1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Module CPD mới trong gói nâng cấp F-16 của Đài Loan lên chuẩn V do Elbit Sýstem đảm nhận, nhìn ảnh thì đẹp mượt mà:

    [​IMG]
  2. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Cái tàu này của Phi được nâng cấp lên hả các bác...em thấy có 8 ống phóng đằng trước..hình như là Exocet hay là Ural nhỉ....
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Đồ phốtoshop thì phải.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chuyên gia quân sự: Sức mạnh đội tàu ngầm Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Giới chuyên gia nước ngoài đánh giá cao đội tàu ngầm của Việt Nam với khả năng răn đe Trung Quốc.
    Từ ngày 19-20/9 vừa qua, một hội nghị quốc tế về Chính sách Hàng hải của Trung Quốc đã được Đại học Ma Cao tổ chức. Tại đây, Giáo sư người Australia Carlyle Thayer có bài tham luận “Chiến lược Biển Đông của Việt Nam và Quan hệ Việt-Trung”.
    [​IMG]
    Giáo sư người Australia Carlyle Thayer
    Trong bài tham luận, Giáo sư Thayer cho rằng những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông là động lực quan trọng nhất thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa quân đội, ưu tiên cho hải quân, và nhất là trang bị cho mình một hạm đội tàu ngầm.
    Theo đó, hợp đồng đặt mua sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo đã được ký kết vào năm 2009 và đang lần lượt được giao, cho đến năm 2016 là chiếc cuối cùng. Hiện đã có hai chiếc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được giao cho Hải quân Việt Nam, chiếc thứ ba là Hải Phòng dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 11/2014, chiếc thứ tư là Đà Nẵng đã được Nga hạ thủy hồi tháng 3/2014 và đang trong quá trình chạy thử. Hai chiếc còn lại là Khánh Hòa đang được đóng và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ hạ thủy vào tháng 9/2015 để bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016.
    Theo Giáo sư Thayer, một khi bắt đầu hoạt động, với hệ thống vũ khí tối tân được trang bị, các tàu ngầm Việt Nam có thể thực hiện song song hai nhiệm vụ, gồm:
    1/ Phát hiện tàu lạ ở khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam và vùng xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
    2/ Tăng cường sức răn đe của Việt Nam trong trường hợp bị Trung Quốc bất ngờ tung quân đánh chiếm các đảo, bãi đá đang do Việt Nam kiểm soát tại vùng Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam tại Cam Ranh
    Giáo sư người Australia nhận định đội tàu ngầm lớp Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một năng lực chống tiếp cận khu vực, dù hạn chế, nhưng hữu ích.
    Ông Lyle Goldstein, Giáo sư tại Học viện Hải quân Mỹ, cho rằng Bắc Kinh không nên coi thường năng lực quốc phòng của Việt Nam. Theo ông, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có khả năng “đánh những đòn chí mạng bằng ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm”.
    Trong khi đó, các ý kiến khác cho rằng một trong những lợi thế lớn của Việt Nam là khoảng cách địa lý. Chuyên gia Gary Li nói: “Đội tàu chiến và tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút lui về căn cứ một cách dễ dàng, trong lúc hạm đội kẻ thù bị tấn công thì ít nhiều phải lênh đênh”.
    Cũng theo chuyên gia này, Việt Nam không cần phải so sánh số lượng tàu của mình với Trung Quốc, mà nên áp dụng chiến thuật du kích trên biển. Một chiến lược phi đối xứng, kèm theo với việc liên minh đúng lúc với các đối thủ của Trung Quốc, sẽ đặt Việt Nam vào một vị trí tốt.
    Chuyên gia Brian Benedictus thì cho rằng các chiến hạm lớp Gepard, Molniya của Việt Nam cũng như của tàu ngầm lớp Kilo giúp Việt Nam tăng cường năng lực tung lực lượng ra Biển Đông “giáng cho tàu Trung Quốc những tổn thất lớn, điều mà Bắc Kinh phải tính toán trước khi quyết định thách thức Hải quân Việt Nam”.
    Đối với ông Benedictus, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam còn có tiềm năng phá hoại đội tàu của đối phương bằng nhiều cách khác nhau, nhất là khi năng lực chống tàu ngầm của Trung Quốc còn kém cỏi.
    Theo đánh giá chung của các chuyên gia, dù lực lượng còn mỏng song Việt Nam hiện sở hữu những loại vũ khí “đặc trị” chống Trung Quốc, cộng thêm yếu tố “địa lợi” giúp tăng giá trị răn đe của chiến lược quốc phòng Việt Nam đối với Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tàu pháo của Việt Nam
    Theo Giáo sư Thayer, nếu tính toàn bộ số vũ khí đã mua và sắp mua, hệ thống vũ khí của Việt Nam “sẽ bắt Trung Quốc phải trả giá rất đắt nếu gây chiến trong khu vực rộng từ 200 đến 300 hải lý, trải dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn năng lực tấn công căn cứ Hải quân chủ yếu của Trung Quốc tại Tam Á, trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa”.
