1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia có thêm 2 tàu chiến tàng hình


    (Kienthuc.net.vn) – Hãng đóng tàu Damen Hà Lan sẽ đóng mới 2 khinh hạm tàng hình SIGMA 10514 cho Indonesia.

    Tại triển lãm quốc phòng IMDEX 2013 (Singapore), đại diện hãng đóng tàu hải quân Damen Hà Lan lên tiếng xác nhận sẽ đóng 2 khinh hạm tàng hình lớp SIGMA 10514 Perusak Kawal Rudal (PKR) cho Hải quân Indonesia.


    “Trước đó, hãng Damen và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký kết hợp đồng thiết kế, đóng một chiếc SIGMA 10514 vào tháng 6/2012. Việc lựa chọn đóng chiếc thứ 2 cùng loại đã được thực hiện với hợp đồng sẽ ký kết trong vài tuần tới”, đại diện Damen nói.

    Trong hợp đồng này, Damen sẽ là nhà thầu chính của chương trình, việc đóng và thử nghiệm được thực hiện cùng công ty PT PAL (Indonesia) dưới dạng chuyển giao công nghệ.
    [​IMG]
    Mô hình khinh hạm tàng hình SIGMA 10514.​
    SIGMA 10514 là biến thể lớn nhất của dòng khinh hạm lớp SIGMA do hãng Damen thiết kế. Lớp tàu này sẽ có lượng giãn nước 2.365 tấn, dài 105m.

    Theo những thông tin ban đầu, SIGMA 10514 trang bị pháo hạm tự động 76mm, hệ thống tên lửa đối không tầm thấp MICA (12 quả trong hệ thống phóng thẳng đứng), tên lửa hành trình chống tàu MM-40 Exocet Block II, pháo Phalanx 20mm và ngư lôi.

    Tuy nhiên tại triển lãm INDO Defence 2012, mô hình mẫu SIGMA 10514 của Indonesia lại xuất hiện với cấu hình vũ khí có sự thay đổi. Theo đó, tên lửa MICA được thay thế bằng Aster 15 và pháo 20mm thay bằng pháo 35mm Oerlikon.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiềm Lực Không-Hải Quân Việt Nam 2013

    “Sát thủ diệt hạm” đầu tiên của Hải quân Việt Nam


    (Kienthuc.net.vn) - P-15 Termit là loại tên lửa hành trình chống tàu đầu tiên của Hải quân Việt Nam và tới tận ngày nay, nó vẫn là một trong những "sát thủ diệt hạm" chủ lực của nước ta.
    P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) là loại tên lửa hành trình chống tàu được phát triển bởi Cục thiết kế Raduga, Liên Xô từ những năm 1950 cho mục đích tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu tàu nổi.


    Tên lửa được thiết kế với kiểu thân hình trụ, khá đồ sộ cùng phần mũi tròn chứa radar tìm kiếm mục tiêu. Trên quả đạn có 2 cánh ở giữa thân (biến thể P-15M có thể gập lại để vừa kích cỡ ống phóng) cùng 3 cánh lái ở đuôi, một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn được gắn phía dưới để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng.


    P-15 sử dụng động cơ hành trình nhiên liệu lỏng, hệ thống điện tử của tên lửa khá đơn giãn đặc trưng cho những thiết kế giá rẻ của Liên Xô.


    Quả đạn có chiều dài 5,8m, đường kính thân 0,76m, sải cánh 2,8m, trọng lượng phóng 2,3 tấn. P-15 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 454kg đủ sức đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước 4.000 tấn.

    [​IMG]
    Đạn tên lửa P-15 Termit rời bệ phóng.​

    Biến thể đầu của P-15 có tầm bắn 40km, tốc độ hành trình Mach 0.9 (cận âm thanh), radar tự dẫn của tên lửa bắt đầu được kích hoạt khi cách mục tiêu 11km (tự tìm, khóa mục tiêu, không cần sự can thiệp của tàu phóng). Trong hành trình bay, P-15 bay cách mặt nước biển 120-300m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu nó bay cách mặt nước vài chục mét.


    Sau này, biến thể nâng cấp P-15M tăng tầm lên 80 km cùng một vài cải tiến về hệ thống điều khiển, cánh chính có thể gập lại.


    Tên tuổi của P-15 Termit trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới khi một tàu tên lửa cao tốc Komar Project 183 của Hải quân Ai Cập đã dùng P-15 đánh chìm tàu khu trục Eliat của Hải quân Israel năm 1967.


    Trong trận đánh đó, 2 tàu tên lửa cao tốc Komar Project 183 của Ai Cập đã phóng đi 2 tên lửa P-15 từ khoảng cách 31km so với tàu khu trục Eliat. Mặc dù hỏa lực phòng không trên Eliat đã bắn dữ đội nhưng không đánh chặn được tên lửa. Chiếc tàu khu trục lượng giãn nước 1.700 tấn bị chìm sau 2 tiếng, 47 thủy thủ thiệt mạng.


    Sự kiện này đã gióng hồi chuông báo động về mối nguy hiểm của tên lửa chống tàu đối với tàu chiến hiện đại. Trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, Hải quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa P-15 đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục của Hải quân Pakistan.


    P-15 được đánh giá là một trong những tên lửa chống tàu trên thế giới thành công trong thực chiến.

    [​IMG]
    Kỹ thuật viên Hải quân Nhân dân Việt Nam lắp đạn tên lửa P-15M lên bệ phóng tàu Tarantul Project 1241RE. ​
    Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tên lửa P-15 đời đầu trang bị trên tàu tên lửa Komar Project 183 từ năm 1972.


    Giai đoạn 1979-1981, hải quân ta tiếp tục được viện trợ tàu tên lửa cao tốc lớp Osa-II Project 205 trang bị 4 tên lửa P-15U Termit (tầm bắn khoảng 50km).


    Những năm 1990 Việt Nam đã mua tàu tên lửa Tarantul Project 1241RE trang bị biến thể tên lửa P-15M đạt tầm bắn 80km.


    Hiện nay, P-15 cùng với Kh-35 Uran là những tên lửa chống tàu chủ lực trên các chiến hạm của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


    Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến VN


    (Kienthuc.net.vn) - Kh-35 Uran-E là loại tên lửa hành trình chống tàu mạnh nhất, hiện đại nhất trang bị trên tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
    P-15 Termit tuy là một tên lửa chống tàu hiệu quả nhưng nó không còn đáp ứng được các tiêu chí của chiến tranh hải quân hiện đại. Nhằm bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga loại tên lửa chống tàu hiện đại Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu tên lửa lớp BPS-500, Molnya Project 12418, và Gepard 3.9 Project 11661.


    Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).


    Loại tên lửa này còn có một biệt danh khác là Harpoonski vì vẻ ngoài khá giống với tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ. Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda (Tổng Công ty Tên lửa Chiến thuật) vào năm 1983 nhằm thay thế cho P-15 Termit đã lỗi thời.


    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E.​
    Tên lửa có thân hình “mi nhon” so với các loại tên lửa chống tàu khác do Liên Xô sản xuất, vốn đồ sộ. Đây có thể coi là một thiết kế mang tính cách mạng của Liên Xô giúp làm giảm diện tích phản xạ sóng radar.


    Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.


    Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.


    Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.


    Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối.


    Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.


    Về tầm bắn, có sự khác biệt giữa các biển thể, biến thể đời đầu đạt tầm 120km, biến thể xuất khẩu Kh-35 Uran- E bắn xa 130km.


    Biến thể “khủng” nhất là Kh-35U trang bị cho Hải quân Nga, có khả năng đạt tầm bắn xa tới 260km (dùng radar chủ động Gran-KE có tầm trinh sát tới 50km).


    [​IMG]
    Giàn phóng tên lửa Kh-35 Uran-E trên tàu hộ tống Project 12418 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.​
    Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sử dụng biến thể Kh-35 Uran-E có tầm bắn 130km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012.


    Ngoài ra, năm 2012, hãng thông tấn Ria Novosti đưa tin, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E.


    Theo các quan chức Nga, dự án sẽ thực hiện theo mô hình tương tự Liên doanh BrahMos Aerospace của Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos dựa trên loại P-800 Yakhont.


