1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Đông Nam Á tăng cường năng lực cảnh báo, chống ngầm
    Cập nhật lúc :11:12 AM, 22/02/2012
    Những năm gần đây, một số nước Đông Nam Á tăng cường năng lực tuần tra biển, cảnh báo sớm (AEW), tác chiến chống ngầm (ASW).

    (ĐVO) Trước tình hình an ninh khu vực xuất hiện nhiều thách thức, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tiến những bước tiến nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là mở rộng khả năng tác chiến chống ngầm, cảnh báo sớm trên không đối phó các hạm đội tàu chiến, tàu ngầm hùng hậu.

    Việt Nam

    Việt Nam có đường bờ biển dài 3.444km cùng với vùng biển rộng lớn chứa nhiều tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, Việt Nam đã đầu tư mua sắm nhiều trang bị mới nhằm hiện đại hóa đội tàu chiến hải quân. Ngoài ra, Việt Nam quan tâm tới xây dựng Không quân Hải quân cho nhiệm vụ tuần tra, tác chiến chống ngầm, cứu hộ cứu nạn.

    Đối với vai trò tuần tra/tìm kiếm cứu nạn, mới đây Hải quân Việt Nam chính thức thành lập phi đội trực thăng trang bị Eurocopter EC225 Super Puma MKII (>> chi tiết). Trước đó, Việt Nam đã đặt hàng thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6 của Canada. (>> chi tiết)


    [​IMG]
    Trực thăng tuần tra biển EC225 của Không quân Hải quân Việt Nam.​

    Đối với đội bay chống ngầm, Việt Nam đang sở hữu 4 thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12 tiếp nhận từ Liên Xô năm 1981 và trực thăng Kamov Ka-25/27.

    Tuy nhiên, không rõ tình trạng phục vụ của Be-12 và đây cũng là hệ khí tài đã lỗi thời, năng lực chống tàu ngầm hiện đại hạn chế, còn Ka-25/27 có tầm bay ngắn.

    Vì vậy, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp mới thay thế, theo một số nguồn tin không chính thức Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Mỹ. Ứng viên khác cho phi đội săn ngầm khác mà cũng có tin Việt Nam có thể mua máy bay Airbus C-295. Việt Nam từng mua 3 máy bay tuần thám biển C212-400 từ Airbus cho lực lượng cảnh sát biển (>> chi tiết).

    Philippines

    Trong khu vực Đông Nam Á, Không quân – Hải quân Philippines được trang bị thua kém rất nhiều nước khu vực. Thậm chí, kể từ năm 2005 Không quân Philippines không còn chiến đấu cơ khi họ cho nghỉ hưu phi đội tiêm kích F-5.

    Nhưng trước bối cảnh phức tạp tranh chấp lãnh hải, nước này buộc phải phát triển hải quân, tập trung mua sắm tàu chiến, máy bay tuần tra biển (>> chi tiết).

    Quân đội Philippines đang xem xét một số loại như Alenia ATR 42MP, Hawker Beechcraft King Air 350ER, CN235, Viking Air Twin Otter và Bombardier Q-series.

    >> Philippines hiện đại hóa quân đội trong 2 năm

    [​IMG]
    Philippines từng đem OV-10 (dưới) "đánh chặn" chiến đấu cơ phản lực đối phương xâm phạm không phận, thực tế điều này là bất khả thi. Vì vậy, hơn bao giờ hết họ rất cần chiến đấu cơ mạnh hơn để bảo vệ chủ quyền.

    Giới lãnh đạo nước này dành sự quan tâm lớn xây dựng không quân – hải quân. Cuối năm 2011, Tổng thống Benigno Aquino tiết lộ, ông sẽ đến thăm Mỹ trong năm 2012 và yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự.

    “Tôi sẽ gặp Tổng thống Obama vào năm tới, có lẽ vào tháng 4. Tôi sẽ nhắc nhở ông ấy về mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Philippines và ông ấy có thể nhớ rằng chúng tôi không có một chiếc máy bay bản phản lực chiến đấu nào,” ông Aquino nói trong bài phát biểu tại căn cứ không quân cuối năm 2011.

