1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Chả phải là thằng Phi anh hùng khiến TQ phải sợ mà là thằng TQ ngại thằng đại k của Phi mà thôi.
    VN chả nhận thằng nào là đại K mà sức mình lại chưa mạnh nên mới bị bắt nạt. Vậy nên VN cần tập thể dục nhiều hơn cho khỏe :D
    VN mới tậu được mấy bộ dụng cụ thể thao, gồm 2 bộ xà đơn tên là Ghẻ, 2 đôi vợt tenis tên là Bastion, hơn chục quả bóng đá tên là Su30, sắp tới sẽ tậu cả tạ cử giật cử đẩy tên là Kilo nữa (bộ tạ này nghe nói nặng lắm, hàng xịn hẳn hoi), toàn là dụng cụ thể thao từ Nga cả.
    viteubao thích bài này.
  2. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Pantsir-S1 sẽ tới Malaysia


    (1/7/2012 2:42:04 PM) Malaysia đã bày tỏ mong sự quan tâm tới hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng với Nga.


    Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 11/2011, đoàn quan chức quốc phòng Malaysia được giới thiệu về hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1, tên lửa chống tăng Kornet-EM và các loại súng phóng lựu.

    Đoàn đã thăm xưởng lắp ráp xe quân sự hạng nặng của Công ty Shcheglovsky, sau đó tiếp tục thảo luận về vũ khí độc đáo này tại Viện thiết kế KBP. Kết thúc cuộc họp giữa quan chức quốc phòng 2 nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, ông Ahmad Zahid bày tỏ sự tục ủng hộ thảo luận hợp tác kỹ thuật quân sự với phía Nga.

    Để tiếp nối sự hợp tác trên, Cục Thiết kế Cơ khí Tula của Nga sẽ mang các hệ thống vũ khí trên, cùng với hệ thống pháo phòng không Palma tới Malaysia, để tham dự triển lãm LIMA-2011, tổ chức từ 6-10/12. Tại đây, các quan chức quân sự Nga sẽ đàm phán với các đại biểu quân sự đến từ các nước châu Á - Thái Bình Dương.



    [​IMG]
    Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 sẽ có mặt tại triển lãm LIMA-2011, tổ chức tại Malaysia từ ngày 6-10/12.

    Pantsir-S1 là một hệ thống pháo/tên lửa phòng không vượt trội so với các hệ thống tương tự trên thế giới. Điểm mạnh của hệ thống Pantsir-S1 là có thể đánh chặn hiệu quả các loại bom, tên lửa...của đối phương và tiêu diệt máy bay bay thấp.

    Pantsir-S1 có thể đảm bảo hiệu quả tối đa và sự ổn định đường đạn của các quả pháo, tên lửa của hệ thống trong điều kiện đối phương gây nhiễu mạnh và có những đặc điểm chiến thuật thích hợp với nhiệm vụ phòng không chiến thuật.

    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TuongQuanQuanSu&obj=bc74be02-efc8-42d6-8ffa-d52d70259273
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    2024: Indonesia sẽ có 24 tàu tên lửa tàng hình nội địa


    (1/6/2012 1:30:21 PM) Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu cho ngành công nghiệp đóng tàu nước này chế tạo tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI -40 cho đến năm 2024.


    Trong chuyến thăm mới nhất tới nhà máy công nghiệp đóng tàu Hải quân PT Palindo Marine (PMI) ở Batam vào hôm 4/12/2012, Chuẩn Đô đốc Hải quân Indonesia TNI Sumartono đã tuyên bố rằng, tới năm 2024, Hải quân Indonesia sẽ có tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI-40 được triển khai đến khu vực biển Tây Indonesia và biển Bắc Sulawesi.


    Trong khi đó, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie cho biết thêm rằng, "tàu tấn công tên lửa tốc độ cao thuộc dự án KRI-40 là không thể thiếu được đối với các vùng lãnh hải và vùng hải đảo của nước này".

    Hải quân Indonesia đã đưa vào vận hành tàu tên lửa tốc độ cao (KCR) KRI-641 từ tháng 9/2011, trong khi một chiến hạm cùng loại khác là KRI Kujang-642 đang trong giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị và vũ khí.



    [​IMG]
    Tàu tên lửa cao tốc tàng hình Cluirt–641

    Cả hai tàu tên lửa thuộc dự án KRI-40 đều được đóng bởi nhà máy công ty đóng tàu PT Palindo.

    Tàu tên lửa cao tốc tàng hình KRI-40 được ứng dụng các công nghệ hiện đại và có thể tàng hình trước radar của đối phương. Tàu có tải trọng khoảng 250 tấn, chiều dài thân tàu 44 m, rộng 7,4 m và mướn nước 1,54 m.

    Tàu tên lửa tên lửa dự án KRI-40 sử dụng 3 động cơ diezen MAN V12 công suất 1.800 mã lực, sử dụng 3 chân vịt 5 cánh và có tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ (48 km/h). Thủy thủ đoàn 35 người và có một cabin nghỉ ngơi cho 13 thủy thủ.