    Hiện, chưa có thông tin thêm về dự án hợp tác phát triển tên lửa Nga - Việt, nhưng điều này có thể là sự cải tiến tầm bắn và tốc độ tên lửa chống tàu.

    Su-30MK2 Việt Nam trang bị vũ khí “chọc mù mắt thần”


    (Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích hiện đại nhất Việt Nam Su-30MK2 được trang bị loại tên lửa tối tân có khả năng tiêu diệt các loại radar đối phương trên bộ, trên biển.

    Tiêm kích Su-30MK2 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam thiết kế với hệ thống điện tử hiện đại, vũ khí đa năng có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tiến công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao.


    Ngoài các nhiệm vụ đó, Su-30MK2 còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương (SEAD). Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới.


    Hiện nay, tên lửa đất đối không ngày càng được cải tiến mạnh mẽ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao, khả năng kháng nhiễu mạnh. Để khống chế các loại tên lửa đối không, cần phải loại bỏ, tiêu diệt trạm radar trinh sát, radar điều khiển hỏa lực tên lửa. Mất đi những “mắt thần” này, tên lửa dù tối tân đến đâu cũng hoàn toàn vô dụng.


    Công nghiệp quốc phòng thế giới đã sáng chế ra loại vũ khí “chọc mù mắt thần” – tên lửa chống radar. Loại vũ khí này từng được sử dụng rất rộng rãi trên chiến trường Việt Nam, khi đó Mỹ đã sử dụng tên lửa loại này để đối phó với hệ thống SAM-2 phòng không miền Bắc Việt Nam. Bộ đội ta đã rất vất vả tìm cách hạn chế thiệt hại tới mức nhỏ nhất mà tên lửa chống radar gây ra.

    [​IMG]
    Tên lửa chống radar Kh-31P trang bị trên tiêm kích Su-30. Ảnh minh họa​
    Ngày nay, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng sở hữu một số loại tên lửa chống radar. Trong đó, Kh-31P là loại hiện đại nhất mà chúng ta có hiện nay, trang bị trên tiêm kích đa năng Su-30MK2.


    Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom, năm 2009 Việt Nam đã ký với Nga mua một số lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P cho Su-30MK2.


    Tên lửa chống radar tầm trung tốc độ cao Kh-31P do Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật sản xuất. Nó được dùng để tiêu diệt mọi hệ thống radar của tên lửa phòng không tầm trung – xa (hoặc radar dẫn bắn pháo phòng không) đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm.


    Kh-31P sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát.


    Đạn tên lửa Kh-31P dài 4,7m, đường kính thân 360mm, nặng 600kg. Đạn được kết cấu 2 tầng động cơ đẩy gồm: động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tĩnh phản lực trong hành trình bay.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30 Không quân Nga phóng tên lửa Kh-31P.​
    Khi phóng, phi công sẽ ấn nút thả tên lửa ra khỏi giá treo, cách máy bay một khoảng an toàn, động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8. Cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách ra khỏi thân tên lửa. Khi đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu lỏng giúp tên lửa tăng tốc tới Mach 2,9 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh).


    Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, Kh-31P là “bài toán khó” đối với hệ thống đánh chặn đối phương. Dù radar địch có phát hiện được sự có mặt của Kh-31P cũng khó lòng đối phó kịp.


    Tên lửa chống radar tốc độ siêu thanh Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương.


    Trong chiến đấu, Su-30MK2 sẽ mang Kh-31P phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao.

    Điểm lại các mốc quan trọng trong thương vụ mua Kilo


    (Kienthuc.net.vn) - Thương vụ mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo là hợp đồng vũ khí có giá trị lớn nhất từ trước tới nay của nước ta.
    Trong lịch sử mua sắm trang bị vũ khí của Việt Nam, thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo Project 636 từ Nga là hợp đồng lớn nhất từng được ký kết. Với giá trị 1,8-2 tỷ USD, thương vụ Kilo trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước.


    Dấu mốc đáng chú ý thương vụ Kilo

    Kiến Thức xin điểm lại những cột mốc đáng chú ý của thương vụ này:


    - Tháng 12/2009, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng ***************, hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo Project 636 chính thức được ký kết sau thời gian đàm phán. Việc ký kết hợp đồng chính là cột mốc quan trọng nhất trong thương vụ tàu ngầm này.


    Tất cả những hợp đồng mua sắm vũ khí chỉ có giá trị khi hợp đồng chính thức được ký kết. Đó là thành quả cuối cùng của quá trình đàm phán sơ bộ về giá trị, tính năng của vũ khí, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán.


    - Tháng 9/2010 nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi chính thức khởi công đóng tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng đã ký.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** thăm tàu ngầm phi hạt nhân Kilo HQ-182 Hà Nội đang thử nghiệm tại Nga. Nguồn: Chinhphu.vn​
    - Tháng 8/2012, tàu ngầm Kilo đầu tiên trong hợp đồng chính thức được hạ thủy, mang tên HQ-182 Hà Nội.


    Tàu ngầm Hà Nội đang tiến hành các thử nghiệm trên biển để đánh giá và hiệu chỉnh hệ thống trước khi bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm 2013.


    - Tháng 12/2012, chiếc tàu ngầm Kilo thứ 2 trong hợp đồng được hạ thủy, mang tên HQ-183 TP.HCM. Tàu ngầm TP.HCM đang được thử nghiệm tĩnh tại cảng của nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi trước khi ra biển thử nghiệm.


    - Tháng 2/2013, nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi tổ chức lễ cắt thép cho chiếc tàu ngầm Kilo thứ 6, chiếc cuối cùng trong khuôn khổ hợp đồng.


    Theo kế hoạch của nhà máy đóng tàu Admiralty công bố đầu năm 2013, nhà máy này đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành tiến độ hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam.


    - Tháng 4/2013, báo Nga chính thức tiết lộ về tiến độ xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm Kilo cho phía Việt Nam.


    Đây là một trung tâm huấn luyện kỹ thuật số được thiết kế cực kỳ hiện đại. Tại trung tâm này, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam học cách vận hành tàu ngầm trong môi trường mô phỏng điện tử với những diễn biến như bên ngoài môi trường thật.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** đứng trên chiếc tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội.
    Nguồn: Chinhphu.vn​
    - Đầu tháng 5/2013, truyền thông Nga tiết lộ thêm thông tin về các tàu ngầm tiếp theo của Việt Nam. Theo đó, tàu ngầm Kilo thứ 3 đang đóng sẽ mang tên HQ-184 Hải Phòng. Dự kiến tàu ngầm này được hạ thủy vào tháng 8/2013.


    Ngoài ra các tàu ngầm còn lại sẽ được đặt tên lần lượt là HQ-185 Đà Nẵng, HQ-186 Khánh Hòa và HQ-187 Vũng Tàu.


    Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, ngày 13/5, Thủ tướng *************** đến thị sát tiến độ hoàn thành các tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua trước đó.


    Thủ tướng cũng lên thăm tàu ngầm Hà Nội và thăm hỏi, động viên các thủy thủ Việt Nam đang huấn luyện tại Nga.


    Tàu ngầm hiện đại hàng đầu thế giới

    Kilo Project 636 là một trong những tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại hàng đầu thế giới. Nó được các chuyên gia quân sự phương Tây ví như một "hố đen" dưới đại dương vì khả năng hoạt động ít gây tiếng ồn của Kilo, khó bị phát hiện bởi các hệ thống định vị thủy âm (trên tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay) đối phương.


    Kilo Project 636 có lượng giãn nước khi lặn 3.950 tấn, dài 74m. Tàu ngầm gồm 6 khoang chống nước được ngăn cách nhau bởi những vách ngăn trong một lớp vỏ kép chịu áp lực cao.

    [​IMG]
    Buồng phóng ngư lôi bên trong tàu ngầm Kilo. Nguồn: Chinhphu.vn​
    Thiết kế này có thể tăng khả năng sống sót cho thủy thủ đoàn: khi một khoang thường hay 2 buồng chứa nước kề nhau bị ngập thì tàu vẫn hoạt động được.


