1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Hàn Quốc hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Indonesia
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trực thăng quân đội Indonesia lại rơi, 12 người chết

    Một quan chức chính phủ Indonesia ngày 20-3 cho biết 12 người thiệt mạng và 1 người mất tích khi một trực thăng quân sự bị rơi trong điều kiện thời tiết xấu tại miền trung trong vụ tai nạn hàng không mới nhất của lực lượng vũ trang nước này.
    AFP đưa tin trực thăng Bell 412 chở 13 người đã rơi xuống làng Kasiguncu thuộc quận Poso trên đảo Sulawesi. Đây là khu vực mà một nhóm Hồi giáo cực đoan đang tiến hành chiến tranh du kích chống chính phủ.

    "Mười hai (thi thể) đã được tìm thấy và xác định" - phát ngôn viên quân sự Tatang Sulaiman cho biết.

    Ông Sulaiman thông tin thêm rằng lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm nạn nhân thứ 13 là một thành viên phi hành đoàn.

    Quân đội Indonesia cho biết chiếc trực thăng chở 7 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã rơi sau khi cất cánh 35 phút và chỉ 10 phút trước khi phải hạ cánh.

    Phát ngôn viên Sulaiman cho biết có mưa lớn tại thời điểm xảy ra tai nạn và thời tiết xấu được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ rơi trực thăng. Tuy nhiên ông Sulaiman cũng cho biết quân đội nước này đã tiến hành một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân tai nạn.

    Trực thăng hai động cơ Bell 412 gặp nạn được mua vào năm 2012.

    Trong những năm gần đây quân đội Indonesia thường xuyên gặp các vụ tai nạn máy bay. Tháng trước một máy bay phản lực cánh quạt nhỏ Super Tucano đã đâm vào một khu vực đông dân khi đang bay thử khiến 3 người thiệt mạng.

    Tháng 12-2015 hai phi công đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay quân sự rơi ở miền trung Java.

    Cuối tháng 6-2015 một chiếc Hercules C-130 đã rơi xuống một khu dân cư ở thành phố lớn nhất đảo Sumatra là Medan khiến 142 người thiệt mạng và gây hư hại trên diện rộng.

    http://soha.vn/quan-su/truc-thang-quan-doi-indonesia-lai-roi-12-nguoi-chet-20160321101301268.htm
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam có nhiều Su-30MK2 nhất thế giới, gấp 1,5 lần Trung Quốc

    Mới đây Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 chiến đấu cơ Su-30MK2 cuối cùng theo hợp đồng được ký năm 2013.
    Tại sao Su-27SM và Su-30M2 của Sukhoi lại sơn cả cờ Việt Nam?
    Hôm 6/2/2016, hãng tin Interfax-AVN cho biết, máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 Ruslan đã vận chuyển 2 chiếc tiêm kích đa năngSu-30MK2có số khung 88520 và 88521 sang bàn giao cho Không quân Việt Nam.

    Đây là 2 chiến đấu cơ cuối cùng nằm trong khuôn khổ hợp đồng mua sắm 12 máy bay loại này được ký kết giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ tháng 8/2013, với giá trị ước tính nằm trong khoảng 450 - 600 triệu USD.

    Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam

    Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2 (4 chiếc đầu tiên nhận năm 2004, 8 chiếc tiếp theo trong giai đoạn 2010 - 2011 và 12 chiếc sơn rằn ri xanh lá tiếp nhận trong năm 2010 thuộc đợt thứ ba).

    Ngoài việc vươn lên trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích hạng nặng đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á với 47 chiếc Flanker (bao gồm 11 Su-27SK/UBK cùng với 36 Su-30MK2), Việt Nam còn chính thức trở thành nước đang vận hành nhiều Su-30MK2 nhất thế giới.

    Cụ thể, Không quân Venezuela đã mua 24 chiếc Su-30MK2, Không quân Indonesia là 5 chiếc, 8 chiếc khác đang phục vụ trong Không quân Uganda.

    Trong khi đó, Không quân Trung Quốc (PLAAF), lực lượng đứng đầu châu Á và thứ hai thế giới mặc dù sở hữu tới 100 máy bay Su-30 nhưng cũng chỉ có 24 chiếc thuộc biến thể MK2.

    Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc

    Vào năm 1999, Trung Quốc đã đặt hàng lô chiến đấu cơ Su-30MKK đầu tiên, 38 chiếc này được giao trong giai đoạn 2000 - 2001, giá trị hợp đồng ước tính 1,5 - 2 tỷ USD.

