1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Việt Nam tự nâng cấp hệ thống phòng không SA-13
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để hệ thống SA-13 luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã tự nâng cấp vũ khí phòng không tự hành này.
    Theo Kênh QPVN, tại buổi làm việc với Nhà máy A34, Cục kỹ thuật Quân chúng Phòng không Không quân vừa qua, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu trong thời gian tới, ngoài nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật để hiện đại hóa vũ khí, khí tài phòng không tầm thấp thì Nhà máy A34 cần tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở duy nhất trong việc nghiên cứu sửa chữa, cải tiến và sản xuất vật tư, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế vũ khí trang bị kỹ thuật.

    Nhà máy A34 là đơn vị có đầy đủ hệ thống dây chuyền trang bị công nghệ, tài liệu công nghệ và đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành bảo đảm kỹ thuật tuyến cuối và phát triển cho lực lượng pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và thiết bị mặt đất, đảm bảo bay cho Quân chủng cũng như toàn quân.

    [​IMG]
    Thượng tướng Bế Xuân Trường thăm Nhà máy A34.
    Từ đầu năm đến nay, Nhà máy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật theo kế hoạch, chất lượng sản phẩm ổn định, tổ chức sửa chữa cơ động đảm bảo chặt chẽ, phối hợp triển khai dự án đầu tư công nghệ đáp ứng với yêu cầu đề ra.

    Tại buổi làm việc, Thượng tướng Bế Xuân Trường yêu cầu thời gian tới, Nhà máy A34 cần tiếp tục ứng dụng tốt kỹ thuật công nghệ để duy trì sự phát triển của lực lượng phòng không tầm thấp, phát huy hiệu quả quá trình đầu tư nâng cấp công nghệ sửa chữa lớn trang thiết bị đặc chủng đảm bảo bay để sẵn sàng đưa vào thực hiện, đảm bảo tốt cho các đơn vị huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    Được biết, những hệ thống phòng không tầm thấp đang được Nhà máy A34 nâng cấp gồm Strela-10M (SA-13 Gopher), pháo phòng không tự hành ZSU-23-4...

    Theo những thông tin được công khai, Strela-10M là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp điều khiển bằng quang/hồng ngoại có khả năng cơ động cao. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89.

    Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa.

    Mỗi xe Strela-10M mang 4 đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.

    Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến.

    Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV),...

    Strela-10M đã tham gia Chiến tranh vùng Vịnh (1991) và Chiến tranh Kosovo (1999) với hiệu suất chiến đấu khá tốt, bắn rơi tại chỗ và bắn bị thương nhiều máy bay của Liên quân (NATO và đồng minh), nhất là dòng máy bay săn diệt tăng A-10 ThunderBolt.

    Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Liên Xô đã viện trợ cho Viêt Nam hệ thống Strela-10M (không xác định số lượng). Và vũ khí này hiện được sử dụng để bảo vệ những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Việt Nam.
  2. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Việt Nam tự sửa chữa máy bay C-295M
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để máy bay trong tình trạng tốt nhất và tránh phụ thuộc vào bên ngoài, Việt Nam đã có thể tự sửa được máy bay vận tải thế hệ mới C-295M.
    Trong bài viết mới đây "Lữ đoàn 918 nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật hàng không" của báo PK-KQ có đăng tải hình ảnh cho thấy, các cán bộ, sĩ quan Việt Nam đang tự sửa chữa máy bay vận tải mới nhất trong Không quân Việt Nam - chiếc C-295M.

    Trước khi có bước tiến này, Việt Nam đã có thể tự sửa chữa và nâng cấp hầu hết các chiến đấu cơ có trong trang bị, kể cả tiêm kích đa năng Su-30MK2 và Su-27. Mới đây, trong bài viết "Thành công nhờ chủ động, sáng tạo" được đăng tải trên báo QĐND cho biết, thời gian qua, Nhà máy A32 đã sửa chữa, đưa vào bay thử thành công 30 máy bay các loại, bảo đảm tốt các chỉ số kỹ thuật và bàn giao cho các đơn vị.

