1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Ở ĐNA tiềm lực quân sự của nước ta theo mình nghĩ chỉ sau mỗi indo thôi
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Việt Nam sẽ thay thế M79 bằng MGL nội địa?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Sau năm 1975, Việt Nam thu được một lượng khá lớn chiến lợi phẩm là súng phóng lựu M79.
    Súng phóng lựu (cối cá nhân) M79 cỡ 40 mm là một vũ khí khá lợi hại, sở hữu các ưu điểm như dễ sử dụng, sức sát thương cao... nó là phương tiện yểm trợ hỏa lực rất hữu hiệu dành cho cấp tiểu đội bộ binh, thường được biên chế cho chiến sĩ "số 5" trong đội hình chiến thuật.

    Tuy nhiên M79 cũng có nhược điểm đó là làm cho tiểu đội mất đi một tay súng AK, tốc độ bắn khá chậm dẫn tới việc đôi khi làm mất ưu thế trên chiến trường.

    [​IMG]
    Súng phóng lựu (cối cá nhân) M79 cỡ 40 mm
    Hiện nay trong Quân đội Mỹ, M79 đã bị thay thế bằng súng phóng lựu kẹp nòng M203 cùng cỡ, loại súng này Việt Nam cũng sản xuất được để gắn trên súng trường tấn công Galil ACE.

    Mặc dù khắc phục nhược điểm của M79 khi không phải hy sinh một khẩu súng trường tấn công, nhưng nếu gắn M203 kẹp nòng thì lại phát sinh vấn đề mới đó là cơ số đạn lựu bị giảm.

    Một giải pháp khác nhằm loại bỏ bớt hạn chế của hai hình thức, trên đó là trang bị súng phóng lựu ổ quay bán tự động nhằm gia tăng tốc độ cũng như mật độ hỏa lực yểm trợ của cấp tiểu đội bộ binh.

    [​IMG]
    Một khẩu súng phóng lựu MGL do Việt Nam chế tạo trưng bày bên cạnh khẩu M79
    Súng phóng lựu ổ quay bán tự động Milkor MGL (Multiple Grenade Launch) có nguồn gốc từ Nam Phi, được thông qua vào năm 1983 bởi Armscor. Đây là vũ khí cầm tay đầu tiên có thể phóng liên tục loại lựu cỡ 40 mm.

    MGL cung cấp hỏa lực chi viện mạnh hơn đáng kể so với các súng phóng lựu bắn phát một đời cũ như M79. Tốc độ bắn tối đa lên tới 6 phát/ 3 giây là rất cần thiết trong tình huống phục kích hoặc môi trường tác chiến đô thị. Sơ tốc của lựu đạn khi bắn từ MGL đạt 76 m/s, tầm bắn hiệu quả 375 m, xa nhất đạt 400 m.

    Theo một phóng sự phát trên VTV1, hiện tại Việt Nam đã tự sản xuất được phiên bản nội địa của MGL, đây sẽ là sự bổ sung cần thiết cho khẩu Galil ACE gắn kèm súng phóng lựu M203 trong đội hình tác chiến cấp trung đội.

    Rất có thể trong tương lai không xa, súng phóng lựu ổ quay bán tự động MGL nội địa sẽ thay thế hoàn toàn vị trí của M79 trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...nam-se-thay-the-m79-bang-mgl-noi-dia-3339175/

    Việt Nam sản xuất lưới ngụy trang chống radar
    (Quốc phòng Việt Nam) - Nhà máy Z176 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công lưới ngụy trang có thể chống trinh sát radar và hồng ngoại.
    Hiện nay, trước sự phát triển của khoa học, công nghệ, các phương tiện trinh sát của đối phương ngày càng tinh vi và hiện đại, vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu vật liệu ngụy trang có hàm lượng công nghệ cao đã và đang là yêu cầu cấp thiết.

    Trong những năm qua, Nhà máy Z176 đã tập trung mọi mặt cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế thử và sản xuất thành công lưới ngụy trang sử dụng vật liệu mới là vật liệu nano, dẫn từ.

    Nếu như trước đây, lưới ngụy trang chỉ có tính năng chống trinh sát quang học thì hiện nay, sản phẩm mới đang được Nhà máy Z176 sản xuất có thêm nhiều tính năng ưu việt, bảo đảm độ che phủ, chống trinh sát radar và hồng ngoại.