    Vũ khí của tàu dự án KRI-40 bao gồm 4 ống phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất, 2 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí ở phía đuôi tàu. Ở phía mũi tàu có một bệ pháo 20 mm để bắn máy bay và tấn công tàu mặt nước.


    [​IMG]

    Ngoài ra, ở tàu KRI-40 Kujang thứ hai sẽ được trang bị cả một ụ pháo 6 nòng 30mm AK-630 để phòng thủ tầm gần, hệ thống phóng mồi bẫy, gây nhiễu điện tử.

    Nhân chuyến thăm, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Sjafrie đã lên tàu KRI Kujang và thực hiện chuyến hành trình từ Batam đến Bintan với tốc độ 20 hải lý/h

    Theo dự kiến, nhà máy đóng tàu PT Palindo sẽ hoàn thành chế tạo tàu tên lửa cao tốc thứ ba của dự án KRI-40 vào năm 2014.

    Với việc chế tạo thành công tàu tên lửa cao tốc Cluirt–641 và tàu Kujang-642, Indonesia đánh dấu một bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo tàu chiến hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, họ đã tự đóng được chiến hạm cỡ nhỏ mà có khả năng tàng hình.


    [​IMG]

    [​IMG] Theo Ankara - GiaoducVN

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mua sắm quốc phòng của Malaysia năm 2012


    (1/6/2012 9:07:54 AM) Đối mặt với ngân sách bị cắt giảm mạnh, Malaysia phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn cho chiến lược mua sắm quốc phòng trong năm 2012.


    Gặp phải nhiều vấn đề chính trị khi trong mùa bầu cử sắp tới, bất kỳ khoản chi quốc phòng nào của chính quyền cũng bị phe đối lập đem ra “mổ xẻ”. Điều này buộc chính phủ Malaysia phải cực kỳ cẩn trọng trong việc mua sắm trang thiết bị quân sự.

    Hiện tại, các hợp đồng ký với nhà thầu trong nước, vốn đem lại lợi nhuận, việc làm cho người dân vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế này. Ví dụ, trong tháng 2/2011, công ty nội địa Deftech đã thắng thầu môt hợp đồng thiết kế, phát triển và cung cấp cho quân đội Malaysia 257 xe bọc thép chở quân AV-8 8x8 trị giá đến 2,42 tỷ USD.

    Thêm nữa, cho đến tháng 12/2011, chính phủ Malaysia sẽ chính thức ký hợp đồng với nhà máy đóng tầu Boustead để đóng 6 tầu tuần tiễu SGVP (Second Generation Patrol Vessel) trị giá 1,92 tỷ USD. Các khoản chi này đều không được tính vào chi phí quốc phòng hàng năm.

    Tuy nhiên, ngoài những hợp đồng trên, kế hoạch chi cho quốc phòng năm 2012 mới được chính phủ Malaysia thông báo cho thấy hàng loạt khoản chi sẽ bị cắt giảm trong giai đoạn 2012-2013.

    Cụ thể, lục quân Malaysia yêu cầu cung cấp một khoản kinh phí trang bị mới trị giá 371 triệu USD nhưng chỉ được cấp 173 triệu, bị cắt giảm tới hơn 50%.

    Tình hình đối với hải quân còn tồi tệ hơn khi họ chỉ được cấp 243 triệu USD, tương đương 17,4% khoản đề xuất yêu cầu tới 1,4 tỷ. Lực lượng không quân cũng chịu sự cắt giảm tương tự khi được cấp 315 triệu USD so với khoản đề xuất 796 triệu.

    Việc cắt giảm chi tiêu như trên đã gây sốc đối với toàn bộ cả ba quân chủng, do đó, họ đều sẽ phải giải bài toán khó là giữ lại và bỏ đi chương trình vũ khí nào.

    Lục quân

    Chế tạo và trang bị xe bọc thép AV-8 8x8 là dự án tối quan trọng của lục quân Malaysia. Mẫu thử của loại xe này sẽ bắt đầu thử nghiệm từ giữa năm 2012.

    Đây là loại xe bọc thép được Deftech phát triển dựa trên xe bọc thép FNSS Par của Thổ Nhĩ Kỳ. Dự tính 257 chiếc trang bị cho lục quân Malaysia sẽ được sản xuất với 12 biến thể.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh ACV-300 Adnan của quân đội Malaysia
    AV-8 dự tính sẽ được trang bị hệ thống điện tử dạng mở, có thể tùy biến dễ dàng do Thales cung cấp và hệ thống giám sát, quan trắc tầm xa Vingtaqs-2 được cung cấp bởi công ty Rheinmetall Nordic AS của Đức.

    Tuy nhiên và thời điểm hiện tại, Malaysia chưa ký được hợp đồng cung cấp hệ thống tháp pháo, pháo 30 mm cũng như tên lửa chống tăng gắn kèm với bất cứ công ty nào.

