1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. tung105

    tung105 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    196
    nào mình cùng up...... nào
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Việt Nam chế tạo thành công đạn 7,62 mm chuẩn NATO
    Ly Vy | 11/11/2015 13:30

    31
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Việc chế tạo thành công đạn 7,62 x 51 mm M80 sẽ giúp đảm bảo hoạt động cho các loại súng M14, M60, MAG 58 đang có trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Việt Nam tự sản xuất tên lửa: Niềm vui chung...
    Sau ngày 30/4/1975, quân đội ta thu được một số lượng lớn vũ khí chiến lợi phẩm, trong đó có súng trường M14 và súng máy M60. Hiện nay, các loại súng này vẫn còn được sử dụng và phát huy hiệu quả.

    Nhằm duy trì hoạt động, cũng như trong vài năm gần đây chúng ta đã biên chế thêm vài loại súng có cùng cỡ đạn như MAG 58, Galatz nên yêu cầu đặt ra là phải tự chủ được đạn 7,62 x 51 mm M80 để đảm bảo chủ động trong khai thác, huấn luyện và chiến đấu.

    Nhóm nghiên cứu trẻ thuộc Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tiến hành khảo sát đạn mẫu của Mỹ và các tài liệu liên quan đến đạn 7,62 x 51 mm M80.

    Đồng thời kết hợp với tìm hiểu năng lực hiện có trong nước, lên phương án thiết kế công nghệ chế tạo đạn, đảm bảo các tính năng kỹ, chiến thuật tương đương đạn của nước ngoài.

    Súng máy MAG 58 trong đội tuyển bắn súng quân dụng

    Khó khăn đặt ra với các loại đạn hệ 2 như đạn 7,62 mm; 9 mm là chưa được sản xuất ở nước ta. Bản thân dây chuyền chế tạo trong nước mới chỉ dùng để sản xuất đạn K56, K51, K53, trong khi yêu cầu đặt ra là phải chế tạo đạn mới trên dây chuyền hiện tại.

    Giải pháp chính là thay đổi vật liệu, dựa trên cơ sở các thiết bị có sẵn, cải tạo các hệ thống trang bị công nghệ, hệ thống cung cấp phôi, đồ gá để tiến hành sản xuất mà không phá vỡ kết cấu của thiết bị.

    Đạn 7,62 x 51 mm M80 do Nhà máy Z113 sản xuất đã đáp ứng đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật, chất lượng cấp 1, tương đương với đạn nhập ngoại.

    Sản phẩm tạo ra hiệu quả và ý nghĩa lớn trong việc chủ động về thiết kế và công nghệ để đưa vào trang bị trong quân đội, góp phần đắc lực cho hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

    Xem video: Làm chủ công nghệ sản xuất đạn súng bộ binh 7,62 mm NATO. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-che-tao-thanh-cong-dan-7-62-mm-chuan-nato-20151109212217229.htm
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Nga sẽ giúp Lào nâng cấp trực thăng vận tải Mi-17
    Cập nhật lúc: 08:00 13/11/2015
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Xạ thủ trực thăng Mi-17 xả đạn đuổi phiến quân IS

    Mục kích trực thăng Mi-17 Việt Nam nã đạn rocket
    (Kiến Thức) - Tổng công ty Trực thăng Nga sẽ hỗ trợ Không quân Lào nâng cấp hai chiếc trực thăng vận tải Mi-17 được đưa vào trang bị từ cuối những năm 1990.
    Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Phó tổng giám đốc Tổng công ty Trực thăng Nga - Alexander Scherbinin tại triển lãm Dubai Airshow 2015 cho hay, công ty này đang thảo luận với đại diện phía Lào về khả năng sửa chữa hai trực thăng vận tải Mi-17 của Không quân Lào tại nhà máy sửa chữa máy bay Sevastopol thuộc Bán đảo Crimea.
    Cũng theo Scherbinin, cả hai bên đều đang tiến hành thảo luận cách thức thực hiện công việc sửa chữa hai chiếc Mi-17 trên theo một cách phù hợp nhất và phương án khả thi hiện tại là ở nhà máy Sevastopol.
    [​IMG]
    Những chiếc Mi-17 của Không quân Lào đang xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm đưa vào trang bị.


