1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.023
    Đã được thích:
    29.116
    Cấp ngay vũ khí cho bọn Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ thì TQ có việc làm ngay ấy mà.
  2. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Tuần san quốc phòng Jane’s Defence Weekly hôm 1.5 dẫn nguồn tin từ cả chính phủ Myanmar lẫn phiến quân người Wa cho hay Trung Quốc đã cung cấp trực thăng chiến đấu cho Quân đội Nhà nước Wa Thống nhất (UWSA)
  3. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
  4. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Truyền thông thế giới "nể" trình độ sản xuất UAV Việt Nam

    Theo Đất Việt | 05/05/2013 07:50 Không chỉ sau sự kiện máy bay không người lái (UAV) do Việt Nam sản xuất cất cánh thành công, thế giới mới biết tới trình độ của Việt Nam.

    Trên thực tế việc nghiên cứu chế tạo UAV đã được Việt Nam tiến hành từ khá lâu và sự kiện ngày 3/5 vừa qua chỉ là kết quả tất yếu của quá trình đó, trang tin Australiadefence của Úc nhận định.
    Theo phân tích của trang tin trên thì thông tin Việt Nam đã thử nghiệm thành công UAV tự sản xuất đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, nhưng điều này thực sự lại rất logic bởi Việt Nam đã có lộ trình được “phác thảo” đúng hướng.
    [​IMG]
    Sau sự kiện thử nghiệm thành công UAV vào ngày 3/5 vừa qua, Việt Nam đã thực sự khiến truyền thông quốc tế ngỡ ngàng.
    Tờ Huanqiu của TQ cũng có những nhận định hết sức khách quan về sự kiện này khi phân tích, UAV đang là một trong những công nghệ hàng không hiện đại hàng đầu. Không chỉ là một công cụ đắc lực cho hoạt động an ninh quốc phòng, nó còn phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống xã hội. Việc Việt Nam có được thành công này là chứng tỏ trình độ công nghệ đã có được những bước tiến.
    Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng, TQ phải mất khá nhiều thời gian mới có thể tự chế tạo UAV cho riêng mình, dù đã có được những thành công nhất định, nhưng vào tháng 3/2013 vừa qua Bắc Kinh mới lần đầu giới thiệu loại máy bay trực thăng không người lái đầu tiên phục vụ cho công tác dân sự.
    Trước đây dù đã tự sản xuất được vài loại UAV nhưng phần nhiều các sản phẩm này của TQ đều có hơi hướng thiết kế của các cường quốc trong khu vực.
    “Thông tin Việt Nam thử nghiệm thành công nhiều mẫu UAV chỉ sau khi TQ tiến hành thử nghiệm UAV trực thăng quả khiến cho nhiều chuyên gia phải ngỡ ngàng…”, tờ Huanqiu nhấn mạnh.
    Truyền thông quốc tế cũng tin rằng, thành tựu vừa qua của Việt Nam thực ra đã có tiền đề từ trước, tuy nhiên với mục đích phục vụ yêu cầu dân sự thì rõ ràng những chiếc UAV này là đầu tiên, tờ japandefence phân tích.
    Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rất quan tâm tới công nghệ UAV. Chính vì thế theo giới truyền thông quốc tế, vào năm 2006, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã cho thử nghiệm hai chiếc UAV, mang tên M400-CT, do chính viện thiết kế và chế tạo.
    Nhưng do vấn đề thiếu thiết bị để tự tạo bộ điều khiển cũng như các thiết bị cơ khí khác dành riêng cho ngành hàng không, quá trình lắp ráp chiếc M400-CT gặp rất nhiều khó khăn.
    Đó còn chưa kể tới thông tin Việt Nam đã đạt được thỏa thuận trị giá cả chục triệu đô với Nga liên quan tới việc nước này sẽ cung cấp công nghệ liên quan tới việc sản xuất UAV 200 của Irkut (Nga), trang tin unmanned.co.uk phân tích.
    [​IMG]
    Việt Nam luôn giành sự quan tâm nhất định tới công nghệ chế tạo UAV nói riêng và trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới nói chung.
    Trang tin này cũng cho biết Irkut-200 là máy bay trinh sát không người lái thu thập thông tin từ TV / IR / radar hình ảnh ở chế độ thời gian thực, hình ảnh thu được từ các cảm biến, và xác định tọa độ của mục tiêu mặt đất được chỉ định bởi trung tâm điều khiển.
    Những ưu điểm của tổ hợp máy bay không người lái là: khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay rất cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, đồng thời giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rất rẻ..
    Mặc dù được chế tạo nhằm mục đích dân sự, nhưng theo đại diện nhóm nghiên cứu ông Phạm Ngọc Lãng cho biết sẽ có nhiều cải tiến đối với những chiếc UAV này, và không loại trừ khả năng các UAV này sẽ được trang bị thêm thiết bị quan sát phục vụ nhiệm vụ quốc phòng…”, tờ cni của TQ phân tích.


