1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    như vậy có nghĩa là khi chiến tranh nổ ra nó bị chìm nhiều hơn tổng các nước khác :drm:drm:drm
  2. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Indonesia sắp ra mắt xe tăng hạng trung tự chế
    Cập nhật lúc: 08:00 29/04/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Indonesia muốn mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản

    Indonesia kiểm tra toàn bộ tiêm kích F-16 Mỹ cho không
    (Kiến Thức) - Công ty quốc phòng PT Pindad sẽ cho ra mắt hai nguyên mẫu xe tăng hạng trung thế hệ mới với sự hợp tác từ công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Tờ Armyrecognition cho biết, công ty quốc phòng nhà nước PT Pindad của Indonesia sẽ sớm cho ra mắt hai nguyên mẫu xe tăng hạng trung thế hệ mới trong năm nay dưới sự giúp đỡ từ công ty quốc phòng FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ, dựa trên một bản ghi nhớ được hai bên ký kết tại triển lãm quốc phòng IDEF-2013.
    Chương trình hợp tác phát triển dòng xe tăng hạng trung thế hệ mới giữa PT Pindad và FNSS là một trong những trọng tâm trong chuyến thăm và làm việc gần đây của các nghị sĩ Indonesia với PT Pindad. Theo đó, chuyến thăm này là nhằm tìm hiểu thông tin và đánh giá chi tiết chương trình hợp tác quân sự giữa PT Pindad và đối tác Thổ Nhĩ Kỳ cũng như gửi lời phản hồi từ Bộ quốc phòng Indonesia về việc hỗ trợ cho chương trình hợp tác quốc phòng này.
    Cũng theo Silmy Karim - Giám đốc của PT Pindad cho biết, chương trình hợp tác phát triển xe tăng hạng trung giữa Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã được khởi xướng từ năm 2013 với sự hỗ trợ từ chính phủ Indonesia. Thậm chí PT Pindad đã sẵn sàng đưa vào sản xuất các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên. Mặc dù Indonesia vẫn cần có sự hỗ trợ về mặt công nghệ từ FNSS cho một số bộ phận quan trọng như tháp pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị và hệ thống phòng thủ.
    [​IMG]
    Mô hình thiết kế mô phỏng của xe tăng hạng trung do PT Pindad và FNSS hợp tác phát triển.
    PT Pindad mong muốn có thể hoàn thành việc phát triển một mẫu xe tăng hạng trung có khả năng cơ động cao được trang bị hỏa lực tốt và có khả năng sống sót trên chiến trường.
    Dựa trên kế hoạch hiện tại thì PT Pindad sẽ cho ra mắt nguyên mẫu tăng hạng trung đầu tiên trong năm 2015 được sản xuất tại Indonesia và một số nguyên mẫu khác sẽ được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó cả Bộ quốc phòng Indonesia và Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đều rất quan tâm tới dự án này
    Silmy Karim còn cho hay, để đẩy nhanh tiến độ, PT Pindad đã phải gửi một số công nhân sang Thổ Nhĩ Kỳ để được đào tạo về kỹ thuật hàn nhôm vốn phục trong việc sản xuất loại xe tăng hạng trung mới. Ông này cũng lạc quan khi cho rằng chương trình phát triển xe tăng hạng trung của Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dần hoàn thiện trong thời gian sắp tới, khi nền công nghiệp quốc phòng của cả hai nước đều được đánh giá khá tốt.
    Loại xe tăng hạng trung mới này sẽ được thiết kế theo mẫu xe tăng truyền thống với một tháp pháo chính được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm cùng súng máy đồng trục 7,62mm kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính. Và để dễ dàng triển khai tại Indonesia mẫu xe tăng này sẽ có trọng lượng khoảng 25 tấn.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/indonesia-sap-ra-mat-xe-tang-hang-trung-tu-che-483552.html
  3. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Việt Nam sản xuất thành công súng máy PKMS hiện đại
    Bình Nguyên | 29/04/2015 13:30

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Với việc sản xuất thành công súng máy PKMS hiện đại, nền Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã tự chủ hoàn toàn vũ khí trang bị cho các sư đoàn bộ binh.
    Tăng cường hỏa lực cấp phân đội bộ binh

    Tiếp sau súng chống tăng RPG-29 thế hệ mới, RPG-7 cải tiến, súng tiểu liên Galil ACE-31/32, cùng nhiều loại súng cối cũng như các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, nền CNQP Việt Nam đã có bước tiến mới khi làm chủ công nghệ sản xuất dòng súng máy PKM tiên tiến.

    Đây là loại vũ khí mới, được các chuyên gia quân sự đánh giá là dòng súng máy tiêu chuẩn tốt nhất thế giới.

    PKM là vũ khí hỗ trợ hoả lực đầy uy lực, dễ sử dụng và tin cậy, dùng để trang bị cho cấp phân đội bộ binh nhằm chống lại binh lực và chế áp hỏa lực vũ khí cá nhân của đối phương.

    Ngoài ra, súng đặc biệt hữu hiệu trong việc tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp.

    Trong biên chế của các đơn vị cơ giới Nga, PKMS và các phiên bản của nó là một trong những loại vũ khí tiêu chuẩn.