    Ngay trong năm 2001, họ lại ký hợp đồng 2 tỷ USD mua thêm 38 chiếc Su-30MKK nữa, việc giao hàng diễn ra trong hai năm 2002 và 2003.

    Đơn hàng mua Su-30 cuối cùng là để trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc (PLANAF), hợp đồng ký năm 2003, PLANAF đã nhận đủ 24 chiếc vào năm 2004.

    Đây chính là biến thể nâng cấp Su-30MK2 tối ưu hóa cho tác chiến không đối hải, cấu hình được cho là tương tự Su-30 Nga bán cho Việt Nam.

    Tiêm kích J-16 - Bản sao của Su-30MK2 do Trung Quốc thực hiện

    Cũng như trường hợp Su-27, sau khi làm chủ quy trình thiết kế ngược, Trung Quốc đã nhanh chóng cho ra đời "Su-30MK2 nội địa".

    Tháng 4/2014, nước này chính thức thành lập một trung đoàn không quân được trang bị 24 chiếc J-16 - loại máy bay chế tạo dựa trên nền tảng tiêm kích J-11BS với một vài sửa đổi theo tiêu chuẩn Su-30.

    Mặc dù được coi là bản copy của Su-30MK2 nhưng J-16 vẫn có nhiều khác biệt ở khung thân hay hệ thống điện tử, trong đó đáng chú ý là radar quét mảng pha chủ động (AESA) lắp trên J-16 được đánh giá tiên tiến hơn N001 VEP (PESA) của Su-30MK2.

    Nếu gộp cả Su-30MKK, Su-30MK2 lẫn J-16 đang hoạt động trong PLAAF cũng như PLANAF thì con số này lên tới 124 chiếc, nhưng nếu chỉ tính riêng số lượng Su-30MK2 "xịn" thì Trung Quốc vẫn xếp sau Việt Nam.
    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-co-...i-gap-15-lan-trung-quoc-20160323152942232.htm
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Global Firepower: Việt Nam lọt top 20 cường quốc quân sự thế giới
    Bạch Dương|28/03/2016 07:30

    37
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Những mẫu ngụy trang "thảm họa"

    Bảng xếp hạng mới nhất được Global Firepower công bố cho thấy chỉ số sức mạnh quân sự của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn.
    Global Firepower: Số lượng pháo xe kéo của Việt Nam gần gấp đôi... Mỹ
    Hôm 26/3/2016, trangGlobal Firepowerđã cập nhật bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu mới nhất.

    Mặc dù vẫn sử dụng điểm "PwrIndx" làm tiêu chí đánh giá, dựa trên 50 chỉ số được thu thập từ CIA và các báo cáo truyền thông, nhưng do áp dụng công thức tính mới mà thứ tự các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có sự thay đổi rất đáng kể.

    Cụ thể, Việt Nam từ vị trí thứ 21 nhảy vọt lên đứng thứ 19 thế giới và thứ 2 Đông Nam Á, điểm PwrIndx mới của Việt Nam là 0,3621 so với 0,7033 của lần công bố gần đây nhất (điểm PwrIndx lý tưởng là 0,0000).

    Global Firepower cung cấp thêm một số thông tin chi tiết như ngân sách quốc phòng của Việt Nam hiện là 3,365 tỷ USD; tổng số quân thường trực 415.000 người, cùng với 5.040.000 quân dự bị.

    Lục quân Việt Nam đang sở hữu 1.470 xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng nhẹ, tổng số thiết giáp là 3.150 chiếc, 524 pháo tự hành, 2.200 pháo xe kéo và 1.100 hệ thống pháo phản lực phóng loạt.

    Không quân Việt Nam được trang bị 73 tiêm kích, 73 cường kích cánh bằng, 161 máy bay vận tải, 26 máy bay huấn luyện, 150 trực thăng (25 trực thăng tấn công).

    Hải quân Việt Nam có trong biên chế 7 khinh hạm (frigate), 11 tàu hộ tống cỡ nhỏ (corvette), 5 tàu ngầm, 23 tàu tuần tra bờ biển, 8 tàu quét mìn.

    Vị trí mới của Việt Nam trong bảng xếp hạng được Global Firepower công bố

    Trong top đầu khu vực Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là tăng hạng, 2 "ông lớn" khác của ASEAN là Indonesia cùng với Thái Lan đều sụt giảm sâu.

