1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Khả năng ít biết của radar phòng không 3D của Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Hiện nay, Quân chủng PK-KQ Việt Nam đang được trang bị radar kiểm soát hàng không và phòng không 3D ELM-2288ER do Israel sản xuất.
    Thông tin về hệ thống về việc Việt Nam trang bị hệ thống radar tối tân này được báo QĐND, PK-KQ cho biết.

    Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã mua trong thời gian gần đây, Việt Nam đã mua nhiều loại vũ khí, khí tài trang bị hiện đại như Máy bay Su-30MK; Tên lửa C-300PMU1; Tầu ngầm Kilo; nhiều loại radar mới như COLCHUGA, 36D6M… và đặc biệt là radar tầm xa ELM-2288ER.

    [​IMG]
    Hiện radar ELM-2288ER được trang bị tại Sư đoàn 377.
    Khác với đài radar hiện có thường xuất xứ từ các nước bạn truyền thống thuộc Liên Xô (cũ), ELM-2288ER có xuất sứ từ đất nước Issrael, một quốc gia có nền khoa học quân sự tiên tiến. Hiện tại, hệ thống radar cảnh giới EL/M-2288ER đã được Việt Nam đưa vào sử dụng tại Sư đoàn 377 bảo vệ Trường Sa.

    Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, ELM-2288 là loại radar kiểm soát hàng không và phòng không 3D (AD-STAR) tiên tiến, hệ thống ELM-2288 được thiết kế có nhiệm vụ hỗ trợ phòng không, cảnh báo sớm cũng như các hoạt động kiểm soát hàng không.

    Với hệ thống điện tử kỹ thuật số, loại radar này không chỉ cung cấp dữ liệu 3D có độ chính xác về các mục tiêu mà còn tự động theo dõi mục tiêu dựa trên các thông số mục tiêu được lập trình trước. ELM-2288 gồm nhiều máy phát và thu kỹ thuật số đảm bảo nhiệm vụ cảnh báo với độ tin cậy và tính sẵn sàng chiến đấu cao.

    Ngoài ra, hệ thống radar còn có thể tích hợp hệ thống nhận dạng bạn hay thù IFF (SSR) cùng các ăng-ten phụ gắn trên ăng-ten chính, cho phép nó giải mã và theo dõi mục tiêu.

    Những ăng-ten này còn có thể gấp lại cho phép xe tải vận chuyển được trên mọi địa hình, thậm chí có thể vận chuyển bằng máy bay C-30 A/C. ELM-2288 hiện gồm hai phiên bản: ELM-2288MR và ELM-2288ER.

    Trong đó ELM-2288MR là loại radar tầm trung với một dàn ăng-ten gồm 32 hàng có phạm vi hoạt động trên 300 km, còn ELM-2288ER là loại tầm xa mở rộng gồm 60 hàng ăng-ten có phạm vi hoạt động trên 430 km, cực đại đến 480 km.

    Phiên bản chính xác của ELM-2288ER mà Quân đội nhân dân Việt Nam đang sử dụng được trang báo QĐND xác nhận trong bài viết "Chủ động nghiên cứu cải tiến, đồng bộ và tích hợp sử dụng vũ khí, khí tài phòng không" hồi đầu năm 2014.

    "...Các sản phẩm sáng kiến cải tiến kỹ thuật bảo đảm đồng bộ phục vụ huấn luyện khai thác sử dụng, làm chủ VKTBKT có trong biên chế, đặc biệt là các loại khí tài mới như radar ELM-2288ER, các loại khí tài cải tiến như radar P18M, Tên lửa C125M-2TM, khí tài Pháo phòng không 37mm đánh đêm...", bài báo cho biết.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ua-radar-phong-khong-3d-cua-viet-nam-3330494/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mắt thần của S-400 trong hệ thống phòng không Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Dù được thiết kế với radar 76N6, tuy nhiên Việt Nam đã chọn radar 96L6E cho hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 của mình.
    Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E là sản phẩm của Phòng thiết kế KB Lira, sản xuất tại nhà máy LEMZ. Nó được phát triển để thay thế các đài radar tìm kiếm mục tiêu tầm cao 36D6 và radar tìm kiếm mục tiêu tầm thấp 76N6.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, radar 96L6E có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao của 2 loại radar trên trong cùng một thiết kế. Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.