    Theo dự tính, gói thầu cung cấp vũ khí này sẽ được mở vào tháng 12/2011 với ba nhà cung cấp chính là FNSS với hệ thống tháp pháo Sharpshooter (có thể tương thích ngược với cả loại xe chiến đấu bộ binh ACV-300 Adnan mà Malaysia đang sử dụng), Denel và Oto Melara.

    [​IMG]
    Chưa có trực thăng tấn công, lục quân Malaysia vẫn phải vận hành những chiếc trực thăng trinh sát hạng nhẹ A109

    Ngoài AV-8, Malaysia cũng đang tìm cách trang bị thêm 24-30 xe bọc thép 6x6 cho quân đội nước này đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong lực lượng hỗn hợp (UNIFIL) của liên hợp quốc tại Lebanon.

    Theo truyền thông Indonesia, có vẻ công ty Pindad Anoa của đất nước vạn đảo đã thắng thầu hợp đồng này, tuy nhiên Malaysia đã phủ nhận thông tin trên. Do nhiệm vụ UNIFIL của Malaysia không thể trì hoãn nên chương trình này sẽ được tiến hành bằng số tiền ít ỏi trong năm 2012.

    Dự án duy nhất bị gián đoạn sang năm 2013 của Indonesia là chương trình trang bị một phi đội gồm 12 trực thăng tấn công mới, là một phần nỗ lực thành lập lực lượng không quân hỗ trợ bộ binh của Malaysia (Army Air Corp - AAC). Hiện AAC mới chỉ có trong tay một số trực thăng hạng nhẹ A109 làm nhiệm vụ trinh sát.

    Hải quân

    Khác với chương trình AV-8 của lục quân, chương trình trang bị chiến hạm tuần tra SGVP đang gặp phải sự trì hoãn nghiêm trọng do sự bất đồng giữa Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN - Royal Malaysian Navy) và nhà máy đóng tầu Boustead.

    Cả RMN và Boustead đều muốn chọn đối tác cung cấp thiết kế và phụ tùng theo ý mình, trong khi Boustead chọn mẫu tầu thuộc lớp Gowind của công ty DCNS (Pháp) thì RMN lại chọn lớp Sigma của Damen Schelde (Hà Lan).

    [​IMG]
    Nhà máy đóng tầu Boustead đã không thể thỏa thuận với RMN về việc lựa chọn đối tác

    Trên thực tế, Boustead đã có kinh nghiệm hợp tác lâu năm với DCNS trong việc thực hiện các công việc bảo dưỡng hai tầu ngầm Scorpene của Malaysia, do đó, khó có thể để nhà máy đóng tàu này thay đổi lập trường của mình.

    Không giống như các lớp tầu tuần tra đã đóng trước đó, SGVP sẽ được vũ trang toàn diện với tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và vũ khí chống ngầm khiến cho giá thành loại tầu này có thể lên đến 340 triệu USD/ chiếc.

    Do cắt giảm ngân sách quốc phòng, kế hoạch mua 6 trực thăng chống ngầm của Malaysia sẽ phải để sang năm 2013 dù Mỹ đã rất tích cực chào hàng loại trực thăng MH-60R.

    Hiện tại, số lượng 12 chiếc trực thăng (6 chiếc Fennec và 6 chiếc Super Lynx) là không đủ để Hải quân Malaysia thực hiện các nhiệm vụ chống cướp biển tại vịnh Aden.
    Không quân

    Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng năm 2012 không ảnh hưởng gì đến kế hoạch mua 18 máy bay F/A-18E/F của Mỹ do hợp đồng này sẽ được ký vào năm 2013 và sử dụng ngân sách quốc phòng của giai đoạn 2013 - 2015.

    Tuy nhiên, vì lý do này, Malaysia sẽ phải tạm dừng kế hoạch trang bị các loại máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy phi đội (AWACs). Trước đó, đã có Northrop Grummans chào hàng máy bay E-2D Hawkeye và SAAB của Thụy Điển với hệ thống radar Erieye.

    [​IMG]
    Không có tiền mua trực thăng mới, Malaysia vẫn phải sử dụng lại những chiếc S-61 cũ kỹ.

    Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) cũng đang tìm cách nâng cấp thiết bị điện tử và phòng vệ của toàn bộ máy bay C-130 Hercules mà lực lượng này sở hữu.

    Trong tháng 10/2011, Tư lệnh RMAF, Tướng Tan Sri Rodzali Daud cho biết, dự án nâng cấp này cùng một dự án kéo dài niên hạn phục vụ của 15 chiếc trực thăng S-61 hiện đã được đệ trình để chính phủ phê duyệt.

    Dù trong năm 2012, Malaysia sẽ nhận được 12 chiếc trực thăng Eurocopter EC725, tuy nhiên số này là không đủ cho nhu cầu của RMAF khi họ yêu cầu đến 27 chiếc trực thăng vận tải hạng trung trong thời điểm tới.

