1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lee_pong

    lee_pong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2013
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Mua vũ khí chỉ để bảo vệ Tổ quốc

    TT - Đâu là những đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách quốc phòng Việt Nam sau 38 năm ngày thống nhất đất nước? Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

    [​IMG]
    Một cuộc diễn tập bảo vệ chủ quyền trên biển - Ảnh: TRỌNG THIẾT

    [​IMG]
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: V.D.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Sau chiến tranh, không dễ để tất cả cùng nhìn về một hướng. Nhưng cho đến hôm nay, nhìn non sông liền một dải, nhìn chiến thắng 30-4 là chiến thắng chung của mọi người dân Việt Nam, mỗi người dù xuất phát từ hoàn cảnh nào tự nhiên sẽ xích lại gần nhau hơn”.

    Người Việt xích lại gần nhau hơn

    * Thưa ông, chúng tôi muốn bắt đầu cuộc trò chuyện từ cảm nghĩ của ông - một trong số thế hệ tướng lĩnh quân đội trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất - về sự kiện lịch sử 30-4-1975?

    - Mỗi người từ hoàn cảnh cụ thể của mình sẽ có cảm nghĩ riêng, tuy nhiên có một điểm chung: đây là chiến thắng của dân tộc Việt Nam và chúng ta tự hào vì đã vượt qua một cuộc chiến tranh gian khổ bằng sức mạnh của toàn dân tộc. Chiến thắng này đã kiến tạo nền hòa bình lâu dài, cũng là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển đất nước.

    Để đi đến ngày chiến thắng, chúng ta đã phải trả giá rất đắt, bao nhiêu người đã ngã xuống. Có lẽ ngay sau chiến thắng 30-4, ít người nghĩ rằng gần 40 năm sau và có lẽ còn xa hơn nữa, đất nước ta tiếp tục phải nỗ lực hết sức để khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại.

    Trước hết là hậu quả về tâm lý, tình cảm. Ngoài ra, chiến tranh còn để lại nhiều hậu quả khác như vấn đề chất độc da cam, vấn đề bom mìn, vấn đề tìm kiếm liệt sĩ mất tích... Những công việc này không chỉ cần 30-40 năm mà chắc rằng lâu hơn nữa chúng ta còn phải tiếp tục.

    * Nhắc đến hậu quả chiến tranh là để thấy rõ hơn giá trị của hòa bình?

    - Hòa bình là vô giá, đó là cuộc sống yên bình cho người dân, là cơm no áo ấm, là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tiếng cười trẻ thơ, là không còn những người mẹ mất con... Với những ý nghĩa giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng như vậy cũng đủ thấy rằng hòa bình là tất cả cuộc sống với chúng ta.

    Từ chiến thắng 30-4, chúng ta tự hào, tự tin vào khả năng bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo rằng dân tộc Việt Nam sẽ đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng chúng ta phải hết lòng, hết sức giữ cho được nền hòa bình lâu dài của đất nước. Một nền hòa bình trên cơ sở độc lập tự chủ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, một nền hòa bình mà nhân dân ta tự quyết định vận mệnh của mình.

    Mọi cuộc chiến tranh đều hướng đến hòa bình, nhưng đó là hòa bình trong lệ thuộc hay hòa bình trong độc lập, tự do? Chúng ta chọn hòa bình mà dân tộc Việt Nam được quyền hưởng, đó là hòa bình trong độc lập, tự do.

    Mọi thứ có thể đánh đổi để có hòa bình, nhưng có một giá trị không thể đánh đổi là chủ quyền đất nước, là quyền được sống trong độc lập tự do. Hơn nữa, muốn nền hòa bình ấy bền vững thì phải có độc lập tự do, nếu chúng ta lệ thuộc thì nền hòa bình ấy không thể dài lâu, càng không thể đem lại hạnh phúc cho nhân dân mình.

    * Những khó khăn hôm nay có thể khiến ai đó nản lòng và đặt câu hỏi hoặc trăn trở liệu đất nước có thể phát triển đủ để tránh sự tụt hậu, đủ để giữ vững chủ quyền lãnh thổ?

    - Trong những ngày này, nhìn vào chiến thắng 30-4, nhìn vào tinh thần dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, chúng ta có niềm tin sâu sắc rằng đất nước sẽ vượt qua mọi thử thách để đi lên. Chiến tranh lâu dài và gian khổ như vậy mà chúng ta còn vượt qua được.

    Hiện nay dẫu có khó khăn nhưng rõ ràng là thuận lợi nhiều hơn. Tôi không đồng tình khi có người cho rằng người dân và nhất là lớp trẻ giờ đây ít quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. Hoàn toàn không phải như vậy. Vấn đề là chúng ta phải thông tin đầy đủ, khách quan về tình hình đất nước cho người dân, cả về những thuận lợi cũng như khó khăn để tạo sức mạnh đồng thuận.

    Cơ chế thị trường tác động đến con người theo nhiều chiều khác nhau, tích cực và tiêu cực, một mặt chúng ta phải chấp nhận đặc điểm ấy của sự phát triển và hội nhập, mặt khác chúng ta phải công khai, minh bạch để người dân có định hướng đúng.