    Ông cũng cho biết, Philippines sẽ yêu cầu Mỹ tặng máy bay đã qua sử dụng theo chương trình tương tự giữa Mỹ - Indonesia. Năm 2011, Mỹ đã đồng ý tặng 24 chiếc F-16A/B cho Indonesia.

    Trong năm 2011, Hải quân Philippines được "nâng" khả năng tác chiến biển xa một phần khi họ tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Dự kiến, năm 2012 Philippines sẽ tiếp nhận chuyển giao thêm một tàu lớp Hamilton (>> chi tiết).

    Malaysia

    Malaysia tăng cường hiện đại hóa không quân, tập trung vào việc mua mới chiến đấu cơ, tăng khả năng cảnh báo sớm và tuần tra chống ngầm.

    Malaysia có kế hoạch thay thế tiêm kích MiG-29, một số ứng viên sáng giá gồm Boeing F/A-18E/F, JAS-39 Gripen, Dassault Rafale, Su-30, Su-35 và Eurofighter Typhoon.

    Các máy bay MiG-29 được đóng tại căn cứ không quân Kuantan, Tây Malaysia nhìn ra phía biển Đông. Nếu Malaysia có xung đột vũ trang với Trung Quốc, nhiều khả năng phi đội ở Kuantan nằm ở tuyến đấu. Vì vậy, việc trang bị chiến đấu cơ có thể đáp ứng yêu cầu đa năng, đa nhiệm vụ (tác chiến trên bộ, trên không, trên bộ) là cần thiết.

    Còn phần phía Đông và Tây Malaysia được phân cách bởi biển Đông, Malaysia cần phải có máy bay cảnh báo sớm (AEW) và tuần thám biển để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế. Bộ trưởng Quốc phòng Ahamad Zahid Hamidi cho rằng, Malaysia cần 3 máy bay AEW (trong đó 2 chiếc đặt ở phía Đông và Tây, còn 1 chiếc dự bị).

    [​IMG]
    Malaysia có thể chọn máy bay cảnh báo sớm E-2D của Mỹ?​

    Ngay lập tức, Malaysia đã nhận nhiều sự chào mời từ các tập đoàn quốc phòng lớn trên thế giới như Northrop Grumman đã chào hàng máy bay cảnh báo sớm E-2D, còn Saab đề nghị máy bay EMB-145 trang bị radar Saab Erieye và Airbus với biến thể C-295 AEW.

    Lockheed Martin UK đưa ra giải pháp tiết kiệm, sử dụng nền tảng máy bay hiện có trong Không quân Malaysia và nâng cấp lên, như máy bay C-130 sẽ được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm.

    Cơ quan thi hành hàng hải Malaysia đang chờ ngân sách sắm 5 máy bay tuần tra biển. Ba ứng viên tham gia gói thầu là RUAG 228NG, Cessna Grand Caravan và Alenia ATR 42MP.

    Tư lệnh Không quân Malaysia Rodzali bin Dau nói: “Điều quan trọng là duy trì mức độ cao về nhận thức tình huống và tập trung tới cảnh báo sớm.”

    Ngoài máy bay AEW, Malaysia cũng đang tăng cường khả năng săn ngầm, Hải quân của họ tuyên bố muốn mua 6 trực thăng săn ngầm và xem xét ứng viên Sikorsky MH-60R và Agusta Westland AW159.

    Tuy nhiên, các kế hoạch trên của Malaysia đang gặp khó khăn về ngân sách quốc phòng, có thể mọi quyết định chỉ được đưa ra sau cuộc bầu cửa năm 2012 (>> chi tiết).

    Singapore

    Đảo quốc Singapore tuy không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc. Nhưng kinh tế Singapore phụ thuộc vào thương mại biển vì vậy họ cũng tăng cường phát triển đội bay cảnh báo sớm và chống ngầm.

    Với năng lực tài chính dồi dào, ngân sách quốc phòng Singapore khá mạnh nên nước này sở hữu những chiến đấu cơ khá mới. Singapore sử dụng máy bay tuần thám biển Fokker 50, máy bay cảnh báo sớm trên không Gulfstream G550 trang bị radar cảnh báo sớm của Elta Systems và trực thăng săn ngầm S-70B.