    [​IMG]
    Radar 96L6E trong hệ thống S-300 Việt Nam.
    Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).

    Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.

    Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 - 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s. Radar 96L6E có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.

    Toàn bộ ăng ten, phòng điều khiển lắp trên khung gầm xe tải MZKT-7930 có khả năng cơ động cao. Thời gian triển khai chiến đấu và thu hồi chỉ trong vòng 5 phút, đây là yêu cầu quan trọng trong chiến thuật “bắn - chạy” nhằm tránh đối phương đáp trả.

    96L6E có thể sử dụng nguồn điện độc lập từ máy phát điện SEP-2L khi triển khai trên xe tự hành. Radar này có thể triển khai ăng ten trên tháp 40V6M cao 24 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét. Ở cấu hình trên, radar sử dụng máy phát điện SES-75M thông qua hệ thống cáp kết nối dài 100 mét. Hệ thống còn có máy phát điện dự phòng 98E6U.

    Với khả năng của radar 96L6E có thể thấy đây là công cụ hiệu quả để phát hiện sớm mối đe dọa từ tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất thường bay ở độ cao thấp nên sự có mặt của một radar bắt thấp như 96L6E là rất quan trọng.

    [​IMG]
    Hệ thống S-300 Việt Nam.
    Bên cạnh khả năng bắt thấp, radar 96L6E còn bám bắt tốt các mục tiêu vận động tốc độ cao, đặc trưng của tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.

    Một trong những ưu điểm nổi bật của tổ hợp S-300PMU1 là khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Đó là lý do Việt Nam đầu tư trang bị radar 96L6E nhằm tối ưu hóa khả năng này của S-300PMU1.

    Ngoài ra, radar 96L6E tích hợp nhiều tính năng phù hợp với việc nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn, giao diện dữ liệu tiên tiến hơn. Về bản chất, 96L6E là radar tìm kiếm mục tiêu tiêu chuẩn cho tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf, nó cũng có thể tùy chọn cho tổ hợp S-300PM/ PMU/ PMU1 và S-300PMU2 Favorit.

    Theo nhận định của truyền thông Nga, với việc lựa chọn radar 96L6E thay vì 76N6, có thể Việt Nam đã dự phòng cho tình huống nâng cấp S-300PMU1 lên tiêu chuẩn S-300PMU2 Favorit hay mua sắm hệ thống S-400 Triumf trong tương lai.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-trong-he-thong-phong-khong-viet-nam-3330754/
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Xe Tarantula đạn bắn xuyên lốp vẫn chạy tốt
    (Vũ khí) - Được sản xuất với sự hợp tác của Hàn Quốc, xe chiến đấu Tarantula của Indonesia sở hữu hệ thống hỏa lực mạnh cùng khả năng thoát hiểm cực ấn tượng.
    Sản phẩm đỉnh cao

    Trang Military Today cho biết, Tarantula xe chiến đấu do Indonesia và Hàn Quốc hợp tác chế tạo. Xe được phát triển dựa trên nguyên mẫu xe thiết giáp chở quân Black Fox hiện đang phục vụ trong quân đội Hàn Quốc.

    Tarantula được ra đời để thực hiện nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tấn công các công sự kiên cố, tòa nhà, hầm hào trú ẩn của đối phương. Ngoài ra, xe cũng có khả năng tấn công các mục tiêu bọc thép nhẹ.

    Để hoàn thành những nhiệm vụ của mình, Tarantula được bọc giáp để chịu được đạn xuyên giáp 12,7 mm, mảnh đạn pháo nhỏ. Để vận hành chiếc xe này, cần 3 người gồm lái xe, pháo thủ và chỉ huy xe.

    Về sức mạnh hỏa lực, Tarantula được trang bị pháo chính cỡ 90 mm do Bỉ sản xuất. Pháo có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau gồm đạn HE, đạn HEAT, đạn xuyên giáp động năng, đạn khói.

    Cùng với hệ thống hỏa lực cực ấn tượng, dòng xe Tarantula được trang bị lốp run-flat có khả năng di chuyển ở tốc độ cao ngay khả khi bị bắn thủng. Với hỏa lực mạnh và khả năng thoát hiểm tốt, xe Tarantula đem lại lợi thế lớn cho quân đội sử dụng trên chiến trường.

