1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    'Sát thủ' chống tăng trên xe chiến đấu BMP-1 Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để tăng khả năng đối phó với tăng thiết giáp đối phương, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Việt Nam đã được trang bị tên lửa chống tăng B-72.
    BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh chủ lực trong các trung đoàn bộ binh cơ giới Việt Nam hiện nay. Khi ra đời vào thập niên 1960, BMP-1 đã gây bất ngờ lớn cho phương Tây.

    Hỏa lực chính của BMP-1 là pháo nòng trơn 2A28 Grom cỡ 73mm, bắn các đạn giống như súng chống tăng không giật SPG-9 Kopye. Với bộ binh đi bộ (mang vác), SPG-9, hay các loại súng chống tăng không giật (DKZ) nói chung là hỏa lực cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh.

    Nhưng với bộ binh cơ giới, mỗi tiểu đội đều có một xe BMP-1 mang pháo 2A28. Có thể nói, uy lực và sức chiến đấu của bộ binh cơ giới trên xe BMP-1 là rất cao.

    [​IMG]
    Xe BMP-1 Việt Nam trang bị tên lửa B-72.
    Ngoài những vũ khí kể trên, xe BMP-1 của Việt Nam còn được trang bị 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (NATO định danh là AT-3 Sagger, Việt Nam gọi là B-72) - loại tên lửa chống tăng mạnh nhất thời bấy giờ do Liên Xô sản xuất.

    Trong thời gian từ 1962 - 1970, số tên lửa được Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao là 25.000 quả mỗi năm. Nhiều phiên bản sao chép B-72 đã được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.

    Được sản xuất dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ AT-1/2 nên Malyutka có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn hơn nhưng sức xuyên vẫn được đảm bảo. Theo biên chế của Liên Xô, mỗi trung đội B-72 có 2 tổ, mỗi tổ có 2 khẩu đội.

    Trong mỗi khẩu đội, ngoài xạ thủ chính điều khiển tên lửa còn có 1 xạ thủ phụ sử dụng súng chống tăng RPG-7 để khống chế khoảng cách 500m mà tên lửa không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên khi vào Việt Nam năm 1972, kiểu biên chế này bị bãi bỏ mà không hề làm giảm sức chiến đấu của B-72.

    B-72 có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2... Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.

    Thông số cơ bản: Dài: 0,86m; Đường kính: 0,125m; Sải cánh: 0,393m; Trọng lượng: 10,9 kg (đầu đạn 2,5 kg HEAT); Tầm bắn: 0,5 - 3,0 km; Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.

    Sự xuất hiện tên lửa chống tăng B-72 đã làm quân đội VNCH choáng váng. B-72 đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn và vô hiệu hóa lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ – VNCH thời đó.

    Đặc biệt, B-72 đã làm cho hàng loạt “cỗ xe tăng bất khả xâm phạm” thời đó là M48A3 phải tan xác trên chiến trường. Mặc dù Nga đã thay thế B-72 bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại hơn nhưng B-72 tại Việt Nam vẫn tiếp tục được nâng cấp và trở thành vũ khí chống tăng chủ lực.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ang-tren-xe-chien-dau-bmp-1-viet-nam-3320599/
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130?
    Sao Đỏ | 12/10/2016 19:15

    3
    [​IMG]
    Máy bay vận tải Antonov An-12
    Khi toàn bộ máy bay vận tải C-130 chiến lợi phẩm phải ngừng hoạt động do thiếu phụ tùng đảm bảo, Không quân Việt Nam đứng trước yêu cầu phải được trang bị phương tiện thay thế.
    Máy bay vận tải thế hệ mới Việt Nam vừa đặt mua có gì đặc biệt?
    Ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung đoàn Không quân Vận tải 918 (ngày nay là Lữ đoàn Không quân Vận tải 918) ban đầu chủ yếu được trang bị các loại máy bay vận tải thu được của chế độ cũ, chủ yếu là C-130, C-119, C-47, C-7A.

