1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Số là anh Thái thì bà con với anh Hyundai-Rotem còn anh Sin thì bà con với Otokar Thổ tả.

    Xem chừng trình bốc phét "tự nghiên cứu chế tạo thành công" không chỉ ở xứ vịt mà toàn ĐNÁ. 10 cái nước vùng trủng này khá giống nhau: seagame là đại hội thể thao ăn gian nhất thế giới còn quân sự thì trình bốc phét nhất địa cầu
    hoadaols thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Indonesia sắm thêm Kh-31 và Kh-59ME
    8:18 PM, 02/01/2016, Views: 690 | By PM

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Indonesia đã phê chuẩn việc đưa vào ngân sách quốc phòng năm 2016 yêu cầu của Không quân Indonesia mua sắm tên lửa hàng không có điều khiển của Nga và Mỹ tổng trị giá 48 triệu USD.

    [​IMG]
    Tên lửa chống radar Kh-31P trong trang bị của Không quân Indonesia. Phía sau là tiêm kích Su-30MK2 (số hiệu TS-3006) của Không quân Indonesia (Không quân Indonesia)
    Đó là thông tin đưa trong bài báo “Indonesia approves purchase of KH-31, AIM-120 missiles” của Ridzwan Rahmat đăng trên Jane’s Defence Weekly.

    Theo nguồn tin trong Không quân Indonesia, Quốc hội Indonesia đã chuẩn thuận việc mua sắm các tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31А và tên lửa chống radar Kh-31P của Nga tổng trị giá 24 triệu USD, cũng như tên lửa không đối diện Kh-59ME trị giá 18 triệu USD.

    Số lượng tên lửa trù tính mua sắm không được tiết lộ. Tất cả các tên lửa này đều do Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga sản xuất và hiện đã được trang bị cho Không quân Indonesia vốn đang sử dụng các tiêm kích đa năng Su-30MK2 mua từ Nga.

    Indonesia cũng đã phê chuẩn việc mua từ Mỹ lô đầu tiên tên lửa không đối không có điều khiển tầm trung AIM-120C-5 AMRAAM của hãng Raytheon. Trị giá thương vụ chỉ có 6 triệu USD vì khối lượng mua sắm chỉ là mấy quả tên lửa. AMRAAM dùng để trang bị cho 24 tiêm kích F-16C/D Block 25+ của hãng Lockheed Martin mà Indonesia nhận được vào năm 2014-2015 do Mỹ cung cấp từ kho dự trữ của Không quân Mỹ và đã được hiện đại hóa.

    Trước đó, trong năm 2015, các nguồn tin Indonesia cho hay, Mỹ đã từ chối bán cho Indonesia tên lửa AMRAAM vì lý do chính trị. Không rõ là việc Indonesia thông qua thương vụ mua một lô tên lửa này có phải có nghĩa là họ đã đạt được các thỏa thuận với Mỹ hay không.


    Nguồn:
    JDW, bmpd, 2.1.2015.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tiết lộ thông số siêu hạm tàng hình của Hải quân Myanmar
    Cập nhật lúc: 08:00 06/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Không quân Myanmar trang bị hàng loạt máy bay mới

    Kinh ngạc tàu chiến tàng hình tự đóng của Myanmar
    (Kiến Thức) - Tàu hộ vệ tàng hình Sin Phyu Shin (F14) dài khoảng 106m, trang bị hệ thống điện tử - vũ khí kết hợp giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
    Tạp chí quân sự Jane’s cho hay, Hải quân Myanmar vừa chính thức đưa vào trang bị tàu hộ vệ tàng hình thứ hai do nước này tự phát triển mang tên UMS Sin Phyu Shin (F14) vào cuối năm 2015 nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Hải quân 24/12.
    Lễ bàn giao UMS Sin Phyu Shin còn có sự tham dự của Tư lệnh lực lượng Vũ trang Myanmar Tướng Min Aung Hlaing, trước đó tướng Min Aung Hlaing cũng trực tiếp đến kiểm tra các tàu tuần tra cao tốc OPV mới được Hải quân Myanmar đưa vào trang bị hay đến cơ sở hạ tầng tại một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Thanlyin.
    Hiện tại có rất ít thông tin về chương trình phát triển và đóng mới tàu hộ vệ tàng hình của Hải quân Myanmar vốn được khởi động từ năm 2005. Với các mẫu tàu đầu tiên gồm Aung Zeya (F11) được đưa vào trang bị từ năm 2010 và Kyan-Sit-Thar (F12) vào năm 2014, trong khi đó tàu Sin Phyu Shin được bắt đầu đóng mới vào năm 2010.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tàng hình Sin Phyu Shin (F14) của Hải quân Myanmar tại buổi lễ bàn giao vào hôm 24/12.