    Indonesia từ vị trí thứ 12 đã tụt xuống thứ 18, xếp ngay trên Việt Nam, điểm PwrIndx theo công thức mới là 0,3442 (so với điểm cũ 0,5238).

    Thái Lan cũng rơi từ hạng 20 xuống đứng thứ 24 thế giới với 0,3889 điểm PwrIndx, so với vị trí thứ 20 có điểm 0,6837 theo thể thức cũ (ngay trên Việt Nam trong bảng xếp hạng gần đây nhất).

    Như vậy với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vài năm qua, triển vọng để chúng ta giành lại ngôi vị quốc gia số 1 Đông Nam Á về sức mạnh quân sự sau một vài năm nữa là hoàn toàn khả thi.

    Sức mạnh quân sự của Việt Nam đang không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây

    Trong top 10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng có sự biến động lớn, nổi bật là việc Đức cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi danh sách, thay thế là Israel và Ai Cập.

    Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng từ vị trí thứ 9 vươn lên đứng thứ 7, đẩy Hàn Quốc từ hạng 7 xuống hạng 8.

    Điểm PwrIndx cụ thể của top 10 như sau: Mỹ: 0,1048; Nga: 0,1065; Trung Quốc: 0,1106; Ấn Độ: 0,1308; Anh: 0,2191; Pháp: 0,2201; Nhật Bản: 0,2506; Hàn Quốc: 0,2516; Israel: 0,2611; Ai Cập: 0,2668.

    Điểm PwrIndx được đánh giá dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, ví dụ như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số.

    http://soha.vn/quan-su/global-firep...g-quoc-quan-su-the-gioi-20160327184228198.htm
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [ẢNH] Loạt vũ khí Myanmar duyệt binh hoành tráng

    Hôm qua (27/3), tại thủ đô Naypyidaw, quân đội Myanmar đã tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 71 năm Ngày Lực lượng vũ trang.
    Hiện đại hóa lục quân: Bao giờ Việt Nam đuổi kịp... Myanmar?
    Tham dự buổi lễ có các lực lượng Hải, Lục, Không quân cùng hàng loạt trang thiết bị quân sự của Myanmar. Đây cũng là dịp để quốc gia Đông Nam Á phô trương sức mạnh quân sự.

    Lục quân Myanmarduyệt binhvới súng QBZ-97 do Trung Quốc sản xuất. Đây là phiên bản xuất khẩu của QBZ-95 sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm.

    Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M - phiên bản nâng cấp của dòng S-125 Pechora do Nga chế tạo. Bệ phóng cố định với 4 tên lửa được thay bằng bệ phóng 2 tên lửa đặt trên khung gầm xe tải MZKT-8021.

    Hệ thống tên lửa phòng không Kvadrat-M. Đây thực chất là phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng không Kub (được mệnh danh là 3 ngón tay thần chết) do công ty Alevkurp JSC, Belarus thực hiện.

    Điểm dễ nhận ra là phiên bản này đặt trên khung gầm MZKT-6922, tương tự như các hệ thống Buk-M2 và Tor thế hệ mới của Nga.

    Xe bọc thép trinh sát EE-9 Cas****l do Brazil sản xuất. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết Myanmar mua những chiếc xe này từ Israel.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72S của Lục quân Myanmar, đằng sau là xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D.

    Pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 240mm, một số nguồn tin cho biết pháo phản lực này được Myanmar mua từ Triều Tiên.

    Máy bay vận tải Y-8 và máy bay huấn luyệ K-8 do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Không quân Myanmar.

    Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Myanmar.

    Trực thăng vận tải Mi-17.

    Một số hình ảnh khác:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://soha.vn/quan-su/anh-loat-vu-khi-myanmar-duyet-binh-hoanh-trang-20160328134743576.htm
  6. MMichelHungVII

    MMichelHungVII Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2016
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    74
    Ở cái xứ Đông Nam Á này có ai đánh thắng cả Pháp, Mỹ, khựa chứ:D:D:D
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Nga chuyển giao công nghệ vũ khí cho Việt Nam

    Hợp tác quốc phòng Việt-Nga ngày càng được tăng cường khi Moscow tiến hành chuyển giao nhiều công nghệ vũ khí cho Việt Nam.
    Đức sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng tối tân nào cho Việt Nam?
    Một trong những công nghệ được Nga chuyển giao cho Việt Nam là công nghệ chế tạo tàu tên lửa Molniya. Tàu tên lửa Molniya là một trong chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.