    Một số nguồn tin cho rằng, nước này đang lên kế hoạch mua máy bay săn ngầm cánh cố định.
    Các nước Đông Nam Á cũng chú trọng phát triển hạm đội tàu ngầm: Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm tấn công điện – diesel lớp Kilo của Nga; Malaysia mua 2 tàu ngầm Scorpene của Pháp và một tàu ngầm đã qua sử dụng lớp Agosta; Indonesia hiện có trong biên chế 2 tàu ngầm lớp Cakra và lên kế hoạch mua 3 tàu ngầm từ hãng Daewoo Hàn Quốc; Thái Lan muốn mua lại các tàu ngầm Type 209 đã qua sử dụng của Hải quân Đức.
  2. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
  3. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Indonesia thử nghiệm vũ khí nội dành cho Su-27/30
    Cập nhật lúc :10:07 PM, 24/02/2012
    Theo Tribunnew, Không quân Indonesia đã thử nghiệm thành công 2 loại bom nội địa thiết kế dành cho chiến đấu cơ Sukhoi.


    [​IMG]
    Các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của Indonesia được tối ưu hóa cho tác chiến trên biển.​
    (ĐVO) Ba chiến đấu cơ Sukhoi từ phi đội số 11 (căn cứ Hasanuddin, phía nam Sulawesi) đã ném thử nghiệm thành công bom xuyên BTN-250 và bom khói BLAP-50.

    Tuy nhiên, Indonesia không nói rõ loại Su-27SK/SKM hay Su-30MK thực hiện ném thử bom. “Việc thử nghiệm nhằm đánh giá sức nổ và độ chính xác phá hủy mục tiêu của bom,” quan chức Không quân Indonesia cho biết.
    “Chúng tôi hy vọng có thể tự cung cấp bom và vũ khí cho chiến đấu cơ Sukhoi có mặt trong trang bị Không quân Indonesia, và không còn phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài,” viên chức này nói thêm.

    Gần đây, Indonesia nhận chuyển giao toàn bộ 3 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 và 3 Su-27SKM theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký với Nga năm 2007. Trước đó, nước này cũng nhận 2 chiếc Su-27SK và 2 Su-30MK mua năm 2003.

    Ngoài ra, Indonesia đã ký hợp đồng với Nga mua 6 Su-30MK2 trị giá 470 triệu USD, dự kiến việc giao hàng bắt đầu năm 2013 (>> chi tiết).

    Indonesia dự định tiếp tục phát triển phi đội Su-27/30 nhằm thay thế phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-5E/F đã lạc hậu và tăng cường sức mạnh trên không.


    VN ta đến giờ đã tự chủ vũ khí riêng cho Su VN chưa nhể !
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Tàu chiến Mỹ bán cho Philippines “vô dụng trong phòng vệ trên biển”
    Những tàu chiến mà Washington đang cung cấp cho Manila hầu như là vô dụng trong phòng vệ trên biển, vì vũ khí trang bị cho những tàu này đã bị phía Mỹ tháo dỡ hết trước khi tàu được giao cho Philippines – một quan chức ngoại giao hàng đầu Philippines tiết lộ.
    [​IMG]
    Mỹ đã bàn giao một chiếc Hamilton cho Philippines vào năm ngoái

    “Thay vào đó, người Mỹ muốn chúng tôi mua những vũ khí này riêng, và tất nhiên, với giá cao hơn nhiều”, quan chức ngoại giao Philippines, đề nghị không nêu tên, nói với báo giới bên lề một sự kiện tổ chức mới đây ở Manila.

    Hiện cũng đang có những lo ngại trong giới quân sự và ngoại giao Philippines về kế hoạch của nước này “tậu” những máy bay chiến đấu F-16 vì Manila vẫn chưa sẵn sàng xử lý được công nghệ hiện đại như vậy - xem xét cả những vấn đề như chi phí bảo dưỡng cao, chi phí huấn luyện phi công sử dụng và phụ tùng cần thiết để duy trì máy bay luôn trong điều kiện tốt.