    Ghê chưa kha kha :)) cái ốc vít còn ko tự làm được, cái này chắc nhập lậu mấy con RC về chế lại =))
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ứng viên thay thế tên lửa Scud của Việt Nam

    Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật đa năng thế hệ mới, một "hậu duệ" lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam.


    Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự.
    Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam.

    Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí.
    Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu.
    Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn.
    Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8x8 bánh nên có khả năng cơ động cao.

    [​IMG]
    Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này.

    Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga.
    Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu.
    Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia.
    Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh.

    http://soha.vn/quan-su/ung-vien-thay-the-ten-lua-scud-cua-viet-nam-20130507071136403.htm
  6. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43



    Đây mới là ứng cử viên sáng giá thay máu Sờ cút VN nè


    Saudi đàm phán mua tên lửa, đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, Pakistan



    http://www.lookwe.com/upload/fcke***or/relations%20%E6%8B%B7%E8%B4%9D.jpg 9:34 PM, 05/05/2013, Views: 6531 | By PM

    VietnamDefence - Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.

    [​IMG]
    DF-21 Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.


    Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh.

    Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ.

    Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.

    Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria.

    Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”.

    Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô.

    Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân.

    Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác.

    Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc.



    http://vietnamdefence.com/Home/tint...-nhan-cua-Trung-Quoc-Pakistan/20135/52534.vnd
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Malaysia mua loạt khinh hạm đắt nhất Đông Nam Á

    (ĐVO) - Mạng Strategypage của Mỹ vừa đăng tải thông tin, Malaysia đã ký hợp đồng mua 6 khinh hạm lớp Gowind của Pháp, mỗi chiếc có giá không dưới 500 triệu USD.

    Strategypage cho biết, Cục công nghiệp đóng tàu Pháp vừa nhận được đơn đặt hàng mua 6 khinh hạm lớp Gowind, trị giá mỗi chiếc khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD, Malaysia là khách hàng nước ngoài đầu tiên của lớp tàu này.

    Khinh hạm lớp Gowind có lượng choán nước theo thiết kế ban đầu từ 1.100-4.000 tấn, tuy nhiên chiếc đầu tiên lớp Gowind mà Hải quân Pháp sử dụng chỉ có lượng choán nước chỉ 1.100 tấn, thuyền viên có 60 người.

    Khách hàng có thể tùy theo nhu cầu sử dụng để mua 1 trong 3 thiết kế này, đồng thời, người sử dụng có thể chọn mua các hệ thống thiết bị và vũ khí, thậm chí có thể đề ra phương án cải tạo nâng cấp cả về kích cỡ.

    Khinh hạm Gowind được trang bị 1 cỗ pháo có cỡ nòng 30 mm, 2 súng máy 12,7 mm và 1 súng bắn nước cao áp. Đuôi tàu có một rãnh trượt, tiện cho phóng thuyền bơm hơi.

    Được đánh giá là loại tàu có hệ thống hỏa lực mạnh, Khinh hạm Gowind còn được trang bị 1 trong 2 loại tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Exocet, tên lửa phòng không Mica hoặc Aster, cùng với các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra tàu được tang bị máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.

    Do được áp dụng thiết kế tàng hình, radar của đối phương rất khó bắt được tín hiệu của nó. Thiết bị điện tử bao gồm radar 360 độ và hệ thống tác chiến, có thể đáp ứng các nhu cầu của nhiệm vụ tác chiến như tuần tra duyên hải, tấn công buôn lậu, chống cướp biển. Tàu hoạt động trên biển dài tới 3 tuần.

    Khinh hạm lớp Gowind do Malaysia đặt mua lần này được trang bị 1 khẩu pháo 57 mm, tên lửa chống hạm, ngư lôi chống tàu ngầm, có thể mang theo 1 máy bay trực thăng EC-275. Tốc độ tối đa lên tới 48 km/giờ.

    Một số hình ảnh của Khinh hạm lớp Gowind:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    TP (tổng hợp ANTĐ/ GDVN)

    Indonesia mua 164 xe tăng chủ lực của Đức

    Thứ năm 09/05/2013 09:44
    ANTĐ - Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã bật đèn xanh cho nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall AG của nước này bán 164 xe tăng, thiết giáp các loại cho Indonesia

    Ngày 8-5, chính phủ Đức xác nhận họ đã phê chuẩn thỏa thuận bán 164 chiếc xe tăng đã qua sử dụng cho Indonesia, sau khi quốc hội Hà Lan năm ngoái đã từ chối một yêu cầu tương tự do quan ngại Indonesia có thể sử dụng chúng để đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số.​