    [​IMG]
    Bộ đội Việt Nam được không vận bằng máy bay vận tải C-130 thu từ tay Không quân Việt Nam Cộng hòa

    Tuy nhiên chỉ sau 4 năm khai thác sử dụng, từ giữa năm 1979 trở đi, độ tin cậy của các loại máy bay này ngày càng suy giảm, thường xuyên phát sinh hỏng hóc, công tác đảm bảo kỹ thuật hàng không gặp phải vấn đề thiếu hụt vật tư kỹ thuật và khí tài thay thế.

    Lực lượng không quân vận tải lúc này đứng trước nhiều khó khăn khi chỉ sau đó 2 năm, đến đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ hai của Trung đoàn 918 đã phải ngừng hoàn toàn hoạt động bay.

    [​IMG]
    Không quân Việt Nam bắt đầu được tiếp nhận các tiêm kích - bom Su-22 trong giai đoạn cuối thập niên 1970, đầu 1980

    Từ năm 1979 đến năm 1984 là khoảng thời gian diễn ra quá trình hiện đại hóa của Không quân Nhân dân Việt Nam, quá trình này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ với việc tiếp nhận và đưa vào trang bị thêm nhiều loại máy bay mới với số lượng lớn.

    Nhằm thay thế cho các máy bay vận tải thế hệ hai đã bị loại khỏi trang bị, Chính phủ Liên Xô đã viện trợ cho lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng lớn máy bay vận tải hạng nhẹ An-26.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao Liên Xô không viện trợ cho ta những dòng vận tải cơ có kích thước tương đương C-130 như An-12 (hay thậm chí là An-22) mà lại là An-26?

    [​IMG]
    An-12 có sức chứa 90 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa (so với chỉ 40 lính dù hoặc 5,5 tấn hàng của An-26)

    Theo Đại tá Nguyễn Anh Sơn - Nguyên Chủ nhiệm bay Lữ đoàn Không quân Vận tải 918: "Nếu như sử dụng những cái loại lớn, thì nó lại lớn quá, cái An-12 nó chở được hơn cái An-26, nhưng nó là thế hệ trước, hơi lạc hậu.

    Còn nếu dùng cái An-22 (còn gọi là Antei), một thời cái Antei nó là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, sau nó mới đến cái C-5A Galaxy của Mỹ thì nó lại quá to, cho nên các chiếc này (An-26), nó là vừa phải".

    [​IMG]
    An-22 mặc dù có kích cỡ rất lớn, mang được 80 tấn hàng nhưng lại chỉ chở được 28 người trong một khoang điều áp bố trí phía trước

    Với những lý do trên, thay vì viện trợ một vài chiếc máy bay vận tải cỡ lớn, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam tới 50 chiếc An-26, số lượng này vẫn đủ để phục vụ nhu cầu chuyển quân từ Nam ra Bắc hay sang chiến trường Campuchia lúc cần thiết.

    Ngoài ra An-26 cũng được đánh giá phù hợp hơn với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đảm bảo của Không quân Nhân dân Việt Nam khi đó. Do vậy quyết định trên của Liên Xô là hợp lý!
    http://soha.vn/vi-sao-lx-khong-vien-tro-an-12-cho-viet-nam-de-thay-the-c-130-2016101214500701.htm
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Mở rộng dùng hệ thống VQ1-M trong phòng không Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngày 12/10, Quân chủng PK-KQ đã khai mạc Lớp vận hành, khai thác và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M cho các đơn vị phía Nam.
    Hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia - Giai đoạn 1 (Gọi tắt là VQ1-M) được Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu đưa vào sử dụng cho một số đơn vị thuộc Quân chủng PK-KQ từ tháng 4/2015.

    Sau thời gian thử nghiệm đến nay, Bộ Quốc phòng quyết định mở rộng sử dụng hệ thống này ra toàn Quân chủng PK-KQ.

    Theo báo Phòng không, Hệ thống VQ1-M quản lý các dữ liệu bằng kỹ thuật số, thu thập, xử lý các nguồn tin từ ra đa quân sự, hàng không dân dụng và các nguồn tin khác tạo thành bức tranh tổng thể tình huống trên không để truyền các dữ liệu đến cơ quan đơn vị có nhu cầu nhận tin để phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời.