    [​IMG]
    ************* Trương Tấn Sang nghe giới thiệu súng máy PKMS nhân dịp tới thăm, kiểm tra và động viên cán bộ, nhân viên Nhà máy Z111 - Tổng cục CNQP. Ảnh: Quân đội nhân dân.

    Đặc điểm

    PKM được phát triển nhằm thay thế dòng súng máyn PK Kalashnikov nổi tiếng thế giới - vốn đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.

    BÀI LIÊN QUAN

    Điểm vượt trội của nó thể hiện ở trọng lượng giảm nhưng lại tăng tính năng chiến đấu thiết kế, là sự kết hợp hoàn hảo giữa hoả lực của súng đại liên và tính cơ động gọn nhẹ của súng trung liên.

    Các phiên bản của nó gồm: PKMS có giá đỡ 3 chân; PKMB có khớp gắn trên ụ xoay của xe thiết giáp chở quân hay xe vũ trang; các phiên bản PKMNPKMSN có ống ngắm ban đêm để hoạt động trong điều kiện đêm tối, ánh sáng yếu.

    Tất cả các bản súng vừa nêu có thể bắn các loại đạn cỡ 7,62 x 54 mm nạp từ dây băng chứa trong hộp tiếp đạn có cơ số 100, 200 hay 250 viên.

    Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng lên tới 1.500 m, sơ tốc đầu nòng đạt 825 m/s, trọng lượng chiến đấu với hộp tiếp đạn 200 viên và giá 3 chân là 20 kg.

    Nhờ đó, chỉ cần duy nhất một xạ thủ vừa có thể mang súng, vừa thực hành chế áp hỏa lực mà không cần phải tháo hộp tiếp đạn khi vận động trong tiến công hay phòng ngự.

    Ngoài ra, thiết kế độc đáo cho phép thay nòng nhanh mà không cần tháo rời súng.

    Bệ khoá nòng sử dụng khoá nòng xoay, hoạt động theo nguyên lý trích khí lùi dài có tiết lưu nhằm đảm bảo ổn định vận hành trong các điều kiện chiến đấu khác nhau, máy cò lên búa nhờ khối bệ khoá nòng và có lẫy hãm cò dùng cho chế độ bắn loạt liên thanh.

    Bộ phụ tùng của các loại súng trên có kèm nòng súng dự phòng và các phụ kiện thay thế trong trường hợp hỏng hóc.

    [​IMG]
    Kỹ thuật viên nhà máy Z111 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đang hoàn thiện những khâu cuối để chuẩn bị lắp nòng súng. Ảnh: Quân đội nhân dân.

    Súng máy PKMS sử dụng thước ngắm cơ khí dạng hở có thể chỉnh khấc ngắm bắn.

    Ngoài ra, các phiên bản súng PKMS và PKMSN (như PKMN-1, PKMSN-1, PKMN-2, PKMSN-2, PKMN-3 và PKMSN-3) còn có mấu gắn tiêu chuẩn ở má trái hộp khoá nòng để gắn các loại ống ngắm quang điện tử ban đêm.

    Với việc đưa vào biên chế dòng súng máy hiện đại này, các đơn vị bộ binh và bộ binh cơ giới Việt Nam đã hoàn tất mảnh ghép cuối cùng, thay thế hoàn toàn vũ khí cá nhân cũ bằng các loại vũ khí mới.

    Đây là bước chuyển lớn, đánh dấu sự thay đổi về chất của các đơn vị lục quân, bắt kịp các quốc gia trong khu vực cũng như tiệm cận trình độ phát triển vũ khí, trang bị của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-san-xuat-thanh-cong-sung-may-pkms-hien-dai-20150429110834547.htm
    OnlySilverMoon thích bài này.
  4. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Tank hạng trung của Indo hợp tác với Thổ tả, dùng tháp pháo ****erill nòng 105mm của CMI, nặng chừng 30-40 tấn:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    tombuys thích bài này.
  5. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Hé mở số lượng vũ khí QĐNDVN thu được sau 1975
    Cập nhật lúc: 06:00 01/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập

    Khám phá xe tăng chiến lợi phẩm góp công GP Sài Gòn (2)
    (Kiến Thức) - Sau ngày giải phóng (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa. Xe tăng, pháo
    Theo số liệu từ hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Quân đội Sài Gòn gồm có 1,35 triệu quân (trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân phòng vệ dân sự).
    Về mặt trang bị, theo số liệu quốc tế thì toàn bộ số quân này được Mỹ trang bị có gần 400 xe tăng và trên 1.500 xe bọc thép, 1.500 khẩu pháo kéo và pháo tự hành. Vũ khí cá nhân có súng trường tiến công M-16, súng phóng lựu M-79, súng máy hạng nhẹ.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân M113 được quân đội ta sử dụng trên chiến trường Campuchia sau này.