    Trước đó, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario tuyên bố Philippines sẽ yêu cầu mua thêm 2 tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ. Chiếc đầu tiên đã được giao năm ngoái và một đội tàu chiến hoặc 12 máy bay chiến đấu sẽ được triển khai đến các đảo tranh chấp giàu dầu mỏ.

    Tháng 8 năm ngoái, chính phủ Mỹ đã bàn giao một chiếc Hamilton - tàu tuần duyên cũ của lực lượng Phòng vệ Bờ biển Mỹ, cho Philippines.

    Con tàu giờ mang tên BRP Gregorio del Pilar và là tàu đô đốc trong hải quân Philippines, tăng cường thêm khả năng của lực lượng này trong đối phó với những mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống, gồm cả chống khủng bố, đánh bắt cá bất hợp pháp và thảm họa thiên nhiên.

    Theo Việt Hà (Dân trí / Tempo)
  5. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Thái Lan là thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất ĐNA
    Cập nhật lúc :3:28 PM, 05/03/2012
    Chi tiêu mua sắm quốc phòng liên tục tăng trong thời gian qua, Thái Lan được xem là thị trường vũ khí có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

    (ĐVO) Hôm nay, 5/3, triển lãm quốc tế về An ninh Quốc phòng châu Á (Defense security guard End - 2012) chính thức được khai mạc tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan với sự tham gia của hơn 250 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có 7 công ty của Nga.

    Một đại diện của các công ty tham dự triển lãm lần này nhận định, Thái Lan đang là một trong những thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

    Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga đã đưa ra một số thống kê về mua sắm quốc phòng của Thái Lan trong thời gian gần đây.

    Thống kê chia làm 3 giai đoạn, 2004-2007, 2008-2011 và dự báo 2012-2015.

    Cụ thể, giai đoạn 2004-2007 tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan chỉ vỏn vẹn 355 triệu USD, đến giai đoạn 2008-2011, tổng giá trị nhập khẩu vũ khí đã tăng lên đến 1,715 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với giai đoạn trước đó.
    [​IMG]
    Thụy Điển đang "thống trị" thị trường vũ khí tại Thái Lan đặc biệt là phân khúc hàng không quân sự. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Jas-39 Gripen của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
    Tổng giá trị các đơn hàng mua sắm vũ khí đã được ký trong giai đoạn 2012-2015 dự báo lên đến 2,41 tỷ USD.

    Tuy là thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng "miếng bánh" Thái Lan lại không thuộc về những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

    Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, thị trường vũ khí Thái Lan bị "thống trị" bởi Thụy Điển, tăng - thiết giáp thuộc về Ukraine, tàu ngầm thuộc về Đức, các phân khúc còn lại thuộc về các quốc gia như: Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Brazil...

    >> Thái Lan mua thêm 6 tiêm kích JAS-39 Gripen
    >> Trung Quốc giới thiệu trực thăng chống ngầm ở Thái Lan
    >> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức
    >> Thái Lan mua 200 xe tăng từ Ukraine

    Triển vọng của Nga

    Nga đang là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đông Nam Á, tuy nhiên, thị phần tại Thái Lan vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng.

    Năm 2003, trong chuyến thăm của Thủ tướng Putin đến Thái Lan, hai bên đã ký bản ghi nhớ về việc Nga sẽ trợ giúp các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

    Bản ghi nhớ này là cơ sở quan trọng để tiến tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Nga và Thái Lan đã nhất trí về việc giải quyết khoản nợ trị giá 36,5 triệu USD từ thời Liên Xô, phương thức trả nợ sẽ được thực hiện bằng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong 5 năm.

    Dù nỗ lực khá nhiều bằng các biện pháp ngoại giao song Nga vẫn chưa đạt được thành công trong việc xâm nhập thị trường vũ khí Thái Lan. Nga đã nhiều lần cố gắng xúc tiến các hợp đồng mua sắm vũ khí với Thái Lan nhưng chưa thực sự thành công, rất nhiều đề xuất hợp tác, mua sắm đã không thể thực hiện, các thất bại này được nhận định là do thói quen sử dụng các vũ khí nguồn gốc phương Tây và còn có cả những yếu tố liên quan đến chính trị.