    Sản phẩm đã được thử nghiệm trong diễn tập của các quân, binh chủng đạt kết quả tốt. Từ thành công đó, Nhà máy Z176 đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm ngụy trang ảnh nhiệt cho lực lượng đặc công, trinh sát đặc nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

    [​IMG]
    Hệ thống S-300PMU1 được ngụy trang bằng lưới Việt Nam sản xuất.
    Không chỉ sản xuất lưới ngụy trang công nghệ cao, hiện Việt Nam đang có kế hoạch biến bom thường thành bom thông minh. Trong bài viết hồi cuối năm 2016 nói về thành tựu Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã đạt được, Báo QĐND Online đã tiết lộ một số hướng nghiên cứu chế tạo sản phẩm vũ khí mới do Việt Nam sản xuất trong thời gian tới.

    "Trong thời gian tới, chiến lược phát triển của viện tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh, như: Tiếp tục thử nghiệm các loại radar mới (radar mạng pha 3D); phát triển máy bay không người lái phục vụ huấn luyện của quân chủng và các mục đích kinh tế, xã hội khác;

    nghiên cứu chế tạo nhiên liệu tên lửa rắn; cải tiến bom thông thường thành bom thông minh; thiết kế, chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M...", báo QĐND cho biết.

    Đây rõ ràng là tín hiệu vui với CNQP và Quân đội Việt Nam, đặc biệt trước khi đăng tải thông tin này, Việt Nam đã sản xuất thành công tên lửa phòng không TL-01 và tên lửa chống hạm KCT-15 với sự giúp đỡ của Nga.

    Vậy là sau thời gian triển khai, Dự án "Chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp TL-01" (phiên bản Việt của tên lửa Igla do Nga sản xuất) đã gặt hái được những kết quả đáng kinh ngạc và thực sự là bước tiến vượt bậc trong việc từng bước tự chủ nguồn cung vũ khí hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Theo thông tin được công khai, hiện nay dây chuyền sản xuất lắp ráp tên lửa này đã đi vào sản xuất, bắt đầu cung cấp những sản phẩm hiện đại, góp phần từng bước thay đổi căn bản về chất cho lực lượng phòng không tầm thấp, chủ yếu thay thế cho các loại tên lửa A-72, A-87 đã hết niên hạn sử dụng.

    Trước khi xuất hiện thông tin này, ngay từ đầu năm 2015, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công một thành phần điện tử chính của tổ hợp tên lửa Igla kiểu 9P516. Để chế tạo thành công, nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ và chế tạo được 6 bộ khối điện tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài; đã chuyển giao cho các nhà máy trong nước tổng lắp thành cơ cấu phóng.

    Các tác giả cũng đã hoàn thành tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ chế tạo khối điện tử phù hợp với điều kiện tay nghề cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam. Trên cơ sở làm chủ công nghệ, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cải tiến, nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516.

    Kết quả, 2/4 bảng thuộc khối điện tử đã được nội địa hóa hoàn toàn (sản xuất từ vật tư, linh kiện trong nước), qua thử nghiệm tương thích và hoạt động tốt cùng các bảng nguyên mẫu trong cơ cấu phóng; 2 bảng còn lại đang được nghiên cứu theo hướng sử dụng linh kiện trong nước kết hợp với nước ngoài, bước đầu cho kết quả tốt.

    Việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516 có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp làm chủ công nghệ, chủ động nguồn linh kiện, vật tư; giảm phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...san-xuat-luoi-nguy-trang-chong-radar-3339350/
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Việt Nam tự nâng cấp loạt radar tối tân
    (Quốc phòng Việt Nam) - Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhát và tránh phụ thuộc vào bên ngoài, Việt Nam đã tự chủ nâng cấp được loạt radar tối tân.
    Tự chủ nâng cấp

    Theo báo PK-KQ, hiện nay Nhà máy A29 (Cục Kỹ thuật) là trung tâm sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) phòng không cho các đơn vị phía Nam của Quân chủng PK-KQ.

    Đặc biệt, Nhà máy đã được trên đầu tư một số trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới như: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Vec tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật radar 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới.

    Nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy đã kiểm tra, sửa chữa được 19 module của khí tài tên lửa S-300PMU1; radar KASTA-2E2 và đặc biệt là 7 module của hệ thống radar tối tân 36D6.