    [​IMG]
    Máy bay C-295M của Không quân Việt Nam.
    Ngoài ra, nhà máy còn thay 4 phoam thùng dầu và sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu máy bay Su-30MK2; sản xuất 188 ống dẫn nhiên liệu, ống khí cao áp đặc chủng, bộ đèn phòng không khí tài đặc chủng xe TZM...

    Nhà máy A32 còn sửa chữa, thay thế các bộ phận, linh kiện cho các đơn vị phòng không; sửa chữa hệ thống thủy lực điều khiển quay ăng-ten radar trên tàu; chế tạo và gia công cơ khí các linh kiện cho Nhà máy X51 và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

    Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sửa chữa kỹ thuật hàng không, nhà máy đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy trí tuệ tập thể, thiết kế hàng trăm bản vẽ cơ khí để gia công, chế tạo các linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa, sản xuất.

    Không chỉ có vậy, Nhà máy A32 còn biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu song ngữ, đặc biệt là bộ quy trình công nghệ sửa chữa lớn, tăng niên hạn sử dụng máy bay Su-22 và Su-27.

    Thành công của nhà máy đã khiến Nga ngạc nhiên, trong bài viết mới đây với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước", tạp chí quốc phòng VPK của Nga cho biết Việt Nam đã tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.

    Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài. Để thực hiện chương trình này, gần đây Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy quốc phòng A32 ở Đà Nẵng.

    "Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu", nguồn tin khẳng định.

    Theo VPK, để có được kết quả này, Nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ đi tập huấn tại nước ngoài nhơng diều quan trọng hơn, Việt Nam đã phát huy được khả năng sáng tạo trong việc tiếp cận với những công nghệ mới.
  4. Tan_Vuongx

    Tan_Vuongx Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    259
    Nhiệm vụ của Spyder-MR trong phòng không Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Phòng không Việt Nam vừa lần đầu tiên bắn thử hệ thống Spyder-MR do Israel sản xuất. Vậy vũ khí này có nhiệm vụ gì trong lưới lửa phòng không Việt Nam?
    Theo báo QĐND, trong cuộc diễn tập, bắn đạn thật các lực lượng phòng không năm 2017 diễn ra ngày 5/9 nhằm đánh giá thực trạng kết quả công tác huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không, lần đầu tiên hệ thống tên lửa Spyder-MR Việt Nam khai hỏa và diệt thành công mục tiêu giả định.

    Nhà sản xuất Israel cho biết, khi chính thức tham gia thành phần của lưới lửa phòng không Việt Nam, nhiệm vụ của Spyder-MR chủ yếu làm lá chắn phòng thủ điểm.

    Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.

    Spyder sử dụng 2 loại đạn tên lửa: đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby và đạn tên lửa có đầu tự dẫn thụ động công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng Python-5.

    Spyder ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.

    Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại. Spyder có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...spyder-mr-trong-phong-khong-viet-nam-3342573/
  5. Tan_Vuongx

    Tan_Vuongx Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    259
    Vì sao Thái Lan tự tin khẳng định S26T là "vua tàu ngầm" Đông Nam Á?
    Sao Đỏ|07/09/2017 07:00 PM

    4
    [​IMG]
    Type 039A (hay còn được gọi bằng cái tên Type 041) là thế hệ tàu ngầm diesel - điện tiên tiến nhất hiện nay của Hải quân Trung Quốc.
    Hải quân Thái Lan bảo vệ kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc
    Type 039A Yuan là lớptàu ngầmđầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống đẩy độc lập với không khí (AIP). Mặc dù dựa trên loại Type 039 thế hệ cũ, nhưng thực tế giữa Type 039 và Type 039A có rất ít điểm tương đồng, chính vì vậy mà nó thường được gọi bằng tên định danh Type 041.