    Do không đủ tiền mua máy bay mới, RMAF sẽ phải nâng cấp kéo dài tuổi thọ cho 15 chiếc S-61 và thải hồi 13 chiếc còn lại trong biên đội vì hết niên hạn sử dụng.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    PT-76 Việt Nam có hướng nâng cấp mới


    (1/6/2012 1:22:37 PM) Nga vừa mới đưa ra một số gói nâng cấp PT-76 dành cho quân đội các nước đang sử dụng phổ biến loại xe tăng lội nước này như Việt Nam.


    Theo đó, gói nâng cấp xe tăng nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu và kéo dài thời gian phục vụ bằng việc trang bị pháo bắn nhanh, tên lửa chống tăng có điều khiển, động cơ mạnh, khả năng tác chiến ban đêm và khả năng chống bắn tỉa...

    Xe tăng PT-76 được Liên Xô xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Iraq, Triều Tiên và Cuba. Về số lượng, tuy không thể sánh được so với loại xe tăng hạng trung T-54/55 dành cho Lục quân nhưng đến nay PT-76 còn phục vụ với số lượng lớn trong quân đội của nhiều nước.

    Ở Việt Nam, xe tăng PT-76 được sử dụng như lực lượng yểm trợ hỏa lực chủ yếu cho Lực lượng Hải quân đánh bộ.

    [​IMG]
    Xe tăng lội nước PT-76.

    Sức mạnh chiến đấu mới
    Để đáp ứng tình hình mới, các kỹ sư và các nhà thiết kế xe tăng của Nga đề xuất giải pháp "đặc biệt" để hiện đại hóa PT-76.

    Ở biến thể nâng cấp mới, xe tăng sẽ được trang bị với các mô-đun chiến đấu mới nhất, trong đó có cả hệ thống chữa cháy tự động.

    Nếu ở biến thể ban đầu, kíp chiến đấu của PT-76 có ba người, lãnh các vai trò kiêm nhiệm, xe tăng bị hạn chế về khả năng nhìn đêm thì ở biến thể nâng cấp xe được và trang bị khí tài trinh sát ảnh nhiệt, giúp quan sát quan sát toàn cảnh trong điều kiện cả ngày lẫn đêm.

    Ngoài ra, bằng việc thay thế tháp pháo 76,2mm cũ bằng pháo tự động 57mm AY220M có tốc độ bắn cao, 4 ống phóng tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet và một súng máy phòng không 12,7mm, cùng với súng phóng lựu tự động 30mm AG-30, kíp xe đã giảm xuống chỉ còn 2 người (lái xe và pháo thủ).

    [​IMG]
    Mô đun tháp pháo mới với pháo 57mm, 4 ống phóng tên lửa chống tăng Kornet...

    Với hệ thống theo dõi mục tiêu mới MSA, xe tăng sẽ tự động phát hiện và tăng cường khả năng theo dõi mục tiêu lên từ 4 – 6 lần, và hệ thống sẽ tự động dẫn hướng cho tên lửa chống tăng Kornet tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao.
    Do xe tăng PT-76 được thiết kế để lội nước và chủ yếu được Hải quân đánh bộ sử dụng, vì vậy trọng lượng của xe khá nhẹ, chỉ khoảng 14 tấn, đồng nghĩa với việc đó là giáp bảo vệ của xe tăng cũng rất mỏng, dày khoảng 20mm. Vì vậy, việc chống lại các tay súng bắn tỉa hạng nặng, có khả năng xuyên giáp và phá hủy thiết bị là bài toán quan trọng của các nhà thiết kế.

    Nhận thức được điểm yếu chết người này, các kỹ sư Nga đưa ra giải pháp độc đáo để bảo vệ kíp xe mà không cần tăng cường vỏ giáp dẫn đến tăng trọng tải, giảm sức cơ động của xe. Họ đã trang bị hệ thống Antisnaypera nhằm cảnh báo, phát hiện các thiết bị quang học gắn trên các khẩu súng bắn tỉa. Hệ thống này sẽ cảnh báo cho kíp xe biết khu vực họ đang hoạt động có sự xuất hiện của các tay súng bắn tỉa để đối phó.

    [​IMG]
    Mô tả pháo 57mm AY220M.
    Về hỏa lực, PT-76 nâng cấp sử dụng pháo 57mm AY220M có tốc độ bắn cực nhanh, 120 phát/phút. Pháo sử dụng đạn nổ mảnh và cả đạn xuyên giáp.

    Khi sử dụng đạn xuyên giáp, thậm chí xe tăng PT-76 có thể tự tin tham gia tấn công các xe tăng chủ lực ở khoảng cách 1 km, và tấn công mục tiêu là xe bọc thép BMP, binh lính đối phương ở khoảng cách 2,5 km. Trong trường hợp đặc biệt, pháo AY220M còn có thể sử dụng để tham gia tác chiến phòng không.

    Hỏa lực đáng kể khác của xe là tên lửa chống tăng Kornet (có biến thể xuất khẩu là Kornet-E), có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên mặt đất và cả các mục tiêu trên không như trực thăng ở khoảng cách 4 km, tầm tiêu diệt xe tăng là 5 km với khả năng xuyên giáp sau giáp ERA là 1.200mm.