    [​IMG]
    Hệ thống VQ1-M.
    Ngoài ra, Hệ thống có thể tính toán hiểm họa với các mục tiêu, hỗ trợ một phần lệnh tự động hóa tác chiến phòng không; nắm bức tranh toàn cảnh hệ thống khí tài chiến đấu ở đơn vị; ghi lưu tái hiện bức tranh tình huống trên không…

    Việc đưa vào trang bị trên diện rộng Hệ thống VQ1-M nhằm đảm bảo yếu cầu "Không để Tổ quốc bị bất ngờ từ các tình huống từ trên không" và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng PK-KQ.

    Chỉ trong vòng 20 tháng, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo đã được hoàn thành, sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch, một tiến độ vô tiền khoáng hậu.

    Việc đưa Hệ thống VQ1-M vào trang bị chiến đấu đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay của Quân chủng PK-KQ.

    Hệ thống VQ1-M hoạt động rất đơn giản bởi có giao diện bằng tiếng Việt giúp kíp trực ban thao tác cực nhanh, chính xác, dễ dàng, xác suất sai sót, bỏ lọt hay hoang báo mục tiêu cực thấp.

    Mọi tham số mục tiêu, tình trạng hoạt động của các trạm radar, thậm chí từng đài radar đơn lẻ đều được tích hợp, gộp lại và hiển thị trên màn hình của Sở chỉ huy, giúp Quân chủng có đầy đủ thông tin để ra những mệnh lệnh chiến đấu đúng đắn, hiệu quả.

    Tất nhiên, ngay lập tức, những mục tiêu ấy chỉ bằng động thái nhẹ nhàng như nhấp chuột, được bàn giao cho các đơn vị hỏa lực từ cấp trung đoàn, sư đoàn và cấp quốc gia đang chờ sẵn để khai hỏa và tiêu diệt.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ong-vq1-m-trong-phong-khong-viet-nam-3320715/
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chính thức công bố thời hạn phục vụ còn lại của Su-27 8526
    Sao Đỏ | 27/10/2016 19:15

    2
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 đã được Nhà máy A32 sửa chữa lớn, kéo dài niên hạn sử dụng và bàn giao trở lại cho đơn vị chiến đấu.
    Câu trả lời rõ ràng nhất cho tin đồn Việt Nam tự nâng cấp Su-27UBK
    Tháng 5/2016 tại sân bay Đà Nẵng, Nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật - Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức buổi nghiệm thu chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi trải qua quá trình sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng.

    Su-27 8526 mang trên mình màu sơn mới, kiêu hãnh gầm vang và lao lên bầu trời. Sau ba chuyến bay thử, các phi công đánh giá máy bay rất tốt. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho việc làm chủ hoàn toàn dây chuyền công nghệ tăng hạn chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 trong quá trình sửa chữa lớn tại Nhà máy A32

    Mặc dù đã có những ý kiến cho rằng có thể tiêm kích Su-27UBK đã được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM với các tính năng tương đương Su-30MK2 dựa vào màu sơn rằn ri xanh lá. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cơ sở để khẳng định suy đoán trên.

    Vấn đề còn lại, cần được quan tâm hiện nay là thời hạn bay của chiếc Su-27UBK 8526 còn thêm bao nhiêu năm nữa? Theo công bố từ nhà sản xuất Sukhoi, Su-27 có vòng đời khai thác đạt 2.000 giờ bay, tương đương với 20 năm phục vụ, vậy sau khi sửa chữa lớn thì khung thân máy bay có trở về trạng thái "zero-time"?

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27UBK 8526 tung cánh trên bầu trời

    Câu trả lời đã có đáp án, trong phóng sự "Nơi chữa bệnh cho máy bay tiêm kích" đăng trên chuyên mục "Nhịp sống quân ngũ" của báo Tuổi trẻ vào ngày 27/10, thông tin chính thức cho biết: "Sau khi ra xưởng, máy bay Su-27 số hiệu 8526 có thêm 8 - 9 năm sử dụng nữa".

    Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam nhận tiêm kích Su-27 8526 trong giai đoạn 1997 - 1998, tính đến nay nó đã trải qua gần 20 năm "tại ngũ", nếu không có thay đổi lớn thì chiếc Flanker trên sẽ "về hưu" sau 27 năm bảo vệ bầu trời, đây là con số rất ấn tượng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
    http://soha.vn/chinh-thuc-cong-bo-thoi-han-phuc-vu-con-lai-cua-su-27-8526-20161027142850432.htm
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Phòng không Thái Lan quyết tâm vượt qua... Campuchia bằng tên lửa Trung Quốc
    Nam Đồng | 31/10/2016 13:15

    4
    [​IMG]
    Mặc dù là một cường quốc quân sự hàng đầu khu vực, tuy nhiên sức mạnh lực lượng phòng không của Quân đội Hoàng gia Thái Lan lại quá yếu.
    Thái Lan chốt phương án mua tàu ngầm Trung Quốc
    Quân đội Hoàng gia Thái Lan được trang mạng Global Firepower xếp hạng 20 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, nhìn chung đây là lực lượng quy mô lớn, có trong trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại ở cả 3 quân chủng Hải - Lục - Không quân.

    Do vậy, sẽ rất bất ngờ khi biết rằng năng lực phòng không của Thái Lan quá yếu, phải trông chờ hoàn toàn vào pháo phòng không cũng như tên lửa vác vai tầm thấp, họ hoàn toàn không sở hữu tên lửa tầm trung.

    Đứng trước yêu cầu mới, việc Quân đội Hoàng gia Thái Lan phải gấp rút nâng cấp sức mạnh tác chiến cho lực lượng phòng không là điều cấp thiết.

    [​IMG]
    Toàn bộ sức mạnh của lực lượng phòng không Thái Lan được thể hiện rõ trong bức ảnh trên, từ trái sang phải gồm pháo phòng không tự hành M113 VADS, M42 Duster; tên lửa phòng không Starstreak và 9K38 Igla

    Tạp chí Kanwa Asian Defence tháng 9 năm nay đã đăng bài viết với tiêu đề "Thái Lan nhập khẩu hệ KS-1 SAM", trong đó trích dẫn một nguồn tin từ ngành Công nghiệp Quốc phòng Thái Lan cho biết, Không quân quốc gia Đông Nam Á này đã hoàn tất hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không KS-1/HQ-12 từ Trung Quốc.

    Sau khi nhận bàn giao, Thái Lan sẽ trở thành nước thứ hai tại ASEAN (sau Myanmar) và thứ ba tại châu Á (sau Turkmenistan) có tổ hợp tên lửa tầm trung này trong biên chế. Đáng chú ý, cách đây không lâu Campuchia cũng bày tỏ mong muốn sẽ sớm nhận được KS-1 từ Trung Quốc, nhưng với diễn biến mới nhất thì Phnom Penh đã bị qua mặt.

    Năm ngoái có báo cáo cho biết Bangkok và Bắc Kinh đã thực hiện một vài cuộc tiếp xúc về vấn đề đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) có tầm bắn 125 km, nhưng do khó khăn về tài chính mà các bên nhất trí đổi sang KS-1. Dự kiến sắp tới Thái Lan sẽ chỉ tiếp nhận vỏn vẹn... 3 bệ phóng KS-1C cùng một cơ số nhỏ đạn đi kèm.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1/HQ-12 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh

    KS-1 là hệ thống tên lửa đất đối không đầu tiên của Trung Quốc sử dụng radar quét mảng pha, nó được thiết kế nhằm thay thế các tổ hợp HQ-2 (bản sao S-75 Dvina - SA-2 của Liên Xô).

    Hệ thống KS-1 thử nghiệm thành công vào năm 1989, quá trình phát triển hoàn tất trong năm 1994 và nó chính thức được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 1998. Sau đó đến năm 2006, Trung Quốc giới thiệu biến thể nâng cấp KS-1A được tăng cường năng lực chống lại các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ cũng như độ cơ động cao.

    Radar quét mảng pha thụ động thế hệ mới H-200 (cải tiến từ radar SJ-202 của KS-1) của KS-1A, có tầm phát hiện mục tiêu tối đa 115 km, theo dõi từ cự ly 80 km, dẫn đường cho tên lửa ở tầm 50 km. Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, radar này có thể điều khiển 6 tên lửa tấn công 3 mục tiêu cùng lúc (phân bổ 2 tên lửa cho 1 mục tiêu).

