1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.434
    Đã được thích:
    3.358
    Bác dư hơi hay sao mà đi cãi cho mệt, nó đang chọc khuấy bằng 3 cái đồ ghẻ của tàu đấy. Mấy cái WS ấy bay 180km thì cũng chẳng biết nó đi về đâu [-( Bọn tung cẩu vẫn còn đang ì ạch phẫu thuật, tiếp tục cóp nhái BM-30 của Nga đấy :-w Kiểu như HQ-9 vô đối vạn tuế vậy, ban lãnh đạo TQ vẫn phải cắn răng tiếp tục nhập S-300 rồi tới S-400 để yên tâm công tác đấy ;))
  2. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Việt Nam liên tục tiếp nhận Su-30MK2
    [​IMG]
    Do ngân sách có hạn và định hướng thay thế dần dần máy bay cũ cho từng trung đoàn không quân chiến đấu, nên số lượng máy bay trong các hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam gần đây luôn là bội số của 4 (thường là 8 - 12 chiếc).

    Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất ở các hợp đồng này là việc giao hàng, tiếp nhận máy bay thường chia làm 4 chiếc mỗi đợt, với giãn cách vài tháng giữa 2 đợt giao hàng. Đây có thể coi là “phong cách” riêng khá thú vị của Việt Nam, vì sao lại như vậy?

    [​IMG]
    “Hổ mang chúa” Su-30MK2 sẵn sàng xuất kích
    Thứ nhất, ngân sách mua sắm có hạn khiến Việt Nam đặt hàng theo hợp đồng nhỏ (8 - 12 chiếc). Vì vậy, việc thanh toán phải được chia làm nhiều lần theo tiến độ bàn giao để phù hợp với khả năng thu xếp tài chính của Việt Nam.

    Thứ hai, mua sắm theo hợp đồng nhỏ và cách thức giao hàng như trên sẽ ít gây chú ý của dư luận quốc tế, nhất là các quốc gia có liên quan trong khu vực.

    Điều này thể hiện rằng Việt Nam mua sắm vũ khí mới nhằm mục đích thay thế các máy bay đã cũ và chỉ mang tính phòng vệ chứ không để tấn công bất kỳ quốc gia nào khác.

    Do đó sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị nhận định rằng Việt Nam tiến hành chạy đua vũ trang, ảnh hưởng đến an ninh và cán cân quân sự trong khu vực.

    [​IMG]
    Su-30MK2 tại Đoàn Không quân Yên Thế
    Thứ ba, việc huấn luyện phi công chiến đấu, nhất là phi công Su-30MK2 là cực kỳ khó khăn.

    Chúng ta không thể “một sớm, một chiều” đào tạo được đội ngũ phi công có khả năng làm chủ vũ khí hiện đại, thực hiện tốt nhiều khoa mục như bay trong điều kiện thời tiết phức tạp, bay biển, bay đêm, bay xa.

    Với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn”, Quân chủng Phòng không - Không quân đã có những bước đi hợp lý, đào tạo thành công nhiều thế hệ phi công Su-30MK2 kế tiếp nhau, phù hợp và bám sát tiến độ tiếp nhận máy bay mới.

    [​IMG]
    Các phi công trẻ của Đoàn Không quân Biên Hòa trao đổi kinh nghiệm sau ban bay

    Thứ tư, việc liên tục tiếp nhận vũ khí mới đi kèm theo máy bay tạo thuận lợi cho tính toán sử dụng hoặc niêm cất và có thể áp dụng phương thức quản lý kiểu “first in - first out”.

    Phương thức trên tức là vũ khí nào về trước sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhiệm vụ trực chiến trước, vũ khí nào về sau sẽ đưa vào niêm cất, chỉ dùng khi cần thiết.

    Điều này không những cho phép giảm đáng kể chi phí bảo quản, sửa chữa mà còn đảm bảo luôn có một lượng lớn vũ khí mới, có niên hạn sử dụng dài ở tình trạng kỹ thuật tốt nhất.

    [​IMG]
    Tên lửa R-27 của Su-30MK2 luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất
    Thứ năm, mỗi đợt giao hàng, chuyên gia của bạn phải sang Việt Nam để lắp ráp, bay nghiệm thu, bàn giao.

    Đây là cơ hội cực tốt để phi công và nhân viên kỹ thuật Việt Nam quan sát, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý giá “miễn phí” và hoàn toàn “tự nhiên”, không có trong công tác đào tạo, huấn luyện theo khuôn khổ của hợp đồng.