    Không giống như tàu Aung Zeya (F11), cả Kyan-Sit-Thar (F12) và Sin Phyu Shin (F14) đều có thiết kế thượng tầng khá lớn với hai cột tháp radar chính, bên cạnh đó chúng cũng được trang bị một nhà chứa trực thăng. Dòng tàu hộ vệ mang tên lửa này của Myanmar có chiều dài khoảng 106m và rộng 13.5m, tất cả tàu hộ vệ do Myanmar tự phát triển đều sử dụng mẫu động cơ Pielstick 16 (PA6 STC) do Công ty chế tạo động cơ Thiểm Tây của Trung Quốc sản xuất.
    Hệ thống trang thiết bị điện tử chính trên mẫu tàu hộ vệ này là radar RAWL-02 do Ấn Độ sản xuất được phát triển dựa trên mẫu radar giám sát LW-08 của Thales, trong khi đó hệ thống radar điều khiển hỏa lực lại là của Trung Quốc với mẫu radar Type 47 và Type 362. Và cuối cùng là hệ thống định vị thủy âm HMS-X cũng của Ấn Độ.
    Còn về hệ thống vũ khí trên Kyan-Sit-Thar (F12) và Sin Phyu Shin (F14) gồm 1 hải pháo chính Oto Melara 76mm, 3 tổ hợp pháo đánh chặn tầm gần NG-18 của Trung Quốc và tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn do Triều Tiên chế tạo. Bên cạnh đó nhiều khả năng các tàu hộ vệ này còn sẽ được trang bị tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc phát triển.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...am-tang-hinh-cua-hai-quan-myanmar-614885.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Indonesia mua tên lửa chống radar Nga
    Cập nhật lúc: 14:00 05/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Nga chào bán Indonesia hàng loạt vũ khí "khủng"

    Indonesia đòi Nga giao 35% công nghệ chiến đấu cơ Su-35
    (Kiến Thức) - Chính phủ Indonesia dự định chi khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa hành trình Kh-59 từ Nga.
    Jane’s Defence Weekly, Anh dẫn lời một nguồn tin trong quân đội Indonesia cho biết, không quân nước này đang lên kế hoạch mua số lượng lớn tên lửa hàng không từ Nga. Theo kế hoạch đề nghị lên Ủy ban Ngân sách quốc gia, không quân xứ sở vạn đảo sẽ mua lô tên lửa chống radar Kh-31P và chống hạm Kh-31A trị giá 24 triệu USD, tên lửa không đối đất Kh-59ME trị giá 18 triệu USD.

    Ngoài việc mua vũ khí từ Nga, Indonesia sẽ mua thêm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM từ Mỹ với chi phí khoảng 6 triệu USD. Tổng ngân sách dành cho việc mua vũ khí mới khoảng 48 triệu USD.

    Theo Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu (TSAMTO), Nga, Kh-31A là một loại tên lửa chống hạm tốc độ cao được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến đối phương trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa có trọng lượng 610 kg, mang theo đầu đạn nặng 94 kg.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30 phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Ảnh: Ausairpower
    Kh-31A là bản thu nhỏ của tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit. Tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 3,5 (khoảng 3.600 km/h) nên hầu như không thể đánh chặn. Kh-31A có tầm bắn tối thiểu 7,5 km, tối đa 70 km.


    Trong khi đó, tên lửa Kh-31P là phiên bản chuyên dùng cho nhiệm vụ chống radar phát triển từ Kh-31A. Tên lửa được thiết kế để phá hủy hệ thống radar phòng không trên các tàu chiến hay trên đất liền. Kh-31P có tầm bắn khoảng 110 km, mang theo đầu đạn nặng 87 kg.
    Lưu ý rằng, hiện trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia đã trang bị tên lửa Kh-31A/P.
    Còn Kh-59ME là một loại vũ khí hàng không chuyên dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Đây là phiên bản xuất khẩu từ Kh-59M dùng trong Không quân Nga. Kh-59ME được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động hoặc cảm biến quang truyền hình ở pha cuối. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ từ 2-3 m.

    Kh-59ME có tầm bắn khoảng 115 km, mang theo đầu đạn nặng 320 kg. Giới phân tích quân sự đánh giá, Kh-59ME là một trong những tên lửa không đối đất hàng đầu thế giới hiện nay. Kế hoạch mua lô tên lửa hiện đại từ Nga để trang bị cho tiêm kích Su-27 và Su-30 đang hoạt động trong biên chế Không quân Indonesia.