    Phiên bản KS-1C Thái Lan đặt mua là loại nâng cấp, tầm bắn trong khoảng 5 - 70 km đối với mục tiêu là máy bay, hoặc 7 - 30 km khi chống lại tên lửa hành trình, trần bay 0,3 - 27 km (so với 0,3 - 25 km của KS-1A). Các thông số còn lại bao gồm vận tốc, khả năng chịu quá tải của tên lửa, tấn công mục tiêu bay có tốc độ và độ cơ động bao nhiêu vẫn chưa được công bố.
    http://soha.vn/phong-khong-thai-lan...bang-ten-lua-trung-quoc-20161031103506317.htm
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Malaysia mua 4 tàu chiến của Trung Quốc, dựa trên lớp tàu tuần tra đóng cho Banglades nhưng dài hơn 4m. TQ đóng 2 chiếc, Mã tự đóng 2c, chỉ có pháo, không có tên lửa.
    [​IMG]

    Thông số kĩ thuật tàu của Banglades:
    Tải trọng: 648 tons
    Dài: 64.2 m
    Cao: 9 m (30 ft)
    Rộng: 4 m (13 ft)
    Tốc độ: 28 knots (52 km/h)
    Tầm hoạt động: 2,500 hải lý (4,600 km)
    Thời gian hoạt động: 15 days
    Thủy thủ đoàn: 60

    Tin từ triển lãm quốc phòng Indonesia 2016.

    Xưởng đóng tàu BNS của Malaysia và PT PAL Indo kí bản ghi nhớ hợp tác đóng tàu hỗ trợ MRSS cho Malaysia (nếu trúng thầu). Tàu sẽ được đóng tại Indo, yêu cầu sàn đáp cho 2 trực thăng, hangar chứa 2 trực thăng.
    [​IMG]

    Indo dự định sản xuất BTR-4 trong nước, nhằm thay thế 100 chiếc BTR-50 cho thuỷ quân lục chiến.
    Indo có thẻ mua TLPK tầm trung Sky Dragon 50 của Norinco, và 8 chiếc AH-64E từ Boeing.
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ngưỡng mộ xe tăng hạng nhẹ do Indonesia phát triển

    (Kiến Thức) - Xe tăng hạng nhẹ MMWT do Indonesia phát triển, được trang bị pháo 105mm có nạp đạn tự động, tốc độ hành trình đến 70km/h.
    Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly cho biết, xe tăng hạng nhẹ MMWT là sản phẩm hợp tác giữa FNSS Savunma Sistemleri của Thổ Nhĩ Kỳ và PT Pindad của Indonesia. Mô hình xe tăng này vừa được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng Indo Defence 2016.

    MMWT được phát triển cho quân đội Indonesia. Hai mẫu thử nghiệm đang được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Xe được trang bị tháp pháo sử dụng pháo 105 mm do công ty quốc phòng CMI của Bỉ cung cấp.

    Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, súng máy đồng trục 7,62 mm. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số có thể tấn công các mục tiêu cố định và di chuyển với độ chính xác cao.

    Chỉ huy và pháo thủ được trang bị hệ thống quan sát mục tiêu ngày/đêm, kết hợp máy đo khoảng cách laser. Chỉ huy sử dụng hệ thống quan sát toàn cảnh với tính năng “săn lùng – tiêu diệt”.


    [​IMG]
    Mô hình xe tăng hạng nhẹ MMWT của Indonesia hợp tác phát triển cùng Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Jane's Defence Weekly
    Xe tăng hạng nhẹ MMWT được trang bị động cơ diesel hiệu suất cao cùng hộp số tự động điều khiển bằng điện tử và hệ thống làm mát cho phép hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h ở đường nhựa, dự trữ hành trình 450 km. Khối lượng chiến đấu của xe khoảng 35 tấn.

    Thân xe sử dụng thép hàn, có thể bổ sung thêm mudule giáp phản ứng nổ, mức độ bảo vệ của xe chưa được công bố. Đáy xe được thiết kế với khả năng chống mìn và hệ thống chữa cháy tự động.