    [​IMG]
    Hệ thống radar 1L13-3.
    Bắt đầu từ cuối năm 2016, Nhà máy tiếp nhận và đi vào khai thác thiết bị chẩn đoán hỏng hóc bo mạng điện tử ATK của Belarus. Thiết bị này sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm tra sửa chữa các mô đun của khí tài công nghệ mới.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, 36D6 là một trong những hệ thống radar cảnh giới, giám sát không phận hiện đại nhất hiện nay. Nó được thiết kế để sử dụng như một phần của hệ thống phòng không tích hợp.

    Đài làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Đài 36D6 có thể hoạt động một cách độc lập trong vài trò giám sát không phận phát hiện địch – ta, các mục tiêu bay thấp và rất thấp.

    Không chỉ sửa chữa thành công radar 36D6, Việt Nam còn sửa chữa và nâng cấp thành cong loạt radar khác, trong đó có đài radar tầm xa 55Zh6 và tầm trung 1L13-3.

    Năm 2016, Nhà máy Z119 đã tiếp nhận sửa chữa 10 bộ radar, 32 xe máy và trạm nguồn điện, 105 phương tiện đo các loại theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nghiệm thu các cấp và tiến hành bàn giao 9 bộ radar, 27 xe máy trạm nguồn điện cho đơn vị đưa vào sử dụng.

    Tổ chức triển khai tháo dỡ, sửa chữa, hiệu chỉnh, lắp đặt 12 đài ra đa P-18 và 24 trạm nguồn điện theo dự án "Quả cầu che" tại 5 đảo. Cùng với đó, Nhà máy đã tiếp nhận và đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho triển khai sản xuất thiết bị cải tiến radar P-18M trên dây chuyền tại các phân xưởng.

    Đồng thời phục vụ nghiệm thu các cấp Dự án "Sửa chữa, tăng hạn sử dụng đài radar cảnh giới 55Zh6 và 1L13-3" đảm bảo đúng thời gian quy định. Sau khi sửa chữa nâng cấp, các radar này đã khôi phục lại được toàn bộ các tính năng ưu việt, hoạt động chính xác và tin cậy hơn.

    [​IMG]
    Radar của hệ thống S-300
    Tính năng siêu mạnh

    Cụ thể, đối với đài 55Zh6, được đánh giá là một trong những đài radar VHF băng sóng mét tốt nhất thế giới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly xa, đang được bố trí dày đặc quanh thủ đô Moscow (Nga) nhằm cảnh giới xa và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-300/400.

    55Zh6 có khả năng chống nhiễu tốt, chuyên dùng phát hiện các mục tiêu vũ trụ (tên lửa đường đạn) trên đoạn đầu và đoạn cuối quỹ đạo của chúng và các mục tiêu bay cỡ nhỏ có hệ số phản xạ điện từ thấp như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình; bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, ...

    Với mục tiêu là máy bay chiến đấu, khi bay ở độ cao lớn có thể bị 55Zh6 "tóm sống" từ cự ly 400km, còn tên lửa hành trình siêu thanh bay ở độ cao lớn cũng không thể lọt khỏi tầm quét và bị phát hiện từ cự ly không dưới 300km

    Đối với radar 1L13-3, là đài radar cảnh giới tầm trung xa 2 tham số (cự ly và phương vị), có khả năng phát hiện các mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình, tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar nhỏ từ cự ly tới 330 km, độ cao tới 40 km.

    Radar 1L13-3 với toàn bộ thiết bị và hệ thống phát điện độc lập đồng bộ cơ hữu được đặt trên khung gầm các xe tải việt dã 3 cầu chủ động như Ural-4320 hoặc thùng kéo.

    Cấu hình trên cho phép cơ động trên mọi địa hình và triển khai tại các trận địa bất kỳ mà không cần chuẩn bị trước hay phải mang kèm theo các phương tiện trợ giúp. Thời gian triển khai tương đối nhanh, không quá 45 phút cho phép bất ngờ xuất hiện và tung cánh sóng phát hiện mục tiêu ở những nơi mà kẻ địch không ngờ tới.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-tu-nang-cap-loat-radar-toi-tan-3339430/
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhận diện tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp
    (Vũ khí) - Gần đây, báo Quân đội nhân dân đã thông tin về chương trình hiện đại hóa tên lửa chống tăng (ATGM) đang có trong biên chế.
    Cụ thể, loại ATGM thế hệ cũ đã được cải tiến theo hướng mang đầu đạn kép bao gồm: Thay đầu đạn cũ bằng đầu đạn tandem và thuốc phóng mới, giữ nguyên thân tên lửa cũng như các phần còn lại.

