1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Thế thì phải đầu cơ tích trữ ATGM với Igla giấu sẵn trong hang chờ có biến là phân phát cho nước ta lẫn nước bạn rồi. Nhà em khoái mấy khẩu pháo hạng nhẹ như LG-1 hay Nona-K cầu lên đồi lên núi bắn được nhưng mà chả biết nhà ta có kiểm soát được trên không hay không nên thôi cứ dùng ATGM cho nó đa năng, luồn rừng cho dễ.
  2. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Lào - not Đông Lào :D


  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Có tồn tại loại chiến tranh nhảm nhí như vậy à?
  4. abcef

    abcef Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    16
    Lộ diện bộ đôi "bảo bối" tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam
    Bom thông minh KAB-500Kr có thể giúp tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam hủy diệt các mục tiêu phòng ngự kiên cố nhất với khả năng xuyên phá từ 1,5 – 2m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.

    Cận cảnh quả bom mạnh nhất của Su-30MK2

    Được đánh giá là một trong những "bảo bối" của dòng tiêm kích đa năng Su-30, bom dẫn đường thông minh KAB-500Kr được ví như "nắm đấm thép" của Su-30 trong các nhiệm vụ không kích, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng như căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng cho đến các loại vũ khí, khí tài mặt đất.

    Theo Báo PK-KQ, trong đợt kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn không quân 370 trong hôm 15/2 vừa qua, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng BQP đã được chỉ huy Sư đoàn 370 giới thiệu các tính năng kỹ chiến thuật của bom thông minh KAB-500Kr.

    Đây là một trong những vũ khí tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 mà đơn vị được trang bị.

    [​IMG]
    Đại tướng Ngô Xuân Lịch kiểm tra và động viên cán bộ, phi công, nhân viên Trung đoàn 935, Sư đoàn 370. Ảnh: Công Gianh/Báo PK-KQ.


    Đây cũng là lần đầu tiên hình ảnh về KAB-500Kr của Việt Nam xuất hiện công khai. Bởi trước đó vào năm 2009, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) từng công bố việc Việt Nam mua một số biến thể của bom KAB-500/1500 từ Nga để trang bị cho Su-30MK2.

    Bom thông minh KAB-500Kr được phát triển dựa trên nguyên mẫu bom dẫn đường FAB-500 do Liên Xô phát triển, tuy nhiên nó đã được tăng cường thêm nhiều tính năng vượt trội. Phiên bản KAB-500Kr được trang bị thêm đầu tự dẫn truyền hình ánh sáng thấp, cánh lái ở thân và đuôi đưa nó trở thành bom liệng không động cơ, có điều khiển.

    Về xếp loại KAB-500Kr là loại bom điều khiển quang truyền hình thuộc nhóm vũ khí "thả và quên" được Liên Xô phát triển sau "người tiền nhiệm" KAB-500L, vào khoảng giữa thập niên 1980. KAB-500Kr được đánh giá có tính năng tương đương với GBU-15 của Mỹ.

    Như đã nói ở trên KAB-500Kr cũng được chế tạo dựa trên bom FAB-500 bằng cách bổ sung một đầu dò quang truyền hình. KAB-500Kr có chiều dài 3,05 m; đường kính 0,35 m; sải cánh 0,75 m; trọng lượng 560 kg với đầu đạn xuyên giáp nặng 380 kg có khả năng xuyên phá qua 1,5 – 2 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.

    Bom KAB-500Kr có thể được thả từ độ cao 500 – 5.000 m và tốc độ của máy bay ném là 550 – 1.100 km/h tương tự như KAB-500L, đầu dò quang truyền hình có thể khóa mục tiêu từ cự ly 15 -17 km, tùy thuộc vào tầm nhìn với độ sai lệnh chỉ nhỉnh hơn 1m.

