1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Lý do Việt Nam tiếp tục mua khí tài cũ Đông Âu
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, trong năm 2014 Việt Nam đã nhận hai loại radar P-12 và P-15 từ Slovakia.
    P-12 Yenisei (NATO gọi bằng cái tên Spoon Rest) là loại radar cảnh báo sớm do Liên Xô sản xuất từ năm 1956.

    [​IMG]
    Radar cảnh báo sớm P-12 Spoon Rest

    P-12 có dàn ăng ten hình xương cá dài chừng 12 m lắp đặt trên trụ quay 360 độ, hoạt động trên băng tần VHF, tầm trinh sát tối đa 200 km, độ cao 25 km, công suất 180 KW, độ sai lệch chừng 1 km.

    Loại radar này được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cũng như xuất khẩu sang cho đồng minh tại khu vực Trung Đông.

    Radar P-12 từng gây xôn xao dư luận nhưng lại ở khía cạnh chẳng vui vẻ gì, khi vào năm 1969, một dàn radar Spoon Rest đã bị đặc nhiệm Israel đột nhập và đánh cắp nguyên cả cụm và mang về để nghiên cứu.

    SIPRI cho biết trong năm 2014, Việt Nam đã mua lại 2 bộ radar P-12 từ Cộng hòa Slovakia.

    [​IMG]
    Radar cảnh giới P-15 Flat Face A

    Trong khi đó P-15 Tropa (NATO gọi là Flat Face A) là loại radar UHF 2D do Liên Xô sản xuất từ năm 1955, nó dùng để giám sát, bắt mục tiêu và dẫn đường cho các hệ thống tên lửa phòng không tiêu diệt.

    SIPRI cho biết trong năm 2014, cùng với 2 bộ P-12 thì Việt Nam còn tiếp nhận 1 bộ P-15 cũng từ Slovakia.

    Radar P-15 có kết cấu gồm 2 mảng parabol đường kính 11 m đặt trên - dưới, bố trí trên trụ xoay 360 độ, góc ngẩng của các mảng parabol trong khoảng 2 đến 4 độ, tầm trinh sát tối đa của P-15 là 150 km, độ cao 3 km, công suất 270 kW, độ sai lệch về cự ly là 0,3 km.

    Trong khi P-12 chuyên dùng để dẫn đường cho tổ hợp phòng không S-75 Dvina (SA-2) thì P-15 lại là một thành phần của S-125 Pechora (SA-3). P-12 và P-18 sau này đã được thay thế bằng P-18 và P-19 hiện đại hơn.

    Mặc dù đã lạc hậu, tính năng chiến đấu rất hạn chế, cho nên việc Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu hai loại radar này đã gây ngạc nhiên lớn.

    Nhiều dự đoán từ nước ngoài cho rằng chúng ta mua về để lấy phụ tùng thay thế cho các bộ radar đã hư hỏng chứ không phải để triển khai ngoài thực địa.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-nam-tiep-tuc-mua-khi-tai-cu-dong-au-3335749/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Phát bắn diệt tăng của pháo Su-152 Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngoài nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh, pháo kích mục tiêu của địch, pháo Su-152 Việt Nam còn có khả năng chống tăng cực mạnh.
    Được coi là anh em sinh đôi với Su-122, pháo tự hành Su-152 trong biên chế của pháo binh Việt Nam khi nó cũng được Liên Xô phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.

    Pháo tự hành Su-152 trang bị pháo D22 cỡ nòng 152mm, có tốc độ bắn 3-4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.

    [​IMG]
    Pháo tự hành Su Việt Nam.
    Tương tự Su-122, pháo D22 là thiết kế cải tiến từ pháo xe kéo D20 152mm nên nó dùng chung các loại đạn D20 như đạn vạch đường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chiếu sáng và thậm chí là đạn hạt nhân. Biến thể Su-152M sau này còn có thể bắn đạn tự dẫn chính xác cao Krasnopol.

    Để chống tăng, pháo tự hành Su-152 có góc nâng hạ từ -4 độ tới +60 độ lắp trong tháp pháo quay 360 độ. Với các viên đạn nổ phá nặng 43-34kg, pháo 152mm của Su-152 có thể tạo ra chấn động khủng khiếp khiến kíp lái xe bọc thép chiến đấu chết ngay lập tức.

