1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam “thông minh hóa” pháo phòng không ZSU-23-2 thế nào?
    Cập nhật lúc: 07:00 09/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Quân đội Việt Nam áp dụng đại trà công nghệ mô phỏng

    Điểm sự kiện quốc phòng Việt Nam nổi bật năm 2015
    (Kiến Thức) -Viện Tự động hóa KTQS đã cải tiến thành công pháo phòng không ZU-23-2 với khối điều khiển xác định mục tiêu và lấy phần tử bắn tự động.
    Phần lớn trang bị khí tài của quân đội nhân dân Việt Nam là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Các khí tài này đã trải qua thời gian sử dụng khá dài nên xuống cấp, lạc hậu, hiệu năng sử dụng không cao.

    Đặc biệt là các loại pháo phòng không tầm thấp trong đó có ZU-23-2. Loại pháo này do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1960 đến nay. Pháo phòng không ZU-23-2 thiết kế với 2 nòng pháo dùng cỡ đạn 23x152 mm. Ê kíp vận hành pháo gồm 2 người, pháo thủ và chỉ huy, ngoài ra cần một số người phục vụ tiếp đạn và các công tác khác.

    Pháo thủ và chỉ huy tiêu diệt mục tiêu chủ yếu dựa vào quan sát và tính toán góc bắn bằng mắt nên hiệu suất tác chiến không cao, khó tác chiến vào đêm. Ê kíp vận hành nhiều người nên khó triển khai ở các khu vực biển đảo.

    [​IMG]
    Pháo phòng không ZU-23-2 với hệ thống cảm biến xác định mục tiêu và tính toán phần tử bắn tự động.
    Chính vì vậy, gần đây, Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự, thuộc Viện KH-CN Quân sự, Bộ Quốc phòng đã tiến hành đề tài cải tiến pháo phòng không ZSU-23-2.
    Theo đó, pháo được lắp trên khung gầm xe tải để tăng khả năng cơ động. Cải tiến quan trọng nhất là các kỹ sư đã trang bị cho pháo hệ thống ngắm mục tiêu và tính toán phần tử bắn tự động. Hệ thống gồm một máy đo xa laser, kính ngắm quang-điện tử có khả năng hoạt động ngày/đêm. Lắp bộ phận nạp đạn tự động giúp nâng cao tốc độ bắn.


    Bộ phận điều khiển hỏa lực sẽ tự động điều chỉnh góc nâng của pháo theo tham số mục tiêu từ hệ thống cảm biến. Khối điều khiển hoạt động bằng điện với khả năng quay 360 độ cho phép quan sát tốt hơn. Hệ thống cảm biến, điều khiển hỏa lực và pháo kết nối với nhau tạo thành một khối thống nhất giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu.

    Các thông tin về mục tiêu được hiển thị lên màn hình để pháo thủ quan sát và điều khiển pháo sao cho đường ngắm nằm ở trung tâm mục tiêu trong chế độ bám sát cũng như thực hành bắn. Việc điều khiển pháo và hệ thống cảm biến khá dễ dàng bằng cần kiển khiển cầm tay.

    [​IMG]
    Cận cảnh bộ cảm biến hiện đại lắp trên tháp pháo.
    Trung tá Trần Ngọc Bình, phó Viện trưởng Viện Tự động hóa KTQS cho biết, trước đây khi chưa cải tiến, pháo ZU-23-2 được vận hành bằng tay hoàn toàn nên cần rất nhiều người, do đó rất không phù hợp để triển khai ở các khu vực biển đảo. Chúng tôi đã thay thế người chỉ huy bắn và toàn bộ ê kíp bằng một pháo thủy duy nhất.

    Việc tự động hóa toàn bộ quá trình xác định mục tiêu, tính toán phần tử bắn và điều khiển hỏa lực của pháo ZU-23-2 vừa tinh gọn biên chế trong khi lại nâng cao hiệu suất tác chiến. Tầm bắn sau cải tiến vẫn duy trì như trước.

