1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Điều ít biết về khẩu pháo bắn tên lửa của Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Trong lực lượng pháo binh Việt Nam, ngoài những hệ thống pháo phản lực còn có khẩu pháo cực lợi hại có thể bắn tên lửa qua nòng, đó chính là MT-12.
    Quân đội nhân dân Việt Nam còn có nhiều loại pháo nhau như: Pháo mang vác là loại pháo có cỡ nòng nhỏ, kết cấu đơn giản có thể chia thành nhưng bộ phận để vận chuyển bằng sức người như ĐKZ, pháo phản lực ĐKB.

    Pháo tự hành đặt trên khung xe tăng, xe bọc thép cơ sở, pháo phản lực bắn loạt được đặt trên xe ô tô bắn đạn phản lực, loại pháo này có thể tự di chuyển ở tốc độ vừa phải mà không cần phương tiện kéo.

    Trong đó có pháo nòng dài, loại pháo này thường có chiều dài nòng gấp 40 - 80 lần cỡ nòng. Đường đạn của pháo nòng dài căng, sơ tốc đạn lớn, tầm bắn xa. Pháo nòng dài cỡ nhỏ và trung bình thường dùng để chống tăng hay bắn thẳng, pháo nòng dài cỡ lớn thường dùng làm pháo chiến dịch, pháo bờ biển.

    Theo những thông tin được công khai, pháo binh Việt Nam có các loại pháo nòng dài như: 76,2mm ZIS-3, 85mm D-44, 122mm D-74, 130mm M-46, 152mm M-47, 175mm M107 (Mỹ) và đặc biệt là 100mm MT-12 - loại pháo có thể hủy diệt đối phương bằng cách phóng tên lửa qua nòng.

    [​IMG]
    Pháo MT-12 trong quân đội Nga.
    Pháo MT-12 được Liên Xô đưa vào sản xuất từ những năm 1970. Tiền thân của MT-12 là T-12 được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ đầu những năm 1960. Để triển khai pháo chống tăng MT-12, Nga phải sử dụng đến các phương tiện cơ giới từ xe tải quân sự đặc chủng cho đến xe bọc thép đa năng MT-LB. MT-12 có góc xoay của bệ pháo lên đến 54 độ và nâng hạ góc nòng pháo là từ 20 đến -6 độ.

    Thiết kế của MT-12 không khác mấy so với các dòng pháo kéo khác ngoại trừ việc nó được thiết kế để chống tăng hoặc các vị trí phòng thủ kiên cố của đối phương, kíp chiến đấu của nó từ dao động 6-7 binh sĩ khi đã hoàn tất triển khai con số này chỉ tầm 3 binh sĩ.

    Điều tạo nên sự đặc biệt của MT-12 chính là việc nó có thể triển khai các loại tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính 100mm, mà cụ thể hơn là tên lửa chống tăng 9M117 Bastion đã quá quen thuộc trên một số dòng xe chiến đấu bộ binh hay pháo tự hành chống tăng của Nga hiện nay.

    Theo đó khi triển khai 9M117, MT-12 được tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường và điều khiển bắn 1K13-1 hỗ trợ tác chiến cả ban đêm. Thiết bị này được triển khai ở bên ngoài và không làm thay đổi cụm thước ngắm cơ bản trên MT-12 vốn sử dụng OP4MU-40U hay một số thiết bị hỗ trợ ngắm ban đêm khác như APN-6-40 hoặc 1PN53.

    Pháo chống tăng MT-12 được trang bị ba loại đạn chống tăng cơ bản gồm BPS, FFS và COP. Trong đó BPS là mẫu đạn dành "tặng" cho các mục tiêu bọc thép hạng nặng như xe tăng hoặc pháo tự hành, với các mẫu đạn xuyên giáp được trang bị lõi đạn xuyên phá UBM-1, UBM-2 và UBM-10.

    Tầm bắn hiệu quả của MT-12 phụ thuộc vào các loại đạn mà nó triển khai như 3.000m với BPS, 5.955m với COP và 8200m với FFS. Tốc độ bắn của khẩu pháo này là từ 6-12 phát/phút với hai loạt đạn đầu đi đến trúng mục tiêu nó đã có thể tiêu diệt được mục tiêu. Các thông số trên chỉ dành cho các loại đạn thông thường chứ chưa nói đến tên lửa chống tăng 9M117.

    Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn của các loại vũ khí chống tăng tiên tiến MT-12 cũng phải được thay đổi và biến thể mới nhất của nó hiện này là MT-12P / 2A29R "Rapier" được phát triển vào đầu những năm 1990 và mới chỉ được trang bị hạn chế trong Quân đội Nga.

    Ở biến thể này, MT-12P được trang bị thêm hệ thống radar dẫn bắn và điều khiển hỏa lực tất cả được tích hợp lên sẵn khẩu pháo này. Điểm nhấn của MT-12P vẫn là hệ thống radar 1A31 "Ruta" hỗ trợ dẫn bắn ở nhiều chế độ khác nhau và loại bỏ hoàn toàn cụm kính ngắm, thước ngắm cơ khí kiểu cũ.

    Dù việc trang bị 1A31 "Ruta" khiến tăng đáng kể trọng lượng của MT-12P, nhưng bù lại nó giúp đảm bảo khẩu pháo chống tăng này có thể đuổi kịp các dòng tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại. Bên cạnh đó 1A31 "Ruta" có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết và hỗ trợ dẫn bắn chính xác hơn so với một số dòng tên lửa chống tăng dẫn đường.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...e-khau-phao-ban-ten-lua-cua-viet-nam-3324546/
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trực thăng W-3A Sokol: Quả đắng Ba Lan tặng Philippines
    (Vũ khí) - Philippines vừa có quyết định đầy khó khăn khi cho toàn bộ trực thăng W-3A Sokol mới cứng do Ba Lan sản xuất nghỉ hưu chỉ sau 4 năm sử dụng.
    Quyết định khó khăn của Philippines được đưa ra sau khi xảy ra vụ tai nạn hôm 8/11/2016 khi chiếc trực thăng này đang làm nhiệm vụ ở Sitio Sabang trên đảo Palawan. Nguyên nhân vụ việc sau đó được xác định là do hỏng động cơ.