    Mi-17 là một trong những dòng trực thăng vận tải đa năng nổi tiếng của Nga và được xem là biến thể xuất khẩu của dòng trực thăng vận tải Mi-8. Nó được đánh giá là có tính cơ động cao linh hoạt, đáng tin cậy và dễ sửa chữa đây cũng là dòng trực thăng quân sự phổ biến nhất trên thế giới.
    Theo trung tâm phân tích chiến lược World Arms Trade của Nga cho hay, kho vũ khí và trang thiết bị quân sự của Quân đội Lào có tới gần 100% là do Liên Xô hoặc Nga sau này sản xuất và chúng hầu hết đều được đưa vào trang bị từ những năm 1950-1970.
    Hiện tại Quân đội Lào chỉ ký một hợp đồng duy nhất mua những chiếc trực thăng Mi-17 từ Nga là vào năm 1996 với số lượng khoảng 12 chiếc, hai chiếc đầu tiên trong số đó được chuyển giao vào năm 1997 và quá trình chuyển giao kết thúc vào năm 1999.
    Tuy nhiên hiện tại Không quân Lào chỉ còn sở hữu khoảng 9 chiếc Mi-17 và 7 chiếc Mi-8.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/nga-se-giup-lao-nang-cap-truc-thang-van-tai-mi-17-587734.html
  4. Fearless

    Fearless Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    536
    Mi-26 là mb thuần vận tải, đổ quân, thả lính dù. Ko có thì mua chứ cân cả đàn Mi-17 nhà mình, mà cân ký hả thím? Thím tưởng tượng Cam nó dồn 90 con tank zô một chỗ xực VN? Mình nghĩ Cam nó dùng hàng nóng dọa Thái gay thì đúng hơn. Với VN, toàn bộ đồ chơi của đám Cam sẽ tự banh xác ngay trong doanh trại vì các đơn vị mặc quần xịp VN :D
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Thán phục UAV Black Kite II của Thái Lan
    Cập nhật lúc: 21:00 13/11/2015
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Thụy Điển chào hàng tàu ngầm A26 tới Thái Lan

    Sức mạnh tàu chiến Thái Lan tới thăm Việt Nam
    (Kiến Thức) - Máy bay không người lái Black Kite II đã chứng tỏ tiềm lực công nghệ quốc phòng mạnh mẽ của Thái Lan.
    Theo nguồn tin từ Shephardmedia, tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh 2015 (D&S 2015), công ty Avia của Thái Lan đã khoe thiết kế máy bay không người lái Black Kite II với một loạt nâng cấp mà không cần sự giúp đỡ của đối tác Saab, một công ty của Thụy Điển đang nắm giữ 37% cổ phần của Avia.
    Đây được xem là những minh chứng trong nỗ lực tiếp thu công nghệ và tăng cường khả năng nội địa hóa sản phẩm quốc phòng trong lĩnh vực UAV của Thái Lan.
    [​IMG]
    Black Kite II tại D&S 2015 ở Thái Lan.

    UAV Black Kite II lần này đã được nâng cấp hơn so với mẫu UAV cùng tên trước đó đã được trưng bày vào năm 2013, với sự thay đổi về động cơ, khung máy bay mới, cộng với việc nâng cấp để có thể đáp ứng với cấp độ thông tin sóng ngắn STANAG và MIL-STD.
    Avia còn chịu trách nhiệm về vật liệu tổng hợp cho thân máy bay, hệ thống kiểm soát bay và trạm điều khiển mặt đất của Black Kite II. Bjorn Samuelsson, Giám đốc bộ phận bán hàng và quảng bá sản phẩm của Saab tại Châu Á-Thái Bình Dương xác nhận với tờ Shephard rằng, Avia đã đạt được sự thành công trong việc phát triển chiếc UAV này mà không cần sự hỗ trợ nào từ phía công ty của Thụy Điển.
    Máy bay không người lái Black Kite II được trang bị cảm biến quang điện kết hợp hồng ngoại, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Phát ngôn viên của Aiva cho biết, hiện đã có một cơ quan giấu tên của Thái Lan đăng ký đặt mùa Black Kite. Đồng thời sản phẩm này cũng sẽ còn nhiều khách hàng hơn nữa vì nó còn hướng tới xuất khẩu sang nước khác.
    Đại diện của Avia tiết lộ, Black Kite II có tầm xa hoạt động 180 km, tốc độ khoảng 130 km/h, sải cánh rộng 4,3 mét và tải trọng tối đa khi cất cánh là 60 kg.
    Trạm điều khiển mặt đất (GCS) sẽ tương tác với UAV suốt chuyến bay qua máy tính trong thời gian thực. Toàn bộ hệ thống này được thiết kế tích hợp với một phương tiện chiến thuật hoặc một hệ thống xe tải hạng nhẹ để đảm bảo quá trình cơ động được tốt. GCS cũng có phạm vi hoạt động tối đa 180 km với kíp điều khiển gồm ba người để điều hành quá trình bay, cất/hạ cánh và tác chiến của UAV.
    Ngoài Black Kite II với nhiều nâng cấp, Avia còn tiết lộ tại D&S 2015 tại Thái Lan một nền tảng UAV thế hệ mới lớn hơn là Shikra. Loại UAV này có tải trọng tối đa khi cất cánh là 250 kg. Với việc tham gia cùng nhiều chương trình của Saab phục vụ quân đội Thái Lan, các chuyên gia phân tích tin rằng Avia sẽ tạo ra một mạng lưới các UAV hoạt động một cách có hệ thống trong tương lai.
    Bên cạnh UAV, Avia còn phát triển cả loại robot phá bom, chất độc hại và trinh sát có tên là THER với kết cấu một cánh tay thủy lực, bộ phận cảm biến với các chất hóa học. Đây cũng được cho là sản phẩm có khả năng sẽ có nhiều khách hàng trong và ngoài Thái Lan để ý tới.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/than-phuc-uav-black-kite-ii-cua-thai-lan-586662.html
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Xe tăng T-55AM2/AM2BP Campuchia có mạnh hơn T-55M3 Việt Nam?
    Bạch Dương | 13/11/2015 13:30