    Riêng kế hoạch mua tên lửa không đối không AIM-120 từ Mỹ sẽ được đề xuất lên Quốc hội Mỹ thông qua đề xuất bán hàng quân sự nước ngoài. Nếu được Washington phê duyệt, các tên lửa này sẽ trang bị cho tiêm kích F-16 C/D mua từ Mỹ.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán cho Indonesia 30 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X và các thiết bị liên quan trị giá 47 triệu USD.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...nesia-mua-ten-lua-chong-radar-nga-614793.html
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Myanmar ký mua máy bay huấn luyện Yak-130 trước Việt Nam
    Cập nhật lúc: 07:30 11/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [paste:font size="5"]Việt Nam quan tâm tới máy bay huấn luyện Yak-130
    Nga giao máy bay Yak-130 đầu tiên cho khách hàng
    (Kiến Thức) - Myanmar đã bí mật ký hợp đồng mua máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga nhằm nâng cao sức mạnh cho không quân nước này.
    Trang mạng Alexeyvvo.livejournal cho hay, hợp đồng mua bán máy bay huấn luyện Yak-130 ký kết vào ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.
    Như vậy, hợp đồng bán Yak-130 cho Myanmar có thể được ký kết trước khi thông tin về việc Việt Nam mua Yak-130 được Chủ tịch Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất Nga, Mikhail Pogosyan công bố trong tháng 9/2015.
    Trong khi đó, hợp đồng mua Yak-130 của Việt Nam vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức. Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh.

    Số lượng Yak-130 mà Myanmar mua không được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng những máy bay đầu tiên sẽ được Irkut bàn giao trong năm 2016. Ngoài ra, Irkut cũng đã ký hợp đồng đào tạo và cung cấp thiết bị mô phỏng huấn luyện cho Myanmar trị giá 2 triệu USD.

    [​IMG]
    Yak-130 của Không quân Bangladesd.
    Trước đó, Myanmar đã bày tỏ sự quan tâm đến máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ Yak-130 vào năm 2012. Trong khi đó, hợp đồng chuyển giao 36 máy bay Yak-130 cho Syria đã bị đóng băng vì chiến sự leo thang ở quốc gia này.

    Mùa thu năm 2015, một số nguồn tin cho biết, Nga đang tìm kiếm khách hàng mới cho 36 chiếc Yak-130 của Syria. Điều đó làm dấy lên những hoài nghi Myanmar có thể là chủ nhân mới của lô máy bay này.


    Yak-130 là loại máy bay huấn luyện phản lực kiêm chiến đấu hạng nhẹ được phát triển bởi Phòng thiết kế Yakovlev. Yak-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, đi vào phục vụ trong Không quân Nga với vai trò máy bay huấn luyện từ năm 2009.

    Yak-130 được trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số FADEC. Động cơ cung cấp lực đẩy 24,52 kN/chiếc, với hệ thống động lực này Yak-130 có thể đạt tốc độ tối đa 1.050km/h giúp phi công làm quen với cảm giác tốc độ siêu âm trên các chiến đấu cơ thế hệ 4++.

    Thiết kế của Yak-130 đặc trưng cho một máy bay huấn luyện tiên tiến. Nó được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số kiến trúc mở, buồng lái nhà kính hiện đại. Hệ thống kiểm soát bay “fly-by-wire” kỹ thuật số, phi công phía trước được trang bị một màn hình hiển thị HUD, hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay HMSS.

    Máy bay có hệ thống mô phỏng huấn luyện hiện đại cho phép mô phỏng các đặc tính của tiêm kích thế hệ 4++ và tiêm kích thế hệ 5. Nhà sản xuất tuyên bố Yak-130 có thể đảm nhiệm tới 80% chương trình huấn luyện bay thử nghiệm.

    Bên cạnh khả năng huấn luyện xuất sắc, Yak-130 còn là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến không thua kém các chiến đấu cơ thực thụ. Yak-130 có thể mang theo tải trọng vũ khí 3.000kg bao gồm các loại vũ khí có hoặc không có điều khiển.