    Cùng với xe chiến đấu Tarantula, hiện nay Indonesia đã có thể tự sản xuất rất nhiều trang thiết bị quân sự quan trọng như máy bay vận tải, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu đổ bộ hạng trung, súng trường tiến công, pháo phản lực phóng loạt.

    Thậm chí Indonesia sẽ là quốc gia thứ 5 ở châu Á khởi động chương trình nghiên cứu phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong dự án KF-X/IF-X hợp tác cùng với Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu Tarantula của Indonesia.
    Nỗ lực của Indonesia

    Để có được sự phát triển và thành tựu như ngày hôm nay, CNQP Indonesia đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn. Indonesia đã chọn giải pháp mua vũ khí từ bên ngoài đi kèm điều khoản chuyển giao công nghệ để sản xuất loại vũ khí đó tại các nhà máy quốc phòng của họ theo giấy phép.

    Sản phẩm lớn đầu tiên Indonesia làm theo phương thức này là khẩu súng trường tiến công Pindad SS1. Nguyên bản Pindad SS1 là một biến thể của khẩu FN FNC kết hợp với một vài cải tiến để phù hợp với điều kiện sử dụng tại khu vực khí hậu nhiệt đới. Trên cơ sở SS1, Indonesia đã phát triển thành mẫu súng trường tiến công Pindad SS2.

    Đến mẫu súng SS2 người ta đã xem nó là sản phẩm trí tuệ của Indonesia chứ không còn đơn thuần là một sản phẩm sản xuất theo giấy phép từ nước ngoài. Bên cạnh việc mua giấy phép chế tạo, Indonesia cũng chủ động bắt tay với các nhà thầu quốc phòng lớn của nước ngoài để hợp tác sản xuất các trang thiết bị quân sự quan trọng.

    Sản phẩm tiêu biểu cho kiểu hợp tác này là máy bay vận tải quân sự CN-235 hợp tác giữa Construcciones Aeronáuticas SA (CASA), Tây Ban Nha và Indonesian Aerospace ( PT. Dirgantara Indonesia ). Đây là một loại máy bay khá thành công cả trên lĩnh vực quân sự cũng như dân sự.

    Thông qua quá trình hợp tác sản xuất máy bay CN-235, Indonesia đã có cơ hội tiếp cận với công nghệ hàng không quân sự tiên tiến của châu Âu vì bản thân CASA là một công ty con của Tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu (EADS). Điều đó tạo ra nền tảng vững chắc cho việc nắm bắt các công nghệ quan trọng để tiến đến những nghiên cứu độc lập xa hơn trong tương lai.

    Trong lĩnh vực đóng tàu quân sự, Indonesia đã tạo dựng được tên tuổi đáng kể trong khu vực. Họ đã tự đóng được các loại tàu tuần tra, tàu tên lửa cao tốc. Dự án đình đám nhất đang tiến hành là tàu tên lửa cao tốc KRC-40.

    Đặc biệt, Indonesia đã ký hợp đồng mua tàu đổ bộ đa năng có sàn đáp cho trực thăng lớp Makassar do Daesun Shipbuilding & Engineering, Hàn Quốc thiết kế. Hai chiếc đầu tiên đóng tại Hàn Quốc, từ chiếc thứ 3 trở đi được đóng tại Indonesia. Hai bên cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu loại tàu này cho các khách hàng nước ngoài.

    Với dự án hợp tác này, Indonesia là quốc gia duy nhất ở ĐNA có khả năng đóng tàu đổ bộ đa năng với lượng giãn nước trên 10.000 tấn. Gần đây, Indonesia cũng đã đạt được một cột mốc quan trọng trong việc tiếp cận công nghệ đóng tàu ngầm phi hạt nhân.

    Trong tháng 12/2011, họ đã ký hợp đồng lớn với Hàn Quốc về việc mua 3 tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo (một biến thể của tàu ngầm Type-209/1400). Trong 3 chiếc tàu ngầm này sẽ có 2 chiếc được cấp giấy phép sản xuất tại công ty đóng tàu nhà nước Indonesia PT PAL.

