1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Flight Global: Việt Nam - Số 1 Đông Nam Á về máy bay chiến đấu
    Bình Nguyên | 15/05/2015 07:15

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Theo Báo cáo “Không quân Thế giới 2015” của Tạp chí Flight Global, với 229 máy bay chiến đấu các loại, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á về số lượng.
    Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

    Đây là Báo cáo thường niên có nhan đề "World Air Forces" của Tạp chí Flight Global, được các chuyên gia quân sự đánh giá khá cao, là nguồn dữ liệu đủ tin cậy để tham khảo, mặc dù so với thực tế của từng quốc gia có thể xuất hiện sai lệch, nhưng không lớn.

    Theo số liệu trong Báo cáo năm 2015, Không quân và Không quân Hải quân Việt Nam đang sở hữu tới 229 máy bay chiến đấu các loại. Ngoài ra còn có một lượng lớn máy bay vận tải, trinh sát, tuần tiễu, trực thăng vận tải, trực thăng vũ trang.

    Chưa bàn đến chất lượng, mức độ hiện đại cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu và trình độ của phi công, nhưng có thể khẳng định Việt Nam sở hữu số máy bay chiến đấu nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Cụ thể gồm:

    Máy bay chiến đấu thế hệ 2, 3: gồm có 144 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21 cùng 38 cường kích Su-22 với nhiều biến thể các nhau. Ngoài ra còn 26 máy bay huấn luyện phản lực L-39 cũng có khả năng chiến đấu nhất định.

    Máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4+: Su-27/30 đang có 35 chiếc và sẽ được bổ sung thêm 12 chiếc Su-30MK2 trong năm 2015.

    Máy bay trinh sát, tuần tiễu, vận tải: gồm có 30 An-26, 3 C-295M, 5 DHC-6, 3 CASA C-212, 1 máy bay trinh sát biển An-28 MPA.

    Máy bay trực thăng: 2 EC-225, 2 Ka-32, 88 Mi-8/17, 15 trực thăng đa dụng UH-1H. Trực thăng vũ trang có 25 Mi-24 và 8 Ka-28 săn ngầm.

    Đông Nam Á có ít máy bay chiến đấu hơn hẳn Việt Nam

    Theo số liệu trong Báo cáo, không phải quốc gia nào trong khu vực cũng có máy bay chiến đấu đúng nghĩa. Về mức độ hiện đại, có lẽ Singapore được đánh giá cao nhất. Cụ thể số lượng máy bay chiến đấu của từng quốc gia:

    Brunei: Không có máy bay chiến đấu

    BÀI LIÊN QUAN

    Campuchia: Không có số liệu. Tuy nhiên, tham khảo nhiều nguồn khác ngoài Báo cáo, hầu hết đều nhận định nước này đang sở hữu trên 10 chiếc MiG-21, nhưng không rõ số còn bay được là bao nhiêu.

    Indonesia: 76 chiếc, gồm: 16 Su-27/30; 8/5 F-16A/B; 6/3 F-5E/F; 14 Hawk-209; 16 T-50; 8 EMB-314.

    Trong thời gian tới, nước này sẽ nhận thêm 8 máy bay EMB-314 và 18 chiếc F-16 cũng như 8 trực thăng vũ trang AH-64D theo các hợp đồng đã ký.

    Lào: Không có số liệu. Nhưng một số nguồn tin cho biết nước này đang duy trì 25 chiếc MiG-21 (không rõ số lượng còn bay được là bao nhiêu).

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia

    Malaysia: 58 chiếc, gồm: 18 Su-30MKM; 10 MiG-29; 8 F/A-18D; 6 F/RF-5E và 3 F-5F; 13 Hawk-208.

    Myanmar: 81 chiếc, gồm: 31 MiG-29; 24 F-7; 1 F-6; 4 G-4; 21 A-5.

    Philippines: Không có chiến đấu cơ đúng nghĩa. Tuy nhiên, họ sắp nhận 12 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 mua từ Hàn Quốc.

    Trước đây, Không quân Philippines từng vận hành một số máy bay chiến đấu F-5, nhưng nay đã loại biên.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích F-15SG của Singapore

    Singapore: 128 chiếc, gồm: 32 F-15SG, 60 F-16C/D, 27/9 F-5S/T.