    Tại thời điểm gặp nạn, chiếc W-3A Sokol có 4 thành viên tổ bay và 9 hành khách, trong đó có một số quan chức cao cấp của Cảnh sát quốc gia Philippines, kể cả Chỉ huy trưởng Trung tâm Tác chiến, Cảnh sát quốc gia Philippines, ông Camilo Cascolan, vị phó của ông là Nestor Bergonia và Tham mưu trưởng Amador Corpus, cũng như Chi khu trưởng Chi khu cảnh sát 4В Winben Mayor.

    [​IMG]
    Nhân viên kỹ thuật Philippines phải đẩy chiếc W-3A Sokol vào vị trí đỗ.
    Trước đó, một chiếc W-3A khác mang số hiệu 310921 của Không quân Philippines đã bị nạn cũng vì lý do kỹ thuật vào ngày 7/8/2014 ở Marawi trên đảo Mindanao, 2 người đi trên trực thăng bị thương. Ngoài ra, hàng loạt sự cố khác liên quan đến yếu tố kỹ thuật đã xảy ra với W-3A của Không quân Philippines trong thời gian vận hành.

    Hợp đồng mua trực thăng W-3A Sokol được Philippines ký hợp đồng với Ba Lan năm 2009, tuy nhiên Manila đã "vỡ mộng" vì ngoài vấn đề về động cơ, trực thăng này còn không thể trang bị vũ khí - kỳ vọng lớn nhất của Philippines khi thực hiện thương vụ này.

    Vì vậy, thương vụ W-3A Sokol có thể coi là vụ bê bối của Quân đội Philippines và khiến đích thân ông Benigno Aquino (khi còn là Tổng thống Philippines) chất vấn quân đội nước này rằng: "Việc sử dụng một trực thăng có vũ trang để làm gì khi mà chúng ta không thể sử dụng khẩu súng của nó".

    Nói về vụ việc này, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết, những chiếc trực thăng này không thể sử dụng trong chiến đấu. Ông nói: “Tôi hiểu rất rõ về chiếc trực thăng này vì tôi là một sĩ quan quân đội, bạn phải loại bỏ các khẩu súng trước khi muốn đi vào bên trong, vì cửa vào quá hẹp”.

    [​IMG]
    Hiện trường chiếc W-3A Sokol của Philippines gặp nạn hồi năm 2014.
    Hợp đồng trên được Không quân Philippines (PAF) ký kết với công ty sản xuất máy bay trực thăng PZL Swidnik của Ba Lan. Theo đó, Philippines đã mua 8 chiếc trực thăng đa năng W-3A Sokol trị giá 77 triệu USD do nhà máy PZL-Świdnik, nay thuộc sở hữu của AgustaWestland Świdnik sản xuất cho chương trình trực thăng vũ trang đa tiện ích của Không quân nước này.

    Hợp đồng được ký kết vào tháng 8/2009 dưới thời của chính quyền Tổng thống Macapagal-Arroyo cùng với sự tham gia tích cực của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Norbert Gonzalez.

    Hợp đồng sau đó đã gây nhiều ngạc nhiên cho giới quân đội Philippines, vì trực thăng W-3 mà họ mua là biến thể bị giới hạn trong một số nhiệm vụ, được xem là sản phẩm loại 2 trên thị trường.

    Theo nhà sản xuất PZL Swidnik giới thiệu, trực thăng chiến đấu đa năng W-3A Sokol có thể hoạt động chiến đấu trong nhiều điều kiện thời tiết và tham gia hỗ trợ chung cho các hoạt động an ninh như chống khủng bố, tuần tra.

    Loại trực thăng này có thể mang 14 binh sĩ, bao gồm cả 1 phi công và 1 hoa tiêu, và mang tải nặng 2 tấn, tốc độ bay tối đa 260 km/h cùng tầm hoạt động là 745km. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị cả radar và các thiết bị nhìn đêm.

    W-3A Sokol được trang bị khá nhiều vũ khí như tên lửa không đối không, rocket, và súng máy. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị cả radar và các thiết bị nhìn đêm. Trực thăng W-3A Sokol có thể đạt trần bay gần 6.000m, tức là gấp đôi so với trực thăng UH-1 Huey.

    Việc nhận được các trực thăng chiến đấu mới sẽ tăng cường sức mạnh tấn công cho PAF trong nhiệm vụ chống lại các lực lượng nổi dậy, chống khủng bố và sẵn sàng tham gia trong các cuộc xung đột quân sự.

    Tuy nhiên thực tế trực thăng W-3A Sokol mà quân đội Philippines nhận được lại hoàn toàn khác. Đầu tháng 7/2013 đã xảy ra một vu bê bối liên quan đến chất lượng của trực thăng W-3A.

    Chiếc trực thăng W-3A mang số hiệu 310.925 được điều động chở Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Emmanuel Batista, đến căn cứ không quân Aguinaldo để dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Không quân Philippines đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp vì lỗi kỹ thuật.