    Quân đội Philippines hết sạch đạn pháo 105mm?
    Cập nhật lúc: 08:00 11/01/2016
    [​IMG]
    Mua trực thăng UH-1D cũ, Philippines trả giá

    Hé lộ nội thất chiến hạm lớn nhất Hải quân Philippines[/paste:font]
    (Kiến Thức) - Ngay trong đầu năm 2016, Bộ Quốc phòng Philippines đã quyết định chi thêm gần 6,2 triệu USD để mua 9.728 đạn pháo 105mm mới.
    Theo tờ PhilStar của Philippines đưa tin cho hay, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ chi gần 6,2 triệu USD để mua 9.728 viên đạn pháo nổ cực mạnh HE 105mm dành cho lực lượng pháo binh của nước này. Việc mua thêm hàng nghìn viên đạn pháo như vậy dấy lên câu hỏi lớn về dự trữ đạn pháo của nước này.
    Hiện tại một thông báo mời thầu đã được Chính phủ Philippines đăng tải trên hệ thống đấu thầu điện tử của nước này với ngân sách xấp xỉ 6,2 triệu USD. Theo Phát ngôn viên Quân đội Philippines – Đại tá Benjamin Hao cho biết số đạn pháo trên sẽ được sử dụng cho mục đích tăng cường sức mạnh quân sự của Philippines trong bối cảnh phức tạp hiện tại.
    [​IMG]
    Pháo 105mm M101 của Quân đội Philippines trong một đợt tập trận chung với Quân đội Mỹ.


    Cũng theo Hao, đa phần số đạn pháo trên sẽ được chuyển tới các căn cứ quân sự của Philippines tại đảo Mindanao - quần đảo lớn thứ 2 nước này nằm ở cực nam của nước này, vốn từ lâu luôn trong tình trạng bất ổn từ các lực lượng vũ trang ly khai.
    Quân đội Philippines hiện tại chỉ sở hữu 3 loại pháo 105mm với hơn 250 đơn vị gồm M101, M102 do Mỹ sản xuất và OTO Melara Mod 56 của Italy, cả lực lượng Lục quân lẫn Lính thủy Đánh bộ Philippines đều được trang bị các loại pháo 105mm.
    Việc Philippines đặt mua thêm hàng ngàn viên đạn pháo mới có thể được xem là động thái nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội nước này tại miền Nam Philippines khi mà ngày càng có dấu hiệu gia tăng hoạt động của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan tại đây.
    Buổi đấu thầu chính thức sẽ được Philippines tổ chức vào ngày 28/1 sắp tới, và gói thầu này được mở cho tất cả các công ty quốc phòng trong và ngoài nước Philippines. Tất nhiên các công ty tham gia dự thầu phải đảm bảo các điều kiện dự thầu theo luật pháp Philippines quy định.


    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/quan-doi-philippines-het-sach-dan-phao-105mm-617314.html
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...huan-luyen-yak-130-truoc-viet-nam-617113.html
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thái Lan hợp tác Israel phát triển súng cối 120mm
    Cập nhật lúc: 15:00 11/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Chiêm ngưỡng vũ khí “khủng” tại triển lãm quốc phòng Thái Lan

    Vì sao tiêm kích F-5E/F Thái Lan phục vụ được tới 45-50 năm?
    (Kiến Thức) - Sau thành công của hệ thống pháo tự hành 155mm, Thái Lan tiếp tục hợp tác với Elbit Systems Israel phát triển tổ hợp súng cối tự hành 120mm mới.
    Theo các phân tích quân sự đánh giá, trong năm 2015 Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hiện đại hóa kho vũ khí của nước này với hàng loạt hợp đồng quốc phòng mua sắm trang thiết bị quân sự mới.
    Bên cạnh các hợp đồng mua vũ khí từ nước ngoài Thái Lan cũng bắt đầu phát triển các loại vũ khí nội địa, điển hình trong số đó là dự án phát triển súng cối tự hành 120mm trên nền tảng xe bọc thép bánh lốp giữa Trung tâm phát triển công nghiệp quốc phòng Thái Lan với hai công ty quốc phòng của Israel là Elbit Systems và C4I. Ước tính Thái Lan sẽ chi ít nhất 15,7 triệu USD cho dự án này.
    Elbit Systems từ lâu đã khá nổi tiếng với các hệ thống cối tự hành 120mm, trong đó có thể kể tới súng cối tự hành tự động Soltam SPEAR 120mm được tích hợp trên xe bọc théo Humvve 4x4. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Thái Lan sẽ phát triển một hệ thống cối tự hành tương tự như Soltam SPEAR trên nền tảng xe bọc thép 4x4 bất kỳ của nước này.
    [​IMG]
    Hệ thống cối tự hành Soltam SPEAR 120mm hoạt động hoàn toàn tự động của Elbit Systems.

