1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Vũ khí và điện tử Khựa 90% rồi bác, AK-630 của nó cũng là hàng Tàu nốt ... :))
    Được khẩu Oto 76mm hàng Đức, CG và wiki thì tất nhiên long lanh hơn đồ thật rồi ... :D

    [​IMG]
    halosun thích bài này.
  2. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Thế mà nó sắm 2 con tàu đổ bộ trực thăng (2 bãi đáp) đấy.Mấy em thải ra nó chuyển sang PCG
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    3 cái công nghệ thấp kém, không dẫn đường mà rẻ tiền nên bọn thái nó tranh thủ hợp tác cào hết của tung cẩu, tạm thời hiện đại hóa gđ trước mắt cho QĐ. Công nghệ cao thì lại khác à :-w
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Thông báo hướng dẫn v/v copy nội dung báo mạng vào bài viết trên diễn đàn

    Hiện nay tình hình các thành viên copy nguyên xi nội dung bài báo mạng vào nội dung bài đăng khá phổ biến nhưng không hề chỉnh lại định dạng phù hợp.

    Nay BQT ra thông báo việc copy báo mạng vào bài đăng phải :

    - Chỉnh lại định dạng ( text, font)
    - Chỉ copy nội dung chính của bài viết, xóa các dòng không liên quan
    - Đính kèm link bài gốc để tra cứu
    - Hoặc cho nội dung cần copy vào Quote

    Hướng dẫn xóa định dạng như sau :

    1/ Bài đăng không hợp lệ[​IMG]

    2/ Cách chỉnh và xóa định dạng gốc

    [​IMG]
    [​IMG]

    3/ bài đăng phù hợp

    [​IMG]

    @@ALPHA3 , @@anheoinwater , @@maseo
    imagichiraly thích bài này.
  5. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    China không chỉ muốn kiểm soát Biển Đông mà còn muốn vây cả Ấn Độ Dương nữa, với việc đặt căn cứ ở Srilanka, Myama đặc biệt là hỗ trợ kinh tế và công nghệ cho Pakistan và Myama để chọi với Ấn Độ, dưng mà myama giờ cũng khôn rồi, một mặt thì hợp tác sâu với china, một mặt thì cũng hòa nhập hơn ở Asean, Nga và Phương Tây, Ấn độ để không cho China tung hoành quá
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    503
    Mấy công ty nhà nước bên đó làm ăn ngon thật, chả bù quả đấm thép bên mình.

    Sản phẩm nội địa Indonesia


    Hệ thống quản lý tác chiến - CMS nội địa do Cty điện tử PT Len phát triển, lắp đặt trên các tàu tuần tra và tàu tên lửa tấn công nhanh.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Máy bay vận tải đa nhiệm N-219, theo PTDI thì chiếc này có chi phí thấp hơn Twin Otter, có thể cất hạ cánh ở đường băng ngắn (cất 600m, hạ 800m), chở 19 hành khách. Dự kiến sẽ sản xuất cho thị trường nội địa khoảng 100 chiếc, Thái Lan có thể mua 20 chiếc.

    [​IMG]

    Hệ thống avionics cho máy bay do công ty Infoglobal phát triển, thay thế màn hình hiển thị từ analog sang kỹ thuật số cho máy bay F5E và Hawk 100/200. Các dự án khác bao gồm hệ thống hiển thị cho phi công ở máy bay NC212-200, tích hợp tham số - hình ảnh từ nhiều radar vào một bản đồ trên hệ thống quản lý vùng trời.

    Hình buồng lái máy bay chiến đấu IF-X, up không được..
    http://www.janes.com/article/45396/if-x-****pit-configuration-on-show-id14d2

    Một số dự án hợp tác quân sự nước ngoài của Indonesia

    Mỹ - Honeywell và Bell helicopter

    Ký với công ty sản xuất máy bay PT Dirgantara Indonesia (PTDI), hợp tác về hệ thống avionic với navigation, tương lai có thể mở rộng cả về động cơ.

    Đàm phán về việc PTDI gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của Bell cho trực thăng Bell 412EP, đồng thời thúc đẩy khả năng bán thêm trực thăng Bell 412 cho quân đội Indonesia.