    Với trang bị này, Su-152 được coi là vũ khí chống tăng cực hiệu quả khi nó có thể xé nát bất cứ dòng tăng nào dù được bọc giáp tốt nhất. Ngoài vũ khí chính là khẩu pháo 152mm, Su-152 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.

    Không chỉ mạnh về hỏa lực, Su-152 còn được đánh giá cao về sự cơ động khi Su-152 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h. Pháo Su-152 có thể vượt lũy cao 1,1m, hào rộng 2,5m và có tầm hoạt động lên đến 300km.

    Mặc dù sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhưng hiện nay pháo tự hàng Su-152 vẫn được trọng dụng trong lực lượng pháo binh Nga. Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật hồi cuối tháng 3/2017 tại bán đảo Kamchatka, pháo Su-152 tiếp tục chứng minh được sức mạnh và sự tin cậy của mình khi hủy diệt thành công mục tiêu từ loạt đạn đầu tiên.

    [​IMG]
    Nga diễn tập với pháo tự hành Su-152.
    Theo số liệu được trang Global Firepower công khai, dù lực lượng pháo binh Việt Nam sở hữu khoảng 2.200 khẩu pháo các loại, đứng thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á nhưng số lượng pháo tự hành của Việt Nam lại không nhiều. Sức mạnh chủ yếu của lực lượng này nằm ở 2 loại pháo là Su-122 và Su-152.
  3. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Clip diễn tập chống đổ bộ của lực lượng phản ứng nhanh Indo tại đảo Natuna, kẻ địch là UFO.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Sức mạnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngoài Scud-B được Liên Xô viện trợ, Pháo binh Việt Nam còn có trong trang bị cả tên lửa Hwasong-6 do Triều Tiên sản xuất.
    Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới thời điểm này ở Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật trong biên chế, Pháo binh Việt Nam với khả năng tung đòn tấn công tầm xa hàng trăm km thực sự là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.

    Theo số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI công bố, thời điểm năm 1981, Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117 cùng 25 đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B).

    [​IMG]
    Đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B) của Việt Nam

    Tên lửa Scud-B có chiều dài 11,25 m; đường kính thân 0,88 m; trọng lượng phóng 5.900 kg; mang theo đầu đạn nặng 985 km; tầm bắn 300 km; vận tốc tối đa Mach 5 (1,7 km/s) và độ sai số 450 m.

    Độ chính xác không được đánh giá cao nhưng dựa vào đầu đạn lớn, tên lửa Scud tỏ ra cực kỳ nguy hiểm khi dùng để hủy diệt căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng hay địa điểm tập trung quân lớn của đối phương.

    Vận tốc cao khiến tên lửa Scud rất khó bị đánh chặn, thể hiện qua việc hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã rất nhiều lần bắn trượt Scud tại chiến trường Trung Đông.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh

    Tuy nhiên do tiếp nhận đã lâu, một số đã xuống cấp và vài quả đã được sử dụng trong các lần bắn đạn thật, dẫn tới yêu cầu cấp thiết là phải có sự bổ sung lực lượng.

    Cũng theo SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đã mua từ Triều Tiên 25 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C.

    So với Scud-B, Hwasong-6 tăng trọng lượng phóng lên 6.400 kg, tầm bắn tăng vọt lên 600 km. Tuy vậy để đánh đổi thì đầu đạn của Hwasong-6 bị giảm xuống còn 600 kg, sai số lớn nhất lên tới 700 m khi bắn hết tầm.

    Bất chấp những nhược điểm trên, Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi ở châu Á có năng lực tung đòn tấn công ra ngoài cự ly 500 km. Sức mạnh răn đe của Binh chủng Pháo binh Việt Nam rõ ràng không thể coi thường.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...en-lua-dan-dao-tam-ngan-cua-viet-nam-3336056/
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Indonesia sở hữu máy bay trực thăng tấn công AH-64E do Mỹ sản xuất
    Tuấn Sơn|25/05/2017 04:00 PM

    2
    [​IMG]
    Trực thăng AH-64E sơn cờ hiệu của Indonesia.
    Ngày 24-5, trên nhiều diễn đàn quân sự quốc tế đã xuất hiện các hình ảnh đầu tiên về trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian (Người bảo vệ) do Mỹ sản xuất dành cho Quân đội Indonesia với tên mã Тentara Nasional Indonesia-Angkatan Darat hay TNI–AD.
    Những hình ảnh được công bố cho thấy, trực thăng AH-64E dành cho Indonesia đang trong một chuyến bay thử, nhưng không rõ đây có phải là một chuyến bay thử nghiệm và có do phi công người Indonesia điều khiển hay không.