    4
    [​IMG]
    Xe tăng T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc duyệt binh
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Việt Nam đã nên mua máy bay tiếp dầu trên không cho Su-30MK2?

    Campuchia được cho là đang có trong biên chế khoảng 90 xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2/AM2BP nhập khẩu từ Ba Lan và Cộng hòa Czech giai đoạn giữa thập niên 1990.
    Vũ khí nào của Campuchia đang khiến QĐND Việt Nam phải mơ ước?
    T-55AM2 là gói nâng cấp được một số quốc gia Đông Âu thực hiện nhằm mục đích mang lại sức sống mới cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 đã lạc hậu với chi phí ở mức chấp nhận được.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2.

    Cụ thể, xe tăng T-55AM2 giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm nhưng bổ sung ốp bọc cách nhiệt nhằm giảm sự cong vênh nòng, tích hợp với thiết bị ngắm quang điện giúp cho việc tác xạ nhanh và chính xác hơn.

    Điểm nổi bật của T-55AM2 về ngoại hình đó là hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo với máy tính đường đạn, đo xa laser đặt ở phía trên gốc pháo chính và cảm biến đo tốc độ gió ở cột lắp sau nóc tháp pháo.

    Xe còn được trang bị các tấm giáp phụ hình bán nguyệt quanh tháp pháo, phía trước và hai bên hông, cũng như có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ để chống lại đạn xuyên lõm hay tên lửa chống tăng. Khả năng bảo vệ của T-55AM2 được đánh giá cao hơn 140% so với nguyên bản.

    Ngoài ra T-55AM2 còn có tổng cộng 16 ống phóng đạn khói ngụy trang để đối phó với các khí tài ngắm bắn quang học của đối phương. Súng máy hạng nặng DShK cỡ 12,7 mm được giữ lại và vẫn yêu cầu xạ thủ phải chui ra ngoài để bắn.

    Sau nâng cấp, khối lượng của xe tăng lên tới 38 tấn nên động cơ phải được thay mới bằng loại công suất 610 mã lực.

    Tuy nhiên quan sát các xe tăng T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc diễu binh thì dễ dàng nhận ra chúng chỉ được nâng cấp duy nhất hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo; giáp phụ, cảm biến khí tượng hay ống phóng đạn khói ngụy trang không được tích hợp.

    Bên cạnh đó, T-55AM2 của Campuchia cũng được cho là không có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, dẫn đến năng lực chiến đấu thực sự không cao hơn bao nhiêu so với bản gốc.

    Xe tăng T-55M3 của Việt Nam bắn nghiệm thu pháo 105 mm. Ảnh chụp màn hình chương trình Quân đội nhân dân.

    Trong khi đó T-55M3 của Việt Nam lại thay pháo D-10T2S 100 mm cũ bằng pháo nòng xoắn 105 mm M68 có ốp cách nhiệt của Israel. Pháo M68 đã giảm được độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn.

    Pháo M68 bắn được các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M246 và đạn xuyên lõm M456 (có khả năng thâm nhập hơn 450 mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000 m); đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM và đặc biệt là tên lửa chống tăng LAHAT.

    Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối Soltam 60 mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo được điều khiển bắn từ bên trong.

    T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450 mm RHA, hình dáng nghiêng của những tấm giáp phụ ốp quanh tháp pháo có tác dụng bảo vệ tốt hơn kiểu giáp bán nguyệt trên T-55AM2.

    Ngoài ra xe còn tiến hành thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng tối tân MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.

    Một mẫu T-55 nâng cấp khác của Việt Nam mới xuất hiện. Ảnh: Diễn đàn Otofun.

    Gần đây trên diễn đàn Otofun đã xuất hiện bức ảnh chụp một biến thể hiện đại hóa khác của xe tăng T-55 Việt Nam đang được vận chuyển trên đường, so với T-55M3 thì mẫu này vẫn giữ lại pháo chính 100 mm.

