1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Nga xác nhận giao 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 cho Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam vừa nhận thêm 2 chiếc Su-30MK2 mới vào đầu tháng 12 và sẽ tiếp tục nhận 2 máy bay nữa vào cuối tháng.
    [​IMG]
    Sức mạnh của Không quân Việt Nam tăng thêm đáng kể với 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 mới nhận trong tháng 12 này.
    Interfax-AVN dẫn nguồn tin quân sự ngoại giao của Nga hôm 12/12 cho biết, nhà máy sản xuất máy bay Sukhoi ở Komsomolsk-on-Amur đã bắt đầu cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 mới cho Việt Nam theo hợp đồng ký kết năm 2013.

    "Hai trong tổng số 12 chiếc Su-30MK2 trong hợp đồng năm 2013 đã được bàn giao cho Việt Nam vào hồi đầu tháng 12 vừa qua", nguồn tin cho biết.

    Theo nguồn tin này, đến cuối tháng 12/2014, Sukhoi sẽ tiếp tục bàn giao 2 chiếc Su-30MK2 tiếp theo, còn lại 8 chiếc sẽ được bàn giao trong năm 2015.

    Còn theo tờ Militaryparitet thì 2 chiếc Su-30MK2 mới, mang số hiệu 8583 VÀ 8584 đã được một máy bay vận tải siêu nặng An-124-100M Ruslan của công ty hàng không Volga-Dnepr (Nga) đã vận chuyển đến sân bay Đà Nẵng vào hôm 6/12. Tất cả 12 máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng trị giá 600 triệu USD ký năm 2013 đều được sản xuất tại nhà máy hàng không Gagarin (KNAAPO) của Công ty Sukhoi ở Komsomolsk-On-Amur chứ không phải được sản xuất ở nhà máy hàng không Irkut như các đồn đoán trước đó.

    Tính tới hiện nay, Việt Nam đã mua của Nga 36 chiến đấu cơ Su-30MK2 để tăng cường năng lực cho lực lượng không quân. Trong đó gồm có 4 chiếc trong hợp đồng đầu tiên mua năm 2003, 8 chiếc mua năm 2009, 12 chiếc mua năm 2010 và mua thêm 12 chiếc nữa vào năm 2013.

    Báo Nga: Việt Nam nhận thêm 2 'Hổ mang chúa' Su-30MK2
    (Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 2 chiến đấu cơ tối tân Su-30MK2 hồi cuối tháng 11 vừa qua.
    [​IMG]
    Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 2 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 mới.
    Theo tạp chí phân tích buôn bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga, Không quân Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 2 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 mới do công ty sản xuất máy bay Sukhoi của Nga chế tạo. Đây là 2 chiếc Su-30MK2 đầu tiên được Nga bàn giao cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 máy bay loại này, có tổng trị giá ước tính 600 triệu USD được ký kết từ tháng 8/2013.

    Các nguồn tin, hai chiếc Su-30MK2 mới được Việt Nam tiếp nhận hồi cuối tháng 11 vừa qua, và theo kế hoạch, đến cuối tháng 12 này, Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam thêm 2 chiếc máy bay Su-30MK2 tiếp theo để hoàn thành kế hoạch năm 2014. Tám chiếc máy bay còn lại được lên kế hoạch hoàn thành cung cấp vào năm 2015.

    Việt Nam đã tích cực mua các máy bay chiến đấu đa năng của Nga từ những năm 1990 sau một thời gian dài suy giảm trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Năm 1995, Việt Nam đã đặt mua của Nga một lô đầu tiên gồm 6 chiếc Su-27 (5 chiếc Su-27SK và một chiếc Su-27UBK) trị giá 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Hà Nội tiếp tục đặt mua lô thứ hai (5 Su-27SK và 01 Su-27UBK).

    Tháng 12/2003, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã ký kết thêm một hợp đồng cung cấp của Việt Nam 4 máy bay Su-30MK - phiên bản được chuyển đổi để phù hợp với các yêu cầu của Không quân Việt Nam. Việc bàn giao được hoàn thành vào năm 2004, kèm theo với các chi phí mua linh kiện, phụ tùng và vũ khí cần thiết khác lên tới 120 triệu USD.

    Đầu năm 2009, Việt Nam tiếp tục ký một hợp đồng mua 8 chiếc Su-30MK2 trị giá khoảng 400 triệu USD (không kèm theo vũ khí) và đến tháng 2/2010, Hà Nội tiếp tục ký hợp đồng tiếp theo trị giá 1 tỷ USD để mua 12 chiếc Su-30MK2V có trang bị vũ khí và các phụ tùng cho cả lô 8 chiếc máy bay mua năm 2009.

    Như vậy, tính tới thời điểm này, Không quân Việt Nam đã được trang bị 26 chiếc máy bay chiến đấu đa năng, hiện đại Su-30MK2. Sau năm 2015, con số này sẽ tăng lên là 36 chiếc. Su-30MK2 trở thành loại máy bay chiến đấu đa năng nhất và hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Việt Nam. Các máy bay mới sau khi được tiếp nhận và huấn luyện làm chủ, sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh đánh không, đánh biển và đánh đất cho quân đội ta.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...am-nhan-them-2-ho-mang-chua-su-30mk2-3218540/
    Thien_Binh_PL thích bài này.
  2. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Điểm trận đánh tiêu biểu trong Kháng chiến chống Mỹ (3)
    Cập nhật lúc: 08:00 17/12/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Điểm trận đánh tiêu biểu trong Kháng chiến chống Mỹ (1)
    Điểm trận đánh tiêu biểu trong Kháng chiến chống Mỹ (2)