    Tàu trang bị động cơ diesel – điện cho phép đạt tốc độ 17-25 hải lý/h dưới mặt nước, lặn sâu 300m, tầm hoạt động gần 10.000km.


    Đặc biệt, Kilo Project 636 có lẽ là một trong số ít tàu ngầm phi hạt có sức tấn công cực mạnh. Tàu được thiết kế 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn nhiều loại vũ khí gồm: ngư lôi chống ngầm VA-111 Shkval, 53-65, TEST 71/76; tên lửa chống tàu Klub-S; thủy lôi DM-1.


    Ngoài ra, còn có hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet (có thể không có trên biến thể xuất khẩu).


    Trong các loại vũ khí trên, “mạnh mẽ nhất, khủng khiếp nhất” là hệ thống tên lửa chống tàu Klub-S được thiết kế để tiêu diệt mọi loại tàu mặt nước (kể cả tàu sân bay) và có thể tấn công mục tiêu đất liền.

    [​IMG]
    Nạp đạn tên lửa Klub-S lên tàu ngầm Hải quân Nga.​
    Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.


    Đạn tên lửa 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc Mach 2,9(gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn 200km.


    3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.


    Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.

    Sát thủ chống tàu sân bay của tàu ngầm Kilo


    (Kienthuc.net.vn) - Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị loại vũ khí rất mạnh có khả năng vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay.
    Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Kilo project 636.1. Dự kiến, trong năm 2013, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên.


    Kilo project 636.1 có lượng giãn nước đầy tải (dưới mặt biển) khoảng 3.000-3.950 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.


    [​IMG]
    Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện kiến trúc thượng tầng.​
    Tàu ngầm Kilo được đánh giá là một trong những tàu ngầm “chạy êm” nhất thế giới với độ ồn tương đối thấp để “trốn tránh” các hệ thống định vị thủy âm chống ngầm của đối phương.


    Tàu có khả năng tấn công tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và thậm chí có thể vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Điều làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở một trong những loại vũ khí tối tân trên tàu, hệ thống tên lửa hành trình Klub-S.


    Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


    Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển gồm:


    - Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.


    Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.


    [​IMG]
    "Sát thủ chống tàu siêu âm" 3M-54E.​
    Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.


    Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.


    [​IMG]
    "Sát thủ diệt tàu sân bay" 3M54E1.​
    - Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa hơn 3M-54E lên tới 300km và mang đầu đạn nặng gấp đôi, 400kg.


    Tuy 3M-54E1 chỉ đạt tốc độ cân âm ở hành trình bay tiếp cận mục tiêu (Mach 0,8) nhưng nó lại được lắp đầu đạn cỡ lớn, mà theo tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương.


    - Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 275km.


    - Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.


    - Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.


    Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.


    Dù hệ thống Klub-S trên tàu ngầm có thể sử dụng 5 loại tên lửa trên, tuy nhiên tàu ngầm Kilo của Việt nam có được trang bị toàn bộ các loại này không còn phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa hai nước.


    Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M54E/E1. Đây là một loại vũ khí cần thiết để bảo vệ vững chắc biển đảo tổ quốc trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có diễn biến hết sức phức tạp.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    'Nọc độc' của Hổ mang chúa Việt Nam

    Được giới truyền thông ví von là “Hổ mang chúa”, Su-30MK2 là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam bởi được trang bị những "nọc độc" để vô hiệu hóa kẻ thù.


    R-27 AA-10 Alamo
    Đây là loại “nọc độc” không đối không uy lực nhất của Hổ mang chúa. R-27 là loại tên lửa không đối không tầm trung đến tầm xa được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô năm 1985, NATO định danh là AA-10 Alamo.

    [​IMG]
    Các biến thể trong gia đình R-27, nhưng tên lửa có phần mũi hình tròn được trang bị đầu dò hồng ngoại, còn phần mũi nhọn được trang bị radar. Tên lửa có đường kính 230 mm, chiều dài 3,8-6,2 mét tùy biến thể, trọng lượng 253-343 kg tùy biến thể, đầu đạn nặng 39 kg, tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh (4500km/h)

    R-27 là đối thủ trực tiếp của tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow của khối NATO, R-27 được thiết kế theo dạng modun tạo nền tảng phát triển gia đình tên lửa với nhiều biến thể khác nhau. Biến thể sản xuất đầu tiên là R-27R sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K với khả năng khóa mục tiêu từ khoảng cách 25,6 km, tầm bắn 70 km, NATO định danh biến thể này là AA-10 Alamo A.
    Biến thể R-27T, NATO chỉ định là AA-10 Alamo B, biến thể này lại có 2 biến thể nhỏ, R-27T sử dụng đầu dò radar thụ động Avtomatika 9B-1032, băng tần X, radar này giúp tên lửa hoạt động như một tên lửa chống bức xạ. Đầu dò này có khả năng phát hiện ra sóng radar phát ra từ máy bay đối phương ở cự ly tới 234 km. Biến thể này có tầm bắn tối đa 70 km trong điều kiện tối ưu.

    [​IMG]
    Cận cảnh 2 quả tên lửa R-27 với R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại phía trong và R-27ER sử dụng radar bán chủ động ở ngoài.

    Biến thể R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại 36T với khả năng khóa mục tiêu từ cự ly 14,5km, tầm bắn 62,5km, biến thể này không có liên kết dữ liệu làm cho tên lửa trở nên hiệu quả hơn trong chiến đấu phạm vi ngắn.
    R-27ER, NATO chỉ định AA-10 Alamo C, biến thể này sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K nhưng đường kính radar lớn hơn một chút so với R-27R, phần động cơ lớn hơn một chút để đáp ứng yêu cầu tăng tầm bắn, biến thể này có tầm bắn lên đến 130km, tên lửa được đưa vào trang bị rộng rãi trong những năm 1990.
    Biến thể R-27EA, NATO định danh là AA-10 Alamo D, biến thể này sử dụng đầu dò radar chủ động 9B-1103M có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 25 km, biến thể này có tầm bắn 130 km.
    Biến thể R-27P, NATO định danh là AA-10 Alamo E biến thể này được trang bị đầu dò radar thụ động 9B-1032, nó hoạt động như một tên lửa không đối không chống bức xạ với tầm bắn 72 km.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** kiểm tra tên lửa R-27 đang được bảo quản, lưu ý chỗ Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đặt tay đường kính lớn hơn so với phía trước, đây chính là bằng chứng cho thấy R-27ER tầm bắn 130 km đang có mặt trong biên chế.

    Biến thể này còn có một biến thể nhỏ khác là R-27ET sử dụng đầu dò hồng ngoại Mk-80 với khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 15 km, biến thể này có tầm bắn 120 km.
    Biến thể mới nhất của gia đình R-27 là R-27EP1, NATO định danh là AA-10 Alamo F nó là một tên lửa không đối không chống bức xạ thụ động với tầm bắn lên đến 130 km. Sự có mặt của R-27EP1 trên cánh của Hổ mang chúa khiến đối phương phải băn khoăn khi mở sóng radar sục sạo mục tiêu.
    Điểm chết người của biến thể này là ở chỗ, lần theo cánh sóng của radar đối phương phát ra và tiêu diệt chúng. Do hoạt động ở chế độ thụ động nên đối phương không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của R-27EP1.
    Theo như hình ảnh được công bố trong chuyến thăm của Thủ tướng *************** đến Trung đoàn không quân 923 thì hiện tại Không quân Việt Nam đang sử dụng biến thể R-27ER AA-10 Alamo C tầm bắn 130km.
    Đây là biến thể hiện đại hàng đầu của gia đình R-27, việc Hổ mang chúa Việt Nam được trang bị loại “nọc độc” này thực sự là một tin vui, R-27ER cùng Hổ mang chúa sẽ tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
    R-27ER không chỉ đánh bại đối thủ trực tiếp của nó là AIM-7 Sparrow mà còn vượt mặt so với biến thể AIM-120C-5 của Mỹ về tầm bắn 130km so với 105km của AIM-120C-5. So với các loại tên lửa không đối không tầm trung đến xa của Nga thì nó chỉ kém R-77M.

    http://soha.vn/quan-su/noc-doc-cua-ho-mang-chua-viet-nam-20130518083844108.htm
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Phi đội trực thăng hùng mạnh nhất ĐNÁ của Việt Nam

    Ít ai biết rằng, Việt Nam là quốc gia sở hữu phi đội trực thăng EC-225 thuộc hàng "khủng" nhất Đông Nam Á hiện nay.


    http://soha.vn/quan-su/phi-doi-truc-thang-hung-manh-nhat-dna-cua-viet-nam-20130510100451495.htm
    Đáp ứng nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới, quân đội nhân dân Việt Nam cụ thể là hải quân đã được đầu tư trang bị loại máy bay trực thăng vận tải đa năng EC-225 Super Puma Mk II+, hiện đại bậc nhất thế giới.
    EC-225 Super Puma Mk II+ là trực thăng vận tải đa năng tầm xa do tập đoàn Eurocopter phát triển dựa trên trực thăng AS-332L2 Super Puma với nhiều cải tiến. Trực thăng được thiết kế với cánh quạt chính 5 cánh lá với khả năng chống rung độc đáo.