    Tuy có kích thước nhỏ hơn so với tàu Gepard 3.9, nhưng Molniya lại sở hữu sức mạnh hỏa lực chống tàu mặt nước không hề thua kém mà thậm chí là vượt trội về mặt số lượng.

    Mặc dù việc chế tạo các tàu tên lửa Molniya có sự hỗ trợ (theo hợp đồng) từ nhà máy Vympel (Nga), tuy nhiên, Việt Nam đang từng bước hướng tới việc nội địa hóa một phần sản phẩm tàu chiến hiện đại này.

    Một chiếc tàu tên lửa Molniya do nhà máy Ba Son đóng

    Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Ba Son cho biết:

    "Bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên của tổng công ty, còn phải kể tới việc chúng tôi đã hoàn toàn làm chủ về quy trình công nghệ đóng tàu cũng như việc mạnh dạn nghiên cứu, đưa các loại vật tư được sản xuất trong nước vào mỗi sản phẩm…".

    Cụ thể, cán bộ, công nhân viên của Tổng Công ty Ba Son đã đưa vào áp dụng nhiều sáng kiến, sáng tạo trong những hạng mục để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

    Trong đó phải kể đến việc sử dụng vật tư ván ép sản xuất trong nước để thay thế ván ép pa-nel 3 lớp nhập khẩu đi kèm với yêu cầu phải có thiết bị và phương pháp gia công chuyên dụng.

    Nhờ đó mà các tàu do Tổng công ty Ba Son đóng không cần nhập thiết bị công nghệ gia công chuyên dụng có giá thành cao của nước ngoài, nhưng vẫn bảo đảm đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật nghiêm ngặt được đưa ra.

    Hay chẳng hạn như việc sử dụng lưới có chất liệu bằng sợi polypropylene được sản xuất trong nước để chế tạo lưới lọc khí cho hệ thống hút gió của động cơ chính của tàu;

    Thay thế các trang thiết bị trinh sát, phát hiện tác nhân phóng xạ, thiết kế và bố trí lại trang thiết bị nhà bếp trên tàu cho phù hợp với cách nấu truyền thống và những điều kiện thời tiết đặc thù của Việt Nam…

    Khắc phục cơ sở hạ tầng hạn chế của nhà máy, Ban giám đốc Ba Son đã chỉ đạo và động viên anh em cán bộ, công nhân viên phát huy sáng kiến trong việc sử dụng các thiết bị có sẵn hoặc nghiên cứu chế tạo các thiết bị khác dùng trong quá trình đóng tàu.

    Điển hình như việc mua thiết bị Easy laser để lắp ráp cơ khí và lắp các mặt phẳng chuẩn, bảo đảm chính xác cao thay thế cho thiết bị khác chuyên dụng, giúp tiết kiệm được 250.000 USD.

    Hay việc chế tạo thiết bị hàn tự động titan, thiết bị gia công ống di động, thiết bị vệ sinh các phin lọc dầu nhớt, thiết bị thử tải cho các trang bị đặc chủng... Việc này góp phần bảo đảm chất lượng, tiến độ, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.

    Theo công nghệ được phía nhà thiết kế chuyển giao, thân vỏ của tàu tên lửa Molniya phải được gia công và đấu ráp lần lượt theo nguyên tắc hình tháp từ gần 140 phân đoạn, tổng đoạn.

    Việc này không phù hợp với thực tế cơ sở hạ tầng của tổng công ty. Do đó, ban giám đốc đã quyết định chuyển thành 6 tổng đoạn vỏ lớn và 8 tổng đoạn ca-bin.

    Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ, công nhân phải gia công từng phần thân, vỏ tàu ở một nơi, sau đó di chuyển về một nơi để lắp ráp thành con tàu.

    Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, tàu sẽ được hạ thủy và đưa về đồng bộ, hoàn thiện tại cảng của tổng công ty.

    Đây là phương pháp rất khó, yêu cầu có độ chính xác tuyệt đối, bởi đây là yếu tố bảo đảm tốc độ của mỗi con tàu trong quá trình khai thác sử dụng sau này.

    Việc áp dụng thành công sáng kiến này đã cho phép tổng công ty trong cùng một thời điểm có thể triển khai đóng tàu ở nhiều vị trí khác nhau, góp phần rút ngắn một phần lớn trong tiến độ sản xuất và kinh phí.

