1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    kuyomuko thích bài này.
  2. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    [​IMG]
    3 chiếc F16 đầu tiên trong số 24 chiếc mua từ Mẽo đã về đến Indonesia
    congtubl thích bài này.
  3. hoangbidz

    hoangbidz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2009
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    21
    thêm một vài tấm nữa
    [​IMG]

    [​IMG]
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia lắp hệ thống phòng thủ "made in China" cho tàu chiến
    (Soha.vn) - Hải quân Indonesia đang tiến hành lắp đặt hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 do Trung Quốc sản xuất lên tàu hộ tống lớp lớp Kapitan Pattimura của nước này.
    Hải quân Indonesia (TNI-AL) đang lắp đặt hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 do Trung Quốc sản xuất lên tàu hộ tống KRI Sultan Thaha Syaifuddin số hiệu 876 lớp Kapitan Pattimura (lớp Pachim I). Thông tin trên được tiết lộ bởi chỉ huy của tàu Sultan Thaha Syaifuddin, ông Ario Sasongko.
    [​IMG]
    Tàu KRI Pati Unus (384) cùng lớp Kapitan Pattimura với tàu KRI Sultan Thaha Syaifuddin (876).
    Hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 là hệ thống pháo 7 nòng xoay cỡ nòng 30mm, sử dụng radar dẫn đường nhằm mục đích chống lại các loại tên lửa chống hạm cũng như các loại đạn dẫn đường khác. Trên hệ thống Type 730 còn được tích hợp radar tìm kiếm mục tiêu EFR-1 và bộ cảm biến quan điện OFC-3. Pháo của hệ thống Type 730 có tốc độ bắn 5.800 phát/phút, tầm bắn 3km và có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu là máy bay không người lái, máy bay cỡ nhỏ và tàu tuần tra cỡ nhỏ.
    Hiện nay các hệ thống Type 730 đang được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của hải quân Trung Quốc như các tàu Type 051C, Type 052B, Type 052C, Type 054A,...
    [​IMG]
    Hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730.
    Theo một báo cáo được Hải quân Indonesia cung cấp hôm 23/07, việc lắp đặt hệ thống CIWS Type 730 được thực hiện sau khi con tàu được tích hợp thành công hệ thống quản lý tác chiến SEWACO do Trung Quốc phát triển.
    Tàu Sultan Thaha Syaifuddin vốn là tàu hộ tống săn ngầm của Hải quân Đông Đức, được đưa vào biên chế hoạt động tháng 07/1982 và chuyển giao cho phía Indonesia vào tháng 02/1995. Hiện nay con tàu được biên chế trong hạm đội miền Đông của Hải quân Indonesia.
    Last edited by a moderator: 29/07/2014
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đầu 9X. In đô nhanh tay thuổng đuợc kha khá tầu bè đã qua sử dụng của Đông Đức. Mà cả Đông Âu lúc đó cũng đang bán tống bán tháo đồ LX còn dùng tốt.
    Nhà ta lúc đó mua được có mỗi mấy em Petya. Chán quá.
    Chỉ có thương vụ mua Su22 là chuẩn.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Diện mạo sư đoàn bộ binh cơ giới mới của Philippines