    Thượng úy Cao Tiến Lê, Phòng tự động hóa chuyển động cho biết, chúng tôi đã thay thế cơ cấu điều chỉnh cự ly mục tiêu bằng tay trước đây bằng hệ thống đo xa laser và ảnh hồng ngoại. Với cơ cấu cũ, pháo thủ mất khá nhiều thời gian để xác định cự ly, nhưng tọa độ mục tiêu chỉ ở mức tương đối không được chính xác như hệ thống mới.

    Việc cải tiến thành công pháo phòng không ZU-23-2 đã góp phần nâng cao sức mạnh tác chiến cho bộ đội phòng không, qua đó chứng minh năng lực của công nghiệp quốc phòng trong nước trong việc từng bước làm chủ các công nghệ để hiện đại hóa và sản xuất vũ khí cho quân đội.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/viet-nam-thong-minh-hoa-phao-phong-khong-zsu-23-2-the-nao-621449.html
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
  3. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    FAC tàng hình do Saab và Indo phát triển.


    http://thediplomat.com/2016/02/confirmed-thailands-military-wants-a-new-main-battle-tank/
    Thái tìm mua xe tăng mới, qua Nga (T90 MS) và TQ (MBT-3000 hoặc VT-4) coi hàng, dự kiến mua 200 chiếc.

    http://thediplomat.com/2016/02/confirmed-indonesia-will-buy-10-russian-s-35-fighter-jets/
    Indo sẽ kí hợp đồng mua 10 chiếc Su-35 vào tháng 3, theo luật Indonesia thì 35% công nghệ trên máy bay sẽ được chuyển giao cho phía Indo.
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    NÓNG: Indonesia xác nhận mua 10 chiến đấu cơ Su-35S
    (Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ mua 10 chiến đấu cơ Su-35S từ Nga, thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết vào tháng 3 tới.
    Indonesia đã đồng ý mua 10 chiến đấu cơ đa năng, siêu cơ động Sukhoi Su-35S của Nga, theo các phương tiện truyền thông địa phương tiết lộ hôm 11/2.

    Thỏa thuận trên sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu ký kết trong chuyến thăm thủ đô Moscow (Nga) vào tháng 3 tới.

    Hồi tháng 9/2015, ông Ryamizard từng tuyên bố rằng một quyết định mua chiến đấu cơ mới của Nga đã được thực hiện: "Một quyết định đã được thực hiện để thay thế các máy bay chiến đấu F-5 lỗi thời và mua máy bay Nga thay cho chúng", dẫn lời ông Ryamizard, thông tấn xã Antara cho hay.

    "Việc mua sắm sẽ được thực hiện dần dần, phụ thuộc vào khả năng tài chính của chính phủ đất nước", ông Ryamizard nói thêm.

    [​IMG]
    Như vậy, Indonesia sẽ là quốc gia thứ 2 (sau Trung Quốc) mua máy bay Su-35S của Nga.
    Tháng 1/2016, Đại sứ Indonesia tại Nga, ông Djauhari Oratmangun nói với các phương tiện truyền thông Nga rằng "các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra. Bộ trưởng Quốc phòng muốn thăm Nga vào tháng 4 để tiếp tục thảo luận". Tuy nhiên, thời điểm đàm phán đã được đẩy lên sớm hơn.

    Ban đầu, Indonesia dự định mua koangr 16 chiếc Su-35S. "Bộ Quốc phòng đã đồng ý mua một phi đội máy bay Su-35S", ông Ryamizard tuyên bố hồi tháng 9/2015.

    Tuy nhiên, thông tin trên đã được ông sửa lại trong tuần này, rằng "chúng tôi sẽ chỉ mua 10 chiếc Su-35S". Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cũng nói rằng thỏa thuận sẽ bao gồm cả việc huấn luyện phi công và chuyển giao một phần công nghệ thông qua một chương trình trao đổi quân sự.

