1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tiêm kích FA-50 Philippines lần đầu thực chiến
    (Vũ khí) - Để không lặp lại kịch bản không kích nhầm, phi đội máy bay FA-50 lần đầu tiên được Không quân Philippines cho thực chiến khi tấn công phiến quân tại Marawi.
    Lần đầu xuất kích

    Theo nguồn tin quân sự Philippines, ngày 2/6, quân đội nước này tiếp tục cuộc tấn công đánh vào những vị trí phòng ngự của nhóm chiến binh Maute IS tại thành phố Marawi. Và để tránh lặp lại cuộc không kích nhầm trước đó khiến 10 binh sĩ nước này thiệt mạng, Bộ Quốc phòng Philippines quyết định cho phi đội máy bay FA-50 thực chiến.

    Nhiệm vụ của chiến đấu cơ FA-50 trong chiến dịch quân sự đầu tiên này là dùng bom tấn công yểm trợ các lực lượng bộ binh chiến đấu với chiến binh nhóm Maute và Abu Sayyaf, hậu thuẫn bởi các tay súng khủng bố nước ngoài.

    [​IMG]
    Máy bay FA-50 Philippines với vũ khí chuẩn bị cất cánh.
    Dù không công bố loại bom nào được Philippines trang bị cho FA-50 trong nhiệm vụ đầu tiên này, tuy nhiên căn cứ vào hình ảnh được công bố cho thấy đây chính là bom JDAM - một trong những loại bom điều khiển được coi là chính xác bậc nhất do Mỹ sản xuất.

    Được biết, bom JDAM được nâng cấp từ các mẫu bom trước đó như Mk-81/82/83/84 và bom xuyên thép BLU-109 bằng việc thêm vào hệ thống dẫn hướng GPS/INS. JDAM là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom.

    Bộ điều khiển quỹ đạo trên sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom. Bom JDAM sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.

    Bom JDAM có thể ném từ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu. Bom cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.

    Sự dẫn hướng của bom được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS (INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu).

    Khả năng này cho phép JDAM chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối phương. Vì vậy, JDAM được coi là loại bom thông minh bậc nhất hiện nay. Được biết, trước khi quyết định cho máy bay FA-50 tham chiến, hồi đầu tháng 6/2017, máy bay Philippines đã không kích nhầm khiến 10 binh sĩ nước này thiệt mạng.

    Thông tin về vụ việc này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận và cho biết, một nhóm binh sĩ có vũ trang của Philippines đã bị trúng đạn bởi chính các cuộc không kích của chúng tôi.

    Toán binh sĩ bị nhầm lẫn tất cả có khoảng 10 người chết và 8 người đã bị thương - ông Delfin Lorenzana thừa nhận nhưng không cho biết chính xác thời gian xảy ra vụ việc.

    Vượt qua hạn chót

    Việc dùng đến chiến đấu cơ hiện đại nhất của mình cho thấy quyết tâm tiêu diệt khủng bố của Philippines.

    Tuy nhiên, hạn chót 5 ngày của chính phủ Philippines, được Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đưa ra để giải quyết cuộc chiến Marawi kết thúc vào ngày 3/6, nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến giành lại thành phố sắp kết thúc.

    Các tay súng của nhóm Maute cùng với những chiến binh IS vẫn kháng cự mãnh liệt. Một viên tướng quân đội Philippines chỉ huy chiến dịch này cho biết: "Giới hạn thời gian chỉ gây thêm áp lực cho các chỉ huy quân sự, đang chịu nhiều áp lực và và sự căng thẳng cho những người lính trên tiền tuyến".

