1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    VN chế tạo cảm biến nhiệt cho xe tăng


    Mới đây, Binh chủng Tăng - Thiết giáp đã nghiên cứu chế thử cảm biến nhiệt độ trang bị cho xe tăng - thiết giáp.

    Cảm biến là một bộ phận quan trọng giúp người điều khiển phương tiện nắm được tình trạng kỹ thuật hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn của động cơ trên xe tăng – thiết giáp.


    Tuy nhiên, cụm chi tiết này thường bị chập, hỏng sau khoảng vài trăm giờ làm việc, hơn nữa loại phụ tùng này rất khan hiếm trên thị trường và lượng dự trữ cũng chỉ có hạn.


    Từ lý do ấy, các cán bộ kỹ thuật của Binh chủng Tăng – Thiết giáp đã nghiên cứu và cho ra đời bộ cảm biến có mẫu mã, kích thước và các thông số kỹ thuật giống như nguyên bản của Nga sản xuất.


    Để cảm biến thực hiện tốt chức năng đo nhiệt độ dầu, nước… các cán bộ nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều biện pháp để cách điện, chống rung, chống từ trường một cách ổn định, giảm đến mức thấp nhất các đại lượng gây nhiễu, giúp cảm biến hoạt động hiệu quả.


    [​IMG]
    Các cảm biến nhiệt do Binh chủng Tăng - Thiết giáp chế tạo. ​

    Thành phần cấu tạo chính của cảm biến làm bằng dây Niken đường kính 0,05 mm, có hệ số điện trở là 0,0044/ độ C. Ngoài ra còn có cuốn lõi cách điện mi ca, thanh dẫn nhiệt, dây lò xo hợp kim man gan, ổ cắm… đặt trong ống bảo vệ bằng thép không gỉ.


    Sản phẩm cảm biến chế thử được làm từ các vật liệu trong nước và gia công tại xưởng cơ khí với kinh phí không lớn, nhưng đòi hỏi tỉ mỉ và độ chính xác cao. Sản phẩm hoàn thành đem đo nhiệt độ, sai số dòng điện tiêu thụ không lớn hơn 100mA, phù hợp với sai số cho phép trong tiêu chuẩn của ngành kỹ thuật và có thể thay thế các cảm biến mẫu của Nga.


    Sắp tới Binh chủng Tăng – Thiết giáp sẽ lắp các cảm biến này trên xe tăng huấn luyện của Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp để kiểm tra thực tế. Nếu cảm biến hoạt động tốt sẽ đề nghị đưa vào sử dụng trong toàn quân

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/VN-che-tao-cam-bien-nhiet-cho-xe-tang-890423/

    Mới đầu đọc cứ tưởng là VN chế tạo cảm biến phòng thủ hoặc hd cho tên lửa bắn qua nòng, ai dè cảm biến để đo xăng [-(, cái trò mèo nầy mấy bác bơm vá lốp xe cũng làm được cần gì tới cục KTQSVN
  2. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mổ xẻ trực thăng tấn công "khủng" nhất Đông Nam Á của Singapore



    (Kienthuc.net.vn) - AH-64D Apache của Không quân Singapore là mẫu trực thăng tấn công hiện đại nhất Đông Nam Á.
    [​IMG]Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache. Không quân nước này đang biên chế 20 chiếc AH-64D trong liên đội 120, căn cứ Sembawang.


    [​IMG]AH-64D Apache do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất dành cho nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phá hủy công sự phòng ngự mặt đất (đơn giá một chiếc khoảng 18 triệu USD). Trực thăng được trang bị 2 động cơ T700-GE-701C cho phép đạt tốc độ tối đa 293km/h, bán kính tác chiến 480km, trần bay 6.400m (với tải trọng nhỏ nhất).


    [​IMG]Trực thăng AH-64D Apache trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar bước sóng mm AN/APG-78 cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất (đặt ở đỉnh cánh quạt); cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170; hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu radar, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.


    [​IMG]Cận cảnh cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170 đặt ở đầu mũi trực thăng AH-64D của Không quân Singapore.



    [​IMG]Trực thăng AH-64D Apache thiết kế với 2 chỗ ngồi dành cho phi công điều khiển máy bay và phi công điều khiển hệ thống vũ khí. Khoang lái có khả năng chống đạn pháo cỡ 23mm.