    Một hội nghị hợp tác kỹ thuật quân sự liên thông đã diễn ra hồi cuối tháng 9/2015 ở Jakarta để thảo luận chi tiết về hợp đồng, bao gồm cả chuyển giao công nghệ. (Indonesia đưa ra yêu cầu rằng ít nhất 35% công nghệ của máy bay Su-35 sẽ phải được chuyển giao theo một phần của thỏa thuận).

    Su-35S là loại chiến đấu cơ đa năng, siêu cơ động thế hệ 4++, được trang bị 2 động cơ phản lực vector đa chiều 117S và sở hữu các đặc điểm công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm một hệ thống điện tử tinh vi dựa trên hệ thống quản lý thông tin số, một radar mảng pha quét điện tử chủ động cho phép phát hiện, theo dõi và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu từ xa.

    Indonesia quyết định đặt niềm tin vào các máy bay chiến đấu Nga để đáp ứng yêu cầu của họ. Sau khi 12 chiếc F-16A/B và 16 chiếc F-5E/F gặp phải các vấn đề bảo dưỡng bởi sự cản trở của Mỹ liên quan đến vấn đề Đông Timo. Người ta không rõ có bao nhiêu máy bay trong số đó còn hoạt động.

    Nhưng theo The Diplomat thì Không quân Indonesia đã quá sức chịu đựng với các an toàn hàng không. Ví dụ một chiếc F-16 gặp trục trặc và bị cháy hồi tháng 4/2015 và một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules gặp nạn đã giết chết 143 người hồi tháng 6/2015.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nong-indonesia-xac-nhan-mua-10-chien-dau-co-su-35s-3300118/
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nga giao 2 chiến đấu cơ Su-30MK2 cuối cùng cho Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Tổng số máy bay chiến đấu tiên tiến Su-30MK2 được biên chế trong Không quân Việt Nam đã tăng lên 36 chiếc.
    Nhà máy sản xuất máy bay Sukhoi mang tên Yuri Gagarin ở vùng Komsomolsk-on-Amur vừa bàn giao 2 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 cuối cùng cho Không quân Việt Nam.

    2 chiến đấu cơ Su-30MK2 mới, nâng tổng số máy bay chiến đấu tiên tiến loại này được biên chế trong Không quân Việt Nam lên 36 chiếc.

    Interfax-AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga hôm 6/2 cho biết, hai chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 mới, được chế tạo cho Không quân Việt Nam với số sê-ri 88520 và 88521, đã được một máy bay vận tải siêu nặng An-124-100 vận chuyển sang Việt Nam vào hôm 6/2/2016 vừa qua.

    [​IMG]
    Nguồn tin tiết lộ, đây là hai chiếc Su-30MK2 cuối cùng được Nga bàn giao cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được hai bên ký kết hồi tháng 8/2013.

    4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên (mang số hiệu 8581, 8582, 8583 và 8584) đã được công ty Sukhoi bàn giao cho Không quân Việt Nam vào tháng 10 và tháng 12/2014.

    Hai chiếc giao hồi tháng 8/2015, hai chiếc tháng 12/2015, hai chiếc giao vào ngày 8/1/2016 và hai chiếc cuối cùng ngày 6/2/2016.

    Theo như kế hoạch bàn giao ban đầu, toàn bộ 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 sẽ được Nga bàn giao xong cho Không quân Việt Nam trước khi kết thúc năm 2015. Tuy nhiên, việc bàn giao thực tế đã chậm lại gần 2 tháng.

    Nhưng dù sao thì hợp đồng trên cũng đã được hoàn thành tính tới thời điểm hiện tại, đồng nghĩa với số lượng chiến đấu cơ loại này chính thức đi vào phục vụ trong lực lượng không quân là 36 chiếc.