    Kế thừa những thành tựu thu được từ tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, kết hợp với tiềm lực khoa học công nghệ trong nước, Type 041 nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia quân sự thế giới như rất yên tĩnh, hỏa lực cực mạnh, mức độ tự động hóa cao, thời gian hoạt động dưới nước dài.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 041 Yuan của Hải quân Trung Quốc

    Ngày 2/7/2015, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã chính thức lựa chọn nền tảng Type 041 của Trung Quốc làm nguyên mẫu để yêu cầu Bắc Kinh chế tạo một phiên bản tàu ngầm phù hợp với tình hình thực tế của họ, biến thể này nhận định danh S26T.

    Tháng 5/2017, hợp đồng thi công đóng mới chiếc S26T đầu tiên đã được ký, dự kiến con tàu sẽ đi vào phục vụ sau năm 2020. Theo kế hoạch, chiếc thứ hai và thứ ba sẽ được mua sắm trong vòng 11 năm tiếp theo, giá trị mỗi tàu ngầm ước khoảng 13,5 tỷ Bath (tương đương 390 triệu USD).

    [​IMG]
    Đồ họa tàu ngầm S26T Trung Quốc đang đóng cho Thái Lan

    Dựa trên những thông tin ban đầu, S26T có kích thước nhỏ hơn Type 041 với chiều dài 66 m; chiều rộng 8 m; mớn nước khi nổi 8,2 m; lượng giãn nước 1.850 tấn khi chạy nổi, 2.300 tấn khi di chuyển ngầm; thủy thủ đoàn 38 người.

    Tàu có vận tốc tối đa 18 hải lý/h, lặn sâu 300 m, tầm hoạt động 8.000 hải lý khi chạy ở tốc độ kinh tế 16 hải lý/h, thời gian bám biển 60 ngày, đặc biệt thời gian lặn liên tục lên tới 21 ngày (gấp 3 - 4 lần tàu ngầm không có AIP).

    [​IMG]
    So sánh tính năng của S26T với các tàu ngầm khác trong khu vực Đông Nam Á

    Điều khiến Hải quân Hoàng gia Thái Lan tự hào nhất về tàu ngầm của mình trước các "đối thủ" khác trong khu vực Đông Nam Á đó là nó được trang bị đầy đủ cả tên lửa hành trình chống hạm (ASM) lẫn hệ thống đẩy độc lập với không khí (AIP).

    So sánh với Scorpene (Scorpion) của Malaysia, biến thể này bị cắt giảm AIP so với nguyên bản, chỉ có tên lửa MM39 Exocet Block II tầm bắn 40 km; DW1400T của Indonesia thì thiếu cả hai; Kilo 636 của Việt Nam không có AIP; trong khi tàu ngầm tương lai Type 218 SG của Singapore dự kiến vẫn chưa được tích hợp tên lửa diệt hạm.

    Hiện tại hầu hết nhận định đều cho rằng S26T sẽ mang biến thể phóng từ dưới nước của C-802, nhưng khả năng rất cao là Bắc Kinh sẽ bán cho Bangkok phiên bản xuất khẩu của YJ-18 (bản sao 3M54 Klub), giúp tàu ngầm Thái Lan có năng lực tung đòn tấn công tầm xa ngang Kilo 636 của Việt Nam, thậm chí còn phá hủy được mục tiêu mặt đất.

    Rõ ràng với những thông số lý thuyết nêu trên, S26T tỏ ra ưu việt hơn mọi lớp tàu ngầm đang phục vụ trong hải quân các quốc gia Đông Nam Á khác. Tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian để kiểm chứng xem độ ổn định của nó có tốt hay không, vì trong quá khứ Thái Lan đã khá nhiều lần "dính phốt" do mua phải vũ khí chất lượng kém từ Trung Quốc.

    http://soha.vn/vi-sao-thai-lan-tu-t...vua-tau-ngam-dong-nam-a-20170907160705923.htm
  6. Tan_Vuongx

    Tan_Vuongx Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    259
    Pháo ZU-23-2 Việt Nam diệt mục tiêu xa trên 5km
    (Quốc phòng Việt Nam) - Với phương án trang bị tên lửa cho pháo phòng không tự hành ZU-23-2, sức mạnh và tầm bắn của những vũ khí không còn mới sẽ tăng lên rất nhiều.
    Theo Kênh QPVN, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đang thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, dễ vận hành, nâng cao tính cơ động cho pháo, giảm tối đa sức lực của bộ đội khi triển khai và thu hồi pháo, công trình này đã tiết giảm được đáng kể ngân sách quốc phòng.