    [​IMG]
    Trực thăng EC-225 Super Puma MKII+ của Hải quân Việt Nam. Thông số kỹ thuật: dài 19,5 mét, cao 4,97 mét, trọng lượng rỗng 5,25 tấn, trọng lượng đầy tải 11 tấn, tốc độ tối đa 275 km/h, tốc độ hành trình 260 km/h.​


    Trực thăng được trang bị 2 động cơ Turbomeca Makila 2A1với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số công suất 2382 mã lực/chiếc cùng hệ thống chống đóng băng khi hoạt động tại các khu vực giá lạnh. Hộp số mới tốt hơn buồng lái nhà kính hiện đại và được trang bị các màn hình hiển thị đa chức năng.
    EC-225 được thiết kế với 4 cấu hình khác nhau, cấu hình vận chuyển hành khách cơ bản được thiết kế với 19 chỗ, cấu hình vận chuyển mật độ cao có thể chở 24 khách. Cấu hình VIP được thiết kế với 8 chỗ ngồi cùng một cabin cho tiếp viên.

    [​IMG]
    Phi đội 4 chiếc EC-225 của Hải quân Việt Nam đang bay huấn luyện tại Vũng Tàu.​


    Cấu hình dịch vụ y tế khẩn cấp được thiết kế với 6 cáng và 4 chổ ngồi cho nhân viên y tế. Cấu hình tìm kiếm cứu nạn SAR với 8 chỗ ngồi và 3 cáng cùng một chổ ngồi điều hành. Ngoài ra cấu hình SAR còn được trang bị thêm hệ thống radar giám sát thời tiết cùng hệ thống quan sát quang - hồng ngoại FLIR do đó biến thể này có thể hoạt động như một trực thăng trinh sát.
    EC-225 Super Puma MKII+ có chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/11/2000. Trực thăng được cấp giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan An toàn hàng không châu Âu vào năm 2004. Một trong những điểm mạnh của EC-225 là có tiêu chuẩn an toàn bay rất cao, đặc biệt là khả năng hoạt động trên biển cực tốt.
    Ngoài ra, điểm mạnh khác của EC-225 là tầm hoạt động rất xa, trực thăng này có phạm vi hoạt động tới 857 km, trong khi đó Mi-171 của Nga chỉ có tầm hoạt động 465 km, UH-60 Black Hawk có tầm hoạt động 592 km.
    EC-225 là loại trực thăng hiếm hoi của Việt Nam có thể bay một mạch đến quần đảo Trường Sa mà không cần thùng nhiên liệu phụ.

    [​IMG]
    Trực thăng EC-225 có buồng lái được trang bị các hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.​


    Những điểm mạnh trên chính là lý do mà EC-225 Super Puma MKII+ được lựa chọn trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
    Ngày 25/12/2011, Quân chủng Hải quân đã tiến hành tiếp nhận trực thăng EC-225 và công bố quyết định thành lập phi đội trực thăng EC-225.
    Việc thành lập phi đội trực thăng EC-225 là một cột mốc quan trọng trong việc hình thành không quân - hải quân một lĩnh vực mà trước đó, Hải quân nhân dân Việt Nam không có được.
    Trực thăng EC-225 cùng với máy bay tuần tra hàng hải DHC-6 tương lai không loại trừ có cả sát thủ săn ngầm P-3C Orion sẽ cho phép Hải quân Việt Nam xây dựng một lực lượng không quân hải quân hùng mạnh góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.

    Pháo phòng không "3 phút diệt 5 máy bay"

    Sản xuất từ năm 1939 cho đến nay pháo này vẫn trực chiến, có tới 50 nước mua trang bị cho quân đội…Đó là pháo phòng không 37mm do Liên Xô (trước đây) chế tạo.



    [​IMG]
    Môt khẩu đội pháo phòng không 37mm loại 2 nòng

    http://soha.vn/quan-su/phao-phong-khong-3-phut-diet-5-may-bay-20130517183020753.htm
    Loại pháo phòng không 37mm có tên 61-K, NATO gọi là M1939. Ban đầu pháo chỉ có 1 nòng cỡ 37mm, sau này phát triển thành 2 nòng. Pháo sử dụng được 5 loại đạn khác nhau. Tầm bắn lớn nhất trên không 6.700 m; Tầm bắn hiệu quả 3.000 m.
    Pháo 61-K có thể sử dụng bắn mục tiêu mặt đất. Tầm bắn xa nhất (trên mặt đất) là 9,500 m; Tầm bắn hiệu quả 4.000 m. Pháo 37mm còn có biến thể đặt trên tàu chiến.
    Pháo có hệ thống kính ngắm quang học, liên kết cơ khí giữa hệ góc bắn, hệ phương vị và cụm thước đặt ước lượng tốc độ, góc bắn… Góc bắn của pháo từ -5 độ đến +85 độ. Góc phương vị 360 độ.
    Toàn bộ hệ chuyển động phương vị, góc tà, ước lượng cự ly của pháo đều do trắc thủ quay bằng tay, pháo thủ đạp “cò” bằng chân. Kíp chiến đấu cơ bản 5 binh sĩ.
    Tận dụng áp lực hơi thuốc nổ, nhà sản xuất đã cấu trúc các khớp, cơ cấu đẩy để thực hiện các động tác một cách tự động như: khóa nòng, nạp đạn, đẩy đạn, đóng khóa nòng, điểm hoả, loại bỏ vỏ đạn.
    Pháo có kết cấu cụm băng đạn nạp liên tục bằng tay, do đó pháo có thể bắn liên tục (điểm xạ dài) hoặc phát một. Thông thường pháo bắn được hàng trăm viên /1 phút.
    Thân pháo cao xạ 37 dài 3,8 m, rất linh hoạt dễ cơ động. Càng pháo sử dụng bơm tay thủy lực, giúp triển khai “kích” bệ pháo nhanh. Tuy vậy pháo vẫn có thể bắn ngay trong khi hành tiến. Khi cơ động pháo được kéo bằng xe tải nhỏ, triển khai vào trận địa có thể kéo, đẩy bằng sức người. Kíp pháo thủ từ 5 đến 8 người.
    Khi pháo sử dụng đạn thông thường, khối lượng đầu đạn 1,43 kg, sơ tốc đạn đạt 880m/s. Nếu sử dụng đạn BR-167P sơ tốc đạt 960 m/s, độ xuyên giáp 57 mm đến 100 mm.
    Trong chiến tranh đánh trả không quân Mỹ tập kích đường không vào cầu Đáp Cầu Bắc Ninh, ngày 17 tháng 10 năm 1967, chỉ huy tiểu đoàn 18 (sư đoàn 365) phán đoán rất đúng tốc độ máy bay phản lực F-105 khi bổ nhào, đơn vị đã bố trí các khẩu pháo 37mm và 14,4mm “ôm” sát mục tiêu để xạ kích, “giăng màn đạn”. Kết quả 5 máy bay phản lực hiện đại bị bắn hạ trong vòng chưa đầy 3 phút.
    Pháo 37mm hiện vẫn là lực lượng phòng không chủ yếu, bảo vệ mục trong tiêu tầm gần của nhiều quốc gia.
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia bắt tay Thổ sản xuất xe bọc thép

    (ĐVO)- Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chế tạo xe bọc thép cho quân đội. Thông tin vừa được đăng tải trên Jane’s.