    [​IMG]Vị trí ngồi của phi công điều khiển máy bay với 2 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật bay.


    [​IMG]Vị trí ngồi của phi công điều khiển hệ thống vũ khí.


    [​IMG]Trực thăng AH-64D Apache trang bị hỏa lực mạnh, đa năng gồm: pháo 30mm M230E1; tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (tầm bắn 500-8.000m); tên lửa không đối không AIM-9, rocket 70mm.


    [​IMG]Ngoài AH-64D Apache, ở Đông Nam Á còn có những chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Không quân Indonesia. Tuy hỏa lực của Mi-35P không thua kém so với AH-64D nhưng xét về mức độ hiện đại hệ thống điện tử thì nó kém hơn hẳn.

    Thử sức mạnh xe tăng T-84 Oplot sắp tới ĐNA


    (Kienthuc.net.vn) - T-84 Oplot là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới chuẩn bị “đặt chân tới” Đông Nam Á.


    Tháng 9/2011, Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã ký thỏa thuận với Ukraine mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot. Dự kiến, trong tháng 5/2013, 5 chiếc T-84 Oplot (hợp đồng phụ) đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Thái Lan dùng cho huấn luyện trước khi tiếp nhận toàn bộ số xe vào năm 2015.


    T-84 Oplot là một trong những xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới do Cục Thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (Ukraine) phát triển dựa trên mẫu T-80UD với nhiều cải tiến trên các mặt: giáp phòng vệ, hệ thống vũ khí, động cơ.


    3 lớp bảo vệ


    Oplot được thiết kế trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp gồm: giáp thụ động (giáp chính của xe), giáp phản ứng nổ và hệ thống đối phó điện tử Varta.


    Trong đó, lớp giáp chính của xe được chế tạo từ thép compostie hỗn hợp sử dụng các lớp gốm làm từ oxit kim loại cứng xen lẫn thép.
    [​IMG]

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot.

    Lớp bảo vệ thứ 2 là giáp phản ứng nổ Nozh nằm ở mặt trước thân xe, tháp pháo và hai bên sườn xe. Giáp phản ứng nổ (ERA) được cấu kết gồm các khối thuốc nổ đặt trong các hộp thép gắn bên ngoài giáp chính của xe tăng có tác dụng vô hiệu hóa hoặc giảm khả năng công phá của đạn chống tăng, tên lửa lên giáp xe.


    Nguyên lý hoạt động cơ bản của ERA là sử dụng hiệu ứng nổ lõm của khối thuốc nổ nằm trong hộp thép làm chệch hướng “luồng xuyên”, hoặc làm gẫy thanh xuyên, giảm khả năng xuyên phá động năng của đạn chống tăng. Giáp phản ứng nổ Nozh trên xe tăng Oplot được chế tạo theo kiểu module cho phép dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp.


    Lớp bảo vệ thứ 3 của T-84 Oplot là hệ thống đối phó trả đũa Varta gồm 3 thành phần chính: cảm biến cảnh báo laser, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại và thiết bị tạo màn khói (12 ống đặt quanh tháp pháo). Hệ thống này dùng để phá hỏng lệnh điều khiển của tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn bằng laser.


    Bên trong xe trang bị hệ thống phòng vệ NBC bảo vệ kíp xe (3 người) khỏi tác nhân phóng xạ, hóa học và sinh học.


    Hỏa lực đa năng


    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot trang bị hỏa lực mạnh cho phép tiêu diệt xe tăng, công sự phòng ngự và thậm chí cả trực thăng. Cụ thể, xe được lắp một pháo nòng trơn cỡ 125mm có khả năng bắn nhiều loạn đạn như: đạn xuyên động năng, đạn nổ lõm, đạn nổ mạnh và đạn tên lửa chống tăng.


    Pháo phóng tên lửa là một đặc điểm thường thấy trên các dòng xe tăng Nga, Ukraine. T-84 Oplot có thể bắn loại tên lửa chống tăng dẫn bằng laser tiêu diệt các mục tiêu động và tĩnh ở tầm tối đa 5.000m. Tên lửa lắp đầu đạn “2 lượng nổ” chuyên chống xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu xe tăng, thiết giáp, tên lửa chống tăng cũng được dùng để bắn hạ trực thăng bay thấp.
    [​IMG]

    Pháo 125mm xe tăng Oplot khai hỏa.