    Ngoài ra mỗi lần chuyên gia bạn sang Việt Nam, những máy bay đã giao trước đó có thể được kiểm tra kỹ thuật và khắc phục nhanh chóng các trục trặc (nếu có).

    [​IMG]
    Chuyên gia và phi công Nga chuẩn bị bay nghiệm thu, bàn giao máy bay Su-30MK2

    Thứ sáu, những tin tức mới nhất liên quan đến kinh nghiệm tác chiến, vận hành của không chỉ dòng máy bay Su-30MK2 mà còn của nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại trên thế giới cũng sẽ được cập nhật.

    Qua đó, giúp phi công Việt Nam “biết người, biết ta” để áp dụng vào thực tế huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-lien-tuc-tiep-nhan-su-30mk2-20150407010535925.htm
    Last edited by a moderator: 07/04/2015
  3. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Vì sao SIGMA 9814 Việt Nam không được trang bị tên lửa Aster?

    [​IMG] Tên lửa phòng không tầm xa Aster-30

    /30 có thể thay thế VL MICA trên chiến hạm SIGMA 9814?
    Sau khi mô hình chiến hạm SIGMA 9814 của Việt Nam lộ diện tại triển lãm Vietship 2014 với hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng bố trí phía trước mũi tàu, nhiều người đã hy vọng rằng chiếc khinh hạm này sẽ được trang bị tên lửa Aster-15/30.

    Do đó, đã có một chút tiếc nuối khi thông tin chính thức cho biết SIGMA 9814 sẽ chỉ có tên lửa phòng không tầm ngắn VL MICA với tầm bắn tối đa 20 km.

    Tên lửa Aster nhờ tầm bắn xa hơn (tầm xa trên 30 km, trần bay 13 km với Aster-15 và lên tới 120 km, trần bay 20 km với Aster-30), đi kèm tốc độ lớn (Mach 3,5 với Aster-15 và Mach 4,5 với Aster-30) sẽ cung cấp một chiếc ô phòng không hạm đội tin cậy hơn hẳn.

    Vậy câu hỏi được đặt ra là nếu có yêu cầu từ phía Việt Nam, liệu SIGMA 9814 có thể thay thế tên lửa MICA bằng Aster? Điều này gần như là chắc chắn không thể xảy ra.

    [​IMG]
    Bệ phóng Sylver A50 của tên lửa phòng không Aster (phía sau pháo chính) trên khinh hạm Formidable
    Nguyên nhân đầu tiên chính là kích thước của tên lửa Aster-15/30 lớn hơn VL MICA khá nhiều.

    Với chiều dài 4,9 m của Aster-30 và 4,2 m của Aster-15 so với 3,1 m của VL MICA sẽ buộc bệ phóng Sylver 50 phải nhô cao hẳn lên khỏi sàn tàu, gần bằng với cabin chỉ huy, gây mất cân đối và kém ổn định cho tàu.

    Tiếp theo, mặc dù đường kính thân của Aster-15/30 chỉ lớn hơn MICA một chút (180 mm so với 160 mm), nhưng tên lửa Aster lại được gắn thêm bộ phận khởi tốc có kích thước lớn và sải cánh rộng.

    Vì vậy nếu trang bị tên lửa Aster, SIGMA 9814 có lẽ chỉ mang được tối đa 6 đạn, bố trí trong 2 hàng 3 ống phóng thẳng đứng, số lượng tên lửa như vậy là quá ít, không thể đảm bảo yêu cầu tác chiến.

    [​IMG]
    Kích thước của tên lửa Aster tỏ ra quá khổ đối với chiến hạm 2.100 tấn như SIGMA 9814

    Thêm vào đó, đơn giá của tên lửa Aster cũng rất cao, lên tới trên 2,5 triệu USD/quả đối với Aster-30 so với 1,2 triệu USD/quả của VL MICA, đây thực sự là một gánh nặng không hề nhỏ.

    Với một số nguyên nhân trên, có lẽ phải sau khi trang bị đủ số lượng tàu hộ vệ tên lửa có lượng giãn nước 2.000 tấn và tiến tới sở hữu khinh hạm có lượng giãn nước trên 3.000 tấn thì Việt Nam mới có chiến hạm với khả năng phòng không tầm trung - xa.

    http://soha.vn/quan-su/vi-sao-sigma...-trang-bi-ten-lua-aster-20150406103414399.htm
    Last edited by a moderator: 07/04/2015
  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Việt Nam chế tạo thiết bị hiệu chỉnh khí tài pháo ZSU-23-4