    Cấu hình vũ khí do Việt Nam sản xuất về cơ bản không khác biệt nhiều so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Theo những hình ảnh được công bố, hệ thống pháo tự hành ZU-23-2 của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Igla - dòng tên lửa Việt Nam đã tự chủ sản xuất.

    [​IMG]
    Pháo tự hành ZU-23-2 Việt Nam.
    Với cách trang bị vũ khí này, pháo phòng không tự hành ZU-23-2 sẽ có tầm tác chiến cực ấn tượng bởi đạn tên lửa tổ hợp Igla có thể hạ mục tiêu ở cự ly đến 5,2km, độ cao 3,5-4km. Để tăng khả năng diệt mục tiêu, khẩu pháo tự hành này đã được nâng cấp với khối điều khiển xác định mục tiêu và lấy phần tử bắn tự động.

    Hệ thống gồm một máy đo xa laser, kính ngắm quang-điện tử có khả năng hoạt động ngày/đêm. Lắp bộ phận nạp đạn tự động giúp nâng cao tốc độ bắn. Bộ phận điều khiển hỏa lực sẽ tự động điều chỉnh góc nâng của pháo theo tham số mục tiêu từ hệ thống cảm biến.

    Khối điều khiển hoạt động bằng điện với khả năng quay 360 độ cho phép quan sát tốt hơn. Hệ thống cảm biến, điều khiển hỏa lực và pháo kết nối với nhau tạo thành một khối thống nhất giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu.

    Các thông tin về mục tiêu được hiển thị lên màn hình để pháo thủ quan sát và điều khiển pháo sao cho đường ngắm nằm ở trung tâm mục tiêu trong chế độ bám sát cũng như thực hành bắn. Việc điều khiển pháo và hệ thống cảm biến khá dễ dàng bằng cần kiển khiển cầm tay.

    Trước đây khi chưa cải tiến, pháo ZU-23-2 được vận hành bằng tay hoàn toàn nên cần rất nhiều người, do đó rất không phù hợp để triển khai ở các khu vực biển đảo. Sau nâng cấp, người chỉ huy bắn và toàn bộ ê kíp của ZU-23-2 được giảm chỉ còn một pháo thủy duy nhất.

    Việc tự động hóa toàn bộ quá trình xác định mục tiêu, tính toán phần tử bắn và điều khiển hỏa lực của pháo ZU-23-2 vừa tinh gọn biên chế trong khi lại nâng cao hiệu suất tác chiến. Tầm bắn sau cải tiến vẫn duy trì như trước.

    Ngoài ra, cơ cấu điều chỉnh cự ly mục tiêu bằng tay trước đây bằng hệ thống đo xa laser và ảnh hồng ngoại. Với cơ cấu cũ, pháo thủ mất khá nhiều thời gian để xác định cự ly, nhưng tọa độ mục tiêu chỉ ở mức tương đối không được chính xác như hệ thống mới.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...2-viet-nam-diet-muc-tieu-xa-tren-5km-3342826/
  7. Tan_Vuongx

    Tan_Vuongx Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    259
    Việt Nam sản xuất đạn chống tăng OG-9
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo Kênh QPVN, Nhà máy Z117 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện đang sản xuất đạn chống tăng đạn PG-9 và OG-9.
    Theo nguồn tin này, hiện nay Nhà máy Z117 đã có nhiều cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng, đặc biệt là các sản phẩm cụm bộ lửa, đạn PG-9, OG-9.