    Ngoài ra, Súng phóng lựu tự động AG-30 30mm sẽ tăng cường hiệu quả đáng kể trong việc tấn công bộ binh của đối phương.

    Để tăng cường khả năng cơ động và hiệu suất, động cơ của xe tăng cũng được thay thế bằng một động cơ mới, có công suất 420 mã lực (lớn hơn công suất động cơ ban đầu, 240 mã lực), vì vậy vận tốc của xe tăng được nâng đáng kể, giúp xe vượt qua các chướng ngại vật và di chuyển với tốc độ dưới nước là 14 km/h.

    Khung gầm của xe tăng PT-76 cũng được gia cố sức chịu đựng các loại mìn chống tăng.

    Một lựa chọn khá phổ biến để tăng cường khả năng phòng thủ đó là tháp pháo mới của xe tăng PT-76 sẽ được lắp các ống phóng lựu đạn khói để có thể gây "mù" đối với đối phương.

    Với số lượng biên chế khá nhiều của xe tăng PT-76 trong Hải quân Việt Nam, việc lựa chọn nâng cấp để có thể thích ứng với chiến trường tác chiến hiện đại sẽ là một lựa chọn hợp lý.


    Theo Vesti-rm - Đất Việt
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Báo Nga: Campuchia cũng muốn mua chiến hạm giống Việt Nam


    (1/3/2012 10:58:09 AM) Campuchia đang có ý định trang bị cho Hải quân hoàng gia những chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 sau khi Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 2 chiếc chiến hạm loại này cách đây ít lâu, tờ Interfax cho biết.


    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nói : Họ cũng đang muốn mua hai chiếc chiến hạm loại Gepard 3.9 giống Việt Nam


    Theo đó, tờ báo này nói rằng: Hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin trong khuôn khổ Triển lãm Hàng hải và Hàng không Langkawi, Malaysia, Việt Nam đã kí với Nga hợp đồng thứ hai vũ khí thứ hai mua thêm 2 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 trong đó nhà sản xuất chính là tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

    Trước đó vào tháng 3 và tháng 8/2011, Việt Nam đã nhận liên tiếp hai tàu chiến Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky sản xuất theo một hợp đồng ký từ năm 2006.

    Hai tàu hộ vệ tên lửa này khi về Việt Nam có tên là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, được coi như các chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

    Thông tin về việc ký kết hợp đồng thứ hai đã được ông Sergei Rudenko, Phó giám đốc nhà máy Zelenodolsk Gorky, xác nhận với Interfax cách đây ít lâu.

    Ngoài việc xác nhận với báo giới về thông tin Việt Nam muốn mua thêm nhiều chiến hạm lớp Gepard 3.9 thì ông cũng nói rằng: “Trong khu vực Đông Nam Á ngoài Việt Nam thì có khá nhiều nước đang quan tâm đến chiến hạm loại này. Chúng tôi đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Họ cũng đang muốn mua hai chiếc chiến hạm loại này” Interfax cho biết thêm.

    [​IMG]
    Việt Nam đang muốn mua thêm 2 chiến hạm lớp Gepard 3.9 nữa


    Được biết giá trị mỗi chiếc Gepard 3.9 có thể lên tới trên 150 triệu đôla. Theo ông Rudenko, hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được trang bị hỏa tiễn tấn công, trong khi hai chiếc mà Việt Nam mới ký hợp đồng mua mới sẽ có thêm thiết bị chống tàu ngầm và các vũ khí khác, không chỉ bán vũ khí cho Việt Nam, Nga luôn giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo các sĩ quan, thủy thủ làm chủ các thiết bị công nghệ mới.

    Chuyên gia Evgeni Komrakov cho biết: “Chúng tôi làm một con tàu mô phỏng, bắt chước cấu trúc tổng thể hoặc những hệ thống riêng biệt: như đài chỉ huy, phòng liên lạc vô tuyến điện, khoang máy, hệ thống động cơ điều khiển từ xa, tổ hợp chiến đấu. Chỉ khác là trên tàu thì cần chui xuống khoang máy ở phía dưới, còn ở thiết bị tập của chúng tôi thì khoang máy là căn phòng kế bên.

    Việc tập huấn có thể tiến hành theo phương pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc là trong thành phần một nhóm riêng biệt, hoặc là với toàn bộ thủy thủ đoàn.

    Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng, khi đó với việc được huấn luyện xong các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.

    Từ những con tàu mô phỏng sơ khái, các chuyên gia Nga tiến hành nâng cấp mô hình con tàu huấn luyện để nó tiếp tục phục vụ, đào tạo thủy thủ đoàn và các bộ phận chiến đấu trên những hạm tàu mới do Nga sản xuất dành cho lực lượng Hải quân Việt Nam, tờ Interfax kết luận.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Báo nước ngoài: Việt Nam nhận thêm nhiều vũ khí mới


    (1/1/2012 10:32:53 AM) Hôm nay, Tờ Hoàn Cầu đã đăng một bài viết mới nói về việc quân đội Việt Nam đang trang bị mua thêm rất nhiều vũ khí mới.