    Trong hợp đồng bán tàu ngầm diesel-điện cho Indonesia có sự tham gia đấu thầu của tàu ngầm Kilo, Nga. Tuy nhiên, Indonesia đã chọn Hàn Quốc cho dù công nghệ đóng tàu ngầm của Seoul có thể không bằng Nga vì điều quan trọng là họ có được cơ hội tiếp cận công nghệ đóng tàu ngầm mà phía Nga không đồng ý chuyển giao.

    Không chỉ có vậy, Indonesia còn cho phép các nhà thầu tư nhân tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm quốc phòng để tận dụng nguồn vốn và nhân lực sẵn có. Những bước đi chiến lược trên đã cho phép Indonesia xây dựng được một nền CNQP hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/xe-tarantula-dan-ban-xuyen-lop-van-chay-tot-3330909/
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bất ngờ số lượng UAV M96D Việt Nam sản xuất năm 2016
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo báo PK-KQ, năm 2016, Nhà máy A40 đã sản xuất và nâng cấp hàng loạt khi tài hiện đại, trong đó có UAV dùng làm mục tiêu bay M96D.
    Thực hiện chỉ tiêu được giao năm 2016, Nhà máy đã triển khai sửa chữa được 4 đài radar, 9/11 xe đài, 32/38 trang bị bảo đảm bay, 27 trang bị thông tin chỉ huy, sửa chữa nâng cao và lắp ráp 5 xe CHB-16CĐ cho Quân chủng, sản xuất và nghiệm thu bàn giao 26 chiếc mục tiêu bay M96D, triển khai sản xuất máy DHA-8…

    Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất như: 15 lượt cơ động đột xuất sửa chữa kỹ thuật các đài, trang bị bảo đảm bay, 21 lượt xử lý sự cố thông tin chỉ huy…

    Những kết quả đó đã góp phần bảo đảm tốt trang bị, kỹ thuật cho các hoạt động bay của các đơn vị không quân Quân chủng PK-KQ và Quân đội.

    [​IMG]
    Mục tiêu bay M96D.
    Theo những thông tin được công khai, mục tiêu bay M96D được Nhà máy A40 sản xuất nhằm phục vụ chủ yếu cho diễn tập bắn đạn thật cho lực lượng pháo binh, tên lửa phòng không.

    Mục tiêu bay là phương tiện bay không người lái (điều khiển từ xa hoặc bay tự động) dùng trong các hoạt động huấn luyện bắn đạn thật của lực lượng tên lửa và pháo phòng không. Phương tiện này này giúp cho các đơn vị pháo, tên lửa huấn luyện chiến đấu sát với thực tế hơn.

    Những chiếc M96 (bay ngày) và M96D (bay đêm) đầu tiên được Việt Nam chế tạo hoàn thiện vào năm 1999. Hai mẫu máy bay không người lái này được thiết kế trên cơ sở tham khảo tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Israel được Quân chủng mua.

    Sau thời gian thử nghiệm, M-96 và M-96D được quân chủng cho phép sản xuất hàng loạt phục vụ huấn luyện bắn đạn thật của các đơn vị pháo – tên lửa. Những mục tiêu bay này có sự hỗ trợ của kính ngắm quang học TZK, điều khiển bằng tay và bay bằng trong tầm quan sát mắt thường.

    Đến nay, Quân chủng PK-KQ đã tự sản xuất được hàng nghìn chiếc M96/96D phục vụ bộ đội pháo phòng không huấn luyện bắn đạn thật.

    Mặc dù được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi, nhưng M96 vẫn bộc lộ một số nhược điểm như tầm bay ngắn, trần bay thấp, tốc độ chậm. Do đó, chúng được cho là không phù hợp với hoạt động huấn luyện của bộ đội tên lửa.

    Trước thực tế này, từ năm 2004, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã bắt tay vào chế tạo các máy bay không người lái mới có tầm bay xa hơn, trần bay cao, tốc độ lớn.

    Trên cơ sở đó đã ra đời các mẫu máy bay không người lái M100-CT và M400-CT. Trong đó, loại M400-CT đạt trần bay 3.000m, tốc độ 250-280km/h, bán kính hoạt động 30km.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-uav-m96d-viet-nam-san-xuat-nam-2016-3330971/
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Sức mạnh súng chống tăng Việt Nam sản xuất
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để đáp ứng với nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã sản xuất thành công súng chống tăng SPG-9T2 theo nguyên mẫu SPG-9.
    Súng chống tăng SPG-9T2 là sản phẩm của Nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được sản xuất theo nguyên mẫu SPG-9 với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...