    Bên trong xe được trang bị điều hòa không khí, máy ảnh giúp nâng cao nhận thức tình huống. Xe có hệ thống năng lượng phụ trợ để cung cấp điện năng cho hệ thống cảm biến khi động cơ chính ngưng hoạt động.

    Xe tăng MMWT được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện bọc giáp nhẹ của đối phương như xe trinh sát, xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác. Ngoài ra, xe cũng có thể làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh với pháo 105 mm.

    Cơ động nhanh, hỏa lực khá mạnh, MMWT có thể triển khai hoạt động khá đa dạng, đặc biệt ở những khu vực mà xe tăng chiến đấu chủ lực không hoạt động được.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...-hang-nhe-do-indonesia-phat-trien-776385.html
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bảng xếp hạng mới Việt Nam mạnh thứ 17 thế giới
    (Lực lượng vũ trang) - Theo nguồn tin từ trang tin mixednews.ru, Việt Nam có trong Tốp 30 quốc gia có sức mạnh quân sự năm 2016 và Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu.
    Một nhóm các chuyên gia phân tích quân sự đã công bố kết quả xác định chỉ số sức mạnh quân sự của các quốc gia trên thế giới “Pwrlndx”, kết quả này được đưa ra dựa vào hơn 50 yếu tố khác nhau.

    Kết quả này cũng cho phép đánh giá về khả năng áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất được các nước so với khả năng phát triển kinh tế của đối thủ.

    Để đánh giá chỉ số chuẩn xác hơn, các chuyên gia đã áp dụng qua những sửa đổi trong hình thức tính điểm, sử dụng “điểm cộng” và “điểm trừ”.

    [​IMG]
    Hoa Kỳ đang bị Nga và Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ nhưng vẫn là cường quốc quân sự số 1 thế giới
    Trước đó Top 10 quốc gia quân sự mạnh nhất năm 2016 được tờ Global Firepower đưa ra được khảo sát từ 126 quốc gia. Và các chỉ tiêu đánh giá không được “công bằng” bởi chưa có áp dụng “điểm cộng”, “điểm trừ” để đánh giá những quốc gia có điều kiện khách quan. Còn lần này các chuyên gia đã dựa vào một số quy tắc đánh giá sau:

    Thứ nhất, đánh giá này phụ thuộc không chỉ vào số lượng vũ khí mà mỗi nước có trong tay mà còn chú ý đến sự đa dạng của các loại vũ khí và vũ khí chủ lực trong kho vũ khí của mỗi nước, nhằm tạo sự cân bằng trong đánh giá chính xác hơn của sức mạnh quân sự (ví dụ: việc triển khai 100 tàu quét mìn về mặt chiến thuật và chiến lược không thể so với 10 tàu sân bay).

    Thứ hai là kho vũ khí hạt nhân không đưa vào chỉ tiêu để đánh giá, tuy nhiên những quốc gia chính thức hoặc không chính thức công nhận có vũ khí hạt nhân sẽ nhận được một “điểm cộng”.

    Thứ ba là các yếu tố địa lý, mức độ phát triển của hậu cần kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực ngành công nghiệp quốc phòng có ảnh hưởng tới đánh giá cuối cùng.

    Thứ tư là lực lượng lao động có sẵn sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá, vì các quốc gia có dân số lớn sẽ có tiềm lực phát triển.

    Thứ năm là Lục quân, lực lượng chính của các quốc gia không giáp biển, những quốc gia này cũng không bị “điểm trừ” vì không có hạm đội riêng. Đồng thời những quốc gia là cường quốc Hải quân sẽ bị “điểm trừ” nếu thiếu sự đa dạng trong số trang bị khí tài có sẵn của mình.

    Thứ sáu là không đánh giá dựa vào nhà lãnh đạo chính trị và quân sự.

    Dựa vào những tiêu chí khắt khe này các chuyên gia đã đưa ra thứ tự 30 quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất năm 2016.

    Cũng giống như các đánh giá của các tổ chức khác, đứng đầu trong danh sách vẫn là Hoa Kỳ, sau đó lần lượt là Nga và Trung Quốc.

    Đặc biết trong bảng xếp hạng này có sự xuất hiện của Việt Nam và thậm chí nước ta còn đứng ở vị trí 17 trong số 30 quốc gia vùng lãnh thổ này.