    [​IMG]

    Theo đó tờ Hoàn Cầu nói: “Cách đây vài hôm Hải quân Việt Nam đã nhận được 2 chiếc máy bay trực thăng cỡ trung bình Eurocopter EC-225S do Pháp sản xuất, trong buổi lễ tiếp nhận này đã có rất nhiều quan chức của Hải quân Việt Nam đến dự khán. Một quan chức của Hải quân Việt Nam nói rằng: Phi đội EC-225 là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm cao cả của Hải quân nhân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc".

    “Những chiếc máy bay mới này sẽ thuộc chủ quản của công ty bay và dịch vụ miền Nam Việt Nam là một bộ phận trực thuộc quân đội Nhân dân Việt Nam có trụ sở tại tỉnh Vũng Tàu. Những chiếc máy bay này là do Pháp sản xuất được tích hợp và trang bị khá hiện đại với hệ thống hiển thị buồng lái tự động 4 trục, tích hợp kỹ thuật số, áp dụng công nghệ mới nhất của Châu Âu và Pháp. Máy bay trực thăng EC-225S rất tiện lợi cho nhiệm vụ bay trinh sát, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Máy bay trực thăng EC-225S có tải trọng 11 tấn, tốc độ bay lên tới 260 km/giờ, có thể bay xa 520 dặm” Tờ Hoàn cầu cho biết thêm

    Bên cạnh nhận được 2 chiếc máy bay trực thăng EC-225S mới Việt Nam lại vừa mới nhận thêm 4 chiếc Su-30MK2 nữa trong hợp đồng mua 12 chiếc máy bay Su-30MK2 của Nga trị giá 1 tỉ USD được ký với Nga năm 2010. Trong tháng 6 năm nay, công ty sản xuất máy bay của Nga “Sukhoi” đã chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc máy bay đầu tiên. Đây là bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 loạt thứ hai trong hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được Nga ký với Việt Nam. Bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2012.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng EC-225S rất tiện lợi cho nhiệm vụ bay trinh sát, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Máy bay trực thăng EC-225 có tải trọng 11 tấn, tốc độ bay lên tới 260 km/giờ, có thể bay xa 520 dặm

    [​IMG]

    Hai hợp đồng nói trên chủ yếu là các hợp đồng của Không quân nhằm mục đích trang bị thêm nhiều loại vũ khí hiện đại cho lực lượng Không quân-Hải quân nước này như câu nói của một sĩ quan cao cấp trong lực lượng Hải quân Việt Nam: “Cán bộ, chiến sĩ Không quân-Hải quân cần nêu cao tinh thần tự hào, ý thức trách nhiệm cao, quản lý, sử dụng tốt phương tiện quân sự hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao nhằm bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”. Tờ Hoàn Cầu kết luận.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Indonesia bán 4 máy bay cho... Hàn Quốc


    (12/27/2011 9:44:38 AM) Ngày 23/12, Indonesia đã bàn giao chiếc máy bay CN-235 thứ ba cho phía Hàn Quốc, báo Bưu điện Jakarta của Indonesia đưa tin.


    Hai chiếc CN-235 trước đã được bàn giao cho Hàn Quốc hồi tháng 5/2011. Lực lượng phòng vệ bờ biển Hàn Quốc đặt mua của Công ty Công nghiệp Quốc phòng PT Dirgantara (PT DI) của Indonesia 4 chiếc CN-235. Hợp đồng có tổng trị giá khoảng 94 triệu USD.


    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
    Một chiếc CN-235 của Hàn Quốc
    Ông Budi Saleh, Giám đốc PT DI cho biết số máy bay nói trên đã được thử nghiệm trước khi được đưa tới Hàn Quốc. Ngoài ra, còn nhiều khách hàng khác đặt mua và quan tâm đến loại máy bay tuần tra biển này. Chiếc máy bay thứ tư sẽ được chuyển giao cho phía Hàn Quốc trong quý I/2012.

    Hàn Quốc hiện là khách hàng mua máy bay CN-235 lớn nhất của Indonesia. Mặc dù có ngành công nghiệp hàng không phát triển, song Hàn Quốc vẫn mua loại máy bay này của Indonesia từ năm 1994.

    CN-235 là loại máy bay vận tải hai động cơ tầm trung. Máy bay này do Công ty CASA của Tây Ban Nha hợp tác với PT DI của Indonesia hợp tác nghiên cứu phát triển. Trong lĩnh vực quân sự, CN-235 được sử dụng làm máy bay vận tải, tuần tra trên biển và trinh sát.

    CN-235 được trang bị nhiều thiết bị chuyên dụng tiên tiến như radar tìm kiếm, FLIR, ESM, hệ thống định vị và hệ thống máy tính chiến thuật, camera. Máy bay có chiều dài 21,4m và sải cánh 25,81m. CN-235 có phi hành đoàn 2 người và có khả năng mang theo 44 hành khách.