    Theo thỏa thuận, mẫu xe bọc thép dành cho quân đội Indonesia sẽ được chế tạo dựa trên cơ sở các mẫu xe của Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu xe thử nhiệm sẽ ra mắt một năm sau khi dự án được khởi động.

    Tham gia dự án hợp tác này có công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ và PT Pindad của Indonesia.

    Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết trong vòng hai tháng tới, các bên dự kiến sẽ vạch ra những chi tiết của dự án này và trình bộ quốc phòng hai nước thông qua. Ngoài ra, khi mẫu xe này được đưa vào sản xuất hàng loạt, nước thứ ba có thể được chấp nhận tham gia dự án.
    [​IMG]Mẫu xe bọc thép quân sự do FSNN của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất (phiên bản 8 bánh hơi)
    Thông tin về thỏa thuận hợp tác trên giữa Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ được công bố chỉ ít ngày sau khi diễn ra triển lãm vũ khí IDEF tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tại triển lãm này, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã giới thiệu hàng loạt mẫu vũ khí, từ quân tư trang cho tới tên lửa, máy bay.

    Về xe bọc thép quân sự, đáng chú ý có 3 mẫu xe gồm: Cobra 2 và Ural do hãng Otokar giới thiệu và mẫu Pars do FNSS giới thiệu.

    Nhiều khả năng, mẫu xe bọc thép quân sự mới cho quân đội Indonesia sẽ dựa theo mẫu Pars của FNSS. Mẫu xe này có 2 phiên bản 6 bánh và 8 bánh hơi. Phiên bản 6 bánh dài 6,6 m, còn phiên bản 8 bánh dài 8 m. Xe nặng từ 16-24,5 tấn.
    [​IMG]Phiên bản xe bọc thép Pars của FSNN 6 bánh hơi
    Xe bọc thép Pars có tốc độ tối đa 100 km/h và tầm hoạt động 1.000 km. Xe có thể chở tối đa 10 binh sĩ (phiên bản 6 bánh) hoặc 14 binh sĩ (phiên bản 8 bánh). Pars có thể được vận chuyển đường không bằng máy bay vận tải quân sự C-130, A-400, C-17 hoặc C-5.

    Thỏa thuận hợp tác sản xuất xe bọc thép quân sự không phải là thỏa thuận đầu tiên giữa Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nước đã từng ký kết thỏa thuận hợp tác chế tạo radar. Dự án này có sự tham gia của công ty PT Len bên phía Indonesia và Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Hiện tại, Indonesia cũng đang thực hiện một số dự án khác về sản xuất vũ khí khí tài với các nước. Trong số đó có dự án hợp tác với Hàn Quốc sản xuất tiêm kích KF/IF-X. Ngoài ra, Indonesia cũng đang lắp ráp máy bay vận tải quân sự C-212 và máy bay tuần tra biển CN-235 theo giấy phép của châu Âu.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam là nước ĐNA đầu tiên có hệ thống phòng không Pantsir-S1 tiên tiến?

    (Soha.vn) - Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số lượng hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự (FSMTC) Alexander Fomin nói với hãng tin Interfax hôm 14/5.


    "Các hợp đồng cung cấp các hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự mới có thể được ký kết trong tương lai gần" - người đứng đầu FSMTC cho biết.
    Ông Fomin cũng lưu ý rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Nga, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân và vũ khí. Ông lưu ý rằng hiện nay chi tiết của các hợp đồng đang được soạn thảo.
    "Khi mọi thứ được cho phép, chúng tôi sẽ công bố báo cáo chi tiết về hợp đồng", ông Fomin nói với nhiều ẩn ý.
    Trong khi đó, nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á:
    Gần đây, Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay mới Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới”.

    [​IMG]
    Một tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1.​


    Trước đó, Văn phòng khí cụ Konstruktorskoe byuro priborostroeniya (KBP) OAO Tula của Nga thông báo rằng, Nga đang thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp các hệ thống pháo/tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 cho quốc gia “giấu tên” nước ngoài.
    Cụ thể, ngày 20/2 vừa qua, KBP Tula đã tổ chức một buổi lễ tốt nghiệp cho nhóm các chuyên gia/nhân viên quân sự thứ hai của nước ngoài, hoàn thành khóa đào tạo sử dụng đối với tổ hợp pháo/tên lửa phòng không ZRPK Pantsir-S1.
    Đội tiên phong này sẽ hỗ trợ hiệu quả, mà chúng tôi đã đặt- trong hệ thống duy nhất. Các hệ thống tên lửa tinh vi S-300 và các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của chúng tôi sẽ là một lời cảnh báo và không cho đối phương bất kỳ cơ hội nào để có thể thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào quốc gia của các bạn", Phó Tổng Giám đốc KBP Tula - ông Yuri Savenkov phát biểu trước các học viên nước ngoài trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 20/2.
    Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp. Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang được cả Quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.

    [​IMG]


    Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
    Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
    Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.

    Sức mạnh 'quái thú' Pantsir-S1 mà Việt Nam nhắm tới

    Gần đây, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ một số trang bị vũ khí hiện đại của Nga như tổ hợp Pantsir, Tor, Buk...


    Đây là những tổ hợp phòng không thế hệ mới của Nga, rất hữu dụng cho phòng không cấp chiến thuật và phòng thủ điểm. Các tổ hợp phòng không di động trang bị cả tên lửa, pháo, thiết bị tác chiến điện tử tinh vi có thể tiêu diệt các mục tiêu như máy bay tầm thấp, máy bay không người lái, tên lửa hành trình...
    Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp. Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang được cả quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.
    Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
    Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
    Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.

    [​IMG]
    Hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S1 vô cùng lợi hại trong phòng không chiến thuật, là sự bổ sung cần thiết cho hệ thống phòng thủ tầm trung và tầm xa.

    1/Thành phần trong tổ hợp "Pantsir-S1":
    - Xe chiến đấu (trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" gồm 6 xe).
    - Trạm điều khiển chung.
    - Tên lửa phòng không có điều khiển.
    - Hệ thống pháo tự động 2A38 30mm.
    - Máy móc phương tiện nạp đạn (Trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" có 2 xe).
    - Hệ thống ra đa .
    - Phương tiện huấn luyện đào tạo.
    - Phương tiện phục vụ kỹ thuật.
    2/ Hệ thống rada trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1:
    Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR bao gồm 2 trạm, trạm thứ nhất tiếp nhận tín hiệu từ tên lửa. Với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha có số ít phần tử, tiến hành đo 3 tọa độ của tên lửa và ở khu vực đầu ra của tên lửa trên cơ sở định vị biểu đồ.
    Trạm thứ hai cũng với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha nhưng đa phần tử với chế độ là việc nhận- chuyển (nhận tín hiểu mục tiêu và chuyển lệnh đến tên lửa).

    [​IMG]
    Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa 1RS2-E.



    [​IMG]




    [​IMG]
    Ăng ten mảng pha.