    Hợp đồng mua sắm vũ khí đáng kể nhất giữa hai bên là hợp đồng cung cấp 3 trực thăng vận tải đa năng Mi-17V-5, hợp đồng trị giá 27,5 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo (>> chi tiết).

    Hiện tại, công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đang làm việc với Thái Lan liên quan đến các vũ khí nhỏ, vũ khí chống máy bay và trực thăng , Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngầm điện-diesel và các tàu tên lửa cao tốc của Nga.


    Thống kê chi tiết cho từng giai đoạn như sau:

    Giai đoạn 2004-2007

    Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan được TSAMTO tổng kết với giá trị là 355 triệu USD, trong đó năm 2004 có giá trị 141 triệu USD, năm 2005 30,6 triệu USD, năm 2006 94 triệu USD và năm 2007 là 89 triệu USD.

    Đứng đầu về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này là Pháp với kim ngạch đạt 80 triệu USD chiếm 22,56%, vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ với kim ngạch đạt 77,5 triệu USD chiếm 21,85%, vị trí thứ 3 và thứ 4 được chia sẽ bởi Trung Quốc và Singapore với kim ngạch đạt 70 triệu USD chiếm 17,74%.

    Phần còn lại được chia đều cho các quốc gia Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Anh và New Zealand.

    Giai đoạn 2008-2011

    Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí giai đoạn này đạt con số 1,715 tỷ USD, giai đoạn này chứng kiến sự chiếm lĩnh của các quốc gia không thuộc top các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

    Thống kê chi tiết cho từng năm như sau, năm 2008 đạt giá trị 157 triệu USD, năm 2009 đạt 300 triệu USD, năm 2010 đạt 486 triệu USD và năm 2011 đạt 772 triệu USD.

    Giai đoạn này chứng kiến sự thành công vượt bậc của Thụy Điển tại Thái Lan, từ một quốc gia chiếm thị phần rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn 2004-2007. Thụy Điển đã vươn lên thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Thái Lan trong giai đoạn 2008-2011, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí cho Thái Lan đạt giá trị 531 triệu USD chiếm 31%.
    [​IMG]
    Ukraine đang chiếm lĩnh phân khúc tăng thiết giáp của quân đội Hoàng gia Thái Lan Ảnh minh họa
    Vị trí này có được là nhờ Thụy Điển đã giành chiến thắng trong hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, quốc gia này đã mua 6 tiêm kích Jas-39 Gripen với giá trị khoảng 492 triệu USD. Ngoài ra, Thái Lan còn dự định tăng số đặt hàng lên thêm 6 chiếc Jas-39 cùng với 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Saab-340.

    Quốc gia thứ 2 có sự tăng trưởng vượt trội là Indonesia, xứ sở vạn đảo đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Thái Lan với tổng kim ngạch đạt 220 triệu USD chiếm 12,83%.

    Vị trí thứ 3 thuộc về Brazil với tổng kim ngạch đạt 180 triệu USD chiếm 10,5%, giai đoạn này chứng kiến sự sụt giảm về giá trị của hai quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp.

    Mỹ từ vị trí thứ 2 giai đoạn 2004-2007 rớt xuống vị trí thứ 4, tổng kim ngạch đạt 177,5 triệu USD, Italia đạt giá trị 150 triệu USD, Israel đạt giá trị 132 triệu USD, Ukraine đạt giá trị 115 triệu USD, Pháp đạt giá trị 52 triệu USD, Trung Quốc đạt giá trị 47 triệu USD, Nam Phi 30 triệu USD, Nga đạt giá trị khá khiêm tốn 29,1 triệu USD.