    (Kiến Thức) - Các chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, Tây Nguyên 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đã đánh bại hoàn toàn Mỹ-Ngụy, thống nhất 2 miền Nam-Bắc.
    Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
    Ngày 17/12, Nixon chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Linebacker II. 10h15 phút ngày 18/12/ 1972, một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. 19h10 phút, các đài radar cảnh giới của của binh chủng rađa báo cáo về sở chỉ huy trung tâm: "B-52 đang bay vào hướng Hà Nội". 19h25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F 111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở chỉ huy trung tâm: Máy bay F 111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Từ 19h20 phút đến 20h 18 phút, nhiều tốp máy bay B-52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Đây là những cuộc chiến đấu mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không".
    [​IMG]
    Bộ đội tên lửa SAM-2 đã hạ gục nhiều "ngáo ộp" B-52 khiến người Mỹ thất kinh.
    Ngày 29/12, Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” kết thúc. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom xuống Hà Nội và các vùng lân cận, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971. Đây là một chiến dịch sử dụng B52 lớn nhất từ trước đến nay với quy mô, cường độ và số lượng phương tiện chiến tranh, số lượng bom đạn khổng lồ.
    Những cái đầu nóng ở Nhà Trắng khi đó tin rằng: Hà Nội sẽ không thể chịu nổi một chiến dịch ném bom như vậy và nhất định sẽ bị khuất phục, phải ký Hiệp định theo ý đồ của Mỹ. Trong Chiến dịch này Mỹ đã xuất kích hơn 600 lần chiếc B52 và hàng nghìn lần các loại máy bay hiện đại khác đã liên tục trong 12 ngày đêm rải xuống Hà Nội, Hải Phòng hàng vạn tấn bom đạn; phá hủy nhiều khu phố, nhà cửa, bệnh viện, trường học, công trình kinh tế, quốc phòng…và gây thương vong cho hàng nghìn người, trong đó có rất nhiều người già, phụ nữ, trẻ em.
    [​IMG]
    Xác B-52 tại hồ Hữu Tiệp, Hà Nội.
    Tổng kết chiến dịch, ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến thắng cuộc tập kích bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng của quân và dân ta là đòn giáng trả chí mạng vào sức mạnh không lực Mỹ, góp phần buộc Mỹ phải ký kết vào Hiệp định Paris, rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
    Chiến dịch Tây Nguyên
    Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975) là chiến dịch mở đầu cuộc tiến công chiến lược, đã tiêu diệt và đập tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của Mỹ, nguỵ ở Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    [​IMG]
    Bộ đội ta hành quân vào Nam Tây Nguyên.
    Vào năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã thảo luận và xác định Tây Nguyên là chiến trường chính, các chiến trường khác phối hợp. Với chủ trương ấy, ta quyết tâm chọn Buôn Ma Thuột làm trận đánh then chốt, trận mở màn đánh đòn hiểm nhằm vào chỗ sơ hở, điểm yếu của địch. Từ ngày 4/3/1975, ta chủ động cho các đơn vị đánh nhiều trận nhằm nghi binh, lừa địch.
    2h sáng ngày 10/3/1975, ta nổ súng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Để nghi binh thu hút sự chú ý của địch, bộ đội đặc công và pháo binh nổ súng đánh sân bay Hòa Bình, hậu cứ Trung đoàn 53, khu kho Mai Hắc Đế. Lúc 7h sáng ngày 10/3, ta tiếp tục khai hỏa, địch không cứu được Đức Lập. Đến 11h30 phút ngày 11/3, ta giải phóng Buôn Ma Thuột bắt sống Vũ Thế Quang, Sư đoàn phó Sư đoàn 23 và Nguyễn Văn Luật, Tỉnh trưởng Đắc Lắc.
    Ngày 12/3, địch cho các Trung đoàn 44 và 45, Sư đoàn 23 đổ bộ xuống đông Buôn Ma Thuột (khu vực Nông Trại, Phước An trên đường 21) và bị Sư đoàn 10 của ta phối thuộc xe tăng và pháo binh, lần lượt tiêu diệt trong các ngày từ 14 đến 18/3. Sau khi ta đánh tan Sư đoàn 23, địch “nhắm mắt” đưa một lữ đoàn dù bỏ Đà Nẵng về bảo vệ đèo Phượng Hoàng hòng ngăn chặn ta tiến xuống Nha Trang. Ta cho Sư đoàn 10 chuẩn bị đánh lữ đoàn dù nói trên trên đường Buôn Ma Thuột - Nha Trang.
    [​IMG]
    Xe tăng ta tiến vào giải phóng các tỉnh, thành phố Tây Nguyên.
    11h trưa 14/3, tại Cam Ranh diễn ra một cuộc họp ngụy, Nguyễn Văn Thiệu đã lệnh cho các tướng lĩnh đã quyết định rút quân khỏi Tây Nguyên theo đường số 7. Sáng sớm ngày 15/3, địch cho một số đơn vị rút quân. Đến trưa ngày 15 ngay cả CIA cũng bắt đầu di tản người Mỹ khỏi Pleiku. 13h chiều 15/3, cuộc di tản của Quân đoàn II chính thức bắt đầu trong sự cập rập, vội vã. Đến chiều 15/3, cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 ngụy qua Cheo Reo. 20 giờ tối 16/3, ta phát lệnh truy kích địch.
    Đến ngày 24/3/1975 ta chủ động kết thúc chiến dịch. Trong Chiến dịch này, chỉ sau 8 ngày truy kích địch trên Đường số 7, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 28.514 tên địch, trong số đó có 4.502 chết hoặc bị thương, 16.822 người bị bắt làm tù binh. Ta thu giữ và phá 17.183 súng các loại, trong đó có 79 khẩu pháo từ 105 mm trở lên, gồm 48 khẩu pháo 105mm, 14 khẩu 155mm và 12 khẩu M107 175mm (mệnh danh Vua Chiến trường); phá hủy và thu giữ hơn 2.000 xe quân sự, trong đó có 207 xe tăng và xe bọc thép; bắn rơi 44 máy bay, thu và phá 110 chiếc khác.
    Sau này, theo tính toán của Mỹ, trong số 60.000 quân khởi hành thì chỉ có 20.000 về đến đích và hầu như không còn sức chiến đấu. Trong số 7.000 biệt động quân chỉ còn 700 đến đích. Sau trận Buôn Ma Thuột và cuộc rút lui thảm họa trên đường số 7, Quân đoàn II không còn thực sự hiện hữu như là một lực lượng chiến đấu tương xứng với quy mô của nó nữa.
    Chiến dịch Hồ Chí Minh
    Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 6 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975)
    Ngày 14/4/1975, Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ chỉ huy chiến dịch, đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”, phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.
    [​IMG]
    Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập.
    Trong chiến dịch này ta tập trung lực lượng lớn, gồm: Quân đoàn 1 (thiếu Sư đoàn 308 ở lại bảo vệ miền Bắc), Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và Đoàn 232. Tổng số lực lượng là 15 sư đoàn, một lữ đoàn và 4 trung đoàn bộ binh; 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp; 8 lữ đoàn, trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công; 4 trung đoàn và 10 tiểu đoàn thông tin; một trung đoàn tên lửa, hai sư đoàn ô tô vận tải, một bộ phận hải quân và không quân, cùng lực lượng địa phương trong địa bàn chiến dịch.
    Bộ Tư lệnh xác định hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch là hướng bắc và tây bắc, trong đó hướng tây bắc là chủ yếu nhất. Hướng đông và tây nam là những hướng hiểm yếu và quan trọng. 5 mục tiêu chủ yếu trong nội thành phải nhanh chóng đánh chiếm là: Bộ Tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Dinh Độc Lập. Ngày 25/4, mọi công tác chuẩn bị của ta cơ bản đã hoàn thành, các lực lượng chiến dịch đã vào đến vị trí triển khai và sẵn sàng chờ lệnh nổ súng. 17 giờ ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu, mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    Từ ngày 26 đến 28/4, ta tiến công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, thực hiện bao vây cô lập triệt để Sài Gòn, tạo thêm thế có lợi để thực hành tiến công trên toàn mặt trận.
    Ngày 29/4, đòn quân sự của ta đã chặn đánh và tiêu diệt các sư đoàn 22, 25, 5, 18, thủy quân lục chiến, các lữ 1 dù, lữ 3 kỵ binh ở tuyến ngoài của địch. Trong khi đó, các lực lượng đặc công, biệt động, bộ đội địa phương đã phá hủy các trận địa pháo, đánh chiếm các đồn bốt, chiếm giữ các cầu vùng ven.
    Ngày 30/4/1975, các binh đoàn của ta đã thọc sâu hùng mạnh, tiến chiếm ngay các mục tiêu chiến lược của địch, bắt toàn bộ nội các bù nhìn của địch, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.
    [​IMG]
    Xe tăng ta trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4.
    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc quân khu 3 địch, lực lượng tổng trù bị còn lại và tàn quân của quân đoàn 1, quân đoàn 2. Đập tan hệ thống ngụy quyền từ trung ương đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn/Gia Định và các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu… Tạo điều kiện cho Quân khu 8 và 9 cùng với nhân dân địa phương tiến công nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân khu 4 địch và giải phóng đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 30/4 và 1/5/1975.
    Chiến dịch Hồ Chí Minh tuy chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Những kinh nghiệm đã phát triển đến đỉnh cao của chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật chiến dịch của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

    Sau năm 1975 VN có quân đội thứ 3 TG sau Mỹ và LX

    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...bieu-trong-khang-chien-chong-my-3-429380.html
  3. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Việt Nam xếp hạng 23 sức mạnh quân sự toàn cầu: Vũ khí "bí mật"!

    Nguyễn Ngọc
    , Tổng hợp

    Tiềm lực quốc phòng hay sức mạnh quân sự?

    GFP đã dựa trên 8 tiêu chí gồm khoảng 50 danh mục để đánh giá sức mạnh quân sự của 68 quốc gia mà họ thu thập được, cụ thể là các tiêu chí: Nguồn lực con người, lực lượng lục quân, không quân, hải quân, nguồn lực dầu mỏ, khả năng huy động hậu cần, các chỉ số về kinh tế và yếu tố địa lý. Như vậy, nó đích thực là Bảng xếp hạng “tiềm lực quốc phòng” chứ không phải là “sức mạnh quân sự”.

    Tiềm lực quốc phòng là khái niệm dùng để chỉ sức mạnh quốc phòng của một quốc gia, bao hàm trong nó là sức mạnh quân sự (của các lực lượng vũ trang) và nguồn lực tổng hợp của quốc gia có thể huy động cho chiến tranh. Điều đó thể hiện trong bảng xếp hạng trên ở các tiêu chí: Nguồn lực con người, nguồn lực dầu mỏ, khả năng huy động hậu cần, kinh tế, địa lí…

    Theo cách tính của Global Firepower, tất cả các chỉ số đều được quy ra điểm (PwrIndx). Điểm “PwrIndx” lý tưởng là 0,0000, được đánh giá dựa trên 50 yếu tố có ý nghĩa quyết định về khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh hải quân, hậu cần, dân số.

    Sau khi tiến hành đánh giá 106 quốc gia trên hơn 50 khía cạnh gồm ngân sách quân sự; quân lực (cả tổng động viên); trang bị, vũ khí đang sở hữu; khả năng huy động tiềm lực quốc phòng (tài nguyên, số lượng trang bị lưỡng dụng…), Global Firepower Index đã thống kê được danh sách 35 cường quốc quân sự trên thế giới.

    [​IMG]

    Sức mạnh quân sự Việt Nam có nằm ở vũ khí? (Ảnh: Hệ thống phòng không S-300, máy bay chiến đấu Su-27, tàu hệ vệ Gepard, tăng T-54 của Việt Nam)

    Dựa trên 50 chỉ tiêu thu thập được từ CIA và các báo cáo truyền thông, Global Firepower đánh giá dẫn đầu bảng xếp hạng là Mỹ với số điểm là 0,2208. Nga xếp thứ hai và Trung Quốc xếp thứ ba với số điểm lần lượt là: 0,2355 và 0,2594. Các nước từ thứ 4 đến thứ 10 lần lượt là Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

    Khoản đầu tư lên tới 612 tỷ USD/năm cho quân sự đã giúp Mỹ giữ vị trí số 1 trong danh sách của Global Firepower Index. Trung Quốc được xếp hạng thứ 3 với khoản ngân sách quốc phòng lên tới 126 tỷ USD/năm. Nga xếp hạng 2 lại chỉ chi tiêu quốc phòng ở mức 76 tỷ USD/năm (thực chi đã tăng lên 88 tỷ USD).

    Theo số liệu của Global Firepower, Việt Nam được xem là nước chi ngân sách quốc phòng khá lớn, khoảng 3,4 tỷ USD. Với dân số hơn 92 triệu, Việt Nam cũng được đánh giá là có dữ liệu nhân lực khá lớn, với khoảng hơn 41 triệu người phù hợp nghĩa vụ quân sự, trên tổng số hơn 50 triệu người có thể huy động.

    Việt Nam nằm ở vị trí thứ 23 khi được Global Firepower đánh giá ngân sách quốc phòng khá lớn, số quân thường trực đông, cùng với hàng nghìn xe tăng, hàng trăm máy bay các loại; hàng trăm tàu chiến các loại, trong đó có 2 tàu ngầm, cùng hàng nghìn hệ thống rocket và phương tiện chiến đấu khác.