    Và nhiều khả năng hệ thống cối tự hành 120mm thế hệ mới này sẽ được trang bị cho các trung đoàn bộ binh của Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Nhất là khi là Thái Lan cũng đang sử dụng các tổ hợp cối tự hành 81mm trên nền tảng xe bọc thép chở quân BTR-3M1 và 120mm trên nền tảng BTR-3M2 do Ukraine chế tạo.
    Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu hệ thống cối tự hành 120mm mới của Thái Lan liệu có được trang bị công nghệ tương tự như trên hệ thống cối tự động Soltam SPEAR của Elbit Systems hay không, vì cơ bản trước đó Elbit Systems vẫn chưa chịu chuyển giao công nghệ này cho bất cứ đối tác nào khác của công ty này.
    Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan hợp tác Elbit Systems phát triển các hệ thống vũ khí mới, khi trước đó công ty quốc phòng của Israel này từng hợp tác với Thái Lan phát triển mẫu pháo tự hành 155mm thế hệ mới dựa trên nền tảng pháo tự hành ATMOS 155mm của Elbit Systems.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/thai-lan-hop-tac-israel-phat-trien-sung-coi-120mm-617672.html
  7. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Indonesia sẽ hạ thuỷ tàu Sigma 10514 đầu tiên vào ngày 18/1/2016
    [​IMG]

    PT Pindad của Indonesia sẽ ra mắt súng trường mới, dùng đạn cỡ 7.62 x 51 NATO vào tháng 3/2016, gồm 2 phiên bản: dài ( nặng 5,2 kg - dài 1050mm, tầm bắn 950m), ngắn (nặng 3.6kg, dài 920mm, tầm bắn 800m). Nhìn cũng đẹp:-D
    [​IMG]

    Myanmar tăng cường khả năng công nghiệp quốc phòng
    http://www.janes.com/article/57093/myanmar-expands-defence-industrial-production-capabilities
    http://www.industry.gov.mm/en/content/no-13-heavy-industry-magway
    Năm xí nghiệp công nghiệp nặng sẽ được chuyển giao từ Bộ công nghiệp sang BQP Myanmar. Bao gồm các nhà máy số 11 (chế tạo xe bồn, xe tải), số 12 (chế tạo xe bán tải, động cơ diesel), số 13 (chế tạo xe tải) và nhà máy cơ khí chính xác số 25.

    Thái Lan mua bốn hệ thống pháo phòng không từ Đức
    http://www.janes.com/article/57120/rheinmetall-reveals-thai-air-defence-contract
    [​IMG]

    Hợp đồng trị giá nhiều triệu usd bao gồm 4 hệ thống điều khiển hỏa lực Oerlikon Skyguard 3 và 8 khẩu pháo Oerlikon GDF007 hai nòng cỡ 35mm cùng đạn dược, dự kiến bàn giao từ cuối 2017. Các hệ thống này sẽ được chuyển cho sư đoàn phòng không ở thủ đô Bangkok, nhằm thay thế cho số pháo phòng không 37 và 57mm cũ từ Trung Quốc.

    Chiến binh tương lai SAKTI của Malaysia
    http://defense-studies.blogspot.com/2016/01/malaysias-soldier-advanced-kombat.html
    [​IMG]

    Nghiên cứu phát triển từ 2011.
    Đầu: sẽ được tích hợp camera nhỏ (đêm/ngày) có khả năng truyền dữ liệu, hệ thống liên lạc, kính tích hợp màn hình (HMD).
    Vũ khí: Kèm theo năm nút điều khiển (wifi), thuận tiện sử dụng với 1 tay gồm: liên lạc radio, tắt mở/điều chỉnh HMD và truyền hình ảnh cho đồng đội.
    Quân phục: gồm pin, hệ thống định vị, bản đồ số...
    Tương lai có thể nhận hình ảnh trực tiếp từ UAV mini.

    Lục quân tiến thẳng lên hiện đại, hay mình mua RATNIK về xài luôn cho nó máu, nghiên cứu chi cho mệt :-D
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lữ đoàn tên lửa bờ mới nhất của VN sẽ được trang bị vũ khí gì?