    Theo nhiều nguồn tin, các trực thăng AH-64E Indonesia đặt mua có thể có cấu hình tương đồng với phiên bản Qatar và Ấn Độ.

    Để sở hữu 8 trực thăng AH-64E, Indonesia đã phải chi ra 1,42 tỷ USD, trong đó khoảng 500 triệu USD dành cho việc mua sắm máy bay, còn hơn 900 triệu USD cho gói hợp đồng mua 140 đạn tên lửa AGM-114R3 Hellfire II, động cơ dự phòng, trang bị điện tử đi kèm và dịch vụ hậu cần dành cho máy bay.

    Quân đội Indonesia dự kiến sẽ sử dụng các máy bay AH-64E mới cho các nhiệm vụ chống cướp biển và tuần tra.

    Được biết, trước tháng 10-2012, trực thăng tấn công AH-64E mang tên gọi khác là AH-64D Block III. Việc này là do thiết kế của AH-64D Block III có nhiều thay đổi trong kết cấu khung thân nên giới chức quân sự Mỹ đã cho nó mang tên hoàn toàn mới.

    Sự khác biệt giữa phiên bản AH-64E so với các phiên bản máy baytrực thăng tấn côngApache trước đó là việc sử dụng cánh quạt chính mới làm bằng vật liệu composite cho phép giảm thiểu tiếng động phát ra.

    Bên cạnh đó, phiên bản AH-64E còn được trang bị động cơ mới T700-GE-701D mạnh hơn và các trang thiết bị điện tử hàng không tân tiến nhất. Nhờ những nâng cấp mới này, AH-64E có khả năng điều khiển các máy bay không người lái (UAV) nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu.

    Với khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 300km/h khi bay thấp, tầm hoạt động vào khoảng 1.900km, bản AH-64E chính là "mối hiểm họa" đối với bộ binh và các phương tiện cơ giới của đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.

    Trang bị vũ khí chính của máy bay AH-64E là một súng đại bác bắn nhanh 30mm điều khiển tích hợp qua mũ phi công, rocket Hydra 70. Tùy vào nhiệm vụ khác nhau, AH-64E có thể trang bị thêm tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire và các tên lửa "không đối không" AIM-92 Stinger hay AIM-9 Sidewinder.

    http://soha.vn/indonesia-so-huu-may...g-ah-64e-do-my-san-xuat-20170525110941181.htm
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam thuần phục vua chiến trường M107
    (Quốc phòng Việt Nam) - Cuốn Lịch sử Pháo binh QĐND Việt Nam cho biết: "Sau chiến dịch Tây Nguyên, ta đã thu 12 khẩu pháo tự hành M107 175mm trong tình trạng hoạt động tốt".
    Mặc dù M107 được Mỹ và VNCH kì vọng rất nhiều nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của khẩu pháo này tại chiến trường Việt Nam không cao.

    Trong trận Thành Cổ tháng 3/1972, sau 1 tháng giao tranh, toàn bộ Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 VNCH đã ra hàng, dắt theo 4 khẩu "vua chiến trường" còn vận hành tốt.

    Khi diễn ra cuộc tổng tiến công năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam cho sử dụng những khẩu chiến lợi phẩm làm VNCH không chống đỡ được, có nơi nghe đạn nổ là khiếp vía nên tự đầu hàng.

    Sau ngày giải phóng miền Nam, quân đội ta thu được thêm một số lượng nhỏ M107 175mm từ quân đội VNCH và thành lập một đơn vị cấp tiểu đoàn chiến lược.

    [​IMG]
    Pháo M107 Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ.
    Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Nam, pháo tự hành M107 đã tham gia vào các trận đánh tiêu diệt Pôn Pốt ở Mộc Bài - Tây Ninh, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng.