    Các phi đội máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-30MK2 sau khi đi vào hoạt động sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...u-co-su-30mk2-cuoi-cung-cho-viet-nam-3300116/
    hoadaols thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    So sức mạnh Kilo Việt Nam và Hạm đội Biển Đen
    (Vũ khí) - Cuối năm nay, nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga sẽ bàn giao nốt tàu ngầm lớp Varshavyanka thứ 6 cho Việt Nam.
    Việt Nam nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo trong năm nay

    Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn nguồn tin từ phòng thông tin của Tổng công ty đóng tàu (OSK) hôm 10-2 cho biết, tàu ngầm diesel-điện cuối cùng trong hợp đồng bán 6 tàu ngầm Project 636 - lớp Varshavyanka sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam trong khoảng thời gian tháng 11-12 năm 2016.

    Theo đó, việc vận chuyển chiếc tàu ngầm cuối cùng cho khách hàng Việt Nam được lên kế hoạch vào tháng 11 hoặc chậm nhất là tháng 12 năm 2016, để đến tháng 1 năm 2017, tàu ngầm sẽ có mặt tại vị trí triển khai.

    Các tàu ngầm dự án 636, lớp Varshavyanka thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3 có lượng giãn nước 3950 tấn khi lặn, tốc độ khi lặn 20 hải lý, khả năng lặn sâu tối đa 300 mét, thủy thủ đoàn gồm 52 người.

    Tàu có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lớn gấp 3-4 lần so với khả năng của các tàu ngầm đối phương. Khả năng di chuyển cực êm, hầu như không tạo ồn của tàu ngầm lớp Varshavyanka được NATO thán phục, gọi là "hố đen đại dương" (Black Hole).

    Hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo, tổng trị giá 2 tỷ USD đã được Tổng công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước của Nga là Rosoboronexport ký với Chính phủ Việt Nam vào cuối năm 2009. Trong giai đoạn 2014-2015, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tổng cộng 4 tàu.

    [​IMG]
    Nhà máy Admiralty đóng song song cả 6 tàu cho Việt Nam và 6 tàu cho Hạm đội Biển Đen
    Hiện nay, cả bốn chiếc đầu tiên trong loạt 6 tàu này (lần lượt mang số hiệu và tên là 182 Hà Nội, 183 Hồ Chí Minh, 184 Hải Phòng, 185 Khánh Hòa) đang phục vụ tại căn cứ hải quân ở Cam Ranh. Chiếc thứ 5 mang tên Đà Nẵng cũng vừa đã được giao cho Việt Nam hồi đầu tháng này.

    Chiếc cuối cùng trong loạt 6 tàu ngầm của Việt Nam mang mã số nhà máy là 01344 và sẽ được đặt tên cùng với số hiệu là 187 Bà Rịa - Vũng Tàu. Nó được khởi đóng vào ngày 28-5-2014 và được hạ thủy vào ngày 28 tháng 9 năm 2015 và bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm 2016.

    Admiralty đóng song song 6 tàu cho Việt Nam và 6 tàu cho Nga

    Được biết, song song với loạt 6 tàu ngầm Kilo đóng cho Việt Nam, Nhà máy Admiralty cũng đang hoàn thiện nốt những chiếc cuối cùng trong loạt 6 tàu ngầm lớp này, được hải quân Nga đặt riêng cho Hạm đội Biển Đen, nhằm nâng cấp thần tốc sức mạnh của hạm đội này.

    Hiện Hạm đội Biển Đen đã tiếp nhận vào biên chế 3 chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu này là chiếc B-261 Novorossiisk, B-237 Rostov-on-Don và B-262 Stary Oskol. Chiếc thứ 4 mang số hiệu B-265 Krasnodar cũng sắp được bàn giao.

    2 chiếc cuối cùng mang số hiệu B-268 Veliky Novgorod và B-271 Kolpino sẽ gia nhập Hạm đội Biển Đen vào cuối năm nay, tăng cường khả năng tấn công mạnh mẽ, đối phó với sự uy hiếp của chiến hạm Mỹ-NATO trong khu vực Biển Đen và ngoài Địa Trung Hải.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo B-237 Rostov-on-Don của Hạm đội Biển Đen phóng tên lửa Kalibr vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Raqqa-Syria.
    Tối 8/12/2015, tàu ngầm thứ 2 của Hạm đội Biển Đen là B-237 Rostov-on-Don đã chứng minh uy lực mạnh mẽ của mình bằng vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL vào các mục tiêu đầu não của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở thành phố Raqqa của Syria, cách xa hơn 1000km.

