1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    NÓNG: VN sẽ sản xuất hàng nghìn tên lửa phòng không hiện đại!
    Bình Nguyên|22/07/2016 07:30

    87
    [​IMG]
    Xe chở đạn tên lửa S-75 (SAM-2) của Bộ đội Tên lửa phòng không.
    Như đã biết, dự án chế tạo tên lửa phòng không hiện đại Made in Vietnam đã đạt được những bước tiến dài. Tới đây, hàng nghìn quả tên lửa hiện đại sẽ được xuất xưởng.
    LTS:Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng nói chung, trong đó có công nghiệp tên lửa nói riêng, đến nay, chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo nền móng vững chắc, là bệ phóng cho giai đoạn "cất cánh" ngoạn mục.

    Nhằm tiếp tục thông tin về những thành tựu mới trong lĩnh vực chế tạotên lửa phòng không, trân trọng mời bạn đọc cùng tìm hiểu về năng lực sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp "Made in Vietnam" để cùng tự hào và thêm tin tưởng vào sự lớn mạnh không những của QĐND Việt Nam nói chung và CNQP Việt Nam nói riêng.

    Việt Nam có được công nghệ bí mật!

    Như đã đề cập ở bài trước "Việt Nam chế tạo tên lửa phòng không hiện đại: Bất ngờ khó tin!", đến nay, Dự án chế tạo tên lửa TL-01 đã đạt được những kết quả khả quan khi các nhà khoa học đầy nhiệt huyết và sáng tạo của chúng ta làm chủ được công nghệ chế tạo các thành phần đặc biệt quan trọng của loại tên lửa phòng không tầm thấp này.

    Một trong những thành tựu ấy chính là chế tạo thành công pin nhiệt được dùng cho tên lửa phòng không tầm thấp với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đầu tự dẫn hồng ngoại để bắt mục tiêu.

    Không ai khác, chính các nhà khoa học thuộc Bộ môn Hóa, Khoa Hóa lý kỹ thuật (Học viện Kỹ thuật quân sự) là những người xứng đáng được vinh danh, khi hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng: "Hoàn thiện công nghệ chế tạo pin nhiệt cho tên lửa phòng không tầm thấp".

    [​IMG]
    Tên lửa vác vai Việt Nam thực hành bắn đạn thật.

    Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, "đầu bài" đặt ra với yêu cầu rất cao, trong khi nguồn lực có hạn và vấn đề mới mẻ, bởi đây là công nghệ luôn được các quốc gia giữ bí mật, nhưng vượt qua tất cả,sản phẩm pin nhiệt chế thử đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra, qua thử nghiệm bảo đảm chất lượng tốt.

    Đến nay, đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo pin nhiệt; xây dựng dây chuyền lắp ráp đạt công suất 300 sản phẩm/năm và hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm.

    Rất vui mừng được biết, một khi ta làm chủ được việc chế tạo pin cho tên lửa phòng không tầm thấp thì không lý gì lại không vươn tới được pin nhiệt cho các dòng tên lửa hiện đại hơn, tầm xa hơn. Mấu chốt của vấn đề chính là ở đó.

    Sẽ sản xuất hàng nghìn quả tên lửa phòng không hiện đại!

    Ngược dòng lịch sử một chút để thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng không của tên lửa phòng không tầm thấp hay (tên lửa phòng không vác vai).

    Ngay khi được Liên Xô viện trợ tên lửa phòng không tầm thấpA-72 (đưa vào sử dụng năm 1972), khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp của Quân đội ta đã thay đổi toàn diện, khiến kẻ địch khiếp sợ.

    Bởi dưới bàn tay vàng của những xạ thủ tên lửa, hiệu suất chiến đầu của A-72 được nâng cao đáng kể, đạt 0,375 vượt trội hơn hẳn so với hiệu suất chiến đấu là 0,3 theo tính toán thiết kế của nhà sản xuất(tức 1.000 quả đạn diệt 300 máy bay).

    Riêng kỳ tích mà liệt sĩ, Anh hùng Hoàng Văn Quyết đạt được, bắn rơi 16 máy bay, hiện đang giữ kỷ lục của Quân chủng PK-KQ Việt Nam và có thể coi là một kỷ lục thế giới.