    [​IMG]

    Hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion P, máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo và tàu tên lửa Molniya của Việt Nam

    Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chẳng có gì là mới khi Business Insider copy hầu như toàn bộ các số liệu trong bảng xếp hạng Global Firepower đã công bố hồi tháng 4 chỉ khác cột đầu tiên. Trong bảng xếp hạng hồi tháng 4, cột đầu tiên là chỉ quân số thường trực, còn trong bảng xếp hạng mới, nó là mục “Nguồn nhân lực có thể huy động cho chiến tranh”.

    Sức mạnh thực sự của quân đội Việt Nam không nằm ở vũ khí trang bị

    Hơn nữa, cũng như trước, các tiêu chí bình chọn của Global Firepower vẫn thể hiện sự không đáng tin cậy, khi chỉ thống kê số lượng vũ khí thông thường nhưng không có phân tích về mức độ hiện đại, dẫn đến nhiều quốc gia sở hữu số lượng lớn loại vũ khí cổ lỗ sĩ xếp trên các nước có trang bị tiên tiến bậc nhất thế giới nhưng có số lượng ít hơn.

    Việc chỉ thống kê số lượng, mà trong thống kê cũng không quy định những tiêu chuẩn trang bị cụ thể cũng dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá, bình chọn. Ví dụ như trong xếp hạng hải quân thì chỉ thống kê số lượng tàu, không cần biết lượng giãn nước lớn hay nhỏ, dẫn đến việc Triều Tiên lọt top đầu thế giới, trong khi họ chỉ sở hữu toàn tàu cỡ nhỏ, cũ kỹ.

    Nhiều danh mục đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh quân sự của một quốc gia, bao gồm: số lượng vũ khí mang tính chiến lược (ví dụ như: máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo); số lượng tên lửa liên lục địa; số lượng đầu đạn hạt nhân và vệ tinh quân sự cũng không được tính đến.

    [​IMG]

    Bảng xếp hạng mới của Business Insider không khác gì bảng xếp hạng hồi tháng 4 của Global Firepower

    Đây là những yếu tố then chốt, thể hiện sức mạnh của một quân đội hiện đại, ví dụ như một nước sở hữu vũ khí hạt nhân chắc chắn là có tiềm lực quốc phòng mạnh hơn rất nhiều so với nước có nhiều loại vũ khí thông thường, vì họ sẽ có trình độ công nghệ tiên tiến trên nhiều lĩnh vực như công nghệ tên lửa, công nghệ điều khiển và dẫn đường, công nghệ vật liệu...

    Việc thiếu chỉ số năng lực công nghiệp quốc phòng đã khiến nhiều nước có thực lực quân sự kém xếp hạng trên nhiều cường quốc về khoa học kỹ thuật quân sự. Ví dụ như Việt Nam hiện còn đang học hỏi công nghệ đóng tàu quân sự của Hà Lan, công nghệ UAV Thụy Điển lại xếp trên 2 quốc gia này.

    Việt Nam cũng còn xếp trên cả Saudi Arabia - nước sở hữu kho vũ khí hiện đại khổng lồ của Mỹ, với ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới hàng chục tỷ USD; đứng trước Tây Ban Nha - quốc gia có thể đóng được tàu sân bay, tàu khu trục Aegis, tàu hộ vệ hiện đại…

    Việt Nam cũng vượt qua quốc gia chuyên cung cấp động cơ AIP cho tàu ngầm thông thường và chế tạo chiến đấu cơ hiện đại thế hệ thứ 4 Jas-39 Gripen là Thụy Điển; bỏ qua Cộng hòa Séc là nước chúng ta đang phải nhập khẩu các loại radar phòng không tiên tiến, hơn cả Hà Lan - nước đang chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến cho Việt Nam.

    [​IMG]Nếu chỉ dựa vào trang bị Việt Nam sẽ luôn yếu thế, với các loại trang bị cũ kỹ, ví dụ như xe tăng T-54/55...

    Việt Nam hiện đang bước vào con đường hiện đại hóa quân đội, trang bị còn khá nghèo nàn, lạc hậu, số lượng ít; công nghiệp quốc phòng chưa thực sự phát triển, vũ khí chủ yếu là mua sắm từ nước ngoài, các chương trình hợp tác quân sự để nâng tầm khoa học kỹ thuật quốc phòng mới manh nha được triển khai.

    Vì vậy, chúng ta cần hiểu ngay là hệ thống tiêu chí và kết quả đánh giá của bảng xếp hạng này chỉ có giá trị giải trí, chứ không thể được coi là sự đánh giá thực chất về tiềm lực quốc phòng của một đất nước. Vị trí thứ 23 của Việt Nam cũng chỉ được coi là một nguồn tin tham khảo chứ không nói lên được sức mạnh thực sự.

    Sức mạnh quân sự của dân tộc Việt Nam không phải là những vũ khí trang bị hiện đại mà nó nằm ở chỗ “biết người, biết ta”, mua sắm những gì cần thiết, phù hợp với đặc điểm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, hợp tác với các đối tác nước ngoài phù hợp để nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự khả năng tự chủ về trang bị.

    Còn sức mạnh quốc phòng toàn dân của Việt Nam nằm ở chính tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc và khả năng vượt qua khó khăn trong những thời khắc then chốt của lịch sử. Đó chính là vũ khí "bí mật" lớn nhất của Việt Nam. Nếu chỉ dựa vào vũ khí, trang bị, Việt Nam đã thất bại trong tất cả các cuộc chiến đã từng kinh qua, bởi tất cả các đối thủ từ trước đến nay đều mạnh hơn Việt Nam về sức mạnh quân sự. Các chiến thắng trước các đối thủ cực mạnh từ xưa đến nay đã chứng minh cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

    http://www.anninhthudo.vn/quan-su/v...nh-quan-su-toan-cau-vu-khi-bi-mat/586136.antd
    Last edited by a moderator: 18/12/2014
  4. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Trung Quốc dồn dập đong đếm Việt Nam nhận Su-30MK2
    (Quốc phòng Việt Nam) - Sau khi 2 chiếc tiêm kích Su-30MK2 mới nhất đưa về Đà Nẵng ngày 6/12/2014, truyền thông Trung Quốc đã dồn dập đưa tin về sự kiện này.
    Độc lập tác chiến, thọc sâu

    Theo truyền thông tiếng Trung ngày 14/12, mặc dù Việt Nam không chính thức tiến hành giải thích cụ thể, nói rõ về hợp đồng mua 12 máy bay Su-30MK2 mới, nhưng điều có thể khẳng định là, Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự có mục đích là để có thể tăng thêm sức mạnh đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Máy bay chiến đấu Su-30 là một loại máy bay chiến đấu ném bom hạng nặng đa năng được nghiên cứu chế tạo để đối phó với máy bay chiến đấu F-15 Mỹ, có năng lực bay liên tục siêu thấp, năng lực phòng thủ rất mạnh và tính năng tàng hình xuất sắc.

    Khi thiếu thông tin của hệ thống chỉ huy mặt đất vẫn có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt, trong đó bao gồm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thọc sâu. Hiện nay, loại máy bay này chủ yếu trang bị cho Không quân Trung Quốc, Không quân Việt Nam và Không quân Ấn Độ.

    [​IMG]
    Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
    Vì sao Ấn Độ hỗ trợ huấn luyện phi công?

    Trong khi đó, tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 18/12 dẫn nguồn từ Đài tiếng nói nước Nga ngày 17/12 đưa tin, trong các giai đoạn khác nhau, máy bay của Không quân Việt Nam thuộc máy bay các giai đoạn khác nhau của Liên Xô và Nga. Nổi tiếng nhất là máy bay tiêm kích MiG. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Không quân Việt Nam đã sử dụng chúng, tiêu diệt được 350 máy bay Mỹ.

    Hiện nay, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga. Căn cứ vào 2 hợp đồng đã thực hiện, Quân đội Việt Nam đã nhận được 20 máy bay loại này. Lô 12 chiếc đầu tiên của hợp đồng thứ ba cũng đã được vận chuyển đến Việt Nam.

    Trong các thời kỳ khác nhau có nhiệm vụ khác nhau. Theo đó cần có công nghệ khác nhau - Giám đốc Korotchenko, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Moscow bình luận. Máy bay Su và máy bay MiG có tính năng kỹ thuật khác nhau. Máy bay MiG là máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ, trong khi đó máy bay Su là máy bay tiêm kích hạng nặng.

    Tiêm kích Su-30 có uy lực tên lửa-ném bom mạnh, bán kính tác chiến rất lớn. Ngoài vũ khí thông thường, nó mang theo tên lửa chống hạm, có thể hoàn thành hành động quân sự đối với các mục tiêu trên biển.

    Điều này đặc biệt quan trọng đối với khu vực tồn tại tranh chấp lãnh thổ đảo và khu vực thềm lục địa. Rất rõ ràng, Việt Nam đã chọn lựa máy bay Su là do những máy bay này có thể giúp họ giải quyết vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc.

    Su-30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng, đứng vào hàng ngũ loại máy bay tốt nhất thế giới, hơn nữa có một số tính năng vượt trội so với các loại khác.

    Tổ lái của mỗi máy bay tiêm kích gồm 2 người. Vì vậy, 32 máy bay cung cấp theo 3 hợp đồng cần khoảng 100 phi công. Chính phủ Việt Nam đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo phi công và vừa nhận được đồng ý.