    Khi có chiến tranh, lớn lên cầm súng ra chiến trường là cống hiến, là hi sinh cho đất nước, nhưng ngày nay chúng ta cần nói với lớp trẻ cống hiến là gì. Khi trò chuyện với con mình, tôi thường nói rằng với con người thì quan trọng nhất là lao động.

    Vấn đề của những người đi trước là tạo điều kiện để lớp trẻ được lao động cống hiến đúng với khả năng, trình độ và lòng say mê của mình. Như vậy chắc chắn dân tộc ta là một dân tộc có phúc phận, những gì thế hệ cha anh đã làm được thì nhất định lớp trẻ sẽ giữ gìn và phát triển lên.

    Quote:
    Trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ toàn vẹn lãnh thổ

    “Muốn có hòa bình bền vững thì phải có đủ khả năng để bảo vệ Tổ quốc, cả về khả năng tổng hợp của đất nước cũng như khả năng đặc trưng của quốc phòng. Chúng ta tin tưởng đảm bảo khả năng ấy bằng chiến lược xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Trong bất cứ thời điểm nào chúng ta luôn luôn phải đảm bảo khả năng tự vệ, giữ toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải đợi có vũ khí hiện đại mới đảm bảo như vậy. Việc mua sắm thêm vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân là để ta trả giá ít nhất, trong thời gian ngắn nhất nếu có vấn đề xảy ra với Tổ quốc”.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
    * Cho dù hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế lớn, nhưng ngay trong khu vực của chúng ta vẫn đang tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, sức mạnh dân tộc sẽ được nhân lên nhiều lần nếu chúng ta thực tâm khoan dung và hòa hợp như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói?

    - Nhân dân ta có truyền thống nhân hậu, khoan dung. Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mặc cảm, hận thù, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Như tôi đã nói, mỗi người dân Việt Nam dù xuất phát từ hoàn cảnh riêng nào đều có chung một điểm đến là lợi ích quốc gia dân tộc.

    Đại đoàn kết dân tộc phải lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác biệt, nhưng không trái với lợi ích dân tộc. Tự mỗi người khi nhìn vào lợi ích quốc gia dân tộc sẽ thấy và sẽ làm cho những điểm tương đồng ngày càng nhiều hơn.

    Có dịp trao đổi với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tôi vẫn thường nói rằng mong muốn lớn nhất của tôi là khi bà con trở về cảm thấy rằng đất nước tạo mọi điều kiện để họ đoàn tụ gia đình và làm ăn kinh tế. Chúng ta không một chiều kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho đất nước, trước hết đất nước phải dang rộng vòng tay với bà con mình đã.

    Mua vũ khí chỉ để bảo vệ Tổ quốc

    * Thưa ông, khát vọng hòa bình được thể hiện rõ trong chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ của ta. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn trong khu vực vừa qua vẫn có những ý kiến xung quanh việc Việt Nam mua máy bay, tàu ngầm... Ông nghĩ sao?

    - Một quốc gia mua sắm vũ khí trang bị để phòng vệ ở mức độ vừa phải là chuyện hoàn toàn bình thường, sự mua sắm ấy phù hợp với tiềm lực kinh tế của đất nước.

    Việt Nam không là ngoại lệ. Nếu tiếp cận việc mua sắm vũ khí trang bị của ta theo góc độ quân sự, có hai đặc điểm cần chú ý: Thứ nhất là ta mua sắm với một tỉ lệ vừa phải, tương xứng với sự phát triển kinh tế của đất nước.

    Thứ hai, chúng ta mua sắm vũ khí trang bị chỉ vừa đủ để bảo vệ Tổ quốc mình. Chúng ta từng bước hiện đại hóa quân đội. Khi hiện đại hóa quân đội phát triển ở mức cao thì nó sẽ quay lại giúp phát triển kinh tế đất nước, ví dụ khoa học công nghệ quốc phòng phát triển thì có điều kiện chia sẻ nguồn lực cho các lĩnh vực khác.

    * Theo các thông tin được công khai trên báo chí, mọi người nhận thấy Việt Nam đã thỏa thuận mua tàu ngầm, máy bay và thiết bị kỹ thuật quân sự với sự trợ giúp phù hợp của Nga. Điều này chỉ đơn giản phản ánh Nga là nhà xuất khẩu vũ khí có uy tín hay còn điều gì khác, thưa ông?

    - Điều này phản ánh rằng do lịch sử để lại, chúng ta đã quen với vũ khí Liên Xô trước đây và hiện nay là Liên bang Nga. Lựa chọn loại vũ khí đã quen thuộc cùng một hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật thì thuận lợi hơn rất nhiều so với trang bị vũ khí ở các hệ khác.

    Ngày nay chuyện mua bán vũ khí trang bị là chuyện bình thường, công khai minh bạch không có gì giấu giếm. Chúng ta có thể mua của tất cả các nước và nhiều nước sẵn sàng bán cho ta.