    Sau cải tiến, tên lửa có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA), sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động.

    Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và đủ sức diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

    Căn cứ vào các đặc tính về tầm bắn, tốc độ, chế độ điều khiển thì có thể nhận ra loại ATGM này chính là 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger).

    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka phiên bản lắp trên trực thăng
    Hiện tại đang có 2 phiên bản nâng cấp của Malyutka được sử dụng nhiều trên thế giới, một trong số đó là Malyutka 2T do công ty Yugoimport SDPR của Serbia chế tạo.

    Tuy nhiên biến thể này có tầm bắn lên tới 5.000 m do kéo dài phần thân, xuyên được 1.000 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ, thông số trên cao hơn loại mà Việt Nam vừa công bố.

    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng Malyutka 2T do Serbia sản xuất
    Sau khi loại trừ Malyutka 2T thì chỉ còn lại phiên bản Malyutka 2M là có các thông số kỹ chiến thuật tương ứng với ATGM nâng cấp của Việt Nam.

    Bề ngoài của Malyutka 2T trông khá tương đồng với Malyutka nguyên bản, đặc điểm phân biệt chỉ là chiếc mũi dài chứa lượng nổ nối tiếp.

    [​IMG]
    Hai thế hệ tên lửa chống tăng Malyutka đời đầu và Malyutka 2M
    Khi mang ra so sánh với một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực thuộc hàng hiện đại nhất lúc này là Type 99 thì độ dày của giáp thép tháp pháo Type 99 đạt 700 mm, thân xe đạt 500 - 600 mm, nếu tính cả lớp giáp phản ứng nổ được lắp bổ sung thì mức độ bảo vệ tương đương 1.000 - 1.200 mm.

    Mặc dù thông số 1.000 - 1.200 mm quy đổi ra RHA của Type 99 là rất đáng kể, vượt xa con số 750 - 800 mm của tên lửa chống tăng tương đương Malyutka 2M, nhưng cần lưu ý rằng nó chỉ đạt được như vậy khi đối phó đạn xuyên lõm 1 tầng truyền thống.

    Còn đối với đầu đạn tandem, sau khi lượng nổ phụ kích hoạt để "thổi bay" ERA thì bên trong chỉ còn lại phần giáp chính có độ dày không quá 700 mm, hoàn toàn nằm trong khả năng xuyên phá của ATGM cải tiến.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhan-dien-ten-lua-chong-tang-viet-nam-tu-nang-cap-3339415/
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Việt Nam sản xuất đạn hẹn giờ điện tử cho cối 100mm
    (Quốc phòng Việt Nam) - Không chỉ sản xuất thành công cối 100mm, Việt Nam còn gây bất ngờ khi sản xuất và thử nghiệm thành đạn hẹn giờ - công nghệ hot trên hiện nay.
    Tự sản xuất

    Súng cối 100mm là sản phẩm của Nhà máy Z125. Đây hoàn toàn là do các kĩ sư Việt Nam tự phát triển, không làm theo bất kì một mẫu súng cối nào trên thế giới.

    Tuy kết cấu của nó vẫn giống với súng cối truyền thống, nhưng kiểu nòng, cũng như cỡ nòng đều khác biệt hoàn toàn với súng cối Mỹ, Nga và nhiều nước khác.

    Theo Nhà máy Z125, việc nghiên cứu và luyện thành công nòng súng đòi hỏi rất khắt khe bởi đây là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn.

    Quá trình chế tạo nòng súng cối phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.

    Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng cối, là phải chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…

    Nhờ tự chủ trong sản xuất súng cối và nhiều loại vũ khí khác đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ chủ động hơn trong công tác huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Cối 100mm do Việt Nam tự nghiên cứu và sản xuất.
    Đạn công nghệ cao

    Không chỉ sản xuất thành công súng cối 100mm, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100mm. Loại đạn dùng cho súng cối 100mm do Việt Nam tự sản xuất.

    Nội dùng này được nói đến trong trong phóng sự "Ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn cối" được phát sóng trên Truyền hình QĐND gần đây.