    Như vậy, các tàu tên lửa Molniya vẫn đảm bảo được đúng chất lượng kỹ thuật chuẩn của Nga dù dùng một phần công nghệ Việt Nam.

    Tên lửa chống hạm KCT 15

    Tương tự, sau khi sản xuất thành công một số thiết bị cho tên lửa, Việt Nam đã tự sản xuất sát thủ diệt hạm Kh-35UE với sự trợ giúp của chuyên gia Nga.

    Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) do Bộ Quốc phòng tổ chức đã trưng bày tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất.

    Từ những hình ảnh được công khai cho thấy, tên lửa KCT 15 và bệ phóng có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga.

    Từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu được Nga chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để tự sản xuất loại tên lửa này.

    Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất có thể được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.

    Điểm đáng chú ý nhất của biến thể Uran-UE là nhờ trang bị động cơ mới, bổ sung cơ chế dẫn đường bằng cách tham chiếu vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, nên mặc dù kích thước tên lửa và đầu đạn không đổi nhưng tầm bắn của Uran-UE đã tăng lên tới 260 km.

    Nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang khẳng định mình hoàn toàn có đủ năng lực khi tự nâng cấp và sản xuất thành công nhiều thiết bị quan trọng trên cơ sở nhận chuyển giao công nghệ từ Nga.

    http://soha.vn/quan-su/nga-chuyen-giao-cong-nghe-vu-khi-cho-viet-nam-20160403172944269.htm
  8. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Làm chủ công nghệ sản xuất các thiết bị nhìn đêm
    MAI CHU ANH | 02/04/2016 15:11

    8
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Chuyên gia Việt Nam: Gặp bãi mìn, xe tăng vẫn có thể vượt qua!

    Thời gian qua, các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tập trung nghiên cứu và làm chủ hoàn toàn quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất thành công thiết bị nhìn đêm đạt chất lượng tốt.
    Chiến sĩ Việt Nam được trang bị kính nhìn xuyên đêm
    Thành công này đã góp phần nâng cao khả năng tác chiến cho các đơn vị, thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng phát triển.

    Tìm hiểu về tính hiệu quả của những loại kính ngắm, kính nhìn đêm do các nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất, chúng tôi được Trung tá Nguyễn Trọng Thuyên, Chủ nhiệm Kỹ thuật Lữ đoàn Đặc công 113 (Binh chủng Đặc công) cho biết:

    “Là đơn vị được trang bị thử nghiệm một số loại kính ngắm, kính nhìn đêm, qua thực tế huấn luyện chúng tôi nhận thấy, sản phẩm do các nhà máy của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất có những ưu điểm vượt trội.

    Cụ thể, trong hoạt động chiến đấu, các chiến đấu viên của chúng tôi đã ngắm bắn khá hiệu quả ở cự ly 200m trong điều kiện của bài bắn cơ bản và bài bắn đĩa.

    Ngoài ra, nếu so với một số loại kính nhập ngoại thì các loại kính do Việt Nam sản xuất giúp bộ đội dễ dàng hơn trong quá trình thao tác, sử dụng…”.

    [​IMG]
    Cán bộ, công nhân Xí nghiệp Quang-Điện tử (Nhà máy Z181) vận hành dây chuyền hiện đại phục vụ sản xuất kính nhìn đêm.
    Đại tá Nguyễn Bình Minh, Phó giám đốc Nhà máy Z181 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đưa chúng tôi đến tham quan khu vực sản xuất ống khuếch đại ánh sáng (KĐAS) thế hệ 2+ của Xí nghiệp Quang-Điện tử thuộc nhà máy.

    Tại đây, trong môi trường sạch “tuyệt đối”, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên đang lặng lẽ, tỉ mỉ thao tác từng công đoạn trên hệ thống dây chuyền tự động hiện đại.

    Đại tá Nguyễn Bình Minh cho biết, ống KĐAS thế hệ 2+ là một bộ phận quan trọng dùng để chế tạo ra các thiết bị quan sát, làm tăng độ sáng của ảnh trong điều kiện độ rọi sáng của hiện trường nằm trong dải thấp, giúp bộ đội có thể ngắm bắn đêm ở điều kiện thụ động và bán thụ động.

