đánh giá tính phù hợp của hệ thống vũ khí này cho tất cả các tàu cùng lớp. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin xác nhận rằng pháo AK-630 sẽ được trang bị đại trà trên các tàu tên lửa KCR-40 của Indonesia.
    Hiện tại, Hải quân Indonesia cũng đã đưa vào hoạt động được 4 tàu tên lửa KCR-40 đầu tiên. Các chiến hạm này lần lượt gia nhập TNI-AL trong khoảng thời gian từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2013. Tất cả 4 con tàu này được mua sắm nhằm đảm bảo an ninh hàng hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia và hoạt động trong Hạm đội phía Đông. Theo dự kiến, Indonesia sẽ trang bị tổng cộng 9 tàu tên lửa KCR-40 vào cuối năm 2014.
    Được biết, bên cạnh KCR-40, nhà máy đóng tàu PT Citra cũng đang làm việc trên một lớp tàu tuần tra PC-43 thứ ba, có lượng giãn nước 250 tấn để trang bị cho Hải quân Indonesia. Tuy nhiên, chưa có chi tiết về việc hạ thủy và cung cấp con tàu.

Chia sẻ trang này