    Trở lại với vấn đề chính, hiện nay Việt Nam đang cùng lúc triển khai song song 2 dự án chế tạo và sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp gồm: Dự án sản xuất tên lửa Igla-1 (SA-16 Gimlet) và TL-01.

    [​IMG]
    Các đại biểu tham quan các sản phẩm của Đề án "Nghiên cứu, làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp". Ảnh: QĐND

    Trong đó, Igla-1 đã đi vào sản xuất từ vài năm nay và cung cấp hàng trăm quả đạn cho các đơn vị phòng không. Riêng TL-01 thực sự "Made in Vietnam" mới đang trong quá trình chế thử, phải ít lâu nữa mới có sản phẩm hoàn chỉnh.

    Tuy nhiên, một trong những thông tin hé lộ cho thấy số lượng tên lửa phòng không tầm thấp Việt Nam có thể sản xuất mỗi năm sẽ lên tới hàng trăm quả. Sở dĩ nói thế là vì dây chuyền sản xuất, lắp ráp pin nhiệt đạt công suất 300 sản phẩm/năm. Một con số thật ý nghĩa.

    Dù vậy, công suất thiết kế là thế, nhưng sản xuất bao nhiêu, thấp hơn hay đạt mức cao nhất lại là chuyện khác, tùy theo yêu cầu tình hình. Một khi ta làm chủ công nghệ chế tạo thì không gì ngăn nổi ta tăng tốc cho ra đời hàng trăm quả tên lửa mỗi năm.

    Dẫu biết rằng, 300 sản phẩm pin nhiệt ra lò mỗi năm ấy (nếu được sản xuất) không đồng nghĩa với sản xuất được 300 quả tên lửa, vì số pin còn phải dành cho dự trữ, thay thế những sản phẩm đã hết hạn, hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuậ vàt có thể dùng cho những mục đích khác ngoài chế tạo tên lửa.

    Nhưng, rõ ràng, nếu mỗi năm sản xuất một vài trăm quả đạn thì chắc chắn 10 năm tới, Việt Nam sẽ sở hữu trong tay hàng nghìn quả tên lửa phòng không tầm thấp hiện đại, gồm cả Igla sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ và TL-01 "Made in Vietnam".

    Trong chiến tranh hiện đại, để đối phó với các loại mục tiêu bay thấp tấn công ồ ạt hoặc phục kích tiêu diệt địch đổ bộ đường không, thì việc dự trữ sẵn một lượng lớn đạn tên lửa phòng không tầm thấp không bao giờ thừa.

    Nên nhớ, theo thống kê của Steven Zaloga trên Tạp chí JIR số 4-1994, tại chiến trường Việt Nam từ 1972-1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi.

    http://soha.vn/nong-vn-se-san-xuat-hang-nghin-ten-lua-phong-khong-hien-dai-20160721102556988.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Philippines nghi ngờ khi tiếp nhận chiến hạm khủng
    (Vũ khí) - Ngày 21/7, Hải quân Philippines đã tiếp nhận chiến hạm "khủng" 3.000 tấn thứ 3 từ Mỹ. Tuy nhiên, người Philippines đang nghi ngờ tính hữu dụng lớp tàu chiến này.
    Được biết, trước khi bàn giao cho Hải quân Philippines, con tàu này có tên Boutwell thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG). Con tàu này được bàn giao cho phía Philippines vào 8h (giờ Mỹ) ngày 21/7 tại căn cứ của USCG ở Alameda, California.

    Đợt tiếp nhận tàu lớp Del Pilar này của Philippines là chiếc thứ 3 trong tổng số 4 chiếc Manila ký hợp đồng mua lại từ USCG. Tàu lớp Del Pilar từng phục vụ trong Lực lượng USCG trong suốt 4 thập kỷ và đã được Mỹ cho nghỉ hưu toàn bộ.

    Tàu lớp Del Pilar sử dụng pháo hạm làm vũ khí tấn công chính. Tàu trang bị một pháo hạm Oto Melara 76mm, có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 85 viên/phút, sơ tốc đầu nòng 925m/s, tầm bắn 20km.