    Pháo chính 125mm kết hợp với hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn cao. Nhờ cơ cấu này mà kíp xe giảm xuống còn 3 người (trưởng xe, lái xe, pháo thủ). Tuy nhiên, giới quân sự Thái Lan lại đánh giá thấp cơ chế nạp đạn tự động của T-84 Oplot.


    Vũ khí phụ lắp trên tháp pháo 125mm của xe tăng T-84 Oplot còn có súng máy phòng không 12,7mm đặt ở vị trí cửa ngồi trưởng xe và súng máy đồng trục với pháo chính cỡ 7,62mm. Hai loại vũ khí này dùng để chống mục tiêu mặt đất và trên không.


    Để kiểm soát toàn bộ hỏa lực của xe, kíp xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tấn công chính xác mục tiêu động – tĩnh ngay trong phát bắn đầu. Thành phần hệ thống điều khiển hỏa lực gồm: máy tính đường đạn, thiết bị quan sát toàn cảnh, thiết bị ngắm ban ngày, thiết bị ngắm hồng ngoại…


    Động cơ


    Xe tăng T-84 Oplot trang bị động cơ diesel 6TD-2 1.200 mã lực khỏe hơn so với động cơ 1.000 mã lực của T-80UD. Động cơ 6TD-2 có thể hoạt động trong mọi điều kiện khí hậu và kể cả môi trường nhiệt độ cao. Mặc dù là động cơ diesel nhưng 6TD-2 có thể chạy bằng nhiên liệu khác (như xăng, dầu lửa, nhiên liệu máy bay hoặc nhiên liệu pha trộn).


    Ngoài động cơ diesel, xe còn lắp thêm bộ cấp điện thứ cấp EA-8 8 kW để tạo điện năng cho trang thiết bị liên lạc, máy sưởi và làm nóng động cơ khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp, hệ thống định vị vệ tinh…


    T-84 Oplot có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 70km, tầm hoạt động tối đa khoảng 400km, vượt hào rộng 2,85m, vượt chướng ngại vật cao 1m, lội nước sâu 5m (có chuẩn bị trước).
  3. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    "Soi" chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á của Singapore



    (Kienthuc.net.vn) - Khinh hạm lớp Formidable của Hải quân Singapore được thế giới đánh giá là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á.





    [​IMG]Năm 2002, Bộ Quốc phòng Cộng hòa Singapore đã ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp thiết kế và đóng mới 6 khinh hạm tàng hình lớp Formidable. Trong đó, chiếc đầu tiên được đóng tại Pháp, số còn lại phía DCNS chuyển giao công nghệ để Singapore tự đóng. Năm 2009, toàn bộ 6 tàu Formidable đã được hoàn tất và đưa vào trang bị trong Hải quân Singapore.

    [​IMG]Formidable được thế giới đánh giá là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á với thiết kế tàng hình, trang bị hệ thống điện tử hiện đại, hệ thống vũ khí mạnh trên 3 mặt.

    [​IMG]Con tàu được thiết kế dựa trên lớp tàu La Fayette của Pháp với kiểu dáng “tối ưu hóa” cho khả năng tàng hình trên mặt biển, “lẩn tránh” mọi khí tài trinh sát của đối phương.

    [​IMG]Lớp Formidable có chiều dài 114,8m, lượng giãn nước 3.200 tấn. Để vận hành một con tàu chỉ cần 70 thủy thủ và sĩ quan, điều đó chứng tỏ tàu có tính tự động hóa cực cao.

    [​IMG]Lớp Formidable trang bị 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 (công suất 8.200kW/động cơ) cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 50km/h, tầm hoạt động 7.780km.
    [​IMG]Lớp Formidable trang bị hệ thống điện tử tiên tiến gồm: radar mạng pha đa năng Thales Herakles (tầm hoạt động 250km), hệ thống kiểm soát chiến đấu, hệ thống chế áp điện tử…

    [​IMG] Hệ thống vũ khí trên lớp tàu Formidable có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển, trên không, dưới mặt biển. Trong ảnh là tàu chiến lớp Formidable phóng tên lửa đối không tầm trung Aster 15 (tầm bắn 30km) từ hệ thống ống phóng thẳng đứng, ngay phía trước là tháp pháo 76mm.

    [​IMG]Đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn RGM-84C Harpoon phóng đi từ tàu RSS Intrepid thuộc lớp Formidable.