    Sau chiến thắng 30/4/1975, quân ta đã thu giữ được một số loại vũ khí (không rõ số liệu cụ thể) như: xe tăng hạng nhẹ M41; xe tăng chiến đấu hạng trung M48; xe bọc thép chở quân M113; xe bọc thép trinh sát V-150; xe bọc thép chỉ huy M577…
    Trang bị pháo binh, quân ta thu giữ được lựu pháo 105mm, M114 155mm và pháo tự hành M107 175mm. Trong số này, loại M107 có thể chúng ta chỉ thu giữ được một số lượng rất ít, bởi pháo binh Quân đội Sài Gòn cũng không có nhiều loại này.
    Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính Sài Gòn khoảng 1 triệu khẩu M-16. Vì thế, số lượng mà ta thu giữ được chắc chắn không hề nhỏ. Ngoài ra, ta cũng thu được không ít súng phóng lựu M-79.
    Ngoài ra, ta cũng thu được một số phương tiện xe vận tải như xe vận tải bánh lốp hạng trung M-35, xe vận tải bánh xích M578, xe jeep M151… Máy bay
    Tài liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam viết rằng, tính tới tháng 4/1975, Không quân Quân đội Sài Gòn được xây dựng và trang bị hiện đại. Đây được xem là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
    Ở thời điểm cao nhất, lực lượng này có 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5A/E, 594 trực thăng vận tải UH-1 , 32 máy bay vận tải hạng trung C-130 cùng một số loại khác).
    Ngay trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân chủng Phòng không – Không quân đã cử đoàn cán bộ vào tiếp cận các căn cứ không quân Quân đội Sài Gòn nhằm thu giữ máy bay, vũ khí phục vụ công tác bảo vệ tổ quốc sau này.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam trước giờ thực hiện nhiệm vụ bay. Nguồn: tạp chí Văn nghệ Quân đội

    Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay, trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm:
    - Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6
    - Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
    - Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19
    - Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1
    - Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47.
    Riêng ở sân bay Tân Sơn Nhất, ta thu được 76 máy bay vận tải quân sự các loại và 206 máy bay chiến đấu.

    Phần còn lại đã bị phá hủy, bắn rơi hoặc bị lấy làm phương tiện tháo chạy. Ngoài ra, ta còn thu được vô số đạn dược (bom, tên lửa, rocket), máy móc linh kiện máy bay.
    Với số máy bay mới này, không quân ta sau 1975 đã thành lập được thêm một số trung đoàn không quân phục vụ việc bảo vệ tổ quốc. Tàu chiến
    Nếu như các vũ khí lục quân, không quân ta thu giữ được rất nhiều, thì riêng đối với hải quân thì ta chỉ thu được một số lượng hạn chế. Do khi tháo chạy, lính quân đội Sài Gòn đã lấy tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ dùng làm phương tiện bỏ chạy ra nước ngoài.
    Tất nhiên, có một vài loại tàu lớn ta vẫn thu giữ lại và đưa vào sử dụng. Thậm chí, không ít trong số này vẫn phục vụ tích cực cho tới tận ngày nay.
    Về lực lượng tàu chiến cỡ lớn, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ.
    [​IMG]
    Tàu vận tải đổ bộ HQ-505 ta thu được từ hải quân Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988.

    Do đây đều là loại tàu do Mỹ sản xuất, nên hệ thống vũ khí trên tàu có phần không phù hợp với ta. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau 1975, ta đã tự cải tiến một vài tàu thay pháo Mỹ bằng pháo do Liên Xô sản xuất, trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp. Thậm chí, có tàu ta đã thử nghiệm trang bị tên lửa hành trình chống tàu để tăng sức mạnh.
    Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn. Điều đặc biệt, chiếc tàu đổ bộ mang số hiệu HQ-505 phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/he-mo-so-luong-vu-khi-qdndvn-thu-duoc-sau-1975-336913.html
  6. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Malaysia mua linh kiện Trung Quốc nâng cấp tàu chiến?
    Cập nhật lúc: 15:13 30/04/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Không cần Nga, Malaysia tự nâng cấp tiêm kích MiG-29N

    Malaysia nâng cấp vũ khí tàu tuần duyên lớp Kedah
    (Kiến Thức) - Malaysia có thể sẽ chi hàng tỷ USD mua linh kiện Trung Quốc để nâng cấp toàn bộ các tàu chiến tên lửa lớp Kedah và lớp Laksamana của nước này.
    Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời một quan chức cấp cao của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) cho biết, các tàu chiến tên lửa lớp Laksamana của RMN nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc hổ trợ nâng cấp.
    Theo đó Hải quân Hoàng gia Malaysia đang đề xuất chính phủ nước này hỗ trợ chương trình nâng cấp kéo dài thời gian hoạt động của 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Laksamana được đưa vào trang bị cho RMN từ năm 1997 và 1999. Tuy nhiên, hiện tại Hải quân Hoàng gia Malaysia vẫn chưa công bố bất cứ thông tin gì về chương trình nâng cấp các tàu Laksamana và chỉ cho biết rằng các lựa chọn đang được xem xét.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa lớp Laksamana của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
    Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng RMN đang tìm cách nâng cấp toàn bộ tổ hợp tên lửa chống hạm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực, hệ thống vũ khí phòng vệ, hệ thống quản lý tác chiến trên biển, hệ thống tác chiến điện tử và một số nền tảng khác trên các tàu Laksamana.
    Hiện tại, tàu hộ vệ tên lửa lớp Laksamana của Hải quân Hoàng gia Malaysia được trang bị một hải pháo Oto Melara 76mm, hai hải pháo 40mm, 6 tên lửa chống hạm Otomat Mk 2 SSM và 12 tên lửa phòng không Aspide. Tuy nhiên các tổ hợp tên lửa trên các tàu Laksamana đều đã ngừng hoạt động từ lâu do xuống cấp nghiêm trọng
    Nhiều khả năng ngân sách dùng để nâng cấp các tàu Laksamana sẽ được chính phủ Malaysia trích ra từ nguồn kinh phí có sẵn thuộc chương trình nguồn vốn nhà nước của Malaysia có thời hạn kéo dài 5 năm.
    Hải quân Hoàng gia Malaysia đã đề nghị chính phủ nước này cấp kinh phí cho khoảng 36 chương trình quốc phòng quan trọng từ nguồn vốn nhà nước trong giai đoạn từ năm 2016-2020. Trong đó chương trình nâng cấp các tàu hộ vệ lớp Kedah và lớp Laksamana sẽ có giá trị ước tính khoảng gần 2,80 tỷ USD.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...ien-trung-quoc-nang-cap-tau-chien-484629.html
  7. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tàu hộ vệ Aung Azeya của Myanmar sẽ lắp sonar Ấn Độ
    Cập nhật lúc: 06:30 05/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    “Lục tung” phi đội tàu chiến “máu mặt” của Hải quân Myanmar