    Cũng phải nói rằng việc mua bán vũ khí trang bị dù thế nào đi chăng nữa cần có sự tin cậy giữa người mua và người bán. Giữa ta và Nga đã có quá khứ như vậy, hướng phát triển chiến lược của Nga hiện nay không có xung đột lợi ích đối với Việt Nam. Nga đang là đối tác chiến lược rất tin cậy với Việt Nam. Lòng tin ấy giúp chúng ta gửi gắm việc mua sắm vũ khí trang bị của Nga, ngược lại phía Nga khi bán cho ta thì cũng tin rằng không bao giờ chúng ta dùng những vũ khí trang bị ấy để làm điều gì đi ngược với lợi ích của họ.

    Một lý do quan trọng nữa cần kể đến là hệ vũ khí của Nga mang tính chất phòng thủ là chủ yếu. Và nhìn chung vũ khí trang bị của Nga đều rất bền, đã được thử thách qua thời gian.

    Một đất nước có nền kinh tế như Việt Nam thì cần “ăn chắc mặc bền”. Chúng ta không thể đổi vũ khí liên tục được, một lần mua về phải dùng nhiều chục năm vẫn tốt, điều này vũ khí trang bị của Nga đáp ứng được. Cuối cùng, đã nói mua bán thì phải nói về giá cả, chúng ta phải tìm một người bán với giá chấp nhận được.

    “Ba không” của quốc phòng Việt Nam

    * Giới quan sát nhận xét các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động hơn nhiều. Trong quá trình đó, có nước nào đặt vấn đề mời Việt Nam tham gia các tổ chức liên minh quân sự hoặc đặt căn cứ quân sự tại nước ta không, thưa ông?

    - Cho đến bây giờ chưa có bất cứ quốc gia nào đặt vấn đề mong muốn Việt Nam tham gia liên minh quân sự hoặc bày tỏ mong muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam.

    Tôi nghĩ rằng nguyên nhân đầu tiên của sự im lặng đó là do chính chúng ta đã chủ động tuyên bố mạnh mẽ và rất nhất quán: Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại các nước khác; Việt Nam cũng không ngả theo nước này để chống nước kia.

    Đó là “ba không” của quốc phòng Việt Nam. Khi đã tuyên bố như thế rồi, tôi tin dù ai có muốn đi nữa cũng không đặt vấn đề với chúng ta làm gì.

    * Vậy quan điểm của Việt Nam về việc tham gia tập trận chung với các nước thì sao?

    - Không nên dùng từ “tập trận”, dùng từ “diễn tập” chính xác hơn. Trong hợp tác quốc phòng hiện nay có nhiều cái “tập” mà không có “trận”, ví dụ diễn tập chung chống khủng bố, diễn tập bảo vệ an ninh biển, diễn tập tìm kiếm cứu nạn...

    Đó là những sự hợp tác mang tính chất nhân đạo, hòa bình và xây dựng, chúng ta sẵn sàng và từng tham gia, ví dụ như tuần tra chung trên biển với một số quốc gia láng giềng và trong khu vực.

    Chúng ta không tham gia các cuộc diễn tập mang tính chất quân sự, mang tính chất tiến công hoặc đe dọa đến nước thứ ba. Nếu là những cuộc diễn tập phục vụ hòa bình, tự vệ thì ta tham gia.

    * Việc đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng trong vài năm trở lại đây có phải chúng ta đang tìm kiếm những người bạn mới trong lĩnh vực này?

    - Mục đích của đối ngoại quốc phòng trước hết là để tham gia vào mặt trận đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước. Đặc trưng của đối ngoại quốc phòng là tạo tin cậy giữa các quốc gia với nhau. Các quốc gia có thể có rất nhiều lĩnh vực hợp tác, nhưng khi hợp tác về quốc phòng thì độ tin cậy tăng lên rất nhiều. Chính sự tin cậy ấy sẽ quay lại phục vụ hợp tác trong các lĩnh vực khác.

    Một đặc trưng nữa của đối ngoại quốc phòng nằm ở chỗ trực tiếp giải quyết những nguy cơ về quốc phòng và xung đột quân sự, cho nên ta tham gia và mở rộng đối ngoại quốc phòng để ngăn chặn phòng ngừa từ xa.

    Hoạt động đối ngoại quốc phòng cũng trực tiếp phục vụ mục tiêu hiện đại hóa quân đội, tiếp thu kiến thức mới để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chiến sĩ của ta.

    Tuy nhiên, cần thấy rằng hoạt động đối ngoại quốc phòng phải trên cơ sở đất nước ổn định về chính trị, tự ta xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ để bảo vệ đất nước thì mới có cái để đem ra nói chuyện với các nước.

    Hai nguyên tắc đàm phán COC

    * Vừa qua, có thông tin quân đội Việt Nam sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ông có thể cho biết cụ thể hơn nội dung này?

    - Cho đến nay, quá trình chuẩn bị đã hoàn tất và nếu không có gì thay đổi, Việt Nam sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ vào thời gian gần nhất. Mục đích của chúng ta khi tham gia là thực hiện chủ trương Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

    Về nguyên tắc tham gia thì có nhiều, nhưng có hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, hoạt động nào thật sự là giữ gìn hòa bình thì chúng ta tham gia theo yêu cầu của LHQ, không tham gia vào những khu vực không phải là xây dựng hòa bình.