    Ngày 26/06/2015, QC Hải quân đã tổ chức lễ khởi công xây dựng doanh trại Lữ đoàn tên lửa bờ 682 và dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2017. Vậy đơn vị này sẽ được trang bị vũ khí gì?
    Việt Nam sẽ bổ sung tên lửa Klub cho hệ thống Bastion-P?
    Đây là Lữ đoàn tên lửa bờ thứ 4 của Quân chủng Hải quân, bổ sung thêm thành phần lực lượng, đảm bảo cho Quân chủng Hải quân tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

    [​IMG]
    Phó tư lệnh quân chủng hải quân
    Chuẩn đô đốc Phạm xuân Điệp
    Yêu cầu các lực lượng tham gia thi công, tư vấn, giám sát phải đề cao tình thần trách nhiệm, thi công đúng thiết kế đã được các cấp phê duyệt, đảm bảo “tiến độ thép, chất lượng vàng” để đưa công trình vào sử dụng theo đúng thời gian, lộ trình; đặc biệt phải đảm bảo an toàn lao động, tránh thất thoát, lãng phí.
    Như vậy, chỉ trong khoảng hơn 1 năm nữa, Lữ đoàn tên lửa bờ thứ 4, đơn vị mới nhất của Quân chủng Hải quân sẽ chính thức đi vào hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, tạo thành lá chắn thép, trấn giữ khu vực bờ biển trọng yếu ở Miền Trung.

    Lễ khởi công Doanh trại Lữ đoàn tên lửa bờ 682. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

    Hầu hết bạn đọc đều tin tưởng rằng, với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, Lữ đoàn tên lửa bờ 682 chắc chắn sẽ được trang bị loại tên lửa thế hệ mới hết sức tiên tiến.

    Tên lửa nội địa KCT-15 có kịp đưa vào biên chế?

    Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) diễn ra vào thượng tuần tháng 9/2015, một sản phẩm tiêu biểu của công nghiệp quốc phòng nước ta được trưng bày, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng, đó là tên lửa chống tàu KCT-15.

    Trước đó, Ông Igor Korotchenko - Giám đốc Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu (Nga) cho biết Nga chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự chế tạo một họ tên lửa chống hạm mới dựa trên dòng tên lửa Kh-35 nổi tiếng. Ông khẳng định:

    "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua hệ thống phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga - Ấn phát triển".

    Đây là một bất ngờ lớn, bởi lẽ chỉ vài năm sau khi tiếp nhận công nghệ, các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam đã cho ra đời những quả tên lửa mẫu đầu tiên, có một số cải tiến so với dòng tên lửa Kh-35 nguyên bản của Nga.

    Tổ hợp tên lửa bờ BAL-E với tên lửa Kh-35 của Nga. Ảnh: Livejournal.com.

    Chắc chắn KCT-15 sẽ kế thừa và phát huy được mọi ưu điểm của tên lửa Kh-35 như: hiệu suất chiến đầu cao, giá thành hợp lý, phù hợp với trình độ công nghệ, cũng như vận hành, bảo dưỡng sửa chữa của Việt Nam.

    Tên lửa Kh-35E có kích thước nhỏ gọn, diện tích phản xạ radar rất nhỏ lại bay siêu thấp, tạo nên khả năng xuyên thủng các lớp phòng thủ tên lửa của tàu chiến đối phương, nhất là khi sử dụng chiến thuật "bầy sói", phóng đi cùng lúc nhiều tên lửa.

    Tuy nhiên, từ khâu thiết kế, chế tạo và đặc biệt là bắn thử cho tới sản xuất hàng loạt cần phải có thời gian nhất định, không thể quá kỳ vọng vào một bước đột phá trong ngày một ngày hai được.

    Đến nay, tên lửa KCT-15 vẫn chưa được bắn thử, do vậy liệu năm 2017, chúng có kịp được hoàn thiện để đưa vào trang bị cho các đơn vị tàu mặt nước và tên lửa bờ (giống tổ hợp BAL-E của Nga) hay không vẫn còn đang là dấu hỏi.

    Các xe thành phần của Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P thuộc Lữ đoàn 681. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

    ... vẫn sẽ là tổ hợp K-300P Bastion-P với tên lửa Yakhont?

    Cuối năm 2013, Tuần báo Tin tức Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Việt Nam và Nga đã thảo luận về khả năng mua thêm ít nhất một tiểu đoàn tên lửa bờ K-300P Bastion-P để tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển.

    Không lạ nếu quả thực hợp đồng này được ký kết và trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm lữ đoàn tên lửa bờ thứ 2 được trang bị tổ hợp tên lửa bờ thuộc loại tiên tiến nhất thế giới này.

    Mỗi tổ hợp Bation-P có khả năng bao quát đường bờ biển dài chừng 600km, tiêu diệt mọi loại mục tiêu như các tàu nổi, tàu vận tải trong biên chế các đơn vị xung kích, đổ bộ hay vận tải của địch cũng như các mục tiêu có diện tích phản xạ radar lớn trên đất liền.