    Ngòi hẹn giờ là loại ngòi có tác dụng kích nổ đầu đạn tại một thời điểm nhất định trên quỹ đạo bay của đạn theo thời gian định trước. Hiện nay, trên thế giới có ba loại ngòi phổ biến gồm: ngòi hẹn giờ bằng thuốc cháy, ngòi hẹn giờ cơ khí và ngòi hẹn giờ điện tử.

    Trong đó, ngòi hẹn giờ điện tử là ngòi dùng các mạch điện tử để đặt thời gian nổ, nó có độ chính xác cao về thời gian làm việc, phạm vi điều chỉnh rộng. Loại ngòi này có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với ngòi cơ khí truyền thống.

    Ví dụ, đối với đạn mẹ - con (đạn chứa nhiều đạn con), nếu dùng ngòi hẹn giờ cơ khí thì thời gian cắt nổ không đảm bảo độ chính xác. Với ngòi hẹn giờ điện tử có thể giúp cắt nổ chính xác, đạn mẹ rải đạn con đúng vị trí mong muốn, đảm bảo tiêu diệt mục tiêu.

    Theo cán bộ của Viện Vũ khí, mô hình cơ bản ngòi nổ hẹn giờ điện tử gồm: Phần cơ khí sử dụng cơ cấu an toàn bằng chốt quán tính dọc trục kết hợp và chốt ngang. Khi bảo quản ngòi còn có chốt giữ chốt quán tính, chốt an toàn này được pháo thủ rút ra trước khi bắn. Trong ngòi còn được bố trí nhóm công tắc quán tính nhằm kích nổ ngòi khi mạch điện tử không làm việc.

    Phần mạch điện tử sử dụng IC vi xử lý PIC16F628 được bố trí trên một bo mạch có gắn kết hợp cổng nạp dữ liệu. Tất cả được đổ thành một khối đặc bằng keo silicon, dữ liệu được nạp trực tiếp từ các thiết bị chuyên dùng qua các đồng trục tới cổng nhận trên bo mạch.

    Và phần nguồn cung cấp cho mạch ngòi là nguồn pin đáp ứng yêu cầu về độ bền, bảo quản lâu dài cũng như khi sử dụng. Nguồn pin dùng loại lithium CR2 có tuổi thọ lâu dài, kích thước nhỏ gọn, điện lượng lớn, hiệu điện thế phù hợp với yêu cầu làm việc của mạch ngòi và chịu được gia tốc lớn khi bắn.

    Mạch ngòi đảm bảo các yếu tố: bo mạch có kích thước nhỏ gọn, đủ phần không gian trong ngòi; bo mạch đủ bền trong bảo quản cũng như khi bắn; dữ liệu về thời gian được lưu và khi không được cấp nguồn; dữ liệu về thời gian được nạp trực tiếp từ bộ nạp thông qua jack cắm; mạch ngòi sau khi chế tạo được thử nghiệm theo quy định.

    Sau khi hoàn thành, chế thử, Viện Vũ khí đã tiến hành bắn thử thành công đạn cối 100mm cát-xét dùng ngòi hẹn giờ điện tử, đạn nổ đúng như thời gian cài đặt ban đầu.

    Đề tài nghiên cứu ngòi hẹn giờ điện tử đạn cối 100mm cát-xét là đề tài định hướng đón bắt cho những dự án chế ngòi nổ hẹn giờ sẽ được triển khai trong vài năm tới như thiết kế ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...at-dan-hen-gio-dien-tu-cho-coi-100mm-3339441/
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    beta22, meo-ukimdungs thích bài này.
  7. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    "Thắt lưng buộc bụng" - Khái niệm xa xỉ với Malaysia: Không thể bỏ qua
    Trung tá Trịnh Ngọc Tiến / Trường Đại học Chính trị - BQP|29/07/2017 07:30 PM

    3
    [​IMG]
    Do khó khăn về tài chính và sự mất giá của nội tệ, NSQP buộc phải cắt giảm. Malaysia sẽ không thực hiện bất kỳ kế hoạch mua sắm lớn nào trong năm 2017.
    Do những khó khăn về tài chính và sự mất giá của đồng nội tệ; ngân sách quốc phòng buộc phải cắt giảm nên lực lượng vũ trang Malaysia sẽ không thực hiện bất kỳ kế hoạch mua sắm lớn nào vào năm 2017, và buộc phải thắt chặt các khoản chi

    Quân đội đến thời kỳ "thắt lưng, buộc bụng"

    Theo các nhà kinh tế, tháng 1/2016 đồng ringgit của Malaysia có giá trị 4,4 ringgit đổi 1 USD; tháng 1/2017 đồng ringgit trượt giá lên 4,5 ringgit đổi 1 USD. Nền kinh tế Malaixia đang bước vào thời kỳ giảm phát; do vậy ngân sách giành cho quốc phòng của Malaixia năm 2017 đã giảm 12%, xuống còn 3,6 tỉ USD.