    Ví dụ các khu vực có chiến tranh thì không tham gia, khu vực còn xung đột thì không tham gia, chúng ta chỉ tham gia vào các hoạt động tái thiết sau xung đột hoặc khắc phục hậu quả chiến tranh.

    Thứ hai, chúng ta tham gia ở đâu, mức độ nào, làm gì, bao giờ tham gia... là do chúng ta quyết định. Đây cũng là nguyên tắc do LHQ đặt ra.

    Như vậy có nghĩa rằng không phải hôm nay chúng ta tuyên bố Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thì ngày mai sẽ gửi quân đi. Trong bước đi đầu tiên, chúng ta lựa chọn những hoạt động mang tính nhân đạo, có thể cử quan sát viên, tham gia trong lĩnh vực công binh, quân y...

    * Thưa ông, trong cuộc họp gần đây nhất vào đầu tháng 4-2013 tại Bắc Kinh, ASEAN và Trung Quốc đã thấy rằng cần phải tích cực tham vấn quá trình chuẩn bị để có thể sớm khởi động đàm phán chính thức Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Ông nghĩ sao?

    - Đây là một tín hiệu tốt giữa ASEAN và Trung Quốc. Chúng ta hưởng ứng tích cực đối với động thái mới đó cũng như thái độ xây dựng của các bên liên quan.

    Tất nhiên, vấn đề quan trọng ở chỗ COC sẽ tải được nội dung gì, các bên tham gia đàm phán COC có thực hiện đúng những gì mình nói hay không. Những người thật sự mong muốn có hòa bình, ổn định ở biển Đông chờ đợi nội dung COC sẽ có những điều khoản ràng buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng những gì mình cam kết.

    Nói như vậy để thấy trước mắt còn rất nhiều công việc phải làm. Cá nhân tôi nghĩ rằng có hai nguyên tắc quan trọng: một là luật pháp quốc tế, hai là bình đẳng giữa các quốc gia.

    Trong khởi động đàm phán xây dựng COC, cần khẳng định và cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc DOC. Bên cạnh đó cần chỉ ra những tồn tại của DOC, những nước nói mà không làm, làm không đúng điều mình cam kết.

    VÕ VĂN THÀNH thực hiện

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...hi-vinh-mua-vu-khi-chi-de-bao-ve-to-quoc.html

    Mua để ngắm mới đúng chứ nhể \:D/
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

    Thứ hai 22/04/2013 21:08
    ANTĐ - Bắc Kinh tự tin mang sang Bangkok “niềm tự hào” của họ là tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A mà họ vỗ ngực tự phong là một trong những tàu hộ vệ tiên tiến nhất hiện nay. Thế nhưng, nó đã thất bại thảm hại, đồng thời bóc mẽ cái vẻ ngoài hào nhoáng của các chiến hạm “hàng đầu thế giới” của Trung Quốc.

    Chất lượng vũ khí trang bị không cao
    Người Trung Quốc mang sang chào bán với Thái Lan tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới nhất thuộc lớp 054A. Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.


    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc
    Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần Type AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…
    Về cơ bản, 054A có đầy đủ tiêu chí của 1 tàu hộ vệ hiện đại thế, nhưng sao nó lại bị loại “từ vòng gửi xe”?