    Được biết, hệ thống Kalibr có 2 dòng tên lửa là 3M54, tiêu diệt chiến hạm ở xa đến 660km và 3M14 tấn công mục tiêu trên bờ ở cự ly 1500 km-2.500 km. Khi thực hiện nhiệm vụ, tùy theo tính chất nhiệm vụ mà chúng mang theo một trong 2 loại tên lửa hoặc mang cả 2 loại.

    Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu Club-S trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam mặc dù cũng có đủ 2 loại tên lửa chống hạm và đối đất, nhưng chúng chỉ có tầm phóng 290km, do những hạn chế về tầm phóng (không quá 300km) trong Hiệp ước quy định về xuất khẩu công nghệ tên lửa.

    Tuy nhiên, chỉ cần có tầm phóng như vậy thì hải quân Việt Nam cũng đã sở hữu những vũ khí lợi hại, với những đòn tấn công ngầm dưới đáy biển rất khó đối phó, là cơ sở để hải quân Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và lợi ích kinh tế biển của quốc gia.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/so-suc-manh-kilo-viet-nam-va-ham-doi-bien-den-3300091/
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam giải bài toán đạn súng bộ binh Mỹ thế nào?
    Cập nhật lúc: 07:00 12/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Tự hào dàn vũ khí Việt Nam tự sản xuất

    CNQP Việt Nam nỗ lực hiện đại hóa vũ khí lục quân
    (Kiến Thức) - Các kỹ sư của nhà máy Z113 đã làm chủ thành công công nghệ chế tạo đạn 7,62x51 mm để sử dụng cho các súng bộ binh của Mỹ có trong biên chế.
    Sau ngày 30/4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được rất nhiều súng bộ binh Mỹ viện trợ cho VNCH như súng trường M14, trung liên M60. Đến nay, những loại súng này vẫn còn hiệu năng sử dụng rất tốt. Để đảm bảo duy trì trang bị các loại súng này, việc chủ động sản xuất đạn 7,62x51 mm trong nước là rất quan trọng.

    Chương trình Tạp chí quân sự, kênh truyền hình QPVN đã giới thiệu đề tài nghiên cứu sản xuất đạn 7,62x51 mm của nhóm nghiên cứu nhà máy quốc phòng Z113, nhằm đảm bảo chủ động nguồn cung đạn trong nước.

    Đội ngũ kỹ sư đã tiến hành nghiên cứu đạn mẫu M80 do Mỹ sản xuất và các tài liệu liên quan về đạn mẫu. Ngoài ra, nhóm còn khảo sát năng lực hiện có trong nước về vật tư, trang bị, công nhân lành nghề và các điều kiện liên quan khác.

    Yêu cầu quan trọng là phải nghiên cứu công nghệ chế tạo phù hợp với điều kiện trong nước và đảm bảo được tính năng tương đương đạn của nước ngoài. Đạn mẫu của Mỹ sử dụng đồng làm vật liệu chế tạo vỏ liều nên có chi phí cao. Nhóm nghiên cứu đã chuyển sang sử dụng vật liệu khác sẵn có trong nước và có chi phí thấp hơn.


    [​IMG]
    Đạn 7,62x51mm do nhà máy Z113 chế tạo. Ảnh: QPVN
    Một khó khăn khác mà nhóm phải đối mặt đó là vật liệu chế tạo lõi đầu đạn. Đạn M80 của Mỹ sử dụng chì antimon, nhưng công nghệ trong nước chưa chế tạo được. Các kỹ sư đã chọn giải pháp sử dụng loại chì đã chế tạo cho các loại súng bộ binh trước đó.