    Thụy Điển - Saab và BAE System

    BAE System sẽ thiết lập trung tâm hỗ trợ dịch vụ cho pháo Bofor, đồng thời mở ra khả năng cho phép PT Ludin sản xuất một số bộ phận của pháo Bofor.

    Hợp tác với công ty đóng tàu PT Ludin nhằm phát triển tàu tấn công nhanh tàng hình, và tàu tuần tra không người lái.

    Tích hợp hệ thống command and control 9LV, radar Sea Giraffe 1X, FCS CEROS 200, hệ thống điện tử ESM-150, tên lửa đối hạm RBS với pháo Bofor 40mm.
    [​IMG]

    Bonefish cho HQ Indonesia.
    [​IMG]

    Bỉ - CMI Defense

    Hợp tác với PT Pindad nhằm phát triển xe bọc thép Badak (6x6)
    [​IMG]

    Thổ Nhĩ Kỳ - FNSS và Aselsan

    Hợp tác với PT Pindad phát triển xe tặng hạng trung cho quân đội Indo. Xe tăng nặng khoảng 25/30 tấn, trang bị pháo 105mm và súng 7.62mm. FNSS phụ trách phát triển thân xe, Aselsan phụ trách hệ thống điện tử.
    [​IMG]

    Pháp - Roxel và Đức - Rheinmetall Denel Munition
    Hợp tác với PT Dahana xây nhà máy sản xuất nhiên liệu rắn cho rocket, thuốc súng cho đạn bộ binh.
    Rheinmetall hợp tác cùng PT Pindad xây trung tâm sản xuất cho ĐNÁ, đặt tại Indonesia.
    tombuys thích bài này.
  7. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Indonesia mua trực thăng Apache triển khai trên Biển Đông
    (Vũ khí) - 8 trực thăng Apache sẽ được Mỹ giao cho Indonesia đến năm 2018 để nước này tăng cường khả năng phòng thủ trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Indonesia sẽ sở hữu 8 trực thăng tấn công hiện đại Apache AH-64E để thay thế cho những chiếc Mi-35M mua của Nga từ năm 2008.
    Công ty Boeing của Mỹ vừa nhận được một hợp đồng trị giá 295,8 triệu USD để cung cấp cho Quân đội Indonesia 8 máy bay trực thăng tấn công AH64E Apache Guardian, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm 27/1.
    Theo đó, hợp đồng trên sẽ được hoàn thành vào ngày 29/2/2018.

    Sau khi thỏa thuận trên lần đầu tiên được Chính phủ Mỹ tuyên bố hồi tháng 8/2013 với giá trị ước tính tới 500 triệu USD, điều đó cho thấy rằng, hợp đồng có thể đã bao gồm cả việc bàn giao đầy đủ trang thiết bị và vũ khí đi kèm với 8 chiếc máy bay trực thăng Apache.

    Tổng tham mưu trưởng Quân đội Indonesia, ông Budiman từng nói với các phóng viên rằng, trực thăng Apache sẽ được triển khai tới một vài căn cứ, bao gồm cơ sở Berau ở Đông Kalimantan.

    Theo nhận định của Jane's, việc Indonesia phải mua thêm 8 trực thăng tấn công Apache chủ yếu nhằm mở rộng khả năng chiến đấu cho các máy bay cánh quay của nước này và bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trên Biển Đông. Bốn trong số 8 trực thăng Apache dự kiến sẽ được Indonesia triển khai trên quần đảo Natuna - lãnh thổ trên biển của Indonesia gần với Brunei, Malaysia và Việt Nam.

    Indonesia không tham gia vào các tranh chấp liên quan đến các hòn đảo trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố "Đường 9 đoạn" của Bắc Kinh đã nằm đè vào một phần vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) ở khu vực quần đảo Natuna của nước này và là nguyên nhân chính khiến Jakarta phải tăng cường khả năng phòng thủ của họ trước sự bành trướng của Bắc Kinh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ang-apache-trien-khai-tren-bien-dong-3229536/
  8. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Vì sao Trung Quốc lo sợ khi Việt Nam có tàu ngầm?
    (Bình luận quân sự) - Tàu ngầm Việt Nam chỉ hoạt động trong vùng biển Việt Nam thì việc có 3 chiếc, 6 chiếc hay 60 chiếc cũng vậy thôi…cớ sao Trung Quốc phải hằn học?
    Đương nhiên, tàu ngầm Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam không phải là hoạt động du lịch, khảo sát khoa học mà hoạt động chiến đấu (tác chiến) để bảo vệ vùng biển chủ quyền.