    Hải quân Myanmar sẽ đóng 10 tàu tên lửa FAC-M
    (Kiến Thức) - Công ty Điện tử BEL Ấn Độ bắt đầu lắp đặt các hệ thống định vị thủy âm (sonar) HMS-X cho các tàu hộ vệ lớp Aung Azeya của Myanmar.
    Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) tiết lộ, Công ty Điện tử Baharat (BEL) quốc doanh Ấn Độ đã bắt đầu lắp đặt hệ thống định vị thủy âm (sonar) HMS-X cho tàu hộ vệ tên lửa Aung Zeya của Hải quân Myanmar.
    [​IMG]
    Thiết bị sonar HMS-X của BEL (ngoài cùng bên phải).
    DRDO cho biết, HMS-X là một hệ thống sonar hoạt động cả theo chế độ bị động và chủ động, có nhiều tính năng tiên tiến hơn so với hệ thống HUMSA. Trước đó tại Triển lãm Quốc phòng Ấn Độ năm 2014, HMS-X đã được trình diện với phiên bản xuất khẩu là HMS-X2.
    HMS-X sẽ được lắp đặt vào phần đầu tàu hộ vệ tên lửa Aung Zeya của Hải quân Myanmar. Đây là loại tàu được Myanmar đóng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Nó có lượng dãn nước 2.500 tấn, dài 108 mét, sử dụng động cơ diesel cho công suất 7600 mã lực, tốc độ tối đa 56 km/h và phạm vi hoạt động 6.100 km.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường lớp Aung Zeya của Myanmar.
    Về hệ thống vũ khí, Aung Zeya được trang bị 8 tên lửa chống tàu Kh-35, 6 tên lửa phòng không SA-N-5, một pháo hạm Oto Melara 76 mm, bốn hệ thống pháo cận chiến AK-630 cỡ 30 mm, cùng các ngư lôi và rocket chống tàu.
    Tạp chí Jane’s cho biết, ngoài Myanmar còn có một số nước ở Đông Nam Á cũng rất quan tâm tới hệ thống sonar này của Ấn Độ.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...ya-cua-myanmar-se-lap-sonar-an-do-486091.html
  8. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tên lửa Việt Nam có thể đánh bại khu trục tối tân nhất Trung Quốc Type 052D
    10:39 AM, 03/05/2015, Views: 4626 | By Nam Xương

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Hải quân Trung Quốc không thể an toàn trước các cuộc tấn công tên lửa của Không quân Việt Nam, nhà bình luận quân sự Nga Yevgeny Damantsev nhận định.

    [​IMG]
    Su-22M3 của Không quân Việt Nam

    Sau khi các trang mạng Trung Quốc ngày 21/4/2015 đưa tin về “sự vô dụng” của Su-22M3 và các máy bay chiến thuật khác của Không quân Việt Nam trước các tàu khu trục tên lửa hiện đại lớp Type 052D (xem Trung Quốc chê bai vũ khí Việt Nam), ông Yevgeny Damantsev cho rằng, cần làm rõ thêm vấn đề này.

    Xung đột căng thẳng tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã không chỉ một lần đạt đến “điểm sôi” do các nỗ lực can thiệp vào cuộc xung đột của cả Philippines, nước đã ký với Mỹ hiệp ước quân sự, khi binh sĩ Philippines cùng với bộ đội Việt Nam quyết định lên một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa và chơi bóng đá như một hành động hòa bình và hài hòa trên khu vực lãnh thổ tranh chấp.

    Ở đây, Mỹ đứng về phía Philippines, nhưng ngay cả trong một cuộc xung đột giả định giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Mỹ cũng sẽ không bao giờ nhảy vào đối đầu với siêu cường hạt nhân thứ ba thế giới. Còn Việt Nam sẽ có thể giáng trả nếu Nga không giúp dàn hòa được các bên. Vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm chung là quan hệ đối tác chiến lược với Nga.