    1 0,0897 –Hoa Kỳ

    2 0,0964 - Nga

    3 0,0988 — Trung Quốc

    4 0,1661 — Ấn Độ

    5 0,1993 — Pháp

    6 0,2164 — Anh

    7 0,2466 — Nhật Bản

    8 0,2623 — Thổ Nhĩ Kỳ

    9 0,2646 — Đức

    10 0,2724 — Italia

    11 0,2824 — Hàn Quốc

    12 0,3056 — Ai Cập

    13 0,3246 — Pakistan

    14 0,3354 — Indonesia

    15 0,3359 — Brazil

    16 0,3591 — Israel

    17 0,3684 — Việt Nam

    18 0,3909 — Ba Lan

    19 0,3958 — Đài Loan (Trung Quốc)

    20 0,4068 — Thái Lan

    21 0,4071 — Iran

    22 0,4192 — Canada

    23 0.4209 — Úc

    24 0,4335 — Ả rập Xê út

    25 0,4442 — Bắc Triều Tiên

    26 0.4514 — Algeria

    27 0,4913 — Tây Ban Nha

    28 0,5147 — Hi Lạp

    29 0,5774 — Thuỵ Điển

    30 0,5867 — Ukraina
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...ng-moi-viet-nam-manh-thu-17-the-gioi-3322360/
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ngạc nhiên tột độ tàu ngầm mini Indonesia chế tạo
    Cập nhật lúc: 11:00 07/11/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Tham rẻ, mua tên lửa Trung Quốc, Hải quân Indonesia trả giá

    Mổ xẻ cặp tàu chiến “khủng” Nga vừa tới Đông Nam Á
    (Kiến Thức) -Thực sự thán phục công nghiệp quốc phòng Indonesia khi họ đang thực hiện thiết kế tàu ngầm mini dành cho biệt kích hải quân.
    Tạp chí quân sự Jane’s dẫn tin từ triển lãm quốc phòng Indo Defence 2016 cho hay, công ty đóng tàu hải quân PT Palindo Marine của Indonesia và Bộ Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ nước này sẽ cùng nhau hợp tác phát triển một mẫu tàu ngầm mini mới dành cho Hải quân Indonesia với chiều dài được cho chỉ 22m.
    Khái niệm tàu ngầm mini trên được PT Palindo Marine lần đầu tiên công bố tại triển lãm quốc phòng Indo Defence 2016 đang diễn ra tại Jakarta. Theo đó mẫu tàu ngầm này được thiết kế để có thể hoạt động ở các vùng nước nông ven biển dành cho các hoạt động giám sát hàng hải hoặc tác chiến đặc biệt của Hải quân Indonesia.
    [​IMG]
    Hình mô hình tàu ngầm mini dành cho biệt kích hải quân Indonesia, ta có thể thấy nó không hề được trang bị vũ khí.


    Có một điều đặc biệt là chiếc tàu ngầm mini của PT Palindo Marine được các kỹ sư hàng hải Indonesia tự thiết kế với sự hổ trợ từ học viện công nghệ hàng đầu của nước này là Institut Teknologi Sepuluh Nopember (ITS), và được chính phủ Indonesia hổ trợ một phần ngân sách.
    Dựa trên mô hình thiết kế của tàu ngầm này thì nó có chiều dài tầm 22m với bề ngang 3m, khả năng lặn sâu tối đa của nó là 150m và có thể hoạt động liên tục 6 ngày dưới nước. Với kích thước như vậy con tàu này có thủy thủ đoàn chỉ tầm 5 người và có thể mang theo 9 biệt kích hải quân cho các nhiệm vụ đặc biệt, tuy nhiên mẫu tàu này lại không được trang bị vũ khí.
    Mẫu tàu ngầm mini 22mm của PT Palindo Marine đang trong giai đoạn đầu thiết kế nhưng công ty này vẫn hy vọng Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ quan tâm tới dự án này cũng như hổ trợ việc đóng mới nguyên mẫu đầu tiên của nó.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/ngac-nhien-tot-do-tau-ngam-mini-indonesia-che-tao-777728.html

Chia sẻ trang này