    Tuy nhiên, cũng tại hội nghị này, giới phân tích cho rằng Việt Nam phải mất thêm nhiều năm mới làm chủ được vũ khí hiện đại.
    Chuyên gia Mỹ Zachary Abuza thuộc trường Simmons College nói: “Việt Nam cần phải có thêm nhiều năm nữa mới có thể hoàn tất đợt hiện đại hóa quốc phòng đang được tiến hành, cũng như phát triển các học thuyết và chiến thuật để sử dụng các công nghệ mới vừa trang bị. Vũ khí tốt nhất của Việt Nam vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế”.
    Giáo sư người Mỹ Lyle Goldstein cũng đồng ý với quan điểm của ông Abuza là chiến lược tốt nhất của Việt Nam để chống Trung Quốc vẫn là “hy vọng có được một sức răn đe khả dĩ, trong lúc tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp”.
    Bảo Minh (Tổng hợp)
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trường SQKQ đạt kết quả cao trong bảo quản vũ khí
    (Kiến Thức) - Giai đoạn 2010-2014, trường SQKQ đã bảo dưỡng 448 lượt máy bay; 142 lượt xe máy; 8.079 phương tiện đo; khắc phục và sửa chữa 1.081 hỏng hóc…
    Sáng 29/9, Trường Sĩ quan Không quân tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “ Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” giai đoạn 2010-2014. Đồng chí Đại tá Đinh Văn Mạnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường dự và chỉ đạo Hội nghị.
    [​IMG]
    Quang cảnh hội nghị.
    5 năm qua, các đơn vị của Trường Sĩ quan Không quân đã nghiêm túc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của trên về thực hiện Cuộc vận động 50 gắn với thực hiện Nghị quyết 382 của Quân uỷ Trung ương về tăng cường lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới. Kết quả từ năm 2010-2014 toàn trường đã bảo dưỡng được 448 lượt máy bay; 142 lượt xe máy; 8.079 phương tiện đo; khắc phục và sửa chữa 1.081 hỏng hóc các loại. Nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng 7 đề tài, 21 sáng kiến cải tiến kỹ thuật và 46 nhiệm vụ ngành. Tổng số ki lô mét xe chạy an toàn đạt 2.942.538 km, các hệ số kỹ thuật luôn đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.
    [​IMG]
    Bảo dưỡng hệ thống ghế phóng thoát hiểm trên máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực L-39.
    [​IMG]
    Bảo dưỡng máy bay huấn luyện L-39.
    Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất trong thời gian tới, 100% vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) của Trường sẽ được đăng ký quản lý, phân cấp chất lượng thường xuyên trên mạng dữ liệu nội bộ. Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện và khai thác sử dụng, làm chủ các loại VKTBKT mới theo tư tưởng chỉ đạo: “Đổi mới, tích cực, thận trọng, an toàn”; coi trọng việc huấn luyện đồng bộ và huấn luyện chuyên sâu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy tắc an toàn trong thực hiện các dạng công tác kỹ thuật. Chấp hành nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm và quản lý vật tư, ngân sách. Bảo đảm an toàn trong quản lý khai thác VKTBKT và an toàn giao thông.
    Nhân dịp này 12 tập thể và 22 cá nhân đã được Nhà trường khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động 50 giai đoạn 2010-2014.

    VN chế tạo thiết bị bảo đảm kĩ thuật máy bay L-39
    Bàn kiểm tra bơm thủy lực Lun 6101-8 giúp giảm công sức bộ đội, giữ tuổi thọ cho động cơ, tiết kiệm nhiên liệu trong việc kiểm tra bơm thủy lực trên L-39.
    Bơm thủy lực Lun 6101-8 lắp trên máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 có vai trò rất quan trọng, là thiết bị tạo nguồn áp suất thủy lực để thu thả càng, thu thả cánh tà, tấm giảm tốc và phanh bánh máy bay. Trong quá trình khai thác sử dụng, do chưa có thiết bị kiểm tra nên mỗi khi tiếp nhận bơm thủy lực mới hoặc phát hiện bơm thủy lực trên máy bay bị hỏng, sau khi tháo xuống sửa chữa, tăng hạn… nhân viên kỹ thuật lại phải lắp lên máy bay để mở máy kiểm tra các tham số của bơm, điều đó dẫn đến làm giảm tuổi thọ của động cơ, tiêu tốn nhiên liệu và mất nhiều công sức của bộ đội.
    [​IMG]
    Chuẩn bị kĩ thuật máy bay L-39 trước ban bay huấn luyện ở Trung đoàn 910.