    [​IMG]
    Chiến hạm lớn nhất của Philippines thuộc lớp Del Pilar.
    Loại pháo này chỉ thích hợp cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, tầm gần trên biển hoặc pháo kích bờ biển hỗ trợ tác chiến đổ bộ với hệ thống kiểm soát hỏa lực MK-92 dùng cho việc tác chiến phòng không và tấn công tàu nổi.

    Ngoài ra, tàu trang bị một tổ hợp pháo bắn nhanh MK-15 để tiêu diệt máy bay ném bom bổ nhào và đạn chống hạm của đối phương với tốc đố bắn đạt 3.500 phát/phút. Radar trinh sát phòng không trang bị cho tàu là loại AN/SPS-40E và radar trinh sát mặt biển AN/SPS-73.

    Các tàu lớp del Pilar trang bị hai động cơ diesel tổng công suất 7.000 mã lực và hai máy tuốc bin khí tổng công suất 18.2000 mã lực cho con tàu di chuyển với tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 25.900km, dự trữ hành trình 45 ngày.

    Dù được đánh giá lá chiến hạm mạnh nhất của Philippines, tuy nhiên Benito Lim - Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Manila, lớp tàu này khó có thể phù hợp với hỏa lực tinh vi của Trung Quốc. Theo ông, vì lớp tàu này đã ngừng hoạt động nên Mỹ đã gỡ bỏ toàn bộ hệ thống điện tử, vũ khí tinh vi của nó.

    Khi Philippines mua lại, họ phải trả tiền để khôi phục khả năng của nó. Tuy nhiên, ông cho rằng: "Mỹ biết Trung Quốc có vũ khí hiện đại, có tên lửa có thể tấn công Philippines, nhưng lại bán cho chúng tôi "balisong" (dao nhíp) để đối phó với súng máy và tên lửa của Trung Quốc".

    "Tại sao họ lại bán rác cho chúng tôi? Họ đang lợi dụng chúng tôi để bán những vũ khí lỗi thời không giúp chúng ta trong tranh chấp đảo", ông Lim nói và cho rằng các hợp đồng mua bán vũ khí trên là "giải pháp vô vọng" và còn có những cách khác để đạt được thỏa thuận tốt hơn so với việc mua những "tàu rác và lỗi thời" để "nói chuyện" với Trung Quốc.

    Xét về vũ khí, trang bị, sức mạnh của chiến hạm mạnh nhất của Philippines chỉ tương đương tàu pháo tuần tiễu loại TT400TP do Việt Nam tự đóng (có giá khoảng 1 triệu USD/chiếc). Điều lạ lùng là Philippines phải bỏ ra số tiền lên tới 151 triệu USD cho mỗi con tàu khủng này.

    Tuy nhiên, chỉ với những loại vũ khí trên, dù có lượng giãn nước rất lớn (5.000 tấn) nhưng các tàu lớp này không thể đối phó nổi với các tàu cao tốc tên lửa (mang tên lửa chống hạm tầm bắn hàng trăm km) có lượng giãn nước chỉ 200-500 tấn, chứ không nói đến các tàu hộ vệ tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/philippines-nghi-ngo-khi-tiep-nhan-chien-ham-khung-3314651/
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Kinh ngạc: Malaysia kết hợp công nghệ Pháp-Ukraine cải tiến Su-30MKM