    Phát biểu sau sự cố này, đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Voltaire Gazmin đã đặt câu hỏi đối với việc ký kết hợp đồng mua trực thăng này:

    “Khi bạn là một người lính đang xông pha giữa chiến trường và khẩu súng được lắp đặt trên trực thăng buộc phải tháo dỡ và không thể bắn để chi viện hỏa lực. Không thể hiểu được tại sao hợp đồng lại được ký kết? Tại sao nó lại được phê duyệt như một vấn đề ưu tiên của quân đội”.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...kol-qua-dang-ba-lan-tang-philippines-3324606/
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5!
    Nguyễn Bình | 14/12/2016 00:26

    7
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Ảnh: QĐND.
    Tạp chí Flight International uy tín hàng đầu về lĩnh vực hàng không vừa công bố Báo cáo "Không quân thế giới 2017", trong đó có đề cập tới sự lớn mạnh của KQVN và nhiều nước khác.
    Nếu Việt Nam sản xuất tên lửa Prithvi, sẽ không còn cơ hội cho Iskander-E?
    "Không quân thế giới 2017 - World Airforces Directory 2017" của Tạp chí Flight International là báo cáo thường niên được công bố vào tháng 12 hàng năm, trong đó liệt kê chi tiết các loại vũ khí, trang bị (chủ yếu là máy bay) kèm theo số lượng cụ thể của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

    Theo báo cáo năm 2017, mới được công bố đầu tháng 12 này, mặc dù có sự lớn mạnh, nhưng Không quân Việt Nam còn xa mới lọt được vào Top 10 cường quốc không quân thế giới.

    Trung Quốc vững trong Top 10, ngang ngửa với Nga

    Về máy bay chiến đấu: Mỹ đứng số 1 với 2.771 chiếc, chiếm 19% tổng số trên toàn cầu; 2. Trung Quốc với 1.523 chiếc (10%); 2. Nga với 1.523 (10%); Ấn Độ với 806 chiếc (6%); Triều Tiên với 572 chiếc (4%).

    Về máy bay tác chiếc đặc biệt: Mỹ đứng số 1 với 757 chiếc, chiếm 38% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 153 chiếc (8%); 3. Nhật Bản với 128 chiếc (6%); 4. Trung Quốc với 84 chiếc (4%) và Ấn Độ đồng hạng với 82 chiếc (4%).

    Về máy bay tiếp dầu trên không: Mỹ đứng số 1 với 590 chiếc chiếm 78% tổng số trên toàn cầu; 2. Saudi Arabia với 20 chiếc (3%); Nga với 19 chiếc (2%); 4. Pháp với 14 chiếc (2%); 5. Israel với 13 chiếc (2%).

    [​IMG]
    Top 10 cường quốc không quân trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017. Trong đó: Combat aircraft - Máy bay chiến đấu; Special mission - Máy bay tác chiến đặc biệt; Tanker - Máy bay tiếp dầu trên không.

    Về máy bay vận tải: Mỹ đứng số 1 với 1.058 chiếc, chiếm 25% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 375 chiếc (9%); 3. Ấn Độ với 232 cheiecs (5%); 4. Trung Quốc với 184 chiếc (4%); 5. Pháp với 131 chiếc (3%).

    Về máy bay trực thăng vũ trang: Mỹ đứng số 1 với 5.757 chiếc chiếm 29% tổng số trên toàn cầu, chiếm 29%; 2. Nga với 1.360 chiếc (7%); 3. Trung Quốc với 809 chiếc (4%); 4. Hàn Quốc với 709 chiếc (4%); 5. Ấn Độ với 652 chiếc (3%).

    Về máy bay huấn luyện/trực thăng: Mỹ đứng số 1 với 2.831 chiếc, chiếm 25% tổng số trên toàn cầu; 2. Nhật Bản với 447 chiếc (4%); 3. Nga với 387 chiếc (4%); Ai Cập với 384 chiếc (4%); 5. Trung Quốc với 352 chiếc (3%).

    [​IMG]
    Top 10 cường quốc không quân trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017. Trong đó: Transport - Máy bay vận tải; Combat helicopter - Trực thăng vũ trang; Training aircraft/helicopters - Máy bay huấn luyện/trực thăng.

    Nếu xét về quy mô tổng thể đội máy bay quân sự của các quốc gia, Mỹ vẫn đứng số 1 với tổng cộng 13.764 chiếc, chiếm 26% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 3.792 chiếc (7%); 3. Trung Quốc với 2.955 chiếc (6%); Ấn Độ với 2.104 chiếc (4%); 5. Nhật Bản với 1.594 chiếc (3%).

    [​IMG]
    Top 10 quốc gia sở hữu nhiều máy bay quân sự nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

    Xét về loại máy bay cụ thể thì máy bay Mỹ thống trị bảng xếp hạng trong cả Báo cáo Không quân Thế giới 2016 lẫn 2017. Trong đó;

    Về máy bay chiến đấu (Báo cáo 2017): Tiêm kích F-16 đang được sử dụng nhiều nhất với 2.312 chiếc, chiếm 16% tổng số máy bay chiến đấu toàn cầu; 2. F-18 với 1.071 chiếc (7%); 3. Su-27/30 với 940 chiếc (6%); 4. F-15 với 874 chiếc (6%); 5. MiG-29 với 829 chiếc (6%).

    Về máy bay vận tải: C-130 có tới 915 chiếc đang hoạt động, đứng thứ nhất và chiếm 21% tổng số trên toàn cầu.

    Về máy bay trực thăng: S-70/SH/UH-60 đứng thứ nhất với 3.794 chiếc, chiếm 19% tổng số trên toàn cầu; 2. Mi-8/17 với 2.815 chiếc (14%); 3. UH-1 với 1.401 chiếc (7%); 4. AH-64 với 1.110 chiếc (6%); 5. Mi-24/35 với 918 chiếc (5%).

    [​IMG]
    Những loại máy bay hiện đang hoạt động nhiều nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

    [​IMG]
    Những loại máy bay hoạt động nhiều nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2016.

    Không quân Việt Nam có thêm máy bay mới

    Số lượng máy bay trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam (thuộc KQVN và Không quân Hải quân) thay đổi không nhiều khi so sánh giữa số liệu Báo cáo Không quân Thế giới năm 2017 với năm 2016.

    Đáng chú ý là số lượng máy bay tiêm kích Su-27/30 của KQVN tăng 3 chiếc. Có thể là Flight International thống kê việc tiếp nhận thêm 4 chiếc Su-30MK2 trong năm, nhưng có tính giảm 1 chiếc Su-30MK2 bị tai nạn, rơi trong khi huấn luyện hồi giữa năm 2016.