    Việc đưa vào ứng dụng ăng tên mảng pha cho phép thực hiện bắn tới 3 kênh, với 3 mục tiêu cùng lúc, trong mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 96K6 "Pantsir-S1" có thể cùng lúc phóng loạt 2 tên lửa vào cùng 1 mục tiêu.
    Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa (SSTSR), cung cấp radar định vị dẫn tên lửa với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha từ vùng khuếch tán hình thành từ khu vực bay không điều khiển của tên lửa lúc ban đầu. Việc sử dụng radar định vị dẫn tên lửa cải thiện tích cực tính năng đạn đạo của tên lửa với việc sử dụng năng lượng lớn các hỗn hợp nhiên liệu đẩy.
    3/Trạm Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR
    Cùng 1 thời gian theo dõi mục tiêu bằng góc tọa độ, radar theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR đo 3 tọa độ tên lửa (2 góc độ và 1 cự li). Đồng thời Radar SSTSR nhận tín hiệu từ tên lửa và chuyển lệnh điều khiển từ trạm điều khiển tới tên lửa.
    Radar định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR làm việc trong phạm vi sóng ngắn, cung cấp chính xác thay đổi góc tọa độ, với chế độ định vị mục tiêu bay tầm thấp.
    Để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay tầm thấp, trạm radar SSTSR sử dụng hệ thống quang điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa. Hệ thống quang điện tử được bố trí một trạm quang học độc lập cho phép hướng trục quang học từ hệ thống máy tính trung tâm tới mục tiêu ở phạm vi góc: Góc phương vị 90o, góc vị trí: -5 đến +82o.
    Hệ thống quang điện tử cho phép thực hiện tìm kiếm mục tiêu bằng dữ liệu chiếu xạ mục tiêu từ hệ thống máy tính trung tâm, tự động theo dõi và khóa mục tiêu. Theo dõi mục tiêu thực hiện trong phạm vi hồng ngoại 3-5 micron. Cự li tự động theo dõi mục tiêu đối với tiêm kích F-16 là: 17-26km, đối với tên lửa chống rada "Harm" là 13-15km.
    Tên lửa 57E6-1 sử dụng trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1"(mẫu 2006) ngắm bắn mục tiêu bằng hồng ngoại ngắn, trong phạm vi quang phổ 0,8 micron. Giai đoạn hành trình của tên lửa ngắm mục tiêu bằng xung động tín hiệu quang học, cung cấp khả năng chống nhiễu động cao từ các bẫy nhiệt giả.

    [​IMG]
    1-Bộ cảm ứng mục tiêu , 2- Ngòi nổ tiếp xúc , 3- Vỏ(bộ phận sẽ bị phá hủy) , 4- Vật liệu nổ , 5-Bánh lái , 6- Bộ điện , 7- Con quay hồi chuyển tọa độ , 8- Khối nguồn , 9-Tín hiệu radio , 10-Tín hiệu quang học .



    [​IMG]


    Tên lửa 57E6-1:
    - Thời gian bay xuất phát ngắn : 2,4s , với vận tốc tối đa : 1300m/s.
    - Tính cơ động cao.
    - Giảm tốc ít khi bay đạn đạo trong cự li 1km không động cơ đẩy không lớn, giảm 40m/s.
    - Mở rộng khu vực phá hủy cự li bắn đến 20km trần bắn 10km.
    - Đầu đạn lớn : 20kg , trong khi trọng lượng tên lửa trước khi phóng chỉ có 75,7kg.
    - Việc ứng dụng đầu đạn với các nguyên tố phá hủy cơ bản, cung cấp chắc chắn khả năng mở rộng đánh bại nhiều chủng mục tiêu.
    - Các thiết bị trên tên lửa siêu nhỏ.
    Tại triển lãm hàng không và vũ khí phòng không quốc tế lần thứ 8 được tổ chức tại Bangalore, Ấn Độ, các nhà chế tạo vũ khí quân sự Nga đã công khai giới thiệu các Modul tên lửa vác vai Igla-S (phiên bản mới).
    Theo tuyên bố của nhà sản xuất, đây là phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không tầm thấp Strelets (Modul được gắn trên xe chiến đấu), là phiên bản hội tụ nhiều tính năng ưu việt hơn các phiên bản vác vai hay gắn trên xe dã chiến trước đó, đặc biệt là khả năng dò tìm và bám bắt mục tiêu v.v.....
    Lực lượng phòng không Nga ngày nay được trang bị cả tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 và phiên bản 2006. Cũng như tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2006 , "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 được trang bị 2 Blok mỗi Blok 6 tên lửa 9M335. Bề ngoài và cách bố trí giống như tên lửa 9M311 trong tổ hợp "Tunguska" (9M335 có tầm bắn đến 12km, trần cao phá hủy mục tiêu tối đa là 8km).
    Trong tên lửa phòng không có điều khiển 9M335 được trang bị 1 động cơ mạnh, trọng lượng đầu đạn lớn hơn so với tên lửa 9M311, đường kính lên tới 90mm. Tuy nhiên khoang chứa thiết bị của tên lửa 9M335 vẫn giữ nguyên như ở tên lửa 9M311 (76mm). Động cơ tên lửa được bố trí ở tầng thứ 2, trọng lượng vật liệu nổ trong tên lửa là 20kg, tên lửa sử dụng dẫn động bằng khí động học. Hệ thống dẫn đường cho tên lửa bằng lệnh radio, cùng lúc có thể dẫn bắn cho 3 tên lửa.
    Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị 2 pháo tự động 30mm 2A72. Đạn cho pháo 2A72 có 4 chủng loại: Đạn nổ phân mảnh gây cháy , đạn xuyên giáp, đạn vạch đường và đạn với thanh xuyên dưới cỡ.

    [​IMG]
    Các chủng đạn cho pháo tự động 2A72 30mm. Từ trái sang phải đạn nổ mảnh gây cháy , đạn nổ vạch đường , đạn vạch đường xuyên giáp và đạn thanh xuyên dưới cỡ.

    Modul chiến đấu được gắn trên xe MZTK 7930( do Belarus sản xuất), hoặc Kamaz 6350 hoặc cũng có thể trên xe MAN. Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, ngoài ra tổ hợp còn có 1 kênh quang học điều khiển hỏa lực.
    Trạm radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 được phát triển bởi OAO "Fazatron" (Thuộc viện nghiêm cứu radar -tp Tula). Radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 làm việc với 2 tần số (Cm và mm). Trên cơ sở trạm radar làm việc 2 tần số (Cm và Mm) nên tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 có khả năng làm việc ở mọi lúc , mọi nơi, trong mọi điều kiện thời tiết, thậm chí khi đang di chuyển.
    Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2006 được cải tiến mạnh mẽ với trang bị tên lửa 57E6-1 (trong phiên bản 2005 là tên lửa 9M335). Tầm bắn của tên lửa 57E6-1 trong phiên bản 2006 đã tăng lên tới 20km (phiên bản 2005 là 12km). Ngoài ra với việc đưa vào trang bị rada mảng pha làm tăng đáng kể khả năng phát hiện bám bắt mục tiêu cũng như ổn định trước hoạt động áp chế radar của đối phương.


    http://soha.vn/quan-su/suc-manh-quai-thu-pantsirs1-ma-viet-nam-nham-toi-20130403122534469.htm
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

    TPO - Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.
    Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, trong biên chế của hải quân Việt Nam đã có sự hiện diện của những loại vũ khí khí tài hiện đại, đáp ứng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Tên lửa chống tàu P-270 Moskit là một trong những vũ khí khí tài đó. Tên lửa Moskit được lắp đặt trên tàu tên lửa 'tia chớp' Molnya 1241.8
    Tên lửa hành trình chống tàu 3М-80 được đưa vào danh sách các tổ hợp tên lửa, được sử dụng nhằm tiêu diệt các chiến hạm mặt nước, các tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các lực lượng đổ bộ đường biển và các đoàn congvoa quân sự, các tàu cánh ngầm và các tàu chạy trên đệm khí. Tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 knots, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.
    P-270 Moskit là tên lửa hành trình siêu âm sử dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đặt mã hiệu là 3M80. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân hạn chế. Định danh NATO của loại tên lửa này là SS-N-22. «Sunburn» (ASM-MSS). Qua quá trình cải tiến, tên lửa có các biến thể như 3M80, 3M80 phóng từ máy bay, 3M80E, 3M80MBE với đường bay thấp và đường bay phức hợp