    Trong trường hợp quyết định giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S và chỉ bổ sung ốp bọc cách nhiệt như trên thì với giáp phụ tiên tiến, các cảm biến tối tân cùng khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng vẫn sẽ giúp T-55 nâng cấp của Việt Nam vượt trội hoàn toàn T-55AM2 của Campuchia.

    http://soha.vn/quan-su/xe-tang-t-55...anh-hon-t-55m3-viet-nam-20151113101241893.htm
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Bất ngờ với khí tài "săn tàng hình" hiện đại do Việt Nam chế tạo
    Bình Nguyên | 16/11/2015 07:18

    9
    [​IMG]
    Radar trinh sát thụ động RTh (hình trụ màu xanh) do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: QĐND.
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Status-6 - Vũ khí khiến lá chắn tên lửa Mỹ trở nên bất lực

    Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020), BQP giới thiệu các vũ khí do Việt Nam chế tạo, trong đó có radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình RTh chế tạo trong nước.
    Bất ngờ, Việt Nam mua khí tài săn máy bay tàng hình đời mới nhất!
    Đây là sản phẩm thuộc Dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA" của Viện Radar (Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng) do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

    Được biết, Dự án này còn có sự tham gia tích cực của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ và đã được nghiệm thu từ trung tuần tháng 11/2014, sau gần 4 năm triển khai.

    Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã chính thức giới thiệu hệ thống radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình này.

    Việc nghiên cứu chế tạo radar RTh đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch, đặc biệt là các loại phương tiện bay tàng hình.

    "Nội thất" có thiết kế rất hiện đại, bố trí khoa học không kém các tổ hợp radar trinh sát thụ động hàng đầu thế giới. Ảnh: Truyền hình QPVN.

    Khắc tinh của máy bay tàng hình

    Radar RTh định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA - nguyên lý phát hiện mục tiêu tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đã được áp dụng trong việc nghiên cứu, chế tạo những tổ hợp khí tài trinh sát thụ động hàng đầu thế giới như Kolchuga-M (Ukraine), Vera-NG (CH Séc).

    Đây là phương pháp đo đạc chênh lệch thời gian, phát hiện và bám sát nguồn bức xạ vô tuyến dựa trên vi sai thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

    Mỗi tổ hợp radar RTh gồm 4 khí tài thành phần, trong đó có 3 đài thu kế bên, bố trí sao cho tạo thành một tam giác cân và 1 trạm trung tâm nằm ở chính giữa, có nhiệm vụ tổng hợp giao hội, đồng bộ mọi tín hiệu thu về.

    Tổ hợp này sẽ âm thầm lặng lẽ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, qua đó tính toán, xác định và cung cấp tham số về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao cho các đơn vị hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, kể cả những loại máy bay tàng hình hiện đại nhất.

    Radar thụ động RTh do Viện Radar nghiên cứu chế tạo thành công. Ảnh: QĐND.

    Những ưu điểm vượt trội của RTh

    Khác với radar chủ động phải phát sóng để sục sạo tìm mục tiêu, RTh là radar thụ động, nó không hề phát sóng, mà chỉ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, do vậy xác suất bị đối phương dùng vũ khí diệt radar chế áp là rất thấp.

    Nhờ đó, tăng đáng kể khả năng sống sót và đặc biệt hơn là nó hầu như thoát khỏi sự đeo bám, gây nhiễu quyết liệt bởi các khí tài gây nhiễu của đối phương bởi chính đối phương cũng khó biết được mình đang bị theo dõi để làm khó cho RTh trong quá trình hoạt động.

    Radar thụ động RTh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, tạo thành "lưới trời" cực kỳ tinh nhuệ, khắc tinh đối với mọi loại phương tiện bay tàng hình, kể cả những máy bay thế hệ mới như J-21, J-31, F-22, F-35 hay B-2.

    Khi tích hợp, đồng bộ tình báo bay với các loại radar chủ động và thụ động khác có trong mạng cảnh giới đường không, RTh góp thêm một phần quan trọng vào việc phát hiện và cung cấp cảnh báo sớm từ xa đối với các mục tiêu có bức xạ vô tuyến điện từ.

    Nhìn vào "nội thất" của RTh được Truyền hình Quốc phòng Việt Nam giới thiệu trong phóng sự "Khai thác làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại" có thể thấy thiết kế, trang bị không hề thua kém so với bất kỳ loại radar thụ động hiện đại nhất trên thế giới nào.

    Kíp trắc thủ đang trong phiên trực ban vận hành radar RTh do Việt Nam nghiên cứu chế tạo. Ảnh: Truyền hình QPVN.

    Phát hiện sớm, chính xác kiểu loại mục tiêu bay, dự kiến trước được đường bay, thủ đoạn tác chiến và âm mưu của đối phương sẽ giúp các đơn vị hỏa lực có thời gian chuyển cấp sớm, đánh nhanh, rút nhanh, tạo bất ngờ, diệt địch hiệu quả mà vẫn bảo toàn lực lượng.

    Đó chính là một trong những yêu cầu cao nhất của thế trận tác chiến phòng không, nhất là trong điều kiện chiến tranh phi đối xứng, khi đối phương mạnh hơn ta nhiều, chỉ có phòng tránh, đánh trả hiệu quả mới khiến đối phương phải chùn bước.