    Nguyên nhân đầu tiên làm 054A thất bại là do hệ thống tên lửa chống hạm quá yếu kém. 054A trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km, với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.​
    Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg. Tốc độ bay chậm, tầm bắn ngắn, sức công phá kém là nguyên nhân chính khiến YJ-83 không được chào đón.
    Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 (Hải Hồng Kỳ-16), đây là phiên bản trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung lục quân HQ-16 (Hồng Kỳ-16). Nó có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (Khoảng trên 3000km/h).
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa 570 Hoàng Sơn thuộc lớp 054A đang phóng tên lửa
    Tuy được mệnh danh là loại tên lửa tầm trung nhưng trên thực tế độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 6km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km, xét thực tế thì nó thuộc dạng tên lửa phòng không tầm gần, cận trung, tính năng chỉ tiệm cận loại tên lửa phòng không hạm cũ kỹ RIM-7 chứ không thể so được với loại RIM-116 do Mỹ chế tạo hiện đang lắp đặt trên các tàu hộ vệ Hàn Quốc.
    Không tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển hiện đại
    Nguyên nhân thứ 3 là các hệ thống vũ khí theo chuẩn Trung Quốc không tương thích với hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin và máy tính theo chuẩn Mỹ và NATO, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên Mỹ và NATO không cho phép các hệ thống vũ khí Trung Quốc được kết nối được với các hệ thống của mình.
    Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, tại cuộc đấu thầu hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 4 tỷ USD, Trung Quốc đã chào giá bán hệ thống phòng không HQ-9 với giá chưa tới 3 tỷ USD, tức là rẻ gần một nửa, thế nhưng Bắc Kinh cũng không thể thắng thầu.
    Nguyên nhân do rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO, hơn nữa, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên những hệ thống này sẽ khó mà kết nối được với các hệ thống Patriot.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bán giá quá “bèo” nhưng vẫn không thắng thầu
    Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa họ triển khai ở châu Âu.
    Cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan sử dụng chủ yếu là vũ khí Mỹ, hệ thống chỉ huy, thông tin và điều khiển đều rập khuôn theo mô hình Mỹ, hàng năm 2 bên thường tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy và hiệp đồng trong mạng thông tin liên hợp nên Mỹ và các nước này đều hiểu là không thể để vũ khí của Trung Quốc “lạc loài” vào, tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, các nước đã sử dụng nhiều vũ khí Mỹ chắc chắn sẽ không mua vũ khí Trung Quốc cho dù có rẻ đến mấy.
    Sự sỉ nhục nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
    Trong đợt đấu thầu lần này, Thái Lan đưa ra một điều kiện bắt buộc là yêu cầu công ty trúng thầu phải chế tạo một Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) có khả năng liên kết với các hệ thống đã được trang bị trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin.
    Mới nhìn qua, đây là một điều kiện lý tưởng để 054A của Trung Quốc thắng thầu vì 2 tàu hộ vệ này chính là các phiên bản 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.
    [​IMG] Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ lớp 054A
    Năm 1990, Thái Lan ký hợp đồng với Trung Quốc mua 04 tàu hộ vệ lớp 053H2 với giá cực rẻ là 2 tỷ baht, so với 8 tỷ baht mua của phương Tây (tương đương 69,7 triệu USD/278,7 triệu USD) nhưng ngay khi tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên họ đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng quá kém.
    Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.
    Chính vì thế, Trung Quốc đã phải cải tạo lại và hải quân Thái Lan cũng mất nhiều công sửa chữa để 2 chiếc tàu này đảm bảo yêu cầu chất lượng, sau đó Trung Quốc tiếp tục bàn giao 2 chiếc tiếp theo là HTMS Naresuan và HTMS Taksin vào các năm 1994 và 1995.
    Thế nhưng, mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không còn bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đã quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab tiến hành.


    [​IMG] Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan chỉ còn mỗi cái vỏ của 053H2
    Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.
    Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng còn gì xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ.
    Đố với các nước khác, nâng cấp vũ khí thường do chính công ty sản xuất ra nó tiến hành, nhưng trong gói thầu cải tạo, nâng cấp lớn năm 2010, người Thái Lan đã không thèm nhờ “chính chủ” nâng cấp các tàu của mình và xóa sổ toàn bộ các thiết bị của Trung Quốc đã chứng tỏ một điều, sự tín nhiệm của Bangkok dành cho Bắc Kinh đã hết, đây quả thực là nỗi hổ thẹn đối với nền công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.
    Hiện nay, trên danh mục tàu 053H2 xuất khẩu, ngoài các tàu xuất sang Myanmar vẫn còn tên 2 tàu này của Thái Lan nhưng trên thực tế nó chẳng còn gì thuộc công nghệ Trung Quốc. Vì vậy, sự thất bại của tàu hộ vệ lớp 054A trong gói thầu lần này cũng là điều dễ hiểu.


    [​IMG] Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Taksin được thay thế toàn bộ trang bị, vũ khí Mỹ và châu Âu
    Sự thất bại của nó chứng tỏ một điều, ngoài Myanmar cũng đang dần thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, các nước Đông nam Á còn lại cũng chẳng còn ai mặn mà với “hàng hiệu Trung Quốc”. Hiện ở châu Á cũng chỉ duy nhất có Pakistan quan tâm đến tàu hộ vệ lớp 054A, nhưng đang chê đắt vì hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không quá kém, đồng thời cũng đòi sử dụng trực thăng của Mỹ chứ không dùng Z-9.
  3. lee_pong

    lee_pong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2013
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Indonesia đóng tàu tên lửa tàng hình thứ 3



    (Kienthuc.net.vn) - PT PAL Indonesia tổ chức lễ đặt ky đóng tàu tên lửa tàng hình thứ 3 KCR-60 theo đơn đặt hàng từ Hải quân Indoneisa.

    KCR-60 là thế hệ tàu tên lửa cỡ nhỏ hiện đại do Indonesia tự nghiên cứu thiết kế và được hãng PT PAL đóng mới trong nước.


    Trước đó, chiếc tàu KCR-60 đầu tiên đã hạ thủy và sẽ sớm chuyển giao vào cuối tháng 12/2013. Dự kiến, chiếc tàu thứ 2 sẽ được chuyển giao vào giữa tháng 3/2014, còn chiếc thứ 3 sẽ được biên chế giữa tháng 6/2014.


    Theo thông tin từ hãng PT PAL, tàu tên lửa KCR-60 dài 59,8m, lượng giãn nước toàn tải 460 tấn. Tàu được bị hệ thống động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 28 hải lý/h, tầm hoạt động gần 4.000km. Thủy thủ đoàn vận hành tàu cần tới 40 người.

    [​IMG]
    Hình đồ họa tàu tên lửa KCR-60 của Indonesia.​
    Về vũ khí, tàu được trang bị pháo hạm 57mm, 2 pháo phòng không 20mm và 4 tên lửa hành trình chống tàu mặt nước và 2 hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.