    [​IMG]
    Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa 3M80 Moskit
    Kích thước tên lửa:
    - chiều dài 3М80, 3М80Е: 9385 mm
    - chiều dài 3М80МВE 9745 mm
    - Đường kính tối đa của thân 760 mm
    - sải cánh (gấp vào/mở cánh) 1300/2100 mm
    Khối lượng cất cánh, kg:
    - Tên lửa 3М80: 3950
    - Tên lửa 3М80E: 4150
    - Tên lửa 3М80E1: 3970
    - Tên lửa 3М80МВE: 4450
    Khối lượng đầu đạn, kg 300-320
    Khối lượng thuốc nổ, kg 150
    Động cơ hành trình do đơn vị MKB "Soyuz" (tp .Turaeva) phát triển. Loại 3D83 ramjet
    - Tốc độ phóng tên lửa, М 1.8-2.5
    - Thời gian phóng, 0.5s Thời gian hoạt động của động cơ là 250s
    Tầm bắn hiệu quả tối đa max, km:
    - 3М80 – Phóng từ chiến hạm nổi (НК) 90km
    - 3М80 – Phóng từ máy bay chiến đấu 250 km
    - 3М80E (XK) – Phóng từ chiến hạm nổi 120 km
    - 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay thấp 140 km
    - 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay phức hợp 240 km
    Tốc độ hành trình:
    - Tối đa gần mục tiêu: 2,8M
    - Hành trình 2,35M
    Tầm bắn gần nhất: 10 – 12 km
    Góc bẻ lái tên lửa sau khi phóng + 60o
    Điều kiện phóng tên lửa:
    - Nhiệt độ không khí –25 до +50°С
    - Biển động cấp б (cấp 5 – với mục tiêu có kích thước nhỏ)
    - Tốc độ gió trên mặt biển đến 20 m/s
    Tên lửa có thể lắp cho máy bay chiến đấu Su–27 (Su-33) hoặc Su–32FH, mỗi máy bay mang được 1 tên lửa chống tàu Moskit. Tốc độ bay của máy bay khi phóng tên lửa: 200 – 470 m/s, máy bay có thể phóng tên lửa ở độ cao cực đại là 12 km so với mặt nước biển
    Sự phát triển của tên lửa hành trình chống tàu Moskit ЗМ-80 được bắt đầu vào năm 1973 tại Trung tâm thiết kế “Raduga -Cầu vồng" (Dubna), dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế I.S. Seleznev. Hệ thống điều khiển trên tên lửa và trên tàu – phương tiện mang được phát triển bởi Viên nghiên cứu thiết kế điện tử "Altair" (Moscow) dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư – kỹ sư trưởng S.A. Klimov. Thiết kế động cơ tên lửa đẩy dòng thẳng được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm OKB-670 (Moscow) dưới sự lãnh đạo của chủ nhiệm, kỹ sư trưởng M.M.Bondaryuka. Sự phát triển cuối cùng được thực hiện tại Trung tâm thiết kế “Soyuz” thuộc thành phố Turaev, ngoại vi Moscow, chủ nhiệm thiết kế V.G. Stepanov.
    Tên lửa đẩy tăng tốc được phát triển bởi Trung tâm thiết kế của nhà máy № 81 của Bộ phát triển công nghiệp hàng không - Minaviaproma (Moscow) Chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng I.I. Kartunov. Hệ thống ống phóng tên lửa được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm - Chế tạo máy (Moscow) "Союз" chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng N.K.Tsikunov. Sản xuất hàng loạt theo dây truyền tên lửa 3M-80 được triển khai tại nhà máy thuộc Tập đoàn chế tạo máy “Progress” thuộc thành phố Arseniev, vùng Primorsky Krai.
    Vào đầu những năm 1980-x tổ hợp tên lửa chống tàu 3М-80 "Моskit" được đưa vào biên chế cho các tàu khu trục lớp “Sovremennyi” dự an 956. Trên các tàu khu trục được lắp hệ thống phóng tên lửa 4 ống phóng containers КТ-190. Chiếc khu trục dự án 956 "Sovremennyi" (số hiệu nhà máy № 861) được đưa lên đà đóng tàu tại nhà máy đóng tàu mang tên Zhdanov (nay là "Severnaya Verf") tại thành phố Leningrad vào ngày 03.03.1976, chiến hạm được hạ thủy ngày 18.10.1978г. đến ngày 24.01.1981. được biên chế vào hạm đội Biển Bắc. Chiếc khu trục hạm thứ 2 "Otchayannyi"được đưa lên đà đóng tàu vào ngày 4 .04.1977, hạ thủy ngày 29.04.1980. Biên chế vào hạm đội Biển Bắc ngày 24.10.1982. Đến năm 1993 nhà máy đóng tàu "Severnaya Verf" đã đóng được 17 chiếc khu trục hạm dự án 956 và một số các tàu khác chưa hoàn thành do sự kiện tan vỡ của Liên bang Xô Viết. Hai chiếc tàu khu trục dự án 956 "Vazhnyi" và "Vdumchivyi" (sau được đổi tên thành "Ekaterinburg" và "Alexander Nevsky") do thiếu nguồn tài chính đã được bán cho Trung Quốc.

    [​IMG]
    Ngoài các tàu khu trục dự án 956 và các tàu chống ngầm lớn dự án 11556 "Admiral Lobov" , tên lửa chống tàu “Moskit” còn được lắp đặt cho các tàu tên lửa 'tia chớp' 1241.1. Tàu tên lửa đầu tiên của dự án 1241.1, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học “Almaz”, lắp đặt hai tổ hợp phóng tên lửa “Moskit” КТ- 152М được hoàn thành vào năm 1981. Sau đó tập đoàn đóng tàu “Almaz” đã đóng hơn 20 chiếc khinh hạm trang bị tên lửa “Moskit” tại nhà máy Sredi - Nevsky và nhà máy Khabarovsk.
    Tên lửa “Moskit” được biên chế cho các tàu phóng tên lửa hạng nhẹ chạy trên đệm không khí dự án 1239. Tàu chạy trên đệm khí dự án 1239 có lượng giãn nước 1050 tấn, thân tàu được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm-magiê. Hệ thống động lực trạm nguồn tổ hợp đồng bộ hóa của hai động cơ tua – bin khí diesel có công suất 20 000 mã lực ( mỗi động cơ có công suất 10 000 mã lực) và hai động cơ diesel có công suất 3300 mã lực. Dưới hoạt động của động cơ tua-bin khí diesel tàu có thể đạt vận tốc đến 50 knots, nhưng nếu sử dụng động cơ diesel thông thường, tàu chạy ở tốc độ tiết kiệm là 12 knots. Tàu có hai tổ hợp phóng tên lửa 4 ống phóng Moskit, một tổ hợp tên lửa phòng không “Osa – M”, một ụ pháo hạm 176mm AK-176 và hai ụ súng tự động 6 nòng AK-630M.
    Chiếc tàu đệm khí thứ nhất có uy lực khủng khiếp có tên là “Bora” được đóng tại Zelenodol'sk vào năm 1987 và được đưa vào khai thác sử dụng thử ngày 30.12.1989. Chiếc thứ 2 đã được đưa vào chế tạo vào năm 1991 – 1992. Với tốc độ hơn 50 knots và được trang bị 8 tên lửa Moskit, chiến hạm này là mối đe dọa nguy hiểm cho bất cứ loại tàu chiến nào trên thế giới, kể các các chiến hạm hiện đại nhất sử dụng công nghe Stealth và trang bị hệ thống Aegis.
    Trên khinh hạm mang tên lửa hạng nhẹ MRK -5 dự án 1240 (tàu cánh ngầm)được lắp đặt hai ống phóng tên lửa Moskit, đồng thời trên thủy phi cơ thử nghiệm Luna cũng được lắp 6 ống phóng tên lửa Moskit. Đây là vũ khí chiến lược nhằm vào các mục tiêu lớn như tàu sân bay chạy bằng động cơ nguyên tử của Mỹ, chỉ có 1 nguyên mẫu được chế tạo, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của nó với 6 ống phóng tên lửa Moskit, cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương án nào khả thi để bảo toàn lực lượng trước tổ hợp vũ khí này.
    2 loại máy bay Su–27 (Su -33) và Su–32FH của Không quân Hải quân có thể mang một tên lửa Moskit 3М80 với giá treo trên thân máy bay, nằm giữa hai ống hút khí của động cơ phản lực.