    Trong quy trình sản xuất súng chống tăng SPG-9T2 thì phần quan trọng và phức tạp nhất là chế tạo nòng súng. Nòng súng được làm từ phôi thép đặc sử dụng công nghệ khoan, khoét lỗ sâu bằng máy CNC.

    [​IMG]
    Việt Nam thử nghiệm súng SPG-9T2.
    Việc sử dụng máy CNC cùng mũi khoan cho khả năng gia công nòng cỡ 60 - 100 mm với thời gian được rút ngắn, đối với nòng súng SPG-9T2 thì trong vòng 1 giờ có thể khoan được 1 m2 và điều quan trọng là nhà máy Z125 hiện nay đã có thể tự chế tạo mũi khoan, giúp chủ động trong việc sản xuất và giảm chi phí.

    Việc chế tạo thành công súng chống tăng SPG-9T2 một lần nữa cho thấy trình độ nghiên cứu và chế tạo vũ khí của quân đội ta, giúp nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất, chế tạo vũ khí đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    Theo những thông tin được công khai, súng chống tăng không giật SPG-9 cỡ 73 mm được Liên Xô chế tạo từ năm 1962 nhằm thay thế súng không giật B-10 cỡ 82 mm.

    Tuy được chế tạo từ cách đây 50 năm nhưng SPG-9 vẫn là loại vũ khí uy lực và có tính sát thương cao với các mục tiêu xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, công sự,... So với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B-40, B-41 thì SPG-9 có ưu điểm là tầm bắn vượt trội (tầm bắn hiệu quả 800 m, tầm bắn tối đa 1.300 m).

    Thông số kỹ thuật cơ bản của súng chống tăng SPG-9: Khối lượng: 47,6 kg và 59 kg khi có giá 3 chân; Chiều dài: 2,1 m; Cỡ nòng: 73 mm (nòng trơn); Tốc độ bắn tối đa: 6 phát/phút;

    Sơ tốc đầu nòng: 300 - 700 m/s; Khẩu đội: 2 người; Kính ngắm: kính ngắm quang học PGO-9 với khả năng phóng đại 4 lần và kính ngắm PGN-9IR phục vụ cho bắn đêm.

    [​IMG]
    Súng SPG-9T2 đang được sản xuất.
    Súng chống tăng SPG-9 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau như: đạn chống tăng tiêu chuẩn sử dụng liều nổ lõm PG-9, PG-9N; đạn nổ phá mảnh chống bộ binh OG-9V hoặc đạn chống tăng tadem sử dụng đầu nổ lõm 2 lần PG-9NT có thể tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ.

    SPG-9 có thể lắp đặt lên các loại xe quân sự như xe bọc thép, xe bán tải,... nhằm tăng cường tính cơ động.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...nh-sung-chong-tang-viet-nam-san-xuat-3331462/
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Mã Lai tăng tốc hiện đại hóa hải quân, mua tàu Fremm chăng? Lớn hơn con gowind đang đóng:eek: Ngoài ra còn mua 4 tàu tuần tra gần bờ của TQ, chuyển giao công nghệ tự đóng hơn 10 chiếc trong nước.
    http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/malaysia-aims-to-replace-all-50-ships-in-navy

  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Nga cấp tốc chuyển Yak-130 cho Myanmar
    Đan Nguyên | 22/03/2017 02:30 PM

    4
    [​IMG]
    Ngày 21/3, Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự quốc tế tuyên bố, hoàn thành kế hoạch năm 2017 về việc chuyển giao máy bay Yak-130 cho Myanmar.
    Việt Nam tính toán chọn mua Yak-130 hay L-39NG?
    Theo nguồn tin này, Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự quốc tế cũng có kế hoạch tiếp tục cung cấp Yak-130 cho Myanmar trong năm 2018.

    Được biết, trong năm 2016, Nga cũng đã chuyển giao cho Myanmar 3 chiếc Yak-130 đầu tiên. Hợp đồng quân sự này tiếp tục được thực hiện trong năm 2017, và theo kế hoạch vào năm 2018 tới, Nga vẫn tiếp tục cung cấp loại máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến này cho Myanmar.

    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130

    Việc Nga bàn giao Yak-130 cho Myanmar được coi là thần tốc bởi thương vụ này chính thức được 2 bên ký kết vào ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut của Nga và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.

    Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh.

    Điểm đặc biệt của thương vụ máy bay Yak-130 giữa Nga và Myanmar là trước khi đặt bút ký hợp đồng, Naypyidaw đã tiến hành đàm phán với Trung Quốc để mua về máy bay huấn luyện L-15.

    Tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc đã mừng hụt và Yak-130 được lựa chọn. Trước đó, Yak-130 cũng đã giành được thị trường Bangladesh trước L-15 của Trung Quốc.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất Irkut, máy bay dược trang bị hệ thống thiết bị điện tử hàng không kiến trúc mở bao gồm 2 máy tính và một bộ ghép kênh 3 kênh.

    Máy tính điều phối nhiệm vụ trung tâm MIL-STD-1553 cho phép khi khách hàng muốn tích hợp các vũ khí của phương Tây như tên lửa không đối không AIM-9J-L, hoặc tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-65 Maverick.

    Yak-130 được triển khai 9 điểm treo vũ khí với tải trọng bom đạn mang theo hơn 3 tấn, có thể nhanh chóng lắp đặt vũ khí để biến thành một máy bay tiêm kích hạng nhẹ hiện đại.

    Các lựa chọn pháo cho Yak-130 có thể là khẩu GSh-23 23 mm 2 nòng hoặc khẩu 30 mm GSh-301. Pod dẫn đường quang-điện Yekaterinburg UOMZ theo báo cáo có thể được cài đặt dưới thân máy bay để bổ sung truyền hình và chỉ định laser.
    http://soha.vn/nga-cap-toc-chuyen-yak-130-cho-myanmar-20170322110716732.htm
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Nhà máy Z119 cải lão hoàn đồng radar bắt tàng hình
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo báo PK-KQ, trong thời gian qua, Nhà máy Z119 đã thực hiện nâng cấp thành công loạt radar, trong đó có đài radar tầm xa 55Zh6 và tầm trung 1L13-3.
    Năm 2016, Nhà máy đã tiếp nhận sửa chữa 10 bộ radar, 32 xe máy và trạm nguồn điện, 105 phương tiện đo các loại theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nghiệm thu các cấp và tiến hành bàn giao 9 bộ radar, 27 xe máy trạm nguồn điện cho đơn vị đưa vào sử dụng.

    Tổ chức triển khai tháo dỡ, sửa chữa, hiệu chỉnh, lắp đặt 12 đài ra đa P-18 và 24 trạm nguồn điện theo dự án "Quả cầu che" tại 5 đảo. Cùng với đó, Nhà máy đã tiếp nhận và đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho triển khai sản xuất thiết bị cải tiến radar P-18M trên dây chuyền tại các phân xưởng.

    [​IMG]
    Hệ thống radar 1L13-3.
    Đồng thời phục vụ nghiệm thu các cấp Dự án "Sửa chữa, tăng hạn sử dụng đài radar cảnh giới 55Zh6 và 1L13-3" đảm bảo đúng thời gian quy định. Sau khi sửa chữa nâng cấp, các radar này đã khôi phục lại được toàn bộ các tính năng ưu việt, hoạt động chính xác và tin cậy hơn. Cụ thể:

    Đối với đài 55Zh6, được đánh giá là một trong những đài radar VHF băng sóng mét tốt nhất thế giới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly xa, đang được bố trí dày đặc quanh thủ đô Moscow (Nga) nhằm cảnh giới xa và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-300/400.

    55Zh6 có khả năng chống nhiễu tốt, chuyên dùng phát hiện các mục tiêu vũ trụ (tên lửa đường đạn) trên đoạn đầu và đoạn cuối quỹ đạo của chúng và các mục tiêu bay cỡ nhỏ có hệ số phản xạ điện từ thấp như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình; bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, ...

    Với mục tiêu là máy bay chiến đấu, khi bay ở độ cao lớn có thể bị 55Zh6 "tóm sống" từ cự ly 400km, còn tên lửa hành trình siêu thanh bay ở độ cao lớn cũng không thể lọt khỏi tầm quét và bị phát hiện từ cự ly không dưới 300km

    Đối với radar 1L13-3, là đài radar cảnh giới tầm trung xa 2 tham số (cự ly và phương vị), có khả năng phát hiện các mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình, tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar nhỏ từ cự ly tới 330 km, độ cao tới 40 km.