    [​IMG]
    Chỉ huy Sư đoàn 370 giới thiệu một số loại vũ khí trang bị với Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Ảnh: Báo Pháp Luật TP. HCM


    KAB-500Kr và Kh-29TE bộ đôi tấn công mặt đất hoàn hảo

    Ở thời điểm hiện tại các máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam đang sở hữu khả năng tấn công mặt đất không hề thua kém các máy bay Su-30 của Không quân Nga, khi lần lượt hình ảnh về các mẫu bom và tên lửa giành cho mẫu tiêm kích đa năng của ta lần lượt xuất hiện.

    Trước khi xuất hiện hình ảnh về KAB-500Kr, thì từ năm 2017 trên một số báo lớn ta đã thấy Su-30MK2 Việt Nam mang theo các tên lửa không đối đất Kh-29TE trong một nhiệm vụ bay huấn luyện.

    Mặc dù mạnh mẽ như tên lửa diệt hạm Kh-31A và không phải là tên lửa diệt hạm chuyên nghiệp, nhưng sự kết hợp giữa Kh-29TE và Su-30MK2 vẫn tạo ra các đòn tấn công hiệu quả từ trên không cho các nhiệm vụ thông thường.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam bay huấn luyện với tên lửa Kh-29TE. Ảnh: QĐND.


    Kh-29 (AS-14 Kedge) là một gia đình tên lửa không đối đất tầm ngắn mang đầu đạn lớn do Liên Xô/Nga chế tạo, có thể trang bị cho máy bay tiêm kích - bom Su-24 hoặc tiêm kích đa năng Su-30.

    Phiên bản Kh-29TE là loại sử dụng cơ chế dẫn quang truyền hình, được lắp đầu dò quang học tự động nhận dạng vật thể Tubus-2, tên lửa trước khi phóng sẽ "nhận diện" hình ảnh mục tiêu và sau khi phi công bấm nút khai hỏa, Kh-29 tự động bay tới theo dạng "phóng và quên". So với Kh-29T, biến thể Kh-29TE có tầm bắn kéo dài từ 10 km lên thành 30 km.

    Mặc dù vai trò chính là tên lửa đối đất dùng để yểm trợ hỏa lực trên bộ, chuyên diệt các loại công sự kiên cố, nhưng đầu đạn trọng lượng 320 kg của Kh-29TE đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn, vận tốc lên tới 1.250 km/h của nó khiến hệ thống phòng không đối phương phải rất vất vả khi đối phó.

    Kh-29TE thường được trang bị cho máy bay tiêm kích bom Su-22, nhưng dĩ nhiên là Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng hay mang loại tên lửa này trong những lần huấn luyện chiến đấu.
    http://soha.vn/lo-dien-bo-doi-bao-b...m-kich-su-30mk2-viet-nam-2019021611035089.htm
  5. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Mấy ngày qua có 1 số báo mạng VN đưa tin VN chuẩn bị mua F16, theo tôi tất thì chỉ là câu view. Lý do như sau VN sẽ ko mua F16 vì nhiều lý do