    Một vấn đề khác mà nhóm nghiên cứu phải đối mặt là việc sản xuất đạn 7,62x51 mm phải thực hiện trên dây chuyền hiện có tại nhà máy. Đại úy QNCN Mai Thanh Uyên, phó trưởng phòng kỹ thuật nhà máy Z113 chia sẻ: “Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng chung vật liệu đang chế tạo các loại đạn bộ khác nhằm giảm chủng loại vật tư. Cải tiến hệ thống cung cấp phôi và đồ gá để sản xuất ngay trên giây chuyền hiện có tại nhà máy”.

    Với các giải pháp cải tiến được nhóm đưa ra, chỉ cần thay hệ thống đồ gá và hệ thống cung cấp phôi là có thể sản xuất đạn 7,62x51 mm mà không cần phải nhập khẩu giây chuyền sản xuất mới, giúp tiết kiệm ngân sách.

    Đạn M80 kiểu NATO là loại đạn nhọn, lắp liền, kết cấu đầu đạn làm bằng đồng bên trong chứa lõi chì, thuốc phóng bên trong vỏ liều là loại cháy nhanh, mối ghép giữa đầu đạn, võ liều và hạt lửa là mối ghép chặt. Đạn đạt vận tốc từ 820-835 m/s.

    [​IMG]
    Kết quả bắn thử nghiệm đạn 7,62x51mm cho kết quả tương đương với đạn nhập khẩu. Ảnh: QPVN
    Đại úy QNCN Nguyễn Việt Thắng chia sẻ: “Để sản xuất được vỏ đạn cần trải qua 43 công đoạn như dập vuốt tạo ống, dập hình, xử lý nhiệt..”. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về vật liệu chế tạo.

    Với tình thần sáng tạo và quyết tâm làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu đã sản xuất thử nghiệm thành công đạn 7,62x51 mm với chất lượng tương đương đạn nhập khẩu. Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhà máy Z113, người trực tiếp bắn thử đạn cho biết: “Đạn 7,62 do nhà máy Z113 chế tạo đạt tốc độ khi bắn khoảng 820-835 m/s, các chỉ tiêu về đặc tính kỹ thuật tương đương với đạn của Mỹ”.

    Việc chế tạo thành công đạn 7,62x51 mm kiểu NATO tại nhà máy Z113 đã chứng minh năng lực của công nghiệp quốc phòng trong nước trong việc làm chủ công nghệ chế tạo đạn súng bộ binh, đảm bảo đủ nguồn cung đạn cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    Từ thành công của đề tài đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đồng thời tạo thêm chủng loại mặt hàng quốc phòng mới, khai thác và nâng cao hiệu quả các dây chuyền công nghệ đã được đầu tư.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...-toan-dan-sung-bo-binh-my-the-nao-624975.html
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hải quân Indonesia cho nghỉ hưu 6 tàu chiến lớn nhất
    Cập nhật lúc: 13:57 14/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc cho tàu chiến

    Indonesia đòi Nga giao 35% công nghệ chiến đấu cơ Su-35
    (Kiến Thức) - Hải quân Indonesia sẽ ngưng hoạt động sáu tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani, tàu chiến lớn nhất của nước này từ năm 2017.
    Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Indonesia cho hay, tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani sẽ bắt đầu được cho ngưng hoạt động với kế hoạch mỗi năm một tàu bắt đầu từ năm 2017. Hải quân Indonesia đang có trong biên chế 6 tàu chiến loại này, như vậy kế hoạch ngưng hoạt động sẽ hoàn thành vào năm 2022.

    Kế hoạch loại biên dần tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani đã được thông qua trong cuộc họp về kế hoạch kỹ thuật và hậu cần hải quân hàng năm diễn ra vào đầu tháng 2 tại trụ sở hạm đội phía Tây ở Thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, nguồn tin không cung cấp chi tiết về tàu sẽ được cho ngưng hoạt động vào năm 2017.