    Radar 1L13-3 với toàn bộ thiết bị và hệ thống phát điện độc lập đồng bộ cơ hữu được đặt trên khung gầm các xe tải việt dã 3 cầu chủ động như Ural-4320 hoặc thùng kéo.

    Cấu hình trên cho phép cơ động trên mọi địa hình và triển khai tại các trận địa bất kỳ mà không cần chuẩn bị trước hay phải mang kèm theo các phương tiện trợ giúp. Thời gian triển khai tương đối nhanh, không quá 45 phút cho phép bất ngờ xuất hiện và tung cánh sóng phát hiện mục tiêu ở những nơi mà kẻ địch không ngờ tới.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ai-lao-hoan-dong-radar-bat-tang-hinh-3331777/
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Singapore bắt đầu sản xuất xe chiến đấu bộ binh mới
    Tuấn Sơn|24/03/2017 08:50 PM

    2
    [​IMG]
    Ngày 24-3, trang tin quân sự Defense News dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Singapore đăng tải, cơ quan này đã đạt được thỏa thuận với hãng chế tạo ST Engineering về việc chế tạo hàng loạt thế hệ xe chiến đấu bộ binh mới (IFV) dành cho Quân đội đảo quốc này.
    Vì sao Pháp phô diễn sức mạnh quân sự tại châu Á-TBD bằng tàu Mistral?
    Việc mua sắm IFV mới được thực hiện theo khuôn khổ chương trình New Generation Armoured Fighting Vehicle và việc bàn giao lôxe chiến đấu bộ binh(IFV) thế hệ mới sẽ bắt đầu từ năm 2019. Hiện các thông tin khác liên quan tới vấn đề này chưa được công bố chi tiết.

    Được biết, Singapore lần đầu tiên giới thiệu IFV thế hệ mới vào tháng 7-2016. Nó là sản phẩm hợp tác giữa ST Engineering và Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc phòng (DSTA) thuộc Bộ Quốc phòng Singapore. Mục tiêu chính của IFV mới là thay thế các đơn vị xe bọc thép M113 hiện có của Quân đội Singapore.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguyên mẫu IFV mới do ST Engineering giới thiệu.

    Theo các nguồn tin công khai, xe chiến đấu bộ binh mới của Singapore nặng 29 tấn, chuyên chở được 11 người (3 thành viên tổ lái và 8 thành viên khác trong khoang chuyên chở phía sau xe).

    Được trang bị động cơ diesel MTU 8V-199 TE20 711 mã lực giúp xe chiến đấu mới có thể cơ động với vận tốc tối đa tới 70km/giờ và dự trữ hành trình khoảng 500km. Xe được trang bị hệ thống trao đội thông tin băng thông rộng chuẩn dành riêng cho Quân đội Singapore - Army Battlefield Internet (ABI).

    Hỏa lực của IFV mới mô-đun hỏa lực tự động Adder M30 Medium Calibre RWS do Singapore Technologies Kinetics (STK) phát triển kết hợp giữa pháo bắn nhanh ATK Orbital Mk 44 Bushmaster 30mm và súng máy 7,2mm.

    Hệ thống mô-đun mới cung cấp góc nhìn độc lập giữa pháo thủ và trưởng xe giúp tăng góc quan sát và tốc độ phản ứng trong các tình huống chiến đấu.

    Ngoài ra, IFV mới cũng có thể lắp đặt trên mô-đun pháo CMI ****erill 90 hoặc 105mm để đảm nhiệm vai trò xe tăng hạng nhẹ.

    Hiện tại, xe IFV mới của Singapore chưa có tên gọi chính thức. Giới chuyên gia quân sự nhận đinh, dòng xe IFV mới nói trên có thể là phiên bản nâng cấp sâu hoặc kế thừa các công nghệ Singapore đã thử nghiệm trên dòng IFV Bionix và Bionix II xuất hiện hồi năm 2006. Chỉ có khoảng 800 IFV Bionix bao gồm các phiên bản khác nhau được chế tạo.

    http://soha.vn/singapore-bat-dau-san-xuat-xe-chien-dau-bo-binh-moi-20170324204945886.htm
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam giảm mua Kh-35, thay thế bằng KCT-15 nội địa?
    (Hải quân Việt Nam - Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Theo giới phân tích, rất có thể Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 mà Nga đã chuyển giao.
    Việt Nam giảm số lượng tên lửa Kh-35E

    Trong bản báo cáo mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng thế giới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, có một chi tiết rất đáng quan tâm liên quan đến số lượng tên lửa chống hạm Kh-35E mà Việt Nam đặt mua từ Nga.