    Trong năm tài khóa 2017, ngân sách quốc phòng của Malaixia sẽ chỉ tập trung vào việc tiếp tục thanh toán các hợp đồng mua vũ khí đã ký trước đây, như hợp đồng mua 4 máy bay vận tải quân sự Airbus A400M cho Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF); tàu tuần tra bờ biển và tàu hộ vệ tên lửa thế hệ thứ hai (LCS/ SGPV) cho Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) và các loại xe chiến đấu bộ binh AV-8 Gempita cho lục quân Malaysia.

    Những hợp đồng đã ký có triển vọng như hợp đồng mua 24 pháo tự hành M-109A5 Paladin cho lục quân hoặc việc nâng cấp các xe chở quân APC hiện có trong biên chế, mặc dù khó khăn về ngân sách, nhưng có thể vẫn tiếp tục thực hiện.

    Những hợp đồng mua bán lớn hơn, do khó khăn về ngân sách nên tạm thời bị đóng băng. Mặc dù hợp đồng đã được ký, như hợp đồng cung cấp tàu hộ vệ tên lửa giữa Malaysia và Trung Quốc, được ký vào năm 2016.

    Những điều chỉnh vềchiến lượcphòng thủ

    Trong ba năm trở lại đây, lực lượng vũ trang Malaysia đã thay đổi về mặt chiến lược. Trong đó chú trọng công tác phòng thủ, chống khủng bố và các lực lượng nổi dậy.

    Tổ chức điều chỉnh lực lượng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên bị chia làm hai khu riêng biệt đông và tây.

    Tập trung vào việc đảm bảo an ninh ở khu vực phía đông đảo Sabah, ngăn chặn sự xâm nhập của các phần tử khủng bố, lực lượng Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với vùng biển Sulu của Philipines. Trong hiện tại và tương lai gần, quân đội Malaysia không có kế hoạch tăng thêm nhân sự, mà giữ nguyên lực lượng hiện có.

    Lục quân

    Mặc dù phải "thắt lưng buộc bụng", nhưng quân đội Malaysia vẫn ưu tiên cung cấp 257 xe chiến đấu bộ binh AV-8 cho lực lượng lục quân, hợp đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018. Hiện có khoảng 50 chiếc đã được giao vào cuối năm 2016.

    Những chiếc xe này hiện đang phục vụ trong tiểu đoàn bộ binh cơ giới số 19 của Trung đoàn Hoàng gia Malaysia (19 RMV). Tiểu đoàn này có nhiệm vụ duy trì an ninh ở Đông Sabah.

    Vừa qua, giới chức lãnh đạo quân đội Malaysia có kế hoạch cho AV-8 thay thế các xe thiết giáp chở quân (APC) Condors và GKN Snakey trong một số đơn vị, nhưng do tài chính hạn hẹp nên chương trình này phải dừng lại.

    Với trang bị trong biên chế khoảng 300 chiếc APC Condors, dự kiến sẽ nâng cấp bất cứ lúc nào nếu có ngân sách. Hiện nay Lục quân Malaysia cũng đang đề nghị nâng cấp ngay 20 chiếc xe thiết giáp chống mìn MRAP Deftech AV-4 Lipanbara để sử dụng ở Đông Sabah. Tuy nhiên đề nghị này hiện vẫn chưa được thông qua.

    Tháng 9/2015, chính phủ Malaysia đã ký một hợp đồng mua một số hệ thống phòng không tầm thấp Starstreak-NG bán tự động với tập đoàn quốc phòng Thales có trị giá 122 triệu USD để bố trí bảo vệ các căn cứ không quân; việc giao hàng sẽ được thực hiện vào năm 2018.

    Mặc dù quân đội Malaysia đã nhận được một lượng nhỏ các hệ thống Starstreak để tiến hành huấn luyện và bắn thử. Nhưng với tình hình tài chính như vậy, kế hoạch giao hàng xong vào năm 2018 rất khó hoàn thành.