    1. F16 Không có khả năng chiếm ưu thế trên không, thua kém hoàn toàn J-10A + AWACS và J10B của KQTQ, F16 đã bị TQ bắt bài vì TQ liên tục diễn tập với Pakistan vốn trang bị F16 Block 50/52
    2. Không thể hiệp đồng thông tin với bất kì hệ thống radar, GCI nào của VN, do học thuyết thiết kế nó # với MiG-21-29, bởi F-16 dùng datalink Link 16 khác hẳn hoàn toàn với hệ thống giao tiếp thông tin của VN vốn hoàn toàn của Nga
    3. Bán kính tác chiến ngắn thua cả Su-22, phụ thuộc vào drop tank, máy bay tiếp dầu thậm chí AEW/AWACS do radar nhỏ, công suất chỉ vừa đủ dùng tầm trung ngắn hạn, vì nó dựa vào học thuyết của Mỹ, NATO tác chiến hi-lo kèm biên đội F-15/16/18 + E-2/3
    4. Mỹ sẽ không bán cho VN phiên bản tốt nhất, vd F-16E Block 60, phiên bản có thể đủ khả năng cạnh tranh với bất kì J-10B, Su-30MKK2 nào, nếu được trang bị radar APG-80/83 (APG-83 là phiên bản nâng cấp cho đám Block 40/50, APG-80 là bản nâng cấp cho Block 60), AIM-120C7 (AIM-120D hiện chưa hoàn chỉnh, chưa thực sự trang bị cho bất kì máy bay nào), AIM-9X Block II, JHMCS, tuy nhiên như đã nói học thuyết máy bay Mỹ khác Nga, máy bay Mỹ phụ thuộc vào AWACS, Tanker, ELINT nên nếu VN ko mua những thứ này thì F16 rất kém nếu đem ra chiến đấu dù là bản Viper Block 60/70 có khi cũng ko ă được J-10A + AWACS như đã nói, bởi J10A cũng trang bị được PL-12 có tầm bắn 100km đủ để bắn rụng F16 Block 60 ở tầm xa
    5. Phụ thuộc quá nhiều vào AWACS để chiến đấu, tức là nếu mua F16 Block 15-50 thì VN phải mua thêm AWACS, bởi FCR APG66 của F16 có phạm vi rất ngắn, chỉ khoảng 100km mà thôi (các bản cũ còn ko có khả năng chống hạm tầm xa do radar ko được thiết kế để dò bề mặt lọc nhiễu bề mặt biển hiệu quả, hiện nay AGM84 đã ko còn được sản xuất mà Mỹ đang thay thế bằng NSM, LRASM và chắc chắn là Mỹ sẽ ko bán cho VN loại này, NSM, LRASM cũng chưa được tích hợp để sử dụng trên F16 được hiệu quả, F16 Block cũ hơn lại càng khó)

    Học thuyết quân sự, không quân 2 phía đã khác nhau, kinh tế VN cũng eo hẹp, ko thể đi theo con đường hiện đại-hại điện tiêu chuẩn Mỹ được, kể cả mua MiG-29SMT hay MiG-35 cũng vậy, các dòng máy bay đa nhiệm nhưng tầm ngắn, MiG-35, Jas 39, Mirage 2000-5D, F-16E, J-10B, F-2 đều phụ thuộc ko ít thì nhiều vào GCI hoặc AWACS (theo từng học thuyết Lx/Nga, Mỹ, Nga hiện nay học thuyết chú trọng vào AWACS, nên các dòng MiG-31, Su-27 có khả năng mini/medium awacs, BVR độc lập ko cần tới GCI lẫn AWACS). Minh chứng rõ nhất là trong chiến tranh Nam Tư 1999, F-16AM bắn hạ 1 MiG-29B, nhưng cũng nhờ E-3 AWACS dẫn bắn AIM-120B, còn nếu ko có E-3 thì F-16AM cũng khó lấy mạng MiG-29B, trường hợp ko có AWACS hỗ trợ thì ngay cả FA18 và F-16D cũng bị bắn hạ bởi các loại máy bay vốn bị đánh giá kém hơn là Mirage 2000 và MiG-25

    Chưa kể, F-16 vốn hạn chế mang vác tầm xa như đã nói, nó giảm khả năng mang ECM, ECM trang bị trên F-16 cũng nhỏ, công suất kém, ko đảm bảo bảo vệ F-16 sống sót trước hệ thống SAM trên tàu chiến, các đảo mà TQ triển khai, F-16 ko thể sống sót trước HHQ-9A/B và HQ-9, kể cả F15/18 cũng ko dám chắc an toàn trước SAM TQ.