    Tại sao RTh chưa cơ động?

    Không giống như 2 loại khí tài (radar) trinh sát thụ động Kolchuga-M và Vera-NG rất hiện đại mà Việt Nam nhập khẩu từ Ukraine và CH Séc là phiên bản đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6x6 có khả năng cơ động cao, dường như RTh chưa có khả năng này.

    Nguyên nhân có thể là do đã có 2 loại khí tài cơ động nên RTh không nhất thiết phải là loại cơ động mà là bản cố định.

    Thứ nhất, bản thân radar thụ động khó bị đối phương phát hiện để chế áp bằng nhiễu hoặc tiến công trực tiếp nên có cơ động hay không cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm tới khả năng bảo toàn lực lượng và thế trận "lưới trời" đã giăng sẵn.

    Thứ hai, do được chế tạo trong nước nên chủ động về công nghệ là ưu thế lớn và có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, giá thành chấp nhận được, đủ để trang bị rộng khắp tạo thành lưới thiên la địa võng, các trạm, đài bổ trợ hoặc tích hợp liên hoàn với nhau.

    Nói thế không có nghĩa RTh không cơ động được, mà đúng ra là chưa, khả năng triển khai, thu hồi nhanh của nó sẽ được hoàn thiện và việc đặt lên khung gầm xe vận tải việt dã bất kỳ không phải quá khó, trong tầm tay của những nhà khoa học Việt Nam.

    Hy vọng, trong tương lai gần, RTh và các thế hệ kế tiếp hiện đại hơn sẽ được trang bị số lượng lớn, xứng đáng với vai trò quan trọng vào thế trận phòng không quốc gia, kiên quyết Không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không.


    http://soha.vn/quan-su/bat-ngo-voi-...dai-do-viet-nam-che-tao-20151114094141861.htm
  8. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Hệ thống radar trinh sát pháo binh đặc biệt của Việt Nam
    ĐTN | 15/11/2015 14:48

    6
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Tổ chức canh phòng trong QĐND Việt Nam - Những điều ít biết

    Bảo tàng Pháo binh hiện đang trưng bày một bức ảnh đặc biệt, đối tượng trong đó là hệ thống radar trinh sát rất hiếm gặp của Việt Nam.
    Hình ảnh radar chống tàng hình RV-02 Việt Nam tự sản xuất
    Một phân đội radar trinh sát pháo binh mặt đất của tiểu đoàn chỉ huy C7 - Binh chủng Pháo binh luyện tập thực hành trinh sát bắt mục tiêu

    1RL232 SNAR-10 Jaguar là một trong những hệ thống radar trinh sát chiến trường được triển khai rộng rãi nhất của Liên Xô, có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu về vị trí của mục tiêu cố định hoặc di động, cho biết tác động của pháo binh lên đối phương cũng như đảm bảo hỏa lực để tiêu diệt.

    SNAR-10 còn phát hiện được mục tiêu trên biển cũng như máy bay trực thăng bay thấp. Tổ hợp này thường được triển khai gần bộ binh hay các trạm trinh sát pháo binh.

    Radar trinh sát chiến trường SNAR-10 triển khai hoạt động

    Để xác định vị trí và hướng của mục tiêu, SNAR-10 có hệ thống dẫn đường tích hợp và thiết bị địa hình kết nối với radar trinh sát xung doppler hai chiều bước sóng 8 mm 1RL127 Big Fred đặt trên nóc xe.

    Trong chế độ xung, Big Fred không thể phân biệt được mục tiêu di động và cố định trên một chiến trường bão hòa. Để phát hiện đối tượng đang di chuyển, nó phải sử dụng chế độ doppler.

    Tầm phát hiện của radar 1RL127 từ 300 m đến 50 km, với các phương tiện cơ giới có thể phát hiện từ 16 đến 23 km.

    Radar trinh sát xung doppler hai chiều 1RL127 Big Fred

    Hệ thống SNAR-10 được đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh xích đa năng MT-LB có tính việt dã rất cao, giáp xe bảo vệ an toàn cho kíp chiến đấu trước các loại vũ khí cá nhân và mảnh pháo.

    Tầm hoạt động tối đa của xe là 500 km, vận tốc lớn nhất 60 km/h trên đường nhựa, 30 km/h trên đường đất mềm và 6 km/h khi lội nước.

    SNAR-10M (1RL232-1M) với radar trinh sát Credo-1E

    Vào năm 2004, Nga đã tiến hành nâng cấp tổ hợp SNAR-10 thành SNAR-10M (1RL232-1M) với radar trinh sát Credo-1E và hệ thống điện tử kỹ thuật số mới, giúp xử lý tín hiệu nhanh và chính xác hơn.