    Phát ngôn viên quân đội Philippines, Trung tá Ray Tiongson cho biết, bất chấp những giải thích về tình hình, chuẩn tướng Nixon Fortes, chỉ huy lực lượng quân đội Philippines trên khu vực chiến trường thành phố Marawi phải rời vị trí, nhiệm vụ này được giao cho đại tá Generoso Ponio.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tiem-kich-fa-50-philippines-lan-dau-thuc-chien-3336766/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Pháo M68/L7 giúp tăng T-55 Việt Nam lột xác
    (Quốc phòng Việt Nam) - Việc trang bị pháo M68/L7 105mm, xe tăng T-55 Việt Nam tăng cường đáng kể sức mạnh khi có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS sử dụng thanh xuyên.
    Theo các thông tin được công khai, Việt Nam đã hợp tác cùng với Israel để nâng cấp xe tăng chủ lực T-54 của Việt Nam lên tiêu chuẩn T-55M3. Gói nâng cấp này được đánh giá là một sự "cải lão hoàn đồng" cho xe tăng T-54/55. T-55M3 là sự kết hợp giữa các hệ thống điện tử, vũ khí của Israel, Thụy Sỹ và Việt Nam.

    Xe tăng mới được bổ sung giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA, có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp nổ lõm, súng chống tăng cá nhân họ RPG-7 mà Việt Nam gọi là B41.

    [​IMG]
    Tăng T-55M3 Việt Nam thử nghiệm sau nâng cấp.
    Đặc biệt, đã thay thế pháo chính 100mm bằng pháo M68/L7 105mm nòng xoắn của Israel, pháo này có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS sử dụng thanh xuyên. Trang bị súng máy hạng nặng NVS 12,7mm do Việt Nam sản xuất, súng máy đồng trục 7,62mm do Việt Nam sản xuất.

    Ngoài ra, xe tăng T-55M3 được bổ sung thêm cối 60mm cho phép tấn công các mục tiêu trên cao mà pháo chính của xe tăng không với tới được. T-55M3 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực do Thụy Sỹ sản xuất.

    Máy tính đường đạn thế hệ mới cho phép xe tăng T-55M3 bắn trong khi đang di chuyển, đây là một tính năng mà xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp không có được.

    Một số nguồn tin cho rằng xe tăng T-55M3 sẽ được trang bị đng cơ mới công suất 1.000 mã lực giúp xe cơ động hơn. T-55M3 được đánh giá là một sự “hồi sinh mới” cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 huyền thoại.

    Vậy vì sao Việt Nam không mua thêm xe tăng mới suốt hơn 3 thập niên qua mà cứ giữ mãi lực lượng xe tăng T-54/55 già cỗi? Theo nhận định của nhiều chiến lược gia, ngoài vấn đề ngân sách, có một vấn đề khác còn quan trọng hơn, chính là chiến trường thế giới đã có nhiều thay đổi.

    Sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng đã khiến xe tăng ngày càng trở nên lép vế trên chiến trường. Từ chiến trường Iraq năm 2003, đến Libya năm 2011, Syria năm 2013 đều chứng kiến sự thảm bại của xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng.

    Một chiếc xe tăng siêu hiện đại như Merkava-IV hay một chiếc xe tăng lão làng như T-54/55 khi đối mặt với loại vũ khí chống tăng hiện đại như RPG-29 thì khả năng bị tiêu diệt gần như tương đương nhau. Mặt khác, không-hải chiến mới chính là chiến trường chủ đạo của thế kỷ 21.

    Vì vậy, duy trì, nâng cấp lực lượng xe tăng T-54/55 trong khi dành phần lớn ngân sách cho quá trình hiện đại hóa không quân-hải quân là giải pháp khả thi để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ quyền Tổ quốc trong tình hình mới.

    Đan Nguyên

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...68l7-giup-tang-t-55-viet-nam-lot-xac-3336744/
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Myanmar mua JF-17 để... khỏi ném bom nhầm sang đất Trung Quốc: Thật hay đùa?
    Nam Đồng | 15/06/2017 01:15 PM

    4
    [​IMG]
    Không quân Myanmar chuẩn bị tiếp nhận chiếc tiêm kích đa năng JF-17 đầu tiên trong tổng số 16 máy bay đã đặt hàng từ Trung Quốc.
    J-10 Trung Quốc ào ạt oanh kích khu vực biên giới giáp Myanmar trong tình hình nóng

    Myanmar chính là khách hàng nước ngoài đầu tiên của tiêm kích đa năng JF-17 do Trung Quốc chế tạo. Vào tháng 7/2015, họ đã ký hợp đồng mua sắm tổng cộng 16 chiếc ở biến thể Block II, dự kiến máy bay đầu tiên sẽ chính thức vào biên chế Không quân Myanmar cuối năm nay.

    Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Myanmar mua JF-17 về nhằm làm đối trọng với JAS 39 Gripen hay F-16 Block 52 mới nâng cấp của Không lực Hoàng gia Thái Lan. Tuy nhiên có vẻ như nhiệm vụ này vẫn được dành cho MiG-29, còn vai trò thực chất của JF-17 trong Không quân Myanmar sẽ là thay thế loại F-7M cùng với A-5.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-7M (phiên bản MiG-21 do Trung Quốc chế tạo) của Không quân Myanmar

    Thời gian gần đây, tình hình giao tranh giữa Quân đội chính phủ Myanmar với phiến quân ly khai tại khu vực giáp biên giới Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp. Để giành ưu thế trên chiến trường, các chiến đấu cơ Myanmar đã thực hiện nhiều phi vụ xuất kích nhằm hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh.

    Nhưng do thiếu máy bay cường kích hiện đại (A-5 đã quá lạc hậu, trong khi MiG-29 và F-7 có chức năng đánh đất rất hạn chế) mà hiệu quả oanh tạc không thực sự cao, thậm chí đôi khi bom đạn còn rơi cả sang đất Trung Quốc, dẫn tới căng thẳng ngoại giao.

    Chính vì thế, sự có mặt của những chiếc JF-17 mới sẽ giúp cho Không quân Myanmar thực hiện được đòn tấn công mặt đất chính xác bằng vũ khí có điều khiển, hệ thống dẫn đường tối tân trên chiếc phi cơ này cũng hạn chế việc "vô tình" xâm phạm không phận láng giềng.

    [​IMG]
    Tiêm kích JF-17 trong sân đỗ của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, máy bay đã được sơn màu và mang phù hiệu của Không quân Myanmar

    Mặc dù vậy, JF-17 chắc chắn không chỉ đảm nhiệm mỗi vai trò đánh đất. Chiếc tiêm kích này được trang bị radar KLJ-7 do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo, có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tiêu diệt đồng thời 2 đối tượng, tầm trinh sát tối đa phía trước lên tới 75 km (mục tiêu hàng không), phát hiện mục tiêu trên biển cách 135 km.

    Động cơ lắp cho JF-17 là RD-93 (biến thể của động cơ RD-33 trên MiG-29) có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội khoảng 8.300 kg; cho tốc độ lớn nhất Mach 1,8; tầm hoạt động 3.000 km và khả năng thao diễn khá linh hoạt.

    Bởi vậy, khi cần thiết thì JF-17 hoàn toàn đủ sức đối đầu với JAS 39 hay F-16 của Thái Lan. Không quân Myanmar chắc hẳn cũng không "chơi sang" khi mang về chiếc chiến đấu cơ có giá thành ước tính 35 triệu USD chỉ để ném bom có điều khiển.

    http://soha.vn/myanmar-mua-jf-17-de...trung-quoc-that-hay-dua-20170615103624052.htm
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Thống kê các vụ tai nạn liên quan đến mẫu máy bay Malaysia vừa mất tích
    QS | 15/06/2017 04:21 PM

    1
    [​IMG]
    Nguồn ảnh: Free Malaysia Today
    Đã có không ít vụ tai nạn xảy ra với mẫu máy bay Hawk có trong trang bị của Không quân hoàng gia Malaysia.

    Trưa nay (15/6, theo giờ địa phương), một chiếc máy bay quân sự Hawk-108 của Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đã mất liên lạc tại địa điểm giáp ranh hai bang Pahang và Terengganu.

    Hiện RMAF đã triển khai chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ.

    Tờ New Straits Times cho hay, RMAF có 8 chiếc Hawk 108 được sử dụng cho mục đích huấn luyện. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động từ năm 1996.

    Ngoài ra, trong biên chế của RMAF còn có 16 chiếc Hawk 208, được dùng làm máy bay tấn công.

    [​IMG]
    Một máy bay Hawk 108 của Không quân Hoàng gia Malaysia. Ảnh: airliners.net.