    Nguyên bản của hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani thuộc tàu khu trục nhỏ lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo. Các tàu đầu tiên được bàn giao cho Hải quân Hà Lan vào năm 1967 và 1968. Indonesia đã mua lại 6 tàu chiến loại này từ Hà Lan và đổi tên thành lớp Ahmad Yani. Các tàu được chuyển giao trong năm 1986 và 1989.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống lớp Ahmad Yani thử nghiệm tên lửa chống hạm Yakhont của Nga.
    Tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani có chiều dài 113,4 m, rộng 12,5 m, mớn nước 5,8 m, lượng giãn nước toàn tải 2.850 tấn. Ahmad Yani là tàu chiến lớn nhất Hải quân Indonesia (ngoại trừ các tàu vận tải và đổ bộ).


    Tàu được vũ trang một pháo hạm Oto Melara 76 mm, 2 giá phóng tên lửa phòng không tầm thấp Simbad, 4 súng máy hạng nặng 12,7 mm, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324 mm. Nguyên bản tàu của Hà Lan không được trang bị tên lửa chống hạm, về sau mới được nâng cấp với tên lửa Harpoon.

    Các tàu bàn giao cho Indonesia được thay thế tên lửa Harpoon bằng loại C-802 của Trung Quốc. Indonesia đã cải tiến một tàu để sử dụng tên lửa chống hạm Yakhont của Nga nhưng không thực sự thành công.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...cho-nghi-huu-6-tau-chien-lon-nhat-634664.html
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [​IMG]
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tính năng tàu tuần tra hiện đại của Biên phòng Việt Nam
    Cập nhật lúc: 16:49 16/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Mãn nhãn bộ đội biên phòng VN phô diễn võ thuật “khủng“

    Điều chưa biết về vai trò bộ đội Biên phòng Nga
    Tàu tuần tra hiện đại của Bộ đội Biên phòng Việt Nam có lượng giãn nước 160 tấn, tốc độ lớn nhất 20 hải lý/h, có khả năng kéo được tàu cỡ 3.000 tấn.
    Ngày 16/2, tại trạm kiểm soát Biên phòng Pháo Đài, thị xã biên giới Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang đã tổ chức lễ ra mắt tàu tuần tra, kết hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hiện đại của lực lượng Biên phòng...

    Tàu mang số hiệu BP20 19-01, đơn vị được giao tiếp nhận khai thác sử dụng là Hải đội 2 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
    [​IMG]
    Hình ảnh tàu BP20 19-01.
    Đây là 1 trong số các tàu tuần tra, cứu hộ cứu nạn được khởi đóng năm 2012 tại Hải Phòng. Tàu có chiều dài 30m, chiều rộng 6,7m, chiều cao mạn 3,6m, mớn nước 2m, lượng giãn nước tối đa 160 tấn. Vật liệu thân vỏ tàu làm bằng thép cường độ cao. Tàu có tổng công suất 3.822CV, được trang bị hệ thống lái điện thủy lực và lái tự động, cùng các thiết bị hàng hải hiện đại như: Máy đo độ sâu, máy đo tốc độ, định vị vệ tinh, máy thu bản đồ thời tiết, hệ thống báo cháy tự động. Tàu còn có hệ thống cứu hỏa, hệ thống chữa cháy bằng khí CO2, buồng cấp cứu nạn nhân.
    Tàu BP20 19-01 hoạt động an toàn trong điều kiện sóng cấp 7 cấp 8, tốc độ cao nhất 20 hải lý/1 giờ. Tốc độ lớn nhất 20 hải lý/giờ, chạy liên tục trong 24 giời. Thời gian hoạt động tối đa 10 ngày ở vận tốc 9-10 hải lý/giờ, số người được cứu tối đa 25 người. Tàu kéo được tàu cá trọng lượng chiếm nước dưới 3.000 tấn. Tàu cũng được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại để sử dụng trong các nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải, biên giới quốc gia. Đặc biệt, tàu còn được trang bị súng phun nước để chữa cháy hoặc làm nhiệm vụ khi cần thiết.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tinh-nang-tau-tuan-tra-hien-dai-cua-bien-phong-viet-nam-636225.html

Chia sẻ trang này