    Chuyên gia Nga giải thích cho rằng, thứ nhất, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu bay của phi công Việt Nam và Ấn Độ giống nhau hơn nhiều so với điều kiện của Nga. Ngoài ra, Ấn Độ đã có rất nhiều máy bay tiêm kích Su Nga, 4 năm tới họ sẽ có tới 272 chiếc. Các phi công Ấn Độ nắm rất chắc chúng.

    Ngoài ra Korotchenko còn cho rằng: Còn phải xét tới quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự, cũng giải quyết được vấn đề tăng cường an ninh của dân tộc mình.

    Theo bài báo, Ấn Độ và Việt Nam còn đang thảo luận khả năng cung cấp cho Việt Nam tên lửa BrahMos - loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất. Tốc độ của loại tên lửa này sẽ gần gấp 3 tên lửa siêu âm Harpoon Mỹ. BrahMos còn có phiên bản trang bị cho máy bay.

    Đếm số lượng 8 năm

    Tờ Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 18/12 cũng dẫn báo Nga đưa tin, năm 2013, Quân đội Việt Nam đã bí mật đặt mua 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Nga, 2 chiếc chế tạo gần nhất vào ngày 6 tháng 12 đã bí mật vận chuyển đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, 2 chiếc máy bay này có năng lực tác chiến đột phá phòng không trên biển.

    Máy bay chiến đấu Su-30MK2 có năng lực đột phá phòng không tốc độ siêu cao và tấn công lướt biển ở tầng trời siêu thấp.

    Ngoài ra, 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 vào cuối năm cũng sẽ bàn giao cho Quân đội Việt Nam.

    Theo thông tin mới nhất cho biết, trong vòng 8 năm qua, Quân đội Việt Nam đã nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, triển khai trọng điểm ở tuyến 1 của Biển Đông, tờ Phượng Hoàng cho biết.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-dap-dong-dem-viet-nam-nhan-su-30mk2-3220412/
  5. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Báo Trung Quốc dựa vào đâu để xếp Quân đội Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á ?
    26/11/2012-(Tổng hợp từ báo Trung Quốc)Trong bài viết này, theo quan điểm của các chuyên gia quân sự để phân tích, xếp hạng toàn diện về sức mạnh quân sự của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đông Timor chưa hình thành một lực lượng quốc phòng hoàn chỉnh, không được bao gồm trong bảng xếp hạng. 10 quốc gia trong bảng xếp hạng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Indonesia.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam. Chiếc dẫn đầu mang số hiệu 8586.


    Các số liệu dưới đây lấy từ báo Trung Quốc (chỉ mang ý nghĩa tượng trưng và không đầy đủ):
    1. Bộ binh
    :

    Việt Nam: Tổng số người có thể phục vụ quân đội là khoảng 41,2 triệu (bao gồm chính quy và dự bị động viên). 3435 xe tăng và xe bọc thép (bao gồm 1935 xe bọc thép, 1500 xe tăng), hơn 15.000 pháo binh. Tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng--> Chi tiết.

    Lào: Tổng số người có thể phục vụ quân đội là 2,5 triệu người. 125 xe tăng và xe bọc thép (55 xe bọc thép, 70 xe tăng), hơn 75 pháo binh. Hải quân: Hơn 600 người với khoảng 60 tàu nhỏ.

    Campuchia: Tổng số khoảng 9 triệu. 350 xe tăng và xe bọc thép (110 xe bọc thép, hơn 240 xe tăng), khoảng 430 pháo binh.

    Miến Điện: Tổng số khoảng 32,5 triệu người. Hơn 615 xe tăng và xe bọc thép (230 xe tăng, 385 xe bọc thép), khoảng 970 pháo binh.

    Philippines: Tổng số khoảng 7,45 triệu người. hơn 500 xe tăng và thiết giáp (bao gồm 41 xe tăng, 460 xe bọc thép), hơn 282 pháo các loại.

    Malaysia: 8,5 triệu người. 1236 xe tăng và xe bọc thép (26 xe tăng, 1210 xe bọc thép), hơn 637 pháo binh.

    Thái Lan: Tổng số 19 triệu người. 1789 xe tăng và xe bọc thép (787 xe tăng, 1002 xe bọc thép), hơn 1.100 pháo các loại. Tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không (chưa cập nhật)

    Singapore: Tổng số 50.000 người. Hơn 1480 xe tăng và xe bọc thép xe (khoảng 410 xe tăng, 1070 xe bọc thép), hơn 540 pháo các loại. Tên lửa chống tăng (chưa cập nhật).

    Brunei: Tổng số 3900 người. 68 xe tăng và xe bọc thép (16 xe tăng, 52 xe bọc thép), 24 pháo, 12 tên lửa phòng không.

    In-đô-nê-xi-a: Tổng số 23,5 triệu người (?). 1088 xe tăng và xe bọc thép (xe tăng, 500 xe tăng, 588 xe bọc thép), hơn 2350 pháo binh các loại. Tên lửa phòng không (chưa cập nhật).

    Rating: Về bộ binh, dường như Việt Nam mạnh cả về số lượng, khả năng tác chiến và trang thiết bị vững chắc được xếp hàng đầu, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a ít hơn, Xin-ga-po, Ma-lay-xi-a tuy ít nhưng trang thiết bị hiện đại; Myanmar và Campuchia thì lạc hậu, Phi-líp-pin đã không chú ý nhiều cho bộ binh, Lào và Brunei lạc hậu rõ ràng hơn.

    Xếp hạng sức mạnh bộ binh:

    1, Việt Nam; 2, Thái Lan;3, In-đô-nê-xi-a; 4, Myanmar; 5, Malaysia; 6, Singapore; 7, Cam-pu-chia; 8, Philippines; 9, Lào; 10 Brunei.

    2. Hải quân

    Việt Nam: Tổng số người có thể phục vụ trong hải quân khoảng 4,2 triệu (chính quy và dự bị động viên). Hơn 100 tàu các loại (trong đó có 51 tàu chiến); Không quân hải quân: khoảng 22 máy bay--> Chi tiết

    Lào: Không đáng kể.

    Cam-pu-chia: 33 loại tàu thuyền khác nhau (?).

    Myanmar: Tổng số người có thể phục vụ khoảng 1,58 triệu. 95 tàu các loại(65 tàu chiến).

    Phi-líp-pin: Tổng số khoảng 2,59 triệu người. 88 loại tàu khác nhau, Không quân hải quân: 20 máy bay; Thủy quân lục chiến trang bị xe bọc thép, 109 pháo 150mm.

    Malaysia: Tổng số khoảng 1,25 triệu. 56 tàu các loại (trong đó có 35 tàu chiến). Không quân hải quân: 12 máy bay.

    Thái Lan: Tổng số 7,3 triệu người. 132 loại tàu khác nhau (bao gồm cả 102 tàu chiến), Không quân hải quân: 86 máy bay, 1 tàu sân bay. Thủy quân lục chiến trang bị 33 xe bọc thép, 36 pháo.

    Singapore: Tổng số khoảng 90.000 người. 35 tàu các loại (trong đó có 24 tàu chiến).

    Brunei: Tổng số khoảng 700 người. Khoảng 13 tàu các loại.

    In-đô-nê-xi-a: Tổng số khoảng 4,3 triệu người. Khoảng 130 tàu các loại (bao gồm 74 chiến hạm nổi, 2 tàu ngầm). Không quân hải quân: 114 máy bay. Thủy quân lục chiến trang bị 208 xe tăng và xe bọc thép (bao gồm 100xe tăng, 108 xe bọc thép), hơn 63 pháo binh.

    Rating: Ngoài Lào, hầu hết các nước Đông Nam Á có bờ biển dài, do đó, họ chú trọng đến việc xây dựng Hải quân. Trong đó, nước có nhiều đảo là In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin, nên hải quân là quan trọng nhất. Nhìn chung, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Philippines lọt vào bán kết, sức mạnh hải quân của họ cao hơn đáng kể hơn so với các nước khác, và khoảng cách giữa mỗi khác.

    Xếp hạng sức mạnh hải quân tổng hợp:

    1, In-đô-nê-xi-a; 2, Thái Lan; 3, Việt Nam; 4, Phi-líp-pin; 5, Miến Điện; 6, Malaysia; 7, Singapore; 8, Cam-pu-chia; 9, Brunei; 10, Lào.

    3. Không quân

    Việt Nam: Tổng số người có thể phục vụ trong không quân khoảng 1,5 triệu người. 427 máy bay các loại (bao gồm khoảng 244 máy bay chiến đấu). Tên lửa đối không, đối đất, đối hạm--> Chi tiết.

    Lào: Tổng số khoảng 3500 người. 80 máy bay các loại (bao gồm 26 máy bay chiến đấu).

    Cam-pu-chia (năm 2000): 50 máy bay các loại (trong đó có 20 máy bay chiến đấu).

    Myanmar: Tổng số khảng 90.000 người. Khoảng 220 máy bay các loại (bao gồm cả khoảng 143 máy bay chiến đấu).

    Philippines: Tổng số khoảng 1,74 triệu người. 362 máy bay các loại (bao gồm 138 máy bay chiến đấu).

    Malaysia: Tổng số khoảng 1,25 triệu người. 254 máy bay các loại (bao gồm 89 máy bay chiến đấu).

    Thái Lan: Tổng số 4,3 triệu người. Hơn 460 máy bay các loại (bao gồm 206 máy bay chiến đấu).