    Theo New Straits Times, kể từ khi được RMAF đưa vào trang bị tới nay, đã có tới 7 vụ tai nạn liên quan đến máy bay Hawk. Cụ thể như sau:

    Ngày 31/5/2006: Một chiếc Hawk của RMAF rơi gần huyện Rompin, bang Pahang, phi công mất tích.

    Ngày 23/6/2005: Chiếc Hawk Mk208 gặp nạn khiến một phi công RMAF thiệt mạng.

    Ngày 18/12/2003: Hai phi công Hawk thiệt mạng sau khi máy bay của họ rơi gần thành phố Kuantan.

    Ngày 4/9/2002: Khi tiến hành diễn tập tại Pulau Tioman, bang Pahang, chiếc Hawk MK208 của RMAF đã gặp nạn. Rất may, Đại úy phi công S Nadzeer Sallehudin, khi đó 31 tuổi, đã sống sót nhờ thoát ra khỏi máy bay kịp thời.

    Ngày 19/3/2002: Một kỹ sư RMAF tại căn cứ không quân Butterworth thiệt mạng do ghế phóng trên chiếc Hawk 108 bất ngờ kích hoạt. 6 người khác bị bỏng do lửa bén ra.

    [​IMG]
    Một chiếc Hawk 108 của RMAF hạ cánh khẩn cấp tại Kuantan năm 2006 (Ảnh: The Star Online)

    Ngày 10/9/1998: Chiếc Hawk 208 thuộc Phi đoàn số 6 đóng tại căn cứ Kuantan đã rơi xuống khu vực cách huyện Gua Musang, bang Kelantan khoảng 30km.

    Ngày 18/6/1996: Một chiếc Hawk của RMAF rơi xuống cánh đồng lúa gần căn cứ không quân Butterworth. Tuy nhiên, hai phi công - Trung tá Roshaimi Zakaria và Đại úy K Chandran đã sống sót nhờ thoát ra khỏi máy bay kịp thời.

    Trong khi đó, theo thống kê của trang mạng ejection-history.org.uk, từ năm 1996-2007, đã có tới 11 vụ tai nạn liên quan đến mẫu máy bay Hawk của Malaysia (phần tô vàng bên dưới. Xem chi tiết tại đây).

    [​IMG]
    http://soha.vn/thong-ke-cac-vu-tai-...ay-malaysia-vua-mat-tich-2017061516215538.htm
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Phiên bản UAV DF-16 Israel được Việt Nam sản xuất
    (Quốc phòng Việt Nam) - Từ nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) DF-16 nhập khẩu từ Israel, Việt Nam đã sản xuất lượng lớn phiên bản nội địa làm mục tiêu bay.
    Theo báo PK-KQ, thực hiện chỉ tiêu được giao năm 2016, Nhà máy A40 đã triển khai sửa chữa được 4 đài radar, 9/11 xe đài, 32/38 trang bị bảo đảm bay, 27 trang bị thông tin chỉ huy, sửa chữa nâng cao và lắp ráp 5 xe CHB-16CĐ cho Quân chủng, sản xuất và nghiệm thu bàn giao 26 chiếc mục tiêu bay M96D, triển khai sản xuất máy DHA-8…

    Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất như: 15 lượt cơ động đột xuất sửa chữa kỹ thuật các đài, trang bị bảo đảm bay, 21 lượt xử lý sự cố thông tin chỉ huy…

    Những kết quả đó đã góp phần bảo đảm tốt trang bị, kỹ thuật cho các hoạt động bay của các đơn vị không quân Quân chủng PK-KQ và Quân đội.

    [​IMG]
    UAV Việt Nam tự sản xuất.
    Theo những thông tin được công khai, mục tiêu bay M96D được Nhà máy A40 sản xuất nhằm phục vụ chủ yếu cho diễn tập bắn đạn thật cho lực lượng pháo binh, tên lửa phòng không.

    Mục tiêu bay là phương tiện bay không người lái (điều khiển từ xa hoặc bay tự động) dùng trong các hoạt động huấn luyện bắn đạn thật của lực lượng tên lửa và pháo phòng không. Phương tiện này này giúp cho các đơn vị pháo, tên lửa huấn luyện chiến đấu sát với thực tế hơn.