    Nhà máy A31 đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 để phù hợp điều kiện mới.
    Trong quá trình kiểm tra, hiệu chỉnh các tham số kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4, các cán bộ, kỹ thuật viên của Nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân) gặp nhiều khó khăn, do chưa có thiết bị chuyên dụng.
    Trước yêu cầu nâng cao chất lượng bảo đảm kỹ thuật, sửa chữa khí tài, cán bộ Nhà máy A31 đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
    [​IMG]
    Cán bộ kỹ thuật Nhà máy A31 giới thiệu sản phẩm đề tài sáng kiến.
    Thiết bị được dùng để kiểm tra, hiệu chỉnh các tham số của kính TPKU-2 thuận tiện, có độ chính xác và độ tin cậy cao trong quá trình kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài. Thiết bị còn có tác dụng khắc phục các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, môi trường khi thực hiện ở ngoài trời; nâng cao sự an toàn cho người cũng như thiết bị trong quá trình hiệu chỉnh.

    Thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân nghiệm thu, cho phép áp dụng vào sửa chữa, hiệu chỉnh kính TPKU-2 tại Nhà máy A31.
    Qua thực tế làm việc, thiết bị có độ ổn định cao, đạt yêu cầu về các thông số kỹ thuật đề ra. Thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đã được tặng giải nhì tại Hội thi Sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Quân chủng Phòng không-Không quân.
    ZSU-23-4 là hệ thống pháo phòng không tự hành chủ lực của phòng không Việt Nam, do Liên Xô sản xuất từ những năm 1960. Loại pháo này được thiết kế đặt trên khung bệ cơ sở xe bánh xích GM-575, gắn tháp pháo bọc thép với 4 nòng pháo làm mát bằng nước 23mm 2A7 liên kết với radar RPK-2 Tobol.
    Với 4 nòng pháo 23mm 2A7, hệ thống ZSU-23-4 đạt tốc độ bắn 3.400-4.000 phát/phút, tầm bắn theo phương ngang đạt 7km, tầm bắn hiệu quả 1,5km. Radar dẫn bắn RPK-2 Tobol có khả năng phát hiện máy bay địch cách 20km.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su/viet...-hieu-chinh-khi-tai-phao-zsu-23-4-473940.html
    Last edited by a moderator: 07/04/2015
  5. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Myanmar khoe chiến hạm tự đóng dùng vũ khí Trung Quốc
    (Lực lượng vũ trang) - Hải quân Myanmar vừa tổ chức một cuộc diễn tập bằng dàn tàu chiến "nội địa", tuy nhiên những chiến hạm này vẫn phải sử dụng vũ khí Trung Quốc.
    Theo thông tin được mạng Sina (Trung Quốc) đăng tải, theo đó, trong cuộc tập trận quy mô lớn vừa qua, Hải quân Myanmar đã huy động dàn chiến hạm mạnh nhất của mình bao gồm tàu chiến nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ... và đặc biệt là những chiến hạm "made in Myanmar" chiếm vị trí danh dự.

    Trong các tàu chiến do Myanmar sản xuất được tham gia tập trận lần này có tàu hộ vệ UMS Anawratha (771), tàu hộ vệ UMS Bayinnaung (772) và một số tàu tên lửa cao tốc khác.

    Theo đánh giá của báo chí phương Tây, dù Hải quân Myanmar chưa sở hữu những chiến hạm nội địa cỡ lớn nhưng những chiếc tàu hộ vệ này cho thấy nỗ lực của Myanmar nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí bên ngoài.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ UMS Anawratha (771) do Myanmar tự chế tạo.
    Tạp chí Kanwa Defense Review cho biết, trong giai đoạn 1991-1993, Hải quân Myanmar liên tiếp nhập khẩu 10 tàu pháo lớp Hải Nam Type 037 từ Trung Quốc. Đây là loại tàu có lượng giãn nước 400 tấn, dài 58,77m; được vũ trang 2 tháp pháo 2 nòng 57mm, 2 tháp pháo 2 nòng 25mm và 2 súng máy phòng không 14,5mm cùng hệ thống rocket săn ngầm Type 81.

    Tới năm 1995, Myanmar mua thêm 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin Type 037IG có lượng giãn nước 487 tấn, dài 62,8m. Type 037IG trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm C-802 (4 quả), 2 tháp pháo bắn nhanh Type 69 30mm và 2 súng máy phòng không 14,5mm. Đây là tàu chiến được trang bị tên lửa đầu tiên của Hải quân Myanmar.