    Số lượng máy bay huấn luyện phản lực 2 chỗ ngồi L-39 cũng giảm 1 chiếc, từ 26 xuống còn 25 chiếc, có thể là bảng thống kê của Flight International cũng đã kịp thời cập nhật vụ L-39 của Không quân Việt Nam bị tai nạn, rơi trong khi huấn luyện hồi giữa năm 2016.

    Ngoài ra, số lượng trực thăng UH-1H cũng giảm từ 26 xuống còn 15 chiếc.

    [​IMG]
    Số lượng chi tiết từng loại máy bay của Không quân Việt Nam (ô khoanh đỏ) trong Báo cáo Không quân Thế giới 2016.

    [​IMG]
    Số lượng chi tiết từng loại máy bay của Không quân Việt Nam (ô khoanh đỏ) trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

    Có thể thấy, số lượng máy bay chiến đấu hiện đại và tương đối hiện đại của Không quân Việt Nam không hề thua kém, nếu không nói là một thế lực so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, số lượng máy bay chiến đấu của:

    - Singapore gồm 100 chiếc (32+8 F-15SG, 60 F-16C/D);

    - Thái Lan gồm 94 chiếc (18 Alphajet, 30 F-5E, 38 F-16A, 8 JAS-39 Grippen);

    - Indonesia gồm 85 chiếc (15 EMB-314, 6 F-5E, 17+7 F-16A/D, 24 Hawk-209, 16+10 Su-27/30/35);

    - Malaysia gồm 49 chiếc (8 FA-18D, 13 Hawk 208, 10 MiG-29, 18 Su-30MKM);

    - Myanmar gồm 77 chiếc (21 A-5, 1 F-6, 24 F-7, 31 MiG-29);

    Như vậy, Việt Nam đã và sẽ sở hữu tổng cộng 46 chiếc tiêm kích hạng năng Su-27/30, nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

    Mặc dù số liệu trên có thể không chính xác, thậm chí là rất lạc hậu so với thực tế, tuy nhiên, những con số thống kê đều rất hữu ích và từ nguồn đáng tin cậy (Flight International) nên hoàn toàn có thể dùng để tham khảo, đo lường sức mạnh không quân của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    http://soha.vn/bao-cao-khong-quan-t...ang-tq-so-ke-nga-o-top-5-2016121310403633.htm
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Philippines nhận món hời sau khi thóa mạ Mỹ
    (Vũ khí) - Sau vụ lùm xùm liên quan đến việc Mỹ dừng bán 26.000 khẩu súng trường cho Philippines, Manila đã được Mỹ đền bằng thương vụ hời hơn rất nhiều.
    Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ngày 14/12, quốc hội nước này đã thông qua thương vụ bán hai hệ thống radar Sea Giraffe và thiết bị liên quan trị giá 25 triệu USD cho Philippines.

    Philippines mua Sea Giraffe để cải thiện khả năng giám sát lãnh hải. Được biết, những hệ thống radar này sẽ được lắp đặt trên hai tàu của Hải quân Philippines. Các nhà thầu chính là VSE Corp và Saab.

    Thương vụ radar còn giúp Philippines củng cố lại quan hệ an ninh với Mỹ và nó được đánh giá là hời hơn nhiều so với thương vụ 26.000 khẩu súng trường đã bị Mỹ đơn phương hủy bỏ trước đó.

    [​IMG]
    Dàn chiến hạm mạnh nhất Hải quân Philippines.
    Chính vì vụ lùm xùm này đã khiến mối quan hệ Mỹ - Philippines lại tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ trích Mỹ bằng những lời lẽ nặng nề "kẻ ngốc, nhãi ranh"...

    "Hãy nhìn vào những kẻ nhãi nhép, chúng tôi muốn mua 26.000 súng trường thì họ lại không muốn bán. Thằng khốn, chúng tôi có nhiều súng tự chế. Hỡi những thằng Mỹ ngốc nghếch" – ông Duterte bực tức phát biểu trên truyền hình tháng 11 vừa qua.

    Tổng thống Philippines cho biết ông từng đặt niềm tin ở Washington nhưng giờ đã mất đi sự tôn trọng đối với đồng minh lớn nhất của Philippines.

    Bộ Ngoại giao Mỹ ngừng kế hoạch bán khoảng 26.000 súng trường tấn công cho cảnh sát quốc gia Philippines sau khi Thượng nghị sĩ Ben Cardin, đảng viên Dân chủ cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phản đối kế hoạch bán vũ khí này.

    Ông Ben Cardin không đồng tình với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Philippines vì những lo ngại về vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte ở quốc gia châu Á này.

    Hơn 2.300 người thiệt mạng trong chiến dịch trấn áp ma túy kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền ngày 30/6. Quét sạch nạn buôn bán và sử dụng ma túy ở Philippines là một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Duterte.

    Khi Mỹ chỉ trích chiến dịch chống ma túy đẫm máu do ông phát động, Tổng thống Philippines tức giận. Ông Duterte nói: "Đó là lý do tại sao tôi thô lỗ với họ bởi vì họ thô lỗ với tôi trước".

    Trong khi căng thẳng với Mỹ, ông Duterte lần nữa nói rằng Nga và Trung Quốc đã bật đèn xanh sẵn sàng bán vũ khí cho Philippines nhưng sẽ chờ xem liệu quân đội của ông còn muốn tiếp tục sử dụng vũ khí của Mỹ hay không.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/philippines-nhan-mon-hoi-sau-khi-thoa-ma-my-3325120/
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Bất ngờ: Việt Nam đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa phòng không "SPYDER nội địa"
    Sao Đỏ|22/12/2016 07:15

    23
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu cải tiến tên lửa không đối không K-13 thành loại đất đối không.
    Với phương án này, Việt Nam sẽ chế tạo được "SPYDER nội địa"?
    Tên lửakhông đối không tầm ngắn Vympel K-13 của Liên Xô (còn gọi bằng cái tên R-3S hay AA-2 Atoll) bắt đầu được phát triển từ năm 1958, chính thức đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô năm 1960, nó bị coi là sao chép thiết kế từ nguyên mẫu AIM-9 Sidewinder do Mỹ chế tạo khi giống từ hình dáng cho đến tính năng.