    Vấn đề nghiệm trọng nhất của F16 là chi phí hoạt động cao (ngay cả các nước như Thái, Phi vốn thân Mỹ và có nền kinh tế tốt hơn VN cũng ko mua F16 hoặc chỉ duy trì 1 đơn vị nhỏ) tuổi thọ, cơ chế hoạt động ko tốt như quảng cáo, đã có rất nhiều báo cáo sự cố tai nạn liên quan tới F16 được sử dụng bởi những quốc gia thân cận với Mỹ, có hơn 650 F16 đã bị rơi ko do chiến đấu

    Cuối cùng đó là việc F16 sử dụng nhiên liệu quy chuẩn NATO gọi là JP8 khác hẳn hoàn toàn so với VN đang sử dụng cho Su-30 là TC-1, nó khiến VN tốn rất nhiều chi phí chuẩn bị hệ thống nhiên liệu riêng chỉ cho 1 loại máy bay hạng nhẹ, nhưng ngốn rất nhiều nhiên liệu, chú ý F16 dù bay chặn ngắn vẫn cần drop tank vì nó ngốn quá nhiều nhiên liệu

    Ảnh F16 bay trên bầu trời New York sau vụ khủng bố 11/9 vẫn phải đeo drop tank mặc dù bay trong nội địa Mỹ và cắn cứ KQ ở rất gần
    [​IMG]

    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a482832.pdf
    http://avia-simply.ru/aviatsionnoe-toplivo/
    http://web.deu.edu.tr/atiksu/ana44/bilgi3.html

    http://www.deagel.com/Sensor-Systems/ANAPG-83-SABR_a002089001.aspx
    https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f16&sorteer=datekey&page=7
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ba-lan-tuyen-bo-se-khong-mua-f-16-cu-cua-my-3331870/
    https://baomoi.com/vien-canh-dang-s...diet-ham-harpoon-cho-dong-minh/c/29270508.epi
    https://baomoi.com/my-mat-them-mot-f-16-vu-roi-thu-3-trong-2-ngay-lien-tiep/c/25542461.epi
    https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-that-dong-troi-ve-tiem-kich-f-16-cua-han-quoc-798782.html
    Lần cập nhật cuối: 18/02/2019
  6. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Đây là đánh giá từ phi công ưu tú Ba Lan, người có hàng ngàn giờ bay trên F-16 và MiG-29, phi công Ba Lan vẫn thích MiG-29 hơn là F-16

    Lt. Rafał Pinkowski. My carrer in Polish Air Force (PAF) started in 2006 when I joined Polish Air Force Academy in Dęblin. I graduated in 2011 and I was directed to 22nd Tactical Air Base in Malbork where I started my flights on MiG-29. In 2016 I was selected as a display pilot. I am currently a pilot in 22nd Tactical Air Base in Malbork with a 800 flying hours includning aircrafts like turboprop trainer PZL-130 ORLIK, TS-11 ISKRA and MiG-29.

    [​IMG]COPYRIGHT © Michal Kuna

    TELL US YOUR PERSONALL EXPERIENCE OF THE MIG-29. IT IS KNOWN THAT IT IS A BIG AND STRONG JET.
    As far as I remeber I wanted to fly jet aircrafts and MiG-29 was on my list of top aircrafts. First experience after flight on Fulcrum was unbelivable – unfinite power and amaizing manouverbility – that words simply describes flying on that jet. Adding to it great handling characteristics makes this aircraft easy to fly and gives you a lot of pleasure and fun
    https://airshowinfo.hu/en/interview-lt-rafal-pinek-pinkowski-mig-29-demo-team/
  7. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    J10 ghẻ mà đem vô so vơi F16 y như lấy xe loncin tầu so với Lexus hay Subaru. Oải bọn rồ tầu thật.
  8. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Việt Nam không nên mua chiến đấu cơ F-16, vì sao?