    Ông Damantsev phân tích: “Còn về chuyện “bắn hạ” các máy bay Su-22M3, hơn nữa là Su-30MK2 bằng các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trên hạm HQ-9 lắp trên các tàu khu trục lớp Type 052D của Trung Quốc, tôi xin nói “ngay lập tức” rằng, chuyện đó không đơn giản như thế, mà hạm đội Trung Quốc, trái lại, có thể ăn một quả tên lửa chống hạm vào mạn tàu”.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa lớp Type 052D của hải quân Trung Quốc

    Trong biên chế Không quân Việt Nam hiện có 24 Su-30MK2 và hơn 35 Su-22M3/M4 vốn được thiết kế để có thể phóng các tên lửa chiến thuật tầm xa Kh-59 MK/MK2 Ovod có tầm bắn đến 285 km, cũng như tên lửa chống radar và chống hạm Kh-31P/А.

    Tầm bắn tối đa của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đối với mục tiêu bay cao là 200 km, với mục tiêu bay thấp là 30-40 km. Chính từ độ cao nhỏ các máy bay Su của Việt Nam sẽ tác chiến khi tấn công các cụm tàu xung kích của Trung Quốc và cự ly tiến công sẽ không dưới 60 km, vì thế các máy bay Việt Nam có khả năng thực hiện cuộc tấn công ồ ạt từ bên ngoài tầm với của hỏa lực phòng không trên hạm của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa Kh-59MK

    Các tên lửa Kh-59MK và Kh-31 cho phép làm điều đó dù được trang bị cho Su-22 hay Su-30, còn các tàu khu trục Trung Quốc với tất cả những nhược điểm sao chép của Aegis (hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tích hợp trên tàu chiến của Mỹ) có thể không ngăn chặn nổi một cuộc tấn công ồ ạt. Do đó, có thể nói các trang mạng Trung Quốc rõ ràng xem nhẹ khả năng hẹp của Không quân Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa tấn công Kh-59MK/MK2 Ovod.

    [​IMG]
    Tên lửa Kh-59MK2


    VietnamDefence:
    Để tăng cường sức mạnh răn đe của không quân, Việt Nam cũng nên xem xét cách tiếp cận của Ấn Độ.

    Ấn Độ đang hiện đại hóa các tiêm kích đa năng Su-30MKI để chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu “nằm sâu trong tim Trung Quốc”, trang mạng Ấn Độ defencenews.in đưa tin ngày 28/4/2015.

    Khả năng này sẽ có được sau khi trang bị cho 42 Su-30MKI các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Su-30MKI với bán kính chiến đấu 1.800 km sẽ cộng thêm cho uy lực sát thương của mình thêm 300 km (tầm bắn của tên lửa BrahMos).

    BrahMos là tên lửa hành trình bay nhanh nhất thế giới với tốc độ 3M, tức là 1.000 m/s. “Các tên lửa BrahMos sẽ biến các tàu chiến và mục tiêu mặt đất thành tro bụi”, trang Russia and India Report khẳng định.


    http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/nga/5-vu-khi-dang-so-nhat-cua-Luc-quan-Nga/20155/54472.vnd
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Mổ xẻ chi tiết pháo tự hành CAESAR Việt Nam mua
    Cập nhật lúc: 06:00 06/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Sức mạnh pháo tự hành Caesar Việt Nam có thể mua