    Rõ ràng, về thái độ của những kẻ lên tiếng lo ngại đã có vấn đề, đằng sau đó là một âm mưu lớn với vùng biển Việt Nam, cho nên, không chỉ khi tàu ngầm xuất hiện mà bất cứ loại vũ khí gì cho phòng thủ, thậm chí bất cứ mối quan hệ nào về quốc phòng với lân bang, cũng đều được coi là sự cản trở hoặc là tạo ra sự nguy hiểm không lường được cho âm mưu đến tối của họ.

    Tuy nhiên, chỉ về thái độ thôi thì chúng ta không đáng quan tâm, vì thế giới này có nhiều quốc gia không thích, không muốn quốc gia láng giềng khác mạnh lên để dễ bề khống chế, nhưng thái độ đó gắn liền với một âm mưu thôn tính, chiếm đoạt…thì cũng nên phân tích kỹ một chút để thấy được rằng những lo sợ, hằn học, của kẻ có ý đồ độc chiếm biển Đông không phải là không có cơ sở. Vậy đó là những vấn đề gì?

    Thứ nhất là lo ngại sự phát triển lực lượng của Việt Nam. Khi Việt Nam đã có tàu ngầm tham gia tác chiến trong đội hình phòng thủ thì nhiều hay ít không quan trọng với Việt Nam mà đó chỉ là sự lựa chọn để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật mà thôi.

    Điều rất quan trọng cần quan tâm là, Việt Nam đã có đủ cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, để phát triển lực lượng tàu ngầm, đáp ứng tình hình khi cần thiết.

    Nên nhớ là để có được tàu ngầm tác chiến là không hề đơn giản cho bất kỳ quốc gia nào, riêng Việt Nam, nếu không nhầm thì đã phải chuẩn bị không dưới 20 năm. Và, các chuyên gia quân sự thế giới đã đánh giá sự xuất hiện của tàu ngầm Việt Nam rằng: “Cuộc chơi trên Biển Đông đã thay đổi” là không cường điệu hóa một chút nào.

    Đúng! Một thế lực quân sự mới đã, đang, hình thành và sẽ phát triển trên Biển Đông.

    Thứ hai là tàu ngầm Việt Nam trở nên rất lợi hại bởi có lợi thế địa lý.

    Việt Nam án ngữ tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương sang Thái Bình dương. Đây là tuyến hàng hải quan trọng có tính sống còn của nhiều quốc gia Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

    Không những thế, về mặt quân sự, tuyến vận tải quân sự của Trung Quốc về phía Nam cũng không ngoài tình thế trên. Do đó nếu xung đột quân sự xảy ra, khi cần phải phong tỏa, có thêm lực lượng tàu ngầm tác chiến thì chiến dịch sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

    Hải chiến hiện đại ngày nay, các lực lượng đối địch hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, thường được dùng để phô tương thanh thế…mới chỉ là một lợi thế.

    Nhưng, mỗi bên, bằng cách nào đó (chiến thuật), mà đưa tên lửa vào trúng mục tiêu trước, mới quyết định sự thành bại của các trận hải chiến. Vì thế, hải chiến, không chiến, trong phòng thủ từ hướng biển của Việt Nam, vấn đề có tính quyết định trong đòn tấn công là các vị trí đợi cơ, vị trí xuất phát tấn công ở đâu mà khi đối phương phát hiện ra thì chúng cũng đã nằm trong tầm hỏa lực.

    Do vậy, yếu tố bí mật trong hải chiến hiện đại được nâng lên một khái niệm rộng hơn, đó là, bí mật không những do thế địa lý tạo ra trực quan, mà bí mật còn do thế địa lý tạo ra bằng công nghệ (radar, thông tin liên lạc) để “che mắt, bịt tai địch”, nhằm đưa lực lượng ta vào gần nhất có thể, trong tầm hỏa lực, để công kích mục tiêu.