    Singapore: Tổng số khoảng 1,35 triệu. Hơn 210 chiếc máy bay các loại (bao gồm 177 chiếc máy bay chiến đấu). Tên lửa đối không (chưa cập nhật),

    Brunei: Tổng số khoảng 400 người. 38 máy bay các loại.

    In-đô-nê-xi-a: Tổng số 2,1 triệu người. Khoảng 250 máy bay các loại (bao gồm 91 máy bay chiến đấu).

    Rating: Không quân các nước Đông Nam Á tương đối yếu. Brunei, Campuchia, Lào rất yếu, sức mạnh không quân trong bảy nước còn lại không có nhiều khoảng cách, nếu chiến tranh xảy ra, vị trí đầu tiên và vị trí thứ bảy khó phân thắng bại.

    Xếp hạng sức mạnh không quân tổng hợp:

    1, Thái Lan; 2, Việt Nam; 3, Philippines; 4, In-đô-nê-xi-a; 5, Singapore; 6, Malaysia; 7, Myanmar; 8, Lào; 9, Cam-pu-chia; 10 Brunei.

    4. Xếp hạng tổng hợp

    Bộ binh:

    1, Việt Nam; 2, Thái Lan,3, In-đô-nê-xi-a, 4, Myanmar, 5, Malaysia, 6, Singapore, 7, Cam-pu-chia, 8, Philippines, 9, Lào, 10 Brunei

    Hải quân:

    1, In-đô-nê-xi-a, 2, Thái Lan, 3, Việt Nam; 4, Phi-líp-pin, 5, Miến Điện, 6, Malaysia, 7, Singapore, 8, Cam-pu-chia, 9, Brunei, 10, Lào

    Không quân:

    1, Thái Lan, 2, Việt Nam; 3, Philippines; 4, In-đô-nê-xi-a, 5, Singapore, 6, Malaysia, 7, Myanmar, 8, Lào, 9, Cam-pu-chia, 10 Brunei

    Toàn diện:

    1, Thái Lan, 2, Việt Nam; 3, In-đô-nê-xi-a; 4, Philippines; 5, Miến Điện; 6, Malaysia; 7, Singapore; 8, Cam-pu-chia; 9, Lào; 10 Brunei.

    Nhìn chung, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a thuộc lớp đầu tiên, Philippines. Myanmar, Malaysia, Singapore thuộc lớp hai. Cam-pu-chia, Lào, Brunei, lớp ba.

    Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chỉ là tương đối do dựa trên quân số và trang thiết bị, mặc dù cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến đấu thực tế nhưng yếu tố quyết định là chiến thuật, hiệu quả chiến đấu, kinh nghiệm chiến đấu và vũ khí trang bị,...

    TheoTianya.cn, Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam chinh chiến triền miên, cuối cùng hoàn toàn sáp nhập Champa (nay là miền Trung và miền Nam Việt Nam). Và có kinh nghiệm chiến đấu với các nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới như Mông Cổ (Hốt Tất Liệt), Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước lớn khác, đã tích lũy kinh nghiệm phong phú và tinh thần chiến đấu bất khuất, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a không thể so sánh được.

    http://vibay.blogspot.com/2012/11/bao-trung-quoc-dua-vao-au-e-xep-quan-oi.html

    Quân đội Nhân dân Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á
    “Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á”.

    [​IMG]

    Quân đội Nhân dân Việt Nam

    1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

    Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.

    Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.

    Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

    Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.

    Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

    Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

    Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa.

    [​IMG]

    Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam

    Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

    Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

    [​IMG]

    Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập

    Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân.
    Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

    Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

    2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

    Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”.

    [​IMG]

    Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

    Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

    Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân.

    [​IMG]

    Tàu chiến Moliya

    Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.

    “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

    [​IMG]

    Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc

    Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh.

    Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan.

    Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

    [​IMG]

    Su-27 của Không quân Việt Nam

    Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.

    Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên.

    [​IMG]

    Tàu ngầm Kilo 636

    Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.

    Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến.

    Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”.

    Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

    [​IMG]

    Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự

    Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự

    http://bhonline.com.vn/news/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-dung-dau-dong-nam-a.html

    Báo Mỹ: Quân đội Việt Nam chuyên nghiệp nhất Đông Nam Á

    Theo Nationalinterest, quân đội Việt Nam có khả năng hành động hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á trong một cuộc xung đột tiềm năng.
    AdsPhương pháp chữa hói đầu, rụng tóc nhiều đến từ Nhật Bản
    Bình luận về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Việt Nam của chính quyền Obama, Nationalinterest mới đây đăng bài viết của Joshua Kurlantzick cho rằng mặc dù còn nhiều bất đồng và chỉ trích, quyết định này của Mỹ dựa trên những tính toán lợi ích.

    Tác giả viết: Thứ 6 tuần trước, chính quyền Obama đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí gây chết người cho Việt Nam – một lệnh cấm đã tồn tại kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975. Mặc dù còn những chỉ trích và bất đồng về quyết định này, vẫn phải thấy rằng quyết định bán vũ khí cho Việt Nam là một điều có nhiều lợi ích.

    [​IMG]

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp Đại tướng Martin Depsey.
    Trong số tất cả các nước Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam có thể cung cấp đầy đủ lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ. Không giống như Myanmar hay Thái Lan, Chính phủ Việt Nam có sự kiểm soát rõ ràng trong lực lượng vũ trang. Mặt khác,quân đội Việt Namtrong nhiều khía cạnh ít lạm dụng và chuyên nghiệp hơn so với Myanmar và Thái Lan.

    Quân đội Việt Nam, trong một cuộc xung đột, có khả năng hiệu quả hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Lực lượng hải quân của Việt Nam cũng chuyên nghiệp và được đào tạo tốt.

    Vị trí chiến lược của Việt Nam ngay bên cạnhBiển Đôngđã đặt nó ở trung tâm của tuyến đường vận chuyển quan trọng và là trung tâm của một trong những khu vực mà Mỹ và Trung Quốc có nhiều khả năng đi vào cuộc xung đột.

    Theo Paul Leaf, một chuyên gia quốc phòng, Việt Nam có nhiều lợi thế để trở thành một đối tác tốt:

    Chi tiêuquân sựcủa Việt Nam đã tăng 130% từ năm 2003 đến 2012 làm cho họ trở thành nước có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Việt Nam đã sử dụng tăng trưởng kinh tế để hiện đại hóa hải quân và không quân.

    Vị trí của Việt Nam cũng có giá trị chiến lược: Việt Nam chia sẻ một biên giới 800 dặm với Trung Quốc trên đất liền và tiếp giáp với Biển Đông.

    Là một quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á đồng thời cũng là một nền kinh tế lớn trong khối ASEAN cho nên nếu xảy ra bất ổn, Việt Nam có nhiều điều kiện để xử lý hơn các nước khác trong khu vực.

    Trần Vũ

    http://www.nguoiduatin.vn/bao-my-quan-doi-viet-nam-chuyen-nghiep-nhat-dong-nam-a-a152085.html
  6. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Những quân binh chủng oai hùng của Quân đội Việt Nam
    (Bình luận quân sự) - Một đội quân đáng gờm phải thỏa mãn những yếu tố sau: Bản lĩnh, ý chí chiến đấu cao; kinh nghiệm trận mạc dày dạn; lợi thế tác chiến...
    Tổ chức Global Firepower (GFP) đã xếp trong 25 quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới thì quân đội Việt Nam đứng thứ 23. Tại khu vực ĐNA, Việt Nam xếp sau Indonesia.

    Việc xếp hạng này chủ yếu dựa vào các tiêu chí như lực lượng quân số; vũ khí trang bị; nhiên liệu dự trữ cho các hoạt động quân sự…Nói chung sự so sánh, xếp loại sức mạnh này như đã nói trên, cũng chỉ làm tham khảo, sự so sánh đó chỉ đúng trong tư thế tĩnh, khi mà quân đội không ở trong tình trạng tác chiến, bởi vì tạo ra sức mạnh cho quân đội còn rất nhiều yếu tố như nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, bản lĩnh, kinh nghiệm trận mạc, địa lợi…những điều này chỉ phát huy tác dụng, tạo nên sức mạnh thực sự, lớn nhất khi chiến tranh xảy ra mà thôi.

    Tuy nhiên, một dân tộc cách đây 70 năm chưa có tên trên bản đồ thế giới và quân đội chỉ có 34 người được trang bị súng kíp, giáo mác, mà nay được thế giới xếp vào tốp 23 quốc gia có quân đội mạnh nhất địa cầu là một niềm vinh dự, tự hào, một bước tiến như cổ tích thần thoại Phù Đổng của dân tộc Việt Nam ta.

    Yếu tố tạo nên sức mạnh của quân đội Nhân dân Việt Nam

    Chính nghĩalà yếu tố có vẽ như ai cũng hiểu nó mang tính chính trị, nhưng ở góc độ quân sự quốc phòng thì đây yếu tố hàng đầu, cơ bản để hình thành, xây dựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, chiến thuật độc đáo… của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Nếu như cho rằng, nghệ thuật “chiến tranh nhân dân”, lối đánh sở trường…của Việt Nam là vô địch, là không một thế lực nào có thể phá giải…thì tất cả những điều đó không thể phù hợp để thăng hoa với một quân đội đi xâm lược, bành trướng, một đội quân đi can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Rõ ràng là quân đội Việt Nam chỉ tự vệ, phòng thủ BVTQ cho nên, không có gì khó hiểu khi quân đội Việt Nam nhỏ nhưng không yếu, trang bị không mạnh, quân số không đông nhưng luôn chiến thắng trước các thế lực xâm lược hùng mạnh là thế. Chính nghĩa vừa là mục đích vừa là điều kiện cho quân đội Việt Nam có sức mạnh.