    Cụ thể, trong những bản báo cáo trước đó SIPRI cho biết, Việt Nam và Nga trong năm 2004 đã ký hợp đồng cung cấp tới 400 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E, công việc chuyển giao bắt đầu từ năm 2008 và cho tới năm 2015 chúng ta đã nhận 168 quả.

    Theo báo cáo vừa được công bố, nhà sản xuất Nga đã giao thêm cho Việt Nam 40 quả tên lửa trong năm 2016, tuy nhiên, tổng số lượng tên lửa của hợp đồng trên đã bị giảm xuống chỉ còn 300 quả.

    Vậy đâu là nguyên nhân khiến số lượng tên lửa Kh-35 Việt Nam đặt mua bị giảm bớt 25%?

    Một trong những khả năng được giới truyền thông và chuyên gia quân sự quốc tế nhắc tới là số tên lửa giảm bớt này sẽ được thay thế bởi phiên bản nội địa KCT 15.

    Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc triển lãm được tổ chức nhân dịp Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), tên lửa hành trình chống hạm KCT 15 (dựa trên nguyên mẫu Kh-35 Uran-E của Nga) do Việt Nam chế tạo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới trong nước.

    Sau đó vài tháng, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) đã tiết lộ rằng, họ đã chuyển giao 3 mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa khác nhau (phóng từ trên không, bờ biển và tàu chiến mặt nước), theo yêu cầu từ phía Việt Nam.

    Hiện tại, chưa có thông tin nào liên quan đến tiến độ thực hiện dự án KCT 15 được công bố trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh của nó cũng chỉ xuất hiện thêm một lần duy nhất trong một phóng sự của Kênh truyền hình quốc phòng.

    [​IMG]
    Tên lửa KCT 15 xuất hiện trong cuộc triển lãm chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X
    Việt Nam đã làm chủ công nghệ tên lửa Kh-35UE?

    Dựa trên báo cáo của SIPRI, giới chuyên gia quân sự nhận định rằng, có thể Việt nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất KCT-15 và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn tới, đó là lý do chính khiến đơn hàng Kh-35 được cắt giảm.

    Trong tương lai không xa, tên lửa KCT 15 sẽ trở thành vũ khí chống hạm nòng cốt của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Những quả tên lửa chống hạm "Made in Viet Nam" sẽ sớm hoàn thiện để trang bị cho tàu hộ vệ Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya 1241.8, hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E, thậm chí cả tiêm kích Su-30MK2.

    Nếu nhận định trên chính xác, đây thực sự là viễn cảnh rất đáng để trông đợi, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cả nền công nghiệp quốc phòng nội địa lẫn năng lực tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, bởi KCT-15 Việt Nam là phiên bản tối tân nhất của dòng Kh-35.

    Theo công bố của nhà thiết kế Zvezda, Kh-35E có tầm bắn 130 km, tốc độ cận âm Mach 0,8. Nhưng phiên bản được chuyển giao công nghệ cho Việt Nam là Kh-35UE (Super Uran) có tầm phóng lên tới 260km, đồng thời có các hệ thống thiết bị tiên tiến hơn.

    So với nguyên bản, hình dáng cũng như kích thước bên ngoài của Kh-35UE không có sự thay đổi lớn, do đó, nếu trang bị tên lửa Kh-35 Uran-E, thiết kế của các tàu nổi Việt Nam cũng sẽ không phải thay đổi gì, nhưng uy lực tấn công thì đã tăng lên rất nhiều.

    Với các tên lửa hành trình Kh-35UE/KCT-15, khả năng tấn công đối hạm của hải quân Việt Nam sẽ trở nên mạnh nhất Đông Nam Á, đủ sức đương đầu với các cường quốc sở hữu các chiến hạm hạng nặng.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/hai...a-kh-35-thay-the-bang-kct-15-noi-dia-3332071/

Chia sẻ trang này