    Về mặt tổ chức - biên chế, lục quân Malaysia có kế hoạch thành lập thêm sư đoàn mới với phiên hiệu Sư đoàn 5. Cùng với 4 sư đoàn hiện có, nâng tổng số biên chế lên 5 sư đoàn.

    Dự kiến, Sư đoàn 5 nếu được thành lập sẽ cùng Sư đoàn 1 triển khai ở khu vực miền đông Malaysia với các bang Sabah và Sarawak. Trong đó Sư đoàn 5 sẽ chịu trách nhiệm về khu vực Sabah; Sư đoàn 1 chịu trách nhiệm về Sarawak.

    Việc thành lập Sư đoàn 5 có ý nghĩa quan trọng, khi hiện nay toàn bộ khu vực miền Đông Malaysia chỉ do một Sư đoàn 1 phụ trách. Đứng trước tình hình bất ổn ở khu vực miền Nam Philipines gần đây và sự thất bại của Nhà nước Hồi giáo IS ở khu vực Trung Đông; rất có thể chúng sẽ chọn khu vực Đông Nam Á để thành lập căn cứ mới.

    Do vậy, việc tăng cường lực lượng ở khu vực chiến lược này của quân đội Malaysia là hết sức cần thiết và cấp bách.

    Trước tình hình ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh như hiện nay thì việc thành lập Sư đoàn 5 chỉ mới dừng lại trên kế hoạch. Do vậy, trong thời gian tới, Sư đoàn 1 Lục quân Malaysia sẽ phải tiếp tục căng lực lượng để thực hiện nhiệm vụ trong lúc tình hình căng thẳng trong khu vực đang có chiều hướng gia tăng.

    Hải quân

    Theo kế hoạch của Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Adm. Kamarulzaman, hiện nay quân đội nước này đang trong giai đoạn tái cơ cấu đội tàu tuần tra xa bờ, giảm số lượng đặt mua tàu LCS/ SGPV các lớp từ 15 chiếc hiện nay xuống còn 5 chiếc. Đồng thời giãn tiến độ mua thêm 2 chiếc tàu ngầm thông thường Scorpene mà trước kia dự kiến hoàn thành vào năm 2019.

    Theo các nguồn tin từ hải quân, mặc dù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm; nhưng với một quốc gia bị chia cắt hẳn thành hai khu đông và tây như Malaysia. Việc giảm đầu tư vào xây dựng các hạm đội là một điều không mong muốn đối với giới lãnh đạo của đất nước này.

    Ngay từ năm 2006, quân đội Malaysia đã xây dựng kế hoạch dài hơi, trong đó hải quân sẽ mua các tàu hộ tống, tuần tra, được vũ trang mạnh cả tên lửa đối hải, đối đất, đối không và có năng lực chống ngầm. Nhưng do ngân sách quốc phòng liên tục bị cắt giảm nên kế hoạch chỉ thực hiện nhỏ giọt.

    Hiện tại Hải quân Malaisia đã trang bị hai tàu ngầm lớp Scorpene và họ muốn trang bị thêm hai tàu nữa để cho hạm đội tàu ngầm hoạt động được liên tục.

    Vì thực tế hải quân chỉ có hai tàu ngầm, dẫn đến những khoảng trống khi cả hai tàu đều bảo dưỡng, sửa chữa hoặc không hoạt động. Lúc này Hải quân Malaisia sẽ không có lực lượng tàu ngầm sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKM của Malaysia.

    Không quân

    Lực lượng không quân Malaysia (RMAF) đang phải đối mặt với thách thức của tình trạng thiếu kinh phí và máy bay mới bổ sung.

    Không quân Malaysia đã phải xây dựng lại kế hoạch cho các hoạt động của họ vào năm 2017, khi Chính phủ thông báo kế hoạch phân bổ ngân sách quốc phòng. Khoản ngân sách giành cho RMAF từ 607 triệu USD năm 2016 xuống còn 404 triệu USD cho năm 2017.

    Đã từ lâu, RMAF đã yêu cầu thay thế những chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng MiG-29N/NUB mua của Nga trước kia nhưng không có kinh phí và cũng chưa tìm thấy nguồn tài chính.