    Hầu hết máy bay chiến đấu của Sigapore đều là loại hiện đại, có khả năng tác chiến rất tốt do được huấn luyện ở cả trong và ngoài nước. Sắp tới, Không quân nước này sẽ tiếp nhận thêm 8 chiếc F-15SG nữa.

    Đáng chú ý, Sigapore còn có phi đội trực thăng hùng hậu và hiện đại gồm: 17 AH-64D, 32 AS-332/532, 16 CH-47SD, 6 S-70.

    [​IMG]
    Máy bay JAS-39 Gripen C/D của Thái Lan

    Thái Lan: 118 chiếc, gồm: 8/4 JAS-39 Gripen C/D; 39/15 F-16A/B; 29/4 F-5E/F; 29 Alpha Jet.

    Đông Timor: Không có số liệu

    Top 10 quốc gia có số lượng máy bay nhiều nhất thế giới

    Toàn thế giới đang có 51.865 chiếc máy bay quân sự các loại bao gồm cả máy bay chiến đấu, trực thăng và trực thăng vũ trang, máy bay vận tải, tuần tiễu, trinh sát… Trong đó, những quốc gia sở hữu nhiều máy bay nhất là:

    Những quốc gia đứng đầu: 1. Hoa Kỳ: 13.902 chiếc (chiếm 27% toàn thế giới); 2. Nga: 3.429 chiếc (7%); 3. Trung Quốc: 2.860 chiếc (6%); 4. Ấn Độ: 1.905 chiếc (4%); 5. Nhật Bản: 1.612 (3%).

    Một số quốc gia trong Top 10: 6. Hàn Quốc: 1.412 chiếc (3%); 7. Pháp: 1.264 chiếc (2%); 8. Ai Cập: 1.107 chiếc (2%); 9. Thổ Nhĩ Kỳ 1.020 chiếc (2%); 10. Triều Tiên: 940 chiếc (2%).

    Tất cả các quốc gia còn lại cộng gộp có 22.243 chiếc máy bay quân sự các loại, chiếm 43% tổng số phi cơ toàn thế giới.

    http://soha.vn/quan-su/flight-globa...-a-ve-may-bay-chien-dau-20150513163901962.htm
  2. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc cho tàu chiến
    Cập nhật lúc: 11:00 20/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Indonesia tái đóng tàu chiến tàng hình tối nhất nhất ĐNA

    Hải quân Indonesia nhận tàu chiến tự đóng KCR-60M
    (Kiến Thức) - Một quan chức cấp cao của Hải quân Indonesia vừa xác nhận nước này đã lắp các tên lửa chống hạm C-705 Trung Quốc lên tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M.
    Thông tin này đã được vị quan chức của Hải quân Indonesia tiết lộ với Tạp chí Jane’s vào ngày 19/5 trong chuyến thăm tàu tên lửa tấn công nhanh KRI Tombak lớp KCR-60M tại Căn cứ hải quân Changi nhân dịp Triển lãm Quốc phòng Hàng hải (IMDEX 2015) tại Singapore.
    Cùng với tàu tên lửa tấn công nhanh lớp KCR-60M, tại IMEX 2015 lần này Hải quân Indonesia còn mang tới cả tàu hộ tống KRI John Lie (358) lớp Bung Tomo.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M của Indonesia.
    Tàu tên lửa KRI Tombak, được Nhà máy đóng tàu quốc doanh PT PAL Indonesia đóng và biên chế cho Hải quân vào tháng 8/2014. Đây là con tàu thứ hai trong số ba tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M đang phục vụ. Chiến hạm này được gắn bốn ống phóng tên lửa.
    Trước đây cũng đã có thông tin KCR-60M được trang bị cả tên lửa chống hạm C-705 và tên lửa C-802, nhưng phía Jakarta lúc đó cho rằng, họ vẫn đang xem xét lựa chọn.
    “Bây giờ đó là tên lửa C-705. Không có kế hoạch nào để lắp tên lửa C-802 cả”, vị quan chức giấu tên thuộc Hải quân Indonesia nói.
    Ngoài tên lửa, KCR-60M còn được trang bị một khẩu pháo cỡ 57 mm tại phần boong trước và hai súng máy ở phía sau.
    Trong cuộc phỏng vấn của Jane’s với Trưởng Đô đốc Marsetio của Hải quân Indonesia từ ngày 13/8/2014 cho hay, hải quân nước này đã xem xét sản xuất ít nhất 16 tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M đến năm 2018. Đây là chiến hạm có vai trò chủ chốt trong chiến lược xây dựng “Lực lượng cần thiết tối ưu” từ nay đến năm 2024.

    kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/hai-quan-indonesia-dungten-lua-trung-quoc-cho-tau-chien-494654.html
  3. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Trung Quốc yêu cầu Indonesia giải thích việc đánh chìm tàu cá
    Bắc Kinh bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc Jakarta đánh chìm một tàu cá Trung Quốc, bị cáo buộc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng nước của nước láng giềng.
    [​IMG]
    Hải quân Indonesia phá hủy một tàu đánh cá nước ngoài. Ảnh: Reuters

    Theo AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua tuyên bố "Trung Quốc quan ngại sâu sắc" về vụ đánh chìm tàu cá và "yêu cầu phía Indonesia giải thích".

    bài đầy đủ:
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...giai-thich-viec-danh-chim-tau-ca-3222085.html
  4. type007

    type007 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    23
    Hải quân Philippines quyết giữ tàu chiến cổ nhất Đông Nam Á
    Cập nhật lúc: 09:00 24/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Hải quân Philippines sắp cho nghỉ hưu 5-10 tàu chiến

    Australia tặng tàu đổ bộ cũ cho Hải quân Philippines
    (Kiến Thức) -Tàu khu trục BRP Rajah Humabon (PF-11) của Hải quân Philippines hiện là một trong những tàu chiến già nua nhất thế giới, nhưng vẫn chưa được cho nghỉ hưu.
    Trung tá Lued Lincuna, thuộc Hải quân Philippines cho biết trên hãng tin PNA ngày 17/5 rằng, “cho tới thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch nào để cho tàu chiến BRP Rajah Humabon (PF-11) nghỉ hưu”, ngay cả khi nước này đang sắm nhiều tàu chiến mới.
    Chỉ tính riêng thời gian phục vụ cho Hải quân Philippines, đến nay BRP Rajah Humabon (PF-11) đã phục vụ được 36 năm. Hiện chiến hạm này đang được giao nhiệm vụ ở vùng Manila-Cavite. Điều đáng nói, theo Lincuna, các thiết bị cơ khí, vũ khí và định vị của con tàu được cho là vẫn đang hoạt động tốt.
    [​IMG]
    BRP Rajah Humabon (PF-11) từng diệt tàu ngầm phát xít Đức vẫn đang phục vụ trong Hải quân Philippines.
    Đặc biệt, nguồn tin từ PNA cho hay, Hải quân Philippines nhiều khi phải miễn cưỡng cho các chiến hạm già cỗi nghỉ hưu có thể vì nhu cầu cần nhiều thân tàu để phục vụ cho các nhiệm vụ khác nhau.
    Trước khi biên chế BRP Gregorio Del Pilar (PF-15) vào năm 2011 và BRP Ramon Alcaraz vào năm 2013, tàu khu trục già cỗi BRP Rajah Humabon cùng với 3 tàu tuần tra lớp Jacino (trước đây là các tàu tuần tra lớp Pea****) đã đóng vai trò như là xương sống của Hải quân Philippines.
    Trong thực tế, BRP Rajah Humabon đã bắt đầu tham gia Hải quân Mỹ từ năm 1943 với tên USS Atherton (DE-169), đóng vai trò tuần tra và chống ngầm ở khu vực Atlantic. Chiến hạm này từng phá hủy tàu ngầm U-boat (U-853) của Đức ở ngoài bờ biển Rhode Island vào ngày 9/5/1945.
    Tới giữa năm 1945, con tàu hoạt động ở vùng Thái Bình Dương và được nghỉ hưu vào ngày 10/12/1945. Tuy nhiên, sau đó nó lại được chuyển cho chính phủ Nhật Bản và phục vụ trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản với tên JDS Hatsuhi (DE-263) vào ngày 14/6/1955.
    Cùng với chiến hạm đàn anh JDS Asahi (DE-262), con tàu đã trở thành một trong những chiến hạm đầu tiên hình thành nên Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản. Nhưng sau đó cả hai con tàu này đều đã được nghỉ hưu và trở về Hải quân Mỹ vào tháng 6/1975, rồi được bán cho Philippines vào ngày 13/9/1976. Nó đã được đổi tên thành RPS Rajah Humabon (PS-78) khi hiện đại hóa vào năm 1979 ở Hàn Quốc.