    Giai đoạn 2012-2015

    Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn này đạt giá trị 2,41 tỷ USD, Thụy Điển tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vũ khí xứ sở chùa vàng, tổng kim ngạch giai đoạn này qua các đơn hàng đã ký kết đạt con số 1,156 tỷ USD chiếm 48,4%, vị trí thứ hai thuộc về Ukraine với tổng kim ngạch đạt 380 triệu USD chiếm 15,8%. Các hợp đồng đấu thầu chưa xác định được nhà cung cấp trong giai đoạn này ước đạt giá trị 300 triệu USD.
  6. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    Các bác đã thống nhất quan điểm: Việt Nam ta đứng thứ mấy ở ĐNA về QS chưa?
  7. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Myanmar nhận 2 tàu khu trục từ Trung Quốc
    Cập nhật lúc :7:08 AM, 11/03/2012
    Trung Quốc đã trao cho Hải quân Myanmar hai tàu khu trục Type-053H1. Hai tàu khu trục này có số hiệu là F21 và F23.

    [​IMG]
    Tàu khu trục Type-053H1 với ký hiệu F23 của hải quân Myanmar.​
    (ĐVO) Trong biên chế của Quân đội Trung Quốc, tàu khu trục Type-053H1 thuộc lớp Giang Hồ - 2 (Jianghu-2). Đây là biến thể được cải tiến từ tàu lớp Giang Hồ - 1 (Jianghu-1).

    Tàu khu trục Type-053H1 được chế tạo từ những năm 1980 tại xưởng đóng tàu Hudong, Thượng Hải.

    Hải quân Trung Quốc từng sử dụng tổng cộng 10 tàu khu trục loại này và bán 1 chiếc cho Bangladesh vào năm 1989.

    Ngoài ra, 2 chiếc tàu khu trục Type 053H1 đã được chế tạo cho Hải quân Ai Cập vào năm 1984–1985.

    Hai chiếc tàu này có tên 951 Najim Al-Zafir và 956 El Nasser.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của Type 053H1:

    Lượng choán nước: 1.565/1.960 tấn; Chiều dài: 103,22 m.
    Động cơ: diesel 12E390VA công suất 16.000 mã lực, 2 máy phát diesel 12PA6V280 BTC.
    Tốc độ: 25.5 hải lý/giờ.
    Tầm hoạt động: 4.800km ở tốc độ 18 hải lý/giờ và 2.800km ở tốc độ 25 hải lý/giờ.
    Thủy thủ đoàn: 165 thủy thủ và 30 sỹ quan.
    Vũ khí: 2x2 ống phóng tên lửa chống tàu SY-1, 2x2 pohá 100mm 79A, 6x2 pháo 37 mm, 2 x 5 ống phóng rocket…
  8. loithuxua

    loithuxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    4.125
    Đã được thích:
    13.488
    VN và Phi cần chi nhiều nhất
    Indo có tiềm lực nhất để mua hàng ngon
    Sin là ngoại hạng nên không có gì để nói
    Thái và Malay thì cứ bình bình chơi chơi
    Cam Lào Myanmar Brunei mạnh lên để làm gì phí $
    Timor cũng thuộc siêu hạng .....
  9. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Chê đắt, Philippines không mua F-16 đồ cũ

    3/12/2012 8:38:21 PM | Lượt xem: 738 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Philippines đã từ bỏ kế hoạch mua các tiêm kích F-16 Fighting Phalcon đã qua sử dụng của Mỹ.

    Tư lệnh Không quân Philippines, thiếu tướng Lauro Catalino dela Cruz cho biết, lý do từ bỏ mua sắm F-16 là giá cao và chi phí bảo dưỡng kỹ thuật cho chúng.

    Theo tướng dela Cruz, Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét các phương án khác mua tiêm kích cũ và không nhất thiết là F-16. Yếu tố chủ yếu là giá cả, dự trữ bay còn lại và chi phí khai thác.

    Tháng 2.2012, Philippines đã ký với Bộ Quốc phòng Italia hợp đồng 5 năm mua tiêm-cường kích, frigate, tàu khu trục và máy bay không người lái từ biên chế của quân đội Italia.

    Chính phủ Philippines hiện nay đang xem xét khoản chi mua vũ khí từ ngân sách trị giá 70 tỷ peso Philippines (1,64 tỷ USD).

    Năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã phê duyệt chương trình tăng cường sự hiện diện quân sự của quân đội nước này ở khu vực đảo Palawan, sát quần đảo đang tranh chấp Trường Sa, và chi 8 tỷ peso (183 triệu USD) để mua vũ khí cho hải quân và không quân nước này.


    • Nguồn: Business Mirror, Armstrade, 12.3.2012.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Việt Nam nâng cấp ồ ạt T-54

    3/12/2012 6:15:25 PM | Lượt xem: 2778 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Quân đội Việt Nam sẽ hiện đại hóa 10 tiểu đoàn tăng Т-54 (gần 310 chiếc), một số người nêu ý kiến trên diễn đàn militaryphotos.net.

    [​IMG]
    Т-54/55М3 ( militaryphotos.net) Các bức ảnh của xe tăng T-54/55M3 cải tiến đầu tiên số hiệu 153 đã được đăng tải tại militaryphotos.net.

    Xe tăng cải tiến được lắp súng máy NSV 12,7 mm, cối 60 mm, sensor khí tượng MAWS6056B và động cơ 1.000 mã lực của Đức.


    Ngoài ra, T-54/55M3 còn được trang bị pháo 105 mm L7 và súng máy đồng trục PKT 7,62 mm. Tăng cải tiến được lắp thêm giáp treo phản ứng nổ Blazer của Israel, hệ thống điều khiển hỏa lực của Nga, hộp số và hệ thống truyền động của Ukraine.


    Có ý kiến cho rằng, xe tăng cải tiến số 153 chỉ được chế tạo vài năm trước và đang được sử dụng để huấn luyện, còn các bức ảnh có thể được chụp tại một đơn vị tăng huấn luyện.


    Theo các nguồn tin công khai, tại thời điểm năm 2010, Việt Nam có 850 tăng hạng trung T-54/55 do Liên Xô sản xuất, gần 350 tăng hạng trung Т-59 vốn là biến thể T-54 cải tiến.


    T-54 được Liên Xô nhận vào trang bị vào năm 1946. Từ năm 1958, xe tăng được sản xuất ở biến thể cải tiến T-55. Т-54/55 được cung cấp cho Việt Nam từ năm 1970-1975.


    • Nguồn: Lenta, 12.3.2012.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    VN thiết kế thiết bị huấn luyện xạ kích pháo 37mm
    Cập nhật lúc :9:30 AM, 12/03/2012
    Khoa Vũ khí (HV iện Kỹ thuật quân sự) đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp BQP “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện xạ kích pháo 37mm”.

    Sản phẩm của đề tài là bộ thiết bị kiểm tra huấn luyện xạ kích pháo phòng không 37mm được ghép nối với máy tính, sử dụng kỹ thuật mô phỏng, làm việc theo nguyên lý quang truyền hình dùng để luyện tập và đánh giá kết quả bắn tập của khẩu đội pháo phòng không 37mm ứng với các bài tập theo quy định.

    Thiết bị đã được Quân chủng Phòng không - Không quân đưa vào sử dụng phục vụ công tác huấn luyện tại các đơn vị.

    Thiết bị kiểm tra huấn luyện xạ kích pháo phòng không 37mm được cấu tạo từ các khối: Khối camera gắn trên pháo (gồm 3 cụm camera để quan sát, theo dõi, đánh giá kết quả bám bắt mục tiêu của pháo thủ số 1, số 2 và số 3); khối BRAIN-09 (là khối xử lý trung tâm dùng để nhận và xử lý tín hiệu thu được từ camera trên pháo rồi hiển thị đường bám bắt mục tiêu cùng kết quả bắn ra màn hình LCD); khối cảm biến cò (là cụm chi tiết cơ-điện tử cho phép ghi nhận thời điểm pháo thủ số 1 đạp cò và thời gian giữ chân cò).

    Bộ thiết bị có thể dùng để luyện tập và kiểm tra (cả ban ngày và ban đêm) kết quả bắn, bảo đảm độ chính xác và tin cậy cao ở cự ly thực của các bài bắn khác nhau. Quá trình pháo thủ bắt mục tiêu, màn hình máy tính sẽ thể hiện độ ổn định thao tác bám của các pháo thủ.