    Lựu pháo tự hành Caesar Việt Nam muốn mua, bắn thế nào?
    (Kiến Thức) - Pháo tự hành CAESAR có thể đặt trên nhiều khung gầm cơ sở, trang bị pháo 155mm đạt tầm bắn 35-42km tùy từng loại đạn, bắn được cả đạn thông minh.
    CAESAR (viết tắt của cụm từ CAmion Equipe d'un Systeme d'ARtillerie/ Pháo tự hành bánh hơi) là pháo tự hành bánh hơi dùng pháo cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng (52 caliber). Nhà thầu chính cũng như phát triển và sản xuất hệ thống pháo này là GIAT (bây giờ là Nexter) – có trụ sở tại Versailles, Pháp.
    Khung gầm của hệ thống pháo tự hành CAESAR
    Pháo tự hành CAESAR có thể được đặt trên nhiều loại khung gầm cơ sở, tùy vào yêu cầu từ khách hàng. Ví dụ, CAESAR sản xuất cho Ả Rập Saudi sử dụng khung gầm Mercedes-Benz Unimog U2450L 6x6. Còn các hệ thống sản xuất cho Pháp và Thái Lan sử dụng khung gầm Renault Sherpa 5 6x6.
    [​IMG]
    Pháo CAESAR trên khung gầm Mercedes-Benz Unimog U2450L 6x6.
    [​IMG]
    Pháo CAESAR trên khung gầm Renault Sherpa 5 6x6.
    Việc sử dụng khung gầm xe tải bánh hơi sẽ giúp pháo có độ cơ động cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn và dễ bảo trì, sửa chữa hơn so với sử dụng khung gầm bánh xích. Có một hệ thống điều chỉnh áp suất lốp được lắp tên xe giúp chỉnh áp suất lốp cho phù hợp với địa hình.
    Dù dùng khung gầm nào thì phần cabin của xe chở được 5 người và được bọc thép nhằm bảo vệ kíp chiến đấu khỏi các loại đạn 7,62mm và mảnh pháo. Trên nóc cabin có thể gắn một khẩu súng máy 12,7mm nhằm phòng vệ tầm gần.
    Về mặt động lực, khung gầm xe tải Renault Sherpa 5 6x6 sử dụng động cơ EURO 4 6 xi lanh cung cấp 240 mã lực ở 2.300 vòng/ phút. Tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường nhựa là 100km/h, trên đường đất là 50km/h, tầm hoạt động 600km. Trọng lượng không đạn của toàn bộ hệ thống là 17.7 tấn.
    Nhờ trọng lượng nhẹ và có kích thước gọn, pháo tự hành CAESAR có thể dễ dàng vận chuyển bằng tàu hỏa, phà, tàu đổ bộ hoặc các máy bay vận tải chiến thuật như C-160 Transall, C-130 Hercules hoặc A400M. Khi vận chuyển bằng máy bay, nóc cabin và tấm kích chắn gió phía trước sẽ mở ra, hạ nòng pháo xuống khu vực cabin và nóc cabin sẽ đóng lại.
    [​IMG]
    Pháo CAESAR trong trạng thái vận chuyển bằng đường hàng không.
    Hệ thống vũ khí của CAESAR
    Pháo tự hành CAESAR sử dụng pháo lựu nòng dài 155mm 52 caliber, có trọng lượng khoảng 17 tấn, khi lắp lên khung gầm xe, tổng trọng lượng không đạn sẽ là khoảng 17,7 tấn. Buồng chứa đạn có cảm biến đo nhiệt độ ở thời gian thực nhằm tránh tình trạng đạn bị phát nổ vì nhiệt độ quá cao.
    [​IMG]
    Cận cảnh pháo 155mm của CAESAR với bệ khóa nòng, khay nạp đạn và bảng điều khiển cùng với chân đỡ thủy lực giúp ổn định xe khi bắn và đặt xe vào vị trí bắn
    Trên pháo tự hành CAESAR có hệ thống máy tính quản lý cơ chế bắn FAST-Hit, được phát triển bởi GIAT và EADS Defense Electronics, hệ thống chỉ điểm cho pháo binh và dẫn đường mặt đất Sagem’s Sigma 30 nên không cần đến các đội trinh sát, chỉ điểm mục tiêu.
    Hệ thống radar đo sơ tốc đầu nòng Intertechnique ROB4 được tích hợp chung với hệ thống. Dữ liệu từ radar sẽ được tải về máy tính trên khoang và tính toán cho hệ thống điều khiển hỏa lực để nạp dữ liệu bắn.
    Trên CAESAR còn được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực Thales Land and Joint System Atlas artillery C4I (Command, Control, Communication, Computers and Intelligence - Chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo). Hệ thống này có nhiệm vụ nhận thông tin về mục tiêu và trả lời các yêu cầu yểm trợ hỏa lực với thời gian thực từ các hệ thống hỗn hợp và hiển thị trên màn hình 3D, sau đó máy tính sẽ tính toán về kiểu mục tiêu, đường đạn, khoảng cách, góc bắn, sử dụng đạn gì cho mục tiêu đó.
    Pháo tự hành CAESAR sử dụng cơ chế nạp đạn bán tự động. Đạn pháo sẽ được nạp tự động vào buồng đạn trong khi liều phóng được nạp bằng tay. Ngăn chứa đạn pháo nằm bên phải xe còn liều phóng thì nằm bên trái. Lính nạp đạn sẽ lấy đạn ra khỏi ngăn chứa và đặt lên khay nạp bên phải bệ khóa nòng, khay nạp sẽ tự động đặt vào vị trí bệ khóa nòng và cánh tay thủy lực sẽ đẩy viên đạn pháo vào buồng đạn. Sau đó lính nạp liều phóng sẽ cho liều phóng vào buồng đạn và khóa nòng sẽ tự động đóng lại trong khi lính nạp đạn sẽ tiếp tục đặt viên đạn tiếp theo lên khay nạp.
    [​IMG]
    Kíp chiến đấu chuẩn bị nạp đạn vào CAESAR.
    Hệ thống pháo tự hành CAESAR được thiết kế để bắn với tốc độ 6-8 phát/ phút, có thể bắn loạt 3 phát trong 18 giây. Một trung đoàn CAESAR gồm 8 xe có thể rải 1 tấn đạn xuống mục tiêu trong vòng 1 phút. Cơ chế ngắm và canh góc được tự động hóa với bản điều khiển nằm bên trái giá pháo.