    [​IMG]Đuôi tàu thiết kế sân đáp và nhà chứa cho trực thăng hạng trung (cỡ 10 tấn) có diện tích 360m2.

    [​IMG]Đội hình 6 khinh hạm tàng hình hiện đại nhất Đông Nam Á Formidable.​

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ai-nhat-Dong-Nam-A-cua-Singapore/10147218.epi
  4. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Động trời :-ss

    Thiết bị hỗ trợ huấn luyện bắn súng chống tăng B41


    [​IMG]

    ...và khi bắn sẽ tạo ra tiếng nổ do khí CO2 "công phá" vỏ chai nhựa được gắn phía sau súng.

    [​IMG]

    Cán bộ Trung tâm Kỹ thuật vũ khí (Học viện Kỹ thuật quân sự), thực hành bắn bằng thiết bị TB-B41.

    http://kienthuc.net.vn/quan-doi/201301/Thiet-bi-ho-tro-huan-luyen-ban-sung-chong-tang-B41-890479/

    Để dễ hiểu là nhét chai nhựa sau ống xả B41 để nén khí, chả biết tác dụng có tăng được tầm bắn hay tăng động năng không ? VN về mấy khoản ko giống ai thì phải thán phục rồi, Mig 17 đánh khu trục, S75 "nối tầng" Mig 21 lao thẳng vào B52....
  5. tranhuyphong2012

    tranhuyphong2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2012
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    VN trải qua nhiều cuộc CT và bây giờ chú tâm phát triển đất nước, vũ khí chỉ mang tính chất tự vệ nên không thể như 3 shịp được rồi . Sao mày không về cái lò trung khựa đi cữ chõ mõm sang topic khác thế , nói ăn cơm lại đi ăn ***
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Con của pháp đóng cho sing có CIWS không hả bác predatorx ?
  6. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    chúng ta cần hiện đại quân doi nhanh chong và sản sàn chiến đấu
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    chúng ta cần hiện đại quân doi nhanh chong và sản sàn chiến đấu
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    chúng ta cần hiện đại quân doi nhanh chong và sản sàn chiến đấu
  7. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Theo ĐVTCĐT VN có thể mua F-15

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Theo ĐVTCĐT VN có thể mua F-15

    [​IMG]
  8. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    Up mỗi bức ảnh lên đâu có nghĩa là nhà mình mua F-15 :P
  9. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Myanmar hạ thủy tàu chiến hiện đại
    Nhà máy đóng tàu Sinmalaike đã hạ thủy thành công tàu chiến hiện đại với sự trợ giúp công nghệ từ Trung Quốc.
    Tàu chiến mới được hạ thủy vào cuối năm 2012 và được đặt số hiệu F 12 Kyansittha. Theo thông tin và hình ảnh được đăng tải trên Livejournal, tàu chiến mới thuộc loại tàu khu trục nhỏ, được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại.
    F 12 Kyansittha được áp dụng các công nghệ tàng hình trong thiết kế của mình, cấu trúc thượng tầng của tàu và nhà chứa máy bay trực thăng phía sau được thiết kế rất ấn tượng. Sau khi hạ thủy tàu sẽ được lắp đặt radar và vũ khí để tiến hành thử nghiệm.
    [​IMG]
    Tàu khu trục nhỏ mới được hạ thủy của Hải quân Myanmar là một thiết kế khá hiện đại. Thông số kỹ thuật của tàu được bảo mật khá chặt chẽ, F 12 Kyansittha được đánh giá là tàu chiến hiện đại nhất Hải quân Myanmar, hoàn toàn có thể so sánh được với các tàu chiến hiện đại khác trong khu vực Đông Nam Á.
    Theo những tiết lộ ban đầu, tàu được trang bị pháo hạm bắn nhanh loại Oto Melara 76mm của Pháp, 4 pháo bắn nhanh 30mm, một bản sao của loại AK-630 của Nga do Trung Quốc sản xuất. Thông tin về tên lửa chống hạm trang bị trên tàu khu trục nhỏ F 12 không được công bố. Nhiều khả năng sẽ là loại tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất.
    Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống tàu ngầm có thể là Z-9C của Trung Quốc. Sự kiện hạ thủy thành công tàu khu trục nhỏ F 12 có thể xem là bước đột phá lớn của công nghiệp đóng tàu chiến Myanmar.
    [​IMG]
    Mô hình thiết kế tổng thể của tàu khu trục nhỏ F 12. Mặc dù, tàu khu trục nhỏ F 12 được hoàn thành với sự trợ giúp công nghệ từ Trung Quốc nhưng điều đó cho thấy ngành công nghiệp đóng tàu Myanmar đủ khả năng cho ra đời những tàu chiến tầm cỡ khu vực. Trong khi nhiều nước lớn trong khu vực Đông Nam Á vẫn phải nhập khẩu tàu chiến từ nước ngoài thì một nước nhỏ và kém phát triển như Myanmar lại có thể tự đóng tàu chiến cho mình.
    Trước đó, nhà máy đóng tàu Sinmalaike cũng đã hạ thủy và đưa vào sử dụng tàu hộ tống tên lửa hiện đại mang số hiệu 491. Tàu có tải trọng 500 tấn, được trang bị pháo bắn nhanh 30mm, bản sao của AK-630 do Trung Quốc sản xuất, 2 đại liên phòng không 14,5mm, 4 tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất.
    Myanmar đang lặng lẽ hiện đại hóa Hải quân với sự trợ giúp từ phía Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ có nhiều điều phải bất ngờ bởi tốc độ hiện đại hóa Hải quân Myanmar. Trước đó, Nga đã âm thầm chuyển giao tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E cho Myanmar và loại tên lửa chống hạm hiện đại này đã được trang bị trên tàu khu trục nhỏ F 11.