    Trong khi đó, ai cũng biết, tàu ngầm KILO là lợi hại, là “lỗ đen”…nhưng nó là tàu ngầm Diesel-điện nên thời gian hoạt động ngầm là hạn chế mà cần phải nổi để nạp điện.

    Đây là một bài toán rất khó cho không ít quốc gia sử dung tàu ngầm diesel-điện là làm sao khi nổi lên nạp điện hoặc ở vị trí đợi cơ hay ở vị trí xuất phát tấn công có lợi nhất…mà vẫn không bị lộ bí mật.

    Với Việt Nam, bài toán trở nên quá đơn giản. Bờ biển Việt Nam dài, có những dãy núi ăn sâu ra biển, cho nên, không những chỉ có cảng Cam Ranh là căn cứ lý tưởng cho tàu ngầm trú đậu, trú ẩn và xuất phát tấn công mà các vị trí khác trên bờ biển Việt Nam cũng có thể là nơi cho tàu ngầm Việt Nam thỏa mãn những điều kiện trên: bí mật, bất ngờ.

    Tàu ngầm quốc gia nào, kiểu loại gì cũng đều rất mạnh trong tấn công, nhưng rất yếu khâu phòng thủ tự bảo vệ mình. Do đó, khi bị lộ vị trí bởi đối phương phát hiện (bằng máy bay săn ngầm, tàu săn ngầm) là coi như bị loại, nếu như không được các lực lượng khác hỗ trợ, bảo vệ.

    Ở vào một thế địa lý như Việt Nam, tàu ngầm Việt Nam lại chỉ tác chiến trong vùng biển Việt Nam, cho nên, đối phương dùng các phương tiện như máy bay, tàu mặt nước, để săn KILO của Việt Nam thì gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ, vùng biển, vùng trời Việt Nam không phải là nơi để các loại đó của đối phương “diễn tập”.

    Hơn nữa, ở vào một thế địa lý như Việt Nam thì với khả năng của tàu ngầm KILO, tấn công vào sào huyệt đối thủ tiềm tàng cũng không phải là quá khó…

    Như vậy thế địa lý đã tạo ra bất ngờ, bí mật, là thế mặc nhiên vốn có, hỗ trợ tự nhiên vô cùng thuận lợi cho tác chiến ngầm của Việt Nam. Rõ ràng, lợi thế địa lý đã tạo ra lợi thế tác chiến, không những với các loại tàu khác mà còn với tàu ngầm cùng loại của đối phương.

    Thứ ba là chiến tranh du kích của Việt Nam thăng hoa bởi tàu ngầm.

    Tại sao Việt Nam chỉ mua sắm 6 chiếc tàu ngầm KILO mà không là 8, 9…thì như trên đã nói, nhiều hay ít nó phụ thuộc chủ yếu là yêu cầu chiến thuật.

    Đó là số lượng ít nhất có thể, để đáp ứng được nhiệm vụ chiến thuật đề ra, đã được cơ quan Tham mưu tính toán kỹ, mà trong đó lợi thế địa lý đã luôn luôn là kim chỉ nam cho tư tưởng quân sự “lấy ít địch nhiều” nói chung và tác chiến ngầm nói riêng của Việt Nam.

    Điều này chỉ cho ta thấy mối liên hệ mật thiết của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam với địa thế Việt Nam mà thời hiện đại, dân tộc Việt đã phát triển lên một tầm cao mới là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong BVTQ…

    Thực hiện một cuộc chiến tranh du kích (CTDK) trên đất liền thì không ai bàn cãi, nhưng trên biển, địa hình trống trải…thì chiến tranh du kích hay hải chiến du kích (HCDK) của Việt Nam vẫn tồn tại và phát huy.

    CTDK có 2 lối đánh đặc trưng đó là phục kích và tập kích. Hai lối đánh này luôn dựa vào lợi thế địa hình để tổ chức thực hiện, trong đó yếu tố bí mật, bất ngờ, quyết định thành bại của đòn đánh.

    Phục kích theo lối truyền thống thì chủ thể là con người, con tàu, ẩn nấp chờ giặc đến (thế tĩnh chờ thế động) đúng tầm là tấn công, nhưng theo lối hiện đại thì máy bay, tên lửa và thậm chí cả pháo binh (luôn ở thế động) vẫn có thể là chủ thể của trận phục kích.