    Năm 2016, RMAF đã quyết định lựa chọn máy bay Gripen Saab JAS-39E của Thụy Điển để thay thế phi đội máy bay MiG-29N/NUB; nhưng do ngân sách như vậy, rất có thể sẽ phải đến năm 2020, RMAF mới có nguồn tài chính để thực hiện.

    Theo các nguồn tin của RMAF, trong thời gian chờ đợi, máy bay MiG-29N/ NUB của RMAF vẫn phải tiếp tục hoạt động. Mặc dù số lượng máy bay được cho là hoạt động tốt là khoảng bốn đến sáu chiếc trong số mười chiếc trong biên chế.

    Điểm sáng của RMAF là chương trình máy bay vận tải quân sự A400M. Với ba chiếc máy bay đã được đưa vào phục vụ mà không có bất kỳ khó khăn gì đáng kể; chiếc cuối cùng sẽ được giao vào năm 2017. Tuy nhiên, ba chiếc đầu tiên sẽ phải quay về Tây Ban Nha để trang bị cấu hình vận tải chiến thuật sau đó mới chính thức được sử dụng trong RMAF.

    Tương lai của lực lượng vũ trang Malaysia sẽ giảm mua sắm quốc phòng vì khó khăn về tài chính. Cắt giảm ngân sách không chỉ riêng với lực lượng vũ trang mà còn trong tất cả các bộ, ngành khác thuộc Chính phủ.

    Hiện tại, đồng ringgit của Malaysia đã ổn định trong sáu tháng đầu năm 2017, nhưng mức độ ổn định chưa cao; nền kinh tế Malaysia vẫn đang trong thời kỳ giảm phát.

    Cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018, ưu tiên của chính phủ Malaysia sẽ là các chương trình dân sinh chứ không phải ưu tiên cho quốc phòng, do vậy ngân sách giành cho lĩnh vực này sẽ bị thắt chặt.

    Mặt tích cực đối với lực lượng vũ trang Malaysia là một số chương trình mua sắm chính đều đang diễn ra suôn sẻ, hoặc sẽ được thực hiện mà không bị ảnh hưởng bởi tình hình ngân sách.

    Vấn đề lớn nhất vẫn liên quan đến lực lượng máy bay chiến đấu của không quân. Với yêu cầu cấp thiết phải trang bị các loại máy bay chiến đấu mới; tuy nhiên ngân sách giành cho yêu cầu này chưa thực sự rõ ràng.

    Ông Kamarulzaman, Tư lệnh lực lượng Hải quân Malaysia nói rằng: Các ràng buộc tài chính hiện nay buộc hải quân phải đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Và đây cũng là nguyên tắc chung có thể áp dụng cho lực lượng vũ trang Malaysia trong thời kỳ kinh tế đất nước khủng hoảng, ngân sách quốc phòng bị thắt chặt như hiện nay.
  9. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    cẩu cha copy vũ khí nó còn biết sửa lại chút cho khác , chó con lâu bâu copy - paste mà cũng ngu , chơi nguyên giàn phóng của Triều tiên ;)) qua copy lại bài chỉnh sửa của soha.vn đi cẩu dại , tau góp ý nó đã bỏ cái giàn phóng và tên lửa Triều tiên rồi kìa :))
    Lần cập nhật cuối: 31/07/2017
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    thì sao ? ảnh hưởng tới sinh lý của má mày ko ? tao quote từ dt nó đăng hết

    ảnh đó nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chủ đề, vì nó ko chú thích là dàn phóng của Mã lai thì dĩ nhiên nó chỉ minh họa vũ khí khí tài nói chung thế thôi

    còn cái nick kimdungs ngu thì sủa ngu mấy năm rồi, ko cần phải tỏ ra nguy hiểm :)) thầy còn được lên cả báo, đồng ý kiến với chuyên gia quốc tế, thì mấy thằng ngu như cháu có bới cả đới cũng ko ra lỗi

    Cháu kimdungs cay cú sủa đổng ngu trong này trông mà hài =)) bị vả mồm mấy lần

    http://ttvnol.com/threads/thuc-luc-...-cua-iran-syria.493823/page-138#post-42234957
    http://ttvnol.com/threads/luc-luong...fence-forces-p2.477616/page-291#post-42197337
    http://ttvnol.com/threads/quan-doi-an-do.441841/page-141#post-42194761
    Lần cập nhật cuối: 31/07/2017

Chia sẻ trang này