    Giá đắt, bán kính chiến đấu ngắn, năng lực tác chiến có thể đã bị hiểu rõ là những lý do mà Việt Nam không nên mua chiến đấu cơ F-16.
    Nam Thắng

    [​IMG]

    Có rất nhiều đồn đoán rằng Việt Nam sẽ sớm mua sắm dòng chiến đấu cơ F-16 nổi tiếng của Mỹ để thay thế cho những chiếc MiG-21 đã nghỉ hưu, nhưng liệu điều đó có khả năng xảy ra không? Kiến Thức xin đóng góp một vài góc nhìn về giá trị của loại máy bay này đối với chiến lược nâng cao năng lực phòng thủ đất nước trong bối cảnh căng thẳng biển Đông đang gia tăng hiện nay.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ F-16 là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ rất linh hoạt được giới thiệu ngày 17/8/1978. Nó có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 16,8m, là loại máy bay đầu tiên sử dụng hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire, có thiết kế buồng lái kính tạo cho phi công tầm nhìn không hạn chế.

    [​IMG]

    F-16 được trang bị động cơ F-100-PW-220 hoặc F110-GE-100 cho tốc độ tối đa 2410km/h, trần bay 15.000m,bán kính chiến đấu 550km. Đặc trưng dễ nhận diện nhất trên F-16 là thiết kế cửa hút không khí cho động cơ hình bán nguyệt đặt ở dưới bụng máy bay.

    [​IMG]

    Về hỏa lực, F-16 tuy có kích cỡ nhỏ hơn Su-27/30 của Nga, nhưng tải trọng vũ khí không thua kém nhiều. Theo đó, nó có khả năng mang tới 7,7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các loại tên lửa, bom tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải.

    [​IMG]

    Trong nhiệm vụ không đối không, F-16 có khả năng triển khai tên lửa tầm ngắn AIM-9, tầm trung-xa AIM-120. Trong không đối không, nó có thể mang 6 tên lửa AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa chống radar HARM, các phiên bản hiện đại có thể mang cả tên lửa hành trình AGM-158 JASSM. Ngoài ra, F-16 có thể tác chiến không đối hải với tên lửa hành trình AGM-84 Harpoon.

    [​IMG]

    Ngoài kho tên lửa hiện đại, như các loại máy bay khác của Không lực Mỹ, F-16 có thể mang được "kho bom khổng lồ" gồm: 8 quả bom chùm CBU hoặc 8 bom đa công dụng Mk 83 500kg hay 12 bom Mk 82 227kg hoặc 8 bom thông minh SDB hoặc 4-6 bom thông minh họ Paveway III hoặc 4 bom lượn tinh khôn AGM-154 JSOW.

    [​IMG]

    Các phiên bản nâng cấp hiện đại (như F-16 Block 50/52 hoặc 50/52+, F-16 Block 60/62) cũng giúp nâng cao năng lực tác chiến của loại máy bay này. Đặc biệt là những thay đổi về hệ thống điện tử, với radar quét mảng pha chủ động(AESA) AN/APG -80 đã cho nó khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, những nâng cấp hệ thống cảm biến điện tử đã khiến giá trị của tiêm kích F-16 tăng chóng mặt. Ví dụ, phiên bản F-16 E/F Block 60 có giá không dưới 90 triệu USD theo thời giá năm 2012, phiên bản F-16C/D Block 52 plus có giá 74 triệu USD (thời giá 2006),..Trong ảnh là phiên bản F-16 E/F Block 60 xuất khẩu cho UAE.

    [​IMG]

    Theo tính toán, Việt nam sẽ cần ít nhất là 36 đến 48 chiếc F-16 để đảm bảo khả năng chiến đấu của các trung đoàn không quân. Nếu mua F-16 mới thuộc các phiên bản Block 50/52 hoặc Block 60 sẽ cần từ 3,5 đến 5 tỷ USD. Đó là quá nhiều cho một dòng máy bay chiến đấu hạng nhỏ. Còn chưa kể đến các chi phí cho công tác huấn luyện đào tạo,cơ sở vật chất và rất nhiều yêu cầu khác để đảm bảo đưa loại máy bay này vào sử dụng.

    [​IMG]

    Một phương án tiết kiệm hơn là mua sắm theo chương trình vũ khí dư thừa của Mỹ mà Indonesia đã làm. Nhưng đây cũng là phương án lợi bất cập hại, những máy bay này là những phiên bản cũ, dự trữ giờ bay không còn nhiều,c hỉ khoảng 2.000giờ. Vì là cũ nên trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc, tiền sửa chữa bảo dưỡng sẽ rất tốn kém.