    http://infonet.vn/The-gioi/Myanmar-ha-thuy-tau-chien-hien-dai/52500.info

    Còn VN đóng tàu thứ 5 TG, vậy mà giờ cái tàu hộ vệ cũng phải mua của ngoại bang [-(

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học
    Dân số đông, nhiều tiến sĩ, nhưng số ấn phẩm khoa học Việt Nam công cố trên thế giới còn rất thấp so với các nước khu vực. Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan.

    Tiến sĩ Bùi Du Dương, học giả ở trường Đại học quốc gia Singapore phân tích về thực trạng khoa học Việt Nam so với các nước khu vực và bài học từ các nước Đông Á với sự phát triển vượt bậc về công bố quốc tế trong những năm qua.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Bùi Du Dương. Ảnh do nhân vật cung cấp.

    Cùng với xu thế hội nhập, số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ cũng như hiệu suất khoa học của mỗi quốc gia. Với bản thân nhà khoa học, các công bố quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân như cung cấp các chứng từ ghi nhận thành quả nghiên cứu, tạo dựng cơ hội hợp tác chuyên môn, thúc đẩy hội nhập quốc tế mà còn là nghĩa vụ cần chia sẻ, đóng góp vào tri thức nhân loại, nâng cao sự hiện diện của khoa học nước nhà. Công bố khoa học quốc tế thường được hiểu là các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học, sách và các phát minh sáng chế được quốc tế công nhận.
    Khoa học Việt Nam đang ở đâu?

    Có nhiều phân tích trong nước và quốc tế cho thấy số lượng ấn phẩm khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn, khiến cho những ai quan tâm đến cảm thấy lo lắng. Thực trạng thấp kém không chỉ so với các nước tiên tiến trên thế giới có nền tảng khoa học phát triển lâu năm mà ngay cả khi so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

    Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan.

    Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm).

    Đồ thị dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia mô tả số lượng và năng suất công bố khoa học của Việt Nam so với các nước trong vùng cho thấy với tốc độ hiện tại, chúng ta cần đến hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan, Malaysia chứ chưa nói gì đến Singapore hay các nước tiên tiến khác trên thế giới.
    Sự hiện diện của khoa họcViệt Nam trên trường quốc tế còn khiêm tốn.

    Không chỉ khiêm tốn về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với những nước trong khu vực vừa được đề cập. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO xếp hạng.

    Thật ra, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu xứng đáng chia sẻ với cộng đồng khoa học thế giới, nhưng rất tiếc, cho đến nay các công trình đó vẫn loanh quanh trong các báo cáo nghiệm thu, đóng gói không chia sẻ, hoặc công bố trên những tạp chí trong nước chưa được quốc tế công nhận và hệ quả là làm thiệt thòi cho khoa học nước nhà.