    [​IMG]
    Cận cảnh con tàu BRP Rajah Humabon (PF-11) tại Vịnh Subic.
    Sau đó nó được đưa vào biên chế của Hải quân Philippines năm 1980, tới năm 1996 chính thức lấy số hiệu là BRP Rajah Humabon (PF-11). Tàu được trang bị 3 khẩu pháo Mark 22 có phạm vi tác chiến 13.400 m và có khả năng sử dụng như một hệ thống phòng không hạn chế. Con tàu cũng mang 3 pháo nòng đôi phòng không Mark 1 Bofors L/60 cỡ 40 mm , 6 khẩu pháo Mark 4 cỡ 20 mm và 4 đại liên M2 Browing.
    Nó còn được trang bị radar định vị và tìm kiếm tầm ngắn Raytheon AN/SPS-64(V)11 và radar định vị Furuno, thay thế các radar cũ RCA/GE Mark 26 và SPS-5.
    Trong khi động cơ của con tàu trang bị 2 động cơ EMD 16-645E7, sản sinh công suất 6.140 mã lực, cho phạm vi hoạt động 11.110 km và tốc độ tới 14 knots (26 km/h).
    Hiện Philippines đang tham gia vào nhiều hợp đồng mua tàu mới hơn và có khả năng tác chiến hơn cho hạm đội của mình. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Philippines cũng đang mở thầu hợp đồng 2 tàu tên lửa trị giá 18 triệu PhP (khoảng 403 nghìn USD).
    Tới nay đã có 4 công ty tham gia đấu thầu dự án này, gồm hãng Navantia của Tây Ban Nha, Công ty Offshore & Shipbuilding, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co Ltd và Hyundai Heavy Industries Inc của Hàn Quốc.
    Những tàu tên lửa được đặt hàng có thể thực hiện các nhiệm vụ phòng không, chống tàu nổi, chống ngầm và tác chiến điện tử. Chúng được cho sẽ mở rộng khả năng tuần tra biển cùng với một chiếc trực thăng đi kèm. Nó có thể hoạt động ở phạm vi 4.500 hải lý ở tốc độ 15 knots và đi liên tục trong vòng 1 tháng ở điều kiện khí hậu nhiệt đới và có thể tăng tốc tới 25 knots khi cần thiết.
    Hệ thống định vị trên tàu chiến mới, tối thiểu phải có 2 hệ thống radar định vị, GPS, thiết bị dò âm thanh ở tầng sâu, và hệ thống theo dõi tàu thuyền. Trong khi hệ thống vũ khí của nó tối thiểu phải có 1 súng 76 mm, 4 pháo cỡ 50-caliber, các tên lửa đối tàu và phòng không cùng các ngư lôi chống ngầm.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/hai-q...-giu-tau-chien-co-nhat-dong-nam-a-496518.html
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    với giá này có lẽ Phi tính mua vỏ tàu :(
  6. Panda_pink

    Panda_pink Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2014
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    283
    Theo em biết thì Mi-24 của VN toàn là loại đời đầu (Hind-A) và đã loại biên sạch sẽ. Hiện chỉ còn dùng Mi-8/17 ũ trang
  7. type007

    type007 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    23
    Quân đội Việt Nam được trang bị những hệ thống TLPK tự hành nào?
    Việt Hà | 29/05/2015 20:02



    [​IMG] Ảnh minh họa


    Chia sẻ:

    Dựa trên báo cáo của nước ngoài và các hình ảnh đã được công bố, Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang có trong biên chế những hệ thống tên lửa phòng không tự hành sau đây.
    9K35 Strela-10 (SA-13 Gopher)

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp SA-13

    9K35 Strela-10 (NATO định danh SA-13 Gopher) là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp, được chế tạo và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1979.