    Đây là thiết bị có cấu trúc truyền ảnh thẳng, khuếch đại bằng tấm vi kênh, có mạch điện tử bảo vệ quá tải cường độ rọi sáng, tự động chỉnh độ sáng của màn ảnh photocatod loại đa kiềm và màn ảnh phát ánh sáng vàng - xanh.

    Trên thế giới hiện mới chỉ có 7 quốc gia chế tạo được linh kiện này và Nhà máy Z181 là đơn vị đi đầu ở Việt Nam trong sản xuất.

    Ống KĐAS thế hệ 2+ chính là một trong những sản phẩm mà cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Z181 hiện đã làm chủ hoàn toàn từ quy trình công nghệ sản xuất đến các khả năng có thể điều chỉnh cho tương thích với nhiều loại thiết bị chuyên dụng.

    Đặc biệt, chất lượng của các sản phẩm do nhà máy sản xuất được đánh giá là "ngang ngửa" so với những sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài, nhưng giá thành thì chưa bằng một nửa.

    "Quang-Điện tử là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng có tính chất đặc thù, đòi hỏi phải có quy trình sản xuất ngặt nghèo về độ chính xác, do đó đòi hỏi đội ngũ lao động phải thực sự có tay nghề cao.

    Để làm chủ được công nghệ chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao như hiện nay, từ nhiều năm trước đơn vị đã chủ động xin cấp trên phê duyệt chủ trương được trực tiếp tuyển dụng, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về quy trình công nghệ chế tạo các loại khí tài nhìn đêm.

    Nhờ đó hiện nay nhà máy mới có được đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ trình độ, kinh nghiệm làm chủ các quy trình công nghệ hiện đại…” - Đại tá Nguyễn Bình Minh chia sẻ.

    Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ các thế hệ ống KĐAS do Xí nghiệp Quang-Điện tử của Nhà máy Z181 sản xuất, hiện nay, Xí nghiệp 23, thuộc Nhà máy Z199 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo, lắp ráp được hơn 30 loại khí tài quân sự dùng để quan sát và hỗ trợ ngắm bắn ban ngày; 12 loại khí tài quân sự dùng để quan sát và ngắm bắn ban đêm ở cự ly 500m, 1.000m, 3.000m cho các loại súng tiểu liên và hỏa lực đi cùng.

    Trong đó điển hình là một số loại như: Ống nhòm NV/G-10A có tầm quan sát 500m, kính ngắm NV/S-9M có tầm quan sát 1.000m, kính ngắm đêm cho súng PKMS-N, kính ngắm đêm cho súng ĐKZ82-B10, kính chuyên dùng PDN-K.VN có tầm quan sát hơn 3.000m…

    Những khí tài trên, khi được trang bị cho lực lượng phòng không-không quân, hải quân, biên phòng và các binh chủng sẽ không chỉ giúp thay thế cho các loại khí tài nhập ngoại có giá thành cao mà còn đáp ứng tốt cho yêu cầu huấn luyện, nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị.

    Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Nhà máy Z199 kiêm Giám đốc Xí nghiệp 23, cho biết: Từ những thành công ban đầu, hiện nhà máy đang tập trung nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm kính nhìn đêm và hỗ trợ nhìn ngày để phục vụ đồng bộ cho các loại súng, pháo, khí tài đang có trong biên chế của các đơn vị; tập trung cải tiến, nâng cấp 3 loại kính nhìn đêm trên xe tăng.

    Đồng thời, nhà máy cũng tiếp tục phát triển sản xuất hệ thống quan sát có tầm xa là 1.000m với đêm và 30.000m với ngày, có tích hợp những chức năng hiện đại, đồng thời mở ra hướng phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực ảnh nhiệt để trang bị cho các đơn vị.
    http://soha.vn/quan-su/lam-chu-cong-nghe-san-xuat-cac-thiet-bi-nhin-dem-20160402115212317.htm
  9. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Vũ khí Việt Nam thiện chiến hơn với ống ngắm nội địa
    (Quốc phòng Việt Nam) - Với hệ thống kính ngắm thông minh do Nhà máy Z199 sản xuất, dàn xe thiết giáp M113, tăng T-54 và loạt súng hạng nặng của Việt Nam thiện chiến hơn nhiều.
    Hiện nay, Xí nghiệp 23 (Nhà máy Z199) đã nghiên cứu, chế tạo được 30 loại khí tài quan sát và ngắm bắn ngày, 12 loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm gồm: Các loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm ở cự ly 500m, 1.000m, 3.000m cho súng AK, B41, PKMS-N, ĐKZ 82-B10, SPG-9, 12,7mm.