    Những chiếc M96 (bay ngày) và M96D (bay đêm) đầu tiên được Việt Nam chế tạo hoàn thiện vào năm 1999. Hai mẫu máy bay không người lái này được thiết kế trên cơ sở tham khảo tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Israel được Quân chủng mua.

    Sau thời gian thử nghiệm, M-96 và M-96D được quân chủng cho phép sản xuất hàng loạt phục vụ huấn luyện bắn đạn thật của các đơn vị pháo – tên lửa. Những mục tiêu bay này có sự hỗ trợ của kính ngắm quang học TZK, điều khiển bằng tay và bay bằng trong tầm quan sát mắt thường.

    Đến nay, Quân chủng PK-KQ đã tự sản xuất được hàng nghìn chiếc M96/96D phục vụ bộ đội pháo phòng không huấn luyện bắn đạn thật.

    Mặc dù được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi, nhưng M96 vẫn bộc lộ một số nhược điểm như tầm bay ngắn, trần bay thấp, tốc độ chậm. Do đó, chúng được cho là không phù hợp với hoạt động huấn luyện của bộ đội tên lửa.

    Trước thực tế này, từ năm 2004, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã bắt tay vào chế tạo các máy bay không người lái mới có tầm bay xa hơn, trần bay cao, tốc độ lớn.

    Trên cơ sở đó đã ra đời các mẫu máy bay không người lái M100-CT và M400-CT. Trong đó, loại M400-CT đạt trần bay 3.000m, tốc độ 250-280km/h, bán kính hoạt động 30km.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-df-16-israel-duoc-viet-nam-san-xuat-3337415/
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Việt Nam thử nghiệm vũ khí tự sản xuất
    (Quốc phòng Việt Nam) - Thời gian qua, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều vũ khí hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ.
    Vừa qua, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) tổ chức bắn trình diễn vũ khí mới do Tổng cục nghiên cứu, chế thử. Với sự chuẩn bị chu đáo và chấp hành nghiêm các quy tắc trong quá trình thực hành bắn, buổi bắn trình diễn đã thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

    Kết quả bắn thử đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng cao của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng cục CNQP với các cơ quan chức năng và sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Hồi cuối năm 2015, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) phối hợp với chuyên gia nước ngoài đã tổ chức phóng thử và nghiệm thu ba tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora nâng cấp. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ giai đoạn hai Đề án nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Pechora của Quân chủng PK-KQ.

    [​IMG]
    Việt Nam thử vũ khí tự sản xuất.
    Ngay khi nhận lệnh từ sở chỉ huy, các đơn vị đã nhanh chóng triển khai chuẩn bị chu đáo các bộ khí tài tên lửa Pechora-2TM tham gia phóng thử. Công tác chỉ huy bắn được tiến hành đồng bộ, đúng kế hoạch. Các tổ hợp Pechora-2TM phóng tên lửa, đạn nổ tốt tiêu diệt ngay mục tiêu giả lập M-100 từ loạt đạn đầu. Kết quả bắn thử và nghiệm thu đạt kết quả tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và trang bị.

    Hệ thống tên lửa S-125-2TM là sản phẩm nâng cấp từ S-125 Pechora của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới.

    Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc. Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).

    Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.

    Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%). Với tên lửa hành trình từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%).

    Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.

    Được biết, đây chỉ là số it trong nhiều loại vũ khí Việt Nam sản xuất hoặc nâng cấp thành công được thử lửa. Trước đó, Việt Nam đã bắn thử súng chống tăng SPG-9T2 do Việt Nam sảm xuất được lắp đặt lên xe thiết giáp M-113 nâng cấp.