    Buồng điều khiển của SNAR-10M

    Gầy đây đã xuất hiện một số thông tin cho biết, Nga đang đề nghị Việt Nam nâng cấp hệ thống radar trinh sát pháo binh mặt đất SNAR-10 của mình lên chuẩn SNAR-10M.

    http://soha.vn/quan-su/he-thong-rad...h-dac-biet-cua-viet-nam-20151115031148472.htm
  9. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Xe tăng M60 nâng cấp của Thái Lan vượt xa T-55M3 Việt Nam
    Hải Dương | 17/11/2015 20:30

    4
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Đòn đánh phủ đầu kinh hoàng nhấn chìm Iraq

    Nếu được nâng cấp theo gói M60T Sabra, các xe tăng chiến đấu chủ lực M60A1 của Lục quân Hoàng gia Thái Lan sẽ có sức mạnh vượt trội so với hiện tại.
    Khám phá tính năng xe thiết giáp "Góa phụ nhện đen" của Thái Lan
    Theo Thai Defence, SPITTA PPSC của Thái Lan vừa chính thức thành lập liên doanh với một công ty chưa rõ danh tính từ phía Israel để tiến hành nâng cấp các xe tăng M60A1 Patton của lục quân nước này.

    Hiện tại, cấu hình chi tiết của xe tăng M60A1 nâng cấp vẫn chưa được công bố rõ ràng mà mới chỉ có ý tưởng mô phỏng được SPITTA PPSC đăng tải trên trang mạng xã hội.

    Ý tưởng nâng cấp xe tăng M60A1 của Thái Lan

    Tuy nhiên dựa vào hình ảnh trên, nhiều khả năng M60A1 của Lục quân Hoàng gia Thái Lan sẽ được hiện đại hóa theo cấu hình M60T Sabra của Thổ Nhĩ Kỳ.

    M60T Sabra có nguồn gốc từ xe tăng chiến đấu chủ lực Magach 7 (một phiên bản nâng cấp khác của M60) với tháp pháo góc cạnh, trang bị giáp bảo vệ thụ động có khả năng chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng và bổ sung diềm chắn xích hai bên hông.

    Do Magach 7 có trọng lượng lên tới 55 tấn nên động cơ diesel AVDS-1790-2 750 mã lực đã được thay thế bằng động cơ mới công suất lên tới 908 mã lực cùng bộ truyền động của xe tăng Merkava Mk I.

    Ngoài ra, Magach 7 còn được cải tiến cả bộ bánh di chuyển: Lắp bộ giảm xóc mới và bộ giảm chấn thuỷ lực cho bánh lăn số 1, 2, 5 và 6; Lắp thanh xoắn độ bền cao tiêu chuẩn; nâng bánh lăn từ 180 mm lên 220 mm, giúp phân tán trọng lượng tốt hơn 35%.

    Những cải tiến này giúp Magach 7 có khả năng vượt địa hình tốt và tăng tốc vượt trội so với M60, cải thiện vật chất cho kíp chiến đấu, giảm rung lắc cho khung thân, khả năng khai hoả chính xác cũng được nâng cao rõ rệt.

    Magach 7 còn được lắp hệ thống điều khiển hoả lực Gal, trang bị thêm máy tính đường đạn mới, bên cạnh đó là hệ thống cảm biến khí tượng và đo xa laser giúp năng lực tác chiến vượt trội M48 và M60 gốc.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực M60T Sabra Mk II của Thổ Nhĩ Kỳ

    Tuy vậy, điểm yếu nhất của Magach đó là vẫn giữ lại pháo 105 mm M68, mặc dù đã có những loại đạn mới nhưng cỡ nòng nhỏ khiến cho Magach gặp rất nhiều bất lợi trước các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại khi không thể bắn thủng giáp trước của đối phương.

    Nhằm khắc phục nhược điểm của cỡ nòng pháo, Israel đã giới thiệu tiếp một gói nâng cấp sâu của dòng xe tăng Magach cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với định danh là Sabra.

    Sabra được nâng cấp dựa trên nguyên mẫu Magach 7 với khả năng bảo vệ đường đạn tốt hơn bằng việc bổ sung giáp phụ dạng module phía trước mũi xe.

    Tháp pháo của Sabra sử dụng cơ cấu quay bằng điện thay vì thủy lực nhằm đảm bảo an toàn cho kíp lái, do cách bố trí hệ thống của cơ cấu cũ, trong trường hợp tháp pháo bị xuyên thủng, hệ thống thuỷ lực thường bị gãy và phun vào kíp chiến đấu một chất lỏng dễ gây cháy.

    Cải tiến đáng kể nhất của Sabra chính là việc thay thế pháo 105 mm đã lạc hậu bằng pháo 120 mm MG253 mạnh mẽ hơn rất nhiều, giúp cho Sabra đủ khả năng đối đầu trực diện với các loại xe tăng hiện đại nhất.