    Tốc độ tối đa của CN-235 đạt 454km/h, trần bay 7.620m và tầm hoạt động 5.055km. PT DI hiện đang tiếp tục tìm kiếm đối tác chiến lược muốn sử dụng các loại máy bay N250, NC-212, máy bay trực thăng của mình.

    Các vụ tai nạn kinh hoàng liên quan đến máy by CN-235 từng được ghi nhận Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Ngày 16/5/2001, một chiếc CN-235 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị rơi sau khi phi công mất điều kiển, làm 34 người thiệt mạng.

    Ngày 29/8 cùng năm, một chiếc CN-235 đã gặp nạn tại Sân bay quốc tế Ruiz Picasso của Tây Ban Nha khiến 4 trong tổng số 44 hành khách thiệt mạng.

    Các nước Đông Nam Á hiện đang sử dụng máy bay CN-235 là Malaysia (8 chiếc), Brunei (1 chiếc) và Thái Lan (2 chiếc). Thổ Nhĩ Kỳ là nước sở hữu nhiều máy bay CN-235 nhất với 61 chiếc.
  3. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
    Nga hoàn thành ký kết với Indonesia hợp đồng bán sáu máy bay Su-30MK2 có tổng trị giá 470 triệu đô la

    [​IMG] Photo: RIA Novosti


    Indonesia mua thêm của Nga sáu phi cơ chiến đấu đa năng Su-30MK2. Hãng Rosoboronexport Nga và Bộ Quốc phòng Indonesia vừa ký một hợp đồng trị giá 470 triệu đô la hôm thứ Ba (10/01), - một nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã cho Interfax biết. Đây là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước. Một yếu tố quan trọng ở đây là hợp đồng mới ký sẽ được thanh toán bằng tiền "nóng". Trước đó, người trao đổi với hãng tin cho biết, Nga vẫn bán thiết bị quân sự cho Indonesia theo hình thức tín dụng. Lô máy bay mới dự kiến bắt đầu bàn giao sau năm 2013. Trong trang thiết bị không quân Indonesia hiện đã có 10 máy bay chiến đấu Su, gồm năm chiếc Su-27SKM và năm chiếc Su-30MK2.
  4. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Nga có hợp đồng vũ khí kỷ lục ở Indonesia
    Cập nhật lúc :3:02 PM, 11/01/2012
    Nga đã lấy lại vị thế của mình trên thị trường vũ khí tại Indonesia bằng hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-30MK2.

    (ĐVO) Theo nguồn tin từ Nga, nước này sẽ cung cấp cho Indonesia máy bay tiêm kích Su-30MK2 kèm theo vũ khí và phụ kiện với giá trị lên tới 470 trệu USD. Hợp đồng đã được ký vào cuối tháng 12/2011.

    Thông tin trên cũng được tờ Jakarta Post đăng tải hôm qua, ngày 10/1. Theo nguồn tin, việc cung cấp các máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng trên cho Không quân Indonesia sẽ được bắt đầu thực hiện từ năm 2013.

    “Hợp đồng này đối với Nga là rất quan trọng bởi vì nó củng cố vị thế của Nga trong thị trường vũ khí của Indonesia, nơi mà người Mỹ đang mời chào Indonesia mua các máy bay chiến đấu F-16”, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ, Ruslan Pukhov nói với RIA Novosti.

    >> Obama ủng hộ bán 24 chiếc F-16 cho Indonesia

    Ông Pukhov còn nhấn mạnh, hợp đồng mới sẽ tạo điều kiện cho hợp tác giữa Nga và Indonesia trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Hiện Nga chào hàng Indonesia máy bay MS-21 và Superjet-100 của hãng Sukhoi.

    Trước đó, vào 4/2003 đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng cung cấp 2 chiếc Su-27SK, 2 chiếc Su-30MK và 2 trực thăng tấn công Mi-35 cho Indonesia với tổng giá trị lên đến 192,9 triệu USD, phía Nga đã hoàn thành việc giao hàng vào cuối tháng 9/2003.

    Trong khuôn khổ triển lãm MAKS-2007, Nga ký biên bản ghi nhớ cung cấp 3 máy bay Su-27SKM và 3 Su-30MK2 cho Indonesia. Đây là hợp đồng quân sự lớn nhất được ký giữa 2 nước khi đó, với giá trị 336 triệu USD (thấp hơn hợp đồng mới được ký).

    Theo hợp đồng này, không quân Indonesia đã nhận được 3 tiêm kích Su-30 MK2 vào những năm 2008-2009 và 3 chiếc Su-27SKM vào tháng 9/2010.


    [​IMG]
    Đảo Sulawesi. Đến thời điểm nay, Không quân Indonesia đã có 10 máy bay chiến đấu Sukhoi, trong đó có 5 chiếc Su-27SKM và 5 chiếc Su-30MK, được biên chế trong phi đội 11, đóng tại căn cứ không quân Sultan Hasanuddin trên đảo Sulawesi.