    Tập kích là bí mật, bất ngờ, dùng lực lượng cơ động nhanh, uy lực mạnh, tấn công dồn dập vào quân địch khiến chúng tê liệt, tan rã hay thiệt hại nặng. Đây là đòn đánh sở trường của Việt Nam mà bất kỳ lực lượng nào, từ đặc công cho đến không quân, hải quân đều sử dụng.

    Nếu như chúng ta có chút kiến thức về địa lý quân sự thì lực lượng phòng thủ biển đảo của Việt Nam sử dụng 2 lối đánh phục kích và tập kích là tối ưu. Sự kết hợp giữa tàu ngầm và không quân luôn tạo ra những quả đấm cực mạnh, cực nhanh, cực hiểm vào tuyến hành lang "bất khả kháng" của kẻ địch.

    Lợi dụng thế địa lý, phục kích và tập kích là lối đánh của tàu ngầm Việt Nam.

    Sự xuất hiện tàu ngầm Việt Nam giống như một mảnh ghép cuối cùng trong một bức tranh giá trị cao về thẩm mỹ và nghệ thuật-“bức tranh” thế trận phòng thủ biển có chiều sâu, có chiều rộng, có tính liên hoàn của nhiều lực lượng.

    Một mảnh ghép cuối cùng làm thăng hoa lối đánh sở trường của Việt Nam đã vốn cực kỳ nguy hiểm cho đối thủ hùng mạnh trong các cuộc chiến tranh trước đây.

    Tại sao bạn không cao, nhưng khiến nhiều người phải ngước nhìn? Tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng vậy thôi, không nhiều, không hiện đại hơn ai, nhưng khi nằm trong tay một đất nước có lợi thế địa lý như Việt Nam, khi nằm trong tay một đội quân dày dạn trận mạc có truyền thống đánh giặc, sử dụng vũ khí sáng tạo, có một nền nghệ thuật quân sự độc đáo như Việt Nam, thì...đánh giá sức mạnh của nó như thế nào tùy theo sự chủ quan của đối thủ.

    Tại sao giới truyền thông Trung Quốc lại lo sợ, hậm hực, bàn tán, trước những chiếc tàu ngầm KILO của Việt Nam mà số lượng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi họ đã có hàng chục chiếc tàu ngầm cũng dạng KILO?

    Ở đây không đơn giản là thái độ, mà đằng sau đó, là âm mưu và đặc biệt là nhận thức sự nguy hiểm không lường, luôn tiềm ẩn của chính những chiếc tàu ngầm Việt Nam gây ra khi tác chiến. Xét về mặt quân sự, là không có gì ngạc nhiên, nó phù hợp với logic.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...-quoc-lo-so-khi-viet-nam-co-tau-ngam-3229745/
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Malaysia triển khai hệ thống phòng không gần Biển Đông