    Được biết, súng chống tăng SPG-9 được sản xuất tại nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng dưới tên gọi SPG-9T2 với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-thu-nghiem-vu-khi-tu-san-xuat-3339182/
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Vũ khí Việt Nam nhìn xuyên đêm với thiết bị nội
    (Quốc phòng Việt Nam) - Với hệ thống kính ngắm thông minh tự sản xuất sản xuất, dàn xe thiết giáp M113, tăng T-54 và loạt súng hạng nặng của Việt Nam thiện chiến hơn nhiều.
    Theo báo QĐND, chiều 13/7 tại Viện Vũ khí, Bộ Quốc phòng tổ chức sơ kết Đề án khoa học và công nghệ (KHCN) cấp Bộ Quốc phòng "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số vũ khí mới giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020" (Ký hiệu: KC.NQ.06).

    Nội dung buổi sơ kết cho biết, sau 4 năm triển khai, đề án đã hoàn thành nội dung nghiên cứu 10 đề tài, được nghiệm thu đánh giá ở các cấp. Đến nay, đã có 15 trong tổng số 19 sản phẩm mục tiêu của đề án đã được chế thử đạt kết quả tốt, đủ điều kiện để chuyển sang giai đoạn sản xuất loạt "0"; hoàn thiện thiết kế, công nghệ để sản xuất loạt lớn trang bị cho quân đội.

    [​IMG]
    Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam.
    Sáu sản phẩm KHCN thuộc đề án đã tham gia đợt bắn trình diễn báo cáo Bộ Quốc phòng tháng 9/2015, trong loạt 10 sản phẩm KHCN do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng sản xuất, đạt kết quả tốt, được Bộ Quốc phòng đánh giá cao.

    Một trong những sản phẩm được đánh giá cao thuộc về Xí nghiệp 23 (Nhà máy Z199). Xí nghiệp này đã nghiên cứu, chế tạo được 30 loại khí tài quan sát và ngắm bắn ngày, 12 loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm gồm: Các loại khí tài quan sát, ngắm bắn đêm ở cự ly 500m, 1.000m, 3.000m cho súng AK, B41, PKMS-N, ĐKZ 82-B10, SPG-9, 12,7mm.

    Các loại khí tài quan sát đêm như: Ống nhòm đêm hai mắt NVG-10A, ống nhòm đêm một mắt cùng các loại kính quan sát đêm biển đảo, các loại khí tài ảnh nhiệt (có tầm quan sát xa từ 3-10km)... trang bị cho các quân chủng: Phòng không-Không quân, Hải quân và các binh chủng, thay thế các khí tài nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

    Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Nhà máy Z199 các nghiên cứu được đặt hàng sản xuất đưa vào trang bị cho quân đội. Một số sản phẩm đưa vào sản xuất loạt lớn như: Ống nhòm NV/G-10A (tầm quan sát 500m; kính ngắm NV/S-9M (tầm quan sát 1000m).

    Kính ngắm đêm cho súng PKMS-N (tầm quan sát 600m), kính ngắm đêm cho súng ĐKZ82-B10 (tầm quan sát 800m), kính trưởng xe TKH-1 (tầm quan sát 700m), kính pháo thủ ТПН-1-22-11 (tầm quan sát 1.200m, kính quan sát PDN-K.VN cho biển, đảo (tầm quan sát 3000m)…

    Chứng kiến quy trình chế tạo, lắp ráp các sản phẩm kính ngắm PGOK-9 và kính nhìn đêm NVS-9MS, tại phân xưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Nhà máy Z199 kiêm Giám đốc Xí nghiệp 23, cho biết: "Quang học là lĩnh vực rất đặc thù và đòi hỏi quy trình sản xuất hết sức ngặt nghèo.

    Do đó, để làm chủ được công nghệ chế tạo, sản xuất, đơn vị đã cử cán bộ đi học tập nước ngoài để cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể làm chủ được công nghệ, chế tạo ra các loại khí tài nhìn đêm chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trên thế giới; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa, hiện đại hóa khí tài nhìn đêm của quân đội".

    Hiện Phòng Kỹ thuật công nghệ của xí nghiệp đang tập trung nghiên cứu 11 sản phẩm kính nhìn đêm và hàng chục sản phẩm kính nhìn ngày đồng bộ cho các loại súng, pháo; trong đó, tiêu biểu như:

    Hệ thống quan sát ngày đêm tầm xa (có khả năng quan sát ở cự ly là 1000m với đêm và 30.000m với ngày; có khả năng bám bắt mục tiêu, đo cự ly mục tiêu kết hợp với hệ thống truyền dẫn về màn hình tại đài chỉ huy dùng để đặt ở các trạm quan sát, biên giới, hải đảo).