    Từ sau Type 037IG, Myanmar dừng nhập khẩu mà chuyển sang tự đóng với sự giúp đỡ, tiếp nhận công nghệ, thiết bị từ Trung Quốc. Năm 1996, Hải quân Myanmar nhận 5 tàu pháo cỡ nhỏ do nước này tự đóng.

    Không có nhiều thông tin về lớp tàu nhưng chúng chủ yếu vẫn trang bị các loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Cùng năm đó, Myanmar đưa vào biên chế tàu hộ tống tên lửa lớp Anawratha tự đóng. Tới tận năm 2007, họ mới đưa chiếc thứ 2 vào hoạt động.

    Không rõ kích thước, lượng giãn nước của Anawratha ngoại trừ việc tàu được cho là trang bị hệ thống vũ khí phòng thủ trên cả 3 mặt: chống hạm (tổ hợp tên lửa C-802, pháo hạm 76mm), phòng không (tháp pháo Type 69 30mm, Type 58 14,5mm) và chống hạm. Trước đó, năm 2004, Myanmar đưa vào biên chế 5 tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ UMS Bayinnaung (772) Myanmar tự chế tạo đang phóng bom phản lực chống ngầm RBU-1200 trong tập trận.
    Như vậy, tính tới năm 2007, Hải quân Myanmar có 13 tàu chiến tên lửa, trở thành lực lượng đáng gờm trong khu vực. Tuy nhiên, những tàu này chủ yếu là loại nhỏ, hoạt động gần bờ. Ngoài khả năng chống hạm mạnh, khả năng phòng không của chúng đều kém, không có hệ thống tên lửa hải đối không.

    Trước tình hình đó, Myanmar nỗ lực hiện đại hóa hải quân nhưng không phải là mua mới mà tiếp tục đóng trong nước. Tới năm 2008, họ hoàn thiện khinh hạm đầu tiên, mạnh nhất của nước này.

    Theo đó, Myanmar đưa vào biên chế khinh hạm lớp Aung Zeya có lượng giãn nước lên tới 4.053 tấn, trở thành tàu chiến lớn nhất mà một quốc gia ở Đông Nam Á tự đóng được (tính đến thời điểm năm 2008). Lớp Aung Zeya trang bị 4 động cơ diesel rất khỏe, cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 6.000km.

    Hệ thống điện tử trên tàu chủ yếu dùng radar do Trung Quốc sản xuất nhưng cá biệt, hệ thống định vị thủy âm (dò tìm tàu ngầm) là từ Nga.

    Myanmar không tiết lộ thông tin chi tiết hệ thống vũ khí trên tàu nhưng theo các chuyên gia quốc tế thì nó gồm: tổ hợp tên lửa hành trình C-803 (tầm bắn 200km, 8 quả); 2 tổ hợp pháo bắn nhanh Type 730 bảy nòng cỡ 30mm; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7; pháo hạm 76mm và cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm.

    Ngoài ra, theo một số nguồn tin, tàu trang bị 4 tổ hợp pháo Ak-630 của Nga, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 và hệ thống tên lửa hành trình đối đất tầm xa HN-2 (tầm bắn 500km).

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...n-ham-tu-dong-dung-vu-khi-trung-quoc-3242179/
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Trung Quốc có nhiều tàu chiến hơn Vietnam, Indonesia, Malaysia, Philippines cộng lại

    [​IMG]
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Cái figure này từ bên WSJ đây, VNexpress mới Việt hóa, nhưng nó không chính xác, số tàu lớn của Indo khoảng 20 chiếc, Sing 10 chiếc ...
    kuyomuko thích bài này.
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Chuyện bình thường mà mod, ngược lại mới bất thường. :D
  9. imagic

    imagic Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    965
    Binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa :D
    Vả lại, VN có ưu thế phòng thủ :D
    longmuonhieu thích bài này.
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.434
    Đã được thích:
    3.358
    1- Giờ Malaysia mới thấy được nỗi khổ khi mua tàu ngầm Scor-Pháp

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...o-dai-hoat-dong-tau-ngam-scorpene-477448.html

    2- Thái Lan sắp nhận thêm năm xe tăng T-84 Oplot-T từ Ukraine: Nhà máy Malyshev Ukraine đã hoàn tất thử nghiệm và sẵn sàng bàn giao 5 xe tăng T-84 Oplot-T cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

    [​IMG]
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/thai-lan-sap-nhan-them-nam-xe-tang-t-84-oplot-t-477549.html

    3- Việt Nam chính thức thông báo: Hiện nay...chưa có gì để thông báo :P :D

    Lần cập nhật cuối: 14/04/2015
    imagic thích bài này.

Chia sẻ trang này