    Tên lửa Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ nhờ được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar và hệ thống điều khiển kết hợp giữa bay theo quán tính và đầu dò radar.

    Mỗi xe bệ phóng của Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P mang 2 ống phóng kiêm ống bảo quản tên lửa Yakhont. Ảnh: Quân đội nhân dân.

    Sau khi có thông số của mục tiêu, tên lửa Yakhont (P-800) được phóng ở chế độ hoàn toàn tự động theo kiểu "bắn và quên", bay với tốc độ siêu âm ở ngay trên đỉnh sóng (5-15m) khiến đối phương có rất ít cơ hội gây nhiễu hay đánh chặn được chúng.

    Một trong những ưu điểm là hầu hết các thành phần quân trọng nhất của tổ hợp từ bệ phóng, radar, chỉ huy,... đều được đặt trên khung gầm xe tải việt dã bánh lốp 3-4 cầu chủ động (6x6 hoặc 8x8), đảm bảo khả năng vượt mọi địa hình, bí mật, bất ngờ đánh địch.

    Việc trang bị các tổ hợp tên lửa này cũng là hợp lý bởi lẽ các kíp chiến đấu của đơn vị mới có thể được đào tạo ngay từ bây giờ tại Lữ đoàn 681, để đến năm 2017, khi tiếp nhận vũ khí mới có thể triển khai huấn luyện sẵn sàng chiến đấu được ngay.

    Với kinh nghiệm làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại tích lũy qua nhiều năm vận hành, chắc chắn việc đào tạo từ trắc thủ cho tới các thành phần bảo đảm kỹ thuật của tổ hợp tên lửa K-300P sẽ không hề gặp bất cứ khó khăn nào.

    Rất có thể cũng giống như đơn vị bạn, Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tới 2 tổ hợp tên lửa này chứ không phải chỉ 1 tổ hợp như các báo Nga đã đưa tin. Trang bị số lượng lớn sẽ giúp khâu đảm bảo kỹ thuật dễ dàng và kinh tế hơn nhiều.

    http://soha.vn/quan-su/lu-doan-ten-...duoc-trang-bi-vu-khi-gi-20160113141856805.htm
  9. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Indonesia khởi đóng tàu Sigma 10514 thứ hai.
    [​IMG]
    Module cho CIWS Millenium
    [​IMG]
    Nhà máy đóng tàu PT PAL, rộng thật. Tương lai VN có X52 ở Cam Ranh là xấp xỉ?
    [​IMG]
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Những khí tài này của VN có thể khiến máy bay tàng hình ôm hận!

    Gần đây lực lượng phòng không Việt Nam được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại, trong đó có các loại radar tiên tiến, phát hiện sớm, từ xa mọi máy...
    Để Tổ quốc không bị bất ngờ với những tình huống trên không, để các đơn vị hỏa lực chuyển cấp kịp thời diệt mọi mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình thì việc phát hiện và cảnh báo sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

    Trách nhiệm này đặt lên vai các đơn vị radar, trinh sát kỹ thuật, liệu họ có thể hoàn thành nhiệm vụ?

    Không nghi ngờ gì nữa, với sự thông minh, sáng tạo, được huấn luyện thành thục, các kíp trắc thủ hoàn toàn có thể phát hiện mọi mục tiêu bay, quản lý vững chắc vùng trời.

    Đặc biệt hơn nữa, với những khí tài trinh sát hiện đại mới được trang bị gần đây, lưới canh trời của Việt Nam đã được mở rộng cả về tầm cao, tầm xa, đủ sức phát hiện mọi loại mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình.

    [​IMG]
    Nếu được thông báo kịp thời, chính xác, các đơn vị tên lửa có thể bắn hạ mọi loại máy bay tàng hình.

    Các tổ hợp trinh sát thụ động

    Bộ 3 khí tài trinh sát thụ động gồm Vera-NG (CH Séc), Kolchuga (Ukraine) và RTh tự chế tạo trong nước tạo thành một lưới trời, đa tầng, bổ trợ cho nhau, có thể phát hiện mục tiêu từ rất xa mà không bị phát hiện (Sees without being seen).

    Ưu điểm của các tổ hợp trinh sát thụ động là khó bị gây nhiễu và gần như không thể bị tiêu diệt bởi các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar, định vị và bám sát các mục tiêu trên không, trên mặt đất, mặt biển một cách hoàn hảo, cung cấp đủ tham số trong thời gian thực.