    Strela-10 là một giải pháp phản ứng nhanh hiệu quả đối với các mục tiêu đường không tầm thấp như tên lửa hành trình, UAV, trực thăng, máy bay cánh cố định bay thấp và các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác.

    Toàn bộ hệ thống gồm cả radar ngắm bắn Hat Box được đặt trên khung gầm xe bánh xích MT-LB có khả năng cơ động rất cao.

    Sức mạnh của Strela-10 nằm ở 4 tên lửa đất đối không tầm thấp 9M37 sẵn sàng trên bệ phóng và 8 tên lửa trong xe, nhưng nó còn bắn được loại tên lửa 9M31 (Strela-1) của SA-9 Gaskin.

    Điều này cho phép tiết kiệm khi chiến đấu, Strela-1 sẽ được sử dụng để bắn các mục tiêu có tính năng và độ cơ động thấp trong khi Strela-10 dùng cho các mục tiêu phức tạp hơn.

    Đạn tên lửa 9M37 có chiều dài 2,2 m; đường kính 0,12 m; trọng lượng 55 kg, đầu đạn 5 kg HE; tầm bắn tối đa 5 km; trần bay 3,5 km. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động kết hợp ngòi nổ laser cận đích.

    Theo báo cáo của SIPRI, Việt Nam nhận được tổng cộng 20 hệ thống SA-13 cùng 500 đạn tên lửa 9M37 từ Liên Xô trong giai đoạn 1985 - 1986. Đến nay, SA-13 vẫn là xương sống của lực lượng phòng không tầm thấp Việt Nam.

    [​IMG]
    SA-13 trong một cuộc diễn tập, bộ phận trong vòng tròn đỏ có thể là hệ thống dẫn hướng quang điện mới được bổ sung

    Tương tự SA-2 và SA-3, SA-13 cũng đã khá lạc hậu và cần được nâng cấp lên chuẩn mới hiện đại hơn để đáp ứng các yêu cầu của tác chiến phòng không công nghệ cao.

    Trong bức ảnh bắn đạn thật của SA-13 đăng trên báo Tiền phong, một thiết bị khá lạ đã xuất hiện phía trên giá gắn ống phóng tên lửa.

    Qua so sánh với các bức ảnh chụp hệ thống SA-13 của nước ngoài thì nhiều khả năng SA-13 của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn Strela-10M3.

    Điểm nhấn của gói nâng cấp này là bổ sung hệ thống dẫn hướng quang điện gắn bên phải bệ phóng tên lửa, có tác dụng giúp SA-13 hoạt động hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

    Radar điều khiển hỏa lực 9S86 của Strela-10M3 được cải tiến với khả năng bám bắt mục tiêu tốt hơn, phạm vi tìm kiếm mục tiêu cỡ tiêm kích F-15 vào khoảng 15 km, cho phép dẫn bắn các loại tên lửa hiện đại hơn như 9M37M1 hoặc 9M333.

    Với gói nâng cấp này, hệ thống phòng không tầm thấp SA-13 của Việt Nam được đánh giá có đủ khả năng đối phó với các thách thức mới của chiến trường hiện đại.

    S-300PMU1 (SA-20 Gargoyle)

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không S-300
    S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa của Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất.

    Hệ thống S-300 được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó có thể đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

    Phiên bản S-300PMU1 (SA-20 Gargoyle) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992 với các tên lửa 48N6 mới và lớn hơn so với tên lửa 5V55R đời cũ, một xe phóng có thể mang 4 đạn tên lửa 48N6.

    Loại tên lửa này lần đầu tiên xuất hiện với vai trò triển khai trên đất liền và có tất cả các tính năng cải tiến từ phiên bản hải quân S-300FM gồm gia tăng tốc độ, tầm hoạt động, dẫn đường và khả năng chống tên lửa đạn đạo.

    S-300PMU1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, mặc dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ.