    (Kiến Thức) - Không quân Malaysia đã trang bị cho các phi công máy bay tiêm kích Su-30MKM mũ bay Gallet của Pháp nhưng lắp hệ thống kính ngắm của Ukraine.
    Trong giai đoạn 1995-2007, Malaysia đã nhập khẩu 366 quả tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại R-73E (NATO định danh là AA-11 Archer) từ Nga trang bị cho cácmáy bay tiêm kích Su-30MKMvà MiG-29N.
    R-73E là một tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại với một đầu dò hồng ngoại được làm mát bằng chất đông lạnh và có khả năng thay đổi góc đầu dò. Nó có thể "nhìn thấy" mục tiêu ở góc lên đến 40° tính từ trục giữa của tên lửa.
    Đặc biệt, R-73E có thể được chỉ thị mục tiêu nhờ mũ bay tích hợp kính ngắm (HMS) cho phép các phi công chỉ thị mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu đó. Tầm bay tối thiểu là khoảng 300 mét, với phạm vi bay khí động học tối đa gần 30 km.
    [​IMG]
    Hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura (Ukraine sản xuất) lắp trên mũ phi công Zsh-7 của Nga.
    Skip in 1...
    Ad finishes in 08 seconds
    Kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura được thiết kế để lấy đường ngắm cho các vũ khí có điều khiển (tên lửa dẫn đường) và các hệ thống giám sát mục tiêu lên những mục tiêu trong tầm nhìn bằng cách phi công chỉ cần quay đầu hướng về phía mục tiêu đó, mà không làm thay đổi quá trình bay.
    Việc triển khai MiG-29N và tên lửa R-73E của Malaysia cung cấp một sự kết hợp của khả năng thay đổi góc đầu dò tên lửa và sự cơ động của máy bay, cho phép phi công có được cơ hội khai hỏa trước mục tiêu, tỷ lệ tiêu diệt của tên lửa cao hơn và khả năng sống sót tốt hơn so với các máy bay chiến đấu hiện đại khác.
    [​IMG]
    Phi công trêntiêm kích đa năng Su-30MKMcủa Malaysia đôi mũ phi công Gallet của Pháp được lắp hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ phi công Sura.
    Thật thú vị rằng hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura không phải là mới trong kho vũ khí của Không quân Hoàng gia Malaysia. MiG-29N được đưa vào phục vụ trong năm 1995 đã được sử dụng hệ thống này, có thể là vào đầu năm 1996.
    Với kho vũ khí có vũ khí Nga lẫn Pháp của Malaysia, không có gì là khó hiểu khi hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura được lắp trên mũ bay Gallet của Pháp trang bị cho phi côngmáy bay Su-30MKM
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...he-phap-ukraine-cai-tien-su-30mkm-716079.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tên lửa phòng không SPYDER bảo vệ căn cứ Hải quân Cam Ranh?
    Bình Nguyên|24/07/2016 07:45

    19
    [​IMG]
    Căn cứ Hải quân Cam Ranh nhìn từ trên cao: Ảnh: Văn Xuân.
    Căn cứ hải quân khổng lồ của Việt Nam, nơi trú đóng của những lực lượng mạnh nhất bảo vệ biển đảo tới đây sẽ được bảo vệ bởi hỏa lực của tên lửa phòng không SPYDER?
    [​IMG]
    TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
    Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng Quân đội nói chung và Hải quân Nhân dân nói riêng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và phát triển.Tin tưởng rằng, HQNDVN sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng, của dân tộc và của QĐNDVN Anh hùng, đoàn kết, phấn đấu lập nhiều chiến công công mới, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
    Cam Ranh - Căn cứ hải quân liên hợp khổng lồ

    Không phải ngẫu nhiên mà trong một bài viết đăng trên Tạp chí Tuần Tin tức của Trung Quốc cho rằng:"Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và "nguy hiểm" như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam".

    Quả vậy, Cam Ranh là một vịnh nước sâu kín, không có đá ngầm, có núi cao trên 1.000 m che chắn bên ngoài. Bên trong là đất liền. Dù bên ngoài có bão, song cấp 5 – 6 thì bên trong không bao giờ sóng tới cấp 3.

    Thiên nhiên đã phú cho Cam Ranh thế phòng thủ rất lý tưởng,cực kỳ tiện lợi cho phòng không, cho tàu ngầm, tàu mặt nước.

    Chính vì thế mà Hải quân Mỹ, Hải quân Liên Xô trước đây đã từng chọn nơi này làm căn cứ đồn trú cho lực lượng viễn chinh cực mạnh của mình. Ngày nay, Cam Ranh đang tiếp tục đóng vai trò là căn cứ chiến lược quan trọng bậc nhất của Hải quân Việt Nam.

    [​IMG]
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm 184. Ảnh: Quang Tiến/Báo Hải quân Việt Nam.

    Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 5 năm công tác đầu tư xây dựng căn cứ quân sự Cam Ranh (2011-2015), Bộ Quốc phòng đã đầu tư gần 25.000 tỷ đồng để biến nơi đây trở thành căn cứ quân sự liên hợp lớn và hiện đại nhất ĐNÁ, đủ sức phòng thủ khu vực miền Trung và cơ động chi viện biển, đảo khi có tình huống xảy ra.

    Sở dĩ nói Cam Ranh là căn cứ quân sự liên hợp khổng lồ vì nơi đây có sự đồn trú của những lực lượng mạnh nhất của Quân chủng Hải quân bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ,...

    Tất cả vũ khí trang bị đều là loại hiện đại nhất, có uy lực chiến đấu và sức răn đe cực lớn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển, đảo.

    Không những thế, Cam Ranh đã và đang khai thác tốt lợi thế để đẩy mạnh dịch vụ thương mại quân sự, hội nhập cùng khu vực và thế giới, đem lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn.

    Diện mạo vùng đất quanh năm cát cháy, khí hậu khô nóng này đang ngày càng đổi thay, hiện đại, theo Quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ căn cứ quân sự Cam Ranh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn tới 2050.

    [​IMG]
    Tàu chiến của Hải quân Nhật Bản thăm Cam Ranh. Ảnh: Tuổi trẻ

    Những lực lượng nào đang bảo vệ căn cứ Cam Ranh?

    Ngoài những lực lượng hiện đại của Quân chủng Hải quân đang đồn trú tại đây, thì còn có những lực lượng khác cũng mạnh không kém bảo vệ căn cứ liên hợp khổng lồ này gồm tên lửa - pháo bờ biển; tên lửa, pháo cao xạ và radar phòng không cùng nhiều lực lượng khác.

    Ngoài ra, Cam Ranh còn được bảo vệ bởi những đơn vị không quân tiêm kích, tiêm kích bom hiện đại đóng quân cách đó không xa như Biên Hòa (Su-30MK2), Phan Rang (Su-22M4) hay Phù Cát (Su-27).

    Về phòng không, tại khu vực này chỉ có Trung đoàn tên lửa 274 bảo vệ, thuộc biên chế Sư đoàn phòng không 377. Điều đặc biệt không nhiều người biết đó là Trung đoàn 274 là đơn vị duy nhất trong toàn Quân chủng PK-KQ cùng lúc được trang bị 2 loạitên lửa phòng khônglà S-75 và S-125.

    Các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa đan nhau, tạo thành ô phòng không che kín bầu trời Cam Ranh, sẵn sàng tiêu diệt mọi phương tiện bay xâm phạm vào vùng hỏa lực.

    Chưa hết, tại đây còn có các trạm radar hải quân, radar phòng không hết sức hiện đại cho phép phát hiện nhanh, từ xa, cảnh báo sớm để các đơn vị đóng quân tại đây, bao gồm cả tên lửa phòng không chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Tên lửa của Trung đoàn 274 luôn sẵn sàng bảo vệ bầu trời duyên hải Nam Trung Bộ và căn cứ Cam Ranh. Ảnh: Báo PK-KQ.

    TLPK SPYDER tối tân sẽ nhận nhiệm vụ bảo vệ Cam Ranh?

    Mặc dù hỏa lực tên lửa phòng không tại khu vực này tương đối mạnh, nhưng so với yêu cầu cao nhất là bảo vệ an toàn căn cứ liên hợp hiện đại nơi tập trung những lực lượng hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam trước mọi mối đe dọa từ trên không thì các tổ hợp tên lửa S-75 và S-125 vẫn còn những điểm hạn chế nhất định.

    Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 hầu hết đã cũ, hiệu quả chiến đấu không đáp ứng được môi trường chiến tranh hiện đại, sớm muộn cũng phải bị loại biên và thay vào đó là vũ khí, khí tài mới theo định hướng tiến thẳng lên hiện đại của Quân chủng PK-KQ.