    Truyền thống đánh giặccũng là yếu tố mới nghe có vẽ chính trị, tuyên truyền, nhưng rất quan trọng nếu hiểu sâu và quan tâm về nó.

    Thực ra, người Việt Nam chẳng ai muốn đánh giặc, muốn chiến tranh, nhưng người Việt Nam lại sinh ra trên một đất nước hình chữ S, đất nước mà hết triều đại này đến triều đại khác từ phương Bắc cứ muốn chiếm lấy bằng được. Do đó, người Việt Nam trong hàng ngàn năm nay, từ đời này đến đời khác, luôn phải chống giặc, đánh giặc để tồn tại, đánh giặc để bảo vệ giang sơn…cho nên nó…truyền nhiễm vào máu (huyết thống) hay là thành GEN di truyền, thế thôi.

    Có thể thấy rất rõ điều này, thứ nhất, bất kỳ một thanh niên Việt Nam nào bình thường trong rất hiền, chậm chạp…nhưng khi xung trận là rất nhanh, rất sáng tạo, cứ như đã được ai dạy.

    Dễ hiểu là đâu phải một nước 1,4 tỷ dân thì sẽ có nhiều cầu thủ bóng đá siêu đẳng, đội bóng sẽ vô địch thế giới…mà phải có tố chất, có cái gọi là gen bóng đá mới có thể.

    Thứ hai là dân tộc Việt nói chung và quân đội nói riêng, luôn phải đối đầu với quân xâm lược đông, mạnh, hung hăng…nên, quân đội Việt Nam là một đội quân rất có bản lĩnh và phải có bản lĩnh. Nghĩa là, dù kẻ thù có đông, mạnh, hung hăng…đến mấy cũng không sợ, dám đánh, quyết đánh và quyết thắng.

    Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “từ “sợ” không có trong từ điển quân sự Việt Nam”. Thứ ba là, trong lịch sử, Việt Nam ta đã từng bị phương Tây xâm lăng, nhưng có một điều rất khó giải thích rõ ràng, minh bạch, là hễ mỗi khi bị giặc phương Bắc đe dọa, xâm lược là y như rằng cả dân tộc đều kết thành một khối, khí thế chống giặc lại ngùn ngụt dâng cao ngất trời.

    Chính có truyền thống đánh giặc cho nên kinh nghiệm trận mạc để BVTQ ngày càng dày dạn, đó là những kinh nghiệm quý báu được trả bằng máu xương của thế hệ đi trước mà không phải quốc gia nào cũng có được.

    Như vậy, ngoài yếu tố vật chất như vũ khí trang bị… tạo ra sức mạnh cho quân đội thì tính chính nghĩa và truyền thống đánh giặc là 2 phạm trù lớn mang tính quyết định đến sức mạnh của quân đội Việt Nam.

    Những quân binh chủng đáng gờm của quân đội Việt Nam.

    Một đội quân đáng gờm phải thỏa mãn những yếu tố sau: Bản lĩnh, ý chí chiến đấu cao; kinh nghiệm trận mạc dày dạn; đặc biệt luôn có lợi thế tác chiến và cuối cùng là vũ khí trang bị hiện đại, phù hợp với lối đánh, địa thế.

    Lục quân Việt Nam (bộ binh, xe tăng, pháo binh…)là lực lượng hình thành đầu tiên của QQĐVN. Với lịch sử là luôn đối đầu với những đạo quân xâm lược đông và mạnh hơn gấp nhiều lần và luôn chiến thắng. Vì vậy, bản lĩnh và ý chí chiến đấu là khỏi phải bàn, đồng thời kinh nghiệm trận mạc cũng dày dạn.

    Đây là lực lượng có nhiệm vụ phòng thủ BVTQ trên toàn tuyến biên giới, trên một địa hình phức tạp, hiểm trở. Vì vậy, kẻ thù muốn triển khai, tổ chức một cuộc tấn công lớn với hàng vạn quân, hàng vạn xe tăng , pháo binh tự hành…ào ạt, đồng thời vào tuyến biên giới Việt Nam là rất khó khăn nếu như không muốn nói là không thể.

    Nói theo nghĩa hình tượng thì địch chỉ có thể tấn công bằng đội hình “hàng dọc” chứ không thể “hàng ngang” để phát huy thế mạnh của những đội quân đông. Vì thế, lợi thế địa lý và với vũ khí trang bị hiện đại như ngày nay sẽ tạo cho lục quân Việt Nam luôn chiếm ưu thế tác chiến.

    Không quân Việt Nam xuất kích!
    Phòng không-không quân Việt Nam, đây là lực lượng ra đời sau lục quân nhưng đã đụng đầu với một lực lượng không quân hiện đại, thiện chiến bậc nhất thế giới-không quân Mỹ, trong một cuộc chiến tranh hiện đại, đã tạo cho PK-KQ Việt Nam một “đẳng cấp” cao. PK-KQ Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của mình, nhưng đó chỉ là quá khứ, cái quan trọng nhất mà quân đội Việt Nam hưởng được từ cha anh, phục vụ cho hiện tại là kinh nghiệm trận mạc.

    Thế trận phòng không nhân dân, các lưới lửa phòng không, chống tập kích đường không, những trận không chiến khốc liệt…và ngay như để có cuốn “cẩm nang bìa đỏ” thì hàng ngàn chiến sỹ, sỹ quan tên lửa đã phải anh dũng hy sinh. Tất cả, tất cả, kinh nghiệm đó đều được viết lên bằng máu xương của thế hệ cha anh chứ không phải bằng tập trận…mà có được.

    Nếu như trong cuộc chiến biên giới phía Bắc, tại hướng biển, Hải quân Trung Quốc rất muốn tấn công, vì họ có lợi thế là lực lượng Hải quân Việt Nam rất yếu, nhưng không thể, vì Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đang trấn giữ, thì tại sao Trung Quốc không dùng không quân tham gia tấn công? Rõ ràng, lúc đó Trung Quốc rất muốn dạy cho Việt Nam, muốn tiến sát Hà Nội càng tốt, nhưng PK-KQ Việt Nam là lực lượng đáng gờm, không quân Mỹ còn ngán thì không quân Trung Quốc lúc đó…không dám thử.

    Rất dễ hiểu là ngày nay, lực lượng PK-KQ được Việt Nam ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại, đặc biệt là lực lượng không quân. Các máy bay chiến đấu dòng SU-30 ngày càng tăng về số lượng, chất lượng để chiếm lĩnh vùng trời khu vực tác chiến tạo nên trụ cột của sức mạnh.

    Điều đặc biệt là hiện nay, lực lượng không quân Việt Nam luôn luôn có đủ khả năng tác chiến trên mọi vùng biển đảo xa nhất của Tổ quốc. Đây là thế trận rất lợi hại mà từ lợi thế địa lý, Không quân Việt Nam với lối đánh sở trường sẽ là mối nguy hiểm bậc nhất cho lực lượng tàu mặt nước của đối phương và do đó, đây cũng là lực lượng đáng gờm nhất trên Biển Đông

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...chung-oai-hung-cua-quan-doi-viet-nam-3220736/

    không quân mạnh nhất Đông Nam Á

    Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 03/03/1955, ngay sau khi thành lập không lâu Không quân Việt Nam đã phải chạm trán với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ.
    Tuy non kém về kinh nghiệm, thiếu thốn về trang thiết bị nhưng Không quân nhân dân Việt Nam đã giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.

    [​IMG]
    Su-30MK2V tiêm kích hiện đại nhất Không quân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
    Trong chiến tranh, có đến 16 phi công Việt Nam đạt danh hiệu “Át chủ bài” (phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ 5 lần trở lên). Sự xuất sắc của các phi công Việt đã buộc Không quân Mỹ phải tiến hành quá trình huấn luyện chiến đấu khác biệt Top Gun để cải thiện khả năng không chiến của họ.

    BÀI LIÊN QUAN

    Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Không quân Việt Nam lại tiếp tục tham chiến trên chiến trường Tây Nam. Những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 thực hiện nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tiêu diệt các tiền đồn và truy quét tàn quân Khơ-me đỏ.

    Những năm 1980, Không quân Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao cường kích tấn công mặt đất Su-22M, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á có phi đội máy bay chiến đấu hùng mạnh.

    Vào thời điểm đó có khoảng 250 chiếc MiG-21 cùng với 40 chiếc Su-22M cùng với số lượng khá lớn máy bay chiến đấu các loại thu giữ được của VNCH.

    Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình hiện đại hóa vào những năm 1990. Năm 1994, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á và đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 này.

    [​IMG]
    Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở châu Á và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 Su-27.
    Đến năm 1996, Việt Nam lại đặt mua tiếp 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đến Việt Nam, chiếc An-124 chở theo 2 chiếc Su-27UBK đã gặp nạn, sau đó phía Nga bồi thường cho Việt Nam 2 chiếc Su-27PU tiền thân của Su-30.

    Cuối năm 2003, Việt Nam tiếp tục trở thành khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích Su-30MK2 bằng hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 tương tự như biến thể Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc với một vài cải tiến về hệ thống điện tử và trang bị ghế phóng mới.