    [​IMG]

    Cần lưu ý rằng, máy bay F-16 có quá trình phục vụ khá lâu và phổ biến. Có khoảng 4.500 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau đang được sử dụng ở 26 quốc gia. Tính phổ biến khiến cho loại máy bay này chỉ là một loại máy bay có tính năng chiến thuật và giá trị ở mức trung bình, vì người ta đã hiểu rất rõ năng lực của nó và chắc chắn sẽ tìm ra cách khắc chế hiệu quả.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ F-16 cũng kém các máy bay gốc Nga ở khả năng leo cao nhanh và trần bay, tầm bay cũng là một vấn đề. Trong tương lai mối uy hiếp của ta chủ yếu đến từ phía biển, khoảng cách các đảo ở Trường Sa cách bờ từ 400 đến 600km. F-16 sẽ đuối sức trong những nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, tất nhiên nó có thể mang các thùng dầu phụ để tăng thêm tầm bay. Nhưng như thế sẽ làm giảm sự linh hoạt và tải trọng vũ khí. F-16 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không nhưng hiện Việt Nam chưa có khả năng mua và vận hành loại máy bay đặc biệt này.

    [​IMG]

    Tại nhiều quốc gia, tiêm kích F-16 đang dần được loại biên, Mỹ đã không sản xuất tiếp cho không quân mà chỉ còn dành cho xuất khẩu. Theo kế hoạch, dây chuyền sản xuất sẽ đóng cửa vào năm 2017 nếu không có bất cứ đơn đặt hàng nào. Hàn quốc đã ngừng phát triển biến thể nội địa KF-16, gần đây Không quân Ấn độ đã loại F-16 khỏi dự án máy bay chiến đấu cỡ trung đa nhiệm...

    [​IMG]

    Điểm đặc biệt cần lưu ý rằng loại máy bay này là xương sống của Không quân Đài loan, hiện có khoảng 150 chiếc thuộc nhiều phiên bản đang phục vụ cho không quân Đài loan. Và họ tiếp tục dùng loại máy bay này vì không mua được các loại máy bay hiện đại hơn do những lý do nhạy cảm về chính trị. F-16 nói đúng hơn chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ và tạm thời.

    [​IMG]

    Xét đến yếu tố đối đầu giữa Trung quốc và Đài loan, rõ ràng rằng trong hàng chục năm qua người Trung quốc đã nghiên cứu và nghiền ngẫm mọi phương án đối phó với loại máy bay này. Hơn nữa Trung quốc có lợi thế trong việc tìm hiểu về loại máy bay này do đồng minh của họ là Pakistan đang sở hữu nhiều F-16.

    [​IMG]

    “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, những kinh nghiệm và hiểu biết của họ đáng được để chúng ta cân nhắc, liệu ta có nên đầu tư cho một dòng vũ khí mà đối phương đã hiểu quá rõ hay không? Trong khi với tiềm lực hạn chế, ta không có quyền chọn lựa sai lầm. Xét về các khía cạnh trên, Việt Nam chưa nên mua sắm dòng máy bay nào. Nó sẽ không tạo ra sự thay đổi về tương quan lực lượng trong bối cảnh năng lực của đối phương đang gia tăng nhanh chóng.

    https://baomoi.com/viet-nam-khong-nen-mua-chien-dau-co-f-16-vi-sao/c/19504615.epi
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    J10 Jxx J20 30 gì đó chưa từng thấy thực chiến bao giờ nên so sánh với F16 thì ko biết nói sao luôn
    mimosalq thích bài này.
  10. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    J6/7 đã thực chiến tại VN và Trung Đông trong chiến tranh Iran-Iraq, F-22/35 cũng chưa từng thực chiến nhưng người ta vẫn nói nó vô địch

Chia sẻ trang này