    Ngày nay, M107 vẫn tiếp tục nằm trong trang bị Pháo binh Việt Nam. Để M107 phục vụ được đến ngày nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt sữa chữa, thay thế phụ tùng.

    Đặc biệt, hệ thống xilanh thủy lực nâng hạ nòng pháo qua sử dụng bị mòn, rò rỉ dẫn đến việc vận hành gặp nhiều khó khăn. Bằng sự sáng tạo của mình, Cục Quân khí đã thử nghiệm thay thế bằng các hệ thống thủy lực thường dùng cho dân sự như trên các máy xúc đất, máy cẩu. Kết quả đảm bảo duy trì tình trạng chiến đấu tốt của các khẩu pháo.

    Hệ thống xe chuyên chở cũng gặp nhiều hỏng hóc. Dù Việt Nam đã tiến hành đại tu các động cơ và thay thế hệ thống nguồn điện trên xe cũng như toàn bộ hệ thống dây dẫn điện trên xe nhưng do gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm các nguồn phụ tùng thay thế cũng như đạn dược.

    Cùng với đó, nòng pháo chỉ chịu được một số lượng phát bắn nhất định (700 đến 1.200 phát, tùy loại đạn) sẽ bị mòn và không còn đảm bảo độ chính xác.

    Do vậy, thời gian gần đây, pháo tự hành M107 được bảo quản ở trạng thái niêm cất. Cũng vì vậy nên rất hiếm khi xuất hiện hình ảnh của M107 của Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, có thể những siêu pháo này sẽ được đại tu toàn bộ, kéo dài tuổi thọ góp phần nâng cao sức mạnh của lực lượng pháo binh.

    Pháo tự hành tầm xa M107 cỡ nòng 175mm do Mỹ thiết kế và sản xuất cho nhiệm vụ pháo kích mục tiêu cấp chiến lược nằm ở hậu phương quân địch bằng viên đạn lớn có sức công phá mạnh.

    Pháo M107 thiết kế với khẩu pháo nòng xoắn cỡ 175mm đặt trên khung giá đỡ M158. Pháo có tốc độ bắn chỉ 1 viên/phút, nhưng tầm bắn xa tới 40km.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...nam-thuan-phuc-vua-chien-truong-m107-3336148/
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam trang bị hệ thống nhận diện hiểm họa mục tiêu
    (Quốc phòng Việt Nam) - Hồi cuối năm 2016, Quân chủng PK-KQ đã khai mạc Lớp vận hành, khai thác và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M cho các đơn vị phía Nam.
    Hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia - Giai đoạn 1 (Gọi tắt là VQ1-M) được Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu đưa vào sử dụng cho một số đơn vị thuộc Quân chủng PK-KQ từ tháng 4/2015. Sau thời gian thử nghiệm đến nay, Bộ Quốc phòng quyết định mở rộng sử dụng hệ thống này ra toàn Quân chủng PK-KQ.

    Theo báo Phòng không, Hệ thống VQ1-M quản lý các dữ liệu bằng kỹ thuật số, thu thập, xử lý các nguồn tin từ radar quân sự, hàng không dân dụng và các nguồn tin khác tạo thành bức tranh tổng thể tình huống trên không để truyền các dữ liệu đến cơ quan đơn vị có nhu cầu nhận tin để phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời.

    [​IMG]
    Hệ thống VQ1-M.
    Ngoài ra, Hệ thống có thể tính toán hiểm họa với các mục tiêu, hỗ trợ một phần lệnh tự động hóa tác chiến phòng không; nắm bức tranh toàn cảnh hệ thống khí tài chiến đấu ở đơn vị; ghi lưu tái hiện bức tranh tình huống trên không…

    Việc đưa vào trang bị trên diện rộng Hệ thống VQ1-M nhằm đảm bảo yếu cầu "Không để Tổ quốc bị bất ngờ từ các tình huống từ trên không" và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng PK-KQ.

    Chỉ trong vòng 20 tháng, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo đã được hoàn thành, sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch, một tiến độ vô tiền khoáng hậu.

    Việc đưa Hệ thống VQ1-M vào trang bị chiến đấu đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay của Quân chủng PK-KQ.