    Nhiều phân tích nêu ra những nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng trên như phân phối ngân sách cho nghiên cứu chưa thỏa đáng, rào cản về ngôn ngữ tiếng Anh, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công bố quốc tế, thiếu kinh nghiệm và chưa có thói quen (văn hóa) công bố, thiếu chính sách đãi ngộ, khuyến khích nhà khoa học công bố quốc tế, rất ít những tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh, chưa xác lập những chuẩn mực đánh giá hiệu quả khoa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở đó công bố quốc tế được sử dụng làm thước đo khách quan. Tuy nhiên, đến nay gần như vẫn chưa có giải pháp nào đáng kể để cải thiện tình hình.
    Bài học từ các nước Đông Á

    Bản đồ thế giới về ấn phẩm khoa học quốc tế đang thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây, với sự hiện diện của các “cường quốc mới” càng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Số liệu thống kê mới nhất của SCImago tiến hành xếp hạng cho 147 nước và vùng lãnh thổ có công bố khoa học cho thấy Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế chỉ sau Mỹ, vượt qua rất nhiều nước có lịch sử khoa học phát triển lâu năm như Đức, Nhật, Anh, Pháp, Canada.

    Theo phân tích từ số liệu ISI, trong vòng 15 năm gần đây số lượng ấn phẩm khoa học mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố hàng năm tăng gần 14 lần, từ 27.549 (hạng 9/147) năm 1996 đến 373.756 bài (hạng 2/147) năm 2011. Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh (Royal Society) dự báo trong vòng hai năm tới số công bố khoa học của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ.

    Các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan cũng có bước tiến rất ấn tượng. Nếu năm 1996 chỉ có Nhật Bản và Trung Quốc lọt vào top 15 của thế giới về số ấn phẩm khoa học thì năm 2011 đã có cả Hàn Quốc và Đài Loan lọt vào danh sách này.

    Bằng cách nào mà họ có những bước tiến ngoạn mục như thế?

    Đầu tư thỏa đáng: Các nước và lãnh thổ trên đều coi giáo dục, khoa học công nghệ là bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa quốc gia họ. Ví dụ, từ những năm 90, Trung Quốc đầu tư khoản tiền khổng lồ (so với GDP của Trung Quốc vào thời điểm đó) hàng chục tỷ USD cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, và nghiên cứu khoa họcvới các chương trình trọng điểm quốc gia như dự án 211 (1995), dự án 985 (1998), dự án 111 (2005).

    Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác cũng nỗ lực đầu tư khoản khổng lồ không kém nhằm cải thiện số lượng và chất lượng công bố khoa học quốc tế mà điển hình là chương trình trọng điểm quốc gia “Brain Korea 21 (BK21)”, Hàn Quốc hay chương trình “Xây dựng trường đại học và trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế” của Đài Loan.

    Quốc tế hóa nhân sự khoa học: Các nước hiểu rõ con người là nhân tố quyết định cho thành công. Một mặt họ đầu tư tài chính để lôi cuốn được những giáo sư quốc tế đến công tác hoặc hợp tác với khoa học trong nước, một mặt họ có chủ trương thu hút những trí thức trong nước đã được đào tạo từ các nước phương Tây về nước nghiên cứu và giảng dạy.

    Hàn Quốc xây dựng các cơ sở hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) và thuê các nhà khoa học, quản lý hàng đầu thế giới đến làm việc. Năm 2008, Hàn Quốc đưa ra “chương trình các đại học đẳng cấp thế giới” nhằm "nhập khẩu" các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu, giúp sức “để chuyển đổi các trường đại học Hàn Quốc thành những viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới”. Tính đến năm 2009, Hàn Quốc đã thu hút được hàng trăm Giáo sư nước ngoài hàng đầu đến làm việc ở Hàn Quốc trong đó có 9 nhà khoa học đã từng đạt giải Nobel. Đồng thời, Hàn Quốc khuyến khích gửi các nhà khoa học và sinh viên trong nước sang học tập ở nước phương Tây. Theo báo cáo năm 2008 của Viện giáo dục Fulbright (Hoa kỳ), trung bình cứ 7 sinh viên quốc tế ở Mỹ thì lại có 1 sinh viên Hàn Quốc.

    Không chỉ đầu tư thu hút giảng viên và nhà nghiên cứu, các nước cũng nỗ lực thu hút sinh viên nước ngoài, đặc biệt là sinh viên sau đại học thông qua nhiều chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo, chương trình hợp tác nghiên cứu, cung cấp học bổng.