    Tên lửa K-13 dài 2.830 mm; sải cánh 530 mm; trọng lượng 93 kg, mang đầu đạn nặng 7,4 kg; sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ tối đa Mach 2,5; tầm bắn 8 km; tên lửa được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với ngòi nổ cận đích. Đây là vũ khí mạnh nhất của các tiêm kích đánh chặn MiG-21 Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ.

    [​IMG]
    Tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13

    Ý tưởng đưa tên lửa không đối không từ dưới cánh máy bay sang bệ phóng mặt đất nhằm chuyển đổi chức năng thành tên lửa đất đối không rất được ưa chuộng vào thời điểm hiện tại, có thể kể ra đây một vài tổ hợp tiêu biểu như SPYDER của Israel, SLAMRAAM của Mỹ, hay VL MICA do Pháp sản xuất...

    Tuy nhiên ít người biết rằng ngay trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã chế tạo được một hệ thống với nguyên lý tương tự, có thể so sánh như "SPYDER nội địa" của chúng ta, mặc dù tính năng chắc chắn không thể sánh bằng.

    Cụ thể, trong bài "Phòng, chống máy bay AC-130E trên đường Trường Sơn" đăng trên báo Quân đội Nhân dân có đoạn:

    "Trước tình hình đó, Bộ Quốc phòng chỉ thị các đơn vị nghiên cứu biện pháp phòng, chống máy bay AC-130E. Sau một thời gian, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu loại pháo sáng TC70 chỉ thị mục tiêu cho pháo cao xạ, dùng tên lửa không đối không K-13 và cải tiến tên lửa đất đối đất H6 thành tên lửa đất đối không, để chống lại máy bay AC-130E".

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là tên lửa "đất đối không" K-13 của Việt Nam bắn đi từ bệ phóng đặt trên xe cơ giới. Ảnh: Trang quân sự Việt Nam

    Mặc dù những thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm tầm bắn, trần bay, hay thành tích chiến đấu của tên lửa không đối không Vympel K-13 sau khi nhận vai trò mới không thấy công bố, nhưng cùng với các loại vũ khí hoán cải khác, nó đã góp phần hạn chế hoạt động của máy bay cường kích AC-130E trên tuyến đường Trường Sơn.

    Đây là bằng chứng rõ ràng về năng lực vượt khó, sáng tạo không ngừng của các kỹ sư quân sự Việt Nam trong thời điểm gian nan nhất, đặt nền móng cho những chương trình phức tạp hơn sau này.

    http://soha.vn/bat-ngo-viet-nam-da-...ng-khong-spyder-noi-dia-20161221164817755.htm
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chiến hạm Philippines được trang bị radar tàu LCS Mỹ
    (Vũ khí) - Nổi giận với Mỹ sau vụ dừng bán súng trường, Philippines đã kiếm được món hời lớn khi Mỹ đồng ý bán AN/SPS-77 - loại radar được trang bị cho tàu LCS.
    Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết, quốc hội nước này đã thông qua thương vụ bán hai hệ thống radar AN/SPS-77 Sea Giraffe và thiết bị liên quan trị giá 25 triệu USD cho Hải quân Philippines.

    Hải quân Philippines mua AN/SPS-77 để cải thiện khả năng giám sát lãnh hải. Được biết, những hệ thống radar này sẽ được lắp đặt trên hai tàu của hải quân nước này.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất Mỹ, AN/SPS-77 là hệ thống radar giám sát 3D đa nhiệm tầm trung dành cho hải quân. Hệ thống radar này có thể đồng thời thực hiện nhiệm vụ trinh sát, giám sát mục tiêu trên không, trên biển; hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng hải quân…

    [​IMG]
    Tàu tuần duyên LCS của Hải quân Mỹ.
    Loại radar này đã được trang bị trên các tàu chiến của Mỹ như: LCS 2 (USS Independence), LCS 4 (USS Coronado), LCS 6 (USS Jackson).

    Ngoài ra, còn có 5 hệ thống AN/SPS-77 đang trong giai đoạn sản xuất và thử nghiệm nhằm trang bị cho các tàu chiến LCS mới nhất của Mỹ.

    Thương vụ radar không chỉ giúp Philippines củng cố lại quan hệ an ninh với Mỹ mà nó được đánh giá là hời hơn nhiều so với thương vụ 26.000 khẩu súng trường đã bị Mỹ đơn phương hủy bỏ trước đó.

    Chính vì vụ lùm xùm này đã khiến mối quan hệ Mỹ - Philippines lại tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ trích Mỹ bằng những lời lẽ nặng nề "kẻ ngốc, nhãi ranh"...

    "Hãy nhìn vào những kẻ nhãi nhép, chúng tôi muốn mua 26.000 súng trường thì họ lại không muốn bán. Thằng khốn, chúng tôi có nhiều súng tự chế. Hỡi những thằng Mỹ ngốc nghếch" – ông Duterte bực tức phát biểu trên truyền hình tháng 11 vừa qua.

    Tổng thống Philippines cho biết ông từng đặt niềm tin ở Washington nhưng giờ đã mất đi sự tôn trọng đối với đồng minh lớn nhất của Philippines.

    Bộ Ngoại giao Mỹ ngừng kế hoạch bán khoảng 26.000 súng trường tấn công cho cảnh sát quốc gia Philippines sau khi Thượng nghị sĩ Ben Cardin, đảng viên Dân chủ cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phản đối kế hoạch bán vũ khí này.