    Loại tên lửa chống tàu trang bị cho KCR-60 có thể là tên lửa C-705 do Trung Quốc sản xuất. Theo một số nguồn tin, Indonesia đã mua giấy phép sản xuất loại tên lửa này trong nước.

    [​IMG]


    C-705 nặng 320kg, trong đó đầu đạn nặng 110-130kg. Tên lửa trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn 75km, lắp đầu đạn tự dẫn radar chủ động. Theo quảng cáo, C-705 có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước 1.500-3.000 tấn.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Những rung chấn quanh Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ
    Quote:
    (ĐVO) - Sự xuất hiện máy bay P-3C Orion của Mỹ sản xuất trên Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi địa chính tri và địa quân sự khu vực nếu như điều đó xảy ra.

    Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Qua nhiều lần nâng cấp P-3 Orion trở thành P-3C4 Orion là loại máy bay đời mới nhất trong Hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C4 được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.
    Có thể nói, đối tượng tác chiến của loại máy bay này là lực lượng tàu ngầm Nga, trong khi đó nếu như công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc đang lạc hậu so với Nga 20 năm thì P-3C4 Orion vẫn dùng tốt, là khắc tinh 20 năm nữa với đối tượng là tàu ngầm của Trung Quốc.

    Nhưng hiện nay, trước sự phát triển của tàu ngầm Hải quân Nga, hải quân Mỹ buộc phải nghiên cứu chế tạo ra loại máy bay chống ngầm mới, hiện đại hơn, đó là loại P-8 Poseidon (Thần biển). Nhật Bản cũng tự chế tạo máy bay P-1 để thay thế cho P-3C…cho nên P-3C4 trong hải quân Mỹ, Nhật Bản trở nên không cần thiết. Trong khi đó, máy bay chống ngầm, tuần tra trinh sát loại này Nga, châu Âu không sản xuất, cho nên P-3C của Mỹ, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam nếu cần mua.

    [​IMG]
    Đây là loại máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.

    Vấn đề quan trọng là bán cho ai, bán như thế nào, bán để làm gì…Mỹ, Nhật Bản đều tính toán.

    Nếu Mỹ hoặc Nhật Bản bán cho Việt Nam loại máy bay này dù không trang bị vũ khí thì đó là một chấn động lớn trên địa chính trị và địa quân sự khu vực.

    Trước hết là địa chính trị

    Ở khu vực châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vân vũ khí.

    Nếu Việt Nam có được vũ khí Mỹ thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó, Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.

    Có thể nói ý định và khả năng mua bán được loan báo từ hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin trong một cuộc phỏng vấn với Janes cùng với thời điểm Nhật Bản tuyên bố cứng rắn, không khoan nhượng với Trung Quốc, tập hợp lực lượng có cùng mối quan tâm an ninh chung, bắt tay với Đài Loan…trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hành động bành trướng trên Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy địa chính trị sẽ thay đổi không có lợi cho Trung Quốc. Trong khu vực sẽ xuất hiện nhiều đồng minh, liên minh tự nhiên chống lại hành động biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Liệu những chiếc tàu ngầm này có thể yên tâm không bị phát hiện dưới cánh bay của P-3C Orion?

    Tiếp theo là địa quân sự

    Việc tuyên bố bản đồ đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông vì tài nguyên dầu khí, khoáng sản…chưa phải là mục tiêu chính của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc là vì quân sự.

    Nếu Biển Đông thành “ao nhà” thì đó là nơi tập kết, xuất phát tấn công của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ mà Mỹ, Nhật Bản rất khó phát hiện. Đây chính là lối xuất phát từ phía Nam của tàu ngầm Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản rất khó kiểm soát và không dễ dàng kiểm soát chặt chẽ như biển Hoa Đông. Đây mới thực sự là con đường “sinh mạng” của tàu ngầm Trung Quốc.

    Vì thế, đối với Trung Quốc, khi họ tự cho rằng đã trở nên mạnh mẽ có thể “muốn là được” thì không có chuyện “Tự do hàng hải trên Biển Đông” mà Trung Quốc muốn chiếm tất cả Biển Đông.

    Nhưng, muốn Biển Đông thành “ao nhà” để phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc trước tiên phải loại bỏ hải quân của các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có Hải quân Việt Nam-một lực lượng không dễ chơi.

    Tàu ngầm Trung Quốc với một số lượng lớn, không vùng vẫy ở Biển Đông như trong “ao nhà” thì có nghĩa hơn 70% năng lượng vận chuyển qua Biển Đông sẽ bị cắt bất cứ lúc nào và Mỹ không phải lo lắng nhiều khi nơi trú ngụ và con đường tuần tra của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị thu hẹp lại.

    Chính lẽ đó, việc Mỹ bán P-3C4 cho Việt Nam, tiền thu được chưa quan trọng bằng lợi ích về quân sự và là điều có thể xảy ra.

    Tàu ngầm, bản thân nó là bí mật. Khi không còn là bí mật như đi đâu, ở đâu bị đối phương định vị tọa độ thì coi như hết tác dụng. Vì vậy, khi trên Biển Đông dù không trang bị vũ khí, máy bay tuần tra trinh sát tác chiến chống ngầm loại P-3C4 của Mỹ sản xuất thực hiện nhiêm vụ thì với tính năng kỹ chiến thuật của nó (như quảng cáo) và với khả năng tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc (như đã đánh giá), chúng luôn luôn là “khắc tinh”, sát thủ.