    Được biết, OG-9 là loại đạn nổ phá mảnh được sử dụng để tiêu diệt binh lực, sinh lực đich, tiêu diệt các ổ hỏa lực của đối phương trên tầm bắn đến 1000m và tiêu diệt địch co cụm trên khoảng cách đến 4500m.

    Đạn phóng lựu nổ phá OG-9 có cấu tạo vỏ đạn làm từ gang dẻo phía trong có thuốc nổ phá khối lượng 735g loại TNT và bộ phận ổn định quỹ đạo đường đạn:

    Ống thuốc phóng được khoan hàng lỗ thoát khí vuông góc với nhau và có tám cạnh cánh cố định nổi lên, trên cánh các đường cắt xiên để đạn quay quanh trục khi bay trong không khí; Đuôi ống phóng có bộ phận mấu kết nối với liều phóng và vạch đường.

    [​IMG]
    Đạn chống tăng do Việt Nam tự sản xuất.
    Đạn OG-9M khác với đạn OG-9, sử dụng gang có độ bền cao và thuốc nổ TNT (TD50) khối lượng 660g. OG-9M1 vỏ gang có độ bền cao sử dụng thuốc nổ loại TNT (690g).

    Liều phóng đạn OG-9P theo cấu tạo và hoạt động tương tự như liều phóng của đạn PG-9P, nhưng khối lượng thuốc phóng NBL-42 nhỏ hơn– 780g. Để tăng cường khả năng giữ chắc đuôi đạn khi bay trong không khí, trên ống phóng đạn có đặt vòng xuyên kẹp với các khuyết hình chữ T.

    Tại vị trí lắp đai vòng xuyến có khoan 2 lỗ. Khi thuốc cháy của kíp nổ cháy, lửa sẽ phụt qua hai lỗ khoan, làm biến dạng các mấu của đai khóa vòng xuyến, khóa cứng đuôi đạn với đầu đạn của đạn OG-9.

    Ngòi nổ phá OG-9 bao gồm có: Vỏ đầu nổ hình côn với kíp nổ; Bộ phận khởi động đầu nổ tầm xa, chạm nổ và kích nổ xuyên chéo.

    Bộ phận cơ khí quán tính được sử dụng để kích hoạt đầu nổ sẵn sàng chiến đấu trong khoảng cách 2,5 – 18m tính từ mặt cắt của nòng súng và có: vỏ ngòi nổ với các rãnh cắt chuyên dụng, lò xo của vỏ đạn, bi khóa và 4 viên bi khóa an toàn. Các rãnh cắt trên thành của vỏ ngòi nổ có dạng hình ziczag, xuyên thấu qua và đường thẳng..

    Bộ phận kim hỏa được sử dụng để kim hỏa đập vào hạt lửa của kíp nổ khi va chạm với vật cản và có tác dụng hoạt động tức thì, quán tính. Bộ phận kim hỏa bao gồm có Nắp đầu kim hỏa, quả trọng lực với chốt khóa ngang và rãnh, kim hỏa, vỏ kim hỏa và lò xo hình côn.

    Bộ phận quán tính bao gồm có: bạc đệm, ống chưa kíp nổ và đệm bảo vệ.

    Bộ phận kích nổ xuyên chéo là là bộ phận dùng để kích nổ đạn khi gập vật cản với góc chéo va chạm lớn hơn 8 độ, bộ phận bao gồm có ống định hướng hình côn kết nối với ống chứa kíp nổ, vòng xuyến định hướng hình côn và thuốc nổ mồi. Để cho bạc quán tính không chuyển động, vòng xuyến được giữ bằng lò xo nén và cạnh của ống chứa kim hỏa.