    Hệ thống VQ1-M hoạt động rất đơn giản bởi có giao diện bằng tiếng Việt giúp kíp trực ban thao tác cực nhanh, chính xác, dễ dàng, xác suất sai sót, bỏ lọt hay hoang báo mục tiêu cực thấp.

    Mọi tham số mục tiêu, tình trạng hoạt động của các trạm radar, thậm chí từng đài radar đơn lẻ đều được tích hợp, gộp lại và hiển thị trên màn hình của Sở chỉ huy, giúp Quân chủng có đầy đủ thông tin để ra những mệnh lệnh chiến đấu đúng đắn, hiệu quả.

    Tất nhiên, ngay lập tức, những mục tiêu ấy chỉ bằng động thái nhẹ nhàng như nhấp chuột, được bàn giao cho các đơn vị hỏa lực từ cấp trung đoàn, sư đoàn và cấp quốc gia đang chờ sẵn để khai hỏa và tiêu diệt.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...he-thong-nhan-dien-hiem-hoa-muc-tieu-3336224/
  8. ongHung

    ongHung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2016
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    14
    vũ khí thu được từ Mỹ dù ít nhưng ta ra hiệu quả khi ta dùng nó
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Lần đầu xem bộ 3 lá chắn Việt Nam diệt tàu địch
    (Quốc phòng Việt Nam) - Lần đầu tiên hình ảnh hệ thống 4K44B Redut-M Việt Nam phóng 1 tên lửa P-35B diệt tàu địch được công khai trên kênh VTV1 trong bản tin thời sự lúc 19h.
    Ngày 2/6, tại thành phố Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì kiểm tra toàn diện công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân.

    Đặc biệt, trong phóng sự phát trên kênh VTV1 lúc 19h, sau cảnh dàn đội hình chiến đấu của hạm đội tàu chiến và tàu ngầm có xuất hiện hình ảnh đặc biệt, đó là hệ thống 4K44B Redut-M phóng 1 tên lửa P-35B diệt mục tiêu, đây là lần đầu tiên Việt Nam công khai hình ảnh tên lửa này khai hỏa.

    Theo những thông tin được công khai, Redut-M hiện là 1 trong bộ 3 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ cực mạnh của Hải quân Việt Nam gồm Redut-M, 4K51 Rubezh và tổ hợp K-300P Bastion-P.

    [​IMG]
    Hải quân Việt Nam diễn tập.
    Một số chuyên gia cho rằng, thế trận tác chiến chống xâm nhập bằng đường biển thường có 3 tuyến. Tuyến 1 là lực lượng ngăn chặn từ xa do các tàu tác chiến viễn dương và tàu ngầm, kết hợp với không quân đảm nhiệm; tuyến 2 là các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa cỡ nhỏ và tuyến 3 là lực lượng phòng thủ bờ đối hải.

    Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng đủ điều kiện xây dựng đủ 3 tuyến phòng thủ từ xa đến gần. Xây dựng tuyến 1 với các tàu mặt nước hạng nặng như: Tàu hộ vệ, tàu khu trục, tàu chi viện tổng hợp, tàu trinh sát điện tử…, chỉ phủ hợp với các nước có chiến lược quân sự vươn ra biển xa, hơn nữa các loại tàu này quá đắt.

    Các nước có lực lượng hải quân mặt nước không lớn, ngân sách quốc phòng không cao thường ưu tiên phát triển kết hợp tuyến thứ 2 và thứ 3. Việt Nam là nước đi theo mô hình phòng thủ bờ biển kiểu phát triển mạnh tuyến 2 và 3.

    Tất cả các hệ thống tên lửa đối hạm thuộc "Bộ 3 lá chắn biển" đều có định hướng thống nhất là: không nhiều nhưng đồng bộ, thiên về chức năng phòng thủ với khả năng đánh chặn từ xa đến gần và có khả năng cơ động rất cao khi được đặt trên các khung gầm xe vận tải dã chiến.

    Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Trang bị phương tiện phóng cơ động cũng tạo điều kiện để xây dựng các mô hình giả nhằm đánh lừa đối phương.