    Ông Ben Cardin không đồng tình với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Philippines vì những lo ngại về vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte ở quốc gia châu Á này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-ham-philippines-duoc-trang-bi-radar-tau-lcs-my-3325762/
  7. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Vũ khí Việt Nam lên đời với mắt thần nội địa
    Đan Nguyên|27/12/2016 20:04

    5
    [​IMG]
    Nhờ hệ thống kính ngắm thông minh do Nhà máy Z199 sản xuất, dàn xe thiết giáp M113, tăng T-54 và loạt súng hạng nặng của Việt Nam thiện chiến hơn nhiều.
    Nguy hiểm: Nga đã đề nghị bán MiG-31 cho Trung Quốc
    Hiện nay, Xí nghiệp 23 (Nhà máy Z199) đã nghiên cứu, chế tạo được 30 loại khí tài quan sát và ngắm bắn ngày, 12 loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm gồm: Các loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm ở cự ly 500m, 1.000m, 3.000m cho các loạivũ khínhư súng AK, B41, PKMS-N, ĐKZ 82-B10, SPG-9, 12,7mm.

    Các loại khí tài quan sát đêm như: Ống nhòm đêm hai mắt NVG-10A, ống nhòm đêm một mắt cùng các loại kính quan sát đêm biển đảo, các loại khí tài ảnh nhiệt (có tầm quan sát xa từ 3-10km)... trang bị cho các quân chủng:

    Phòng không-Không quân, Hải quân và các binh chủng, thay thế các khí tài nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

    [​IMG]
    Cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp kiểm tra khắc kính vạch của kính nhìn đêm NVS-9MS.
    Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Nhà máy Z199 các nghiên cứu được đặt hàng sản xuất đưa vào trang bị cho quân đội. Một số sản phẩm đưa vào sản xuất loạt lớn như: Ống nhòm NV/G-10A (tầm quan sát 500m; kính ngắm NV/S-9M (tầm quan sát 1000m).

    Kính ngắm đêm cho súng PKMS-N (tầm quan sát 600m), kính ngắm đêm cho súng ĐKZ82-B10 (tầm quan sát 800m), kính trưởng xe TKH-1 (tầm quan sát 700m), kính pháo thủ ТПН-1-22-11 (tầm quan sát 1.200m, kính quan sát PDN-K.VN cho biển, đảo (tầm quan sát 3000m)…

    Chứng kiến quy trình chế tạo, lắp ráp các sản phẩm kính ngắm PGOK-9 và kính nhìn đêm NVS-9MS, tại phân xưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Nhà máy Z199 kiêm Giám đốc Xí nghiệp 23, cho biết:

    "Quang học là lĩnh vực rất đặc thù và đòi hỏi quy trình sản xuất hết sức ngặt nghèo. Do đó, để làm chủ được công nghệ chế tạo, sản xuất, đơn vị đã cử cán bộ đi học tập nước ngoài để cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể làm chủ được công nghệ, chế tạo ra các loại khí tài nhìn đêm chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trên thế giới; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa, hiện đại hóa khí tài nhìn đêm của quân đội".

    Hiện Phòng Kỹ thuật công nghệ của xí nghiệp đang tập trung nghiên cứu 11 sản phẩm kính nhìn đêm và hàng chục sản phẩm kính nhìn ngày đồng bộ cho các loại súng, pháo; trong đó, tiêu biểu như:

    Hệ thống quan sát ngày đêm tầm xa (có khả năng quan sát ở cự ly là 1000m với đêm và 30.000m với ngày; có khả năng bám bắt mục tiêu, đo cự ly mục tiêu kết hợp với hệ thống truyền dẫn về màn hình tại đài chỉ huy dùng để đặt ở các trạm quan sát, biên giới, hải đảo).

    Ống nhòm đêm đa năng (có tính năng: Quay phim, chụp ảnh, lưu hình ảnh, quay camera), kính ngắm Galil 32 dùng cho súng Galil 32, mở ra hướng phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực ảnh nhiệt để trang bị cho Hải quân, Không quân quan sát được tàu bè, máy bay ở cự ly xa.

    Xí nghiệp cũng tập trung cải tiến, nâng cấp 3 loại kính đêm trên xe tăng T-54B, T-55, sử dụng bộ khuếch đại ánh sáng 2+ cùng hai sản phẩm chuyển giao cho Belarus…

    http://soha.vn/vu-khi-viet-nam-len-doi-voi-mat-than-noi-dia-20161227200408552.htm
  8. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Số 1 ĐNÁ về công nghiệp quốc phòng: Tăng ngân sách, chế vũ khí mới - Trong tầm tay!
    Hà Đăng|30/12/2016 13:30

    4
    [​IMG]
    Xe thiết giáp Pindad APS-3 Anoa được sản xuất tại Indonesia.
    Mua giấy phép chế tạo, chủ động bắt tay với các nhà thầu quốc phòng lớn của nước ngoài để hợp tác sản xuất các vũ khí trang bị quân sự quan trọng là định hướng lớn của Indonesia.
    Xe tăng M1 Mỹ - Kẻ đi săn thành con mồi: Khoảnh khắc kinh hoàng - Thần chết gọi tên
    Tăng ngân sách quốc phòng

    Indonesiahiện đang là quốc gia có nhu cầu lớn nhất về mua sắm trang bị quốc phòng ở khu vực Đông Nam Á.

    Khi nhiều nước láng giềng hoặc là đã đến điểm bão hòa về mua sắm quốc phòng hoặc đang đứng trước những khó khăn về ngân sách, thì Jakarta đang tìm cách hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình bằng việc đưa vào trang bị nhữngvũ khímới, tăng cường các hệ thống chỉ huy và điều khiển.

    Chính phủIndonesiacam kết tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng từ 0,8% GDP lên 1,5% GDP để thực hiện các chương trình hiện đại hóa vũ khí và trang bị của quân đội với con số cụ thể 1,7 tỷ USD năm 2005, lên gần 7,8 tỷ USD vào năm 2015.

    Theo số liệu về ngân sách quốc phòng do Tạp chí IHS Jane’s Defence Budgets cung cấp, ngân sách quân sự cơ bản củaIndonesiađã tăng gần 30% lên đến 11,5 tỉ USD năm 2016, tăng trung bình hàng năm 9,4%.