    Việc Việt Nam tự chủ trong việc sản xuất đạn OG-9 có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, không bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-san-xuat-dan-chong-tang-og-9-3342867/
  8. Tan_Vuongs

    Tan_Vuongs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/09/2017
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    12
    Việt Nam ứng dụng UAV viễn thám và vệ tinh VNREDSat-1 cho nhiệm vụ quân sự
    Sao Đỏ|18/09/2017 07:00 AM

    2
    [​IMG]
    Chụp, trinh sát bằng UAV là một bước quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và bản đồ 3D có độ chính xác cao phục vụ mục đích quân sự.
    Công nghệ viễn thám trong ngành địa hình quân sự
    Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu đã đưa vào khai thác nhiều loại UAV viễn thám phục vụ công tác lập bản đồ địa hình quân sự theo dạng số hóa 3D.

    Trong các phóng sự phát trên kênh Truyền hình Quốc phòng, hình ảnh về UAV GeoScan 101 do công ty GeoScan có trụ sở tại St. Petersburg, Nga sản xuất đã liên tục được giới thiệu.

    [​IMG]
    UAV GeoScan 101 số hiệu 10126 của Quân đội Việt Nam. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    Đặc trưng của chiếc máy bay không người lái này chuyên dùng trong công tác xác lập bản đồ địa hình quân sự hoặc đo đạc viễn thám từ trên không này là mức độ tự động hóa cao trong tất cả mọi hoạt động, từ lập kế hoạch bay cho tới xuất dữ liệu cuối cùng nhờ phần mềm Agisoft PhotoScan Pro cài đặt sẵn.

    [​IMG]
    Máy tính điều khiển của UAV GeoScan 101 số hiệu 10126. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    Được giao khai thác khí tài hiện đại, các cán bộ của Cục bản đồ, mà cụ thể ở đây là Thiếu tá - Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàn, Trợ lý phòng Bản đồ - Viễn thám, Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu đã xây dựng hoàn thiện và bảo vệ thành công hàng loạt đề tài khoa học cấp nhà nước có giá trị ứng dụng cao trong cũng như ngoài quân đội.

    Một trong những đề tài tiêu biểu có thể kể ra đây chính là ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ.

    [​IMG]
    Bản đồ địa hình 3D khu vực miền núi phía Bắc. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

    Làm chủ công nghệ viễn thám chính là tiền đề nhằm tạo ra tiềm lực về khoa học và công nghệ vũ trụ, từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh, đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực theo tinh thần Quyết định số 137/2006/QĐ/TTg ngày 14/6/2006 về "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

    http://soha.vn/viet-nam-ung-dung-ua...-1-cho-nhiem-vu-quan-su-20170918001424511.htm
  9. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Việt Nam tự sản xuất vũ khí ngụy trang
    (Quốc phòng Việt Nam) - Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức nghiệm thu vũ khí ngụy trang Mô hình Su-30 dạng bơm hơi do Nhà máy Z176 sản xuất.
    Thông tin này được báo PK-KQ nói đến trong bài viết đăng tải ngày 27/9. Tại sự kiện này, đại diện Nhà máy Z176 đã báo cáo quá trình và kết quả thực hiện việc nghiên cứu công nghệ và sản xuất Mô hình máy bay Su-30. Hội đồng nghiệm thu đã thẩm định và công nhận kết quả sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đề ra.

    [​IMG]
    Mô hình tiêm kích Su-30.
    Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới…

    Theo những thông tin được công khai, cùng với Việt Nam, Quân đội Nga cũng được trang bị các mẫu vũ khí trang bị bơm hơi để ngụy trang, tạo giả có thể đánh lạc hướng đối phương và dẫn dụ vũ khí tấn công của khỏi các đơn vị chiến đấu thật.

    Các mô hình tạo giả hệ thống tên lửa S-300, xe tăng Т-72 và Т-80, tiêm kích Su-27 và MiG-31 có chức năng đặc biệt, Trưởng Phòng thí nghiệm của Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPP) Rusbal ở thành phố Khotkovo Yuri Stepanov cho biết.