    Hiện tại Thái Lan đang có trong biên chế khoảng 25 chiếc M60A1, nếu gói nâng cấp được đánh giá là thành công họ sẽ áp dụng trên 125 chiếc M60A3 còn lại, đưa Lục quân Hoàng gia Thái Lan trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

    Nếu so sánh với gói nâng cấp xe tăng T-55M3 của Việt Nam cũng được Israel tiến hành thì M60T Sabra vượt trội hoàn toàn cả về hỏa lực, hệ thống bảo vệ lẫn tiện nghi cho kíp chiến đấu.
    http://soha.vn/quan-su/xe-tang-m60-...vuot-xa-t-55m3-viet-nam-20151117120311329.htm
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    KQND Việt Nam chuẩn bị vĩnh biệt tiêm kích MiG-21
    Cập nhật lúc: 14:06 18/11/2015
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Khám phá tiêm kích MiG-21 được công nhận bảo vật quốc gia

    Giải mã chuyến bay phi đội MiG-21 vào Biên Hòa ngày 14/5/1975
    Dự kiến, cuối tháng 11 này Bộ Tư lệnh PKKQ Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện để vinh danh và chấm dứt 50 năm hoạt động của máy bay tiêm kích MiG-21.
    Chiếc MiG-21 đầu tiên về Việt Nam vào tháng 12/1965 và tham chiến trận đầu tiên ngày 4/3/1966. Tròn 50 năm trên bầu trời nước Việt, đã đến lúc chúng ta gửi đến MiG-21 lời tri ân sâu sắc.
    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích MiG-21.