    Ngân sách mua sắm vũ khí, trang bị quân sự tăng trung bình hàng năm 10,14% trong khoảng thời gian 2014-2016, lên tới tổng cộng trên 8 tỉ USD.

    [​IMG]
    Máy bay vận tải C-235 hợp tác sản xuất tại Inđônêxia với tiềm năng sử dụng trong vai trò tuần thám biển trong nước và xuất khẩu.

    Đẩy mạnh tự sản xuất vũ khí hiện đại

    Mua vũ khí, trang bị quân sự đi kèm điều khoản sản xuất và lắp ráp trong nước theo giấy phép là phương thức mà Indonesia đang xây dựng nền công nghiệp quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Đất nước vạn đảo được biết đến là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng phát triển hàng đầu khu vực.

    Chính phủ nước nàyđã công bố Chương trình "Đem lại sự sống mới cho công nghiệp quốc phòng" năm 2009 với quyết tâm làm cho công nghiệp gắn kết hơn với quân đội để đáp ứng tốt hợn các yêu cầu.

    Họ đặt ra quyết tâm rất cao trong việc tìm kiếm các nguồn lực địa phương, cấp vốn đầu tư cho công nghiệp và một kế hoạch chặt chẽ nhằm khuyến khích các hãng nước ngoài chuyển giao công nghệ và bí quyết công nghệ.

    Indonesia đưa ra chính sách chế tạo rập khuôn (offset) lần đầu tiên vào năm 2011 nhằm phù hợp với những thay đổi trong các thủ tục mua sắm quốc phòng.

    Theo chính sách mới, Bộ quốc phòng sẽ đưa ra điều kiện bắt buộc đối với các công ty nước ngoài, đảm bảo rằng 40% sản phẩm sẽ được chế tạo trong nước bằng chuyển giao công nghệ. Mục đích của chính sách mới là bảo đảm phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa và giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu.

    Hiện tại, Indonesia đã có thể tự sản xuất rất nhiều trang thiết bị quân sự quan trọng như máy bay vận tải, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu đổ bộ hạng trung, xe thiết giáp, pháo phản lực phóng loạt, súng trường tiến công.

    Các công ty công nghiệp quốc phòng chủ yếu của Indonesia bao gồm PT Dirgantara (chuyên về hàng không vũ trụ, PT Pindad (sản xuất vũ khí trang bị cho các lực lượng trên bộ), PT Pal (sản xuất vũ khí trang bị cho hải quân), và PT Dahana (chuyên về thuốc nổ).

    Sản phẩm lớn đầu tiên Indonesia làm theo phương thức này là súng trường tiến công Pindad SS1 -một biến thể của khẩu FN FNC kết hợp với một vài cải tiến để phù hợp với điều kiện sử dụng tại khu vực khí hậu nhiệt đới.

    Trên cơ sở SS1, họ đã phát triển thành mẫu Pindad SS2. Đến mẫu súng mới này người ta đã xem nó là sản phẩm trí tuệ của Indonesia chứ không còn đơn thuần là một sản phẩm sản xuất theo giấy phép từ nước ngoài.

    [​IMG]
    Súng trường tiến công Pindad SS1. Ảnh: Military-Today.

    Bên cạnh việc mua giấy phép chế tạo, Jakarta cũng chủ động bắt tay với các nhà thầu quốc phòng lớn của nước ngoài để hợp tác sản xuất các trang bị quân sự quan trọng. Sản phẩm tiêu biểu cho kiểu hợp tác này là máy bay vận tải quân sự CN-235 hợp tác giữa CASA của Tây Ban Nha và PT. Dirgantara của Indonesia.

    Đây là một loại máy bay khá thành công cả trên lĩnh vực quân sự cũng như dân sự. Hiện tại có ít nhất 3 chiếc đang phục vụ trong Không quân Indonesia.

    Thông qua quá trình hợp tác sản xuất máy bay CN-235, Indonesia đã có cơ hội tiếp cận với công nghệ hàng không quân sự tiên tiến của châu Âu vì bản thân CASA là một công ty con của Tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu (EADS).

    Điều đó tạo ra nền tảng vững chắc cho việc nắm bắt các công nghệ quan trọng để tiến đến những nghiên cứu độc lập xa hơn trong tương lai. Indonesia cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu.

    Trong lĩnh vực đóng tàu quân sự, nước này đã tạo dựng được tên tuổi đáng kể trong khu vực. Họ đã tự đóng được các loại tàu tuần tra, tàu tên lửa cao tốc. Dự án đình đám nhất đang tiến hành là tàu tên lửa cao tốc KRC-40.

    [​IMG]
    Tàu tên lửa cao tốc KRC-40.

    Tàu tên lửa do Công ty Đóng tàu PT Palindo Marine của Indonesia chế tạo, sẽ được trang bị tên lửa hạm đối hạm C-705 có tầm bắn 150km do Trung Quốc chế tạo. Tuy nhiên, với việc được chuyển giao công nghệ, từ năm 2017, Công ty chế tạo máy bay PT Dirgantara của Indonesia sẽ sản xuất được loại tên lửa này.

    Đặc biệt, Indonesia đã ký hợp đồng mua tàu đổ bộ đa năng có sàn đáp cho trực thăng lớp Makassar do Daesun Shipbuilding & Engineering, Hàn Quốc thiết kế. Hai chiếc đầu tiên đóng tại Hàn Quốc, từ chiếc thứ 3 trở đi được tự đóng ở trong nước.

    Hai bên cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu loại tàu này cho các khách hàng nước ngoài. Với dự án hợp tác này, Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có khả năng đóng tàu đổ bộ đa năng với lượng giãn nước trên 10.000 tấn.

    Trong chương trình mua tàu ngầm diesel - điện của Indonesia có sự tham gia đấu thầu của Nga với tàu ngầm Kilo.