    Quốc tế hóa tiêu chuẩn đánh giá khoa học: Ở các nước Đông Á, chức danh khoa bảng như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đều được đề bạt và đánh giá dựa vào số lượng công trình khoa học quốc tế công nhận thay vì các tiêu chí khác như thâm niên công tác, nền tảng gia đình hay mối quan hệ cá nhân. Hơn nữa, các cơ quan quản lý và nhà tài trợ đều hướng đến việc sử dụng công bố khoa học quốc tế là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xem xét việc cấp tài trợ hay nghiệm thu các đề tài nghiên cứu.

    Các nước chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là năng lực sáng tạo và đổi mới của nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nghiên cứu sinh tiến sĩ thường được yêu cầu có bài đăng trên tạp chí quốc tế trước khi có thể bảo vệ luận án. Các học viên cao học cũng khuyến khích công bố trên các tạp chí và các hội nghị khoa học quốc tế trước khi bảo vệ luận văn.

    Hàng năm, các nước tiến hành tiến hành xếp hạng các trường ĐH theo tiêu chuẩn quốc tế như THE, ARWU ở đó số lượng công bố khoa học quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng của bảng xếp hạng.

    Quốc tế hoá tập san khoa học: Các nước chú trọng xây dựng ngày càng nhiều các tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh với hệ thống bình duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế mà vào hệ thống ISI công nhận. Các bài báo khi đăng ở các tạp chí được ISI công nhận sẽ được tính trong hệ thống khi xếp hạng quốc tế. Ở đây, ta chưa nói đến vấn đề chất lượng mà chỉ bàn đến vấn đề thay đổi ngôn ngữ xuất bản và quy trình bình duyệt của các tập san sao cho phù hợp với chuẩn của các tập san quốc tế.

    Cải thiện cơ cấu tổ chức: Không chỉ đầu tư mạnh về tài chính, với các nước có cơ cấu tổ chức khoa học chưa phù hợp với xu hướng thế giới như Trung Quốc đã tiến hành những cải tổ quan trọng. Họ thực hiện tái cấu trúc các trường đại học, xây dựng trường đại học tổng hợp, thiên hướng nghiên cứu thay vì các mô hình trường đại học chuyên ngành chủ yếu giảng dạy của Xô Viết cũ. Nhà nước Trung ương cũng chủ trương xây dựng các phòng nghiên cứu trọng điểm quốc gia và đặt tại các trường đại học theo mô hình các trường đại học nghiên cứu ở Hoa Kỳ thay vì duy trì các viện nghiên cứu độc lập nằm ngoài trường đại học mà Trung Quốc áp dụng trong những năm 50.

    Các nước khuyến khích tăng dần tỷ lệ của học viên sau đại học so với sinh viên đại học ở các cơ sở đào tạo, từ đó cho phép xây dựng những nhóm nghiên cứu chuyên ngành với thành viên đông đảo là các sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ làm việc ở các phòng nghiên cứu.

    Chính sách khen thưởng thỏa đáng: Các nước đều có chính sách đãi ngộ, thưởng cũng như hình thức khuyến khích tài chính cho các nhà khoa học có công trình công bố trên các tập san quốc tế uy tín cao. Ví dụ, các viện nghiên cứu và đại học ở Trung Quốc có chính sách thưởng tiền đáng kể (lên tới 32.000 USD ở Trường Đại học Y Quảng Đông cho công bố đăng trên Nature hay Science) cho các nhà khoa học nếu họ công bố công trình trên các tập san quốc tế uy tín có chỉ số ảnh hưởng cao.

    Có chung rào cản về ngôn ngữ Tiếng Anh, gần gũi về đặc điểm văn hóa, cũng như sự tương đồng về điều kiện kinh tế, giáo dục lúc xuất phát điểm, các quốc gia Đông Á đã thành công, thì không có lý do gì chúng ta không áp dụng những biện pháp trên để nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế.

    Dương Bùi

    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/20...u-50-nam-so-voi-thai-lan-ve-cong-bo-khoa-hoc/
  10. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    uầy công bố cho lắm vào mà vẫn đi copy đồ nhà người ta bộ không biết tự phát minh lấy cái gì à

Chia sẻ trang này