    Ống nhòm đêm đa năng (có tính năng: Quay phim, chụp ảnh, lưu hình ảnh, quay camera), kính ngắm Galil 32 dùng cho súng Galil 32, mở ra hướng phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực ảnh nhiệt để trang bị cho Hải quân, Không quân quan sát được tàu bè, máy bay ở cự ly xa.

    Xí nghiệp cũng tập trung cải tiến, nâng cấp 3 loại kính đêm trên xe tăng T-54B, T-55, sử dụng bộ khuếch đại ánh sáng 2+ cùng hai sản phẩm chuyển giao cho Belarus…
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-nam-nhin-xuyen-dem-voi-thiet-bi-noi-3339153/
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Việt Nam tăng sức mạnh cho Galil ACE bằng đạn nội địa
    (Quốc phòng Việt Nam) - Với sự ổn định đường bay cùng độ chính xác cực cao, Việt Nam đã tin dùng loại đạn 7,62 tự sản xuất cho súng Galil ACE.
    Theo những thông tin được công khai, hiện Việt Nam đã nắm công nghệ chế tạo súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Israel thiết kế. Đây có thể được xem như một tin vui của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, bởi không chỉ sản xuất súng, Việt Nam còn sản xuất thành công đạn cho Galil ACE.

    Về cỡ đạn sử dụng, Galil ACE sử dụng tất cả các cỡ đạn súng trường thông dụng là 5.56, .308 và 7.62×39, phiên bản Galil ACE bắn đạn 7,62mm sử dụng băng đạn của AK-47 và chủ yếu dành cho xuất khẩu. Còn phiên bản bắn tỉa sử dụng đạn .308.

    Bên cạnh đó Galil ACE cũng có các phiên bản với các chiều dài nòng khác nhau từ compact, carbine ngắn nòng đến nòng dài bắn tỉa.

    [​IMG]
    Súng Galil ACE Việt Nam.
    Không chỉ sản xuất đận thông thường, hiện Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng còn sản xuất đạn xuyên giáp 7.62mm. Đạn có thể được dùng cho nhiều loại súng hiện có trong trang bị.

    Đạn thiết kế để có thể xuyên thép CT3 dày 12mm ở cự ly 100m và xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn NIJ101.04 của Mỹ.

    Để bảo đảm khả năng xuyên thép, các tác giả đã nghiên cứu tăng tốc độ tới hạn của đầu đạn và độ cứng của lõi thép. Qua nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các tác giả đã chọn vận tốc đầu đạn thiết kế trung bình ở vị trí cách miệng nòng súng 25mm là từ 840 đến 890m/s.

    Để bảo đảm độ cứng cho lõi thép, trên cơ sở các loại vật liệu đã dùng để sản xuất đạn xuyên K56, các tác giả đã chọn mác thép Y12A làm lõi xuyên. Thép có độ cứng sau khi tôi đạt 64-66 HRC, độ cứng sau khi ram ở nhiệt độ 150 đến 1600C đạt 62-64 HRC.

    Công nghệ chế tạo đạn xuyên 7,62mm đầu lõi thép là công nghệ mà nhà máy đã áp dụng vào sản xuất đạn 7,62mm thông thường.

    Riêng công đoạn chế tạo lõi thép xuyên đã áp dụng công nghệ tạo hình là phương pháp gia công cắt gọt và tạo độ cứng cho lõi thép sử dụng công nghệ tôi lò muối và ram dầu.

    Vận tốc thực tế của đầu đạn đạt 870,7 đến 872,4m/s; khả năng xuyên thép CT3 đồng nhất dày 16mm đặt cố định vuông góc với trục nòng súng ở cự ly 100m đạt tỷ lệ 100%; xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn của Mỹ đạt 100%.

    Áp suất khí thuốc bằng so với đạn thông thường nên tăng độ bền cho súng, mặt khác, đạn vẫn sử dụng được thuốc phóng cho đạn thông thường, nên không phải sản xuất thuốc phóng mới.