    Theo một nữ phát ngôn viên thuộc Bộ kinh tế Đức cho biết, tổng giá trị của lô hàng trên vào khoảng 3,3 triệu euro (4,3 triệu USD), bà còn cho biết thêm rằng 104 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 và 50 xe thiết giáp chiến đấu bộ binh Marder 1A2, cùng 10 xe thiết giáp địa hình và bắc cầu cơ động, là những thiết bị quân sự cũ.
    Hội đồng an ninh quốc gia của bà Merkel đã quyết định cấp phép xuất khẩu số vũ khí này trong các cuộc họp kín và thường giữ kín cho đến khi chi tiết được công bố trong các báo cáo xuất khẩu quốc phòng thường niên.
    [​IMG]
    Indonesia mua tới 104 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2

    Nhưng chính phủ Đức đã buộc phải tiết lộ thông tin về thỏa thuận vũ khí với Indonesia sau một yêu cầu chính thức của nhà lập pháp Katja Keul thuộc Đảng Xanh đối lập.
    Indonesia, lần đầu đưa ra yêu cầu mua số xe tăng này vào năm 2012 trong chuyến thăm của bà Merkel, đã cam kết không sử dụng chúng để chống lại nhân dân mình.
    Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Steffen Seibert hôm thứ 4 đã bảo vệ thỏa thuận này và gọi Indonesia là một "nước đối tác quan trọng" đã từng nhận thiết bị quân sự của Đức.
    "Indonesia, theo quan điểm của chính phủ Đức, kể từ khoảng năm 1998 đã trải qua một sự thay đổi chính trị sâu sắc theo một hệ thống chính trị dân chủ," ông nói. "Các nỗ lực cải cách của chính phủ Indonesia đang được tiếp tục."
    Chính phủ của bà Merkel đã đẩy mạnh việc bán vũ khí cho các quốc gia mà họ xem là những đối tác chiến lược và gần đây còn phê chuẩn các thỏa thuận vũ khí gây tranh cãi cho Ả-rập Xê-út, Qatar và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.023
    Đã được thích:
    29.116
    Ngắm quang điện tử cho 57ly đời cổ có gì đâu mà úp úp mở mở. Cái đấy tớ không đồng tình lắm. Chỉ tổ tốn kém thêm với loại vũ khí cũ. 57ly nên trang bị song song radar kiểm soát hoả lực. Thôi, mang qua box ĐNA vậy.

    Mấy đơn hàng loắt choắt kiểu này nhiều lắm. Các gói hỗ trợ cho pháo binh cũ...
  9. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Báo TQ "chê" vũ khí Philippines lạc hậu



    Báo Trung Quốc chê hầu hết các loại vũ khí của hải quân, không quân và lục quân Philippines rất lỗi thời, lạc hậu.

    Trang mạng xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới nổi tiếng "Global Firepower" vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới năm 2012 (chỉ tiêu đánh giá không có lực lượng hạt nhân). Theo bảng xếp hạng này, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Trung Quốc đứng thứ ba. Trong khi đó, Philippines đứng sau Triều Tiên, thực lực quân sự tổng thể của họ đứng thứ 23 trên thế giới.

    [​IMG]
    Tàu chiến lớn nhất Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar chỉ có duy nhất một khẩu pháo 76mm.​
    Nhưng có chuyên gia cho rằng, chiếc tàu này hoàn toàn không phải là tàu chiến mà là tàu tuần phòng nghỉ hưu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, tương đương với tàu hải giám Trung Quốc.


    Tàu tuần phòng chỉ trang bị pháo hạm 76 mm và một số pháo cỡ nhỏ, hoàn toàn không trang bị bất cứ loại tên lửa nào, toàn bộ dựa vào pháo hạm.


    Bình luận viên quân sự Lưu Tử Quân cho rằng, lực lượng hải quân chính của Philippines là một số tàu chiến nghỉ hưu của phương Tây. Chẳng hạn, tàu quét mìn của Mỹ, tàu tuần tra của Anh, còn có một số tàu đổ bộ xe tăng thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2 của Pháp, Mỹ.


    Có thể nói, rất nhiều tàu chiến của Philippines là sản phẩm của những năm 1950, thậm chí từ những năm 1940. Những trang bị này rất lạc hậu, một khi ra vùng biển quốc tế, chẳng mấy chốc mà phải thả neo, thậm chí đều không có chức năng tác chiến.


    Không quân: Máy bay huấn luyện đóng vai trò chính

    Hiện nay, quy mô của Không quân Philippines đã từ hơn 20.000 quân ở thời kỳ đỉnh cao giảm xuống còn hơn 7.000 quân, trang bị hơn 220 máy bay (bao gồm 100 máy bay trực thăng thông dụng UH-1H cũ); trong số các máy bay cánh cố định không có một chiếc máy bay chiến đấu.