    Các loại khí tài quan sát đêm như: Ống nhòm đêm hai mắt NVG-10A, ống nhòm đêm một mắt cùng các loại kính quan sát đêm biển đảo, các loại khí tài ảnh nhiệt (có tầm quan sát xa từ 3-10km)... trang bị cho các quân chủng: Phòng không-Không quân, Hải quân và các binh chủng, thay thế các khí tài nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

    [​IMG]
    Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam.
    Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Nhà máy Z199 các nghiên cứu được đặt hàng sản xuất đưa vào trang bị cho quân đội. Một số sản phẩm đưa vào sản xuất loạt lớn như: Ống nhòm NV/G-10A (tầm quan sát 500m; kính ngắm NV/S-9M (tầm quan sát 1000m).

    Kính ngắm đêm cho súng PKMS-N (tầm quan sát 600m), kính ngắm đêm cho súng ĐKZ82-B10 (tầm quan sát 800m), kính trưởng xe TKH-1 (tầm quan sát 700m), kính pháo thủ ТПН-1-22-11 (tầm quan sát 1.200m, kính quan sát PDN-K.VN cho biển, đảo (tầm quan sát 3000m)…

    Chứng kiến quy trình chế tạo, lắp ráp các sản phẩm kính ngắm PGOK-9 và kính nhìn đêm NVS-9MS, tại phân xưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Nhà máy Z199 kiêm Giám đốc Xí nghiệp 23, cho biết:

    "Quang học là lĩnh vực rất đặc thù và đòi hỏi quy trình sản xuất hết sức ngặt nghèo. Do đó, để làm chủ được công nghệ chế tạo, sản xuất, đơn vị đã cử cán bộ đi học tập nước ngoài để cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể làm chủ được công nghệ, chế tạo ra các loại khí tài nhìn đêm chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trên thế giới; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa, hiện đại hóa khí tài nhìn đêm của quân đội".

    Hiện Phòng Kỹ thuật công nghệ của xí nghiệp đang tập trung nghiên cứu 11 sản phẩm kính nhìn đêm và hàng chục sản phẩm kính nhìn ngày đồng bộ cho các loại súng, pháo; trong đó, tiêu biểu như:

    Hệ thống quan sát ngày đêm tầm xa (có khả năng quan sát ở cự ly là 1000m với đêm và 30.000m với ngày; có khả năng bám bắt mục tiêu, đo cự ly mục tiêu kết hợp với hệ thống truyền dẫn về màn hình tại đài chỉ huy dùng để đặt ở các trạm quan sát, biên giới, hải đảo).

    Ống nhòm đêm đa năng (có tính năng: Quay phim, chụp ảnh, lưu hình ảnh, quay camera), kính ngắm Galil 32 dùng cho súng Galil 32, mở ra hướng phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực ảnh nhiệt để trang bị cho Hải quân, Không quân quan sát được tàu bè, máy bay ở cự ly xa.

    Xí nghiệp cũng tập trung cải tiến, nâng cấp 3 loại kính đêm trên xe tăng T-54B, T-55, sử dụng bộ khuếch đại ánh sáng 2+ cùng hai sản phẩm chuyển giao cho Belarus…
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...thien-chien-hon-voi-ong-ngam-noi-dia-3304689/
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm nơi sản xuất súng Galil ACE
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngày 4/4, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đã đến thăm nhà máy Z111 - nơi sản xuất súng Galil ACE.
    Theo Đại tá Lê Xuân Lý, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Nhà máy Z111, năm 2015, nhà máy triển khai nhiều nhiệm vụ, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, vừa triển khai thực hiện dự án súng bộ binh đang ở giai đoạn nước rút, đồng thời triển khai các nhiệm vụ khác như bảo đảm vũ khí phục vụ nhiệm vụ A40, A70, đại hội Đảng các cấp…

    Trong năm 2015, Nhà máy Z111 đã nâng cao chất lượng súng ngắn K54; súng máy phòng không 12,7mm; súng đại liên PKMS; súng AK… được các đơn vị trong toàn quân đánh giá cao. Hiện tại, nhà máy còn đang sản xuất loại súng trường tấn công hiện đại Galil ACE theo giấy phép của Israel.