    Hiện nay, Việt Nam đang chuyển hướng trang bị dòng tên lửa phòng không SPYDER tối tân của Israel, mọi công tác huấn luyện, tiếp nhận đã hoàn tất để nhanh chóng đưa vũ khí, khí tài mới vào huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    Trước nhiệm vụ tạo "ô che đầu" cho căn cứ Cam Ranh hết sức năng nề, các lực lượng tên lửa ở khu vực này cần sớm được trang bị những tổ hợp tên lửa thế hệ mới. Liệu tên lửa SPYDER thế hệ mới sẽ được ưu tiên bảo vệ khu vực này?

    [​IMG]
    Các phiên bản tầm gần và trung của hệ thống tên lửa SPYDER.

    Khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra, và tại Cam Ranh, tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng ELM-2288ER của Israel cũng đang đóng vai trò là mắt thần, canh chừng mọi động tĩnh trên không.

    Nếu SPYDER về đây, kết hợp cùng radar hiện đại sẽ là thuận lợi cực lớn vì bộ đôi này có thể kết nối với nhau hoàn hảo, nhân gấp bội uy lực phòng không tại khu vực này, lập thêm một lưới lửa phòng không hiện đại, bảo vệ an toàn căn cứ Cam Ranh trước mọi mối đe dọa.

    Có như vậy, các lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm, hải quân đánh bộ đều có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mình là huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, chi viện biển đảo.

    http://soha.vn/ten-lua-phong-khong-spyder-bao-ve-can-cu-hai-quan-cam-ranh-20160722121722321.htm
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thực trạng Hải quân Philippines - Sự tác động tới phán quyết Biển Đông
    Công Thuận|23/07/2016 15:00

    1
    [​IMG]
    Phản ứng thận trọng của Philippines sau phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông được cho là có liên quan đến sức mạnh hải quân hạn chế của nước này.
    Mỹ bàn giao thêm tàu chiến cho Philippines
    Trong bài bình luận trên trang mạng India Defence Review, Tiến sĩ Sanjay Badri-Maharaj đã đưa ra nguyên nhânPhilippinesphản ứng một cách thận trọng về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài do liên quan đến sức mạnh hải quân hạn chế của nước này.

    Sự thận trọng ngạc nhiên

    Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7 về Biển Đông, tưởng rằng sẽ làm dấy lên sự hứng khởi tại Philippines, đã được chào đón một cách ảm đạm, thận trọng và im hơi lặng tiếng, với việc Ngoại trưởng Perfecto Yasay kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo".

    Đó là hình ảnh không thể tưởng tượng được về một chiến thắng pháp lý mang tính quyết định đối với Philippines khi Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết có lợi cho Manila.

    [​IMG]
    Tàu hải quân hiện đại nhất của Philippines Gregorio del Pilar. Ảnh: KNO

    Bất chấp điều này, phản ứng trên của chính phủ Philippines là sự thận trọng gây ngạc nhiên. Phản ứng này có thể một phần là kết quả của sự yếu kém toàn diện của Hải quân Philippines so với các lực lượng hải quân khác trong khu vực và tất nhiên so với sự hiện diện hải quân lớn hơn và được trang bị tốt hơn của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Thậm chí so với các nước khác trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Brunei hay Malaysia, vốn có các hạm đội tàu nổi nhỏ nhưng hiện đại, Hải quân Philippines được trang bị hạn chế hơn nhiều và các tàu cũ của Manila ở thế bất lợi nhất nếu đem so sánh.

    Cần phải lưu ý rằng hầu hết các cuộc chạm trán hàng hải ở Biển Đông diễn ra giữa những tàu Hải giám/Bảo vệ bờ biển được vũ trang hạng nhẹ hoặc không vũ trang (còn được gọi là "White Hulls") trong khi các tàu hải quân có vũ trang hiếm khi đối đầu với nhau.

    Tàu Bảo vệ bờ biển Philippines và tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã đối đầu nhau trong một sự cố tháng 4/2012 khi 3 chiếc tàu CMS đối mặt với tàu BRP Pampanga dài 55 m và 12 năm tuổi của Manila.

    Tuy nhiên, sự sẵn có của các tài sản hải quân có năng lực là quan trọng vì chúng cung cấp sự răn đe tiềm tàng đối với sự leo thang cũng như biểu thị năng lực của một quốc gia đối với việc thực thi quyền tài phán và chủ quyền trong khu vực nêu trên.