    (Kiến Thức) - Hải quân Hoàng gia Malaysia sẽ tăng cường hệ thống phòng không tại căn cứ hải quân Teluk Sepanggar nằm gần Biển Đông, nhằm đối phó Trung Quốc.
    Tạp chí Jane’s dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Hishammuddin Tun Hussein cho biết, Malaysia sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống phòng không tại căn cứ hải quân Teluk Sepanggar nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai.
    Căn cứ hải quân này còn được gọi với tên khác là RMN Kota Kinabalu, đây cũng là nhà của hai tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) gồm KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Razak. Căn cứ này được RMN đưa vào hoạt động từ năm 2006 là nơi đồn trú của lực lượng tàu ngầm và tàu chiến của Malaysia.
    [​IMG]
    Tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia tại căn cứ hải quân Kota Kinabalu.
    Theo Bộ trưởng Hishammuddin cho biết, việc Malaysia triển khai thêm các hệ thống phòng không tại Kota Kinabalu là để đối phó với tình hình căng thẳng ở Biển Đông và vùng biển thuộc bang Sabah cực đông Malaysia có dấu hiệu leo thang trong thời gian gần đây.
    Tuy nhiên, ông này lại không tiết lộ thông tin cụ thể về các hệ thống phòng không sẽ được triển khai tại Kota Kinabalu trong thời gian sắp tới và chỉ cho biết rằng bất kỳ quyết định nào đều phải phụ thuộc và yêu cầu Quân đội Hoàng gia Malaysia cũng như ngân sách từ chính phủ.
    Căn cứ hải quân ở Teluk Sepanggar của Malaysia nằm khá gần vùng tranh chấp trên Biển Đông và việc Malaysia tăng cường khả năng phòng không của mình tại một căn cứ tàu ngầm được cho là động thái đáp trả của Malaysia về việc Hải quân Trung Quốc tập trận gần vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Kuala Lumpur.
    [​IMG]
    Tàu chiến Trung Quốc thường xuyên có nhiều hoạt động quân sự trên Biển Đông thời gian qua.
    Trước đó vào tháng 1/2014 Tân Hoa Xã đưa tin cho hay, một biên đội 3 chiếc của Hải quân Trung Quốc gồm tàu đổ bộ lớp Type 071, một tàu khu trục lớp Type 052B và một tàu hộ vệ tên lửa lớp Type 052C đã tiến hành tập trận gần khu vực bãi đá James.
    Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố bãi đá James thuộc chủ quyền của nước này, trong khi đó bãi đá này chỉ cách bờ biển bang Sarawak, miền Đông Malaysia chừng 80 km. Đây chính là nguyên nhân khiến Malaysia phải tăng cường khả năng quân sự của mình trong thời gian gần đây.
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Việt Nam bắn thử nghiệm pháo tự hành 105mm
    Cập nhật lúc: 06:27 31/01/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Tìm hiểu pháo tự hành do Việt Nam chế tạo

    Báo Tây để ý tới pháo tự hành “made in Việt Nam”
    Binh chủng Pháo binh đã thử nghiệm thành công tổ hợp pháo tự hành 105mm đặt trên xe bánh lốp do nhà máy Z157 chế tạo.
    Buổi bắn thực nghiệm tổ hợp pháo tự hành 105mm diễn ra vào ngày 30/1, tại Trường bắn Quốc gia TB-1. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự.
    Đề tài “Nghiên cứu tính toán thiết kế, lắp đặt thử nghiệm pháo 105 mm trên xe bánh lốp" do Xí nghiệp Liên hiệp Z751 (Tổng cục Kỹ thuật) chủ trì thực hiện, đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tổng cục Kỹ thuật đánh giá xuất sắc. Sản phẩm đề tài là một tổ hợp pháo tự hành 105 mm với nhiều tính năng ưu việt.
    Tháng 1/2014, sản phẩm đề tài đã tham gia bắn đối chứng với pháo xe kéo trong Hội thao pháo binh toàn quân tại Trường bắn TB2 (Quân khu 5) đạt kết quả tốt. Trên cơ sở kết quả đề tài, Tổng cục Kỹ thuật báo cáo Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng cho phép triển khai cải tiến một đại đội pháo tự hành 105mm theo cấu hình tổ hợp đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng thử nghiệm.
    [​IMG]
    Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Trương Quang Khánh động viên bộ đội sau khi bắn thử nghiệm pháo 105mm.
    Trong hai ngày (28 và 29/1/2015), đơn vị pháo tự hành 105mm đã tổ chức bắn đạn thật theo các hạng mục bắn đã được Tư lệnh Binh chủng Pháo binh phê duyệt. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng Tham mưu trưởng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo bắn.
    Kết quả, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức bắn 4 hạng mục ban ngày và 1 hạng mục bắn ban đêm tại 4 trận địa với số lượng đạn, các cự ly khác nhau, đạt kết quả tốt, đáp ứng các chỉ tiêu tính năng kỹ thuật, chiến thuật, độ chụm, độ chính xác cao.
    Sau khi theo dõi, kiểm tra bắn đạn thật sản phẩm của đề tài, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Trương Quang Khánh đã trực tiếp ra trận địa, động viên và khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo binh 382 (Quân khu 1), đơn vị thực hành huấn luyện và bắn thử nghiệm sản phẩm. Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao và biểu dương Tổng cục Kỹ thuật, Ban chủ nhiệm đề tài và Nhà máy Z751 đã nỗ lực, hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề tài đặt ra.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/viet-nam-ban-thu-nghiem-phao-tu-hanh-105mm-450614.html

Chia sẻ trang này