    [​IMG]
    Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn công tác thăm Nhà máy Z111.
    Được biết, Galil ACE Việt Nam sản xuất có khối lượng nhẹ hơn so với Galil đời cũ, Galil nặng 3,9kg chưa đạn trong khi Galil ACE phiên bản nhẹ nhất (carbine) có khối lượng 2,8kg chưa đạn, nhẹ hơn đáng kể so với người anh Galil của nó.

    Súng Galil ACE được thiết kế với cần lên đạn được chuyển qua trái và có miếng che bụi cho phép cần lên đạn đi tới hay lui nhưng vẫn hạn chế tối đa bụi cát chui vào bên trong làm ảnh hưởng đến hoạt động của súng. Một sự thay đổi lớn nữa là cần lên đạn được tách biệt hẳn với bệ khóa nòng, giờ đây xạ thủ chỉ có thể lên đạn từ bên trái.

    Chốt an toàn/chế độ bắn nằm cả hai bên thân súng, trong đó chốt đặt bên trái ACE giúp tiện lợi trong sử dụng hơn so với loại chốt cũ trên Galil, còn chốt bên phải mang phong cách của AK giúp những ai quen sử dụng súng AK sẽ dễ dàng hơn trong thao tác.

    Về cỡ đạn sử dụng, Galil ACE sử dụng tất cả các cỡ đạn súng trường thông dụng là 5.56, .308 và 7.62×39, phiên bản Galil ACE bắn đạn 7,62mm sử dụng băng đạn của AK-47 và chủ yếu dành cho xuất khẩu. Còn phiên bản bắn tỉa sử dụng đạn .308. Bên cạnh đó Galil ACE cũng có các phiên bản với các chiều dài nòng khác nhau từ compact, carbine ngắn nòng đến nòng dài bắn tỉa.

    Báng súng của Galil ACE là loại mới hoàn toàn, bên cạnh báng gấp kiểu Galil thì giờ đây nó có báng dạng M4, mặc dù trục lõi báng ACE nhỏ hơn và vuông hơn, nhưng về cơ bản thì nó tương tự báng M4 trong thiết kế và cách sử dụng.

    Galil ACE có hệ thống ray vững chắc lắp thiết bị tích hợp chạy dài trên nắp hộp khóa nòng và ống trích khí, khi muốn mở nắp hộp khóa nòng thì xạ thủ chỉ việc bấm nút và kéo nắp hộp khóa nòng lên trên với cách thức tương tự như trên AK-47.

    [​IMG]
    Súng Galil ACE do Việt Nam.
    Thước ngắm cũng được cải tiến, với khe ngắm gần không còn được gắn cố định trên nắp hộp khóa nòng nữa mà gắn trên ray tích hợp, có thể tùy biến tháo ra. Còn đầu ruồi vẫn đặt ở vị trí đầu ống trích khí, nhưng tương lai nhiều khả năng nhà sản xuất ACE sẽ tích hợp đầu ruồi lên ray tiêu chuẩn luôn.

    Cơ chế lắp hộp đạn thì tương tự như khẩu AK-47 với băng đạn được móc vào súng, với lẫy đặt ngay trước vòng bảo vệ cò súng. Ốp lót tay của ACE được lắp ray ở cả 3 mặt, bình thường sẽ sử dụng ốp lót như các loại súng khác nhưng khi cần thiết có thể lắp phụ kiện thế chỗ chỉ với một nút bấm tháo ốp lót ra ngoài, ví dụ như cạnh bên gắn đèn trong khi cạnh dưới lắp tay cầm phụ, cực kì tiện lợi.

    Có một điều đặc biệt là hộp đạn 5,56mm lẫn 7,62mm NATO (hộp 35 và 25 viên) của Galil ACE sử dụng hộp tiêu chuẩn của Galil, không phải hộp đạn chuẩn của M4, trong khi hộp đạn 7,62x39mm thì sử dụng băng đạn 30 viên của súng AK.

    Galil ACE hiện nay được sử dụng ở các quốc gia Colombia, Mexico, Peru, Guatemala, El Salvador, Honduras. Còn Việt Nam đã có dây chuyền sản xuất loại súng này với phiên bản sử dụng đạn 7,62mm vốn là loại đạn súng trường tiêu chuẩn AK-47 trong quân đội Việt Nam.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...anh-tham-noi-san-xuat-sung-galil-ace-3304786/

Chia sẻ trang này