    Nỗ lực miễn cưỡng

    Sự yếu kém của Hải quân Philippines có lẽ là gây ít ngạc nhiên hơn nếu chỉ nhìn liếc qua. Trong nhiều thập kỷ, Philippines dựa vào những điều khoản trong Hiệp ước Phòng thủ song phương với Mỹ năm 1951, vốn có hiệu lực năm 1952.

    Hiệp ước này cho phép Manila nghĩ rằng Mỹ sẽ trợ giúp trong bối cảnh một cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ hoặc quân đội, máy bay hay tàu dân sự của Philippines. Điều này dẫn đến việc các lực lượng vũ trang của Philippines chỉ được trang bị một cách tối thiểu để bảo vệ lợi ích và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

    Trong khi có một số phát triển về lực lượng trong thời kỳ Tổng thống Ferdinand Marcos (1965 - 1986), điều này chủ yếu nhằm chống các hoạt động nổi dậy (COIN) chống lại lực lượng nổi dậy Moro, với lục quân và không quân nhận được sự ưu tiên.

    Trong thời gian gần đây, Philippines đã có những nỗ lực miễn cưỡng nhằm hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình - trên không, trên bộ và trên biển. Chính phủ Philippines cũng đã cung cấp bổ sung khoản ngân sách 75 tỉ peso cho 5 năm đầu tiên trong các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

    Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực, Philippines chỉ có tiến bộ khiêm tốn trong việc đạt được những khả năng mong muốn. Đặc biệt hải quân nước này đã trở nên kém chất lượng do nhiều thập kỷ bị bỏ mặc. Nỗ lực hiện đại hóa trong hai thập kỷ qua đã đạt được những kết quả hết sức hạn chế, với việc đưa vào biên chế nhiều tàu cũ, vốn cung cấp năng lực tuần tra không đáng kể.

    [​IMG]
    Bảng danh sách và số lượng các tàu chiến chủ yếu của Philippines

    Lão hóa

    Những tàu trên, như có thể thấy, tất cả đều mua cũ và mỗi tàu được vũ trang tương đối nhẹ so với các tàu cùng cỡ trong khu vực, không tàu nào trong số này có tên lửa đất đối đất hoặc tên lửa đất đối không, đồng thời thiếu các hệ thống phát hiện và tham gia chống tàu ngầm.

    Dù được tăng cường thêm 36 tàu tuần tra ven biển, xét tổng thể, các hạm đội của Hải quân Philippines đang trở nên "lão hóa" - tàu khu trục nhỏ được mua gần đây nhất là trên 40 năm và tàu khu trục Rajah Humabon lớp Datu Kalantiaw đã được đưa vào hoạt động từ năm 1943 như là một tàu khu trục hộ tống của Hải quân Mỹ.

    Mặc dù được tăng cường thêm số lượng lớn tàu tuần tra, Hải quân Philippines thiếu tiền để cung cấp sự răn đe đối với các vụ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Sự chênh lệch về tài sản trên mặt biển đã được chứng minh khi tàu Rajah Humabon cũ được phái đến tuần tra bãi cạn Scarborough để đối đầu với tàu hải giám hiện đại của Trung Quốc hồi tháng 6/2011.

    Trong thực tế, nó là một bản cáo trạng chỉ trích sự thất bại của việc hiện đại hóa hải quân Philippines, với dự kiến rằng tàu Rajah Humabon đã ngừng hoạt động vào năm 1993 nhưng đã tái hoạt động vào năm 1996, do sự thiếu hụt nghiêm trọng tàu tuần tra mặt biển.

    Tương tự như vậy, trong tháng 4/2012, trong vụ bãi cạn Scarborough, Philippines cử tàu chiến hiện đại nhất của mình, Gregorio del Pilar, vốn được đưa vào phục vụ năm 1965 cho lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

    Những tàu đang bị "lão hóa" này có ít khả năng chiến đấu và hậu quả là có năng lực rất hạn chế trong việc răn đe đối phương.