    Không quân nước này có kế hoạch bố trí thêm một phi đội máy bay chiến đấu phản lực ở căn cứ không quân Hasanuddin ở Makassar.

    Ngoài ra, quân đội Indonesia còn có các thiết bị quân sự khác mua từ Nga, đó là 17 trực thăng Mi-35, 14 trực thăng Mi-17, 17 xe chiến đấu bộ binh bọc thép TMP-3F, 48 xe bọc thép BTR-80 và 9000 khẩu súng Kalashnikov AK-102.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng
    Cập nhật lúc :11:37 AM, 19/10/2011
    Các quan chức quốc phòng Việt Nam và Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng vào cuối quý 3 năm 2011.

    (ĐVO) Theo ấn bản IHS Jane’s, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng giám đốc Công nghiệp Quốc phòng Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, chi tiết của các cuộc hội đàm này không được tiết lộ.

    Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán liên quan đến hợp tác song phương giữa 2 nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự, cũng như sản xuất các sản phẩm quân sự.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, các quan chức quốc phòng Việt Nam đã tham quan một số cơ sở sản xuất quốc phòng lớn của Israel.
    [​IMG]
    Xe trinh sát bọc thép Ram-2000 là biểu tượng cho sự hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel. Ảnh: Israel weapons.
    Theo Tạp chí Jane's, Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004-2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.

    Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đối với việc mua các thiết bị thông tin liên lạc điện tử tầm xa, đề nghị các nhà thầu Israel hiện đại hóa một số vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô.

    Từ năm 2009 trở đi, khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện, Mỹ đã xem xét các vấn đề về nới lỏng cấm vận quân sự đối với Việt Nam, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được cải thiện đáng kể.

    IHS Jane’s nhận định, đây là một cơ hội tốt cho Israel thâm nhập thị trường vũ khí Việt Nam.
  5. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    “Singapore tăng chi phí quân sự đề phòng Trung Quốc”

    (GDVN) - Sự trỗi dậy của Trung Quốc về mọi mặt, đặc biệt là quân sự đang tạo sức ép lớn cho các nước láng giềng.



    Ngày 8/12, hãng Reuters Anh cho biết, tổ chức IHS Jane’s vừa có một báo cáo cho hay, từ năm 2010-2015, chi tiêu quân sự của Singapore sẽ đạt 23 tỷ USD, dùng để mua máy bay tuần tra, máy bay trực thăng và các vũ khí trang bị khác.
    Tổ chức này phân tích cho rằng, do lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á tích cực gia tăng chi tiêu quân sự.

    [​IMG]
    Máy bay tiếp dầu trên không Boeing KC-46A Nhà phân tích thị trường mới nổi của IHS Jane’s là Nicolas Larynapa cho rằng, chi tiêu quân sự từ năm 2010-2015 trong ngân sách quốc phòng của Singapore sẽ tăng đột ngột lên 59%.

    Đến nay, Singapore là nước Đông Nam Á duy nhất chưa mua vũ khí trang bị từ Trung Quốc hoặc Nga, là đối tượng quan tâm của các nhà sản xuất vũ khí phương Tây.
    IHS Jane’s cho biết, quan hệ Singapore-Trung Quốc tốt đẹp, quan hệ kinh tế, văn hoá mật thiết, nhưng quan hệ với các nước láng giềng như Malaysia và Indonesia tỏ ra khá “phức tạp”. Do lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đẩy nhanh chạy đua vũ trang trong khu vực.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng EC-725 Cougar Báo cáo còn cho biết, trong thời gian tới Singapore có nhiều khả năng mua máy bay tiếp dầu trên không Boeing KC-46A, thay thế Boeing KC-135 hiện có; còn máy bay trực thăng Super Puma có thể được thay thế bằng máy bay trực thăng EC-725 Cougar của Công ty Trực thăng châu Âu hoặc máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk của Công ty Sikorsky Aircraft.
    Xe tăng hạng nhẹ AMX-13 (do Pháp thiết kế) hiện có của Singapore đã lỗi thời, có thể được thay thế bởi xe tăng nội địa.​

    [​IMG]
    Xe tăng hạng nhẹ AMX-13
  6. zip059

    zip059 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
  7. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Ngoài 2 3 cái Tầu ghẻ với vài con Su hào (có hơn số lượng Su thì công nhận) thì còn lại có gì là đặc biệt, khi mà tank thiết giáp, cái cốt lõi xuơng sống của QĐND (lục quân) bị xem nhẹ quá mức, nhìn lại lục quân các nước xem, lục quân VN phải nói là quá lạc hậu, nhìn cái mũ cối kiểu răng hô mã tấu là phát chán rồi
  8. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    nhìn chán vậy mà tát vở mỏm khối thằng.
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
  10. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Cậu Na sao ko sang bên hớt Heli "đóng góp" nữa vậy ;)), đòi mua EC 725 Côn gắc về chống Shi Lang nữa chứ =))

Chia sẻ trang này