    Đến năm 2009, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc Su-30MK2V, một biến thể được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ đánh biển. Năm 2011 Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2V trị giá 1 tỷ USD.

    Hợp đồng lần này ngoài máy bay còn đi kèm theo hợp đồng mua tên lửa không đối không tầm ngắn R-73M, tên lửa không đối không tầm trung R-27ER tầm bắn tới 130km, tên lửa chống hạm Kh-31A và tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 cùng với bom thông minh các loại.

    Tính đến năm 2013, Không quân nhân dân Việt Nam có tổng cộng 24 chiếc Su-30MK2 cùng 12 chiếc Su-27 SK/UBK/PU đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích Sukhoi đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á.

    [​IMG]
    Đôi cánh ma thuật Su-22M3/M4 luôn sẳn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    Su-30MK2V của Việt Nam được đánh giá thuộc loại hiện đại hàng đầu khu vực. Nếu xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần thì Su-30MKM của Malaysia có phần nhỉnh hơn nhưng Su-30MK2 V của Việt Nam lại đánh biển tốt hơn.

    Mặt khác, máy bay bay hiện đại chỉ là một yếu tố cần chứ chưa đủ để dành chiến thắng trong một cuộc không chiến. Điều đó còn phụ thuộc vào kỹ năng của phi công cũng như chiến thuật hợp lý và đây chính là thế mạnh của Không quân Việt Nam.

    Trong năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 40 chiếc cường kích Su-22M3 đã qua sử dụng từ Ba Lan. Đây là biến thể xuất khẩu của Su-17M3, máy bay đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, tăng sức chứa nhiên liệu, trang bị bổ sung thêm 2 giá treo vũ khí ở mỗi bên cánh.

    Đến năm 2006 Việt Nam tiếp tục mua thêm một số Su-22M4 đã qua sử dụng từ Ukraine và CH Séc cũng như nâng cấp một số Su-22M3 lên chuẩn M4. Su-22M4 đươc nâng cấp hệ thống điện tử hiện đại hơn, trang bị hệ thống dẫn hướng vô tuyến CHAYKA tương tự như hệ thống dẫn hướng vô tuyến Loran-C, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.

    [​IMG]
    Én bạc MiG-21 50 năm vẫn luôn sẳn sàng cất cánh làm nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia.
    Mặc dù Su-22M3/M4 được cho là đã lạc hậu nhưng với chiến lược quốc phòng của Việt Nam cùng điều kiện địa lý thuận lợi sẽ cho phép Su-22 M3/M4 thực hiện những cuộc tập kích đường không tốc độ cao vào biên đội tàu chiến của đối phương bằng sát thủ chống hạm đáng sợ nhất thế giới Kh-31A.

    Tuy rằng Không quân nhân dân Việt Nam đã được bổ sung trang bị 36 chiếc tiêm kích Sukhoi hiện đại nhưng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ không phận vẫn là những chiếc tiêm kích MiG-21 huyền thoại. MiG-21 của Việt Nam vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn như: MiG-21 Lancer, MiG-21 Bis và MiG-21-93.

    Gần đây nhất, MiG-21 của Việt Nam đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn Mig-21 -2000 với sự trợ giúp của tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI.

    [​IMG]
    Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhà dàn ĐK-1, một hình ảnh thiêng liêng về chủ quyền biển đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
    Ngoài lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu, Không quân Việt Nam còn có phi đội trực thăng hùng hậu nhất Đông Nam Á với khoảng 195 chiếc các loại đang hoạt động. Trong đó đông đảo nhất là phi đội trực thăng vận tải đa năng Mi-8 và Mi-17.

    Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã thành lập Không quân-hải quân với nòng cốt là phi đội trực thăng EC-225 Super Puma và 6 chiếc thủy phi cơ đa dụng DHC-6 Twin Otter series 400.

    Tương lai nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua từ Mỹ 6 chiếc máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Không quân Việt Nam là năng lực vận tải đường không chiến lược. Năng lực vận tải đường không chiến lược của Việt Nam phụ thuộc vào phi đội 10 máy bay vận tải An-26 cùng một số máy bay vận tải hạng nhẹ M-28.

    Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam thiếu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không AWACS. Đây là một hạn chế lớn trong việc xây dựng phi đội chiến đấu hùng mạnh. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đang quan tâm đến máy bay AWACS CN-295 AEW&C do Tây Ban Nha sản xuất.

    Báo nước ngoài: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tàu ngầm
    Bản in
    Trên tạp chí "Tin tức Á Âu", chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (Singapore) cho rằng, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam mà Nga vừa hạ thủy đã "làm thay đổi hoàn toàn sự cân bằng hải quân trong khu vực".

    Trong bài viết có tiêu đề "Chiếc tàu ngầm Kilo mới của Việt Nam - Kẻ làm thay đổi cuộc chơi hải quân trong khu vực", chuyên gia Koh Swee Lean Collin đã viết:

    Tuần này, công ty đóng tàu Admiralty sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên chạy bằng diesel và điện cho Việt Nam theo một thỏa thuận mua 6 tàu loại này đã được kí từ năm 2009, đánh dấu một mốc quan trọng trong khả năng dưới biển của Hà Nội. Nếu việc chạy thử nghiệm được tiến hành đúng lịch trình thì đến cuối năm 2012, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên sẽ được hoạt động, sớm hơn nhiều so với dự kiến vào năm 2014. Và đến năm 2018, quân đội Việt Nam tổng cộng sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại này.

    [​IMG]
    Ảnh mặt cắt "nội thất" của chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam.

    Chương trình tàu ngầm là một phần quan trọng để hiện đại hóa lực lượng của quân đội Việt Nam từ những năm 1990. Khi nó được tuyên bố lần đầu tiên vào năm 2009, một làn sóng tin tức tràn lên khắp các phương tiện truyền thông khu vực, điều này sẽ làm thay đổi sự cân bằng lực lượng hải quân của khu vực.

    Khó tạo ra cân bằng hải quân Việt – Trung

    Về số lượng, quân đội Việt Nam không thể đuổi kịp sự phát triển hải quân của Trung Quốc do ưu thế kinh tế lớn của Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu ngầm khá hoành tráng, sẵn sàng nới rộng khoảng cách về số lượng không chỉ với Việt Nam mà còn với cả những nước có tàu ngầm hoạt động trong khu vực.

    Khả năng mới dưới biển của Việt Nam không phải đối trọng với sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc tại biển Đông. Vì Trung Quốc đã trang bị tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990 nên đội tàu mới của Việt Nam sẽ không tạo ra những bất ngờ mới.

    Tuy vậy, những tàu Kilo của Việt Nam vẫn sẽ khiến các nhà hoạch định hải quân Trung Quốc phải lo ngại, phải xem xét lại khả năng của Việt Nam ở dưới biển. Nhưng khi được đặt bên cạnh tổng thể phát triển tàu ngầm của Trung Quốc, thì khả năng của tàu ngầm Việt Nam khó tạo ra thách thức quá lớn đối với vị trí của Trung Quốc trong việc cân bằng lực lượng hải quân.

    [​IMG]
    Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc.

    Nhưng làm thay đổi cuộc chơi trong khu vực Đông Nam Á

    Trước khi Việt Nam mua tàu ngầm Kilo, hải quân của các nước Đông Nam Á khác đã mua một vài tàu ngầm. Indonesia và Malaysia vẫn luôn phải đối mặt với khả năng yếu kém về tàu ngầm mới mua trong một vùng lãnh hải rộng lớn của mình. Đến năm 2018, khi tất cả các tàu ngầm Kilo được biên chế, Việt Nam sẽ có khả năng tập hợp lực lượng dưới biển lớn nhất trong khu vực. Nhưng rất có khả năng các nước đang có tàu ngầm hoạt động trong khu vực cũng sẽ củng cố, nâng cấp đội tàu ngầm của họ trong thập kỉ này.

    Tàu ngầm Kilo được các nhà bình luận phương Tây gọi là “Hố Đen” của đại dương bởi chúng được trang bị công nghệ chống ồn tuyệt vời khiến đối phương rất khó phát hiện. Tuy có hệ thống trang thiết bị trên tàu khá tương đương những chiếc Kilo của Indonesia và Malaysia nhưng tàu ngầm của Việt Nam trở nên nổi bật và ưu thế hơn nhờ có thêm hệ thống phóng tên lửa hành trình dưới nước Klub-S theo hợp đồng đã ký với Nga hồi năm 2009.

    Những hệ thống trên lửa Klub có loại biến thể chống tàu (hướng dẫn thiết bị đầu cuối) và tấn công mặt đất (với việc điều hướng quán tính). Đến nay, trong số các nước Đông Nam Á có hải quân trên biển, không nước nào có khả năng tấn công mặt đất khi kết hợp với một cơ sở tàng hình như tàu ngầm, sự kết hợp này cho phép hướng hỏa lực một cách kín đáo đến vùng nội địa của nước khác. Điều này cho thấy một khả năng bất ổn của khu vực.

    Theo Rosoboronexport, trong lượng vũ khí của Nga xuất khẩu trong tháng 7/2011, những chiếc tàu Kilo bán cho Việt Nam sẽ được thiết kế theo dạng tiêu chuẩn, trong khi hệ thống Klub-S cung cấp cho họ lại là loại biến thể.