    Do những căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông và tình hình có lẽ trở nên trầm trọng thêm sau phán quyết có lợi của Tòa Trọng tài, nhu cầu hiện đại hóa hải quân của Philippines là cấp bách.

    Philippines đã bắt đầu quá trình mua sắm với 3 tàu tấn công nhanh đa năng dài 17 m và 2 tàu khu trục. Một dự án cũng đang trong tiến trình với một hợp đồng được trao cho Công ty đóng tàu Propmech của Philippines và Công ty đóng tàu Lung Teh của Đài Loan (Trung Quốc) cùng thực hiện từ ngày 5/2/2016.

    Đây là những bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, Philippines lại có một hồ sơ theo dõi nghèo nàn trong việc thực hiện kịp thời và hiệu quả kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ.

    http://soha.vn/thuc-trang-hai-quan-...oi-phan-quyet-bien-dong-20160723140030963.htm
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Thực sự, do khoảng cách tới khu vực tranh chấp rất gần, Phi có thể nâng cao năng lực phòng thủ rất nhanh bằng các tên lửa chống hạm từ bờ
    Ví dụ Type 88 của Nhật hoặc Bal-E của Nga

    và tàu tên lửa tấn công nhanh kiểu như Molniya, chỉ cần hoạt động gần bờ,

    ổn nữa thì thêm tên lửa phòng không tầm trung kiểu Spyder

    toàn đồ dễ mua mà phát huy được ngay khả năng.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Dùng bom 10,000 pound nổ dưới nước để thử độ bền của tàu



    [​IMG]
  8. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Đúng là tỏ ra nguy hiểm. Nổ dưới nước tạo ra áp lực nước siêu lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu. Đó là lý do người ta chế ra ngư lôi từ tính, kích nổ bên dưới tàu. Trong thế chiến II, phần lớn các tàu hạng nặng bị đánh chìm bởi ngư lôi, chứ không phải đạn pháo. Nổ trên boong tàu chỉ gây thiệt hại cấu trúc thượng tầng, gây cháy thôi, các tàu vẫn nổi rất lâu sau đó. Thường thì phải kết liễu bằng ngư lôi.

    [​IMG]
  9. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    1.394
    Nó cho nổ bên cạnh để test thiết bị thủy âm. Vỏ tàu cá mới vỡ chứ tàu chiến không sao.
  10. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    1.394
    [​IMG]
    http://quochoi.org/day-la-ly-do-viet-nam-nen-mua-ngay-khinh-ham-oliver-hazard-perry.html
    Xem nó đánh tàu bằng này chưởng:
    Con tàu được kéo tới địa điểm cách 55 dặm về phía bắc ngoài khơi Kaui và trở thành “bia đỡ đạn” cho những màn tấn công tên lửa dồn dập.
    Cụ thể, USS Thach đã bị trúng 1 quả tên lửa Harpoon từ tàu ngầm của Hàn Quốc, sau đó là 1 tên lửa Harpoon nữa từ khu trục hạm HMAS Ballarat cùng 1 quả Hellfire từ trực thăng SH-60S của Hải quân Australia.

    Tiếp theo, một tàu tuần tra của Mỹ “đóng góp” 1 tên lửa Harpoon và 1 tên lửa Maverick; tàu tuần dương USS Princeton còn tiếp tục phóng 1 tên lửa Harpoon, trong khi một trực thăng SH-60S khác bồi thêm một số tên lửa Hellfire nữa.

    Chưa hết, một chiếc F/A-18 của Mỹ còn thả 1 quả bom Mk 84, máy bay ném bom B-52 ném 1 quả bom GBU-12 Paveway trọng lượng 225 kg. Cuối cùng, một tàu ngầm của Hải quân Mỹ đã kết thúc màn tập trận bằng 1 quả ngư lôi hạng nặng Mk 48.

    Điều đáng nói ở đây là sau khi hứng chịu số lượng bom đạn khổng lồ như vậy, con tàu vẫn trụ vững tới 12 giờ đồng hồ rồi mới chịu thúc thủ, nếu là chiến hạm khác thì chắc chắn đã bị gãy đôi. Độ bền thật đáng kinh ngạc!
    Hàng chế mà cũng tin.

Chia sẻ trang này