    [​IMG]
    Sử dụng thiết bị kiểm tra huấn luyện xạ kích trong huấn luyện tại Lữ đoàn 214 (Quân khu 3).
    Khi đạp cò, vết đạn sẽ lưu lại trên màn hình hiển thị kèm theo tiếng nổ mô phỏng. Máy tính có thể tự đánh giá kết quả theo bài bắn và in kết quả nếu có yêu cầu…

    Một trong những tính năng nổi bật của thiết bị là không những cho phép đánh giá, kết luận một cách khách quan, tin cậy trình độ thao tác của pháo thủ mà còn có thể chỉ ra cụ thể từng yếu lĩnh, thao tác không đúng trong quá trình bám, bắt mục tiêu của từng pháo thủ sau mỗi lần tập để rút kinh nghiệm.

    Hiện nay nhiều loại pháo phòng không trang bị trong quân đội ta vẫn dùng máy ngắm cơ khí, hiệu quả bắn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của kíp pháo thủ nên việc nâng cao chất lượng huấn luyện xạ kích là rất cấp thiết. Mặt khác, việc kiểm tra trình độ thao tác của các pháo thủ vẫn phải thực hiện thủ công thông qua quan sát của giáo viên nên kết quả còn mang tính chủ quan.

    Bộ thiết bị kiểm tra huấn luyện xạ kích pháo phòng không 37mm được đưa vào sử dụng, qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy vừa giúp bộ đội luyện tập một cách đơn giản, chất lượng được nâng cao, vừa giúp giáo viên đánh giá chính xác, khách quan trình độ của các pháo thủ.
  10. Han_Toc_Uu_Tu

    Han_Toc_Uu_Tu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Malaysia mua tiêm kích hiện đại nhất châu Âu

    3/16/2012 4:36:47 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Công ty BAE Systems (Anh) đã chào bán cho Malaysia một lô tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon.


    [​IMG]
    Eurofighter Typhoon (eurofighter.com)​

    Theo đại diện BAE Systems khu vực Đông Nam Á John Brosnan, BAE Systems tin tưởng Eurofighter Typhoon là tiêm kích tốt nhất loại này trên thị trường. Ngoài ra, cùng với các máy bay, Anh sẵn sàng cung cấp cho Malaysia gói dịch vụ có lợi.

    Ông Brosnan cho biết, số lượng máy bay mua bán có thể là 18 chiếc. Đơn giá mỗi máy bay ước 117 triệu USD. Trị giá hợp đồng với Malaysia sẽ phụ thuộc vào tổng số lượng máy bay mua sắm và khối lượng gói dịch vụ đi kèm.

    Thông thường, việc bán máy bay đi kèm với việc đào tạo phi công và hợp đồng bảo dưỡng máy bay.

    Năm 2010, có tin Malaysia chuẩn bị mở thầu mua 36-40 tiêm kích để thay thế tiêm kích lạc hậu F-5 Tiger II. Trong số các ứng viên tham gia có Su-30MKM của Sukhoi, F/A-18E/F Super Hornet của Boeing, F-16 Fighting Falcon của Lockheed Martin và JAS 39 Gripen của Thụy Điển.

    Tháng 11.2011, xuất hiện thông tin Malaysia có thể mua 18 Su-30MKM, nhưng thông tin này nhanh chóng bị bác bỏ.

    Hiện nay, lực lượng tiêm kích Malaysia gồm 67 máy bay các loại Su-30MKM, MiG-29, F/A-18E/F Super Hornet, F-5 Tiger II và BAE Hawk.

    Eurofighter Typhoon hiện có trong trang bị của 6 nước: Áo, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh và Saudi Arabia. Cuối tháng 1.2012, kết thúc cuộc thầu MMRCA mua 126 tiêm kích, Ấn Độ đã chọn Rafale của Pháp chứ không mua Typhoon.

    • Nguồn: Bernama, Lenta, 15.3.2012.

    Last Updated ( 4:36 PM, 16/03/2012)

Chia sẻ trang này