    "Các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại không cho phương tiện kỹ thuật thật cơ hội sống còn. Nhờ các mô hình bơm hơi, chúng tôi có thể nâng cao khả năng sống còn cho các hệ thống vũ khí trang bị thật. Đối phương sẽ tiêu diệt các mục tiêu giả, và như vậy là tiêu hao thời gian quý báu để tìm các mục tiêu thật", - ông Stepanov nói.

    Trọng lượng trung bình của một đơn vị binh khí kỹ thuật bằng cao su là 30 kg. Mô hình được làm bằng vải không ngấm nước và chiếm ít thể tích khi gấp lại. Các xe tăng và máy bay tiêm kích bơm hơi đạt kích thước của xe tăng, máy bay thật trong vòng 5 phút, trong khi đó ta không thể phân biệt chúng với các phương tiện kỹ thuật thật ở cự ly 100 m, nhà sản xuất khẳng định.

    Các mô hình bơm đầy hơi tạo giả dấu hiệu nhiệt và radar của các binh khí kỹ thuật thật. “Từ trên không, đối phương sẽ không phát hiện ra đồ rởm, bởi vì trong các mô hình cũng có bộ tạo giả nhiệt động cơ, còn nhờ lớp phủ đặc biệt trên vải, các xe tăng giả cũng phản xạ sóng radar của đối phương”, - ông Stepanov giải thích.

    Việc thay đổi trạng thái của mô hình từ trạng thái hành quân sang chiến đấu cũng cho phép tạo giả thay cho mục tiêu thật. Ví dụ, một xe tăng quay tháp, mở cửa nắp. Các mô hình bơm hơi dần thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ dán. Theo ông Stepanov, NPP Rusbal đã mấy năm sản xuất hệ thống tên lửa S-300 bơm hơi theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Ngoài ra, Quân đội Nga còn “đưa vào trang bị” cả máy bay mô hinh Su-27 và MiG-31.

    Được biết, trong chiến tranh Việt Nam bộ đội tên lửa Việt Nam từng dùng các mô hình tên lửa S-75 bằng cót ép để đánh lừa hoạt động trinh sát của Không quân Mỹ. Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả trong nỗ lực chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

    Việc sử dụng các mô hình bơm hơi cũng giúp lực lượng dưới mặt đất "phô trương thanh thế". Những tấm ảnh thu được từ hoạt động trinh sát đường không sẽ khiến đối phương phát hoảng vì sự gia tăng chóng mặt của số lượng vũ khí dưới đất.

    Một lợi ích nữa của việc sử dụng mô hình bơm hơi là khiến đối phương lãng phí bom, đạn tấn khi họ tấn công các mục tiêu giả. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại.
    ưhttp://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-tu-san-xuat-vu-khi-nguy-trang-3343969/
  10. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Việt Nam sản xuất linh kiện cho tên lửa Kh-29
    (Quốc phòng Việt Nam) - Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 - thiết bị dùng cho tên lửa Kh-29 trên Su-27/30MK2.
    Thông tin này được nói đến trong bài viết đăng tải trên báo PK-KQ hồi đầu năm 2017. Trong thời gian qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.

    Đặc biệt, Viện còn nghiên cứu, chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa Kh-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK và nhiều nhiệm vụ khác.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30 Việt Nam.
    Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

    Tên lửa Kh-29 là loại tên lửa siêu âm có thể tấn công các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.

    Giá phóng Kh-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt. Cấu hình mang tối đa Kh-29 trên Su-27/30 là 6 đạn.

    Đầu đạn của tên lửa Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.

    Ngòi nổ của Kh-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).

    Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 - 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản X-29TE).

    Khi khai hỏa Kh-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên Kh-29 bung ra, động cơ tên lửa sẽ kích hoạt. Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay.

    Điều thú vị là Kh-29 có một đuôi lửa lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng.

    Và với đầu đạn năng tới 320kg, tên lửa Kh-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn chỉ với một phát bắn duy nhất.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...san-xuat-linh-kien-cho-ten-lua-kh-29-3344131/

Chia sẻ trang này