    Điểm ưu việt nhất là các xe chỉ huy-điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm "trang bị phân tán, hỏa lực tập trung", nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.

    Một ưu thế nữa là tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar bờ đối hải và hệ thống chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát, và tàu chiến nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.

    Khi chiến hạm đối phương tiếp cận bờ biển Việt Nam khoảng vài trăm km, 3 loại tên lửa nêu trên có tầm bắn khác nhau, hợp thành 3 lớp phòng thủ từ xa đến gần. Trong đó, tên lửa P-35B thuộc tổ hợp 4K44B Redut-M có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa.

    Còn tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion-P có tầm bắn 300km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit của tổ hợp 4K51 Rubezh với tầm bắn 80km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.

    Theo những thông tin được công khai, ngoài bộ 3 lá chắn bờ bằng tên lửa có nguồn gốc từ Nga, đạn pháo phản lực ACCULAR cũng như EXTRA do Israel sản xuất với kích thước gọn nhẹ, tính cơ động cao, uy lực mạnh, bảo quản dễ dàng thực sự là vũ khí chống đổ bộ hữu hiệu của Hải quân Việt Nam.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-bo-3-la-chan-viet-nam-diet-tau-dich-3336679/
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa đối hải Việt Nam vừa bắn mạnh đến mức nào?
    (Vũ khí) - Hôm 2/6, trên kênh thời sự VTV1 đã phát sóng phóng sự trong đó ghi lại cảnh bắn đạn thật của tổ hợp tên lửa bờ Redut-M.
    Theo những thông tin đã công bố, hiện tại Việt Nam có 1 đơn vị tên lửa bờ trang bị tổ hợp Redut-M, đó là Lữ đoàn 679 đóng tại Hải Phòng, như vậy trong lần bắn đạn thật này phương tiện đã được cơ động vào Cam Ranh.

    Tổ hợp Redut-M của Việt Nam được trang bị tên lửa chống hạm P-35B, đây là loại đạn có kích thước rất lớn với chiều dài 10,2 m, đường kính thân gần 1 m, sải cánh 2,6 m, trọng lượng phóng 4,5 tấn, mang theo đầu đạn nặng 800 kg, vận tốc tối đa Mach 1,4 và tầm bắn lên tới 460 km.

    Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh trong giai đoạn đầu kết hợp với radar chủ động ở giai đoạn cuối. Sau khi phóng, tên lửa cập nhật tham số mục tiêu thông qua máy bay trinh sát như An-26RT hoặc thậm chí là Su-30MK2.

    [​IMG]
    Tên lửa P-35B thuộc hệ thống Redut-M của Việt Nam rời bệ phóng
    Có thông tin cho biết khi không có máy bay chỉ thị mục tiêu, đạn tên lửa sẽ chuyển sang “chiến thuật bầy sói”. Được phóng loạt từ 2 quả trở lên, một trong số đó bay cao hơn so với các tên lửa khác (4.000 - 7.000 m).

    Tên lửa này sẽ chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa còn lại để cùng tấn công trong một loạt đạn lớn. P-35B có độ cao hành trình 100 - 400 m, giai đoạn cuối hạ thấp độ cao xuống dưới 100 m và sẽ chui xuống nước cách mục tiêu từ 10 - 20 m rồi phát nổ để gia tăng thiệt hại.

    Hiện nay Nga đã chào hàng gói nâng cấp hệ thống điện tử cho tổ hợp Redut-M, cụ thể các đèn bán dẫn cũ đã được thay thế bằng thiết bị kỹ thuật số thế hệ mới, khiến cho tên lửa đã trở nên nhẹ nhưng đạt độ chính xác cao hơn.

    Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa cũng được cải thiện đáng kể khi độ cao hành trình hạ xuống chỉ còn 24 m, tầm bắn của tên lửa còn được tăng từ 460 km lên đến 550 km, ngoài ra có thể chia sẻ thông tin với hệ thống radar cảnh giới quốc gia.

    Những đặc điểm trên khiến tổ hợp Redut-M và tên lửa P-35B vẫn tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong tác chiến hiện đại, bất chấp tuổi đời đã khá cao.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-doi-hai-viet-nam-vua-ban-manh-den-muc-nao-3336681/

Chia sẻ trang này