    Hơn nữa trong quá trình tháo lắp bơm, rất dễ làm phát sinh các hỏng hóc liên quan tới thiết bị khác trên máy bay cũng như làm thay đổi kết cấu các đường ống thủy lực, nhất là đường ống cao áp. Xuất phát từ những đặc điểm trên, Đại úy Trần Văn Khoan, Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thành công “Bàn kiểm tra bơm thủy lực Lun 6101-8”. Bàn được thiết kế để kiểm tra bơm thủy lực qua hai đường hiển thị: Cơ học và số hóa.
    Sau khi lắp bơm thủy lực lên bàn kiểm tra, qua bộ truyền động vòng quay, bơm được kéo quay tới tốc độ tương ứng với tốc độ quay của động cơ máy bay để tạo áp suất sau bơm đến giá trị quy định, sau đó kiểm tra sự rò rỉ, nhiệt độ làm việc, độ rung và tiếng kêu của bơm… Đồng thời qua khóa xả sẽ xả một phần áp suất sau bơm về thấp áp với những giá trị lưu lượng khác nhau để kiểm tra khả năng phục hồi áp suất của bơm. Thiết bị kỹ thuật số sẽ đo, cảm biến tín hiệu và đánh giá chính xác tình trạng các tham số cũng như đặc tính của bơm và hiển thị lên màn hình. Thiết bị cũng cho phép có thể lưu lại các giá trị tham số của bơm, dựng đồ thị đặc tính của bơm tương ứng với hai đường áp suất và lưu lượng.
    [​IMG]
    Bàn kiểm tra bơm thủy lực Lun 6101-8.
    Việc thiết kế, chế tạo thành công bàn kiểm tra bơm thủy lực đã giải quyết được các vấn đề khó khăn phức tạp, giảm được công sức cho bộ đội, tiết kiệm được nhiên liệu và nhất là giữ được tuổi thọ cho động cơ so với khi lắp lên máy bay để kiểm tra. Nhờ có thiết bị kỹ thuật số đã cho phép mở rộng khả năng đánh giá đối với các tham số được kiểm tra. Đây là một đề tài có tính thực tiễn cao, giải quyết được nhiều yếu tố khó khăn trong quá trình khai thác sử dụng bơm thủy lực tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng và độ tin cậy của kỹ thuật hàng không, bảo đảm an toàn bay cho đơn vị. Sản phẩm đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng có hiệu quả tại Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân.
    Theo báo Quân đội Nhân dân
  6. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    L39 này hữu sự nó đánh tiêm kích hay đánh đất vẫn ổn chứ các bác?
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Dân VN nghèo, cưới 1 con vợ là phải đạt chuẩn "giỏi việc nước đảm việc nhà" mới đáng đồng tiền bác gạo cụ ạ=))
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.723
    Tớ thấy nó thua thằng F-5
  9. dragondepzai00

    dragondepzai00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2014
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    10
    e tưởng ta chuyển sang mua 130 rồi
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam mua UAV trinh sát, chỉ điểm cho pháo binh
    (Kiến Thức) - UAV Orbiter 2 mà Việt Nam mua của Israel có khả năng cung cấp chính xác thông tin về vị trí đối phương để pháo binh oanh kích.
    Theo Tạp chí Flight Flobal, Việt Nam đã mua hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 để sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường cho lực lượng pháo binh.
    Orbiter 2 được sản xuất bởi hãng Israel Aeronautics Defense Systems, nó được thiết kế để thay thế cho trạm quan sát tiền tuyến trên mặt đất của pháo binh và cung cấp các thông tin về vị trí đối phương làm tham số bắn cho pháo binh.
    "Một UAV Orbiter 2 bay ở độ cao 600m có thể cung cấp tọa độ một số mục tiêu cho các đơn vị pháo binh", hãng sản xuất cho biết.
    [​IMG]
    Orbiter 2 sẽ tăng cường đáng kể khả năng công kích chính xác ngay phát đạn đầu cho pháo binh Việt Nam.
    Cũng theo Aeronautics, Orbiter 2 cũng được chào hàng xuất khẩu như một phần trong thỏa thuận này, bao gồm cả hệ thống tên lửa không đối đất Spike của công ty Rafael và hệ thống rocket đất đối đất của công ty Israel Military Industries.
    UAV Orbiter 2 được trang bị động cơ điện cho tốc độ bay tối đa 55-130km/h, trọng lượng cất cánh tối đa 9,5kg, có thể hoạt động ở trần bay tối đa 5.400m trong thời gian 4 giờ.
    Gần đây, Aeronautics đã giới thiệu biến thể nâng cấp Orbiter 2B có khả năng tự định hướng để hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí ngay cả khi hệ thống GPS bị gây nhiễu hoặc kết nối thông tin liên lạc bị ngắn. Đặc biệt, Orbiter 2B có thể mang theo khí tài để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.

Chia sẻ trang này