    Khúc tráng ca 50 năm
    Một trong những người đề xuất tổ chức chương trình vinh danh và chia tay máy bay tiêm kích MiG-21 là Trung tá Nguyễn Sỹ Hưng, con trai Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên thật là Nguyễn Hữu Vũ).
    Trung tá Hưng từng là những phi công tiêm kích của Trung đoàn 921 - Sao Đỏ huyền thoại - Trung đoàn không quân đón nhận những chiếc MiG-21 đầu tiên do Liên Xô viện trợ vào năm 1965.
    Ngoài ra, người đàn ông này từng là tiến sĩ tâm lý học hàng không đầu tiên của Việt Nam sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT của Vietnam Airlines.
    Ông Hưng không phải là một phi công lái MiG-21 bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, nhưng nói đến loại máy bay này người ta thường nhắc nhiều đến ông vì là chủ biên cuốn sách nổi tiếng "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975 - nhìn từ hai phía”.
    Cuốn sách mà ông đã phối hợp với một số tác giả khác dành một thời lượng khá lớn để nói về MiG-21 cũng như chân dung những Anh hùng nổi tiếng, trực tiếp gắn bó với loại máy bay này.
    Nó giống như việc, khi nhắc đến MiG-21 ở Việt Nam không thể không nhắc đến Trung đoàn Sao Đỏ, và ngược lại.
    Mới đây nhất, trong bài viết chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày chiếc MiG-21 đầu tiên cất cánh lên trời và 50 năm loại máy bay này được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam, Trung tá Nguyễn Sỹ Hưng tóm lược: Máy bay tiêm kích MiG-21 trở thành huyền thoại không chỉ vì tuổi thọ lâu kỷ lục mà còn là vì dưới bàn tay điều khiển của phi công Việt Nam, các máy bay MiG-21 đã lập nên kỳ tích bắn rơi 167 máy bay Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, lập một loạt các kỷ lục.
    Đó là: Phi công đầu tiên và duy nhất bắn rơi 9 máy bay Mỹ, duy nhất bắn rơi máy bay ném bom chiến lược bất khả xâm phạm B-52 của Mỹ, lần đầu tiên trên thế giới bắn rơi EB-66...
    Ban đầu, kế hoạch tổ chức chương trình vinh danh và chia tay máy bay tiêm kích MiG-21 dự kiến được tổ chức ở TP Đà Nẵng giữa tháng 10 vừa qua, tuy nhiên sau đó, do nhiều lý do khác nhau nên phải lùi lại thời gian và cả địa điểm tổ chức. Trung tá Nguyễn Sỹ Hưng đề xuất: Trước khi chia tay vĩnh viễn MiG-21 để đưa "huyền thoại bầu trời" vào các bảo tàng lưu giữ sẽ tổ chức một buổi bay trình diễn cuối cùng.
    Ngày hôm đó, những Anh hùng bầu trời một thuở mà tên tuổi họ gắn bó mật thiết với máy bay tiêm kích MiG-21 như Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Hồng Nhị, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Đức Soát... sẽ in những dấu bàn tay cuối cùng, lưu danh vĩnh viễn lên thân những chiếc MiG huyền thoại...
    Rất có thể, trong buổi lễ vinh danh và chia tay ấy, nhiều tài liệu quý giá liên quan đến MiG-21, liên quan đến những Anh hùng không quân Việt Nam sẽ được công bố.
    Nhờ lời giới thiệu của Trung tá Nguyễn Sỹ Hưng, chúng tôi lần lượt tìm gặp một số phi công thuộc Trung đoàn không quân lẫy lừng 921-Sao Đỏ. Đa phần trong số họ sau này đều thành đạt, nhiều người trở thành Anh hùng nức tiếng của không quân Việt Nam...
    50 năm, ký ức về MiG-21 trong những phi công anh hùng năm ấy vẹn nguyên.
    Ký ức Tướng Nguyễn Đức Soát
    Trung tướng Nguyễn Đức Soát (nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) cũng là một trong những người đề xuất tổ chức chương trình vinh danh và chia tay máy bay MiG-21...
    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
    21 năm lái chiếc MiG-21PFM Fishbed số hiệu 5020, trở thành “anh hùng bầu trời” khi 6 lần bắn rơi máy bay Mỹ, ông nói với tôi rằng, với máy bay tiêm kích MiG-21 thì chúng ta có tôn vinh bao nhiêu đi nữa thì cũng là không đủ. MiG-21 - 50 năm. Tất cả như một cuốn phim tua chậm qua lời kể của vị tướng già.
    Năm 1965, sau khi nhập ngũ được chừng 20 ngày ông được cử đi học lái máy bay ở Liên Xô cùng với 119 thanh niên khác. Họ đều là những học sinh, sinh viên còn rất trẻ.
    Theo quy định thông thường, mỗi một khóa học lái máy bay tiêm kích MiG 21 phải kéo dài ít nhất chừng 4-5 năm, nhưng lúc ấy, ở Việt Nam, chiến tranh leo thang, đòi hỏi bức thiết phải có thêm lực lượng phi công bổ sung nên thời gian đào tạo buộc phải rút gọn xuống chỉ còn một nửa.
    Tháng 11/1967 lớp phi công trẻ tốt nghiệp chương trình đào tạo loại máy bay mà ngay cả những chuyên gia quân sự các nước đều đánh giá là rất khó lái vì cánh nhỏ và tốc độ hạ cánh quá nhanh. Họ lập tức để bổ sung đủ số lượng thành lập thêm một trung đoàn không quân.
    Cũng phải nói thêm rằng, thời điểm đó, khi bước vào cuộc đọ sức cam go, Việt Nam chỉ có 4 trung đoàn không quân chiến đấu, có 2 trung đoàn trang bị MiG-21, tổng số máy bay lúc bấy giờ là khoảng hơn 150 chiếc. Trong khi đó, phía Mỹ có 3 tàu sân bay, cao điểm có lúc đến 4 tàu sân bay được bố trí ở vịnh Bắc bộ và Biển Đông với mỗi tàu sân bay có từ 80 đến 90 máy bay.
    Những con số thống kê khẳng định, trong những cuộc không chiến chúng ta hầu như không có bất kỳ lợi thế nào ngoài tài năng của các phi công.
    Chưa hết, một số thông tin khác cho biết, kể từ thời điểm MiG 21 xuất xưởng, những phi công tài ba, gan dạ trong chiến tranh Trung Đông, những phi công Ai Cập và Syria đã không thể thành công với MiG-21. Nguyên nhân được chỉ ra là các đặc tính ưu việt của "cánh én bạc" đã không được những phi công những quốc gia này phát huy.
    Và trong lời giới thiệu cuốn sách "Vietnam air war debrief", các chuyên gia quân sự Mỹ đã đánh giá MiG-21 có tầm bay không xa và rất khó khi học bay, họ đánh giá, những "anh hùng bầu trời" ở Việt Nam đã đưa MiG 21 lên một tầm cao mới...
    Trung tướng Soát lấy cho tôi xem cuốn "Nhật ký chiến đấu" của ông. Cuốn sổ không dày lắm, nhưng vị tướng già tâm sự, trong suốt cuộc đời mình, mỗi một lần lên máy bay, mỗi một lần đối mặt với kẻ thù ông đều cất vào ***g ngực mình. Rồi ông đọc to những dòng viết về MiG-21: "Mình tin rằng, chỉ khi ở trên không, trong buồng lái chiếc MiG 21 thì mình mới phát huy được hết trí tuệ, hiểu biết khả năng, thể hiện được lòng yêu nước và chí căm thù của mình... Từ một thằng lính, sau 8 tháng đánh nhau trên chiếc MiG 21 mình trở thành đại đội trưởng của một đơn vị được cả nước biết đến. Mình thấy giá trị không phải ở chỗ ấy… Đêm nay mình nằm đây và nhớ về những người bạn mãi mãi không về. Những Giáp, những Đức, những Thiều...". Những dòng này được ghi chép vào đêm 31/12/1972....

    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...uan-bi-vinh-biet-tiem-kich-mig-21-590603.html

Chia sẻ trang này