    Tuy nhiên, Hàn Quốc lại giành chiến thắng cho dù công nghệ đóng tàu ngầm của Seoul không bằng Nga vì điều quan trọng là họ cho phép Indonesia có được cơ hội tiếp cận công nghệ đóng tàu ngầm mà phía Nga không đồng ý chuyển giao.

    Về lĩnh vực phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất, công nghiệp quốc phòng Indonesia đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Dự án sản xuất xe thiết giáp Pindad APS-3 Anoa cấu hình 6x6 là một thành công lớn của nước này mà không phải quốc gia nào ở Đông Nam Á cũng có thể làm được.

    Indonesia cũng đang hy vọng đạt được thỏa thuận với AM General của Mỹ để sản xuất xe bọc thép đa năng Humvee tại PT Pindad nhằm cung cấp cho quân đội nước này. Các sản phẩm quốc phòng sản xuất theo giấy phép sẽ không chỉ cung cấp cho Quân đội của mình mà còn được xuất khẩu cho nước ngoài.

    http://soha.vn/so-1-dna-ve-cong-ngh...u-khi-moi-trong-tam-tay-20161230114452847.htm
  9. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tận mắt biến thể mới nhất của dòng xe thiết giáp vừa được Trung Quốc trao trả Singapore
    Thanh Tùng|02/02/2017 07:15

    1
    [​IMG]
    Trong lần ra mắt tại Triển lãm Eurosatory 2016, phiên bản nâng cấp của dòng xe bọc thép chở quân Terrex do Singapore sản xuất đã lộ diện với ngoại hình khá "hầm hố".
    Hồng Kông trao trả 9 xe bọc thép cho Singapore
    Terrex 3 là biến thể mới nhất nhắm đến thị trường xuất khẩu của dòng xe bọc thép chở quân (APC) Terrex 8x8, được thiết kế và chế tạo với sự hợp tác giữa haicông ty ST Kinetics (Singapore) vàTimoney Technology (Ireland).

    Phiên bản này có khối lượng lên đến 35 tấn (nặng hơn 5 tấn so với người tiền nhiệm Terrex 2), nhưng bù lại, hai yếu tố sức tải và giáp bảo vệ đã được nâng cao đáng kể.

    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân Terrex 3

    Điểm lại các mẫu xe Terrex:

    Terrex 1:Phiên bản đầu tiên với khối lượng 24 tấn, chính thức ra mắt tại Triển lãm DSEi 2001, biến thể này được trang bị rộng rãi cho Quân đội Singapore từ năm 2006 với số lượng 135 chiếc.

    Terrex 2:Thế hệ tiếp theo, đã có sự cải tiến thiết kế ở tháp pháo và ngoại hình để phù hợp hơn cho việc xúc tiến xuất khẩu, phiên bản này được giới thiệu lần đầu vào tháng 9/2015.

    Sentinel 2:Bản thử nghiệm trên giấy của Terrex 3, sản phẩm là sự hợp tác giữa ST Kinetics và Elbit Systems với mục đích giành được hợp đồng cho Dự án Land 400 Phase 2 của Quân đội Hoàng gia Australia, tuy nhiên mẫu xe này đã không được chấp thuận.

    [​IMG]
    Thiết kế của Terrex 3 khá "hầm hố", gây sức hút lớn cho thị trường vũ khí thế giới

    Về vũ khí, Terrex 3 có một tháp pháo tự động MT30 với kính ngắm quang học trang bị các loại kính như Ivory Z, DTV, POS... cho phép xe có thể hoạt động tốt cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

    Trên tháp pháo lắp 1 khẩu pháo Orbital ATK Mk 44 Bushmaster 30 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Đặc biệt hơn, hệ thống tên lửa chống tăng Rafael Spike LR tầm bắn 4 km và 4 ống phóng đạn khói ngụy trang cũng được tích hợp.

    [​IMG]
    Hệ thống khung gầm chữ V chắc chắn và bền bỉ được phát triển bởi hãng Timoney Technology (Ireland)

    Khung gầm Terrex 3 tương tự phiên bản Terrex 2 với cấu hình 8x8 dẫn động toàn phần, hệ thống treo độc lập cho phép xe di chuyển tốt trên mọi loại địa hình, tăng độ ổn định khi chạy vận tốc cao (lên đến 105 km/h).

    Trái tim của Terrex 3 là động cơ V6 Caterpillar C9.3 ACERT đạt công suất máy 600 mã lực, kết hợp với hộp số tự động 7 cấp Allision 4500SP.

    [​IMG]
    Buồng lái bố trí phía trước và bên trái động cơ, được trang bị 6 màn hình LCD hiển thị toàn cảnh bên ngoài cho tới tình trạng hoạt động của xe

    [​IMG]
    Phần đuôi xe được nhà sản xuất ST Kinetics thiết kế khá "ngầu", thiên hướng tương lai. Đáng tiếc là Terrex 3 lại không có khả năng lội nước như người tiền nhiệm của mình

    Terrex 3 mang theo được 13 binh sĩ (bao gồm cả lái xe và xạ thủ). Theo ST Kinetics, lớp giáp của xe được xây dựng trên kiểu thép hàn với những module cụ thể, cho phép chống chịu được những loại tên lửa chống tăng hiện đại hay đạn pháo từ 25 đến 30 mm.

    [​IMG]
    Phiên bản Terrex 3 thử nghiệm dành riêng cho Quân đội Australia với lớp sơn ngụy trang phù hợp môi trường sa mạc và lắp đặt thêm giáp ***g hai bên hông

    Cuối cùng, như các mẫu xe bọc thép chở quân khác, Terrex 3 cũng được trang bị hệ thống điều hòa không khí, hệ thống báo cháy và phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC). Tiềm năng xuất khẩu của chiếc APC này được cho là khá tươi sáng.

    http://soha.vn/tan-mat-bien-the-moi...quoc-trao-tra-singapore-20170201002640047.htm

Chia sẻ trang này