    Trong số các tổ hợp này, Vera-NG được coi là hiện đại nhất, đến ngay như NATO cũng phải đặt mua ít nhất 2 tổ hợp từ CH Séc để tăng cường khả năng phát hiện máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga và các quốc gia đối phương tiềm tàng khác.

    Vera-NG hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có cự ly trinh sát 400 km với sai số 20 m, bám sát cùng lúc 200 mục tiêu với thời gian cập nhật tham số: 1 - 5 giây.

    Với công nghệ và phương thức trinh sát, tính toán tiên tiến, chúng có thể “nhìn thấy” máy bay ném bom tàng hình B-2 từ cự ly 250 km, giúp các đơn vị phòng không chủ động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu trước ít nhất 10 phút.

    [​IMG]
    Mô hình tổ hợp radar trinh sát thụ động Vera-NG được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.

    Kolchuga là hệ thống trinh sát điện tử thụ động được phát triển bởi Công ty Topaz (Ukraine), chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao.

    [​IMG]
    Tổ hợp khí tài trinh sát thụ động Kolchuga. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

    Tổ hợp Radar thụ động này có thể chặn thu và giao hội các tín hiệu sóng điện từ bắt được từ các đài kế bên để phát hiện, xác định vị trí, theo dõi, bám sát các loại phương tiện bay, kể cả loại tàng hình, cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số.

    [​IMG]
    Cabin điều khiển hiện đại của tổ hợp Kolchuga. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    Theo tính toán của nhà sản xuất, nếu hệ thống Kolchuga được đặt ở độ cao 100m và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể thu tín hiệu và xác định vị trí mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km.

    RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

    Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu. Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

    [​IMG]
    Trung tâm xử lý của tổ hợp trinh sát thụ động RTh. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã chính thức giới thiệu hệ thống radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình này.

    RTh sẽ góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch, đặc biệt là các loại phương tiện bay tàng hình.

    Các radar chủ động băng sóng dài

    Mạng lưới radar chủ động của Việt Nam được cấu thành bởi rất nhiều loại radar tương đối hiện đại, trong đó có 2 dòng radar có khả năng bắt máy bay tàng hình tương đối tốt gồm Nebo-UE (Nga) và RV-01/02 (Vostok-E) chế tạo trong nước theo công nghệ của Belarussia.

    RV-01/02 hoạt động có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72 km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay ném bom B-52 từ khoảng cách 255 km nếu không bị gây nhiễu.

    Tổ hợp radar này có rất nhiều ưu điểm như phát hiện từ xa và cung cấp chính xác, đầy đủ 3 tham số của mục tiêu; theo dõi cùng lúc đến 120 mục tiêu; Cơ động cao trên mọi địa hình; Khắc tinh đối với các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu bay tàng hình.

    [​IMG]
    Radar RV-01/02 có khả năng bắt máy bay tàng hình rất tốt. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

    Chúng hoạt động hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám sát mọi mục tiêu, cũng như tự kiểm lỗi toàn bộ thiết bị; Khả năng che giấu tốt, bộc lộ tín hiệu thấp giúp tăng khả năng tự bảo vệ trước các loại vũ khí tiến công chính xác.

    Nebo-UE là đài radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa có khả năng phát hiện các mục tiêu vũ trụ (tên lửa đường đạn) trên đoạn đầu và đoạn cuối quỹ đạo của chúng và các mục tiêu bay cỡ nhỏ có hệ số phản xạ điện từ thấp như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình...

    Máy bay tàng hình, mục tiêu có hệ số phản xạ radar thấp có thể bị Nebo-UE phát hiện từ rất xa, như tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar 0,1 m2 từ khoảng 140 km hay máy bay tàng hình có diện tích phản xạ 0,01 m2 từ khoảng 80 km.

    [​IMG]
    Nebo-UE một trong những loại radar sóng mét hiện đại của bộ đội phòng không Việt Nam.

    Đài radar này có khả năng chống nhiễu rất tốt cao đặc biệt là đối với nhiễu tạp tích cực. Ngoài ra, so với các đài radar cùng chức năng, Nebo-UE có khả năng chống nhiễu tiêu cực tốt hơn.

    Như vậy, các tổ hợp radar và khí tài trinh sát chủ động, thụ động thế hệ mới này kết hợp với nhau đan kín vòm trời, đủ sức phát sớm, từ xa mọi loại máy bay tàng hình, đảm bảo cho các lực lượng phòng không phòng tránh, đánh trả có hiệu quả.
    http://baomoi.me/quan-doi-viet-nam/...khien-may-bay-tang-hinh-om-han_tin334132.html

Chia sẻ trang này