    [​IMG]
    Tên lửa Moskit trên giá treo tiêm kích Su - 27.
    Ngày 04.01.1981, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết số № 17-5 đã chỉ thị về nhiệm vụ nâng cấp và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa Moskit với yêu cầu tăng tầm bắn hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tên lửa 3M80 đã được lắp đặt một động cơ hành trình mới với loại dầu kerosene mới có chất lượng cháy tốt hơn, đồng thời được thay thế ống phụt phản lực có chế độ điều chỉnh ổn định khí phản lực, giảm tiêu hao năng lượng.
    Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 10 tên lửa nâng cấp loại Moskit - M. Lần phóng đạn đầu tiên được thực hiện vào 06.08.1987, lần phóng thử thử nghiệm cuối cùng vào ngày 07.07.1989. Đạn được phóng từ tàu tên lửa Monlya 1241.1. Tầm bắn hiệu quả đat được là 153 km. Tên lửa tăng tầm Moskit được mang tên mới là 3M – 80E.

    [​IMG]
    Tên lửa Moskit trên tàu Molnya 'Tia chớp' 1241.
    Tổ hợp tên lửa Moskit tiếp tục được hiên đại hóa và đã được hoàn thiệt với định danh là "Моskit-МВЕ" với tên lửa chống tàu loại 3М-80МВЕ được tăng cường đáng kể tầm bắn hiệu quả. Tổ hợp “Moskit – MBE” được phép xuất khẩu cùng với các tàu khu trục thuộc dự án 956EМ, khinh hạm tên lửa Molnya dự án 12421 và các tàu thuộc các dự án khác, được chế tạo và sản xuất từ các nhà máy đóng tàu của Nga. Đồng thời Nga cũng sản xuất các tổ hợp này theo đơn đặt hàng để lắp đặt cho các phương tiện mang khác nhau theo yêu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo điều kiện khai thác sử dụng theo yêu cầu tác chiến của tổ hợp.
    Như vậy có nghĩa với yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được lắp đặt trên các phương tiện mang như xe cơ giới, các chiến hạm khác chủng loại và lắp đặt trên các máy bay có nguồn gốc sản xuất không phải của Nga. Tổ hợp "Моskit-МВЕ" hoàn toàn có thể lắp đặt trên các xe cơ động cho các đơn vị tên lửa chống tàu cơ động bảo vệ bờ biển, hải đảo theo yêu cầu của khách hàng.

    [​IMG]
    1- Tổ hợp radar chủ động và thụ động của đầu tự dẫn tên lửa, 2- Hệ thống đạo hàng quán tính và điều hướng tự động, 3- bình ắc quy, 4- đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg, 4- Bình nhiên liệu và hệ thống lưới lọc, 5- động cơ phản lực tăng tốc, 6- Động cơ phản lực hành trình dòng khí thẳng 7- đường dẫn điều khiển lái, 8- cảm biến đo độ cao..
    Cấu tạo chung của tên lửa:
    Các thành phần của tổ hợp tên lửa Moskit P-270 bao gồm có:

    [​IMG]
    3D model tên lửa 3M80.
    Tên lửa hành trình 3М-80
    Ống phóng tên lửa dạng containers КТ-152М hàn cứng, đóng kín – có khả năng lưu trữ tên lửa trong khoảng thời gian dài trên tàu (18 tháng), phóng tên lửa theo mệnh lệnh thiết bị điều khiển bắn từ đài chỉ huy và loại bỏ tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.
    Hệ thống điều khiển tên lửa 3S-80, hệ thống có chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ thuật phóng tên lửa, xử lý các thông số kỹ thuật, tiếp nhận từ khí tài chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn. Trong cùng một lúc có thể đưa thông số của 4 mục tiêu cùng một lúc, nạp thông số mục tiêu vào hệ thống dẫn đường của đầu đạn, tiến hành phóng đạn (có thể phóng từng tên lửa hoặc phóng loạt tên lửa) cho đến khi hết cơ số biên chế tên lửa trên tàu;
    Khí tài nạp đạn, dùng để nạp tên lửa vào trong ống phóng tên lửa dạng containers và vận chuyển tên lửa ra khỏi ống phóng.

    [​IMG]
    Nạp đạn tên lửa Moskit.
    Tổ hợp trang thiết bị mặt đất KNO 3F80, có chức năng vận chuyển, duy trì, kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì tên lửa trên các khu kỹ thuật. KNO đảm bảo chế độ vận chuyển tên lửa, bảo niêm tên lửa trong khu khí tài đơn vị sẵn sàng chiến đấu và trong kho lưu trữ lâu dài, bộ khí tài KNO còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tên lửa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, chuẩn bị tên lửa để đưa xuống tàu vào các ống phóng đạn containers.
    Tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm 3М-80 "Моskit" được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3. Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vàng đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.
    Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình phản lực dòng khí thẳng ЗD83 và động cơ tăng tốc phản lực. Động cơ đẩy tăng tốc được lắp vào bên trong ống phụt phản lực của động cơ hành trình. Sau 3 – 4 s, nhiêu liệu của động cơ tăng tốc sẽ cháy hết và động cơ tăng tốc sẽ bị đẩy ra ngoài bằng khí phụt từ động cơ hành trình tên lửa.
    Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp tên lửa có thể phóng đạn khi tên lửa đang nằm trong containers là 50s, ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất là 11s. Giãn cách phóng tên lửa theo loạt là 5s.
    Hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính và hệ thống dẫn đường chỉ thị mục tiêu bằng radar hai chế độ chủ động và thụ động của đầu dẫn tự động tên lửa. xác suất tấn công tiêu diệt mục tiêu rất cao ngay cả trong trường hợp đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu radar mạnh. Đối với cụm tàu khinh hạm và các cụm tàu hải quân công kích chủ lực, xác suất trúng mục tiêu là 0.99, đối với đoàn tàu congvoa quân sự và tàu đổ bộ là 0,94.
    Với tốc độ bay gấp 3 lần tốc độ của tên lửa chống tàu NATO Harpoon của Mỹ hay Exocet của Pháp, cộng với trần bay rất thấp – 7m so với mặt nước biển, từ khi phát hiện được mục tiêu cho đến khi va chạm, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ có từ 3 – 4s để xạ kích trong trần bay rất thấp, điều đó không thể thực hiện được ngay cả với súng tự động 6 nòng Vulcan do tốc độ quá cao. Do đó, xác suất tiêu diệt mục tiêu của P-270 Moskit rất lớn. Sự sống còn của mục tiêu một phần phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của tên lửa, vốn đã khá hoàn hảo.

    [​IMG]
    Sau khi tên lửa phóng ra khỏi ống phóng, động cơ phản lực tăng tốc đẩy tên lửa lấy độ cao, khi đạt độ cao hành trình, tên lửa sẽ xuống dốc và bay ở chế độ hành trình với độ cao từ 10 – 20 m so với mặt nước biển, khi tên lửa bay đến gần mục tiêu sẽ giảm độ cao xuống còn 7m, ngang với độ cao của đỉnh sóng biển, tên lửa trên khoảng cách 9 km đến mục tiêu cơ động tích cực tránh bị tiêu diêt với tải trọng lên đến 10g.
    Với động năng rất lớn của vật thể bay siêu âm, tên lửa có thể xuyên thủng bất cứ vỏ tàu nào, kể cả vỏ bọc thép của tàu tuần dương và phá nổ ở phía bên trong. Với một đòn tấn công như vậy, tên lửa có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

    http://www.tienphong.vn/hanh-trang-n...Dong-tpov.html
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Jake_2.0 lưu ý về thông tin Moskit có trong biên chế HQVN chưa? Đây là lần đầu tiên nghe đấy[-(
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Jake_2.0 lưu ý về thông tin Moskit có trong biên chế HQVN chưa? Đây là lần đầu tiên nghe đấy[-(
  10. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Trang bị Yakhont rồi thì cần gì mua ông nội Moskit vừa già, bay vừa cao vừa ngu nữa nhỉ. Trung Quốc không có con nào so được với Moskit nên mới phải vác về hù Nhật, Hàn. Nhà báo chắc vẫn tin vào huyền thoại nhà có Moskit từ thời 08-09.

Chia sẻ trang này