    Pháo CAESAR cũng có kính ngắm nhưng hầu như không sử dụng tới vì các hệ thống điều khiển hỏa lực đã được tự động hóa hoàn toàn. Trục nâng pháo và giá quay cũng được thực hiện bằng hệ thống điều khiển thủy lực, đỡ phải dựa vào sức người, tuy nhiên vẫn có cơ chế thực hiện bằng tay nếu hệ thống thủy lực bị hỏng. Góc nâng pháo từ -3 độ đến +66 độ và góc phương vị của pháo là -17 độ đến +17 độ. Thời gian triển khai/ thu hồi là khoảng 1 phút.
    [​IMG]
    Pháo CAESAR khai hỏa.
    Đạn pháo của CAESAR
    CAESAR có thể bắn các loại đạn pháo 155mm chuẩn NATO, chủ yếu là các đạn nổ mạnh (HE/ High Explosive). Các loại đạn ấy dùng để tấn công các mục tiêu như tòa nhà, công sự, sân bay, đường hầm…
    Ngoài ra CAESAR còn bắn loại đạn mới của Pháp, tên là Orge, đây là kiểu đạn pháo chùm, mang theo 63 đạn con nổ mảnh, dùng ngòi chạm nổ. Những đạn con này có khả năng xuyên được 90mm giáp. Loại đạn này rất hữu hiệu khi dùng để tiêu diệt các mục tiêu phân tán, các đoàn xe quân sự như xe tải, xe bọc thép chở quân, xe tăng hạng nhẹ, hầm trú ẩn của chỉ huy. Với 6 khẩu CAESAR bắn loạt 6 viên đạn Orge ở tầm 35km có thể rải 378 viên đạn con ở một diện tích rộng đến 3 hecta (30.000 m2).
    Ngoài ra CAESAR có thể bắn được pháo chống tăng có dẫn đường BAE System/ Nexter BONUS. Đạn pháo này mang 2 đạn chống tăng con có đầu dò bằng hồng ngoại và laser đo cao. Ở độ cao 175m, 2 đạn con sẽ tìm kiếm mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép, bunker…trong khoảng diện tích 32.000m2. Khi đã phát hiện mục tiêu, đạn con sẽ phóng đạn đạn nổ lõm xuống mục tiêu với khả năng xuyên đến 100mm giáp. Và để tiêu diệt chính xác các mục tiêu ở xa thì CAESAR dùng đạn ERFB/BB (Extended Range Full Bore/ Base Bleed), một loại đạn pháo có động cơ rocket hỗ trợ với tầm bắn đến 42km.
    [​IMG]
    Đạn pháo chống tăng có dẫn đường BONUS.
    [​IMG]
    Đạn pháo tăng tầm (ER FB/BB Extended Range Full Bore/ Base Bleed).
    Pháo tự hành CAESAR có 2 ngăn chứa đạn pháo và liều phóng trên xe. Đằng sau cabin dọc theo vị trí lái xe ở bên trái là 18 ngăn chứa liều phóng, còn bên phải là 18 ngăn chứa 18 viên đạn pháo, ngăn chứa đạn pháo được đặt gần với khay nạp tự động trên khẩu pháo.
    [​IMG]
    Pháo CAESAR khai hỏa với ngăn chứa đạn pháo trên thân xe được mở ra.
    Để tăng khả năng chi viện hỏa lực cũng như cung cấp hỏa lực bền vững cho chiến trường, Nexter đã phát triển một xe nạp đạn dùng chung khung gầm cho hệ thống pháo tự hành CAESAR. Xe này có một cần cẩu thủy lực với 6 container chứa 12 viên đạn pháo và liều phóng mỗi container, tổng cộng là 72 viên đạn và liều phóng. Kíp hoạt động gồm lái xe, người điều khiển cần cẩu và người hỗ trợ.
    Không những mang đạn, xe này cũng mang theo các bộ phận thay thế giúp sửa chữa cho pháo tự hành như lốp. Cần cẩu được thiết kế để nhanh chóng tải đạn và liều phóng từ container đến pháo tự hành.
    [​IMG]
    Xe nạp đạn pháo cho CAESAR
    CAESAR hiện diện ở đâu?
    Năm 2003, Pháp đặt mua các hệ thống pháo tự hành CAESAR đầu tiên và đến năm 2013, đã nhận được 77 khẩu cùng với xe nạp đạn, đơn giá mỗi khẩu là 5,5 triệu USD.
    Năm 2009, Pháp đã gửi 8 hệ thống pháo tự hành CAESAR đến Afghanistan để hỗ trợ lực lượng pháo binh thủy quân lục chiến số 3 (3è RAMa) tại các căn cứ hỏa lực ở Tora, Tagab và Nijrabthe. Đây là lần đầu tiên hệ thống pháo tự hành CAESAR tham chiến và chứng tỏ được sự linh hoạt của mình ở các khu vực đường đất, đường dê tại khu vực này cũng như cung cấp hỏa lực một cách nhanh chóng và chính xác.
    Năm 2011, lính Lê dương Pháp (Légion étrangère) thuộc Trung đoàn Pháo binh số 68 ở châu Phi (68e régiment d'artillerie d'Afrique) đã mang theo 4 hệ thống pháo tự hành CAESAR thực hiện Chiến dịch Servalin (Servalin Operation) ở bắc Mali. Năm 2012, Pháp mang 2 hệ thống pháo CAESAR theo lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL (United Nations Interim Force In Lebanon) đến Lebanon.
    [​IMG]
    Pháo tự hành CAESAR ở Afghanistan năm 2009
    Ngoài việc trang bị trong nước, Pháp còn xuất khẩu nhiều hệ thống pháo tự hành CAESAR tới một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Thái Lan đã mua 6 hệ thống pháo CAESAR; Ả Rập Saudi mua tổng cộng 132 hệ thống CAESAR; Đan Mạch mua 18 hệ thống. Đặc biệt, Việt Nam trong tương lai gần có thể trở thành khách hàng tiếp theo mua ít nhất 18 khẩu CAESAR.
    Tờ TTU Online cuối tháng 3 đưa tin, công ty quốc phòng Nexter Systems của nước này dự kiến sẽ ký một hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 18 hệ thống pháo tự hành Caesar đầu tiên với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này cho các đơn vị pháo binh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ từ xa.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/mo-xe-chi-tiet-phao-tu-hanh-caesar-viet-nam-mua-479389.html
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Việt Nam "độ" máy bay cường kích AC-119K Mỹ thế nào?
    Cập nhật lúc: 06:00 08/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập

    Bật mí chuyện Việt Nam “độ” tiêm kích F-5E Mỹ
    (Kiến Thức) - Nhằm chi viện hỏa lực cho đơn vị bộ đội tại Campuchia, nhà máy A41 đã cải tiến thành công máy bay cường kích AC-119K của Mỹ, mang theo đạn cối 106mm.
    Ngoài các máy bay chiến đấu phản lực, sau 1975 bộ đội ta còn thu giữ được một số máy bay cường kích AC-119K và biên chế cho Trung đoàn 918 sử dụng.
    Đây là kiểu máy bay gunships (cải tiến lắp vũ khí lên máy bay vận tải) biến nó thành máy bay cường kích hạng nặng. AC-119K Stinger được phát triển dựa trên mẫu máy bay vận tải 2 động cơ C-119 Flying Boxcar được công ty Fairchild Aircraft sản xuất từ năm 1949. AC-119 được Mỹ thiết kế, sản xuất ngay cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm mục địch ngăn chặn tuyến đường vận tải của bộ đội Việt Nam trên dãy Trường Sơn.
    [​IMG]
    Máy bay cường kích AC-119.
    Có hai phiên bản AC-119 được phát triển gồm: AC-119G (thế hệ đầu) và AC-119K (thế hệ hai) được phát triển cho Không quân Mỹ sử dụng. Sau này, khi Mỹ rút quân, chúng được chuyển về cho không quân quân đội Sài Gòn sử dụng.
    Máy bay cường kích AC-119K Stinger được trang bị một số hệ thống điện tử như radar xung định vị AN/APN-147, hệ thống trinh sát hồng ngoại nhìn trước AN/AAD-4, hệ thống radar theo dõi cảnh báo AN/APQ-133 và radar tìm kiếm AN/APQ-136. Về hỏa lực, AC-119K được trang bị 2 khẩu pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 Vulcan và 4 khẩu súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2/A.
    [​IMG]
    Hỏa lực nguyên bản của AC-119K.
    Giai đoạn 1977-1978, trước tình hình phức tạp trên biên giới Tây Nam - Khmer Đỏ gây hấn, thực hiện hành động tàn bạo với người dân Việt Nam. Quân đội ta đã quyết định cải tiến một số máy bay Mỹ để làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bắt buộc. Và máy bay AC-119K nằm trong số các đề tài cải tiến của không quân để đáp ứng tình hình mới.
    Theo tài liệu Không quân Nhân dân Việt Nam, nhà máy A-41 và Trung đoàn Không vận 918 được giao nhiệu vụ này. Theo đó, hướng cải tiến sẽ là lắp đạn cối lên máy bay AC-119K.
    Đầu tiên, cải tiến được áp dụng với đạn cối C705 (cỡ 106,7mm, 12kg). Chủ nhiệm đề tài được giao cho kỹ sư hàng không Nguyễn Hữu Sửu, ông được đào tạo ở Họ viện Kỹ thuật Không quân Giukovsky. Quả đạn cối Mỹ vốn có ngòi nổ ly tâm, nay để thả từ khoang hàng máy bay cần thay bằng ngòi nổ va chạm. Đồng thời, thiết kế thêm đuôi cho đạn để trong suốt quá trình rơi, đầu đạn luôn hướng xuống dưới cho tới khi chạm mục tiêu. Mỗi ngòi nổ cũng được tính toán nhồi thêm 50g thuốc nổ dẻo C4 nhằm tăng cường khả năng kích nổ. Thử nghiệm bước đầu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã diễn ra suôn sẻ.
    [​IMG]
    Máy bay AC-119K tại Cam Ranh thời Mỹ còn xâm lược Việt Nam.
    Phần cải tiến tiếp theo là nghiên cứu lắp giàn thả đạn cối lên khoang chở hàng của máy bay cường kích AC-119K sao cho không ảnh hưởng tới kết cấu của máy bay, không thay đổi trọng tâm khi thả đạn, dù phải theo yêu cầu chiến thuật thả từng loạt một, thả nhiều loạt hay thả toàn bộ. Để ngắm thả trúng mục tiêu từ trên không, phải tính toán góc ngắm cung cấp cho phi công sử dụng.
    Về tính toán trọng tâm và khôi phục cửa thả hàng dưới bụng AC-119K do Trưởng Ban kỹ thuật Nguyễn Thanh Lâm của A-41 đảm nhiệm. Kỹ sư Thái Văn Bổn, Phân xưởng trưởng cơ khí làm đuôi đạn và ống gắn kíp nổ. Thời gian thực hiện chỉ trong 3 tháng cho kịp chiến dịch.
    Sau thành công của hai thử nghiệm thả đạn thật từ AC-119K, cuối tháng 10 năm 1978, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định lắp giàn thử đạn cối lên hai máy bay AC-119K số hiệu 850 và 145 của Trung đoàn 918 và đưa vào trực chiến. Trong chiến dịch Tây Nam, đội bay này đã thực hiện 7 chuyến oanh tạc với hơn hơn 1.000 quả đạn xuống mục tiêu.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...bay-cuong-kich-ac-119k-my-the-nao-488161.html

Chia sẻ trang này