    Đối với vấn đề này, Tư lệnh Không quân Philippines, Trung tướng Oscar Rabena cũng phàn nàn rằng: "Năng lực phòng thủ của chúng tôi rất thấp, bởi vì chúng tôi chỉ có máy bay huấn luyện phụ trách phòng thủ không phận, hơn nữa năng lực radar của chúng ta cũng rất có hạn".


    Trung tướng Rabena tiết lộ, trọng điểm nhiệm vụ hiện nay của Không quân Philippines là hỗ trợ lục quân duy trì an ninh trong nước. Bởi vì việc mua sắm máy bay chủ yếu tập trung vào máy bay chống bạo loạn, kế hoạch mua sắm cụ thể gồm có 8 máy bay trực thăng vũ trang/thông dụng, 14 máy bay trực thăng vũ trang, 10 máy bay trực thăng UH-1H, một máy bay C-130H mới và 3 máy bay vận tải hạng nhẹ.

    [​IMG]
    Máy bay trinh sát OV-10 (bên dưới ảnh) là một trong "chiến đấu cơ bất đắc dĩ tốt nhất" của Philippines. ​
    Trong đó, máy bay trực thăng vũ trang/thông dụng đã lựa chọn W-3 Sokol của Ba Lan, trị giá khoảng 60 triệu USD; máy bay trực thăng vũ trang lựa chọn AH-1 cũ của Israel, chi khoảng 64,8 triệu USD. Nhưng, do túng quẫn về ngân sách, những khoản tiền này phải vài năm mới thanh toán được, điều này cũng có nghĩa là máy bay mua mới cũng phải vài năm nữa mới có thể đưa vào hoạt động.


    Mục tiêu lâu dài của Không quân Philippines là mua máy bay chiến đấu động cơ phản lực, theo đó Philippines cũng đã đưa ra kế hoạch mua sắm mang tên "Đường chân trời". Theo kế hoạch, Không quân Philippines sẽ đặt mua 12 máy bay tấn công-huấn luyện T/A-50 của Hàn Quốc


    Lục quân: pháo cũ trang bị nòng mới, đồ cổ hàng thật


    Lực lượng vũ trang Philippines do quân chính quy, quân dự bị và lực lượng bán quân sự tạo thành, trong đó quân chính quy có tổng quân số là 109.000 quân vào năm 1996. Lục quân hiện có 66.000 quân, biên chế thành 8 sư đoàn bộ binh, 23 lữ đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn thiết giáp, 5 lữ đoàn tác chiến đặc biệt, 1 đội bảo vệ Tổng thống.


    Pháo binh Philippines cũng nhỏ yếu. Philippines vốn chỉ có lựu pháo Type M-101 do Mỹ sản xuất vào những năm 1940. Nhưng, thời gian quá lâu, Lục quân Philippines lại không có tài chính thay đổi lựu pháo kiểu mới.

    [​IMG]
    Xe tăng mạnh nhất của Philippines chỉ là những chiếc xe tăng trinh sát hạng nhẹ Fv-101 lỗi thời.​
    Vì vậy, Philippines ký kết hợp đồng với tập đoàn công nghiệp vũ khí Pháp (GIAT), cải tạo 12 lựu pháo M-101 cho Lục quân Philippines. Trong việc cải tạo này, công ty GIAT lắp bộ phận nòng lựu pháo hạng nhẹ LG1-Mk-II 105 mm của họ cho mâm pháo M-101 được sản xuất từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2. Nghĩa là, Lục quân Philippines chỉ mua 12 nòng pháo mới lắp đặt cho mâm pháo cũ.


    Trang bị của Lục quân Philippines là một số đồ cổ hàng thật giá thật, trong đó 41 xe tăng chủ lực hiện có là xe tăng hạng nhẹ Fv-101 Scorpion do Anh chế tạo. Đây là xe tăng trinh sát hạng nhẹ do Anh nghiên cứu chế tạo từ những năm 1960.


    Xe tăng hạng nhẹ Fv-101 Scorpion trọng lượng chiến đấu là 8,1 tấn, dài 4,79m, rộng 2,35m, tốc độ tối đa 79 km/h, kíp chiến đấu 3 người. Trang bị một pháo nòng 76 mm và 1 súng máy 7.62 mm.

    http://kienthuc.net.vn/binh-luan/201305/Bao-TQ-che-vu-khi-Philippines-lac-hau-906798/
  10. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Haiz, đúng là bản chất, sao ko zám chê bọn hàn quốc hay nhật hay việt nam hay đài loan lạc hậu ấy =)) chỉ đc cái bắt nạt các nước nhỏ là giỏi =))

Chia sẻ trang này