    Hệ thống 83M6E được trang bị radar giám sát/phát hiện 64N6E (Big Bird). Radar kiểm soát bắn và dẫn đường của S-300PMU1 là 30N6E, có thể lựa chọn tích hợp với một radar bắt thấp 76N6 hoặc 36D6 và một radar thám sát mọi độ cao 96L6E.

    Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 3 xe phóng, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE.

    [​IMG]
    Xe mang phóng tự hành 5P85SE của hệ thống S-300PMU1 Việt Nam
    Vào năm 2003, Việt Nam đã mua của Nga 2 hệ thống S-300PMU1 với khoảng 75 quả tên lửa 48N6 để trang bị cho 2 đơn vị phòng không triển khai ở 2 đầu đất nước, giá trị hợp đồng ước tính 300 triệu USD.

    Cho đến khi SAMP/T của Singapore đi vào hoạt động, S-300PMU1 của Việt Nam vẫn là hệ thống phòng không tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

    2K12 Kub (SA-6 Gainful)

    Ngoài 2 hệ thống tên lửa phòng không tự hành trên, theo báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn 1979 - 1980 Việt Nam đã nhận được từ Liên Xô 10 hệ thống SA-6 cùng 600 đạn tên lửa 3M9.

    [​IMG]
    Xe mang phóng tự hành 2P25 của hệ thống SA-6

    2K12 Kub (SA-6 Gainful) là hệ thống phòng không di động tầm ngắn được đưa vào trang bị năm 1967, nó ra đời nhằm bổ sung cho 2K11 Krug (SA-4) tầm trung-cao.

    Xe radar LONG TRACK, xe tiếp đạn và xe bệ phóng của SA-6 đều đặt trên khung xe kéo pháo bánh xích hạng nặng AT-T (đã được cải tiến) có tính việt dã rất cao để đủ sức đi theo bảo vệ đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới.

    Sau khi đưa vào biên chế, SA-6 đã trải qua nhiều đợt hiện đại hóa với mục tiêu cải thiện các đặc tính chiến đấu (tầm bắn xa hơn, cải thiện khả năng tác chiến điện tử, giảm thời gian triển khai hoạt động).

    Một biến thể nâng cấp được chấp nhận năm 1973 với định danh Kub-M1 và từ năm 1974 - 1976, hệ thống trải qua một đợt hiện đại hóa nữa, kết quả là cho ra đời biến thể Kub-M3.

    [​IMG]
    Xe radar hỏa lực 1S91 cùng xe mang phóng tự hành 2P25 của hệ thống Kub

    Hệ thống SA-6 sử dụng đài radar hỏa lực 1S91 (NATO định danh Straight Flush) có tầm hoạt động 75 km, bắt đầu chiếu mục tiêu và điều khiển tên lửa ở tầm 28 km.

    Tên lửa của SA-6 là 3M9 có chiều dài 5,8 m; sải cánh 1,245 m; đường kính 0,355 m; trọng lượng phóng 599 kg mang theo đầu đạn HE nặng 59 kg; tầm bắn tối đa 28 km, trần bay 12 km; tốc độ Mach 2,8.

    Mặc dù hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến S-300PMU1 đã được công khai rộng rãi, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một hình ảnh nào của SA-6 tại Việt Nam. Vì vậy cũng tồn tại nhiều ý kiến cho rằng thực ra Việt Nam không hề được trang bị SA-6.

    http://soha.vn/quan-su/quan-doi-vie...-thong-tlpk-tu-hanh-nao-20150529150916033.htm
  8. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    ^ SA 6 mà có thì chả đến nỗi giấu kỹ thế, chả lẽ giấu hơn cả S300 !
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tất nhiên. Hàng cơ động thì công khai làm giề.
    Chỉ buồn cười các chú lính nhà ta chém gió. Theo lẽ thường cái gì càng bắn xa càng hiện đại. Các chú ấy chém rằng Sam 6 bắn xa tới 110km cơ.
    Ặc. Hay nhà ta đã có S300 đời đầu từ tám hoánh rồi nhỉ.
    type007 thích bài này.
  10. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    sao trước đây các bụ bẩu PMU1 đã được nâng cấp lên PMU2 rồi cơ mà nhở.

Chia sẻ trang này