    Thách thức cho quân đội Việt Nam

    Nhưng việc mua các tàu ngầm này cũng thể hiện ý định của Việt Nam muốn thành lập một hạm đội có khả năng hoạt động dưới biển, khắc phục những thiếu hụt tồn tại từ thời Liên Xô cũ nhằm đạt được sự cân bằng trong lực lượng hải quân. Sáu chiếc tàu ngầm Kilo khi hoạt động khiến hải quân có thể hiện diện liên tục trên biển.

    Quân đội Việt Nam cũng đã nỗ lực không chỉ ở lĩnh vực máy móc công nghệ, mà còn ở cơ sở hạ tầng cần thiết, và nguồn nhân lực.

    Trong năm 2010, Việt Nam đã tìm sự giúp đỡ của Nga để xây dựng căn cứ tàu ngầm ở càng Cam Ranh, gần đây thì kí kết thỏa thuận đào tạo với Ấn Độ để tập luyện cho tàu Kilo này.

    Dù có đội tàu ngầm nhưng Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh việc giám sát trên không, trên biển và duy trì sự hiện diện của hải quân tại những vùng trọng điểm của quốc gia như vùng biển Đông. Với 6 tàu Kilo hoạt động vào năm 2018, Việt Nam nên xem xét khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực. Điều này còn phụ thuộc vào cả ý chí chính trị và tiềm lực kinh tế của Việt Nam.

    HÒA PHONG
    THEO INFONET

    http://www.tinbiendong.com/nd5/deta...-dung-dau-dong-nam-a-ve-tau-ngam/729.015.html
  7. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Những vũ khí mạnh nhất Đông Nam Á của Quân đội Việt Nam

    Có nhiều người không biết rằng, Quân đội Việt Nam đang sở hữu những loại vũ khí được coi là mạnh mẽ nhất của khu vực Đông Nam Á.
    [​IMG]

    Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu “súng diệt tăng đáng sợ nhất thế giới” RPG-29 – “hậu duệ” của súng chống tăng huyền thoại RPG-7.

    Trong ảnh là các tướng lĩnh cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh khẩu súng chống tăng RPG-29. (Nguồn: báo QĐND)

    [​IMG]

    RPG-29 được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng - thiết giáp được trang bị giáp ứng nổ hoặc tiêu diệt sinh lực địch trú ẩn bên trong các tòa nhà, công sự kiên cố ở cự ly hiệu quả 450m.

    Trên chiến trường, RPG-29 được ghi nhận đã "công phá" những loại xe tăng "khủng" nhất thế giới như Merkava Mk 4 (Israel), Challenger 2 (Anh) và M1A2 Abrams (Mỹ). (Ảnh minh họa nước ngoài)

    [​IMG]

    Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á và là số ít ở châu Á sở hữu vũ khí “nguy hiểm” – tên lửa đạn đạo. Năm 1979-1981, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 16 xe phóng cùng nhiều đạn tên lửa thuộc Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus (tuy nhiên, cái tên này thường ít biết đến, mà chủ yếu người ta gọi chung nó là Scud – định danh của phương Tây dành cho loại đạn mà 9K72 Elbrus sử dụng).

    [​IMG]

    Hiện nay, tổ hợp 9K72 Elbrus được biên chế cho vài lữ đoàn thuộc Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là xe phóng và đạn tên lửa R-17E thuộc Lữ đoàn Pháo binh B90 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]

    Đạn tên lửa R-17E của tổ hợp 9K72 Elbrus đạt tầm bắn khoảng 270-300km, mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn (tính toán trên lý thuyết, với tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m). Loại vũ khí này thích hợp cho tấn công hủy diệt trung tâm chỉ huy địch, kho tàng, bến bãi, sân bay, hải cảng…

    [​IMG]

    Trong trang bị phòng không, hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu tên lửa đất đối không tối tân S-300 do Nga sản xuất. So sánh với các hệ thống phòng không ở khu vực Đông Nam Á, thì kể cả loại tối tân Aster 30 mà Singapore mới đặt mua của châu Âu cũng không thể đọ về tầm bắn với S-300PMU-1 của Việt Nam.

    [​IMG]

    Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa S-300PMU-1 của Việt Nam có thể diệt mọi mục tiêu trên không (ngoại trừ tên lửa đạn đạo) ở độ cao từ 10m tới 27.000m, ở tầm xa tối đa tới 150km. Hệ thống có tính cơ động linh hoạt cao, thời gian phản ứng nhanh, độ chính xác cao.

    [​IMG]

    Đối với trang bị hải quân, Việt Nam có nhiều “hàng khủng, độc” hơn cả. Đầu tiên phải kể đến trực thăng săn ngầm độc đáo, có “1-0-2” Kamov Ka-28. Không quốc gia Đông Nam Á nào sở hữu loại trưc thăng lại có cơ cấu 2 cánh quạt đồng trục như vậy. Kiểu thiết kế này khiến Ka-28 nhỏ gọn, cơ động, linh hoạt cao, giảm tiếng ồn.

    [​IMG]

    Khả năng tác chiến của Ka-28 đáng gờm không thua kém so với mẫu trực thăng săn ngầm hiện đại mà các quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng.

    Ka-28 trang bị phao thủy âm vô tuyến RGB và dò âm VGS để dò tìm tàu ngầm, nó còn có radar trinh sát mặt nước và hệ thống chống nhiễu, gây nhiễu khiến tàu ngầm đối phương không thể phát hiện. Ka-28 trang bị kho vũ khí chứa trong thân với ngư lôi tự dẫn, bom chìm, thủy lôi đủ sức hủy diệt tàu ngầm địch.

    [​IMG]

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này sở hữu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại hàng đầu thế giới Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) ở Đông Nam Á.

    [​IMG]

    So với các tàu ngầm Type 209 (Indonesia), Archer (Singapore) hay Scorpene (Malaysia) thì Kilo 636 vượt trội trên nhiều phương diện.

    Đặc biệt, trong chiến đấu, nó có khả năng phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S đạt tầm bắn đến 200km. Tính toán trên lý thuyết, một phát đạn của 3M-54E được cho là có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

    [​IMG]

    Hiện, hải quân ta đã nhận bàn giao 1 chiếc mang tên HQ-182 Hà Nội, trong tháng 3 chiếc thứ 2 sẽ về tới Cam Ranh và từ nay tới 2016 chúng ta sẽ nhận đủ 6 chiếc.

    [​IMG]

    Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển cực mạnh. Một trong số đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 4K44 Redut có thể đánh chìm cả tàu sân bay, thậm chí là biên đội, nhóm tàu sân bay với nhiều loạt đạn.

    [​IMG]

    Loại tên lửa P-35 được trang bị cho tổ hợp 4K44 Redut có thể đạt tầm bắn 450-500km, mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Có thể nói, trong khu vực Đông Nam Á thì đây là loại đạn tên lửa hành trình chống tàu đạt tầm bắn xa nhất, sức công phá mạnh nhất.

    [​IMG]

    Phạm vi tấn công ngắn hơn 4K44 Redut, nhưng nguy hiểm hơn, đáng sợ hơn là tổ hợp phòng thủ bờ K-300P Bastion P. Đây cũng là loại vũ khí mà hiện không chỉ Đông Nam Á mà trên thế giới chỉ có Nga, Việt Nam và Syria sở hữu.

    [​IMG]

    Đạn tên lửa P-800 Yakhont mà Bastion P được trang bị cũng có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn (thậm chí là tàu sân bay). P-800 cũng là loại tên lửa cực kỳ khó đánh chặn bởi tốc độ hành trình cực cao (Mach 2,8-3), mang đầu đạn nặng 300kg.

    http://www.baomoi.com/Nhung-vu-khi-manh-nhat-Dong-Nam-A-cua-Quan-doi-Viet-Nam/119/15030961.epi
  8. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh
    Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.
    [​IMG]
    Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
    Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn thì những lời kêu gọi gây chiến không chỉ đến từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Đại Hán" cực đoan, luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.

    Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.

    Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.

    Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải các lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến mà bởi vì với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thì nước này không thể tiến hành một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.

    Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.

    Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc nói: "Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị".

    [​IMG]
    Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.

    Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc.

    Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.

    Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai hoặc nhiều mặt trận.

    Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.

    Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...

    Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng áp lực từ bên ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.

    Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan là bởi đó là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.

    [​IMG]
    Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)
    Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi. Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

    http://infonet.vn/bao-trung-quoc-4-ly-do-khong-the-thang-viet-nam-bang-chien-tranh-post136175.info
  9. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Hồ Sơ:
    "Nếu khai chiến trên biển Đông, chưa chắc Trung Quốc đã thắng Việt Nam"

    [Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo]


    Một số tờ báo của Hồng Kông gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.


    Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan.


    Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.


    1. Rào cản chính trị:


    - Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippines và Malaysia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaysia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “Hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.



    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.



    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Singapore – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.



    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaysia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaysia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.



    2. Rào cản về quân sự



    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam , ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa.v.v.



    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “ Molniya- 12418 ” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.



    [​IMG]Tàu ngầm Kilo 636


    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.



    [​IMG]Máy bay chiến đấu Su-30


    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.



    [​IMG]Tên lửa đất đối không S- 300PMU1


    3. Rào cản về địa lý


    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.



    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.



    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam . Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.



    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.



    4. Rào cản về chiến thuật



    - Máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.


    - Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam


    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết./.

    Nguồn: Phạm Viết Đào
  10. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Bác này dội bom cũng dữ thiệt, "up" cho một "đống" toàn thông tin "cổ lỗ sĩ". Cái sân bay trên đảo Gạc Ma chình ình ra đó nó đã thay đổi tư duy chiến thuật rồi ... ở đó mà còn "rào cản".

Chia sẻ trang này