    Sự xuất hiện của P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp tiển khai. Rõ ràng, kế hoạch tác chiến của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông buộc phải hoàn toàn thay đổi.

    Đây là điều Trung Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại và theo dõi sát sao tình hình mua bán này.

    Chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn, thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay chống ngầm.

    Do vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này và nếu thành công thì chắc chắn đây chẳng phải là lần cuối cùng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

    Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm là chắc chắn và sẽ có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion do Mỹ sản xuất? Tại sao là 6 KILO, 6 P-3C4 mà không phải 5 hay 7…? Do đồng tiền quyết đinh số lượng hay vì lý do gì khác? Chúng cùng loại hay khác loại?...

    Nếu như đặt vấn đề rằng, tại sao cái kiềng chỉ có 3 chân mà không nhất thiết phải có 4 hay 6 chân thì phần nào chúng ta không cảm thấy quá khó khi trả lời câu hỏi trên.

    Lê Ngọc Thống
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan...ua-My-2345857/
  5. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam chế tạo buồng lái mô phỏng Su-27
    Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ sư hàng không, cán bộ Học viện PK-KQ đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27.

    Mới đây, đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị huấn luyện thực hành đào tạo kỹ sư hàng không trên một số hệ thống của máy bay Su-27" do Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) làm chủ nhiệm đề tài vừa được nghiệm thu cấp cơ sở.
    Đây là thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện được nghiên cứu, thiết kế thành công bằng trí tuệ, công sức của các cán bộ khoa học của học viện và sự giúp đỡ của một số viện nghiên cứu.
    Thiết bị này được chế tạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mô phỏng trong giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu tăng thực hành, huấn luyện sát thực tế đơn vị, khí tài trang bị mới, hiện đại của người học và yêu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao của quân chủng đang tiến thẳng lên hiện đại.
    Đề tài được triển khai từ đầu năm 2011 với 3 nhóm: Nghiên cứu thiết kế và gia công khung vỏ ca bin; nghiên cứu xây dựng các bài tập thực hành và lập trình mô phỏng; nghiên cứu thiết kế lắp đặt phần cứng và trang thiết bị kết nối.
    Các cán bộ nghiên cứu đã tận dụng và khai thác tối đa công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng tại Việt Nam như: Áp dụng công nghệ FPGA; cổng kết nối truyền thông RS232; công nghệ nhúng để chế tạo phần cứng, cho phép tác động đồng thời 300 cổng tín hiệu đầu vào và 64 cổng tín hiệu đầu ra. Phần mềm ứng dụng để viết chương trình là Visual C++ 6.0; Visual Basic. NET; DAO, RDO, ADO…
    Sản phẩm của đề tài được hình thành gồm 2 khối thiết bị gồm: ca bin mô phỏng và bàn giáo viên. Các khối thiết bị này cho phép:
    - Mô phỏng trên buồng lái các thao tác thông điện kiểm tra của 36 bài huấn luyện thực hành thuộc 4 chuyên ngành kỹ sư hàng không
    - Mô phỏng trên bàn giáo viên các giao diện kiểm soát quá trình thực hành của học viên, tự động so sánh các động tác sai và sao lưu lại kết quả
    - Có thể lựa chọn các trường hợp hỏng hóc để tạo tín hiệu giả về hỏng hóc nhằm kiểm tra khả năng xử lý hỏng hóc của học viên
    - Tạo tín hiệu âm thanh giống như âm thanh hoạt động của máy bay
    - Sử dụng mã nguồn lập trình mở có thể thay đổi nội dung các bài thực hành.
    [​IMG]
    Thiết bị buồng lái mô phỏng dùng để đào tạo kỹ sư hàng không.
    Việc đưa thiết bị vào huấn luyện rất tiết kiệm, do giá thành thấp hơn so với thiết bị nhập ngoại. Đề tài giúp tăng cường luyện tập cho người học sát thực tế, khí tài, trang bị; nâng cao trình độ, khả năng làm chủ và nghiên cứu khoa học của cán bộ. Thiết bị còn có thể nghiên cứu, nâng số lượng bài tập thông điện lên hàng trăm bài khi nâng cấp số cổng kết nối truyền thông RS232 và lập trình thêm các bài huấn luyện...”, Thiếu tướng Trần Văn Thanh nói.
    Trước yêu cầu nhiệm vụ giáo dục – đào tạo trong tình hình mới, Học viện Phòng không- Không quân đã tích cực, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng, nghiên cứu khoa học. Cùng với nghiên cứu, chế tạo thiết bị huấn luyện thực hành trên máy bay Su-27, học viện còn nghiên cứu ra nhiều phần mềm mô phỏng, thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện.
    Thiết bị mô phỏng các loại radar của học viện không chỉ phục vụ học viên học tập mà còn được Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) đặt hàng sản xuất cấp cho các đơn vị.
    Hiện tại, các cán bộ khoa học của học viện đang tập trung thực hiện dự án “Sở chỉ huy diễn tập sư đoàn phòng không - không quân”. Sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm cho việc diễn tập thực nghiệm, đánh giá chính xác quyết tâm, hiệu suất chiến đấu của từng phương án tác chiến, trong các đề tài, đề án, luận văn…
    Đại tá Vũ Đình Lục, Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường của học viện nhận xét: “Việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị mô phỏng có tác động tích cực giáo dục – đào tạo và đổi mới phương pháp dạy - học tiến hành nhanh chóng, hiệu quả; phong trào nghiên cứu khoa học của học viện ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Nhiều đề tài, sáng kiến tập trung vào các phần mềm mô phỏng, thiết bị mô phỏng phục vụ thiết thực nhiệm vụ giáo dục – đào tạo”.
    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mô phỏng trong huấn luyện, giáo dục – đào tạo là chủ trương lớn của Quân ủy Trung ương để nâng cao chất lượng huấn luyện của các đơn vị, nhà trường thời gian tới.
    Từ những kết quả đạt được, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mô phỏng trong giáo dục – đào tạo của học viện, thực hiện “nhà trường đi trước đơn vị”, Thiếu tướng Trần Văn Thanh kiến nghị: “Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ mô phỏng và biên chế thành lực lượng chuyên trách quản lý, khai thác, phát triển công nghệ mô phỏng.
    Học viện rất cần có một trung tâm mô phỏng phục vụ thiết thực nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học. Để các sản phẩm công nghệ mô phỏng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, quá trình nghiên cứu cần có sự phối hợp, hiệp đồng, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị.
    Cùng với việc tiếp tục đầu tư kinh phí cho học viện triển khai các đề tài nghiên cứu, chế tạo các thiết bị mô phỏng mới, hiện đại; các sản phẩm mô phỏng có chất lượng cần cho phép sản xuất, cấp cho các đơn vị để tận dụng kỹ thuật, công nghệ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành…