    Tuy lực lượng vũ trang Philippine đang ưu tiên việc thúc đẩy hiện đại hóa hải quân và không quân để đối phó với “mối đe dọa” của Trung Quốc đối với các đảo xa của nước này, nhưng Lục quân Philippine không được bỏ lại phía sau.
    Theo tạp chí Jane's Defence Weekly thì trợ lý Tư lệnh Sư đoàn bộ binh cơ giới Philippine Edgar Gonzalez ngày 18/7 cho biết, đơn vị của ông đã được tăng từ 2.000 (2 nước trước) lên 4.000 quân, trang bị 300 xe thiết giáp.
    Ông này bổ sung thêm, Sư đoàn bộ binh cơ giới có kế hoạch tuyển thêm 1.800 quân vào trước năm 2015 để xây dựng thêm 2 tiểu đoàn cơ giới nữa. Việc tăng thêm quân là do ngày 1/4/2013, Lục quân Philippine chính thức chuyển đổi lực lượng sư đoàn thiết giáp hạng nhẹ sang sư đoàn bộ binh cơ giới và đóng một vai trò mới. Các tiểu đoàn của sư đoàn bộ binh cơ giới hiện tại triển khai tại các khu vực nhiệm vụ riêng của mình đồng thời tích hợp cả nhiệm vụ huấn luyện tác chiến cơ giới. Hiện nay có khoảng 63% trang thiết bị thiết giáp của Lục quân Philippine được triển khai tại Mindanao.
    [​IMG]
    Xe thiết giáp trinh sát V-100 Commando của Philippines.
    Theo ông Edgar Gonzalez, khi 114 xe thiết giáp chở quân M113A2 của Quân đội Mỹ được chuyển từ Mỹ đến Philippine, thì sức chiến đấu của Sư đoàn bộ binh cơ giới Philippine sẽ được nâng cao đáng kể. Ngoài ra, 28 xe thiết giáp chở quân đang do công ty Elbit Isreal nâng cấp và công tác nâng cấp sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Trong số 28 xe thiết giáp này, có 4 xe sẽ được trang bị hệ thống pháo 25mm cùng hệ thống trinh sát hỗ trợ tác chiến đêm.
    Ngoài ra, 6 xe tải KM503 có tải trọng 20 tấn cũng đã được hãng Kia (Hàn Quốc) chuyển đến Philippine hồi tháng 6/2014, những xe tải này được dùng để vận chuyển xe thiết giáp.
    Ông này còn tiết lộ, trong kế hoạch dài hạn giai đoạn 2020-2028 sẽ hình thành một Sư đoàn thiết giáp trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực (hiện Philippines chỉ có các xe tăng hạng nhẹ AMX-13). Yếu tố quyết định của kế hoạch này là hoạt động bảo vệ lãnh thổ của lực lượng vũ trang Philippine, cộng với việc các nước như Malaysia, Singapore, Indonesia đều đẩy mạnh việc trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực.
    [​IMG]
    Philippines sẽ được Mỹ cung cấp hơn 100 chiếc M113A2.
    Sư đoàn thiết giáp mới có thể tồn tại cùng Sư đoàn bộ binh cơ giới, hoặc Lục quân Philippine có thể kết hợp lực lượng bộ binh cơ giới và thiết bị thiết giáp của 2 Sư đoàn này. Mặc dù kế hoạch trang bị xe tăng chủ lực đã được chỉ huy Lục quân Philippine phê chuẩn, nhưng vẫn cần phải thông qua các thủ tục khác.
    Ông này cũng chỉ ra, kế hoạch này phù hợp với “lộ trình chuyển đổi lục quân” của nước này. “Lộ trình chuyển đổi lục quân” là một kế hoạch chiến lược 18 năm, mục tiêu là đến năm 2028 tạo ra “một lục quân đẳng cấp thế giới”.
    Sư đoàn bộ binh cơ giới mới của Philippines cũng sẽ bao gồm tiểu đoàn không quân lục quân, trang bị 5 máy bay do công ty máy bay Cessna (Mỹ) sản xuất. Philippine có kế hoạch nâng cấp tiểu đoàn này thành một trung đoàn. Ngoài ra, lục quân Philippine đang yêu cầu Mỹ cung cấp 7 máy bay vận tải C-23B Sherpa.
    Last edited by a moderator: 29/07/2014
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Bộ binh Phi toàn chơi với du kích, không tập trung xây dựng các tiểu đoàn bộ binh nhẹ chuyên chiến đấu các khu vực rừng núi thọc sâu vây quét mà lại thành lập bộ cinh cơ giới là sao nhỉ? Không lẽ tính tới kịch bản bị TQ đổ bộ xâm lược sao ta? :P
  9. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Chiến hạm gì? Con tàu cũ này Philippin dùng lao lên bãi đá ngầm để giữ chủ quyền bãi ngầm mà. Chiêu này VN cũng dùng rồi.

    Nó nằm đó lâu lắm rồi, gỉ sét tan nát cả. Các trung đội TQLC Phi thay nhau hiện diện ở đó bảo vệ chủ quyền. Đợt vừa rồi TQ cố gắng phong tỏa không cho Phi tiếp tế TQLC trên tàu nhưng bất thành.
  10. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Hải quân Myanmar và hải quân Indonesia đang đàm phán về việc Myanmar mua tàu đổ bộ lớp Makassar (đc thiết kế bới Hàn Xẻng) để tăng cường khả năng vận tải biển cũng như đổ bộ
    [​IMG]

Chia sẻ trang này