    Kết quả bắn thử cho thấy khả năng xuyên thép đều đạt và vượt các thông số thiết kế. Cụ thể, với các bia thép CT3 có các chiều dày 14, 16 và 18mm khi sử dụng súng PKMS ở cự ly 100m, kết quả tỷ lệ xuyên tấm thép dày 14 và 16mm đạt 100%; tỷ lệ xuyên tấm thép dày 18mm đạt 80%.

    Bắn kiểm tra xuyên áo giáp với áo giáp cấp 3 ở cự ly 15m cũng cho tỷ lệ xuyên đạt 100%... Công trình nghiên cứu đã được trao giải nhì Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-manh-cho-galil-ace-bang-dan-noi-dia-3339264/
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Bất ngờ: Lào vượt qua Việt Nam về kinh nghiệm sử dụng xe tăng T-72 hiện đại
    Sao Đỏ|17/07/2017 01:15 PM

    31
    [​IMG]
    Cuộc thi đấu xe tăng quốc tế trên đất Nga - Tank Biathlon 2017 sẽ có sự tham gia lần đầu tiên của đội Lào.
    Hồi hộp chờ đợi cuộc đối đầu trực tiếp giữa xe tăng T-90 và Type 96
    Trên các diễn đàn quân sự và mạng xã hội của Nga vừa xuất hiện một bức ảnh rất đáng chú ý, đó là một tốp línhxe tăngcủa Lào đã có mặt tại thao trường Alabino để tham gia huấn luyện với xe tăng T-72 nhằm chuẩn bị cho giải đấu Tank Biathlon 2017.

    Trong tấm ảnh, kíp lái của Lào đang "tạo dáng" phía trước một chiếc T-72 (có thể là phiên bản T-72B), đây là chiến xa mà Nga cung cấp cho các nước để luyện tập làm quen trước khi chuyển sang loại T-72B3 sẽ được dùng trong thi đấu.

    [​IMG]
    Tốp lính xe tăng của Lào bên cạnh chiếc T-72B

    Việc chỉ được tập luyện trên T-72B chứ không phải T-72B3 có lẽ cũng không phải vấn đề quá lớn vì cơ cấu lái cũng như hệ thống truyền động của hai dòng tăng này là tương tự nhau.

    T-72B3 ưu việt hơn T-72B ở vũ khí cùng hệ thống điều hiển hỏa lực, và có thể từ năm nay trở đi loại chiến xa này sẽ dùng luôn động cơ diesel tăng áp V-92S2F công suất 1.130 mã lực thay vì chỉ là V-84-1 công suất 840 mã lực như các phiên bản cũ.

    [​IMG]
    Chiếc xe tăng T-72B trong cuộc thi Tank Biathlon 2014

    Hiện tại trong biên chế Quân đội nhân dân Lào chỉ có một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 lạc hậu. Bằng việc tham dự giải đua xe tăng quốc tế, phía Lào sẽ lần đầu tiên được tiếp xúc và có cơ hội sử dụng những chiếc T-72B/B3 tối tân.

    Khó mà hy vọng rằng việc chuyển loại cấp tốc từ xe đời cũ sang đời cao hơn sẽ mang lại thành tích cao trong cuộc thi lần này, nhưng đây chính là nền tảng để Quân đội Lào đặt mục tiêu lớn hơn trong lần sau.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 tại giải đấu Tank Biathlon năm ngoái

    Cuối cùng, điều cần nhắc đến nữa đó là thông qua giải đấu, Quân đội Lào đã "vượt mặt" Việt Nam về kinh nghiệm sử dụng xe tăng T-72 hiện đại, do họ có cơ hội được lái trực tiếp chiếc T-72B3 qua những địa hình phức tạp và thực hành bắn đạn thật với gần như đầy đủ các khoa mục.

    Không loại trừ khả năng trong tương lai, Lào sẽ lựa chọn xe tăng T-72 để hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của mình.

    http://soha.vn/bat-ngo-lao-vuot-qua...g-xe-tang-t-72-hien-dai-20170717112136231.htm

Chia sẻ trang này