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-che-tao-buong-lai-mo-phong-su27-20130429171832328.htm

    ôi lậy ^:)^, cổng này từ thập niên 60 thế kỉ trước người ta đã làm ra rồi, VN rừng vàng biển bạc full nhân tài mà tới giờ mới làm được công nghệ thập niên 60 là sao ?
  6. alo12303

    alo12303 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    5
    thì bây giờ mới có đủ điều kiện mà làm,không biết vụ mua cái p3c là như thế nào
  7. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    =)) thế cổng kết nối nào mới đạt chuẩn thế hử người bán gốm =))
  8. alo12303

    alo12303 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    5
    chú ấy đang so sánh với NGA NGỐ chăng?
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  10. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc bán trực thăng cho phiến quân Myanmar?

    02/05/2013 16:55
    [​IMG]

    Ảnh minh họa: Reuters (TNO) Tuần san quốc phòng Jane’s Defence Weekly hôm 1.5 dẫn nguồn tin từ cả chính phủ Myanmar lẫn phiến quân người Wa cho hay Trung Quốc đã cung cấp trực thăng chiến đấu cho Quân đội Nhà nước Wa Thống nhất (UWSA).

    Theo các nguồn tin của Jane’s Defence Weekly (Anh), Trung Quốc đã cung cấp cho UWSA một số trực thăng vận tải hạng trung Mil Mi-17 ‘Hip’ trang bị tên lửa không đối không TY-90 vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3.
    UWSA hiện kiểm soát một phần lãnh thổ dọc biên giới Trung Quốc ở bang Shan phía đông bắc Myanmar và hiện có một thỏa thuận ngừng bắn mong manh với quân đội Myanmar.
    Các trực thăng Mi-17 được chuyển đến khu vực do người Wa kiểm soát qua không phận Lào thay vì trực tiếp từ Trung Quốc.
    Nguồn tin từ UWSA cho hay có 5 trực thăng đã được cung cấp. Một nguồn tin chính phủ Myanmar xác nhận các trực thăng đã được chuyển đến cho UWSA song tiết lộ chỉ có 2 chiếc được cung cấp.
    Các trực thăng được trang bị loại tên lửa giống với tên lửa không đối không tầm ngắn TY-90 của Trung Quốc.
    Trực thăng Mi-17 do Nga thiết kế được công ty trực thăng Tứ Xuyên Lam Thiên, một liên doanh Nga - Trung ở Thành Đô, sản xuất từ năm 2008.

    Việc sở hữu các trực thăng nói trên đánh dấu bước phát triển mới nhất trong quá trình nâng cấp UWSA, vốn nổi lên như một quân đội phi quốc gia lớn và được trang bị tốt nhất châu Á.
    Vào nửa cuối năm 2012, UWSA đã lần đầu tiên được được các chiếc xe thiết giáp từ Trung Quốc. Các xe này bao gồm loại pháo tự hành diệt tăng PTL-02 của Trung Quốc và một xe thiết giáp được Jane’s Defence Weekly nhận diện là xe thiết giáp ZFB-05.


    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130502/trung-quoc-ban-truc-thang-cho-phien-quan-myanmar.aspx

Chia sẻ trang này